Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Thực trạng nhu cầu thông tin khoa học công nghệ và biện pháp đưa thông tin khoa học và công nghệ vào các trường cao đẳng, đại học và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.57 MB, 188 trang )


MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................................... 6
Danh mục các bảng biểu ...................................................................................................... 7
Phần I: Thông tin chung của đề tài ................................................................................... 8
Phần II: Báo cáo thuyết minh kết quả nghiên cứu ......................................................... 11
Mở đầu .............................................................................................................................. 11
1. Lý do thực hiện đề tài .................................................................................................... 11
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................... 12
3. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................................... 16
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 17
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 18
6. Giới hạn của đề tài ......................................................................................................... 18
7. Ý nghĩa kinh tế - xã hội, khoa học của đề tài .................................................................. 19
8. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................................... 19
9. Bố cục của đề tài ............................................................................................................ 21
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NHU CẦU THÔNG TIN KH&CN .................................... 22
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu về nhu cầu thông tin khoa học và công nghệ ................. 22
1.2. Cơ sở lý luận về thông tin KH&CN ............................................................................ 24
1.2.1. Một số khái niệm có liên quan.................................................................................. 24
1.2.2. Cơ sở pháp lý của hoạt động thông tin KH&CN ở Việt Nam trong thời gian qua ..... 28
1.2.3. Kênh thông tin ......................................................................................................... 29
1.2.4. Vai trị của hoạt động thơng tin và thông tin KH&CN .............................................. 33
1.2.5. Người dùng tin và một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của người dùng tin ........... 39

1


Chương 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU THÔNG TIN KH&CN TẠI CÁC TRƯỜNG
CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH


DƯƠNG
2.1. Thực trạng nhu cầu thơng tin KH&CN tại các trường cao đẳng, đại học và doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương ................................................................................. 45
2.1.1. Thực trạng nhu cầu thông tin KH&CN của sinh viên tại các trường cao đẳng, đại
học trên địa bàn tỉnh Bình Dương ...................................................................................... 45
2.1.1.1. Mức độ nhu cầu thông tin KH&CN của sinh viên ................................................. 45
2.1.1.2. Thói quen sử dụng thơng tin KH&CN của sinh viên ............................................. 47
2.1.2. Thực trạng nhu cầu thông tin KH&CN của giảng viên tại các trường cao đẳng, đại
học trên địa bàn tỉnh Bình Dương ...................................................................................... 54
2.1.2.1. Mức độ nhu cầu thông tin KH&CN của giảng viên ............................................... 54
2.1.2.2. Thói quen sử dụng thơng tin KH&CN của giảng viên ........................................... 56
2.1.3. Thực trạng nhu cầu thông tin KH&CN của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bình Dương ....................................................................................................................... 61
2.1.3.1. Mức độ nhu cầu thông tin KH&CN của doanh nghiệp .......................................... 62
2.1.3.2. Thói quen sử dụng thơng tin KH&CN của doanh nghiệp ....................................... 63
2.2. Thực trạng hoạt động cung cấp thông tin KH&CN...................................................... 66
2.2.1. Nguồn cung cấp thông tin KH&CN ......................................................................... 66
2.2.2. Hoạt động cung cấp thông tin KH&CN của một số đơn vị ....................................... 70
2.2.2.1. Đánh giá nguồn lực thông tin thư viện ................................................................... 70
2.2.2.2. Đánh giá theo định hướng phục vụ nhu cầu thông tin ............................................ 74
2.3. Đánh giá và kỳ vọng của người dùng tin về hoạt động cung cấp thông tin KH&CN
2.3.1. Đánh giá của người dùng tin về hoạt động cung cấp thông tin KH&CN của một số
đơn vị ................................................................................................................................ 77
2


2.3.1.1. Hoạt động cung cấp thông tin KH&CN trên website ............................................. 78
2.3.1.2. Đánh giá về nguồn thông tin KH&CN cơ quan ..................................................... 78
2.3.1.3. Đánh giá về mức độ cung cấp thông tin KH&CN của giảng viên .......................... 79
2.3.1.4. Các đánh giá xoay quanh việc cung cấp thông tin KH&CN................................... 81

2.3.2. Kỳ vọng của người dùng tin về hoạt động cung cấp thông tin KH&CN của một số
đơn vị ................................................................................................................................ 84
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CUNG CẤP THÔNG TIN KH&CN ĐẾN CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC, DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH DƯƠNG
3.1. Giải pháp cung cấp thơng tin KH&CN đến với các trường, doanh nghiệp .................. 90
3.1.1. Thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin KH&CN từ các tài liệu thứ cấp ......... 90
3.1.2. Thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin KH&CN từ các hoạt động của ngành
trên địa bàn tỉnh ................................................................................................................. 94
3.1.4. Thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin KH&CN từ doanh nghiệp ................. 95
3.2. Giải pháp phát triển khả năng truy cập và sử dụng thông tin KH&CN trong xã hội và
truyền thông thông tin KH&CN ......................................................................................... 97
3.2.1. Giải pháp phát triển khả năng truy cập và sử dụng thông tin KH&CN trong xã hội .. 97
3.2.2. Đẩy mạnh công tác truyền thông KH&CN trên địa bàn tỉnh ..................................... 98
3.2.4. Mở rộng hợp tác quốc tế về thông tin KH&CN ..................................................... 100
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc quản lý và triển khai nguồn tin
KH&CN tại các trường cao đẳng, đại học ........................................................................ 101
3.3.1. Phát triển nguồn thông tin KH&CN nội sinh .......................................................... 101
3.3.2. Khuyến khích các đề tài có nội dung mới, có tính thực tế cao ................................ 103
3.3.3. Xây dựng dịch vụ cung cấp thông tin KH&CN ...................................................... 104
3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc tiếp nhận và sử dụng nguồn tin
KH&CN tại các doanh nghiệp ......................................................................................... 105
3


