Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

Đánh giá hiện trạng và định hướng chuyển đổi hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 127 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HƯỞNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
CHUYỂN ĐỔI HỆ THỐNG CÂY TRỒNG TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2017


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hưởng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Canh tác học, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Văn phòng
Huyện ủy, UBND huyện, phịng Kinh tế, phịng Tài ngun&Mơi trường, phịng
Lao động thương binh và xã hội, chi cục Thống kê, trạm bảo vệ thực vật huyện
Hoài Đức và cán bộ, nhân dân địa phương nơi tôi tiến hành điều tra nghiên cứu
đề tài đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hưởng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục bảng............................................................................................................................. vi
Danh mục hình............................................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn..................................................................................................................... viii
Thesis abstract............................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Giả thuyết khoa học..................................................................................................... 2

1.3.


Mục đích nghiên cứu.................................................................................................. 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 2

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn.............................. 2

1.5.1. Những đóng góp mới.................................................................................................. 2
1.5.2. Ý nghĩa khoa học........................................................................................................... 3
1.5.3. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................................... 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................... 4

2.1.1. Một số quan điểm cơ bản trong nghiên cứu hệ thống............................. 4
2.1.2. Sản xuất nơng nghiệp hàng hóa......................................................................... 10
2.1.3. Phương pháp xây dựng hệ thống cây trồng............................................... 11
2.1.4. Căn cứ để xây dựng hệ thống cây trồng hợp lý........................................ 13
2.2.

Tình hình nghiên cứu về hệ thống cây trồng trên thế giới và ở Việt Nam
20

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................................... 20
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam...................................................................... 24
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................ 31

3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................. 31

3.2.

Thời gian nghiên cứu............................................................................................... 31

3.3.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 31

3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 31

iii


3.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hoài Đức . 31
3.4.2. Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện ..............32
3.4.3. Thử nghiệm công thức trồng trọt mới............................................................ 32
3.4.4. Đề xuất chuyển đổi hệ thống cây trồng và giải pháp nhằm thực hiện
chuyển đổi hệ thống cây trồng của huyện theo hướng sản xuất hàng

hóa...................................................................................................................................... 32
3.5.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 32


3.5.1. Chọn điểm nghiên cứu............................................................................................ 32
3.5.2. Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 33
3.5.3. Xây dựng các mơ hình thử nghiệm.................................................................. 33
3.5.4. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế.................................................................. 34
Phần 4. Kết quả và thảo luận................................................................................................ 36
4.1.

Kết quả.............................................................................................................................. 36

4.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................................... 36
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................ 42
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ..........................50
4.1.4. Hiện trạng hệ thống cây trồng............................................................................. 51
4.1.5. Kết quả thử nghiệm mơ hình................................................................................ 68
4.1.6. Đề xuất chuyển đổi hệ thống cây trồng và một số giải pháp góp phần
thực hiện chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa

trên địa bàn huyện Hồi Đức............................................................................... 72
4.2.

Thảo luận......................................................................................................................... 80

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 85
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 85

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................................... 86


Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 87
Phụ lục.............................................................................................................................................. 91

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CN–XD

Công nghiệp – Xây dựng

CTTT

Công thức trồng trọt

DVNN

Dịch vụ nông nghiệp

Ha

Hecta

HTCT


Hệ thống canh tác

HTCTr

Hệ thống cây trồng

HTNN

Hệ thống nông nghiệp

HTTT

Hệ thống trồng trọt

N–L–TS

Nơng – Lâm – Thủy sản

Ngh.đ

Nghìn đồng

TM–DV

Thương mại – Dịch vụ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


Tr.đ/ha

Triệu đồng/hecta

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Diễn biến một số yếu tố khí hậu ở huyện Hồi Đức .......................................
Bảng 4.2. Quy mơ và cơ cấu hiện trạng sử dụng đất năm 2015 ......................................
Bảng 4.3. Quy mô giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế .......................
Bảng 4.4. Hiện trạng phát triển ngành Nông – Lâm – Thủy sản .....................................
Bảng 4.5. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp huyện Hồi Đức .....................
Bảng 4.6. Tình hình dân số, lao động của huyện (tính đến 31/12/ 2015) ........................
Bảng 4.7. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính từ năm 20112015 ...............................................................................................................
Bảng 4.8. Cơ cấu cây trồng hàng năm năm 2015 ............................................................
Bảng 4.9. Cơ cấu diện tích các loại giống lúa .................................................................
Bảng 4.10 Cơ cấu diện tích một số giống cây rau màu chính năm 2015 .........................
Bảng 4.11. Tình hình sử dụng phân bón cho một số cây trồng chính .............................
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế trung bình của một số cây trồng chính ...............................
Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế trung bình của một số cơng thức trồng trọt chính ..............
Bảng 4.14. Thời gian chiếm đất, năng suất và hiệu quả kinh tế của các cây
trồng trong công thức trồng trọt cũ và mới tại vùng đồng bằng trong
đê ....................................................................................................................
Bảng 4.15. So sánh hiệu quả kinh tế của công thức trồng trọt cũ và mới tại vùng
đất đồng bằng trong đê ...................................................................................
Bảng 4.16. Thời gian chiếm đất, năng suất và hiệu quả kinh tế của các cây
trồng trong công thức trồng trọt cũ và mới tại vùng đất bãi ven sông
Đáy .................................................................................................................

