Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 127 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG THỊ LIỄU

GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:
Mã số:

Quản lý kinh tế
8340401

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2018
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Liễu

i



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Bộ môn
Kế hoạch và Đầu tư đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Phòng Lao động – Thương binh
và Xã hội huyện Thanh Ba, cán bộ và nhân dân các xã Vũ Yển, Yển Khê và Đại An đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2018
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Liễu

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v

Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.


Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo
đa chiều .............................................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều ................ 5

2.1.1.

Lý luận về nghèo và nghèo đa chiều ................................................................... 5

2.1.2.

Lý luận về giảm nghèo bền vững...................................................................... 19

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu giải pháp giảm nghèo bền vững ..................................... 23

2.1.4.


Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững ............................................. 31

2.2.

Cơ sở thực tiễnvề giảm nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều ............ 33

2.2.1.

Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương của Việt Nam ........................ 33

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ ...................... 35

2.2.3.

Các nghiên cứu có liên quan ............................................................................. 37

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 39
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 39

3.1.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Thanh Ba .................................................. 39


3.1.2.

Nguồn lực về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thanh Ba .......................... 42

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 48

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm và thu thập tài liệu ..................................................... 48

3.2.2.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 51

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 52

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 54
4.1.

Thực trạng thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn
huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ ......................................................................... 54

4.1.1.

Các giải pháp giảm nghèo bền vững triển khai tại huyện Thanh Ba giai

đoạn 2015-2017 ................................................................................................ 54

4.1.2.

Kết quả thực hiện các giải pháp giảm nghèo đã triển khai tại huyện
Thanh Ba ........................................................................................................... 67

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới giảm nghèo bền vững tại huyện
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ .................................................................................... 81

4.2.1.

Các yếu tố bên trong ......................................................................................... 81

4.2.2.

Các yếu tố tác động từ bên ngoài ...................................................................... 86

4.3.

Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ ................ 87

4.3.1.

Mục tiêu giảm nghèo bền vững của huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ................ 87

4.3.2.


Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ ................ 87

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 97
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 97

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 98

5.2.1.

Đối với tỉnh Phú Thọ ........................................................................................ 98

5.2.2.

Đối với huyện Thanh Ba ................................................................................... 98

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 101
Phụ lục... ....................................................................................................................... 105

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BLĐTBXH

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

CP

Chính phủ

DFID

Bộ Phát triển Quốc tế - Vương Quốc Anh

ESCAP

Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

FAO

Tổ chức nông lương liên hợp quốc

HDI

Chỉ số phát triển con người

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

KT-XH


Kinh tế - xã hội

MPI

Chỉ số nghèo đa chiều



Nghị định

NQ

Nghị quyết



Quyết định

QH

Quốc hội

TB

Trung bình

TW

Trung ương


THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

UBND

Ủy ban nhân dân

UNDP

Chương trình phát triển liên hiệp quốc

WB

Ngân hàng thế giới

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia).............................. 9
Bảng 2.1. Xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam .......................................................... 17
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thanh Ba .......................................... 43
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Thanh Ba giai đoạn 2015-2017 ......... 45
Bảng 3.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Thanh Ba qua 3 năm (2015-2017) .......... 46
Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra theo địa phương và theo nhóm hộ ........................... 50
Bảng 4.1. Kết quả thực hiện chính sách trợ cấp khó khăn cho hộ nghèo ..................... 57
Bảng 4.2. Thực trạng nghèo đơn chiều của huyện Thanh Ba năm 2015...................... 67
Bảng 4.3. Kết quả điều tra hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của huyện ............... 69
Bảng 4.4. Kết quả điều tra hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của huyện ........... 70
Bảng 4.5. Tổng hợp hộ nghèo theo mức thiếu hụt năm 2016 ...................................... 72
Bảng 4.6. Tổng hợp hộ nghèo theo mức thiếu hụt năm 2017 ...................................... 73
Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu cơ bản liên quan đến nghèo ở 3 xã năm 2017 ..................... 74
Bảng 4.8. Thông tin về hộ điều tra ............................................................................... 75
Bảng 4.9. Số lượng và tỷ lệ hô nghèo đa chiều theo tiêu chí y tế ................................ 76
Bảng 4.10. Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo tiêu chí giáo dục ........................ 77
Bảng 4.11. Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo đa chiều về nhà ở ............................................. 78
Bảng 4.12. Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo đa chiều về điều kiện sống ............................... 79
Bảng 4.13. Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo tiếp cận thông tin ....................... 80
Bảng 4.14. Mối liên hệ giữa trình độ văn hóa và việc làm của hộ điều tra .................... 82
Bảng 4.15. Các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ........................................................... 83
Bảng 4.16. Nguyện vọng của hộ điều tra ....................................................................... 84
Bảng 4.17. Quy mơ hộ gia đình của nhóm hộ điều tra ................................................... 84
Bảng 4.18. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thanh Ba .......................................... 85

