Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Tổ chức không gian nội thất phòng học trong các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.73 MB, 187 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NGUYỄN VIỆT KHOA

TỔ CHỨC KHƠNG GIAN NỘI THẤT PHỊNG HỌC
TRONG CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO
CHUYÊN NGÀNH: KIẾN TRÚC
MÃ SỐ: 9.58.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Hà Nội – Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NGUYỄN VIỆT KHOA

TỔ CHỨC KHƠNG GIAN NỘI THẤT PHỊNG HỌC
TRONG CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 9.58.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. NGUYỄN NAM


Hà Nội - Năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài
liệu nêu trong luận án là trung thực. Đề xuất mới của luận án chưa từng được công
bố trong bất cứ công trình khoa học vào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Việt Khoa


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy PGS.TS. Nguyễn Nam, người thầy
đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi từng bước hoàn thành Luận án này. Thầy chính
là tấm gương sáng - là nguồn động lực vô tận thôi thúc tôi cố gắng phấn đấu, rèn
luyện trong học tập, nghiên cứu và công tác giảng dạy.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Xây dựng, Khoa
sau Đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Bộ môn Lý thuyết và lịch
sử kiến trúc và các đơn vị ban ngành liên quan đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà
khoa học, các đồng nghiệp đã dành cho tôi những chia sẻ kinh nghiệm và những ý
kiến đóng góp quý báu trong thời gian nghiên cứu Luận án.
Cuối cùng, từ sâu thẳm trái tim, tôi xin được dành lời cảm ơn tới gia đình,
người thân, bạn bè đã luôn đồng hành cùng tôi, là chỗ dựa tinh thần, ủng hộ, động

viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án này.
Tác giả luận án

Nguyễn Việt Khoa


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TỔ CHỨC KHƠNG GIAN NỘI THẤT PHỊNG
HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO ..................................... 9
1.1. Tình hình chung......................................................................................... 9
1.2. Tình hình tổ chức khơng gian nợi thất phòng học trong các trường mẫu giáo
của các nước tiên tiến trên thế giới theo hướng phát triển tư duy sáng tạo....... 10
1.2.1. Tổ chức không gian nội thất phòng học trong các trường mẫu giáo tại
Nhật Bản .................................................................................................... 10
1.2.2. Tổ chức khơng gian nội thất phịng học trong các trường mẫu giáo Italia16
1.2.3. Tổ chức không gian nội thất phòng học trong các trường mẫu giáo Cộng
hòa Liên bang Đức ..................................................................................... 18
1.3. Thực trạng tổ chức không gian nợi thất phịng học trong các trường mẫu giáo
tại 3 Thành phố lớn: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ chí Minh và thành phớ
Đà Nẵng ......................................................................................................... 22
1.3.1. Tổ chức khơng gian nội thất phịng học tại Hà Nội ........................... 22
1.3.2. Thực trạng tổ chức khơng gian nội thất phịng học trong các trường
mẫu giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................... 33
1.3.3. Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc nội thất phòng học trong các
trường mẫu giáo tại Đà Nẵng..................................................................... 37
1.4. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài Tổ chức không gian nội thất phòng

học trong các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo ............. 41
1.4.1. Các nghiên cứu trong nước: ............................................................. 41
1.4.2. Cơng trình nghiên cứu ngồi nước ................................................... 42
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
NỘI THẤT PHÒNG HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG MẪU
GIÁO THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO 47
2.1. Các cơ sở lý thuyết tổ chức không gian nội thất phòng học trong các trường
mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo (3-5 tuổi) .............................. 47


iv

2.1.1. Các cơ sở lý thuyết về tâm sinh lý trẻ mẫu giáo ................................ 47
2.1.2. Lý luận mới về các phương pháp giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng phát
triển tư duy sáng tạo................................................................................... 51
2.1.3. Cơ sở lý luận về tư duy sáng tạo ....................................................... 53
2.1.4. Cơ sở về không gian kiến trúc phòng học mẫu giáo theo hướng phát
triển tư duy sáng tạo................................................................................... 55
2.2. Cơ sở thực tiễn trong việc tổ chức không gian nội thất theo hướng phát triển
tư duy sáng tạo ............................................................................................... 75
2.2.1. Không gian đa cấp độ (cá nhân - nhóm - chung), và sự thay đổi khơng
gian linh hoạt là một mơ hình khơng gian kích thích sáng tạo .................... 75
2.2.2. Khơng gian giáo dục STEM .............................................................. 76
2.2.3. Không gian thiên nhiên - không gian kích thích phát triển sáng tạo .. 77
2.2.4. Khơng gian tự do, phi tuyến tính - khơng gian kích thích tò mò sáng tạo80
2.3. Các thành phần cơ bản cấu thành không gian nội thất phòng học trong các
trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo .................................. 81
2.3.1. Thành phần trần, tường, sàn ............................................................. 81
2.3.2. Trang thiết bị học tập và đồ nội thất ................................................. 83
2.4. Các yếu tác động tới sự hình thành tổ chức không gian nội thất phòng học

trong các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo ................... 86
2.4.1. Các yếu tố kinh tế ............................................................................. 86
2.4.2. Các yếu tố xã hội .............................................................................. 89
2.5. Cơ sở pháp lý........................................................................................... 92
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHƠNG GIAN NỘI THẤT
PHỊNG HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO .................... 96
3.1. Quan điểm ............................................................................................... 96
3.1.1. Khơng gian phịng học là không gian cho các hoạt động “vui chơi”
(Học mà chơi, chơi mà học) ....................................................................... 96
3.1.2. Quan điểm thân thiện môi trường, phát triển bền vững ..................... 96
3.1.3. Module hóa hệ thống khơng gian và trang thiết bị nội thất ............... 96