3.4.1. Thay đổi nhận thức về thông tin KH&CN ở doanh nghiệp nói chung và người quản
lý doanh nghiệp nói riêng ................................................................................................ 106
3.4.2. Tăng cường tham gia các buổi đào tạo, tập huấn, hội thảo, hội nghị ....................... 106
3.4.3. Tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ thiết bị KH&CN .......................................... 106
3.5. Giải pháp định hướng hoạt động của Trung tâm Tin học và Thông tin khoa học công

nghệ - Sở KH&CN Bình Dương ...................................................................................... 107
3.5.1. Phát triển nguồn tài nguyên thông tin ..................................................................... 108
3.5.2. Phát triển nguồn nhân lực ....................................................................................... 109
3.5.3. Giải pháp tăng thu nhập cho người làm công tác thông tin KH&CN tuyến huyện,
thị .................................................................................................................................... 114
3.5.4. Đầu tư cơ sở vật chất.............................................................................................. 115
3.5.5. Phát triển sản phẩm dịch vụ thông tin ..................................................................... 118
3.5.6. Tăng cường phối hợp hoạt động thông tin .............................................................. 121
3.5.7. Tăng cường quảng bá về trung tâm ........................................................................ 124
Chương 4: BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THỰC HIỆN CUNG CẤP THƠNG TIN
KH&CN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG
4.1. Xây dựng mơ hình cung cấp thơng tin KH&CN ........................................................ 126
4.2. Xây dựng Module website cập nhật nguồn thông tin KH&CN trên website KH&CN
Bình Dương ..................................................................................................................... 138
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................... 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 158

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Thuật ngữ tiếng Anh (nếu có) và tiếng Việt

KH&CN

Khoa học và cơng nghệ


ĐTB

Điểm trung bình

CSDL

Cơ sở dữ liệu

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

NCKH

Nghiên cứu khoa học

5


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tự đánh giá nhu cầu tìm kiếm thơng tin KH&CN của sinh viên ......................... 49
Bảng 2.2. Nhu cầu cung cấp thông tin KH&CN theo từng lĩnh vực ................................... 51
Bảng 2.3. Sinh viên đến thư viện trường mượn, đọc sách, báo ........................................... 52
Bảng 2.4. Sinh viên truy cập thông tin trên website của trường .......................................... 53
Bảng 2.5. Sinh viên đọc bản tin của trường và bản tin KH&CN ......................................... 54
Bảng 2.6. Sinh viên tìm kiếm thơng tin qua báo, tạp chí..................................................... 55
Bảng 2.7. Mức độ tìm kiếm thơng tin tại thư viện .............................................................. 57
Bảng 2.8. Tự đánh giá nhu cầu tìm kiếm thơng tin KH&CN của giảng viên ...................... 59
Bảng 2.9. Nhu cầu thông tin KH&CN của giảng viên theo từng lĩnh vực ........................... 60
Bảng 2.10. Mức độ tìm kiếm thơng tin của giảng viên ....................................................... 60

Bảng 2.11. Hình thức sử dụng và phương tiện tìm kiếm thơng tin của giảng viên .............. 62
Bảng 2.12. Mức độ tìm kiếm thơng tin qua báo, tạp chí của giảng viên .............................. 63
Bảng 2.13. Phương thức cung cấp thơng tin KH&CN ........................................................ 64
Bảng 2.14. Nhu cầu tìm kiếm thông tin KH&CN của doanh nghiệp................................... 67
Bảng 2.15. Nhu cầu thông tin KH&CN của doanh nghiệp theo từng lĩnh vực .................... 67
Bảng 2.16. Lựa chọn hình thức cung cấp thơng tin KH&CN của doanh nghiệp ................. 68
Bảng 2.17. Phương thức cung cấp thông tin ....................................................................... 69
Bảng 2.18. Nhu cầu về đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu của doanh
nghiệp ................................................................................................................................ 70
Bảng 2.19. Tự đánh giá nguồn lực thơng tin nói chung của cán bộ ..................................... 76
Bảng 2.20. Đánh giá nguồn lực thơng tin nói chung ở tỉnh cung ứng nhu cầu sử dụng
thông tin KH&CN ............................................................................................................. 76
6


Bảng 2.21. Nguồn lực thông tin của thư viện ứng với từng hình thức thơng tin .................. 77
Bảng 2.22. Đánh giá nguồn lực thơng tin KH&CN theo hình thức thơng tin ...................... 77
Bảng 2.23. Đánh giá nguồn lực thông tin KH&CN xét trên kiểu loại thông tin .................. 78
Bảng 2.24. Thống kê nguồn tài nguyên thư viện đang có ................................................... 78
Bảng 2.25. Mức độ đánh giá các thông tin sau thường sử dụng tại thư viện ....................... 78
Bảng 2.26. Chất lượng sản phẩm dịch vụ tại thư viện ........................................................ 79
Bảng 2.27. Nhu cầu sử dụng chất lượng dịch vụ tại thư viện .............................................. 79
Bảng 2.28. Dịch vụ mong muốn mở rộng và phát triển tại các thư viện ............................. 80
Bảng 2.29. Nhà trường, giảng viên có nhiệm vụ ............................................................... 80
cung cấp thông tin KH&CN cho sinh viên ......................................................................... 81
Bảng 2.30. Nguồn cung cấp thông tin KH&CN cho nghiên cứu và học tập ........................ 82
Bảng 2.31. Cơ quan trong tỉnh cung cấp thông tin trên Website ......................................... 83
Bảng 2.32. Đánh giá nguồn thông tin KH&CN cơ quan ..................................................... 83
Bảng 2.33. Mức độ cung cấp thơng tin KH&CN trong tỉnh Bình Dương ........................... 84
Bảng 2.34. Mức độ cung cấp thông tin KH&CN của các nguồn thông tin .......................... 85

Bảng 2.35. Đánh giá phản ánh các hoạt động cung cấp thông tin của tỉnh .......................... 86
Bảng 2.36. Mức độ hài lòng của giảng viên và doanh nghiệp khi được các sở, ban ngành
cung cấp thông tin.............................................................................................................. 89
Bảng 2.37. Một số giải pháp nâng cao hoạt động cung cấp thông tin KH&CN ................... 90

7


PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
(1)

Tên đề tài:

Thực trạng nhu cầu thông tin KH&CN và giải pháp cung cấp thông tin KH&CN vào các
trường cao đẳng, đại học và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
(2)

Chủ nhiệm đề tài:

- Họ và tên:

Nguyễn Thị Thơ Mộng

- Học vị/học vị:

Cử nhân

- Điện thoại: Cơ quan:

0650.3904667


Mobile:

0937 491259

- E-mail:



- Địa chỉ cơ quan:

26 Huỳnh Văn Nghệ, phường Phú Lợi, thị xã Thủ Dầu Một,
Bình Dương

- Địa chỉ nhà riêng:

