Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

sang kien kn 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.88 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU I- Lý do chọn đề tài 1- Cơ sở lý luận. Trong hệ thống giáo dục ở trường trung học cơ sở, môn lịch sử có vai trò quan trọng đối với việc bồi dưỡng thế hệ trẻ về kiến thức văn hoá, tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực cảm thụ của học sinh. Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò tác động đến con người không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng tình cảm. Bên cạnh đó góp phần xây dựng con người phát triển hoàn thiện về “Đức- Trí- Thể- Mĩ” Ở những mức độ khác nhau. Nếu văn học giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong thơ ca để càng yêu quý hơn con người, dân tộc Việt Nam thì thông qua môn học lịch sử các em không chỉ thấy được quá trình phát triển của một đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là cả một xã hội loài người, bên cạnh đó nó góp phần quan trọng trong việc hình thành bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở trường phổ thông nói chung, môn lịch sử nói riêng. Nó góp phần bổ sung lượng kiến thức các môn học khác cho bài học, giúp học sinh hứng thú say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Đối với thế hệ học sinh, từ những hiểu biết về lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới, các em sẽ hiểu và tự hào về truyền thống dân tộc, có thái độ đúng đắn, có trách nhiệm trong quá trình học tập và rèn luyện những tư duy phẩm chất tốt đẹp. Biết nắm các sự kiện để phân tích và thấy được mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau, rút ra những bài học quy luật lịch sử. Trong thực tế, giảng dạy lịch sử là môn học có kiến thức liên môn, song có lẽ có mỗi quan hệ tác động qua lại mật thiết và bổ sung cho nhau nhiều nhất là mỗi quan hệ giữa lịch sử và văn học. Trước hết lịch sử đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống cho nên việc lồng ghép kiến thức văn học vào trong giờ dạy lịch sử là điều không thể thiếu được. Nếu như văn học thường mô tả những sự kiện bằng hình tượng thì lịch sử tái tạo lại quá khứ bằng những con số, sự kiện cụ thể, điều đó đã tác động rất lớn đến nhận thức của học sinh. Đã có không ít tác phẩm văn học tự bản thân nó là một tư liệu lịch sử như “HỊCH TƯỚNG SĨ”;.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> “CÁO BÌNH NGÔ”; “HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ”… là những minh chứng hùng hồn cho mối quan hệ tương đồng giữa lịch sử và văn học. Mặt khác, bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những tri thức ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới (cả tri thức về khoa hoc xã hội và khoa học tự nhiên). Do đó việc dạy học liên môn là dùng các kiến thức ở các bộ môn khác bổ sung, hỗ trợ làm sáng rõ hơn kiến thức mà học sinh đang được học trong môn học, cụ thể ở đây là bộ môn lịch sử và việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lich sử. Từ cơ sở đó tôi mạnh dạn xin trình bày một số kinh nghiệm về sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử - Phần lịch sử Việt Nam thời kì từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIX lớp 7 trường THCS Ealy. 2- Cơ sở thực tiễn. Trong những năm gần đây, Lịch sử ít được các em học sinh đón nhận và có thể nói các em còn có thái độ quay lưng lại với lịch sử. Chỉ vì môn học mà chúng ta thường cho là khô khan, khó học khó nhớ, kể cả với các kì thi tốt nghiệp THPT các em luôn tìm cách đối phó chứ không hề có thái độ thích thú. Ở trường THCS Ealy là một vùng đặc biệt, địa bàn rộng học sinh nhiều dân tộc khác nhau, dân cư có khoảng hơn 40 tỉnh thành tập trung, rải rác trên xã. Hơn nữa đây là vùng đặc biệt khó khăn nên việc học cũng bị hạn chế, cha mẹ ít quan tâm đến con em nên các em thường bỏ học, trốn học để chơi và cuối cùng là không thích học.Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống vì đa phần các em cho rằng học lịch sử phải ghi nhớ với những sự kiện, con số quá nhiều. Qua nhiều năm dạy lịch sử mặc dù kiến thức có phần khô khan so với các môn học khác, “lịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quà khứ là những cái đã qua không thể thay đổi” nên các em chỉ học cho qua chứ không có ý thức học để để vận dụng vào thực tế. Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên, song cơ bản không phải do bản thân môn lịch sử mà do quan niệm, phương pháp dạy học chưa làm cho các em yêu thích, chưa đáp ứng yêu cầu môn học đề ra. Giáo viên dạy lịch sử chưa phát huy được thế mạnh của bộ môn, phải coi sự học tập một cách nghiêm túc, tái hịên không khí của lịch sử trong giờ học.