Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Đánh giá thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.68 MB, 102 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN QUANG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ
RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ NG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

Chun ngành:

Khoa học mơi trường

Mã số:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Hồng Thái Đại

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Quang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc thầy giáo PGS.TS Hoàng Thái Đại (người hướng dẫn khoa học) đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào tạo,
Khoa Môi Trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, nhân viên phịng tài ngun mơi trường
ng Bí và cơng ty CPDT&XD Mơi Trường Đơ Thị ng Bí. Xin cảm ơn các hộ gia đình
và người dân đã tạo điều kiện cho việc thu thập tài liệu, điều tra phỏng vấn cũng như
những đóng góp ý kiến đánh giá thực trạng môi trường trên địa 3 phường chọn nghiên
cứu, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn.


Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Quang

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục hình......................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................. viii
Thesis abstract............................................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2

Mục đích và yêu cầu nghiên cứu.............................................................................. 2

1.2.1


Mục đích nghiên cứu.................................................................................................. 2

1.2.2

Yêu cầu nghiên cứu.................................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................................... 3
2.1

Cơ sở khoa học của đề tài.......................................................................................... 3

2.1.1

Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt........................................................... 3

2.1.2

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt........................................................................... 5

2.1.3

Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt............................................................ 9

2.2

Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe
cộng đồng................................................................................................................... 12

2.2.1


Ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan............................................................. 12

2.2.2

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người...................................................................... 14

2.3

Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và ở Việt Nam..................... 14

2.3.1

Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới................................................ 14

2.3.2

Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam............................................... 19

2.3.3

Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại tỉnh Quảng Ninh .................................. 23

2.3.4

Một số công nghệ xử lý chất thải được áp dụng ở Việt Nam............................. 25

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu................................................................ 27
3.1

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 27


3.1.1

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 27

3.1.2

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 27

3.2

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 27

3.2.1

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố ng Bí .............................. 27

iii


3.2.2

Thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố
ng Bí, tỉnh Quảng Ninh

3.2.3

27

Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt của thành

phố ng Bí

28

3.3

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 28

3.3.1

Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................. 28

3.3.2

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................................... 29

3.3.3

Phương pháp điều tra, đánh giá thực địa............................................................... 29

3.3.4

Phương pháp cân rác và phân loại rác................................................................... 30

3.3.5

Phương pháp xử lý thông tin................................................................................... 30

Phần 4. Kết quả nghiên cứu................................................................................................ 31
4.1


Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố ng Bí .............................. 31

4.1.1

Đặc điểm địa lý tự nhiên.......................................................................................... 31

4.1.2

Đặc điểm kinh tế- xã hội.......................................................................................... 34

4.2

Thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố
ng Bí

36

4.2.1

Nguồn phát sinh chất thải........................................................................................ 36

4.2.2

Khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt phát sinh tại thành phố
Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh

4.3

38


Thực trạng cơng tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố ng

Bí – tỉnh Quảng Ninh 46
4.3.1

Quản lý rác thải tại hộ gia đình............................................................................... 46

4.3.2

Cơng tác quản lý rác thải sinh hoạt của thành phố.............................................. 46

4.3.3

Công tác xử lý rác thải sinh hoạt............................................................................ 60

4.3.4

Đánh giá hiệu quả và khó khăn trong cơng tác quản lý RTSH trên địa
bàn thành phố ng Bí 65

4.3.5.

Dự báo rác thải sinh hoạt tại thành phố Uông Bí đến năm 2020....................... 71

4.4

Đề xuất mơt sơ giải pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt của thành
phố ng Bí


72

4.4.1

Giải pháp về cơ sở chính sách và tuyên truyền giáo dục .................................... 72

4.4.2

Giải pháp công tác thu gom, vận chuyển và xử lý. .............................................. 74

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 78
5.1

Kết luận....................................................................................................................... 78

5.2

Kiến nghị.................................................................................................................... 79