vi



DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ ...................................... 40

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả:

Hồng Thị Liễu

Tên luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
Ngành:

Quản lý kinh tế

Mãsố:

8340401

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá các giải pháp giảm nghèo và kết quả
thực hiện các giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ thời
gian qua đề xuất hoàn thiện các giải pháp giảm nghèo bền vững tại địa phương trong
thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào kết quả giảm nghèo trên địa bàn huyện Thanh
Ba thời gian qua 3 xã được lựa chọn đại diện cho 3 tiểu vùng kinh tế của huyện gồm:
Đại An, Vũ Yển và Yển Khê. Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thông tin
sẵn có như báo cáo kết quả thực hiện cơng tác giảm nghèo của huyện qua các năm, và
báo cáo tổng kết công tác giảm nghèo 5 năm giai đoạn 2011-2015; báo cáo các năm

2016, 2017; các chương trình, giải pháp giảm nghèo tại huyện Thanh Ba; các cơng trình
nghiên cứu có liên quan, báo cáo khoa học đã được cơng bố. Các số liệu sơ cấp được
thu thập thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với đối tượng là các hộ dân,
cán bộ công chức, cán bộ quản lý tại địa phương. Các phương pháp phân tích số liệu
được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so
sánh, phương pháp phân tích ma trận SWOT nhằm làm rõ thực trạng và các yếu tố ảnh
hưởng đến việc thực hiện các giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện thời gian qua.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Nghiên cứu đã làm rõ cơ sở lý luận về giải pháp giảm nghèo bền vững (các khái
niệm, nội dung nghiên cứu và yếu tố ảnh hưởng), nghiên cứu kinh nghiệm trong việc
thực hiện giải pháp giảm nghèo và kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam
(Lào Cai, Tuyên Quang). Trên cơ sở đó, nghiên cứu rút ra một số bài học kinh nghiệm
trong thực hiện giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Thanh Ba nhằm giảm nghèo
bền vững cho các hộ dân.
Trong những năm gần đây, chính quyền địa phương và các tổ chức trên địa bàn
huyện Thanh Ba đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho
các hộ dân, nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều chương trình,
mục tiêu triển khai khá đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ
quan, các ngành trên địa bàn huyện. Cụ thể như Chương trình 135, Chương trình vay
vốn Quốc gia 120, vay vốn người nghèo, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, xoá nhà

viii


tạm, các dự án về phát triển kinh tế, y tế, giáo dục… và thực hiện chính sách hỗ trợ
người nghèo.
Ngồi nguồn vốn của các Chương trình, dự án huyện còn huy động các nguồn
lực xã hội khác để cùng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
trên địa bàn huyện.
Từ việc phân tích thực trạng thực hiện giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên

địa bàn huyện Thanh Ba cho thấy tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ
tái nghèo vẫn cịn cao, cơng tác giảm nghèo vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập và
còn chậm tiến độ. Đồng thời, các hộ nghèo chưa ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa
của các chương trình giảm nghèo huyện Thanh Ba nên vẫn cịn trơng chờ ỷ nại vào sự
trợ cấp của Nhà nước.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững
theo tiêu chí nghèo đa chiều tại địa bàn nghiên cứu đó là: Lao động, đất đai, cơ sở hạ
tầng, các cơ chế chính sách về giảm nghèo và nhận thức của người dân (đặc biệt là
nhóm hộ nghèo) về chương trình giải pháp giảm nghèo. Trong các yếu tố trên yếu tố về
cơ chế chính sách giảm nghèo và nhận thức của người dân có ảnh hưởng lớn nhất đến
giảm nghèo tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn việc giảm nghèo bền vững theo tiêu chí tiếp cận
đa chiều trên địa bàn huyện Thanh Ba và học tập kinh nghiệm của các địa phương khác,
để giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn cần thực hiện một số giải
pháp sau: Nhóm giải pháp về chính sách bao gồm tăng cường hiệu quả các chính sách
tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo; chính sách tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội;
Chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt; chính sách đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo; chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo; dự án nhân
rộng mơ hình nghèo; Nhóm giải pháp đối với các nhóm hộ được chia ra nhóm hộ nghèo,
nhóm hộ cận nghèo; trong đó nhóm hộ nghèo cần có giải pháp riêng cho nhóm hộ
nghèo cùng cực, nhóm hộ nghèo về thu nhập và nhóm hộ khơng nghèo về thu nhập
nhưng thiếu hụt đa chiều; Nhóm các giải pháp đối với 5 mức độ thiếu hụt tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản, về y tế, giáo dục, nhà ở, điều kiện sống và tiếp cận thông tin.

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Hoang Thi Lieu
Thesis title: Solutions for sustainable poverty reduction in Thanh Ba district, Phu

Tho province
Major : Economic Management

Code: 8340401

Instituation: Vietnam National University of Agriculture
Objectives of the study: Base on the assessment of poverty reduction solutions
and its implementation results in Thanh Ba district, Phu Tho province in last few years,
the study propose solutions to improve local sustainable poverty reduction solutions in
the future.
Methodology: Based on the results of poverty reduction in Thanh Ba district, three
communes represent three economic sub-areas of Thanh Ba district were selected as
study sites. They are Dai An, Vu Yen and Yen Khe communes. Secondary data is
collected from available sources such as Thanh Ba District Poverty Reduction
Performance Report & Five Year Review Report 2011-2015; Report of the year 2016,
2017; related research works, scientific reports, articles, .... that has been reported
before. The primary data was collected mainly through questionnaire survey for
household members, civil servants and local managers. Data analysis methods used in
the study included descriptive statistical method, comparative method and SWOT
matrix analysis method to clarify the real situation of implementing poverty reduction
solutions for households in Thanh Ba district.
Key findings and conclusions:
The research has clarified the theoretical basis for sustainable poverty reduction
solutions (concepts, research content and impact factors), empirical research on poverty
reduction solutions, and experiences of some other localities in Vietnam (Lao Cai, Tuyen
Quang). Based on that, the study draws some lessons learned in implementing solutions to
reduce poverty in Thanh Ba district to sustainably reduce poverty for households.
In recent years, local authorities and organizations in Thanh Ba district have
made great efforts in implementing poverty reduction solutions for households. Many
policies and programs has been of the Party and State have been implemented in a

synchronous and regular coordination between agencies and branches in the district. For
example: Program 135, the National Loan Program 120, loans to the poor, vocational
training, labor export, removing temporary house, projects on economic development,
health, and education ...

x


Apart from the programs funding, the district project also mobilizes other social
resources to jointly implement the national target program for poverty reduction
sustainable in the district.
From analysing the situation of implementing poverty reduction solutions for
households in Thanh Ba district, the poverty rate has decreased over the years.
However, the rate of households returning to poverty is still high, poverty reduction still
has many shortcomings. At the same time, poor households are not aware of the
importance and significance of Thanh Ba district poverty reduction programs, so they
are still waiting for the subsidy from the State.
The study results show that the factors that influence sustainable poverty
reduction in the context of multidimensional poverty are: Labor, land, infrastructure,
poverty reduction mechanisms and the awareness of people (especially poor
households) about the poverty reduction program. Among these factors, the mechanism
of poverty reduction policy and the awareness of the people have the greatest impact on
poverty reduction in Thanh Ba district, Phu Tho province.
Based on the practical research on sustainable poverty reduction follow the
multi-dimensional approach in Thanh Ba district and learning experiences from
other localities; to sustainably reduce poverty for rural households, some solutions
are needed as follow: Policies to enhancing the efficiency of preferential credit
policies for poor households; Credit policies of the Social Policy Bank; Support
policies on housing, residential land, production land and water; Investment policy
to build poor commune infrastructure; Legal aid policy for the poor; Solutions to 5