Bảng 4.17. So sánh hiệu quả kinh tế của công thức trồng trọt cũ và mới tại vùng
bãi ven sông Đáy............................................................................................
Bảng 4.18. Đề xuất hệ thống cây trồng huyện Hoài Đức đến năm 2020.........................

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Hồi Đức - Thành phố Hà Nội ................................. 36

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hưởng
Tên luận văn: Đánh giá hiện trạng và định hướng chuyển đổi hệ thống cây
trồng trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hiện trạng hệ thống cây trồng, xác định một số giải pháp
nhằm phát triển hệ thống cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả sản
xuất cây trồng tại huyện Hoài Đức.
Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin thứ cấp từ các cơ quan hữu quan của huyện.
- Thu thập thông tin sơ cấp thông qua phương pháp điều tra nơng hộ.
- Bố trí các mơ hình thử nghiệm để lựa chọn cơng thức trồng trọt mới.

- Xử lý số liệu theo chương trình Microsoft Excel, tính hiệu quả kinh

tế theo tài liệu hướng dẫn của Phạm Thị Hương và cs. (2005).
Kết quả chính và kết luận
- Huyện Hồi Đức có điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội thuận lợi cho

phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng cho hiệu
quả kinh tế cao. Hệ thống cây trồng huyện Hoài Đức khá đa dạng, tuy
nhiên hiệu quả từ sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng của huyện.
- Hệ thống cây trồng hiện trạng tuy đa dạng phong phú, nhưng diện tích cây lương
thực cho hiệu quả kinh tế thấp (cây lúa, ngô) vẫn chiếm tỷ trọng lớn, nông dân đã và
đang sản xuất các loại cây trồng hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao; đã hình thành các
vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung như sản xuất rau an toàn,...

- Trong thời gian tới, khuyến cáo đưa cây cải bắp KK Cross thay thế cây

lúa xuân trong công thức trồng trọt: Lúa xuân – Lúa mùa sớm - Ngô bán non
đông trên chân đất vàn ở vùng đất bằng trong đê; đưa cây mướp đắng giống
lai F1 HTM 350 thay thế cây ngô bán non xuân trong công thức trồng trọt:
Ngô bán non xuân – Đậu đũa hè thu – Cải ngọt thu – Súp lơ đông.
- Đề xuất chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng tăng diện tích các cơng thức
trồng trọt có hiệu quả kinh tế cao, giảm các công thức trồng trọt cho hiệu quả kinh tế

viii


thấp. Tại vùng đất bằng trong đê có thể tăng thêm 150 ha với công thức Cải
bắp xuân - Lúa mùa sớm - Ngô bán non đông và tăng thêm vụ đơng vào diện
tích đất 2 lúa, diện tích này có thể đạt là 179,5 ha. Tại vùng bãi ven sơng Đáy,
diện tích có thể áp dụng cơng thức Mướp đắng xuân hè - Đậu đũa hè thu Cải ngọt thu - Súp lơ đông là 75 ha, mở rộng diện tích cây vụ đơng trên đất 2

lúa 50 ha và có thể tăng các cơng thức chun rau màu 220,7 ha.
- Để thực hiện chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa trên
địa bàn huyện Hoài Đức cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về: (1) Tích tụ ruộng đất;

(2) Liên kết sản xuất; (3) Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ

thuật và công nghệ; (4) Phát triển và mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Huong
Thesis title: Assess the current status of cropping systems and
orientation for conversion of crop systems in Hoai Duc district
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of
Agriculture (VNUA) Research Objectives
Based on the current status of the cropping system, identify some
measures to develop the cropping system towards improving the
efficiency of crop production in Hoai Duc district.
Materials and Methods
- Collecting the secondary information from district agencies.
- Collecting primary information through the farmer survey method.
- Method of setting up to select new cropping pattierns.
- Data processing by Microsoft Excel, calculating economic efficiency


according to Pham Thi Huong et al. (2005).
Main findings and conclusions
- Hoai Duc district has a natural and socio-economic conditions favorable for the
development of diversified agricultural production with many kinds of crops bringing
high economic efficiency. The crop system of Hoai Duc district is quite diverse, however,
the efficiency from the production is not commensurate with the potential.

- The current crop system is rich, but the area of cereal crops (rice and
maize) for low economic efficiency still accounts for a large proportion, farmers
have been producing commodities with high economic efficiency. Establishment
of specialized farming areas such as safe vegetable production.
- In the future, it is recommended to put KK Cross cabbage to replace spring rice in
the following formula: Spring Rice - Early summer Rice - Winter Corn on bare soil in the
field; bring F1 HTM 350 hybrid bitter melon instead of spring maize in the formula: Spring
Corn – Summer autumn Chickpea – Autumn Choysum – Winter Cauliflower.

- Proposed conversion of the cropping system in the direction of increasing the area of
cultivating formula with high economic efficiency, reducing the formulas of cultivation for low
economic efficiency. In the field can be increased by 150 hectares with the

x


formula: Spring Cabbage - Early summer Rice - Winter Corn and increase the
winter crop on the land specializing in rice, this area can reach 179,5 hectares.
The area along the Day River can be applied the formula Spring Bitter melon Summer autumn Chickpea – Autumn Choysum – Winter Cauliflower is 75
hectares, expand the area of winter crops on the land specializing in rice 50
hectares and can increase the vegetable formulas 220,7 hectares.
- In order to carry out the conversion of cropping systems towards


commodity production in Hoai Duc district, the following solutions should be
implemented: (1) Land consolidation; (2) Production links; (3) Strengthening
agricultural

extension,

transfer

of

technology

and

technology;