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> không để học sinh rơi vào tình trạng thụ động. Cần phát huy tính tích cực của học sinh làm cho không khí học tập hết mệt mỏi, làm cho giờ học trở nên không còn khô khan. Vì vậy làm thế nào để tạo cho học sinh hứng thú học lịch sử, phát huy tích cực xây dựng bài, kích thích sự tìm hiểu khám phá về kiến thức…Thiết nghĩ có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề trên, vậy trong khuôn khổ bài viết nhỏ này tôi xin trình bày một vài suy nghĩ trong việc xây dựng hứng thú học tập lịch sử cho học sinh bằng cách vận dụng, lồng ghép kiến thức văn học vào bài giảng lịch sử phần lịch sử lớp 7 (Phần văn học trung đại) ứng với phần Lịch sử trung đại Việt Nam. II- Thực trạng và mục đích của đề tài 1-Thực trạng Học sinh khối 7 trường THCS Ealy gồm có tất cả 98 học sinh đến từ nhiều nơi khác nhau như: Cao Bằng, Lạng sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Ninh,Huế…. Dân tộc thiểu số: 54 học sinh. chiếm tỉ lệ: 55,1%. Chủ yếu học sinh là khó khăn, xa trường, cha mẹ ít có điều kiện quan tâm đến các em. Bên cạnh đó lại thuộc địa bàn phức tạp, có nhiều quán Intenest trên đường tới trường nên các em khó làm chủ được bản thân và dễ sa vào những trò chơi ảnh hưởng đến việc học, thời gian tới lớp. Điều này chính là mối quan tâm đặc biệt của người giáo viên nên tôi đã trăn trở, suy nghĩ rất nhiều làm sao để hạn chế, chấm dứt tình trạng này? 2-Mục đích của đề tài: Trong khuôn khổ thời gian có hạn, điều kiện thực tế còn nhiều khó khăn, học sinh lớp 7 còn ham chơi chưa có phương pháp học phù hợp, với suy nghĩ dùng văn học để phân tích, lí giải rõ hơn về kiến thức lịch sử thông qua những câu, từ , bài thơ, bài văn mà các em dễ hiểu, hiểu sâu hơn về lịch sử. Mặt khác giúp các em không thấy nhàm chán bởi những sự kiện, những nguyên nhân, diễn biến, kết quả và những kết luận đầy triết lí của lịch sử, từ đó có hướng khắc phục những hạn chế cá tính của bản thân, có thái độ thích thú hơn khi đến lớp, đến trường. Từ những câu thơ, câu văn mà các em cảm nhận được và coi học là quan trọng, học chưa phải là khó, cũng từ đó các em nhìn nhận bộ môn lịch sử theo hướng tích cực hơn..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> III- Phương pháp nghiên cứu - Bước đầu giáo viên khảo sát tình hình học sinh về bộ môn lịch sử. - Cho học sinh làm quen, sưu tầm để kích thích sự tìm tòi khám phá. - Học sinh tự cảm nhận theo suy nghĩ của các em, đặc biệt phần này đối với học sinh khá giỏi cần khai thác nhiều hơn. - Giáo viên – học sinh phân tích, giải thích những câu thơ, bài thơ, những tác phẩm có giá trị lịch sử. - Có thể học sinh học thuộc sau đó tổ chức tiết bài tập để các em chơi trò “săn tìm cổ vật”, hay cho học sinh chơi trò “ nhận diện lịch sử”…. - Giáo viên lồng ghép trong các bài giảng trên lớp. - Điều tra, đánh giá kết quả: Việc theo dõi sĩ số trước và sau khi giảng dạy áp dụng thêm biện pháp này. - Điều tra tiết học: Giáo viên cho sử dụng phương pháp này so sánh với các tiết học khác qua thái độ của học sinh. IV-Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng là những học sinh dân tộc thiểu số, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, nhà xa trường, hay nghỉ học, trốn tiết, lười học, hay chơi Game, thuộc khối lớp 7 trường THCS Ealy, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Trong điều kiện có hạn và khả năng áp dụng chưa rộng rãi nhưng tôi mong muốn được góp phần vào việc khắc phục những hạn chế mà trường cũng như địa phương đang quan tâm, giảm bớt học sinh phổ cập…. PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI I- QUY TRÌNH THỰC HIỆN Biện pháp sử dụng văn học-gây hứng thú trong dạy học lịch sử. 1- Phát động quá trình tìm nguồn tư liệu văn học thời kì Trung đại Việt Nam * Chia nhóm sưu tầm từng giai đoạn cụ thể : Ví dụ: Nhóm 1 sưu tầm phần văn học giai đoạn Ngô- Đinh- Tiền Lê . Các em sưu tầm được một số tác giả, tác phẩm về giai đoạn này. - Lời hát truyền từ bao đời ở Ninh Bình ca ngợi Anh hùng Đinh Bộ Lĩnh: Trần ai, ai biết, ai đâu?