v

3.2. Ngun tắc tổ chức khơng gian nợi thất phịng học theo hướng phát triển tư
duy sáng tạo cho trẻ mẫu giáo......................................................................... 97
3.2.1. Khơng gian phịng học là khơng gian linh hoạt đa chức năng ........... 97
3.2.2. Không gian nội thất phịng học đa cấp độ.............................................
3.2.3. Khơng gian kiến trúc nội thất hòa nhập thiên nhiên ..............................
3.2.4. Các thành phần trang thiết bị và đồ nội thất lắp ráp chuyển hóa với nhau
................................................................................................................... 97
3.2.5. Vật liệu nội thất an tồn và có ng̀n gốc tự nhiên ........................... 98
3.3. Đề x́t nhóm tiêu chí đánh giá nợi thất khơng gian phịng học mẫu giáo theo
hướng phát triển tư duy sáng tạo..................................................................... 98
3.4. Các giải pháp về tổ chức khơng gian phịng học mẫu giáo theo hướng phát
triển tư duy sáng tạo ..................................................................................... 105
3.4.1. Đề xuất cấu trúc và phân vùng chức năng khơng gian phịng học mẫu
giáo theo hướng phát triển năng lực sáng tạo .......................................... 106

3.4.2. Đề xuất điều chỉnh tiêu chuẩn diện tích và lựa chọn hình thức mặt bằng
khơng gian nội thất phịng học trẻ mẫu giáo đáp ứng yêu cầu phát triển tư duy
sáng tạo.................................................................................................... 111
3.4.3. Các giải pháp cho các thành phần cơ bản trong không gian nội thất
phòng học mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo ..................... 118
3.5. Giải pháp trang thiết bị nợi thất kết nới khơng gian phịng học mẫu giáo theo
hướng phát triển tư duy sáng tạo................................................................... 124
3.5.1. Đề xuất đơn nguyên chức năng ....................................................... 124
3.5.2. Giải pháp kết nối khơng gian phịng học với trang thiết bị nội thất thông
qua việc áp dụng hệ thống module ........................................................... 129
3.6. Bàn luận kết quả nghiên cứu .................................................................. 135
KẾT LUẬN ................................................................................................. 139
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỚ CỦA TÁC GIẢ ....... 142
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 143
PHỤ LỤC .................................................................................................... 152


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GD&ĐT

: Giáo dục và Đào tạo

KGKT

: Không gian Kiến trúc

KTNT


: Kiến trúc Nội thất

MG

: Mẫu giáo

PTTDST

: Phát triển tư duy sáng tạo

SHC

: Sinh hoạt chung

TDST

: Tư duy sáng tạo

UBND

: Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Chiều cao và cân nặng chuẩn nhất cho trẻ em Việt Nam........................ 66
Bảng 2.2: Học phí đối với các chương trình giáo dục đại trà cấp học mầm non,
phổ thông năm 2019-2020 tăng 40% (Bộ GD-ĐT).................................. 87

Bảng 2.3: Chi phí đầu tư hàng tháng cho các loại hình trường mẫu giáo ................ 88
Bảng 3.1: Hệ thớng tiêu chí đánh giá chất lượng nợi thất phịng học MG hướng
tới phát triển TDST............................................................................... 100
Bảng 3.2: Các chỉ số đánh giá không gian phòng học mẫu giáo theo hướng
PTTDST ............................................................................................... 101
Bảng 3.3: Tổng hợp các chỉ số đánh giá không gian phòng học mẫu giáo theo
hướng PTTDST .................................................................................... 102
Bảng 3.4: Hệ thống kích thước và thành phần cấu thành thiết bị nợi thất cho
khơng gian phịng học trẻ mẫu giáo theo hướng phát triển sáng tạo ...... 132


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng số lượng trẻ mẫu giáo và giáo viên mẫu giáo từ 2014
đến 2018 ............................................................................................. 89
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tăng số lượng trẻ mẫu giáo và giáo viên mẫu giáo từ 2014
đến 2018 ............................................................................................. 90
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thống kê sớ lượng trẻ MG/lớp và sớ trẻ bình qn trên 1
giáo viên ............................................................................................. 90
Biểu đồ 2.4: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn của người mẹ tới sự quan tâm
cho con tới trường mẫu giáo ............................................................... 91


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Minh họa cho thiết kế không gian của trường và lớp là một không gian
lớn dành cho các hoạt động vui chơi là chính........................................ 11
Hình 1.2: Khơng gian nợi thất phịng học khơng bị chia cắt thành những không

gian nhỏ. KTS là người chuyển hóa mong ḿn của trẻ thành ngơn
ngữ kiến trúc, tạo ra không gian học tập với nguyên tắc “trẻ tự định
hình khơng gian”. ................................................................................. 12
Hình 1.3: Cơng trình cao 2 tầng, có mặt bằng hình chữ U bao quanh mợt sân
trong. Tầng một được thiết kế với không gian lớn kết nối liên tục cho
các hoạt động tập thể, vui chơi. Các trang thiết bị nội thất và vách
ngăn cũng tích hợp đa chức năng, tạo điều kiện cho trẻ được sáng tạo
............................................................................................................. 14
Hình 1.4: Phịng học sử dụng các vách ngăn trong śt và có thể đóng mở linh
hoạt giúp kết nới khơng gian trong và ngồi của phịng học. Tại hành
lang, sử dụng ánh sáng để kích thích sự tị mị, tính sáng tạo ................ 14
Hình 1.5: Từ ý tưởng đưa thiên nhiên vào trong nợi thất phịng học, hình thành nợi
thất xanh, kích thích sáng tạo trẻ mẫu giáo dẫn đến hình thành mặt bằng
hình khới kiến trúc cơng trình gắn chặt với địa hình tự nhiên.................. 17
Hình 1.6: Đưa ánh sáng và thiên nhiên vào khơng gian nợi thất các phịng học
mẫu giáo là đem lại năng lực sáng tạo cho trẻ em ................................. 18
Hình 1.7: Trường Mẫu giáo Kita Troplo Beiersdorf AG, tại Stresemannallee
Hamburg-Eimsbuttel, Cộng hịa Liên bang Đức ................................... 19
Hình 1.8: Sử dụng khơng gian linh hoạt, kết nới trong và ngồi phịng học. Bên
cạnh đó sử dụng các khối module kiểu lego với nhiều mầu sắc nhằm
tăng kích thích sự hào hứng của trẻ trong mơi trường khơng gian học
tập vừa an tồn vừa vui mắt .................................................................. 20
Hình 1.9: TMB trường MG Việt Triều và hình ảnh học tập trong phịng học [8] ... 23
Hình 1.10: Sơ đờ khới trường mẫu giáo ................................................................. 24


x

Hình 1.11: Hình ảnh minh họa khơng gian nợi thất phịng học trong trường mẫu
giáo Việt Bun ....................................................................................... 25