288/64/5/12 Huỳnh Văn Lũy, phường Phú Lợi, thành phố Thủ
Dầu Một, tỉnh Bình Dương

(3)

Đơn vị chủ trì:

- Tên cơ quan:

Trung tâm Tin học và Thơng tin khoa học cơng nghệ Bình
Dương

- Địa chỉ cơ quan:


26 Huỳnh Văn Nghệ, phường Phú Lợi, thị xã Thủ Dầu Một,
Bình Dương

- Điện thoại:

0650.3904667

- Fax:

0650.3856057

- E-mail:



(4)
STT
1

Danh sách cá nhân tham gia thực hiện đề tài
Họ và tên
Nguyễn Thị Thơ Mộng

Cơ quan

Học hàm,
học vị

Chức danh


Cử nhân

Chủ nhiệm

công tác
Trung tâm Tin học và
8


2

Phan Thị Linh Trang

Cử nhân

đề tài

Thơng tin KHCN

Kế tốn

Trung tâm Tin học và
Thơng tin KHCN

đề tài
3

Trần Trọng Tun

4


Vương Đình Thành

Cử nhân

Thành viên Trung tâm Tin học và
Thơng tin KHCN

5

Hồng Ngọc Diệu Hiền

Cử nhân

Thành viên Trung tâm Tin học và
Thông tin KHCN

6

Phạm Thị Thanh Bình

Cử nhân

Thành viên Trung tâm Tin học và
Thông tin KHCN

7

Nguyễn Thị Minh Thanh


Cử nhân

Thành viên Trung tâm Tin học và
Thông tin KHCN

(5)

Thạc sỹ

Thành viên Trung tâm Tin học và
Thông tin KHCN

Mục tiêu của đề tài (theo đề cương được duyệt):

Tìm hiểu thực trạng nhu cầu thơng tin KH&CN tại các trường cao đẳng, đại học và
một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp
cung cấp thơng tin KH&CN vào môi trường học tập trong các trường cao đẳng, đại học
và vào hoạt động sản xuất tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
(6)

Nội dung theo đề tài (theo đề cương được duyệt)

Khảo sát nhu cầu ứng dụng thông tin KH&CN của sinh viên, chọn mẫu theo phương
pháp phân tầng (1): Khảo sát trên mẫu của 1.200 sinh viên của 2 trường đại học (trong
mỗi trường chọn ra 3 khoa, mỗi khoa chọn ra 100 sinh viên) và 3 trường cao đẳng (trong
mỗi trường chọn ra 2 khoa, trong mỗi khoa chọn ra 100 sinh viên) trên địa bàn tỉnh Bình
Dương. Khảo sát trên mẫu phỏng vấn sâu của 120 sinh viên của 2 trường đại học (trong
mỗi trường chọn ra 3 khoa, mỗi khoa chọn ra 10 sinh viên) và 3 trường cao đẳng (trong
mỗi trường chọn ra 2 khoa, trong mỗi khoa chọn ra 10 sinh viên) trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.

Khảo sát nhu cầu thông tin KH&CN của doanh nghiệp (2): Khảo sát trên mẫu của
35 doanh nghiệp trên địa bàn 7 huyện, thị của tỉnh Bình Dương. Mỗi huyện, thị chọn ra 5
doanh nghiệp ngẫu nhiên (đối tượng là quản lý doanh nghiệp hoặc nhân viên phòng
marketing). Khảo sát trên mẫu phỏng vấn sâu của 14 doanh nghiệp trên địa bàn 7 huyện,
thị của tỉnh Bình Dương. Mỗi huyện, thị chọn ra 2 doanh nghiệp ngẫu nhiên.
Khảo sát thực trạng cung cấp thông tin KH&CN: Khảo sát trên mẫu 1.440 sinh viên
thuộc nhóm mẫu (1) và 35 doanh nghiệp thuộc nhóm mẫu (2); khảo sát thêm 60 giảng
viên của các khoa của các trường đại học và cao đẳng nói trên. Ngồi ra, cịn có 30 cán bộ
9


quản lý thuộc các sở ngành liên quan (Sở KH&CN, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, phòng kinh tế các huyện thị,…).
Đánh giá thực trạng nhu cầu thông tin KH&CN của các đối tượng sinh viên, giảng
viên, nhân viên, cán bộ quản lý tại các trường cao đẳng, đại học và doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh.
Chia sẻ nguồn lực thông tin về KH&CN (liên kết với Trung tâm Thông tin KH&CN
Quốc Gia, Trung tâm Thông tin KH&CN Tp.HCM, Trung tâm Tin học và Thông tin khoa
học cơng nghệ Đồng Nai), hình thành cơ sở dữ liệu về sáng chế, giải pháp hữu ích, tiêu
chuẩn đo lường chất lượng,… trong các lĩnh vực KH&CN, công nghiệp, nông lâm
nghiệp, kinh tế,…phục vụ cho nhu cầu của giảng viên, sinh viên và doanh nghiệp.
Mua một số cơ sở dữ liệu được mọi người quan tâm nhiều nhất qua số liệu khảo sát
hoặc thuộc các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh (2011 – 2015).
Cải tiến website KH&CN Bình Dương (www.khcnbinhduong.gov.vn) về giao diện
cũng như cơ sở dữ liệu để đáp ứng nhu cầu chia sẻ thông tin KH&CN. Nâng cấp website
theo hướng xây dựng một portal riêng liên kết với website KH&CN Bình Dương.
Thực hiện tóm tắt những thơng tin liên quan và kết quả thực hiện của các đề tài, dự
án đã và đang thực hiện trong tỉnh và đưa những thông tin này lên website và bản tin
KH&CN Bình Dương.
Thực hiện cung cấp danh mục cơng trình nghiên cứu có liên quan đến các đề tài, dự

án đề xuất thực hiện tại tỉnh Bình Dương từ nguồn thông tin địa phương, nguồn Internet,
trong nước và trên thế giới phục vụ cho công tác tư vấn, xác định và thực hiện nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại tỉnh nhà.
Cải tiến bản tin KH&CN Bình Dương thành tạp chí KH&CN Bình Dương với nhiều
nội dung phong phú và hữu ích về thơng tin KH&CN trong và ngồi nước. Chuyển các
tạp chí này đến các trường và doanh nghiệp đầy đủ, thường xuyên và nhanh chóng.
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển thơng tin KH&CN; khuyến khích các
đối tượng (giảng viên, sinh viên, doanh nghiệp,…) tham gia sử dụng và cải tiến thông tin
KH&CN trên địa bàn tỉnh Bình Dương.liên kết với các trường đại học, cao đẳng trên địa
bàn để chia sẻ thông tin KH&CN…
(7)

Sản phẩm của đề tài

Sản phẩm đề tài gồm 7 chuyên đề khoa học; 08 mẫu phiếu được duyệt; 01 báo cáo
xử lý số liệu khảo sát; 01 đĩa CD chứa cơ sở dữ liệu về các đề tài, dự án nghiên cứu của
các tỉnh liên quan đến các ngành mũi nhọn trên địa bàn tỉnh và lĩnh vực thông tin KHCN;
01 báo cáo tổng kết đề tài (gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).
10


Phần 2

BÁO CÁO THUYẾT MINH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
MỞ ĐẦU
1.