levels of access to basic social services: health, education, housing, living conditions
and access to information; Solutions for different groups of households (poor
households, pro-poor ones). Therein, poor households should be given specific
solutions for very poor households, poor income household and non-poor income
households but multi-dimensional shortages.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt lý luận thì nghèo đói là nỗi bất hạnh của con người và là một
nghịch lý trên con đường phát triển, có thể nói con người sinh ra ai cũng có
quyền bình đẳng, có quyền được hưởng các nhu cầu chính đáng và được thỏa
mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà xã hội thừa nhận. đồng thời theo thời
gian các nhu cầu này phải được đáp ứng ngày một cao hơn cả về số lượng lẫn
chất lượng. Tuy nhiên, trong thực tế không phải ở mọi nơi, mọi lúc tất cả các nhu
cầu cơ bản đó đều được đáp ứng đối với mọi người. Trong xã hội hiện nay, một
số đơng người dân cịn đang sống trong cảnh đói nghèo, bần hàn, nhiều nhu cầu
tối thiểu của họ chưa được đáp ứng ở rất nhiều nước và ở nhiều cộng đồng dân
cư trên thế giới.
Trong một thời gian khá dài chúng ta thường nói về nghèo như là một
bộ phận dân chúng, những người có mức thu nhập trung bình thấp hơn 1
USD/ngày vào những năm 90 của thế kỷ 20 và hiện giờ là nhỏ hơn 2
USD/ngày theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới (WB). Như vậy, rõ ràng
chúng ta chỉ nhìn vào các con số để đánh giá nghèo mà đã vơ tình quên đi các
nguyên nhân gây ra nghèo, trong đó quan trọng nhất là “sự bất bình đẳng” và
“chênh lệch quyền lực” giữa các cá nhân và giữa các nhóm người trong xã
hội. Dựa trên quan điểm này, khái niệm “nghèo đa chiều” đã ra đời trong đó
xác định rõ nghèo khơng hẳn chỉ là đói ăn, thiếu uống hoặc thiếu các điều kiện

sống, sinh hoạt khác mà nghèo đói cịn được gây ra bởi các rào cản về xã hội
và các tác nhân khác ngăn chặn những cá nhân hoặc cộng đồng tiếp cận các
điều kiện sức khỏe, giáo dục và mức sống.
Ở nước ta, sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế đang từng bước khởi sắc
và đã đạt được những thành tựu to lớn, đời sống đại bộ phận người dân đã được
nâng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt là dân
cư nông thôn, vùng sâu, vùng xa đang chịu cảnh đói, nghèo, chưa được đảm bảo
những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Lần đầu tiên khái niệm và chuẩn nghèo
đa chiều được đề ra và triển khai tổ chức thực hiện sau khi có quyết định
59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về

1


chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Đây được xem
là dấu mốc quan trọng để chương trình giảm nghèo của nước ta tiếp cận được với
các nước trên thế giới và khu vực.
Thanh Ba là huyện miền núi và cũng là một trong những huyện nghèo của
tỉnh Phú Thọ. Trong những năm qua, với sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của
tỉnh Phú Thọ và sự nỗ lực của huyện công tác giảm nghèo của địa phương đã đạt
được những thành tựu đáng kể. Tỷ lệ người dân được tiếp cận với các dịch vụ xã
hội cơ bản, cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt, đời sống người nghèo được nâng
cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Cụ thể trong giai đoạn 2011-2015: Đầu năm
2011 tồn huyện có 6.529 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 21,1%, đến cuối năm 2015 giảm
còn 2.803 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 9,53%; Tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình hàng
năm là 2,31% năm tương ứng với 745 hộ thốt nghèo (Báo cáo 05 năm cơng tác
giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 của UBND huyện Thanh Ba, 2015).
Kết quả giảm nghèo tuy đã đạt được mục tiêu đề ra nhưng chưa thực sự
bền vững. Tỷ lệ hộ cận nghèo, hộ tái nghèo cịn lớn, tư tưởng trơng chờ, ỷ nại
khơng muốn thốt nghèo cịn diễn ra phổ biến ở một bộ phận người dân, chênh