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 80

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CTR


Chất thải rắn

RTSH

Rác thải sinh hoạt

TP

Thành Phố

TNHH

Trách nhiêm hữu hạn

UB

ng Bí

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

XD

Xây dựng


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt............................................................... 6
Bảng 2.2. Thành phần nguyên tố hóa học có trong CTRSH.............................................. 7
Bảng 2.3. Thành phần rác thải sinh hoạt ở một số quốc gia trên thế giới ........................8
Bảng 2.4. Thành phần rác thải sinh hoạt của một số tỉnh, thành phố tại
Việt Nam

9

Bảng 2.5. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn toàn quốc .................................................... 11
Bảng 4.1. Hiện trạng phân bố dân cư của thành phố ng Bí năm 2015 ......................35
Bảng 4.2. Dân số phân theo phường/xã tại thành phố ng Bí (2015) ......................... 37
Bảng 4.3. Khối lượng chất thải rắn trên địa bàn thành phố ng Bí từ 2013
đến 2015

39

Bảng 4.4. Khối lượng RTSH trên địa bàn thành phố ng Bí theo phân theo
các nguồn thải 40
Bảng 4.5. Thành phần rác thải sinh hoạt tại 3 phương điều tra ....................................... 44
Bảng 4.6. Nhân sự và thiết bị của công ty CPĐT môi trường đô thị UB ....................... 51
Bảng 4.7. Phí vệ sinh mơi trường trên địa bàn thành phố ng Bí ................................ 56
Bảng 4.8. Lượng RTSH phát sinh và tỷ lệ thu gom tại các phường xã trên địa
bàn từ 2013 đến 2015 65
Bảng 4.9. Ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng môi trường xung quanh .......66
Bảng 4.10. Dự báo dân số thành phố Uông Bí đến năm 2020.......................................... 71

Bảng 4.11. Dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt thành phố ng Bí đến
năm 2020

vi

72


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn tại Việt Nam................................................ 4
Hình 2.2. Hệ thống quản lý về CTR ở một số đô thị tại Việt Nam ................................ 20
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính thành phố ng Bí............................................................... 31
Hình 4.2. Nguồn phát sinh chất thải tại thành phố ng Bí........................................... 37
Hình 4.3. Hệ số phát sinh rác thải theo từng phường....................................................... 41
Hình 4.4. Tỷ lệ phát sinh rác thải tại phường Phương Nam........................................... 43
Hình 4.5. Tỷ lệ phát sinh rác thải tại phường Quang Trung........................................... 43
Hình 4.6. Tỷ lệ phát sinh rác thải tại phường Vàng Danh............................................... 43
Hình 4.7. Tỷ lệ phát sinh rác thải tại cả 3 phường nghiên cứu....................................... 43
Hình 4.8. Hệ thống các cấp quản lý rác thải sinh hoạt tại ng Bí............................... 48
Hình 4.9. Tổ chức quản lý RTSH tại UBND thành phố ng Bí.................................. 50
Hình 4.10. Nhân viên thu gom rác về điểm tập kết phường Quang Trung .....................52
Hình 4.11. Điểm tập kết rác sau thu gom tại phường Phương Nam ................................ 53
Hình 4.12. Xe rác thu gom về bãi rác Khe Giang............................................................... 53
Hình 4.13. Tỷ lệ tuyên truyền đến các hộ dân ở 3 phường nghiên cứu ........................... 54
Hình 4.14. Tồn cảnh bãi xử lý rác Khe Giang, TP ng Bí............................................ 60
Hình 4.15. Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt của bãi rác Khe Giang ............................. 61
Hình 4.16. Bên trong nhà máy đốt rác đang hoạt động xử lý rác tại bãi chơn lấp. .......63
Hình 4.17. Quy trình chơn lấp rác của bãi chơn lấp Khe Giang....................................... 64
Hình 4.18. Tập kết rác bừa bãi đối với các hộ khơng có thu gom ................................... 68
Hình 4.19. Thu và xử lý nước rỉ rác tại bãi rác................................................................... 70

Hình 4.20. Quy trình cơng nghệ SERAPHIN...................................................................... 77

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Quang
Tên Luận văn: “Đánh giá thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh”.
Ngành: Khoa học Môi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được hiện trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành
phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và xử lý rác
thải sinh hoạt tại thành phố ng Bí nhằm đáp ứng cho q trình đơ thị hóa, cơng
nghiệp hóa thành phố, giảm ơ nhiễm mơi trường.
2. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp;

-

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu;

-


Phương pháp điều tra, đánh giá thực địa;

-

Phương pháp cân rác và phân loại rác;

-

Phương pháp xử lý số liệu.

3. Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã có một số kết quả sau:
Hiện trạng quản lý rác thải thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh. Mỗi ngày
lượng rác thải sinh phát sinh ở đây là 73,26 tấn/ngày (2015), lượng rác thải thu gom
đạt tỉ lệ 88,7%.
Theo kết quả điều tra, rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố chiếm 77,12% từ hộ
gia đình. Thành phần rác thải sinh hoạt tại Thành phố chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân
huỷ như rau, cơm thừa, vỏ hoa quả,… chiếm hơn 60%.
Kết quả điều tra các hộ dân trên 3 phường cho thấy: tỉ lệ phát sinh rác của 3
phường Phương Nam 0,46 kg/người/ngày, Quang Trung 0,67 kg/người/ngày, Vàng
Danh 0,64 kg/người/ngày. Đồng thời cũng có sự chênh lệnh lớn tỷ lệ phát sinh rác
theo tiêu chí giàu nghèo.
Rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thành phố được vận chuyển về bãi chôn lấp
Khe Giang, xã Thượng Yên Công. Tại đây rác được xử lý bằng 2 cách là đốt và

viii


chơn lấp hợp vệ sinh, tuy nhiên vẫn cịn một số yếu kém trong công tác xử lý cần phải

giải quyết.
Đề xuất một số giải pháp: Giải pháp cơ chế chính sách và quản lý, kết hợp
với cơng tác giáo dục và tuyên truyền. Khắc phục hạn chế của hệ thống trong quá trình
thu gom và xử lý.

ix


THESIS ABSTRACT
Master Student: Nguyen Van Quang
Thesis Title: “Assessment of management and treatment status of domestic
waste in Uong Bi city, Quang Ninh Province”.
Major: Environmental Sciences

Code: 60.44.03.01

Name of training Institute: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

1. Research Objectives
Assessment of the management and treatment status of domestic waste in Uong
Bi city, Quang Ninh Province.
Propose some solutions to improve the efficiency of the management and
treatment of domestic waste in Uong Bi city in response to the process of urbanization
and industrialization of the city and to minimize environmental pollution.
2. Methodology
-

Collecting primary and secondary data;

-


Selected location for research;

-

Field surveys;

-

Weighting and classify domestic waste;

-

Data analysis by popular office software.

3. Fingdings and Conclusions
-

The daily average amount of domestic waste is 73.26 tons/day (2015), of which,

88.7% the amount of domestic waste is gathered in Uong Bi city, Quang Ninh Province..
-

After the surveys, the domestic waste from households in the city accounted for

77.12% of total. Composition of household domestic waste in the city is mostly easily
decomposable organic matter such as vegetables, rice leftovers, fruit peel, .... with the ratio
of more than 60%.

The survey hold in the three wards showed that the amount of domestic waste

generated per capita is 0.46kg/day in Phuong Nam ward, 0.67kg/day in Quang Trung
ward and 0.64kg/day in Vang Danh ward. At the same time, it is found that there is
significant difference on domestic waste among households with different living
standards.

x


-

Domestic waste of the city is transported to landfills of Khe Giang, Thuong Yen

Cong commune. Here it is processed in the two ways of burning and sanitary landfills, but
there are still some weaknesses in the processing activities that should be addressed.