Lý do thực hiện đề tài

Trong nền kinh tế thị trường thì nhu cầu khai thác thơng tin ngày càng trở nên cấp

thiết. Ở một xã hội hiện đại, một kỷ ngun thơng tin, ai nắm bắt được thơng tin thì người
đó sẽ thành cơng. Xã hội thơng tin và nền kinh tế tri thức đã và đang từng bước đóng vai
trị then chốt trong q trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Việc nghiên cứu để sử
dụng thơng tin, từ đó cải thiện chất lượng đời sống cá thể và xã hội, là chức năng cao quý
của hệ thống giáo dục, giới nghiên cứu khoa học và những nhà nghiên cứu hoạch định
chính sách. Hoạt động nghiên cứu khoa học là một loại hoạt động đặc thù của con người
nhằm thu thập những thông tin KH&CN mà lồi người đã tích lũy được. Thiếu thơng tin
khơng thể có hoạt động nghiên cứu khoa học hay hoạt động cơng nghệ. Thơng tin
KH&CN được coi là chìa khóa của mọi hoạt động sáng tạo và trở thành một nhân tố
không thể thiếu được trong chiến lược phát triển KH&CN.
Một yêu cầu quan trọng đối với các cơ quan thông tin KH&CN là những bất cập
ngày càng tăng trong việc tìm kiếm, lưu giữ, xử lý, chia sẻ và đảm bảo an tồn mạng. Nếu
khơng tăng cường ngay biện pháp đảm bảo kỹ thuật và các phương pháp khoa học trong
hoạt động thơng tin KH&CN, thì khơng thể hồn thành được sứ mệnh tổ chức và khai
thác khối lượng thông tin KH&CN khổng lồ như hiện nay. Vì thế, vấn đề thu thập thơng
tin KH&CN đã khó và đưa thơng tin này đến người có nhu cầu sử dụng lại là một thách
thức.
Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đang trong q
trình phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư nước ngồi. Có thể nói Bình Dương là mơi
trường tốt để phát triển thị trường công nghệ, thông tin khoa học cơng nghệ. Để góp phần
tăng tốc, đạt hiệu quả trong tiến trình phát triển đó, việc khảo sát nhu cầu và sử dụng
thông tin KH&CN trong các trường cao đẳng, đại học và các doanh nghiệp là rất cần thiết
cho việc xây dựng nguồn lực thông tin KH&CN nhằm đáp ứng theo yêu cầu của các đối
11


tượng trong môi trường này. Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở trên địa bàn tỉnh,
tính đến năm 2011, dân số tỉnh Bình Dương là 1.691.400 người. Với dân số này, Bình
Dương là tỉnh có số dân đông thứ 17 so với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và đông thứ
3 so với vùng Đông Nam Bộ chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Dân số trong

độ tuổi lao động tăng nhanh cả về số lượng và tỷ trọng. Trình độ chuyên mơn kỹ thuật của
lực lượng lao động cịn thấp, tuy nhiên chất lượng lao động của tỉnh từng bước được cải
thiện.
Bình Dương hiện có 7 trường đại học và Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (Đại
học Bình Dương, Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Kinh tế kỹ thuật Bình Dương, Đại học
Quốc tế Miền Đơng, Đại học Việt Đức, Đại học Mở Tp.HCM - cơ sở Bình Dương, Đại
học Thủy Lợi - cơ sở Bình Dương), trường Sĩ quan cơng binh. Ngồi ra, cịn có 7 trường
cao đẳng, 13 trường trung cấp và hơn 30 cơ sở dạy nghề. Đây là những nơi đào tạo nguồn
nhân lực dồi dào về trình độ tri thức và đã từng bước đáp ứng nhu cầu cho q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đóng khá nhiều
trên địa bàn và việc phát triển doanh nghiệp cũng không thể tách khỏi vấn đề KH&CN
nói chung cũng như thơng tin KH&CN nói riêng.
Rõ ràng, nhu cầu tin của các đối tượng này là có nhưng ở mức độ nào? Làm thế nào
để thông tin KH&CN đến được với những người cần nghiên cứu, học tập, vận dụng vào
đời sống sản xuất? Để giải quyết vấn đề này đề tài “Thực trạng nhu cầu thông tin
KH&CN và biện pháp cung cấp thông tin KH&CN vào các trường cao đẳng, đại học
và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” được thực hiện.
2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Một số đề tài, dự án trong nước thuộc lĩnh vực đề tài
Hiện nay, tại tỉnh Bình Dương có 4 dự án KH&CN phục vụ phát triển nông thôn đã
và đang được thực hiện nên trong đề tài này chúng tôi không chọn nghiên cứu trên đối
tượng nông thôn. 4 dự án đó là:
(1)

Dự án cấp tỉnh: Xây dựng mơ hình điểm truy cập cơng nghệ thơng tin trên mạng
Internet phục vụ phát triển nơng thơn Bình Dương ở 7 hội nông dân tuyến xã, do
12



Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Bình Dương thực hiện. Dự án đã thẩm định
và tuyển chọn được 7 điểm tham gia dự án (7 hội nông dân) và 01 điểm quản lý dự
án (Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN - đơn vị thực hiện dự án); tuyển chọn
và đào tạo được 20 hội viên nông dân tham gia lớp tin học trình độ A; cung cấp
trang thiết bị và công nghệ truy cập Internet cho các điểm tham gia; tập huấn khai
thác, tra cứu dữ liệu thông tin KH&CN từ nguồn cơ sở dữ liệu phim KH&CN và
Internet (50 người hội viên/điểm). Đây là đội ngũ tuyên truyền, giúp đỡ cho các
đối tượng khác, giúp họ khai thác những thơng tin có lợi cho chính bản thân họ, về
lâu dài lực lượng này sẽ làm nòng cốt cho chương trình phát triển kinh tế tại địa
phương; dự án chính thức đưa vào triển khai vào tháng 8/2007, tuy nhiên cho đến
tháng 5/2008 các thiết bị mới được trang bị và kết nối đầy đủ và cho đến tháng
7/2008 dự án đã tập huấn xong cho bà con nông dân các điểm biết cách khai thác
và tra cứu dữ liệu.
Dự án cấp nhà nước, tham gia chương trình nơng thơn miền núi do Bộ KH&CN

(2)

chủ trì: Xây dựng mơ hình điểm thơng tin KH&CN cấp xã, phục vụ phổ biến tri
thức khoa học, chuyển giao công nghệ tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, do
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN thực hiện. Với mục tiêu tăng cường năng
lực phổ biến tri thức khoa học và chuyển giao cơng nghệ cho cơ sở, góp phần đẩy
mạnh cơng nghiệp hoá – hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Nội
dung thực hiện của dự án:
-

Điều tra nhu cầu thông tin KH&CN, thông tin chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ
thuật tại 12 xã, thị trấn, Hội nơng dân huyện và Phịng kinh tế thuộc huyện Dầu
Tiếng.


-

Đào tạo và chuyển giao công nghệ về sử dụng, khai thác, tích hợp thơng tin
KH&CN tại các xã, thị trấn, Hội nơng dân huyện, Phịng kinh tế thuộc huyện Dầu
Tiếng và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN.

-

Trang bị, lắp đặt thiết bị tin học và kết nối Internet tại các xã, thị trấn, Hội nông
dân huyện, Phòng kinh tế huyện và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN.

-

Tăng cường và cập nhật các nguồn tin số hoá về KH&CN và các nguồn tin khác
13


phục vụ phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm phát triển từng địa
phương và từng loại đối tượng sử dụng thông tin vào cơ sở dữ liệu và trang thông
tin điện tử. Cập nhật thường xuyên các tiến bộ KH&CN được áp dụng phổ biến, có
tính đặc thù của các địa phương.
-

Tun truyền, quảng bá tri thức khoa học và thông tin chuyển giao công nghệ cho
các tổ chức như hội nông dân, câu lạc bộ khuyến nông, hội làm vườn, thanh niên,
hội người cao tuổi… bằng nhiều hình thức, trong đó có kết hợp với đài phát thanh
huyện và các xã, thị trấn để phổ biến rộng rãi thông tin về tiến bộ KH&CN.

-


Xây dựng các trang thông tin điện tử (đặt trên Website KH&CN Bình Dương) về
các xã, thị trấn của huyện Dầu Tiếng

-

Hỗ trợ kỹ thuật, duy trì hoạt động của mơ hình tại 12 xã, thị trấn, Hội nơng dân
huyện và Phịng kinh tế huyện.
Dự án cấp tỉnh: Nhân rộng mơ hình điểm truy cập thơng tin khoa học và cơng nghệ

(3)

phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thơn tại huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương
do Trung tâm Tin học và Thơng tin khoa học cơng nghệ Bình Dương thực hiện.
Với mục tiêu nhằm hỗ trợ cho 10 xã, thị trấn tại huyện Phú Giáo xây dựng mô hình
điểm truy cập thơng tin KH&CN, góp phần phục vụ sản xuất - đời sống, phát triển
kinh tế xã hội nông thôn. Với một số kết quả nổi bật:
-

Dự án này trang bị cho mỗi điểm tham gia dự án 02 Máy tính, 02 bộ bàn ghế vi
tính, 01 máy in, 01 tủ hồ sơ, kết nối Internet… Mỗi điểm truy cập được xây dựng
01 trang thông tin điện tử giới thiệu, quảng bá tiềm năng, các kết quả, thành tựu
phát triển kinh tế - xã hội, chào bán các sản phẩm và dịch vụ của địa phương trên
Internet.

-

Mỗi xã, thị trấn tham gia dự án được xây dựng trang thông tin điện tử để giới thiệu,
quảng bá tiềm năng, các kết quả, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, chào bán các
sản phẩm và dịch vụ của địa phương trên Internet.


-

Đào tạo, tập huấn cho một số nơng dân, cán bộ quản lý điểm làm nịng cốt cho
công tác truyên truyền thông tin KH&CN tại địa phương. Chuyển giao quyền truy
cập và khai thác các cơ sở dữ liệu, thư viện điện tử về khoa học và công nghệ theo
14


đặc thù phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
-

Xây dựng phần mềm tra cứu, quản lý thông tin khoa học và công nghệ cho các xã,
thị trấn huyện Phú Giáo. Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn, quản lý, hỗ trợ kỹ thuật,
tổ chức và vận hành mơ hình cung cấp thơng tin khoa học và cơng nghệ. Xây dựng
các giải pháp hỗ trợ kỹ thuật, duy trì hoạt động của mơ hình tại 10 xã, thị trấn
huyện Phú Giáo sau khi dự án kết thúc.

(4)

Dự án cấp tỉnh: Nhân rộng mơ hình điểm truy cập thơng tin KH&CN phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội nông nghiệp nông thôn tại các huyện Bến Cát, huyện Tân
Uyên, thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương do Trung tâm
Tin học và Thơng tin khoa học cơng nghệ Bình Dương thực hiện. Đến nay đã hoàn
thành giai đoạn đầu, dự kiến sang đầu năm 2014 sẽ đầu tư trang thiết bị cho 45 xã,
thị trấn tham gia dự án.