Development and expansion of the market for selling products.

xi

(4)


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hồi Đức là huyện ngoại thành phía Tây Thủ đơ Hà Nội, có tổng
diện tích đất tự nhiên 8.493,2 ha, với dân số khoảng 220 nghìn người,
nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy; được phân làm 2
vùng rõ rệt là vùng bãi ven sông Đáy và vùng đất bằng trong đê.
Sau khi sáp nhập vào Hà Nội, khu vực nơng thơn của huyện Hồi Đức

chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ
thị hóa. Diện tích đất nơng nghiệp giảm nhanh do chuyển đổi mục đích sử
dụng đất. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế nơng thơn huyện Hồi Đức
đang chuyển dịch mạnh theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên nơng nghiệp vẫn ln chiếm
vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm gần đây, cùng với nhân dân trong cả nước thực hiện
phong trào “Cả nước chung tay xây dựng nơng thơn mới”, huyện Hồi Đức
ln chú trọng thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 của
Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng
bước nâng cao đời sống của nông dân”. Sản xuất nơng nghiệp của huyện
được quan tâm, trong đó trồng trọt là ngành mũi nhọn. Cây trồng và hệ thống
cây trồng trong huyện tương đối đa dạng. Cơ sở hạ tầng ở nông thôn sau
nhiều năm được đầu tư ngày càng tốt hơn, phục vụ phát triển sản xuất.

Theo quy hoạch phát triển Thủ đô đến năm 2020, định hướng tới
2050, Hồi Đức là khu đơ thị trung tâm của Thủ đô. Đây vừa là thách thức,
vừa là những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa. Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ huyện Hoài Đức nhiệm kỳ
2015-2020 đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm là: Đẩy mạnh phát triển kinh tế
theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh,
gắn với nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân; phát triển nền nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao và bền vững.
Trước thực trạng diện tích đất nơng nghiệp đang bị thu hẹp dần trong bối cảnh
nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng. Áp lực về nhu cầu của thị trường
đã dẫn đến việc phải chuyển đổi hệ thống cây trồng truyền thống sang hệ thống cây
trồng mới có hiệu quả kinh tế cao hơn là việc cấp thiết hiện nay. Tuy

1



nhiên, hiệu quả từ trồng trọt còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của
huyện. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng cịn chậm, phát triển nơng nghiệp hàng
hóa cịn dàn trải, nơng sản hàng hóa nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng nơng sản phẩm
chưa cao, chưa có giải pháp cho khâu tiêu thụ sản phẩm so với yêu cầu phát triển
nơng nghiệp theo hướng hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh cao thì hệ thống cây trồng hiện tại vẫn chưa thực sự phù hợp. Đời sống và thu
nhập của nơng dân nói chung còn thấp, sự chênh lệch về thu nhập của người dân ở
khu vực nông thôn và khu vực đô thị còn khoảng cách lớn.

Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Đánh giá hiện trạng và định
hướng chuyển đổi hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện Hoài Đức,
thành phố Hà Nội” được thực hiện.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Trong hệ thống cây trồng hiện tại đang có những đặc điểm thuận lợi hay có
những vấn đề cản trở hoặc chưa góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh tế của
hệ thống như: các loại cây trồng hiện trạng có phù hợp, cơ cấu giống cây trồng đã
hợp lý chưa,... từ đó nghiên cứu, nhằm định hướng chuyển đổi hệ thống cây trồng
và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế chung cho hệ thống.

1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở hiện trạng hệ thống cây trồng, xác định một số giải
pháp nhằm phát triển hệ thống cây trồng theo hướng nâng cao hiệu
quả sản xuất cây trồng tại huyện Hoài Đức.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống cây trồng trên chân đất
vàn và vàn cao tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.5.1. Những đóng góp mới
- Xác định được cây bắp cải giống KK Cross có năng suất và


hiệu quả kinh tế cao thay thế cây lúa giống Khang dân 18 trong
công thức Lúa xuân - Lúa mùa sớm - Ngô bán non đông.
- Xác định được cây mướp đắng lai F1 HTM 350 cho năng suất

và hiệu quả kinh tế cao thay thế cây ngô trong công thức Ngô bán
non xuân - Đậu đũa - Cải ngọt - Súp lơ.

2


- Chỉ ra được những cơng thức trồng trọt thích hợp và có hiệu

quả cao cần phát huy trên địa bàn huyện.
1.5.2. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung phương pháp luận trong
nghiên cứu hệ thống cây trồng.
1.5.3. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở quan trọng để chuyển đổi hệ
thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao giá trị
sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nơng dân trên địa bàn huyện
Hồi Đức và các vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tương tự.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số quan điểm cơ bản trong nghiên cứu hệ thống
2.1.1.1. Hệ thống nơng nghiệp (HTNN)

Hệ thống nơng nghiệp có thể nhìn từ nhiều góc độ khác nhau khi áp
dụng vào nghiên cứu phát triển nông thôn ở mỗi quốc gia. Theo Mazoyer
(1986), HTNN là một phương thức khai thác mơi trường, được hình thành
mang tính lịch sử và bền vững với một hệ thống về lực lượng sản xuất
thích hợp với các điều kiện sinh khí hậu của một môi trường nhất định,
đáp ứng được các điều kiện và các nhu cầu của xã hội hiện tại.