Hình 1.12: Nội thất trường mẫu giáo Kidsmart tại cầu giấy, Dịch vọng. Không
gian nội thất chủ yếu được sử dụng cho các hoạt động học tập theo
các phương pháp truyền thống .............................................................. 27
Hình 1.13: Tổ chức khơng gian nợi thất phịng học trường mẫu giáo Quốc tế
Montessori Sakura tại Hà Nội ............................................................... 29
Hình 1.14: Các hoạt đợng trong lớp theo thời gian trong ngày diễn ra linh hoạt
chủ yếu tại phòng SHC. Bàn ghế được lấy ra, cất đi hoặc sắp xếp linh
hoạt theo nhiều cách khác nhau phù hợp với cơng năng theo thời gian
học tập .................................................................................................. 30
Hình 1.15: Các hoạt động chức năng theo thời gian trong ngày tại Trường mầm
non Liễu Giai ........................................................................................ 32
Hình 1.16: Các hoạt đợng theo thời gian trong khơng gian nợi thất phịng học tại
trường mầm non Đô rê mon 2, Khuất duy Tiến (trường khơng đạt chuẩn) .. 33
Hình 1.17: Nợi thất trường mẫu giáo tuổi thơ Thành phớ Hờ Chí Minh ................. 34
Hình 1.18: Hình ảnh nợi thất của phịng học trong trường mẫu giáo Smile Finger ...... 36
Hình 1.19: Minh họa không gian nội ngoại thất trường mẫu giáo ABC tại Đà Nẵng .. 38
Hình 1.20: Thực trạng khơng gian và trang thiết bị trong nợi thất phịng học và
phịng chức năng của trẻ mẫu giáo tại các trường của Đà Nẵng ............ 41
Hình 2.1: Các giai đoạn phát triển tư duy của trẻ 3 - 5 tuổi .................................... 48
Hình 2.2: Sơ đồ năng lực trí thông minh đa chiều của trẻ em [4] ........................... 49
Hình 2.3: Sơ đờ quan hệ giữa tuổi - sáng tạo - thành cơng ..................................... 50
Hình 2.4: Sơ đồ mối quan hệ giữa phát triển năng lực sáng tạo với sự hình thành
khơng gian phù hợp đáp ứng u cầu đó ............................................... 51
Hình 2.5: Sơ đờ quan hệ giữa phương pháp giáo dục theo hướng phát triển năng
lực sáng tạo với yêu cầu về không gian................................................. 53
Hình 2.6: Sơ đồ quan hệ giữa các phương pháp rèn luyện tư duy phát triển sáng tạo
với sự hình thành đặc điểm khơng gian phịng học cho trẻ mẫu giáo......... 54
Hình 2.7: Sơ đồ tổ chức không gian trường và các lớp mẫu giáo ........................... 55



xi

Hình 2.8: Tương phản khới (đặc, rỡng, trong, ngồi) - đường (cong, phi tuyến
tính, thẳng, xiên) - ánh sáng (ánh sáng tự nhiên, bóng đổ) - mầu sắc
(màu nền, điểm nhấn) trong tổ chức khơng gian nợi thất phịng học
mẫu giáo sáng tạo nhằm gây tò mò, khám phá ...................................... 59
Hình 2.9: Phần khơng gian tự do sáng tạo “phi vần luật” của trẻ trong lớp mẫu
giáo theo hướng phát triển TDST.......................................................... 60
Hình 2.10: Khơng gian trong khơng gian và biến hình KG là mợt khơng gian biến
hóa cho trẻ ............................................................................................ 61
Hình 2.11: Khơng gian dành cho hoạt đợng chơi đóng vai trò chính trong phòng
học mẫu giáo theo hướng phát triển TDST ........................................... 61
Hình 2.12: Mới liên hệ quan trọng nhất của phòng học là với thiên nhiên .............. 62
Hình 2.13: Sơ đồ áp dụng các quy luật bố cục kiến trúc trong việc tạo ra không
gian nội thất lớp mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo.......... 63
Hình 2.14: Sơ đờ tổ chức khơng gian nợi thất phịng học PTTDST theo kiểu hợp
khới và tập trung quanh một trung tâm, với các yếu tố thiên nhiên vừa
liên hệ, vừa xen kẽ ................................................................................ 64
Hình 2.15: Tỷ lệ, kích thước trong tư thế đứng và tư thế ngồi của trẻ .................... 65
Hình 2.16: Thơng sớ nhân trắc trung bình và kích thước bàn ghế cho trẻ mẫu giáo
tiêu chuẩn bợ y tế.................................................................................. 66
Hình 2.17: Sự biến đổi nờng độ melatonin và cortisol trong cơ thể theo ánh sáng
tự nhiên trong ngày ............................................................................... 68
Hình 2.18: Mới quan hệ tương hỗ giữa chiếu sáng tự nhiên và phát triển năng lực
sáng tạo của trẻ ..................................................................................... 69
Hình 2.19: Quang phổ của ánh sáng tự nhiên và của đèn huỳnh quang, đèn LED .. 70
Hình 2.20: Bớn chế đợ chiếu sáng của Hệ thống chiếu sáng động Philips
SchoolVision (từ trái sang phải: bình thường, năng lượng, tập trung,
yên bình) .............................................................................................. 70
Hình 2.21: Khi chọn màu sắc chủ đạo cho không nội thất, là sự kết hợp giữa gam