Proposed solutions: Solution on policy mechanisms and management,
combined with education and communication to overcome the limitations in the of
domestic waste gathering and processing process.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ơ

nhiễm mơi trường là một trong những vấn đề mang tính chất toàn cầu,là

nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng nghiêm

trọng đến nền kinh tế, sự phát triển toàn diện của con người và sự phát triển bền
vững của đất nước.
Là một trong những quốc gia đang phát triển với hàng loạt những ưu tiên
cho phát triển kinh tế, Việt Nam không tránh khỏi những mâu thuẫn mà các quốc
gia khác thường gặp, đó là những vấn đề môi trường nảy sinh khi các chỉ số kinh
tế tăng vọt. Hiện nay, hầu hết các thành phố ở Việt Nam đều đang trong tình trạng
ơ nhiễm do chất thải nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng gây ra. Vì thế, quản
lý rác thải sinh hoạt đang trở thành vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi
trường ở nước ta hiện nay.
Thành phố ng Bí cách thủ đơ Hà Nội 120 km, cách thành phố Hải Phòng
28 km và cách thành phố Hạ Long 40 km. ng Bí đóng vai trị là trung tâm của
vùng tam giác kinh tế phía bắc gồm Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh. Thành phố
có hai tuyến đường quốc lộ chính là Quốc lộ 10 và và Quốc lộ18A, tuyến đường
sắt Kép - Hạ Long, và hệ thống đường thủy gồm các con sông lớn gồm sông Sinh,
sông Uông và sông Đá Bạc.
Hiện nay, Uông Bí là một trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch, công
nghiệp quang trọng của tỉnh. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, q trình đơ thị
hố diễn ra mạnh mẽ cùng với sự gia tăng dân số đã làm nảy sinh những vấn đề về
môi trường, trong số đó là vấn đề rác thải. Sự phát triển khơng đồng bộ giữa tốc độ
đơ thị hố và việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cùng với sự phát triển ngành dịch vụ,
thương mại... đã làm cho một lượng lớn rác thải ra ngày càng nhiều.
Lượng rác thải cần phải thu gom, xử lý hàng ngày tương đối lớn cộng với
ý thức của một bộ phận không nhỏ người dân cịn chưa cao trong việc đổ, xả rác
thải ra mơi trường. Trong khi đó trước đây bãi chơn lấp Lạc Thanh do quá tải nên
đã đóng cửa năm 2012 cộng với nhà máy xử lý rác Bắc Sơn gây ô nhiễm mơi
trường xung quanh trầm trọng, những điều đó đang gây sức ép rất lớn đối với môi
trường của thành phố. Từ thực tế trên việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực
trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố ng Bí,

1



tỉnh Quảng Ninh” là rất cần thiết để giúp các nhà quản lý nhận thức được tính cấp
bách cũng như những vấn đề còn tồn tại đối với việc thu gom, xử lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn thành phố, góp phần vào việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường của thành phố trong thời gian tới.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và xử lý
rác thải sinh hoạt tại thành phố ng Bí nhằm đáp ứng cho q trình đơ thị hóa,
cơng nghiệp hóa thành phố, giảm ô nhiễm môi trường.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu
Các số liệu, tài liệu liên quan đến công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Uông Bí phải có độ tin cậy, đáp ứng u cầu nghiên cứu của đề
tài.
Nắm vững địa bàn, nắm vững thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa
bàn nghiên cứu.
Thông qua khảo sát, nghiên cứu, tiếp cận với các bên liên quan, chỉ ra được
những thành tựu, những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý, xử lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn thành phố ng Bí.
Các giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác
thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố phải phù hợp với địa bàn nghiên cứu và có
tính khả thi.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác (Nghị định số 59/2007/NĐ-CP
ngày 09-04-2007 về Quản lý chất thải rắn).
Chất thải rắn là tất cả các chất thải, phát sinh từ các hoạt động của con người và
động vật, thường ở dạng rắn và bị đổ bỏ vì khơng thể trực tiếp sử dụng lại được
hoặc không được mong muốn nữa.
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này
hay nơi khác; chúng khác nhau về số lượng, thành phần, kích thước, phân bố về
khơng gian. Chất thải rắn sinh hoạt có thể phát sinh trong hoạt động cá nhân cũng
như trong các hoạt động xã hội .
Chất thải rắn nói chung (rác thải) phát sinh từ các nguồn chủ yếu sau:
Từ các khu dân cư: nhà ở riêng biệt, khu tập thể, chung cư...
Từ các trung tâm thương mại: chợ, văn phòng, khách sạn, trạm xăng dầu,
gara...
Từ các cơ quan: trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính...
Từ các khu xây dựng và phá hủy các cơng trình xây dựng
Từ các dịch vụ công cộng: rửa đường, tu sửa cảnh quan, công viên, bãi
biển...
Từ các nhà máy xử lý chất thải.
Từ các hoạt động công nghiệp.
Từ các hoạt động nông nghiệp.