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hoa Lư có đám trẻ trâu anh hùng Cờ lau tập trận vẫy vùng Làm cho mầm Lạc, chồi Hồng vẻ vang. =>Học sinh cảm nhận về những câu thơ này sau đó giáo viên giảng giải về những lời ca ngợi sự xuất chúng của Đinh Bộ Lĩnh đã làm rạng danh dòng giống Lạc Hồng - Về thái hậu Dương Vân Nga, theo các truyền thuyết dân gian, sinh thời Dương Vân Nga rất xinh đẹp. Bà có khuôn mặt bầu bĩnh rất phúc hậu song vẫn có nét thanh tú, cao sang. Nước da của bà hoàng hậu họ Dương trắng hồng và cặp mắt phượng, mày ngài lúc nào cũng long lanh đầy tình tứ. Nhan sắc bà được mô tả trong cuốn "Hoàn Vương ca tích" (Tìm thấy ở Hà Nam). Bà không chỉ đẹp mà còn tràn đầy sinh lực: “ Môi son rừng rực,mặt hoa rờn rờn Mắt kia sao mọc cờn cờn Cổ kia đã trắng lại tròn hân hân”. Vẻ đẹp của bà quyến rũ đến nỗi mỗi nước đi cũng làm cả vùng thiên nhiên, cây cỏ xao động, bừng sáng: “Ðồi đông điểm ngọc, đồi tây mây vàng Suối trong tựa ánh nguyệt tràn Mây ngồi xổm, cá lượn đàn lên mây Chim kề mỏ, bướm xỏ mày Bao nhiêu suối chảy thành cây đàn cầm...”. GV nhấn mạnh:Chắc hẳn chính vẻ đẹp thanh tú, mỹ miều và uyển chuyển của bà đã khiến cho cả vị chúa động Hoa Lư Đinh Bộ Lĩnh và sau này Thập đạo tướng quân Lê Hoàn mê đắm. Đó là lý do bà được làm chính cung ở cả hai triều đại nhà Đinh và nhà Tiền Lê. Cả vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong khi bà sẵn sàng đặt quyền lợi dân tộc trên quyền lợi của dòng họ để bảo vệ nền độc lập dân tộc. - Về thời Tiền Lê:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bản phiên âm Hán-Việt: Quốc tộ Quốc tộ như đằng lạc, Nam thiên lý thái bình. Vô vi cư điện các, Xứ xứ tức đao binh.. Bản dịch thơ: Vận nước Vận nước như dây mây leo quấn quýt, Ở cõi trời Nam [mở ra] cảnh thái bình. Vô vi ở nơi cung điện, [Thì] khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh. Ý nghĩa Khi Vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước, làm thế nào để cho vận mệnh quốc gia được dài lâu? Thiền sư trả lời: Vận nước như mây quấn. Ta phải giữ gìn đất nước nầy như thế quấn của dây mây, một sợi mây tuy có dẻo dai nhưng vẫn dễ đứt, dễ gãy nếu ta biết cách bẻ, còn nhiều dây mây quấn lại thành bó khó có sức mạnh nào bẻ gãy. Trăm họ hướng về Vua với một lòng tôn kính, vua lấy ý nguyện của dân làm ý nguyện của mình, nỗi khổ của dân cũng là nỗi khổ của mình. Tìm cách hoá giải những xung đột nội bộ của một quốc gia. Liên kết nhân tâm lại với nhau như những dây mây riêng lẻ thành một bó mây. Thiền sư khẳng định: Muốn cho đất nước được yên bình, Vua phải biết cách áp dụng phương pháp, hay là nguyên lý tu dưỡng vô vi nơi triều đình của mình. Vua là thiên tử - con trời - theo quan niệm phong kiến. Vua tượng trưng cho quyền lực, sức mạnh của một thể chế, đế chế. Vua là tối tôn đứng trên thầy và cả người cha sinh ra mình Quân-Sư-Phụ, vậy mà kinh Phật nhắc nhở cẩn thận không kiêu ngạo. Bài thơ Vận Nước của Thiền sư Pháp Thuận nếu kết hợp với bài thơ Thần Nước Nam Sông Núi, có một vị thế hết sức quan trọng không chỉ trong lịch sử văn học mà cả trong lịch.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> sử tư tưởng chính trị và Phật giáo Việt Nam. Nó đã thành công khi đề xuất được hệ thống tư tưởng chính trị hoàn chỉnh để định hướng cho sự phát triển của một hệ thống chính quyền làm chủ đất nước vừa thỏa mãn yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia vừa đáp ứng nguyện vọng của người dân. Kho tàng văn học Việt Nam vẫn còn lưu giữ được những bài thơ chứa đựng được tư tưởng chính trị của Phật giáo Việt Nam như bài Quốc tộ. Ví dụ: Nhóm 2 sưu tầm phần văn học giai đoạn Thời nhà Lí: Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời. Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào? (Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993) Học sinh có cảm nhận và đưa ra các ý kiến của mình, đồng thời giáo viên cũng khai thác khi giảng dạy Lịch sử 7 Bài 10-mục 1 Sự thành lập nhà Lý. Ví dụ: Nhóm 3 sưu tầm phần văn học giai đoạn : Thời nhà Trần: Bài thơ:Tụng giá hoàn kinh sư Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy nghìn thu. của Trần Quang Khải, người dịch: Trần Trọng Kim Ngày 6 tháng 6 năm Ất Dậu, sau khi đuổi quân Thoát Hoan, giải phóng kinh thành Thăng Long, Trần Quang Khải đưa hai vua Trần về lại kinh đô, theo phò giá và làm bài thơ này. Bản dịch của Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược Bài thơ: Thuật hoài Múa giáo non sông trải mấy thâu, Ba quân hùng khí át sao Ngưu. Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu. (Trần Trọng Kim dịch) Tóm lại bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão đã thể hiện được quan niệm về con người trong văn học phương Đông. Hình ảnh tráng sĩ – con người Việt Nam đời Trần vừa mang tầm vóc vũ trụ, vừa có ý thức, trách nhiệm cộng đồng, vừa lắng sâu một nỗi lòng cao cả. Nói cách khác ba kiểu con người: con người vũ trụ, con người cộng đồng và con người hữu tâm đồng hiện, hài hoà. Chính ý thức trách nhiệm với đất nước (con người cộng đồng) nên sẵn sàng xông pha cứu nước với tư thế và tầm vóc lớn lao (con người vũ trụ) và luôn biết nghĩ suy, khát vọng (con người hữu tâm)... Dáng đứng Việt Nam, con người Việt Nam đời Trần cao đẹp làm sao!