Tại một số tỉnh thành đã nghiên cứu và phát triển ứng dụng thông tin KH&CN vào đời
sống sản xuất như:
(1) Chương trình đưa thơng tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các vùng

nông thôn tỉnh Đồng Nai, do Sở KH&CN đã thực hiện từ cuối năm 2003 đến nay
với sự hình thành mạng lưới đến nay trên 70 điểm thơng tin KH&CN. Nội dung
chương trình bao gồm trang thiết bị máy tính, máy in, máy chụp ảnh kỹ thuật số,
phịng làm việc, bàn ghế, tủ, kệ và phần mềm bao gồm các thư viện điện tử công
nghệ nông thôn được tích hợp với các cơ sở dữ liệu thơng tin KH&CN hàng đầu
hiện nay và được ứng dụng CNTT tiên tiến trong việc xây dựng, vận hành và quản
lý, kể cả an ninh thông tin.
(2) Dự án nhân rộng mô hình thơng tin điện tử KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, do Trung tâm tin học và thông tin KH&CN Bà Rịa –
Vũng Tàu chủ trì thực hiện: Trình bày đánh giá chung hiệu quả các trạm thí điểm
từ năm 2005 đến 2007. Giới thiệu nội dung nhân rộng dự án và phương thức nhân
rộng mơ hình, đề xuất giải pháp duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của trạm.

15


(3) Nghiên cứu xây dựng mơ hình thư viện điện tử về KH&CN tại cơ quan thông tin
KHCN địa phương, do Trung tâm thông tin khoa học công nghệ Quốc Gia chủ trì
thực hiện: Giới thiệu hoạt động thơng tin KH&CN ở địa phương. Trình bày cách
tiếp cận xây dựng thư viện điện tử nói chung và thư viện điện tử về KH&CN ở địa
phương nói riêng. Giới thiệu mơ hình thư viện điện tử về KH&CN tại địa phương
và các giải pháp áp dụng thực tế.
(4) Xây dựng mô hình thơng tin điện tử KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại
một số xã vùng xa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, do Sở KH&CN Bà Rịa - Vũng Tàu chủ
trì thực hiện: Trình bày nội dung dự án, phương thức xây dựng mơ hình thơng tin
điện tử KH&CN. Giới thiệu kết quả thực hiện dự án. Ðánh giá hiệu quả của dự án.
(5) Bước đầu tăng cường cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã
hội vùng sâu, vùng xa, do Trung tâm thông tin KH&CN Quốc Gia chủ trì thực
hiện: Điều tra nhu cầu tin tại địa bàn (3 xã thuộc 3 huyện của Ninh Bình gồm xã
Khánh Nhạc, Ninh Phong và Đồng Phong). Nghiên cứu và xác lập các nguồn tin

tiềm tàng phục vụ vùng sâu, vùng xa. Xác lập các sản phẩm và dịch vụ thông tin
phù hợp, đáp ứng nhu cầu thông tin KH&CN của 3 xã trên. Tạo lập sản phẩm và
dịch vụ thông tin và phục vụ thử nghiệm; chuyển giao công nghệ và đào tạo; triển
khai thử nghiệm, xây dựng mơ hình và hồn thiện mơ hình.
(6) Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin thống kê KH&CN đáp ứng yêu cầu quản
lý theo cơ chế mới, do Viện Khoa học Thống kê chủ trì thực hiện: Đánh giá thực
trạng về thông tin thống kê KH&CN ở nước ta những năm qua. Xây dựng hệ thống
chỉ tiêu thống kê tổng hợp về KHCN. Hình thành lược đồ tổng quan về hệ thống
thông tin trong việc thu thập, tổng hợp và cung cấp số liệu thống kê KH&CN.
Trình bày quá trình khai thác, điều tra thu thập, tổng hợp và cung cấp số liệu thống
kê KH&CN bắt đầu từ hộ gia đình. Xây dựng hệ thống bảng biểu và xác định hình
thức thu thập số liệu thống kê KH&CN từ các đơn vị sử dụng nguồn lực KH&CN.
3. Mục tiêu của đề tài
3.1. Mục tiêu tổng quát

16


Tìm hiểu thực trạng nhu cầu thơng tin KH&CN tại các trường cao đẳng, đại học và
một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp
cung cấp thông tin KH&CN vào môi trường học tập trong các trường cao đẳng, đại học
và vào hoạt động sản xuất tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát nhu cầu thông tin khoa học công nghệ của sinh viên, giảng viên và doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Khảo sát thực trạng việc cung cấp thơng tin cho sinh viên, giảng viên và doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương qua các đánh giá của sinh viên, giảng viên, doanh
nghiệp và một số cán bộ sở ban ngành có liên quan từ đó phân tích những hạn chế cũng
như lý giải những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.
- Xây dựng một số giải pháp cung cấp thông tin khoa học công nghệ vào các trường

cao đẳng, đại học và một số doanh nghiệp trên địa bàn có hiệu quả.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên nguồn dữ liệu khá đa dạng, phong phú bao gồm dữ
liệu sơ cấp (hiện trạng tại các trường, doanh nghiệp), nguồn dữ liệu thứ cấp (các báo cáo,
bài viết, bài báo, bài nghiên cứu có liên quan) và các ý kiến của cá nhân/đơn vị hoạt động
trong lĩnh vực KH&CN.
Xuất phát từ những yếu tố này nên phương pháp được sử dụng xuyên suốt cả đề tài
là phương pháp diễn giải, quy nạp và phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê nhằm để
phân tích dữ liệu, thơng tin, giải thích các vấn đề đang xảy ra, sau đó phân loại tách biệt
thành từng phần riêng biệt dựa trên vốn kiến thức có để truy tìm các nguyên nhân. Tiếp
theo nhóm nghiên cứu tổng hợp lại các vấn đề nhằm tìm ra cái chung, cái tổng quát để
đưa ra các giải pháp.
Các phương pháp chủ đạo này nhằm giải quyết các mục tiêu của cuộc nghiên cứu.
Bên cạnh đó các phương pháp khác cũng được sử dụng như sau:

17


Một là phương pháp khảo sát điển hình bao gồm khảo sát khoảng 1203 mẫu sinh
viên, 60 mẫu giảng viên, 35 mẫu doanh nghiệp, 30 mẫu cán bộ quản lý (nghiên cứu định
lượng), phỏng vấn sâu khoảng 14 doanh nghiệp.
Phương pháp thứ hai được sử dụng là phương pháp chuyên gia. Phương pháp này
được sử dụng nhằm tránh sự chủ quan, thiên lệch, thiếu sót của đề tài nghiên cứu trong
giải quyết vấn đề đồng thời tăng hàm lượng chất xám của cuộc nghiên cứu.
Các phương pháp khác thỉnh thoảng được sử dụng là phương pháp quan sát (khi tiếp
cận doanh nghiệp), phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp thảo luận nhóm nhằm kiểm
định lại các vấn đề được phát hiện từ các phương pháp trên.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhu cầu thông tin KH&CN tại các trường cao