lệch người nghèo giữa các vùng và giữa các đối tượng còn lớn, số hộ đã thoát
nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát với mức chuẩn nghèo, nguy cơ tái nghèo
cao. Đặc biệt, với chuẩn nghèo mới tỷ lệ nghèo của huyện còn cao so với mức
bình quân chung của tỉnh Phú Thọ.
Do vậy, huyện Thanh Ba cần có một chương trình giảm nghèo khoa học và
cần thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững. Sớm đổi mới cách
nhìn nghèo chỉ với một khía cạnh đó là theo thu nhập, khơng xem nghèo là một
hiện tượng đơn lẻ mà là một hiện tượng đa khía cạnh, phức tạp, chồng chéo bao
gồm nhiều yếu tố khác nhau. Phải sớm chuyển đổi phương pháp đo lường nghèo
từ đơn chiều (theo thu nhập) sang đa chiều (thu nhập, văn hóa, y tế, giáo dục,...)
để tăng độ bao phủ chính sách tới các đối tượng. Do vậy, việc nghiên cứu, phân
tích, đánh giá nghèo theo cách tiếp cận mới để từ đó đưa ra các giải pháp phát
huy các thế mạnh và hạn chế các điểm yếu của địa phương nhằm thực hiện tốt
chương trình giảm nghèo của huyện Thanh Ba theo hướng bền vững là việc làm
có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Giải pháp giảm
nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá các giải pháp giảm nghèo và kết quả thực hiện các giải
pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ thời gian qua đề xuất
hoàn thiện các giải pháp giảm nghèo bền vững tại địa phương trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp giảm
nghèo bền vững;
- Đánh giá các giải pháp giảm nghèo và kết quả thực hiện các giải pháp

giảm nghèo bền vững tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ thời gian qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải pháp giảm
nghèo bền vững tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ;
- Đề xuất hoàn thiện các giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Thanh
Ba, tỉnh Phú Thọ thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan
đến các giải pháp giảm nghèo tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ:
(1) Thực trạng nghèo ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ thời gian qua diễn
ra như thế nào?
(2) Những năm qua huyện Thanh Ba đã triển khai thực hiện những
giải pháp gì nhằm giảm nghèo bền vững?
(3) Những yếu tố nào ảnh hưởng tới thực thi các giải pháp giảm nghèo bền
vững tại địa phương thời gian qua?
(4) Để giảm nghèo bền vững ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ trong thời
gian tới cần đề xuất và hoàn thiện những giải pháp cụ thể nào?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
giải pháp giảm nghèo bền vững, các vấn đề kinh tế-xã hội liên quan đến giảm
nghèo bền vững.

3


- Đối tượng khảo sát là các tác nhân liên quan đến việc thực thi chính sách
giảm nghèo tại địa phương gồm: Các hộ nghèo, cận nghèo và vừa thoát nghèo
trong cộng đồng, cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện và cấp xã, cán bộ
chính quyền cấp huyện và cấp xã ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng thực thi
các giải pháp giảm nghèo đa chiều và các chính sách giảm nghèo bền vững đã
được thực hiện trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2015-2017.
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại huyện Thanh Ba, tỉnh
Phú Thọ.
- Phạm vi thời gian:
+ Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu về giảm nghèo (giải pháp thực thi,
nguồn lực cho chương trình giảm nghèo, kết quả giảm nghèo trên địa bàn huyện
và các xã khảo sát) được thu thập trong giai đoạn năm 2015 đến năm 2017.
+ Số liệu sơ cấp được điều tra, thu thập trong năm 2017.
+ Các giải pháp đề xuất đến năm 2020 và giai đoạn tiếp theo.
+ Thời gian nghiên cứu đề tài: Tháng 5/2017 đến tháng 6/2018.