“Bài thơ nêu cao lý tưởng trai thời loạn. Lý tưởng trai thời loạn là “cắp ngang ngọn giáo”, luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu dẹp giặc cứu nước. “Nợ công danh” lúc này là trách nhiệm của người thanh niên đối với đất nước khi có giặc ngoại xâm... Người thanh niên thời đại ấy đã ý thức được trách nhiệm cao cả của mình đối với Tổ quốc. Từ bài thơ còn nổi lên hình ảnh quân đội cứu nước, ngùn ngụt khí thế của hổ báo nuốt trâu.(Nguyễn Sĩ Cẩn)“Cầm ngang ngọn giáo mà trấn giữ non sông. Ngọn giáo ấy phải đo bằng chiều ngang của non sông. Thế thì con người cầm ngang ngọn giáo bảo vệ Tổ quốc ấy tất phải được đo bằng kích thước của trời đất. Con người có tầm vóc vũ trụ như vậy đã đồng nhất với.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> non sông . Tầm vóc hoành tráng, tư thế vững chắc ấy của dân tộc ta có cơ sở từ tinh thần làm chủ đất nước sâu sắc, từ ý chí bảo vệ đất nước rất kiên cường. Với tinh thần ấy, nhân dân ta đã làm nên những chiến công oanh liệt ở Chương Dương, Hàm Tử, Chi Lăng, v.v... và nhất là Bạch Đằng” (Đinh Gia Khánh). Ví dụ: Nhóm 4 sưu tầm phần văn học giai đoạn : Thời nhà Lê Sơ: Tác phẩm: Quân Trung Từ Mệnh tập Tập vă kiện lịch sử- binh vận-ngoại giao bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi soạn thảo theo sự ủy thác và trên danh nghĩa của Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam sơn (1418-28 ). Tập tư liệu gồm thư từ trao đổi giữa Lê Lợi và các tướng quân Minh (Trần Trí, Phương Chính, Vương Thông…), không kể phần văn loại gồm các bài Chiếu, biểu viết trong thời bình. Trần Khắc Kiệm đời Hồng Đức (1470-97) sưu tập lần đầu và Dương Bá Cung biên soạn, khắc I năm 1868. Số lượng hiện còn khoảng 62 bản, xếp trong “Ức Trai di tập”. Đây là tập văn vừa mang tính luận chiến, nhằm cổ vũ tinh thần quân sĩ và làm nao núng ý chí quân giặc, vừa mang tính thuyết phục, giảng giải cho kẻ địch thấy rõ lẽ tất yếu phải rút quân và thừa nhận chủ quyền độc lập của Đại Việt. Lập luận sắc bén, văn phong sáng gọn, gợi cảm, có lí có tình. Tài hùng biện của Nguyễn Trãi quả thực hiếm thấy, đã góp phần làm cho giặc dao động và cầu hoà, đưa đến thắng lợi năm 1428. Sau này, Lê Quý Đôn đã nhận xét Nguyễn Trãi là người “viết thư, thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời” Văn chương trong trí nhớ: "Quốc âm thi tập" vằng vặc tấm lòng trung QĐND - Thứ Năm, 21/09/2006, 19:40 (GMT+7) Trong "Ức trai di tập", thì "Quốc âm thi tập" là tài sản quý nơi di sản Nguyễn Trãi để lại. Nguyễn Trãi-thi hào, danh nhân văn hóa, nhà chính trị-quân sự-ngoại giao lỗi lạc. Bên những điều được ghi nhận thỏa đáng đó, trong ý thức tôi hình ảnh ông-một nhà chính trị, một trung thần của triều Lê-vẫn gây ấn tượng mạnh mẽ hơn cả. "Quốc âm thi tập", xuyên suốt.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 245 bài thơ, thắp lên tấm lòng của một trung thần trung thành với triều đình, với công cuộc kiến quốc của nhà Lê. Hiển nhiên, cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Trãi gắn liền với sự hưng thịnh của nhà Lê, nhất là với vị vua đầu tiên khai lập triều đại này: Lê Thái Tổ. Mãi mãi tên tuổi Nguyễn Trãi xối qua thời gian vẫn là tấm lòng của một trung thần. Ông làm thơ, là thơ của một hiền triết buổi chưa gặp chúa để thờ, và khi về ở ẩn (thôi làm quan). Không là tuyên ngôn, nhưng "Quốc âm thi tập" đã tỏ rõ điều này: Càng một ngày càng ngặt đến xương Ắt vì số mệnh, ắt văn chương Văn chương chưa bao giờ là mục đích và sự nghiệp của nhà chính trị Nguyễn Trãi. Mục đích sự nghiệp đời ông là kinh bang tế thế. Dù khi lâm vào cảnh bi quan nhất, không được mang tài đức để phụng sự non sông, trong ông vẫn ngùn ngụt ngọn lửa của khát vọng xây dựng xã tắc: Những vì chúa thánh âu đời trị há kẻ thân nhàn tiếc tuổi tàn "Quốc âm thi tập" là thơ của người ẩn, cảnh sắc là cảnh sắc ở ẩn Giũ bao nhiêu bụi bụi lầm/ Giơ tay áo đến tùng Lâm, "Am trúc hiên mai ngày tháng qua". Nhưng, nỗi niềm trong thơ lại của người ôm mộng việc dân, việc nước, "Bát cơm sơ nhờ ơn xã tắc/ Gian lều cỏ đội đức Đường Ngu", "Cốt lạnh hồn thanh chăng khứng hóa/ Âu còn nợ chúa cùng cha", "Quân thân chưa báo lòng canh cánh/ Tình phụ cơm trời áo cha", "Bụi Một Tấc Lòng Ưu Ái Cũ/ Đêm Ngày Cuồn cuộn nước Triều Đông". Hầu như, cuộn chảy xoáy xiết suốt "Quốc âm thi tập", dồn dập dâng dậy tấm lòng của một con người không phút ngưng nghỉ, hướng về xã tắc với niềm khắc khoải chưa thấu thỏa, dội lên vầng sáng của một khối ý chí hừng hực khát vọng hiến dâng mình cho đại sự nước nhà. Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn Dường như ta đà phí sở nguyền.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Ý chí của một tấm lòng chưa thỏa nguyện cập đến thân phận Khuất Nguyên như một niềm tương ngộ "Ngậm sách thằng chài trong thuở ấy/ Tiếng trào dậy khắp Thương Lang", T " hương Lang mới khẳm một thuyền câu", "Ca khúc Thương Lang biết trọc thanh"… Thơ ông khi vận đến Khuất Nguyên nguyện chia sẻ nỗi niềm trắc ẩn của mình. Tôi bắt gặp bóng dáng thi nhân của Nguyễn Trãi, ở những nơi cảm phiền này. Nỗi lòng phiền muộn của ông được cất giữ khá sâu kín, nó chỉ kịp thoát ra đôi chỗ thảng hoặc trong khối lượng 254 bài thơ "Quốc âm thi tập". Còn lại ngự trị và khắc dựng trong ông là tấm lòng mang vời vợi khát vọng của con người luôn hướng tới công nghiệp của xã tắc. Chính điều này phổ lên thơ Nguyễn Trãi sự bề thế của triết lý một thế giới quan sâu rộng. Sở dĩ hậu thế biết đến ông như một thi hào, bởi tấm lòng cũng như khối tình của ông gắn với non sông xã tắc quá lớn lao sâu đậm, đến nỗi khi ông mượn thơ để tỏ lòng và gửi gắm tâm sự cùng nỗi niềm của mình, tự điều đó đã lan tỏa thành thứ ánh sáng kỳ diệu khởi phát từ một tâm hồn vạm vỡ trầm kết. Văn chương đối với ông chưa bao giờ là mục đích, là sự nghiệp. Nhưng, văn chương cũng không phải là xa lạ "Một thân lẩn quất đường khoa mục/ Hai chữ mơ màng việc quốc gia", "Thừa chỉ ai rằng thời khó ngặt/ Túi thơ chứa hết mọi giang san". Thơ ông trùng khít với khối tâm sự của một tấm lòng trung quân ái quốc. Tâm sự của ông vượt qua thế sự, vượt qua cái triều đại mà ông hằng canh cánh bên lòng. Vầng sáng của nó tỏa đến hậu thế, là ánh sáng vằng vặc của một khối tình gắn chặt với non sông xã tắc. Bài viết của: DƯƠNG KIỀU MINH Bình Ngô đại cáo là hiện tượng có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam. Với ngòi bút của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi - nhân vật toàn tài số một của thời phong kiến - bài cáo không chỉ là sự tuyên bố về thắng lợi của sự nghiệp “Bình Ngô” như mệnh lệnh mà Lê Lợi giao phó. Hơn thế, tác phẩm đã trở thành áng “Thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Và điểm cốt lõi mà “Bình Ngô đại cáo” thể hiện ở cả hai tư cách ấy chính là lý tưởng “nhân nghĩa” mà nhân dân ta mãi mãi ngợi ca và hướng tới.Lý tưởng nhân nghĩa của nhân dân ta là điểm cốt lõi đã được Nguyễn Trãi khẳng định một cách mạnh mẽ ngay từ câu đầu tiên của tác phẩm :“Nhân nghĩa.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> chi cử, yếu tại an dân”Nhân nghĩa trước hết và hơn đâu hết được thể hiện ở mục tiêu an dân. Đem lại cuộc sống ấm no, yên ổn cho dân vốn là tư tưởng cả đời Nguyễn Trãi theo đuổi. Trong thơ văn của mình, ông không ít lần nhắc đến điều đó : “Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng. Dân giàu đủ khắp đôi phương” Cũng luôn cánh cánh “làm cho khắp thôn cùng xóm vắng không còn tiếng hờn giận oán sầu”. Điều quan trọng là ở đây, Nguyễn Trãi nâng lý tưởng, nỗi niềm ấy lên thành một chân lí, một lý tưởng. Mặt khác, ngay ở những câu đầu tiên Nguyễn Trãi không nói đến nhân nghĩa một cách chung chung mà chỉ bằng một hai câu ngắn gọn ông đi vào khẳng định hạt nhân cơ bản, cốt lõi và có giá trị nhất. Đó là trừ bạo, an dân. Muốn theo đuổi và thi hành tư tưởng nhân nghĩa không có cách nào hơn là hướng tới cuộc sống nhân dân. Vấn đề cốt lõi đó của tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở cả hai mặt thống nhất : quan tâm đến sự yên ổn, no ấm cho dân cũng đồng nghĩa với việc phải chiến đấu đánh đuổi kẻ thù của nhân dân, diệt trừ những kẻ tham tàn bạo ngược. Kẻ thù của nhân dân ở đây được Nguyễn Trãi xác định cụ thể là kẻ thù xâm lược, là bọn “cuồng Minh” giày xéo lên cuộc sống nhân dân gây ra bao tai hoạ, đến mức: Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Nhơ bẩn thay thay nước Đông Hải khôn rửa sạch mùi Đây là một nét mới mà Nguyễn Trãi chỉ ra trong tư tưởng nhân nghĩa dựa trên cơ sở thực tiễn lịch sử dân tộc. Nội dung này không thấy trong tư tưởng, triết lý nhân nghĩa của đạo lý Khổng - Mạnh. Ngay trong nét nghĩa mới này vẫn thể hiện sự nhất quán với truyền thống nhân nghĩa đã xác định ở đầu tác phẩm.Nhân nghĩa trước hết thể hiện ở lòng thương dân, chăm lo cho nhân dân. Cao hơn thế, trong quan hệ với kẻ thù xâm lược, tư tưởng ấy vẫn thể hiện một cách sáng ngời: chúng ta đánh giặc bằng mưu kế và đánh vào lòng người: “mưu phạt, tâm công”. Với tư cách là vị quân sư lỗi lạc của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã không ít lần dùng những áng văn chính luận “có sức mạnh hơn 10 vạn binh” của mình để công phạt, khuất phục kẻ thù khiến cho bọn chúng “chẳng đánh mà chịu khuất”. Không những thế, khi bọn chúng đã khuất phục, đã đầu hàng nhân dân ta luôn mở cho chúng con đường sống:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Thần vũ chẳng giết hại, Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh Cấp cho phương tiện trở về: Mã Kì, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền... Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa... Dùng nhân nghĩa để đối xử với kẻ bại trận, xoa dịu hận thù để không gây hậu họa về sau cũng chính là đại nghĩa với nhân dân vậy. Bởi lẽ, như bài cáo đã khẳng định "Họ đã ham sống sợ chết, mà hòa hiếu thực lòng / Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức". Có thể nói, tư tưởng nhân nghĩa của nhân dân ta được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài cáo vừa toàn diện, vừa cụ thể ; vừa chỉ ra điểm cốt lõi, cơ bản vừa bổ sung những khía cạnh mới mẽ. Bởi thế nó trở thành điểm ngời sáng trong tư tưởng nhân dân, là tiền đề cho mọi hành động. Soi chiếu vào thực tiễn cuộc kháng chiến tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp ấy còn là căn nguyên tạo nên sức mạnh cho nghĩa quân Lam Sơn : Đem đại nghĩa thắng hung tàn Lấy chí nhân thay cường bạo Với lí tưởng nhân nghĩa ấy, quân dân ta có thể khắc phục và vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể : Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần. Khi Khôi Huyện quân không một đội Để rồi từ đó có thể lấy ít địch nhiều, dùng yếu chống mạnh mà làm nên thắng lợi vang dội, giúp cho : Xã tắc từ đây vững bền Giang sơn từ đây đổi mới ...Muôn thuở nền thái bình vững chắc Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu… Có thể nói, Nguyễn Trãi đã tổng kết tư tưởng nhân nghĩa của nhân dân ta thành một truyền thống, một nguyên lý cao đẹp bằng những lý luận và dẫn chứng đanh thép cùng những hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi tả. Lí tưởng nhân nghĩa ấy sẽ còn mãi trường tồn cùng sự vững bền vĩnh cửu của dân tộc, đất nước..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Tóm tắt cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương) sau rời về làng Ngọc Ổi (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quí tộc. Ông ngoại và cha đều là người có lòng yêu nước thương dân. Nguyễn Trái đã được thừa hưởng tấm lòng vì dân vì nước ấy. Ông là vị quân sư xuất sắc giúp Lê Lợi chiến lược, chiến thuật trong kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào thực hiện hoài bão xây dựng đất nước thái bình thịnh trị, vua hoà dân mục, thì bỗng dưng bị chặn lại: ông bị nghi oan và bị bắt giam. Sau đó, ông được tha nhưng không được tin dùng nữa. Mười năm (14291439) Nguyễn Trãi chỉ được giao chức "nhàn quan", không có thực quyền. Ông buồn, xin về Côn Sơn (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương). Mấy tháng sau, Lê Thái Tông lại vời ông ra làm việc nước.. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra thảm hoạ lớn nhất trong lịch sử Việt. Nam: ngày 01 tháng 9 năm 1442, sau khi nhà vua đi duyệt võ, đã vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi. Khi vua dời Côn Sơn, về đến Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh) bị chết đột ngột. Lúc chết có Nguyễn Thị Lộ, người thiếp của Nguyễn Trãi, lúc ấy phụ trách dạy dỗ các cung nữ (chức Lễ nghi học sĩ) hầu bên cạnh. Bọn triều thần bấy lâu nay muốn hãm hại Nguyễn Trãi, nhân cơ hội này liền vu cho ông cùng Nguyễn Thị Lộ mưu giết vua, khiến ông phải nhận án tru di tam tộc (bị giết cả ba họ.Nỗi oan tầy trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải toả.Nguyễn Trãi là một thiên tài nhiều mặt hiếm có. Đại cáo bình Ngô tuy viết bằng chữ Hán nhưng xứng đáng là áng "Hùng văn muôn thuở". Quốc âm thi tập là tập thơ tiếng Việt (chữ Nôm) sớm nhất có giá trị lớn còn lại đến ngày nay. Nguyễn Trãi đã góp phần xây đắp nền móng vững chãi cho văn học dân tộc.Nguyễn Trãi - Bậc đại anh hùng dân tộc, nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam. Ở Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn, một nhà thơ mang tầm cỡ kiệt xuất vĩ đại. Như vậy, học sinh vừa tìm tòi vừa tự nhận thấy cái hay của lịch sử trong văn học, vừa được làm việc khám phá độc lập, vừa thể hiện trước tập thể một cách tự tin hơn..