3


Nhà dân, khu
dân cư


Chợ, bến xe,
nhà ga

Giao thơng,
xây dựng

Hình 2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn tại Việt Nam
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt phụ thuộc vào nguồn gốc phát sinh của
chúng. Các nguồn phát sinh khác nhau như rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu
cơng cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải dẫn tới
sự khác biệt tỷ lệ thành phần các chất trong rác thải.
Để phân loại chất thải rắn có thể dựa vào rất nhiều tiêu chí khác nhau như:
phân loại theo vị trí hình thành, theo thành phần vật lý, hóa học, theo tính chất rác
thải... (Trịnh Quang Huy, 2015).
Phân loại theo nguồn phát sinh
Chất thải rắn sinh hoạt có thể được phân loại theo các nguồn phát sinh chính
như sau:
Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu dân cư,
các trung tâm dịch vụ, công viên.
Chất thải công nghiệp: phát sinh từ trong q trình sản xuất cơng nghiệp và
thủ công nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó chủ yếu là các
dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí).
Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tơng vỡ, vơi
vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra.
Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt,
chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.
Phân loại theo mức độ nguy hại


4



Đặc tính nguy hại của chất thải rắn sinh hoạt cũng là một tiêu chí quan trọng
trong việc phân loại, giúp định hướng cho việc lựa chọn hình thức thu gom và
quản lý chất thải. Chất thải rắn được chia thành hai nhóm: chất thải rắn nguy hại
và chất thải rắn thông thường (không nguy hại).
-

Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mịn,

nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải này
tiềm ẩn nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe doạ sức khoẻ con người và
sự phát triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm môi
trường đất, nước và khơng khí.
-

Chất thải khơng nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các hợp

chất có các tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh trong sinh hoạt
gia đình, đơ thị…
Phân loại theo thành phần
-

Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vơ cơ như tro, bụi, xỉ, vật liệu

xây dựng như gạch, vữa, thuỷ tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, đồ dùng thải bỏ
gia đình.
-

Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm thừa,


chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ và các loại
thuốc bảo vệ thực vật.
Phân loại theo trạng thái chất thải
-

Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ sở

chế tạo máy, xây dựng (kim loại, da, hoá chất sơn, nhựa, thuỷ tinh, vật liệu xây
dựng…).
-

Chất thải ở trạng thái lỏng: phân bùn từ cống rãnh, bể phốt, nước thải từ nhà

máy lọc dầu, rượu bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm và vệ sinh công
nghiệp…
-

Chất thải ở trạng thái khí: bao gồm các khí thải các động cơ đốt trong các

máy động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hoả, nhà máy nhiệt điện, sản xuất vật
liệu…
2.1.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Khác với rác thải, phế thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt là một tập hợp
khơng đồng nhất. Tính khơng đồng nhất biểu hiện ngay ở sự khơng kiểm sốt

5


được các nguyên liệu ban đầu dùng cho thương mại và sinh hoạt. Sự không đồng

nhất này tạo nên một số đặc tính rất khác biệt trong các thành phần của rác thải
sinh hoạt (Nguyễn Xuân Thành, 2010).
Mỗi nguồn thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như: Khu
dân cư và thương mại có thành phần chất thải đặc trưng là chất thải thực phẩm,
giấy, carton, nhựa, vải, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm...; Chất thải từ dịch vụ như rửa
đường và hẻm phố chưa bụi, rác, xác động vật, xe máy hỏng..., chất thải thực
phẩm như can sữa, nhựa hỗn hợp...
Bảng 2.1. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần
1.Các chất cháy được
Giấy
Hàng dệt
Thực phẩm
Cỏ, gỗ,
rơm rạ
Chất dẻo

củi,

Da và cao su
2.Các chất không cháy
Các kim loại
sắt
Các kim loại
phi sắt
Thủy tinh
Đá và
sứ
3.Các
hỗn hợp


