Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

KDQT Phân tích lợi thế cạnh tranh mặt hàng cá BASA phi lê việt nam tại thị trường hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.43 KB, 16 trang )

Liên bang Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm (Federal Food, Drug,
and Cosmetic Act- FFDCA): được quốc hội thông qua từ năm 1938, theo đó
trao quyền cho FDA thực hiện giám sát ATTP, thuốc và mỹ phẩm. Luật đưa
ra các định nghĩa về thực phẩm, thuốc, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế
biến, thực phẩm biến đổi gen,…Luật cũng quy định các hành vi bị cấm và
các hình thức xử phạt có liên quan.

Nhóm 2

9


GV: ĐINH THỊ THU OANH

-

Luật sửa đổi về An toàn thực phẩm (FDA Food Safety Modernization Act):
tập trung vào các quy định về tăng cường năng lực để ngăn ngừa các vấn đề
về ATTP, tăng cường năng lực để phát hiện và phản ứng đối với các vấn đề
về ATTP, nâng cao chất lượng của thực phẩm nhập khẩu.
Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần thắt chặc hơn quy trình sản xuất, từ lựa

chọn nguồn nguyên liệu đảm bảo tiêu chuẩn đến cơng tác vệ sinh an tồn thực
phẩm. Quản lý chặc chẽ và liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho
doanh nghiệp cùng nhau bổ trwoj, đáp ứng được các tiêu chuẩn hàng rào mà thị
trường Mỹ yeu cầu.

2.4. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất xuất khẩu cá basa vào thị trường Hoa Kỳ.
Thị trường này tuy khó tính, nhưng lại là thị phần lớn được nhiều quốc gia khác chú ý.
Cá basa cũng là nhóm thủy sản dễ ni trồng, tăng trưởng nhanh, ít dịch bênh. Do đó, có


rất nhiều nưới tiến hành ni thả lồi cá này trong đó có quốc gia Indonessia.
Tại Indonesia, Tổng Vụ trưởng Ni trồng Thủy sản, Bộ Biển và Nghề cá Indonesia
(MMAF), Slamet Soebjakto khẳng định, ngồi sơng Mê Kơng, sơng Batanghari ở Jambi
là khu vực tiềm năng để trở thành một trong những trung tâm nuôi cá basa lớn nhất ở
Indonesia. Theo ông, nếu Indonesia đầu tư sản xuất cá basa thì trong tương lai có thể
vượt qua Việt Nam trở thành nhà sản xuất cá basa lớn nhất thế giới. Mục tiêu này thể
hiện rõ hơn khi MMAF đã chọn cá basa là một trong những mặt hàng chủ lực cho cơng
cuộc cơng nghiệp hóa ngành ni trồng thủy sản. Hơn nữa, Indonesia có tiềm năng ni
cá basa nhờ sự phong phú của các con sông, hồ, bể chứa, các ao hồ nhân tạo. Theo báo
cáo của Tổng cục Thủy sản Indonesia, sản lượng cá da trơn của nước này trong năm 2013
đạt 268.828 tấn, trong đó tỉnh có sản lượng nuôi nhiều nhất là tỉnh Sumatera Selatan, tiếp
theo là tỉnh Jambi. Dự kiến với mức tăng khoảng 20% thì sản lượng cá da trơn của nước
này trong năm 2014 ước đạt khoảng 320 ngàn tấn.
Tuy nhiên, thực tế sản xuất và XK cá da trơn của Indonesia vẫn rất nhỏ lẻ. Thậm

Nhóm 2

10


GV: ĐINH THỊ THU OANH

chí, XK cá da trơn của Indonesia đang có xu hướng sụt giảm về khối lượng trong những
năm vừa qua. Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) năm
2012 Indonesia XK 106 tấn phile cá da trơn đông lạnh (mã HS 030462) nhưng đến năm
2013 khối lượng XK giảm xuống còn 88 tấn. Trong khi đó, theo số liệu của Cục Nghề cá
Biển Quốc gia Mỹ, trong năm 2010 Mỹ NK 92,2 tấn cá da trơn từ Indonesia và năm 2011
Mỹ NK 10,8 tấn cá da trơn từ Indonesia.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với các nhà sản xuất cá da
trơn nội địa Mỹ. Các sản phẩm cá da trơn như cá tra, cá basa của nhà sản xuất Mỹ khơng

bị các chính sách, rào cản hay chi phí vận chuyển quốc tế như các doanh nghiệp Việt
Nam gặp phải. Do đó, giá cả mang tính cạnh tranh cao.
Một trong những thực trạng đáng buồn hiện này là giữa các doanh nghiệp trong
nước có hiện tượng tranh dành khách hàng, giảm giá sản phẩm để cạnh tranh, đây cũng là
một tác nhận khiến Mỹ đặt nghi vấn và tiến hành điều tra áp chống bán phá giá mặt hàng
cá basa của Việt Nam. Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Việt Nam làm cho người
tiêu dùng giảm mức độ tin cậy về chất lượng sản phẩm khi giá thành quá rẻ, còn doanh
nghiệp Việt Nam lại phải đối đầu với những nỗi lo về chi phí phát sinh trong quá trình
sản xuất sản phẩm, giá bán sản phẩm thấp, chi phí chi trả lại nhiều.

3. KẾT LUẬN
Sau 30 năm, ngành cá basa đang khởi nghiệp lại từ những điều căn bản, sau đó mới
bắt đầu xây dựng thương hiệu. Phải chứng minh cho thế giới thấy rằng, cá basa của Việt
Nam là sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng cao, giá thành cạnh
tranh .Để sản phẩm cá basa của Việt Nam có lợi thế hơn nữa trong việc cạnh tranh lại các
đối thủ trên thế giới, đòi hỏi phải tiến hành cải cách từ khâu quản lý, điều hành dây
chuyền liên kết chuỗi sản xuất của doanh nghiệp hay việc thực hiện, phổ cập các chính
sách nhà nước đến doanh nghiệp phải đồng bộ, thống nhất giữa các địa phương.
Việc các doanh nghiệp cùng chung tay xây dựng một hệ thống chuỗi cung ứng liên
kết các doanh nghiệp cùng ngành, khác ngành bổ trợ cho nhau, từ khâu cung cấp thức ăn
cho cá basa đến khâu cung ứng nguyên vật liệu và cuối cùng đến sản xuất ra thành phẩm.
Nhóm 2

11


GV: ĐINH THỊ THU OANH

Sự liên kết này sẽ giúp các doanh cùng cải tiến chất lượng sản phẩm, để hưởng đến một
sản phẩm tốt nhất về mọi mặt, mang lại giá trị cạnh tranh cao và cùng đưa doanh nghiệp

phát triển.
Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các văn bản hướng dẫn về thủ tục
thực hiện hoạt động xuất khẩu, miễn thuế suất xuất khẩu hay miễn giảm hàng loạt các thủ
tục khác giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời, chi phí cũng như nhân lực thực hiện. Tuy
nhiên, cơ chế pháp lý, hay văn bản chưa rõ ràng, chưa đồng bộ giữa các địa phương, điều
này yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và bổ sung sửa đổi cho phù hợp
với điều kiện kinh tế của nước ta nói chung và doanh nghiệp nói riêng.

Nhóm 2

12


GV: ĐINH THỊ THU OANH

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trang thông tin điện tử - Tổng cục thủy sản: />- Trang Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP):
/>- Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT
- Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT
- Quyết định số 279/QĐ-TTG

Nhóm 2

13



×