màu nóng và gam màu lạnh sẽ tạo ra sự cân bằng cho cả căn phòng. ........ 72
Hình 2.22: Khơng gian đa cấp đợ - mơ hình khơng gian kích thích phát triển tư
duy sáng tạo.......................................................................................... 75


xii

Hinh 2.23: Sơ đờ hình thành khơng gian phịng học phát triển tư duy sáng tạo
(tương tự không gian học tập theo phương pháp STEM)....................... 77
Hình 2.24: Minh họa tổ chức không gian lớp mẫu giáo phát triển sáng tạo của
mầm non tư thục Liceo Europa ở Zaragoza, Tây Ban Nha .................... 79
Hình 2.25: Xu hướng tổ chức nợi thất trong các phòng học trẻ mẫu giáo theo
hướng phát triển tư duy sáng tạo tại các nhà trẻ của Thụy Điển do văn
phịng Rosan bosch studio thiết kế ........................................................ 80
Hình 2.26: Trường mẫu giáo Lê Cheng Bắc Kinh, Trung Quốc ............................. 80
Hình 2.27: Minh họa khơng gian nợi thất tự do, phi tuyến tính như dòng chảy
không gian liên tục, tạo cảm giác không bị giới hạn bởi không gian
vật lý, kích thích tính năng đợng và tị mị tìm hiểu của trẻ ................... 81
Hình 2.28: Sơ đờ Hệ thớng điều hợp không gian vuông góc, xiên góc và hướng tâm.... 84
Hình 2.29: Sơ đờ phản ánh nhu cầu xã hội đối với giáo dục mầm non theo hướng
phát triển tư duy sáng tạo ...................................................................... 91
Hình 2.30: Hệ sinh thái mầm non và vai trò của XHH giáo dục ............................. 92
Hình 3.1: Sơ đờ quan hệ giữa quan điểm và ngun tắc tổ chức nợi thất khơng
gian phịng học trẻ mẫu giáo ................................................................. 98
Hình 3.2: Sơ đờ minh họa mức đánh giá không gian phòng học mẫu giáo đủ điều
kiện học tập theo hướng sáng tạo theo các tiêu chí .............................. 104
Hình 3.3: Sơ đờ minh họa hệ thớng các giải pháp tổ chức khơng gian nợi thất
phịng học mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo ................. 105
Hình 3.4: Sơ đờ cấu trúc khơng gian phịng học mẫu giáo theo hướng phát triển
tư duy sáng tạo ................................................................................... 106

Hình 3.5: Giải pháp sử dụng đờ nợi thất phân chia khơng gian phịng học mẫu
giáo PTTDST ..................................................................................... 108
Hình 3.6: Phân vùng chức năng theo mức độ linh hoạt trên phương ngang trong
phòng học theo hướng phát triển tư duy sáng tạo trẻ mẫu giáo ............ 109
Hình 3.7: Sơ đờ minh họa khả năng thay đổi của không gian linh hoạt trong các
hoạt động học tập và sinh hoạt ............................................................ 110


xiii

Hình 3.8: Sơ đờ phân vùng khơng gian theo phương đứng................................... 111
Hình 3.9. Sơ đờ phân vùng khơng gian theo mức đợ linh hoạt cả 2 phương ......... 111
Hình 3.10. Sơ đờ phân loại khơng gian phịng học theo tiêu chí diện tích đáp ứng
yêu cầu học tập theo hướng phát triển tư duy sáng tạo trẻ mẫu giáo ........ 113
Hình 3.11: Sơ đờ mặt cắt và mặt bằng mới quan hệ giữa phịng SHC và sân riêng ... 114
Hình 3.12: Sơ đồ tổ chức không gian nội thất linh hoạt lớp mẫu giáo theo hướng
PTTDST theo kiểu chu vi (mầu xanh da trời là chu vi khơng gian
phịng học, bao gờm cả sân trong)....................................................... 115
Hình 3.13: Sơ đờ giải pháp tổ chức không gian chức năng nội thất lớp mẫu giáo
theo hướng PTTDST theo kiểu tập trung (kể cả khơng gian sân vườn
bên ngồi có mới liên hệ trực tiếp) ...................................................... 116
Hình 3.14: Sơ đờ giải pháp tổ chức không gian chức năng nội thất lớp mẫu giáo
theo hướng phát triển sáng tạo theo kiểu hỡn hợp ............................... 117
Hình 3.15: Minh họa các giải pháp cho tổ chức diện tường của phịng học .......... 122
Hình 3.16: Mơ hình đơn ngun thiết bị nợi thất - cơ sở hình thành các khơng
gian nhóm và khơng gian cá nhân, giúp cá biệt hóa khơng gian nhanh
chóng theo nhu cầu ............................................................................. 125
Hình 3.17: Sơ đồ đơn nguyên thiết bị và tổ chức đơn ngun học tập .................. 126
Hình 3.18: Sơ đờ tổ chức đơn nguyên tủ đựng sách và dụng cụ học tập ............... 127
Hình 3.19: Sơ đờ đơn ngun khới ăn và bớ trí khu vực ăn .................................. 127

Hình 3.20: Sơ đồ bố trí các đơn nguyên khối ngủ. Đơn nguyên khối ngủ xếp linh
hoạt theo cả phương ngang và phương đứng ....................................... 128
Hình 3.21: Sơ đờ các tấm phẳng được phân thành các thành phần tam giác ......... 131
Hình 3.22: Tổ hợp khối lập phương thành trang thiết bị nội thất .......................... 131
Hình 3.23: Bảng vẽ.............................................................................................. 133
Hình 3.24: Sơ đờ minh họa ghép trang trí tường phịng học ................................. 134
Hình 3.25: Minh họa khả năng tùy biến của bàn ghế ........................................... 134
Hình 3.26: Giải pháp lắp ráp cho các thiết bị nội thất dạng khối, khối ghế ngồi và
tủ đựng dụng cụ học tập...................................................................... 135