đẳng, đại học; doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và biện pháp cung cấp thơng tin KH&CN
cho nhóm nói trên.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào một số trường cao đẳng, đại học
trên địa bàn: Trường Đại học Bình Dương, trường Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại học
kinh tế kỹ thuật Bình Dương, trường Cao đẳng y tế, trường Cao đẳng nghề Việt Nam
Singapore và một số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, đề tài tiến
hành nghiên cứu trên 1.203 sinh viên, 60 giảng viên tại các trường, 30 cán bộ quản lý tại
các cơ quan ban ngành và 49 doanh nghiệp nhỏ và vừa phân bổ trên 7 huyện, thị xã, thành
phố trong lĩnh vực sản xuất, thương mại.
6. Giới hạn của đề tài
- Chỉ nghiên cứu thiên về thực trạng nhu cầu thông tin KH&CN đến các trường cao
đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh dựa trên sự đòi hỏi thực tế về thông tin.

18


- Thực trạng nhu cầu thông tin KH&CN cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chỉ
mang tính chất tham khảo. Do việc tiếp cận các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh
rất khó khăn nên lượng khảo sát mang tính tương đối.
- Thơng tin KH&CN được nghiên cứu trên bình diện khái qt. Hai nhóm thơng tin
này được khảo sát chung và khơng có sự phân định do định hướng nghiên cứu thực tiễn
của đề tài.
7. Ý nghĩa kinh tế - xã hội, khoa học của đề tài
Về kinh tế xã hội: Thống kê cơ bản được nhu cầu thông tin KH&CN; cung cấp
thông tin đúng đối tượng, hiệu quả cao, tránh lãng phí và tăng cường tiềm lực thơng tin
KH&CN trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Về khoa học: Nâng cao trình độ nghiên cứu, khai thác thông tin KH&CN cho Trung
tâm Tin học và Thông tin KH&CN; làm tiền đề cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu về thông
tin KH&CN trên địa bàn; định hướng hoạt động và phát triển cho thơng tin KH&CN Bình

Dương
Ý nghĩa thực tiễn từ kết quả đề tài, Trung tâm đã: Định hướng tăng cường số lượng
đăng tải tin bài trên website và bản tin KH&CN; Đánh giá hiện trạng của Trung tâm và đã
hoàn chỉnh đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của Trung tâm Tin học và Thông tin
khoa học công nghệ (8/2012); sưu tập, tổng hợp bộ cơ sở dữ liệu với hơn 11.500 tài liệu
về cơng nghệ nơng thơn tồn văn, 55.000 câu hỏi đáp khoa học và kỹ thuật; hơn 5.800
luận án tiến sỹ và thạc sỹ tóm tắt trong và ngồi nước, hơn 4.000 hồ sơ chuyên gia và tổ
chức tư vấn và hơn 3000 phim khoa học nông nghiệp – nông thôn; xây dựng kế hoạch và
phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình, phịng Quản lý KH&CN - Sở KH&CN xây
dựng các phim KH&CN; tổ chức hội thi nông dân ứng dụng công nghệ thông tin giỏi trên
địa bàn tỉnh Bình Dương.
8. Thiết kế nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nhóm tác giả đã thống nhất
các bước của cuộc nghiên cứu như sau:
Bước 1: Xác định các vấn đề cần nghiên cứu:
19


Tiếp cận với một số chuyên gia nhằm khai thác và tìm hiểu sâu về vấn đề nghiên
cứu. Sản phẩm của bước 1 là hoạch định được đề cương nghiên cứu và khung sườn của
những vấn đề cần điều tra, thu thập số liệu.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp chuyên gia và phương pháp thảo
luận nhóm.
Bước 2: Thực hiện thu thập số liệu từ các trường, doanh nghiệp, cán bộ quản lý.
Bước này bao gồm các công việc như sau:
Thiết kế bảng hỏi, tiến hành phát bảng hỏi đến các trường, doanh nghiệp, cán bộ
được chọn; thực hiện các cuộc phỏng vấn với một số sinh viên, doanh nghiệp.
Sản phẩm bước 2 là dữ liệu sơ cấp thu thập từ các trường, doanh nghiệp, cán bộ có
nhiều thông tin KH&CN.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp nghiên cứu mô tả, phương pháp

phỏng vấn sâu, phương pháp quan sát.
Bước 3: Thu thập dữ liệu, thông tin, ý kiến từ các sinh viên, doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp phỏng vấn sâu.
Sản phẩm bước 3 là dữ liệu sơ cấp thu thập từ sinh viên, doanh nghiệp.
Bước 4: Tổng hợp các dữ liệu, thông tin, ý kiến thu thập từ sinh viên, giáo viên,
doanh nghiệp có nhu cầu thơng tin KH&CN. Bảng tổng hợp được sử dụng để tiếp tục trao
đổi với các chuyên gia.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp chuyên gia và phương pháp thảo
luận nhóm.
Sản phẩm bước 4 là bảng tổng hợp ý kiến các chuyên gia trên dữ liệu thu thập được.
Bước 5: Tổng hợp dữ liệu thông tin từ các nguồn (sơ cấp, thứ cấp), phân tích, thảo
luận các giải pháp, viết báo cáo.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp chuyên gia và phương pháp thảo
luận nhóm.
20


Sản phẩm bước 5 là bảng báo cáo tổng kết đề tài.
9. Bố cục của đề tài
Đề tài được kết cấu thành 4 chương. Trong đó, chương 1 trình bày tổng quan,
chương 2 trình bày thực trạng nhu cầu thơng tin KHCN tại các trường cao đẳng, đại học
và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, chương 3 trình bày một số biện pháp cung
cấp thông tin KHCN đến các trường cao đẳng, đại học và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bình Dương. Chương 4 trình bày biện pháp kỹ thuật thực hiện cung cấp thông tin KHCN
tại tỉnh Bình Dương.