HTNN là hệ thống hữu hạn, trong đó con người đóng vai trị
trung tâm, con người quản lý và điều khiển các hệ thống theo
những quy luật nhất định, nhằm mang lại hiệu quả cao.
Đào Thế Tuấn (1989) cho rằng về thực chất HTNN là sự thống nhất của hai
hệ thống: 1) Hệ sinh thái nông nghiệp là một bộ phận của hệ sinh thái tự nhiên
bao gồm các vật sống trao đổi năng lượng, vật chất và thông tin với ngoại cảnh,
tạo nên năng suất sơ cấp (trồng trọt) và thứ cấp (chăn nuôi) của hệ sinh thái. 2)
Hệ kinh tế xã hội, chủ yếu là hoạt động của con người trong sản xuất để tạo ra
của cải vật chất cho toàn xã hội. So với hệ sinh thái nơng nghiệp thì HTNN khác
ở chỗ ngoài yếu tố ngoại cảnh và sinh học cịn có yếu tố kinh tế-xã hội.

2.1.1.2. Hệ thống canh tác (HTCT)
Hệ thống canh tác là tổ hợp cây trồng được bố trí trong khơng gian,
thời gian và hệ thống các biện pháp kỹ thuật được thực hiện với tổ hợp
đó nhằm đạt được năng suất cây trồng cao và nâng cao độ phì đất. Khái
niệm này nhấn mạnh hai yếu tố: tổ hợp cây trồng (trong không gian và
thời gian) và hệ thống các biện pháp kèm theo (Nguyễn Văn Luật, 1990).
Theo Sectisan (1987), HTCT là sản phẩm của 4 nhóm biến số: mơi trường vật
lý, kỹ thuật sản xuất, chi phối của nguồn tài nguyên, điều kiện kinh tế - xã hội. Trong
HTCT vai trò của con người đặt ở vị trí trung tâm của hệ thống và quan trọng hơn
bất cứ nguồn tài nguyên nào kể cả đất canh tác. Nhà thổ nhưỡng học người Mỹ đã
chứng minh cho quan điểm này, Zandstra et al. (1981) cho rằng


4


đất khơng phải là quan trọng nhất mà chính con người sống trên mảnh đất đó
mới là quan trọng nhất. Muốn phát triển một vùng nông nghiệp, kỹ năng của
nông dân có tác dụng hơn độ phì của đất. Như vậy HTCT được quản lý bởi hộ
gia đình trong mơi trường tự nhiên, sinh học và kinh tế - xã hội, phù hợp với
mục tiêu, sự mong muốn và nguồn lực của nông hộ (Zandstra et al., 1981).

Theo Phạm Thị Hương (2006), HTCT bao gồm tất cả các thành
phần cần thiết cho sản xuất một tập hợp cây trồng ở nông trại.
2.1.1.3. Hệ thống trồng trọt (HTTT)
Vấn đề phức tạp trong nghiên cứu HTTT là nó liên quan chặt chẽ đến
các yếu tố như: đất đai, khí hậu, dịch hại, mức đầu tư, trình độ của người
sản xuất do vậy cần phải nghiên cứu nó trên quan điểm hệ thống.
Có thể thấy HTTT là hệ thống phụ trung tâm của HTNN vì cấu trúc của
nó quyết định sự hoạt động của các hệ phụ khác như chăn nuôi, chế biến,...

HTTT là hoạt động sản xuất cây trồng trong nông trại, nó bao gồm
tất cả các hợp phần cần thiết để sản xuất một tổ hợp các cây trồng của
nông trại và mối quan hệ của chúng với môi trường. Các hợp phần này
bao gồm cả yếu tố tự nhiên, yếu tố sinh học cần thiết cũng như biện
pháp kỹ thuật và yếu tố quản lý (Zandstra et al., 1981).

Theo Dufumier (1997), HTTT là thành phần các giống và loài cây
được bố trí trong khơng gian và thời gian của một hệ sinh thái nông
nghiệp nhằm tận dụng hợp lý các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế-xã hội.
Nền tảng năng suất của một HTTT là sinh trưởng của cây trồng,
chịu ảnh hưởng của sự quản lý (M) và môi trường (E). Do đó, sinh
trưởng và năng suất cây trồng (Y) có thể coi là kết quả của môi trường

(E) và sự quản lý (M) (Zandstra et al., 1981), nên ta có: Y = f (M,E)
Quản lý (M) HTTT bao gồm việc bố trí cây trồng theo thời gian và khơng gian
cùng với các biện pháp kỹ thuật áp dụng. Các biện pháp kỹ thuật bao gồm việc lựa
chọn giống, thời vụ và phương pháp gieo trồng, bón phân, chăm sóc, quản lý nước,
bảo vệ thực vật và thu hoạch. Môi trường (E) được tạo bởi loại đất, các biến số khí
hậu (lượng mưa, nhiệt độ, chế độ bức xạ...), điều kiện kinh tế (giá cả đầu vào, đầu
ra). Các biến số môi trường mà các nhà nghiên cứu HTTT quan tâm là các biến số có
thể kiểm sốt được bằng việc quản lý (M) ở chừng mực nào đó. Để đánh giá mối
quan hệ Y = f (M,E) các nhà nghiên cứu HTTT tập trung