sành
chất

6


Trong nghiên cứu về thành phần của rác thải sinh hoạt, thành phần các
nguyên tố hóa học thường được xác định và đây là những hệ số quan trọng trong
việc định dạng cơng thức hóa học của chất thải rắn sinh hoạt nhằm làm cơ sở lựa
chọn phương pháp xử lý. Đối với hình thức chơn lấp, cơng thức hóa học của
CTRSH được ứng dụng trong việc tính tốn thời gian phân hủy, thành phần và
khối lượng khí (hoặc mole khí) phát sinh. Đối với hình thức xử lý nhiệt, cơng thức
hóa học sử dụng trong việc tính tốn giá trị nhiệt trị của CTRSH. Bảng (2.2) thể
hiện thành phần nguyên tố hóa học trong một số loại CTRSH.
Bảng 2.2. Thành phần nguyên tố hóa học có trong CTRSH
Các loại
chất thải
Thực phẩm
Giấy vụn
Bìa carton
Chất dẻo
Vải
Cao su
Da
Rác vườn
Gỗ vụn

Ngồi ra, thành phần rác ở các khu vực (hoặc các quốc gia trên thế giới) là
khác nhau tùy thuộc vào đặc trưng về thu nhập, mức sống và tập quán sinh hoạt

của mỗi khu vực đó. Nước có nền cơng nghiệp phát triển thì thành phần các chất
vơ cơ trong rác thải phát sinh chiếm đa số, lượng rác này là nguyên liệu cho ngành
công nghiệp tái chế. Tại châu Á, chất hữu cơ vẫn là thành phần chính trong các
dịng chất thải rắn đô thị trong khu vực, tỷ lệ chất hưu cơ chiếm khoảng 34-70%,
cao hơn hẳn hầu hết các nước châu Âu là 20-50%.

7


Do mức sống của nhiều nước trong khu vực được cải thiện nên thành phần
giấy và nhựa tổng hợp trong chất thải ngày càng tăng. Theo Ngân Hàng Thế Giới,
các nước có thu nhập cao thơng thường có tỷ lệ giấy trong thành phần CTRSH cao.
Thành phần giấy trong CTRSH của một số nước như Pháp, Mỹ (Bảng 2.3) hay Đài
Loan xấp xỉ 30% tổng lượng CTRSH đô thị, trong khi đó tại Việt Nam tỷ lệ này
chỉ khoảng dưới 3% (Bảng 2.4).
Tại châu Âu, thành phần chất thải rắn đô thị cũng rất khác nhau theo vùng
địa lý. Các nước Nam Âu như Tây Ban Nha, Italia và Bồ Đào Nha có tỷ lệ chất
thải thức ăn, chất thải vườn cao hơn các nước Bắc Âu như Phần Lan, Đan Mạch,
Pháp, Anh; trong khi tỷ lệ thành phần giấy trong các dịng chất thải đơ thị các nước
Bắc Âu lại cao hơn so với các nước Nam Âu. Ngoài ra, Ireland và Thụy Sỹ có tỷ lệ
thành phần nhựa tổng hợp cao, Pháp và Đức có tỷ lệ thành phần thủy tinh cao
trong khi Đan Mạch có tỷ lệ kim loại cao trong dịng CTRSH đơ thị.
Bảng 2.3. Thành phần rác thải sinh hoạt ở một số quốc gia trên thế giới
Thành phần (%)
Các chất dễ cháy
Giấy
Thực phẩm
Vải
Gỗ
Chất dẻo

Cao su
Da
Kim loại
Thủy tinh
Đất cát
Vật liệu khác
Nguồn: Nguyễn Xuân Thành (2010)

8


Bảng 2.4. Thành phần rác thải sinh hoạt của một số tỉnh, thành phố
tại Việt Nam
Thành phần %
Lá cây, vỏ hoa quả, xác động vật
Giấy
Giẻ rách, củi, gỗ
Nhựa, nylon, cao su
Vỏ ốc, xương
Thủy tinh
Rác xây dựng
Kim loại
Tạp chất khó phân hủy
Nguồn: Nguyễn Xuân Thành (2010)

2.1.3. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
a. Hiện trạng phát thải rác sinh hoạt trên Thế giới
Nhìn chung, lượng RTSH ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau, phụ thuộc
vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dân nước đó. Tỷ
lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo đầu người.