1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã hệ thống hoá, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
nghèo đa chiều, giảm nghèo trên thế giới và ở Việt Nam; thực trạng xóa đói giảm
nghèo ở Việt Nam thời gian qua, những thành công và những thách thức đặt ra
trong giảm nghèo bền vững ở Việt Nam; kinh nghiệm giảm nghèo của một số
quốc gia trên thế giới và Việt Nam, đưa ra một số bài học kinh nghiệm về giảm
nghèo bền vững có giá trị tham khảo cho huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Luận văn đã đánh giá được thực trạng giảm nghèo, thực trạng nghèo đa
chiều hiện nay và phân tích được các chính sách giảm nghèo huyện Thanh Ba đã
thực hiện thời gian quan. Luận văn đã chỉ ra được nguyên nhân hạn chế và rút ra
các bài học kinh nghiệm của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ dân trên địa
bàn. Từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp thực hiện việc giảm nghèo bền
vững theo tiêu chí nghèo đa chiều cho các hộ nơng dân trên địa bàn huyện Thanh
Ba thời gian tới.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG THEO TIÊU CHÍ NGHÈO ĐA CHIỀU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG THEO TIÊU CHÍ
NGHÈO ĐA CHIỀU
2.1.1. Lý luận về nghèo và nghèo đa chiều
2.1.1.1. Khái niệm về nghèo
Trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về nghèo, thường được nhắc
đến là “nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”.
Nghèo tuyệt đối: Theo ESCAP “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư
khơng được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những
nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế và phong
tục tập quán của địa phương”. Đây là định nghĩa chung nhất về nghèo, có tính chất
hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ biến về nghèo.
Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung
bình của cộng đồng.
Ở khía cạnh kinh tế: Nghèo là do thiếu sự lựa chọn đến mức cùng cực và
thiếu năng lực tham gia vào đời sống kinh tế-xã hội của quốc gia chủ yếu là trong
lĩnh vực kinh tế. Ở một khía cạnh khác nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển kinh
tế-xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi quốc gia, khu vực, một vùng.
Tại hội nghị về chống đói nghèo do Ủy ban KT-XH khu vực châu Á-Thái
Bình Dương (ESCAP) tại Băng Cốc-Thái Lan (diễn ra từ ngày 15-17 tháng 91993) đã đưa ra định nghĩa về đói nghèo: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân
cư không được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu
cầu này được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển KT-XH và phong tục
tập quán của địa phương”.
Khái niệm nghèo có thể thống nhất về mặt định tính song khơng thể thống
nhất về mặt định lượng. Bởi vì mỗi quốc gia khác nhau thì mức sống của người
dân cũng khác nhau hoặc ngay trong một quốc gia mức sống giữa các vùng, miền
cũng có sự khác nhau. Hơn nữa mặt định lượng của mức nghèo cũng biến động
theo thời gian tương ứng với sự biến động về sự phát triển KT-XH của quốc gia

đó. Do vậy, mỗi quốc gia đã xây dựng một thước đo mức độ đói nghèo riêng

5


thơng qua những tiêu chí cụ thể được xác định gọi là chuẩn nghèo và lấy đó làm
cơ sở xác định tỷ lệ nghèo đói của quốc gia.
Những định nghĩa về nghèo đói được thay đổi nhiều lần theo thời gian và
không gian khác nhau. Bởi ranh giới của nghèo đói là khơng được hưởng hoặc
được hưởng rất ít và không được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người
(Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, 2015).
Do vậy để đánh giá đúng mức độ của nghèo đói, thế giới thường dùng
khái niệm “nghèo khổ” và nhận định nghèo khổ theo 4 khía cạnh sau:
Về thời gian: Phần lớn người nghèo khổ là những người sống dưới mức
“chuẩn” trong suốt một thời gian dài để phân biệt với số người nghèo khổ “tình
thế” như những người thất nghiệp, hoặc do khủng hoảng kinh tế, thiên tai, chiến
tranh, tệ nạn xã hội, rủi ro...
Về khơng gian: Về mặt này thì nghèo đói diễn ra chủ yếu ở khu vực nơng
thơn, miền núi, nơi có nhiều người sinh sống.
Về giới: Theo thống kê thì những người nghèo đói là phụ nữ đơng hơn là
nam giới. Trong những hộ nghèo nhất thì đa phần do người phụ nữ làm chủ hộ
hay chủ gia đình, cịn trong những hộ nghèo đó do người đàn ơng làm chủ hộ thì
người phụ nữ lại khổ hơn nam giới.
Về môi trường: Đối với những nước ở vùng sinh thái khắc nghiệt thì tỷ lệ
người nghèo khá đơng, ở những nước này tình trạng nghèo đói và sự xuống cấp về
môi trường sinh thái ngày một trầm trọng thêm (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2007).
Cho đến nay, khái niệm về nghèo đói chưa hề có sự thay đổi, mặc dù chưa
có định nghĩa chính thức, tuy nhiên nhiều quan niệm về nghèo đói hiện đang
được các quốc gia thừa nhận;
Theo Liên hợp quốc: “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu

quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là khơng có đủ ăn, đủ mặc, không
được đi học, không được đi khám, khơng có đất đai để trồng trọt hoặc khơng có
nghề nghiệp để ni sống bản thân, khơng được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có
nghĩa là khơng an tồn, khơng có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia
đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội
hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và cơng trình vệ
sinh an tồn” (Tun bố Liên hợp quốc, 6/2008, được lãnh đạo của tất cả các tổ
chức UN thông qua).

6


Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm về nghèo theo thu nhập
là: “Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với
các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định”. Thước đo các tiêu chuẩn tối thiểu đế xác định
nghèo thay đổi tuỳ theo từng vùng, từng địa phương và theo cácgiai đoạn thời
gian. Có thể được hiểu một người là nghèo khi thu nhập hàng tháng của họ thấp
hơn một nửa thu nhập bình quân theo người trên tháng của mỗi quốc gia. Tuy
nhiên các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá, phân loại sự nghèo đói cịn phụ thuộc
và từng vùng, từng điều kiện lịch sử nhất định.
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen
Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như sau:
“Nghèo đói là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 USD mỗi ngày cho
một người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”.
Tuy vậy, cũng có quan niệm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn,
triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu của tổ chức lao động quốc tế (ILO) ông
Amartya Sen, người được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1998 cho rằng:
“Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng
đồng”. Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và người giàu, người
nghèo nói riêng sự khác nhau để phân biệt giữa họ chính là cơ hội lựa chọn của

mỗi người trong cuộc sống và thơng thường người giàu có cơ hội lựa chọn nhiều
hơn người nghèo.
Ở Việt Nam, nghèo được chia thành hai cấp độ nghèo và đói (hay rất
nghèo). Nghèo bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối:
Nghèo tuyệt đối: Là một bộ phận dân cư khơng có khả năng thỏa mãn các
nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống.
Nghèo tương đối: Là một bộ phận dân cư có mức thu nhập dưới mức trung
bình của cộng đồng.
Nhằm làm rõ hơn tình trạng nghèo đói ở Việt Nam, Bộ Lao động thương
binh và Xã hội đưa ra các định nghĩa thiếu đói, đói gay gắt, nghèo đói kinh niên,
nghèo đói cấp tính. Ngồi khái niệm nghèo và đói người ta cịn sử dụng khái
niệm vùng nghèo, nước nghèo.
Tóm lại, nghèo là một phạm trù lịch sử, có tính tương đối. Nghèo là tình
trạng một bộ phận dân cư khơng được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản của
con người, mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát
triển KT-XH và phong tục tập quán của địa phương.

7


2.1.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói
a. Chuẩn mực xác định nghèo đói trên thế giới
Hiện nay, Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ
giàu nghèo của các quốc gia dựa vào thu nhập quốc dân bình qn tính theo đầu
người trong một năm với hai cách tính đó là: Phương pháp Atlas tức là tính theo
tỉ giá hối đối và tính theo Đơ la Mỹ. Phương pháp PPP là phương pháp tính theo
sức mua tương đương và cũng tính bằng Đơ la Mỹ.
Theo phương pháp Atlas (1990), người ta chia mức bình quân của các
nước trên toàn thế giới làm 6 loại:
+ Trên 25.000 USD/người/năm là nước cực giàu.