5


vào sự tương tác giữa M và E, tìm cách xác định biện pháp thay đổi công thức
luân canh sao cho thu được kết quả tốt nhất cho các môi trường sản xuất khác
nhau. Mục đích là để dự báo cách quản lý (M) tốt nhất từ các thông tin có được
từ mơi trường (E) (Phạm Thị Hương, 2006). HTTT là một trong hai hệ thống phụ
chủ yếu của HTNN hỗn hợp. Những cây trồng nơng nghiệp có thể có nhiều chức
năng khác nhau, kể cả việc tạo ra chỗ che chở cho con người, gia súc và cây
trồng khác, chống xói mịn đất, phục vụ mục đích giải trí (thảm cỏ, hoa, cây cảnh
và cây bụi) và làm tăng độ phì nhiêu của đất (bổ sung chất hữu cơ từ xác lá và rễ
già hoặc đạm từ nốt sần cây họ đậu). Tuy nhiên, những HTTT chủ yếu được xây
dựng để sản xuất ra lương thực, thực phẩm trực tiếp cho con người, thức ăn
cho gia súc, sợi cho ngun liệu cơng nghiệp và một nhóm sản phẩm hỗn hợp
khác như thuốc lá, chất thơm và dược liệu.

2.1.1.4. Hệ thống cây trồng (HTCTr)
Theo Đào Thế Tuấn (1986), HTCTr là thành phần và tỷ lệ các loại, các giống
cây trồng được bố trí theo khơng gian và thời gian trong hệ sinh thái nông
nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế, xã hội. Theo

tác giả, hệ thống cây trồng là nội dung chính của HTTT. Bố trí hệ thống cây trồng
hợp lý là biện pháp tổng hợp nhằm sắp xếp lại hoạt động của hệ sinh thái. Một
HTCTr hợp lý chỉ khi nó lợi dụng tốt nhất các điều kiện khí hậu và né tránh thiên
tai, lợi dụng các đặc tính sinh học của cây trồng, tránh sâu bệnh, cỏ dại, tạo ra
sản lượng cao và tỷ lệ hàng hóa lớn, đảm bảo phát triển chăn nuôi và các ngành
kinh tế hỗ trợ, sử dụng hợp lý vật tư, phương tiện và lao động.

Theo Zandstra et al. (1981), HTCTr là các hình thức đa canh bao
gồm: trồng xen, trồng gối, luân canh, trồng thành băng, canh tác
phối hợp, vườn hỗn hợp. Công thức luân canh là tổ hợp trong
không gian và thời gian của các cây trồng trên một mảnh đất.
Theo Nguyễn Duy Tính (1995), HTCTr là một thể thống nhất
trong mối quan hệ tương tác giữa các loài cây trồng, giống cây
trồng được bố trí hợp lý theo khơng gian và thời gian.
Do đặc tính sinh học của cây trồng và mơi trường ln biến đổi nên HTCTr
mang đặc tính động. Vì vậy, nghiên cứu HTCTr không thể dừng lại ở một không
gian và thời gian rồi kết thúc mà là việc làm thường xuyên để tìm ra xu thế phát
triển, yếu tố hạn chế và những giải pháp khắc phục để chuyển đổi HTCTr nhằm

6


mục đích khai thác ngày càng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng
hiệu quả kinh tế, xã hội phục vụ mục đích của con người (Đào Thế Tuấn, 1986).
Các nghiên cứu trong việc hoàn thiện HTCT, HTCTr cần dùng phương pháp phân
tích hệ thống để tìm ra điểm hẹp hay chỗ thắt lại của hệ thống. Đó là chỗ có ảnh
hưởng khơng tốt đến hoạt động của hệ thống cần được tác động sửa chữa, khai
thông để hệ thống hồn thiện hơn, có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Đối tượng nghiên cứu của HTCTr gồm:

- Các công thức luân canh và hình thức đa canh.
- Cơ cấu cây trồng hay tỷ lệ diện tích dành cho mùa vụ nhất định.
- Kỹ thuật canh tác cho cả hệ thống đó (Phạm Chí Thành và cs., 1996).

Nội dung chủ yếu trong nghiên cứu HTCTr: Tập trung vào các
HTCTr và tìm ra các biện pháp kỹ thuật giúp nâng cao sản lượng bằng
cách áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào HTCTr hiện trạng hoặc đưa vào
hệ thống các cây trồng mới, nhằm vào các hợp phần tự nhiên, sinh
học, kỹ thuật, quản lý để sản xuất trên một tập hợp các cây trồng trong
nông trại và mối quan hệ với môi trường (Tạ Minh Sơn, 1996).
Việc nghiên cứu, phát triển HTCTr chủ yếu phải dựa vào hiệu ứng hệ
thống bằng việc bố trí lại hoặc chuyển đổi HTCTr thích ứng với các điều
kiện đất, khí hậu, chế độ nước, các nguồn lực xã hội: lao động, vốn đầu
tư… nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Cùng với quá trình chuyển đổi
HTCTr cần có những giải pháp kinh tế, kỹ thuật, tổ chức và quản lý cho
toàn bộ hệ thống phù hợp với từng vùng sinh thái nhất định.