Tỷ lệ phát sinh rác thải theo đầu người ở một số thành phố trên thế giới: Băng Cốc
(Thái Lan): 1,6kg/người/ngày, Singapore: 2kg/người/ngày; Hồng Kông là
2,2kg/người/ngày; NewYork (Mỹ) là 2,65kg/người/ngày.
Tỷ lệ CTRSH trong dịng CTR đơ thị rất khác nhau giữa các nước. Theo
ước tính, tỷ lệ chiếm tới 60-70% ở Trung Quốc (Gao et al., 2002); chiếm 78% ở
Hồng Kông; 48% ở Philipin và 37% ở Nhật Bản, chiếm 80% ở nước ta. Theo đánh
giá của Ngân hàng Thế giới, nước có thu nhập cao chỉ có khoảng 25-35% chất thải
sinh hoạt trong tồn bộ dịng CTR đô thị.
Tại Anh : Số liệu thống kê tổng lượng chất thải ở Anh cho thấy hàng năm
Liên hiệp Anh tạo ra 307 triệu tấn chất thải, trong đó ước tính 46,6 triệu tấn chất
thải sinh học và chất thải dạng tương tự phát sinh ở Anh, trong đó 60% chôn lấp,

9


34% được tái chế và 6% được thiêu đốt. Chỉ tính riêng rác thải thực phẩm, theo dự
án khảo sát được thực hiện từ tháng 10/2006-3/2008, chất thải thực phẩm từ hộ gia
đình nhiều hơn tới hàng tấn so với chất thải bao bì chiếm 19% chất thải đơ thị.
Hàng năm hộ gia đình ở Anh phát sinh 6,7 triệu tấn chất thải thực phẩm, ở England
là 5,5 triệu tấn, trong đó 4,1 triệu tấn là thực phẩm có thể sử dụng được. Trung
bình mỗi hộ gia đình thải ra 276 kg chất thải thực phẩm/năm hay 5,3 kg/tuần, trong
đó 3,2 kg vẫn có thể sử dụng được.
Tại Nhật Bản : Theo số liệu thống kê của Bộ TN & MT Nhật Bản, hàng
năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác cơng
nghiệp (397 triệu tấn). Trong tổng số rác thải trên, có khoảng 5% rác thải phải đưa
tới bãi chôn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số cịn lại được
xử lý bằng cách đốt hoặc chơn tại các nhà máy xử lý rác. Với rác thải sinh hoạt của
các gia đình, khoảng 70% được tái chế thành phân bón hữu cơ, góp phần giảm bớt
nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón.
Tại Singapore : mỗi ngày thải ra khoảng 16.000 tấn rác. Rác ở Singapore

được phân loại tại nguồn (nghĩa là nhà dân, nhà máy, xí nghiệp...). Nhờ vậy 56%
số rác thải ra mỗi ngày (9.000 tấn) quay lại các nhà máy để tái chế. Khoảng 41%
(7.000 tấn) được đưa vào bốn nhà máy thiêu rác để đốt thành tro. Mỗi ngày chừng
1.500 tấn tro rác cùng với 500 tấn rác không thể đốt được sẽ lên sà lan trực chỉ
Semakau Landfill. Như vậy khối lượng từ 16.000 tấn rác mỗi ngày, sau khi đốt rác
Singapore chỉ cần bãi đổ rác cho hơn 10% lượng rác đó, xấp xỉ 2.000 tấn. Chưa
hết, nhiệt năng sinh ra trong khi đốt rác được dùng để chạy máy phát điện đủ cung
cấp 3% tổng nhu cầu điện của Singapore.
Tại Nga:mỗi người bình qn thải ra mơi trường 300 kg/người/năm rác
thải. Tương đương một năm nước này thải ra môi trường khoảng 50 triệu tấn rác,
riêng thủ đô Matxcova là 5 triệu tấn/năm.
Theo Ngân hàng Thế giới, các đô thị của Châu Á mỗi ngày phát sinh
khoảng 760.000 tấn chất thải rắn đơ thị. Đến năm 2025, dự tính con số này sẽ tăng
tới 1,8 triệu tấn/ngày.
b. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại Việt Nam
Quá trình phát sinh CTR gắn liền với quá trình sản xuất và sinh hoạt của
con người, khi đời sống của nhân dân được nâng lên cũng là lúc lượng rác thải
tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên vấn đề thống kê số liệu về CTR chưa được thực hiện
một cách nghiêm túc, số liệu thống kê chưa đầy đủ.