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cuộc cách
mạng của tin học và trí tuệ nhân tạo. Nếu như trước đây con người sản xuất ra của cải
vật chất dựa trên tài nguyên thiên nhiên và sức lao động, thì ở cuộc cách mạng 4.0
của cải vật chất của xã hội được tạo ra bằng sự sáng tạo của con người, mà trong đó
nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trị quan trọng. Việt Nam đang trong giai
đoạn của thời ký quá độ - là thời kỳ tồn tại của cả những yếu tố cũ nhất và mới nhất.
Chính vì thế ḿn đất nước phát triển thì phải tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.
Để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, phải đổi mới toàn diện
giáo dục và đào tạo bắt đầu từ những bậc học nền tảng là mẫu giáo (MG). Các nước
phát triển trên thế giới đã thành công nhờ những đổi mới trong giảng dạy lứa tuổi
mẫu giáo, dựa trên những thành tựu nghiên cứu mới nhất về tâm sinh lý trẻ mẫu giáo
(từ 3 - 5 tuổi).
Giáo dục Việt Nam đã tồn tại triết lý giáo dục “cũ” truyền đạt hiện nay đã dần
thay đổi theo triết lý giáo dục “mới” tự nhận thức là chính… đã đặt vai trò của người
thầy từ chỗ truyền đạt kiến thức cho học sinh, nay trở thành là người gợi ý, hướng

dẫn cho học sinh tự nhận thức. Với phương châm lấy người học làm trung tâm, cho
các bé tự nhận thức thế giới xung quanh bằng năng lực tự nhiên của bản thân theo
cách riêng của chính mình, không lệ thuộc vào kiến thức khô cứng của sự truyền đạt
từ giáo viên. Từ đó sẽ hình thành tư duy phản biển của trẻ em, tác động mạnh mẽ tới
năng lực sáng tạo…để từ đó trẻ tự tin và có các phương pháp tiếp cận những vấn đề
mới của thực tiễn nẩy sinh trong tương lai.
Chính vì những lý do trên, việc hình thành một không gian cho các hoạt động
giáo dục kích thích sự sáng tạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo trong các trường mẫu giáo
là vô cùng cần thiết, với những công nghệ giảng dạy mới có thể được thực hiện và hỗ
trợ cho các phương pháp giáo dục sáng tạo được phát huy hiệu quả trong không gian
của các phòng học mẫu giáo. Tuy nhiên thực tiễn hiện nay cho thấy có sự bất cập
giữa phương pháp giáo dục mới với phương pháp giáo dục cũ là cơ sở vật chất cho
các hoạt động học tập không phù hợp.


2

Vì vậy việc Luận án đặt vấn đề nghiên cứu đề tài “Tổ chức khơng gian nội
thất phịng học trong các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo”
nhằm giải quyết những mâu thuẫn nêu trên, đồng thời bổ sung thêm vào cơ sở lý
thuyết trong tổ chức không gian kiến trúc nội thất trẻ mẫu giáo cho phép phát triển
năng lực tư duy sáng tạo của bản thân
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Hình thành các giải pháp kiến trúc nội thất có khả năng
giúp phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho trẻ em tuổi mẫu giáo, phù hợp với triết
lý giáo dục, đào tạo mới - lấy người học làm trung tâm.
Mục tiêu nghiên cứu:
+ Các nghiên cứu về khơng gian phịng học mẫu giáo theo hướng PTTDST:
- Nghiên cứu cấu trúc không gian và chức năng không gian.
- Nghiên cứu mặt bằng và diện tích mặt bằng không gian nội thất phòng học

mẫu giáo theo hướng PTTDST.
- Nghiên cứu các thành phần cấu thành không gian nội thất phòng học mẫu
giáo theo hướng PTTDST.
+ Các nghiên cứu về thiết bị và đồ nội thất phòng học mẫu giáo theo hướng PTTDST:
- Nghiên cứu sự linh hoạt cho thiết bị và đồ nội thất.
- Nghiên cứu hình thành đơn nguyên thiết bị và đồ nội thất.
- Nghiên cứu áp dụng hệ thống module cho thiết bị và đồ nội thất.
3. Nội dung nghiên cứu
Luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu:
- Làm rõ mục đích, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, các khái niệm của đề tài.
- Tổng quan về kiến trúc nội thất các lớp mẫu giáo theo hướng phát triển tư
duy sáng tạo trong và ngoài nước.
- Xây dựng các cơ sở và yếu tố tác động tới sự hình thành không gian nội thất
kích thích sáng tạo cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo.
- Các giải pháp tổ chức kiến trúc nội thất phòng học trẻ mẫu giáo theo hướng
phát triển tư duy sáng tạo.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra hiện trường


3

- Phương pháp tổng hợp, thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp dự báo
- Sản phẩm dự kiến: Các giải pháp tổ chức kiến trúc nội thất phòng học mẫu
giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Bổ sung vào các cơ sở lý luận không gian kiến trúc nội thất có khả năng kích

thích tư duy sáng tạo cho trẻ mẫu giáo. Ngoài ra còn có thể sử dụng làm tài liệu giảng
dạy cho chuyên ngành kiến trúc nội thất trong lĩnh vực tổ chức không gian và thiết
kế trang thiết bị nội thất.
- Dựa trên cơ sở các lý luận nêu trên, áp dụng vào việc đề xuất các tiêu chuẩn
thiết kế xây dựng không gian lớp mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo.
Đồng thời làm tài liệu hướng dẫn thiết kế kiến trúc các trường mẫu giáo hướng tới
phát triển năng lực sáng tạo cho trẻ em. Ngoài ra có thể áp dụng vào việc nghiên cứu
sản xuất thực tế các trang thiết bị nội thất theo module, điều phối thông số, kích thước
không gian nội thất trong các công trình kiến trúc xây dựng.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Không gian nội thất các phòng học mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy
sáng tạo tại Việt Nam.
6.1. Khách thể nghiên cứu
- Các trường mầm non, phòng học các trường mẫu giáo trong các thành phố
lớn thuộc hệ thống giáo dục của Việt Nam.
- Đối tượng khảo sát: các trường mẫu giáo tại 3 thành phớ lớn của Việt Nam:
Hà nợi, Thành phớ Hờ Chí Minh, Đà Nẵng. Đề tài lựa chọn các thành phố lớn nêu
trên vì tại đó đang diễn ra nhiều thay đổi quan trọng trong phương pháp giáo dục mới
và khả năng đầu tư cơ sở vật chất theo hướng hình thành các trường tiên tiến theo mô
hình các trường mẫu giáo quốc tế.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: từ nay đến 2035