HTCTr là bộ phận chủ yếu của cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước
ta. Từ thực tiễn sản xuất cho thấy: để phát triển sản xuất nơng nghiệp
vững chắc và có hiệu quả cao, thì ở mỗi vùng sản xuất phải chọn được
HTCTr thích hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ở vùng đó.
HTCTr về mặt diện tích là tỷ lệ các loại cây trồng trên một diện tích canh tác.
Trên thực tế đó là việc bố trí tỷ lệ các loại cây trồng hàng năm, tỷ lệ cây lương thực,
cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm… Tỷ lệ này phần nào nói lên trình độ sản
xuất và thâm canh của từng vùng. HTCTr còn phản ánh tỷ lệ các loại cây trồng có
sản phẩm tiêu thụ tại chỗ và các loại sản phẩm có giá trị hàng hóa và xuất khẩu. Lịch
sử phát triển nơng nghiệp cho thấy việc chuyển từ nền

7



nơng nghiệp tự cung, tự cấp lên trình độ nền nơng nghiệp hàng hóa
được thực hiện trước hết là do sự biển đổi sâu sắc trong HTCTr.
HTCTr là một hệ thống động ln biến đổi theo trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, nó mang tính vận động tất
yếu khách quan bên trong. Như vậy, khi xây dựng HTCTr cần lưu ý hai
vấn đề sau đây: (1) Xác định HTCTr phù hợp với thực tế phát triển cả về
định lượng và định tính; (2) Dự báo được mơ hình cơ cấu trong tương lai.

HTCTr có những đặc trưng chính là:
- HTCTr mang tính hợp lý khách quan, hình thành do trình độ

phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Xu
hướng biến đổi của HTCTr phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, xã hội
nhất định, trình độ khoa học kỹ thuật của con người.
- HTCTr mang tính lịch sử và xã hội nhất định. Vì vậy, khơng có

một HTCTr chung cho mọi vùng sản xuất, mà nó chỉ có ý nghĩa kế
thừa, cải tiến và chọn lọc để phù hợp với giai đoạn lịch sử nhất định.
- HTCTr luôn biến đổi theo xu hướng ngày càng hồn thiện, nó

ln vận động và phát triển, từ đơn điệu đến đa dạng, từ hiệu quả thấp
đến hiệu quả cao do yêu cầu của sự tăng trưởng và phát triển xã hội.
- Chuyển dịch HTCTr là một quá trình thay đổi về lượng tới tích lũy về

chất. Q trình này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ cung cầu của các loại
nông sản trên thị trường, nhận thức của người lãnh đạo và quản lý sản xuất.
- HTCTr mở rộng phải gắn liền với một nền công nghiệp và thương nghiệp
phát triển, nghĩa là cần có một nền công nghiệp chế biến phát triển, dịch vụ là

cầu nối giữa sản xuất và thị trường (dẫn theo Nguyễn Xuân Đài, 2008).

2.1.1.5. Chuyển đổi hệ thống cây trồng
Chuyển đổi HTCTr là một trong những nội dung chủ yếu của chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nơng nghiệp nói riêng và kinh tế nơng thơn nói chung. Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
q trình chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc sang sản xuất hàng
hóa. Trong ngành trồng trọt diễn ra q trình chuyển dịch từ ngành sản xuất lương
thực có tỷ trọng cao, từng bước giảm xuống để nâng cao tỷ trọng sản

8


xuất cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp
dài ngày và cây ăn quả.
Chuyển đổi HTCTr là phát triển HTCTr mới, trên cơ sở cải tiến HTCTr
cũ hoặc phát triển HTCTr bằng tăng vụ để khai thác có hiệu quả hơn tiềm
năng đất đai, lợi thế so sánh trên từng vùng sinh thái, trên thực tế là tổ
hợp lại các công thức luân canh, tổ hợp lại thành phần cây trồng và giống
cây trồng đảm bảo cho các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ
tương tác với nhau, thúc đẩy lẫn nhau nhằm khai thác tốt nhất lợi thế về
điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội, tạo cho hệ thống có sức sản xuất
cao, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái (Nguyễn Duy Tính, 1995).
Chuyển đổi HTCTr là thực hiện một bước chuyển từ hiện trạng của
hệ thống sang một trạng thái hệ thống mới nhằm đáp ứng những yêu cầu
của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn. Có thể nói chuyển đổi HTCTr
hiện nay là phát triển HTCTr trong những điều kiện kinh tế xã hội mới mà
ở đó nền kinh tế thị trường đã và đang tác động đến nơng nghiệp.

Trong q trình nghiên cứu chuyển đổi HTCTr, việc xác định,

chuẩn đoán để nhận ra và hiểu rõ các yếu tố hạn chế, làm trở ngại
hoặc giới hạn sự phát triển sản xuất trước khi nghiên cứu thành phần
kỹ thuật, để đề ra các biện pháp kỹ thuật thích hợp, khắc phục các hạn
chế trong hồn cảnh cho phép của hệ thống đó là rất quan trọng.
Nội dung chủ yếu của chuyển đổi HTCTr là đánh giá các điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội, hiện trạng HTCTr, định hướng xu thế phát triển, phát hiện các lợi
thế so sánh và các yếu tố hạn chế thực hiện tổ hợp lại các công thức luân canh,
xây dựng các mơ hình và các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thực hiện.
Mục tiêu của chuyển đổi HTCTr là: phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền
vững, phát triển các hệ thống nông hộ và cộng đồng thôn, xã trên cơ sở ổn định
sản xuất. Mục tiêu trước mắt là cải thiện và nâng cao năng suất cây trồng, tăng
giá trị sản xuất và giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích tạo ra nhiều sản phẩm
hàng hóa, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nơng dân. Trên cơ sở đó
từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nơng thơn
nói chung theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa.
Các quy luật kinh tế khách quan sẽ quyết định sự hình thành và phát triển
HTCTr mới trong quá trình chuyển đổi HTCTr. Do vậy, cần phải nhận thức một

9


cách đầy đủ và đúng đắn các quy luật kinh tế khách quan này để từ đó
điều chỉnh thúc đẩy sự chuyển đổi HTCTr theo hướng có lợi nhất.