21


Chương 1

TỔNG QUAN VỀ NHU CẦU THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu về nhu cầu thông tin khoa học và công nghệ
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH&CN đã tác động sâu sắc đến mọi
lĩnh vực của xã hội, đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và
phát triển kinh tế tri thức. Cùng với năng lượng và nguyên liệu, thông tin KH&CN được
coi là tiềm năng thứ 3, một tiềm năng quan trọng có vai trị to lớn trong việc thúc đẩy phát
triển mọi hoạt động xã hội của con người. Vì vậy, vấn đề thông tin KH&CN cũng như
vấn đề chuyển giao thơng tin, các vấn đề có liên quan được quan tâm nghiên cứu khá
nhiều trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Tại Việt Nam trong những năm qua, nhiều thư viện và cơ quan thông tin đã tiến
hành nghiên cứu nhu cầu tin với những mức độ và phương pháp khác nhau để nâng cao
chất lượng phục vụ và đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu nhu cầu tin vào những năm
1980 bằng phương pháp trưng cầu ý kiến. Năm 1981, tác giả Hà Thị Thu Cúc nghiên cứu
đề tài “Nghiên cứu nhu cầu của người đọc ở Thư viện Quốc gia Việt Nam” cũng đã đưa
ra những nhận xét khá thú vị.
Những cơng trình tương tự cũng được tiến hành ở Thư viện Khoa học Kỹ thuật
Trung ương, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, v.v.. trong những năm gần đây và kết quả
rút ra được là nhu cầu thông tin của người đọc hay bạn đọc là khá cao nhưng sự đáp ứng
thông tin của thư viện cịn khá thụ động.
Trong thời gian gần đây, có thể đề cập đến một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu
như:
(1)

Nghiên cứu nhu cầu và việc thỏa mãn nhu cầu đọc của cán bộ Viện Xã hội học
(1995) của tác giả Đặng Bảo Khanh;

22



(2)

Nghiên cứu nhu cầu tin của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn Hà Nội (1997) của tác giả Nguyễn Văn Hành;

(3)

Nghiên cứu khai thác thông tin khoa học công nghệ trên Internet qua Email (1997)
của tác giả Lê Trường Tùng.

(4)

Nghiên cứu nhu cầu tin tại trường Đại học Cần Thơ (2003) của tác giả Dương Thị
Vân,…
Kế đến, hàng loạt những đề tài nghiên cứu về vấn đề này cũng được thực hiện:

(5)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển mạng thông tin tư liệu về
KH&CN ở Việt Nam - Tổng quan hiện trạng cách mạng thông tin tư liệu về
KH&CN ở Việt Nam (2001) của tác giả Tạ Bá Hưng.

(6)

Tiếp tục đến năm 2005, tác giả lại tiếp tục thực hiện đề tài: “Nghiên cứu và triển
khai mạng thông tin KH&CN tại Trung tâm thông tin KH&CN Quốc gia nhằm
phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hướng nghiên cứu này đã đưa ra những ý tưởng
quan trọng làm nền tảng cho phần nghiên cứu các giải pháp hay các biện pháp thỏa
mãn nhu cầu tin hay đem thông tin đến với người dùng.
Ngồi ra, có thể đề cập đến một số bài viết có liên quan đến vấn đề này như:


(7)

Cơ cấu và chức năng của hệ thống thông tin khoa học - kỹ thuật Quốc gia Nhật
Bản được đăng tải trên tạp chí Thơng tin và phát triển số ra 2 (19)/2008. Bài viết
đề cập đến các cấp quản lý thông tin, nhiệm vụ của từng Bộ theo định hướng chức
năng của hệ thống thơng tin để có một cái nhìn khái quát, hệ thống và chuyên
nghiệp.

(8)

Bài viết: “Những biện pháp thực hiện nghị định số 159/2004/NĐ-CP về hoạt động
thông tin KH&CN của tác giả Phạm Văn Vu cũng đưa ra những biện pháp khá xác
đáng liên quan đến vấn đề quản lý thông tin KH&CN.

(9)

Tác giả Nguyễn Hữu Hùng với bài viết: “Phát triển thông tin KH&CN để trở thành
nguồn lực” đã khẳng định thông tin KH&CN là nguồn lực quan trọng. Bài viết
phác họa bức tranh thông tin trong nền kinh tế mới cũng như phân tích hệ thống
thơng tin KH&CN quốc gia từ phương diện nguồn lực thông tin. Bài viết cũng đưa

23


ra những luận chứng về các giải pháp tạo lập môi trường thông tin để phát triển
nguồn lực thông tin trong điều kiện ở Việt Nam.
(10)

Sau đó hàng loạt những bài viết cùng hướng nghiên cứu cũng đã cung cấp những

dữ liệu nhất định cho đề tài dù rằng chỉ ở mức tổng quan như:
+ Tác giả Cao Minh Kiểm với bài viết: Thành lập Cục thông tin khoa học và
công nghệ quốc gia - cột mốc mới của sự phát triển.
+ Tác giả Mai Hà với bài viết: “Thông tin KH&CN trong xã hội thông tin”.
+ Tác giả Vũ Đăng Việt và tác giả Đào Huy Hoàng với bài viết nhan đề: “Hoạt
động thông tin và thư viện KH&CN ở Việt Nam, định hướng hoạt động và phát
triển giai đoạn tự chủ theo nghị định 15/2005/NĐ-CP tại Viện KH&CN Giao
thông vận tải.
+ Tác giả Tạ Bá Hưng, Cao Minh Kiểm, Nguyễn Tiến Đức với bài viết: “Hoạt
động thông tin KH&CN ở Việt Nam: Hiện trạng và định hướng phát triển”.
+ Tác giả Nguyễn Văn Thước với bài viết: “Đôi điều bàn về cơng tác thơng tin
KH&CN”…
Nhìn chung, các bài viết đều khẳng định về vai trò hay tầm quan trọng của thông

tin KH&CN đối với nền kinh tế tri thức hay các trí thức. Đặc biệt là đối với các đơn vị
đào tạo hay ứng dụng kỹ thuật khoa học… Đây là một hướng nghiên cứu khá thú vị
nhưng cũng địi hỏi nhiều thách thức xét trên bình diện ứng dụng.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quan thì chưa có cơng trình nào nghiên cứu nhu cầu
tin của cán bộ, giảng viên, sinh viên, doanh nhân các doanh nghiệp tại Bình Dương - Một
vấn đề ngày càng trở nên rất cần thiết trong bối cảnh của yêu cầu đổi mới và nâng cao
chất lượng đào tạo và tự đào tạo cũng như quá trình phát triển doanh nghiệp hiện nay.
Điều này cho thấy việc nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết và khả thi.
1.2. Cơ sở lý luận về thơng tin KH&CN
1.2.1. Một số khái niệm có liên quan
24


×