4

- Về không gian: Tập trung vào kiến trúc nội thất phòng học mẫu giáo, trong
đó tập trung nghiên cứu không gian nội thất phòng sinh hoạt chung, vì đây là không
gian quan trọng nhất, nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập
của trẻ lứa tuổi mẫu giáo trong ngày.

- Về lứa tuổi: từ 3 đến 5 tuổi (tuổi mẫu giáo).
7. Đóng góp mới của luận án
- Quan điểm mới:
+ Không gian nội thất phịng học trong trường mẫu giáo khơng chỉ là khơng
gian giữ trẻ, mà cịn là mợt khơng gian giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo - một không
gian tự nhận thức, tự học, tự sáng tạo của trẻ em. Tổ chức nợi thất phịng học mẫu giáo
- là tổ chức một không gian trải nghiệm, tự nhận thức, không gian phản ánh sở thích,
mong muốn của trẻ, giúp phát triển tư duy sáng tạo theo năng lực tự thân.
+ Kiến trúc nợi thất phịng học mẫu giáo - là sự phản ánh ước mơ của chính
trẻ em, do trẻ em tạo ra.
+ Khơng gian nợi thất phịng học mẫu giáo là mợt loại hình khơng gian mở
dành cho các hoạt động vui chơi là chính, do chính trẻ trong khơng gian đó tự hồn
thiện theo ý tưởng của mình. Do đó phịng học là chỡ vui chơi, hoạt đợng của trẻ.
- Giải pháp mới:
Luận án đã đề xuất 3 quan điểm, 5 nguyên tắc, hệ thống tiêu chí đánh giá chất
lượng khơng gian nợi thất phịng học mẫu giáo theo hướng PTTDST.
Nhóm giải pháp thứ 1: Các giải pháp tổ chức khơng gian kiến trúc phịng học
mẫu giáo, bao gồm các giải pháp sau:
+ Giải pháp về không gian, cấu trúc không gian, không gian nhiều chức năng
cho nội thất phòng học mẫu giáo THPTST.
+ Đề xuất điều chỉnh tiêu chuẩn diện tích cho khơng gian phịng học mẫu giáo
đáp ứng yêu cầu theo hướng phát triển tư duy sáng tạo.
+ Đề xuất giải pháp tổ chức các thành phần cấu thành khơng gian nợi thất
phịng học mẫu giáo theo hướng PTTDST (tường, trần, sàn, chiếu sáng, mầu sắc…).
Nhóm giải pháp thứ 2: Các giải pháp về trang thiết bị nợi thất cho phịng học
mẫu giáo theo hướng PTTDST.


5


Là nhóm các giải pháp được đề xuất theo hướng điều phới kích thước của
khơng gian phịng học mẫu giáo với kích thước của các trang thiết bị nội thất hướng
tới khả năng linh hoạt trong chuyển đổi chức năng không gian cũng như công năng
của các trang thiết bị nợi thất, nhằm tạo ra mơi trường phịng học như một không gian
lớn của các trò chơi lego, được trẻ em tự đưa ra ý tưởng và tự thực hiện, hình thành
mợt mơi trường vừa chơi vận đợng, vừa là mơi trường giao tiếp và trải nghiệm q
trình thực hiện. Thực hiện nguyên tắc chơi mà học.
+ Đề xuất hình thành khối đơn nguyên chức năng, giúp cho giáo viên và trẻ
mẫu giáo có khả năng nhanh chóng tổ chức nợi thất phịng học theo các hoạt đợng
chức năng khác nhau tùy theo yêu cầu hoạt động.
+ Đề xuất các giải pháp cho thiết bị nợi thất: có khả năng lắp ráp theo nhiều
phương án với một số lượng hạn chế các chi tiết thành phần.
+ Đề xuất áp dụng hệ module điều phối kích thước cho thiết bị và đồ nội thất
Một số khái niệm và thuật ngữ
- Trường mầm non: là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành học mầm non, là trường
được liên hợp giữa nhà trẻ và mẫu giáo. Trường mầm non có chức năng thu nhận để
chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi, nhằm giúp trẻ hình thành những
yếu tố đầu tiên của nhân cách; chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1. Trường mầm non có
các lớp mẫu giáo và các nhóm trẻ. Trường mầm non do mợt ban giám hiệu có hiệu
trưởng phụ trách.
- Nhà trẻ: Là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành học mầm non, có chức năng thu
nhận các cháu từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi để nuôi, dạy và chăm sóc theo phương pháp
khoa học, nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Nhà trẻ chia thành nhiều nhóm trẻ, trong
nhà trẻ có thể có cả các lớp mẫu giáo. Nhà trẻ do mợt ban giám hiệu có hiệu trưởng
phụ trách.
- Trường mẫu giáo: Là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành học mầm non, có chức
năng thu nhận để chăm sóc giáo dục trẻ em từ 3 đến 6 tuổi, chuẩn bị cho trẻ vào lớp
1. Trường mẫu giáo gờm có các lớp mẫu giáo và có thể có cả nhóm trẻ. Trường do
mợt ban giám hiệu có hiệu trưởng phụ trách.