2.1.2. Sản xuất nơng nghiệp hàng hóa
Hàng hố là sản phẩm của lao động. Bản chất của sản xuất hàng hoá
(SXHH) là kiểu tổ chức sản xuất, trong đó sản phẩm làm ra không phải để
đáp ứng nhu cầu của người trực tiếp sản xuất mà là nhu cầu của xã hội
thông qua trao đổi mua bán. Sản xuất hàng hóa ra đời, phát triển dựa trên cơ
sở phát triển các phương thức sản xuất và sự phân công lao động xã hội. Sự

phân cơng ấy càng cao thì sản xuất hàng hóa càng phát triển, đời sống
người dân ngày càng tăng lên, làm cho q trình trao đổi hàng hố diễn ra
mạnh mẽ hơn, sản xuất hàng hóa phát triển ngày càng đa dạng hơn.

Ra đời và tồn tại sản xuất hàng hóa cần có 2 điều kiện, đó là phải có
sự phân cơng lao động xã hội và hình thành chế độ đa sở hữu về tư liệu
sản xuất. Đây là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa Thiếu một
trong hai điều kiện trên sẽ khơng có sản xuất hàng hóa. So với sản xuất
tự cung tự cấp thì sản xuất hàng hóa có những ưu thế hơn hẳn.
Theo Nguyễn Đình Hợi (1995) nền sản xuất hàng hóa có đặc trưng là
dựa trên cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, trình độ khoa học kỹ thuật, văn
hoá cao của người lao động. Nền sản xuất nơng nghiệp hàng hóa là nền sản
xuất nơng nghiệp có cơ cấu sản xuất hợp lý, được hình thành trên cơ sở
khai thác tối đa thế mạnh sản xuất hợp lý, thế mạnh sản xuất nơng nghiệp
từng vùng. Vì thế, nó là nền nơng nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, khối lượng
hàng hoá nhiều, với chủng loại phong phú và có chất lượng cao.
Theo Trần Danh Thìn và Nguyễn Huy Trí (2008) số lượng hàng hố được thị
trường yêu cầu phụ thuộc vào các yếu tố: (i) Thu nhập của người tiêu dùng;
(ii) giá cả hàng hoá; (iii) giá cả các loại hàng hố có liên quan (ví dụ

nếu tăng giá loại hàng hoá này sẽ dẫn đến làm tăng số lượng cầu
của loại hàng hoá khác); (iv) thị hiếu người tiêu dùng và (v) dân số.
Theo Nguyễn Đình Hợi (1995) việc đưa nơng nghiệp phát triển hàng hố
chun nghiệp là q trình lâu dài và đầy những khó khăn phức tạp, cần phải gắn
liền với việc hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm canh, phải
gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và được thực hiện thông qua việc phân
công lại lao động, xã hội hóa sản xuất, ứng dụng các cơng nghệ tiến bộ mới

10



vào sản xuất. Hiện nay, nếu nông hộ không chuyên mơn hố trong sản xuất kinh
doanh, khơng thay đổi cơ cấu giống và thâm canh tăng vụ thì kết quả sản xuất
sẽ thấp, khơng có sản phẩm để bán ra thị trường hoặc sản phẩm không đáp ứng
được nhu cầu của thị trường và sẽ khơng có tích luỹ để phịng ngừa rủi ro.

Kinh tế học vi mơ đã khẳng định: khi tồn tại nền kinh tế thị trường
thì cũng tồn tại nền sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hoá là việc sản
xuất ra những sản phẩm của lao động với mục đích đem bán để thu về
giá trị của nó và có giá trị thặng dư để tái sản xuất và mở rộng quy mô.
Đối với nông hộ, những sản phẩm được đưa ra bán ở bên ngoài thì gọi
là sản phẩm hàng hố. Đối với HTTT, nếu hàng hoá sản xuất được bán
ra thị trường dưới 50% thì gọi là HTTT thương mại hố một phần, nếu
trên 50% gọi là HTTT thương mại hoá (sản xuất theo hướng hàng hóa).
Sản xuất nơng nghiệp hàng hố là hướng đi đúng đắn giúp người nơng dân
vừa có thu nhập ngày càng cao, vừa khai thác hợp lý các lợi thế sẵn có của vùng.

2.1.3. Phương pháp xây dựng hệ thống cây trồng
Theo Phạm Chí Thành và cs. (1996), để xây dựng HTCTr hợp lý
thì cần thiết phải tiến hành các bước sau:
* Chọn điểm: Điểm nghiên cứu phải dại diện cho vùng, với các loại đất

và quy mô sản xuất điển hình. Điều này rất quan trọng, vì nó giúp cho việc áp
dụng các kết quả nghiên cứu về sau cho các vùng có điều kiện tương tự.
* Mơ tả môi trường sản xuất: Một phương pháp tiếp cận tốt với

các yếu tố môi trường sản xuất liên quan đến HTCTr hiện tại được
đề xuất bởi Zandstra et al. (1981).
- Trước hết là điều kiện tự nhiên về khí hậu, đất. Thu thập số liệu khí tượng


như: nhiệt độ, chế độ bức xạ, chế độ mưa; điều kiện đất như: địa hình,
thành phần cơ giới, chế độ nước, độ phì và độ chua mặn của đất.
- HTCTr hiện tại: Các loại, các giống cây trồng chính và các

cơng thức luân canh, biểu diễn cây trồng trong các công thức luân
canh theo không gian và thời gian.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Các điều kiện về kinh tế xã hội cần

được thu thập phân tích, để phục vụ cho việc xây dựng HTCTr như:
lao động, cơ sở hạ tầng.