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 2- Đưa kiến thức văn học lồng ghép vào chương trình giảng dạy Giáo viên thực hiện từng bước vào quá trình giảng dạy Ví dụ: Trận Chi Lăng - Xương Giang lịch sử 7. Khi giảng diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang tôi trích dẫn trong bài “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi: “… Ngày 18 trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế Ngày 20 trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu Ngày 25 bá tước Lương Minh đại bại tử vong Ngày 28 Thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn … Xương Giang Bình Than máu trôi đỏ nước… Bị ta chặn ở Lê Hoa quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật…” Không khí sôi nổi thoải mái đầy hào hứng. Các em tỏ ra thích thú với các sự kiện trong bài và có thái độ rõ ràng khi có giáo viên nêu dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu. Ví dụ: Khi dạy bài 27 (lịch sử 7) chế độ phong kiến nhà Nguyễn. Mục II. Các cuộc nổi dậy của nhân dân; khi dạy về cuộc khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856) sự khắc sâu về nhân vật lịch sử này và làm phong phú thêm bài giảng. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh bài thơ Cao Bá Quát viết khi ông đi phục dịch phái đoàn nước ta sang nước ngoài. “Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói Kéo áo rì rầm chuyện với nhau… … Uốn éo đòi chồng nâng trở dậy Biết đâu đến khách biệt ly này.” Ví dụ: Khi dạy bài 28 Sự phát triển văn hóa dân tộc Lịch sử 7- Mục Văn học Phần văn học với những tác phẩm tiêu biểu như Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát… Trong “Truyên Kiều” của Nguyễn Du cho học sinh đọc về tác phẩm này qua từng phần trích dẫn các em sưu tầm được.Có thể cho gọi học sinh lên đọc bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương qua đó nhấn mạnh thân phận người đàn bà (phụ nữ) trong chế độ phong kiến..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 3- Điều tra từng tiết học trước khi sử dụng Dạy phần Lịch sử Việt Nam và phần Lịch sử thế giới để rút ra được các em đã cảm nhận được như thế nào và thích văn-sử như thế nào. Có thể biết được bằng điều tra từng tiết học tự nhiên, môn khác với môn Lịch sử Việt Nam thời trung đại.( ở cùng thời điểm) 4- Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử. Trước hết tài liệu văn học đó phải đảm bảo có giá trị giáo dưỡng, giáo dục và giá trị văn học.Tài liệu ấy phải là một bức tranh sinh động về những sự kiện, nhân vật lịch sử đang học phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Đối với giáo viên trước khi sử dụng, cần có sự lựa chọn kĩ càng, phải loại bỏ những yếu tố không phù hợp. Đặc biệt đối với tài liệu VHDG như thần thoại, cổ tích, ca dao, dân ca… giáo viên cần loại bỏ những yếu tố thần bí hoang đường, hư cấu, giữ lại những điểm cơ bản, khoa học phục vụ bài giảng. Khi sử dụng giáo viên chỉ đưa vào những nội dung phù hợp, tránh việc lạm dụng đưa vào quá nhiều, tràn lan làm loãng nội dung bài học lịch sử. Biến giờ học sử thành giờ giới thiệu các tác phẩm văn học, ảnh hưởng tới sự tập trung nhận thức của học sinh vào những vấn đề đang học. Đồng thời, giáo viên cần sử dụng ngữ điệu phù hợp với tài liệu văn học, với nội dung sự kiện lịch sử cần minh hoạ phải đưa vào bài giảng một cách hợp lí, lôgíc… làm được điều đó thì tính thuyết phục, hấp dẫn sẽ tăng lên rất nhiều. Ví dụ: như Bài thơ thần Sông núi nước Nam với nhiều bản dịch khác nhau trong khi đó các em cũng được học trong chương trình văn học lớp 7 cụ thể bản dịch ở văn học là: Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ. Trong lịch sử chúng ta sử dụng là: Sông núi nước Nam, vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời Như vậy, việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử là một trong những cách thức để giáo viên đưa tài liệu tham khảo vào trong giờ dạy sử. Thực hiện theo sơ đồ dạy học của Đairi, qua đã hoàn thành mục tiêu bài học, kế hoạch dạy học và nâng cao chất lượng bộ môn trong trường phổ thông. II- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI Sau thời gian nghiên cứu với đối tượng học sinh khối lớp 7 tại trường THCS Ealy, quá trình thực hiện, kết quả đáng mừng là số học sinh có hứng thú học tập bộ môn tăng, chất lượng dạy học bộ môn tăng. Nhiều em đã tích cực tham gia ôn tập, vui chơi dẫn đến bộ môn dạy không có học sinh trốn tiết, không có học sinh chán bộ môn lịch sử. Trong tương lai gần tôi có thể dễ dàng chọn lựa những học sinh tiêu biểu cho kì thi học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện và hi vọng cao hơn nữa. Điểm tổng kết cả năm kết quả như sau:. SĨ LỚP 7A1 7A2 7A3 KHỐI 7. TB TRỞ LÊN. YẾU. TB. KHÁ. 8,0 -->. 0-->3,4 HS SL % 33 0 33 0 32 0. 3,5 -->4,9 SL % 8 24.2 6 18.2 10 31.2. 5 --> 6,4 SL % 18 54.5 21 63.6 12 37.5. 6.5 -->7,9 SL % 5 15.2 4 12.1 7 21.9. 