10


Theo báo cáo môi trường quốc gia 2010, tổng lượng CTRSH ở các đơ thị
phát sinh trên tồn quốc năm 2008 khoảng 35.100 tấn/ ngày, CTRSH ở khu vực
nông thôn khoảng 24.900 tấn/ngày. Tại hầu hết các đô thị khối lượng CTR sinh
hoạt chiếm 60%-70% tổng lượng CTR đô thị (một số đơ thị tỷ lệ này có thể lên
đến 90%). Mặc dù lượng RTSH lớn như vậy nhưng mới chỉ có 17 bãi chơn lấp hợp
vệ sinh và 74 bãi chơn lấp rác khơng hợp vệ sinh trên tồn quốc. Kết quả nghiên
cứu về lượng phát sinh CTR ở các đô thị cho thấy, tổng lượng rác thải sinh hoạt

phát sinh từ đơ thị có xu hướng tăng đều, trung bình từ 10-16% mỗi năm.
Tốc độ đơ thị hóa ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng, dân cư ngày càng đông
đúc và lượng rác phát sinh ngày một diễn biễn phức tạp. Theo thống kê năm 2004,
lượng CTR đô thị là 0,7 kg/người/ngày và nông thôn là 0,3 kg/người/ngày thì đến
năm 2008 con số này đã tăng lên đáng kể, lượng CTR đô thị thống kê trong năm
này là 1,45 kg/người/ngày và vùng nông thôn là 0,4 kg/người/ngày. Trong khoảng
thời gian từ năm 2003 đến năm 2008, lượng CTR phát sinh trung bình tăng từ 150
– 200%, CTR sinh hoạt đô thị tăng lên 200%, CTR công nghiệp tăng lên 181% và
còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Bảng 2.5. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn toàn quốc
Loại CTR
CTR đô thị
CTR Nông thôn
CTR công nghiệp
CTR y tế
CTR làng nghề
Tổng cộng
Nguồn: Báo cáo Diễn biến Môi trường Việt Nam
(2004); Báo cáo Mơi trường Quốc gia (2011)

Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đơ thị
vùng Đơng Nam Bộ có lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh lớn nhất tới 6.713
tấn/ngày hay 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh chất thải rắn
sinh hoạt các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng
bằng sơng Hồng có lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị là 4.441

11


tấn/ngày hay 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây

Bắc Bộ có lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đơ thị thấp nhất chỉ có 69.350
tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên,
tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm
3,68%).
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐẾN MÔI
TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
2.2.1. Ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan
Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất:
-

Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:

Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải cơng nghiệp như xỉ than,
khai khống, hóa chất… Các chất ơ nhiễm khơng khí lắng đọng trên bề mặt sẽ gây
ô nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất.
Do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình xử
lý nước.
Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh
kí sinh trùng, vi khuẩn đường ruột… đã gây các bệnh truyền từ đất cho cây sau đó
sang người và động vật…
- Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ
khó phân hủy làm thay đổi pH của đất.
- Rác cịn là nơi sinh sống của các lồi cơn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn, nấm
mốc… những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cộng
đồng.
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ
chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng… làm
cho đất bị chai cứng khơng cịn khả năng sản xuất. Tóm lại rác thải sinh hoạt là
nguyên nhân gây ô nhiễm đất.

Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước:
-

Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chon lấp, các hố phân, nước

làm lạnh tro xỉ làm ô nhiễm nước ngầm.
Nước chảy khi mưa to qua các bãi chon lấp, các hố phân, chảy vào các
mương, rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt.

12


×