6

- Các loại hình cơ sở giáo dục
+ Giáo dục mầm non: Trường Mẫu giáo hoặc Nhà trẻ
+ Giáo dục tiểu học: Trường tiểu học
+ Giáo dục trung học: Trường trung học cơ sở Trường trung học phổ thông
Trường trung cấp chuyên nghiệp Trường giáo dưỡng
+ Giáo dục đại học: Trường giáo dục thường xuyên Trường dạy nghề Trường
trung cấp chuyên nghiệp Trường dự bị đại học Trường cao đẳng
+ Đại học : Viện đại học, Trường đại học, Học viện,Viện cơng nghệ
- Phịng học mẫu giáo: Các khơng gian của lớp mẫu giáo đạt chuẩn Quốc gia
phải đáp ứng diện tích và đảm bảo cấu trúc mợt phịng học là mợt đơn ngun đơn vị
bao gờm khơng gian phịng SHC, phịng ngủ, vệ sinh, kho. Ngồi ra có hành lang
hoặc hiên nhà. Trong mợt sớ trường hợp, phịng SHC có thể vừa kết hợp làm phịng
ăn và ngủ tùy theo cách tổ chức của mỗi trường.
- Kiến trúc nội thất (KTNT): là một chuyên ngành thuộc lĩnh vực kiến trúc,
có vai trị tổ chức khơng gian bên trong cơng trình (nợi thất), khơng chỉ đáp ứng các
chất lượng thẩm mỹ, ý tưởng nghệ thuật, mà còn phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ
thuật xây dựng cũng như kỹ thuật tòa nhà, nhằm đáp ứng tiện nghi về chức năng, các
tiện nghi về môi trường sinh hoạt, làm việc và khí hậu khơng gian trong nhà. Như
vậy, KTNT bao gồm cả các thành phần kỹ thuật và nghệ thuật được sắp xếp, tổ chức
bên trong cơng trình theo hoạt động được định hướng của con người [13].
- Năng lực: là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện
một hoạt động nào đó: như năng lực tư duy, hoặc là phẩm chất tâm sinh lý và trình
đợ hiểu biết, chun mơn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động
nào đó với chất lượng cao. Năng lực là nơi hội tụ của kiến thức - kỹ năng - thái độ.
Hiện nay các nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm cấu trúc khung năng lực bao gồm 4
năng lực cơ bản như: năng lực theo vai trò (role specific compentencies)-là năng lực
được thể hiện ở các vị trí cơng việc cụ thể. Năng lực cốt lõi (core compentencies) - là

năng lực chung cần cho tất cả các vị trí như kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, kỹ
năng ra quyết định. Năng lực chuyên môn (technical compentencies) là kỹ năng hiểu
biết sâu rộng về một vấn đề, một lĩnh vực. Năng lực hành vi (behavior compentencies)


7

- là những phản ứng biểu hiện ra bên ngoài dưới tác đợng của hồn cảnh. Như vậy,
để có năng lực, trẻ không chỉ phát hiện các năng lực tự nhiên tiềm ẩn trong bản thân,
mà còn cần phải được học tập, rèn luyện trong môi trường thực tiễn các hoạt đợng
thực tế để khơng chỉ có hiểu biết chun mơn, mà cịn có các kỹ năng khác giúp trẻ
chủ động và tự lập hơn trong cuộc sống.
- Sáng tạo: là tạo ra cái mới, có ích cho c̣c sớng của con người. Tuy nhiên
trong phạm vi sáng tạo của lứa tuổi mẫu giáo, nên hiểu đó là sự khám phá thế giới và
khám phá năng lực bản thân. Đối với trẻ, trí tưởng tượng còn quan trọng hơn kiến
thức vì sau này, trí tưởng tượng sẽ là nền tảng cho các phát minh và sáng tạo.
Trí tuệ sáng tạo là năng lực vượt qua những giới hạn của những phương thức
tư duy hoặc hành động truyền thống, và phát triển những ý tưởng, vật thể và phương
pháp mới [49].
- Dạy học định hướng phát triển năng lực: bao gồm các vấn đề về mục tiêu dạy
học, phương pháp dạy học, nội dung dạy học và cuối cùng là đánh giá, kiểm tra. Mục
tiêu dạy ngoài các yêu cầu nhận biết, tái hiện kiến thức cịn cần có khả năng vận dụng
kiến thức trong các tình h́ng thực tế; phương pháp dạy học khơng chỉ cung cấp kiến
thức mà cịn chủ yếu phải tổ chức dạy học thông qua các trải nghiệm, giải quyết các
nhiệm vụ thực tiễn...qua đó nhiều năng lực khác nhau của mỗi trẻ sẽ được khám phá để
sau đó tập trung phát triển năng lực bản thân; nội dung dạy học sẽ phải được xây dựng
trên các hoạt động, chủ đề, nhiệm vụ đa dạng gắn với thực tế cuộc sống, nhằm giảm
khoảng cách giữa học và hành; cuối cùng, việc đánh giá phải dựa trên khả năng vận dụng
kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ, giải quyết các vấn đề thực tế của trẻ.
- Khơng gian sáng tạo: là mợt địa điểm, có thể là địa điểm thực hoặc địa điểm

trực tuyến, là nơi đem những con người sáng tạo đến với nhau. Đó là nơi tụ họp, chia
sẻ không gian và hỗ trợ cho các hoạt động kết nối, phát triển kinh doanh và thu hút
cộng đồng trong các lĩnh vực sáng tạo, văn hóa và công nghệ [7].
Từ khái niệm nêu trên, chúng ta có thể coi phịng học mẫu giáo là một địa điểm
sáng tạo nếu địa điểm đó hỗ trợ, đáp ứng được sự kết nối giữa các cá nhân có cùng
mợt sở thích, đam mê… giúp các bé trải nghiệm, nhận thức, trao đổi kiến thức để
nhận thức thế giới xung quanh và khám phá chính bản thân mình.