10,0 SL % 2 6.1 2 6.1 3 9.4. 98. 24. 51. 16. SỐ. KÉM. GIỎI. 24.5. 52.0. 16.3. 7. 7.1. >= 5 SL % 25 75.8 27 81.8 22 68.8 74. 75.5. Qua các loại bài kiểm tra, phiếu kiểm tra thu được kết quả so sánh như sau: Phát ra 98 phiếu, thu vào 98 phiếu.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Các mức độ. Trước khi thực hiện. Chất. Sau khi thực hiện. lượng. Chất lượng. % Hứng thú học tập Mệt mỏi, chán, sợ 56%. % Thích hơn, có hứng thú, 86 %. hơn. siêng sưu tầm, tham gia. học bộ môn lịch sử.. Khả năng ghi nhớ Chủ yếu học thuộc 62%. với tập thể nhiều hơn. Nhanh hơn, nhiều hơn, 82%. sự kiện, nhân vật lòng, ghi nhớ các sự. rõ hơn về sự kiện.. lịch sử kiện chậm. Khả năng làm bài, Biết ít, hiểu chưa 46%. Đa dạng, hiểu sâu sắc 75.5. hiểu sự kiện Giáo dục tư tưởng. sâu, chưa kĩ. Học sinh thái độ 90%. hơn, làm bài tốt hơn. % Học sinh có tình cảm yêu 96%. đúng đắn đối với sự. quý,tự hào và có thái độ. kiện, nhân vật.. đúng đắn đối với sự kiện,. Kết quả so sánh với Tham gia ít hơn,. nhân vật. Không còn học sinh bỏ. các tiết học khác. tiết, trốn tiết.. thường xin ra ngoài. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận chung Thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông. Đội ngũ giáo viên lịch sử không ngừng tăng cường áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giờ học lịch sử (Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, dạy học nêu vấn đề, dạy học liên môn…) Việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử, vừa thực hiện phương pháp dạy học liên môn, vừa làm cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn. Qua các tác phẩm văn học phù hợp nội dung bài học, tiết học giúp học sinh nhận thức ra bản chất của sự kiện lịch sử, hiểu thêm về các nhân vật lịch sử… mà các em đang nhận thức. Quan trọng hơn, nó sẽ lấy lại hứng thú học tập bộ môn, lòng say mê học tập lịch sử của học sinh. Với suy nghĩ như vậy, tôi mạnh dạn trình bày quan điểm cùng kinh nghiệm của mình về vấn đề sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> và đóng góp. Tuy nhiên, do bản thân còn thiếu thời gian, kinh nghiệm chưa nhiều nên có thể còn có những điểm chưa sâu sắc, chưa toàn diện còn sơ sài. Rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn. 2. Kiến nghị - Về phía nhà trường cần có biện pháp đầu tư nâng cao phương tiện thiết bị, công nghệ thông tin để các em có thể tiếp cận nhiều hơn về phương pháp này. Cụ thể là đầu chiếu, phòng đa chức năng hay phòng máy để các em lên trực tiếp tham gia trên lớp một cách nhuần nhuyễn, chất lượng hơn, chủ động hơn các tiết bài tập,ôn tập… - Về phía tổ chuyên môn, cần có nhiều sân chơi để các em trong các khối lớp có sự giao lưu kiến thức văn- sử …nhiều hơn. Sông Hinh, tháng 4 năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Thị Phượng PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... .................................................................................................................................... PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(20)</span> ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................... Tài liệu tham khảo 1. Đại việt sử kí toàn thư Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội 1993 2. Việt Nam sử Lược bản dịch của Trần Trọng Kim..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 3. Bài viết của Dương Kiều Minh. Báo Quân Đội Nhân Dân thứ 5, 21 tháng 9 năm 2006. 4. Phương pháp dạy học Lịch sử của Phan Ngọc Liên và Trần Trọng Trí biên soạn NXB GD-1998 5. Sách giáo viên lịch sử 7- NXB Giáo dục 6. Phương pháp dạy học lịch sử của Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị biên soạn NXB GD1999. MỤC LỤC Nội dung PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọ đề tài 1. Cơ sở lí luận. Trang 1 1 1.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 2. Cơ sở thực tiễn II. Thực trạng và mục đích của đề tài 1. Thực trạng 2. Mục đích của đề tài III. Phương pháp nghiên cứu IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. QUY TRÌNH THỰC HIỆN. 2 3 3 3 4 4 4 4. Sử dụng văn học- biện pháp gây hứng thú cho các em học môn lịch sử. 1. Phát động quá trình tìm nguồn tư liệu văn học thời kì Trung đại Việt Nam . 2. Đưa kiến thức văn học lồng ghép vào chương trình giảng dạy 3. Điều tra từng tiết học trước khi sử dụng 4. Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử. II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận chung 2. Kiến nghị Đánh giá của tổ chuyên môn Đánh giá của nhà trường Tài liệu tham khảo. 4 15 16 16 17 18 18 19 19 29 21.

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×