11


* Xây dựng HTCTr mới
- Đề xuất các công thức ln canh mới: Sau khi phân tích những

thơng tin về tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng cùng với những kiến thức
về cây trồng, cần xác định những công thức luân canh phù hợp nhất. Xây
dựng HTCTr hợp lý chính là lựa chọn và sắp xếp các giống, các loại cây
trồng theo không gian, thời gian sao cho phù hợp nhất với mơi trường
sản xuất của nó. Sự thích hợp đó được thể hiện ở 3 khía cạnh khác nhau:
Thích hợp sinh học, thích hợp kỹ thuật, thích hợp kinh tế - xã hội.
- Thử nghiệm HTCTr mới: Thử nghiệm được thiết kế và tiến

hành bởi các cán bộ nghiên cứu, có sự thảo luận và kết hợp chặt
chẽ với nơng dân theo 3 hình thức:
+ Thử nghiệm do cán bộ quản lý và nông dân thực hiện; +
Thử nghiệm do nông dân quản lý và nông dân thực hiện;
+ Thử nghiệm do cán bộ quản lý và cán bộ thực hiện.

* Thử nghiệm cây trồng mới: Đây là bước rất quan trọng, vì nó

quyết định đưa HTCTr mới ra sản xuất trên diện rộng. Do đó, thử
nghiệm phải gắn liền với nông dân và được tiến hành bởi nông dân.
Các công thức luân canh được thực nghiệm trên các cánh đồng của
nông dân. Việc thử nghiệm là hết sức quan trọng để xác minh các giả
thiết được làm trong q trình xây dựng HTCTr. Những giả thiết đó là:
+ HTCTr mới phù hợp về sinh học và môi trường của vùng cho

năng suất cao và ổn định
+ Các nhu cầu của HTCTr đó về kinh tế hồn tồn được đáp ứng.
+ Các giải pháp quản lý kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao
+ Hệ thống thỏa mãn các chỉ tiêu kinh tế được lựa chọn
+ Để thực nghiệm HTCTr mới cần phải xác định các tiêu chí so sánh:
- So sánh HTCTr cũ và HTCTr mới về: năng suất cây trồng, tổng

thu nhập, tổng chi phí, giá trị ngày cơng,…
Thiết kế thí nghiệm: các ơ thử nghiệm cơng thức ln canh
được bố trí với diện tích lớn để cho phép phân tích chính xác chi
phí, thu nhập cho các công thức luân canh.

12


Thu thập số liệu thử nghiệm
+ Khí hậu: Các số liệu khí tượng được lấy từ các trạm khí tượng gần nhất;
+ Đất: địa hình, thành phần cơ giới, chế độ nước, độ phì;
+ Cây trồng: Loại cây, giống, thời vụ, mật độ, chăm sóc, năng suất;

Phân tích thử nghiệm: Nhằm so sánh năng suất đem lại giữa

công thức mới và công thức cũ.
Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật thay thế được tiến hành
bằng những thử nghiệm do nông dân quản lý
* Sản xuất thử: Nhằm đánh giá HTCTr mới trước khi đưa vào sản xuất

đại trà. Thành công của việc đưa HTCTr mới vào trong sản xuất của nơng
dân phụ thuộc vào cách mà chương trình sản xuất thử được tổ chức.

2.1.4. Căn cứ để xây dựng hệ thống cây trồng hợp lý
Hiện nay nước ta đang thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn
mới, HTCTr cịn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện của hộ, người nông dân
vẫn trồng trọt trên mảnh ruộng của họ nhưng vấn đề lao động được thay thế
dần bằng máy móc, vốn và khoa học cơng nghệ có sự hỗ trợ của nhà nước.
Việc xác định HTCTr cho một khu vực sản xuất đảm bảo hiệu quả kinh
tế cao ngoài việc giải quyết mối quan hệ giữa HTCTr với các điều kiện khí
hậu, đất đai, quần thể sinh vật, tập quán canh tác, cịn có mối quan hệ chặt
chẽ với định hướng sản xuất vùng, khu vực đó. Định hướng sản xuất quyết
định HTCTr, nhưng đồng thời HTCTr lại là cơ sở hợp lý nhất để xác định,
định hướng sản xuất. Vì vậy nghiên cứu bố trí HTCTr có cơ sở khoa học sẽ
có ý nghĩa quan trọng giúp cho các nhà quản lý xác định được định hướng
sản xuất một cách đúng đắn (Lý Nhạc và cs., 1987).

2.1.4.1. Quan hệ giữa khí hậu và hệ thống cây trồng
Theo Trần Đức Hạnh và cs. (1997) thì: Khí hậu là một thành phần
rất quan trọng của các hệ sinh thái, là tổng hợp các yếu tố thời tiết, là
một trong các yếu tố quyết định HTCTr của một vùng. Vì vậy xác định
HTCTr, điều quan tâm đầu tiên là các yếu tố cấu thành khí hậu.
Khí hậu cung cấp năng lượng chủ yếu cho quá trình tạo thành chất hữu cơ,
tạo năng suất cây trồng. HTCTr tận dụng cao nhất điều kiện khí hậu sẽ có tổng
sản phẩm và giá trị kinh tế cao nhất. HTCTr hợp lý là phải tránh được các tác hại


13


×