8

8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tổ chức khơng gian kiến trúc nợi thất phịng học mẫu
giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo
Chương 2: Cơ sở khoa học cho việc tổ chức không gian nợi thất phịng học
các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo
Chương 3: Các giải pháp tổ chức khơng gian nợi thất phịng học các trường
mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo
SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TỔ CHỨC KGNT PHÒNG HỌC CÁC TRƯỜNG MG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

NƯỚCNƯỚC
CÁC NC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỐI TƯỢNG NC CỦA
LUAN ÁN

VẤN ĐỀ CẦN GIẢI

QUYẾT

TỔNG QUAN TC KG KTNT PHÒNG HỌC
CÁC TRƯỜNG MG TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC THEO HƯỚNG PTTDST

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC
CƠ SỞ LÝ LUẬN

CƠ SỞ PHÁP LÝ

CƠ SỞ THỰC TIỄN

CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM NGUYÊN TẮC
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

GIẢI PHÁP VỀ KHÔNG GIAN

KẾT QUẢ

GIẢI PHÁP VỀ TRANG

KIẾN TRÚC

BÀN LUẬN

THIẾT BỊ + ĐỒ NT


KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TỔ CHỨC KHƠNG GIAN NỘI THẤT PHỊNG HỌC
TRONG CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
TƯ DUY SÁNG TẠO
1.1. Tình hình chung
Đầu của thế kỷ 21, c̣c cách mạng công nghiệp hóa và tự động hóa đang dần
thay thế bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó bất cứ một quốc gia, một
dân tộc nào muốn phát triển thịnh vượng đều phải huy động và sử dụng mọi nguồn lực
trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định trong việc huy động,
khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác.
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu là đào tạo những công dân Việt Nam thông minh, sáng tạo trong công việc
nhờ đó có thể tạo cơ hội phát triển kinh tế - văn hóa trong giai đoạn mới.
Để đào tạo ra ng̀n nhân lực chất lượng cao thì phải đổi mới toàn diện giáo
dục và đào tạo, bắt đầu ngay từ bậc học nền tảng là lứa tuổi mẫu giáo áp dụng phương
pháp giáo dục mới, lấy trẻ làm trung tâm cho các hoạt động học tập trải nghiệm, sao
cho các bé tự nhận thức được thế giới xung quanh bằng năng lực tự nhiên của bản
thân, không lệ thuộc vào kiến thức khô cứng của phương pháp giáo dục cũ truyền đạt
. Từ đó sẽ hình thành tư duy phản biện của trẻ em, tác động mạnh mẽ tới năng lực
sáng tạo… trẻ tự tin và có các phương pháp tiếp cận những vấn đề mới, nẩy sinh trong
tương lai. Chính vì những lý do trên, việc hình thành một không gian giáo dục kích
thích sự sáng tạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo là vô cùng cần thiết cho các hoạt động
giảng dạy. Cơ sở vật chất trong đó không gian kiến trúc nội thất đóng một vai trò
quan trọng, nó phải đáp ứng với phương pháp giáo dục mới trên cơ sở:
+Lấy định hướng giáo dục, tâm sinh lý, sở thích của trẻ em để tổ chức không

gian kiến trúc nội thất;
+ Thiết kế trường mẫu giáo gắn liền với môi trường thiên nhiên “suy nghĩ như
đứa trẻ khi thiết kế”;
+ Hình khối kiến trúc mầu sác đơn giản khúc triết dễ nhận biết thân thuộc;


10

+ Nội thất ánh sáng, mầu sắc, vật liệu trang trí an toàn, gần gũi, phù hợp với
trí lực trẻ;
+ Không gian cho trẻ là không gian tự do để trẻ khám phá sử dụng theo cách
riêng của mình;
1.2. Tình hình tổ chức khơng gian nội thất phịng học trong các trường
mẫu giáo của các nước tiên tiến trên thế giới theo hướng phát triển tư duy sáng
tạo
1.2.1. Tổ chức khơng gian nội thất phịng học trong các trường mẫu giáo
tại Nhật Bản
- Trường mẫu giáo Fuji (Fuji Kindergarten); Địa điểm: Tachikawa, Tokyo,
Nhật Bản; Tư vấn kiến trúc: Tezuka Architects và cộng sự; Quy mô: 600 trẻ em từ 3
đến 6 tuổi; Năm hoàn thành: 2007 [23].
Công trình được gọi là “mẫu giáo tuyệt vời nhất thế giới”. Khi nói về Trường
mẫu giáo Fuji, người ta thường tập trung vào kiến trúc đặc biệt phù hợp với tâm lý trẻ
nhỏ: Một thiết kế mở, rất thân thiện, thỏa mãn sự ham thích khám phá, quan sát và vận
động của trẻ. Đây là một ví dụ tiêu biểu cho việc tổ chức một không gian phòng học
thành một không gian “chơi mà học” cho trẻ, giúp phát triển kiến thức, các kỹ năng thông
qua các hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo trí tưởng tượng của các bé.
Trường mẫu giáo Fuji được thiết kế theo hình bầu dục, một vòng tròn không
bao giờ có điểm kết thúc. Tầng mái của tòa nhà được biến thành sân chơi, trên sân
chơi ở tầng cao này, các em nhỏ có thể nô đùa thỏa thích có thể chạy chơi bao xa tùy
thích bởi không có điểm bắt đầu hay kết thúc. Các em có thể thỏa sức vui chơi mà

không bị giới hạn về mặt không gian.
Lí do để ngôi trường này được gọi là “Trường mẫu giáo tuyệt vời nhất thế
giới” chính bởi cách tổ hợp kiến trúc “để trẻ em được là trẻ em”. KTS Takaharu
Tezuka - tác giả của công trình - từng trả lời một cách đơn giản rằng: “Hãy suy nghĩ
như một đứa trẻ khi thiết kế trường mẫu giáo” [64]. Tezuka đã được truyền cảm hứng
bởi chính các con của mình, ông đã nghĩ về các con để xem mình cần phải thiết kế
một công trình như thế nào.


×