+ Từ 20.000 đến 25.000 USD/người/năm là nước giàu.
+ Từ 10.000 đến 20.000 USD/người/năm là nước khá giàu.
+ Từ 2.500 đến dưới 10.000 USD/người/năm là nước trung bình.
+ Từ 500 đến dưới 2.500 USD/người/năm là nước nghèo.
+ Dưới 500 USD/người/năm là nước cực nghèo.
Cũng theo quan niệm trên Ngân hàng thế giới đưa ra kiến nghị thang
nghèo đói như sau:
+ Đối với các nước nghèo: Các cá nhân bị coi là nghèo khi mà có thu nhập
dưới 0,5 USD/ngày.
+ Đối với các nước đang phát triển là 1 USD/ngày.
+ Các nước thuộc châu Mỹ La Tinh và Caribe là 2 USD/ngày.
+ Các nước Đông Âu là 4 USD/ngày.
+ Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày.
Vì vậy, các quốc gia đều tự đưa ra chuẩn của riêng nước mình thơng
thường thấp hơn thang nghèo đói mà Ngân hàng thế giới đưa ra. Ví dụ như Mỹ
đưa ra chuẩn nghèo là mức thu nhập dưới 16.000 Kcal đối với một hộ gia đình
chuẩn (gia đình 4 người) trong một năm tương đương với 11,1 USD/ngày/người.
Cũng cần thấy rằng, ngồi thu nhập nghèo đói cịn chịu tác động của nhiều
yếu tố khác như văn hóa, chính trị, xã hội, sức khỏe, trình độ… Vì vậy, để đánh giá
vấn đề nghèo đói, bên cạnh tiêu chí thu nhập quốc gia bình qn, UNDP cịn đưa ra
chỉ số phát triển con người HDI bao gồm hệ thống 3 chỉ tiêu: tuổi thọ, tình trạng biết
chữ của người lớn và thu nhập bình quân đầu người trong năm. Đây là chỉ tiêu cho

8


phép đánh giá đầy đủ và toàn diện về sự phát triển và trình độ văn minh của mỗi
quốc gia, nhìn nhận nước giàu nghèo tương đối chính xác và khách quan.
Phương pháp chuẩn nghèo này đã được đánh giá phù hợp với mức sống và
thu nhập của dân cư nói chung, cũng như thu nhập của 20% nhóm nghèo nhất,

đảm bảo được khả năng huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu dự kiếp và đáp
ứng được yêu cầu từng bước tiếp cận và hội nhập quốc tế.
b. Chuẩn mực xác định nghèo đói ở Việt Nam
Bảng 2.1. Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia)
Chuẩn nghèo đói qua
các giai đoạn

Phân loại người nghèo
đói

Đói (KV nơng thơn)
1993 - 1995 (Mức thu
Đói (KV thành thị)
nhập bình qn quy ra
Nghèo (KV nơng thơn)
gạo)
Nghèo (KV thành thị)
Đói (tính cho mọi khu vực)

Mức thu nhập bình
quân/người/tháng
Dưới 8 kg gạo
Dưới 13 kg gạo
Dưới 15 kg gạo
Dưới 20 kg gạo
Dưới 13 kg gạo (45.000 đồng)

1996 - 2000 (Mức thu Nghèo (miền núi, hải đảo) Dưới 15 kg gạo (55.000 đồng)
nhập quy ra gạo tương Nghèo (nông thôn, đồng
Dưới 20 kg gạo (70.000 đồng)

đương với số tiền)
bằng trung du)
Nghèo (KV thành thị)
Dưới 25 kg gạo (90.000 đồng)
Nghèo (miền núi, hải đảo)

Dưới 80.000 đồng

2001 - 2005 (mức thu Nghèo (KV nông thôn,
Dưới 100.000 đồng
nhập BQ tính bằng tiền)
đồng bằng trung du)
Nghèo (KV thành thị)
Dưới 150.000 đồng
2006 - 2010 (mức thu Nghèo (KV nông thôn)
nhập BQ tính bằng tiền)
Nghèo (KV thành thị)

Dưới 200.000 đồng
Dưới 260.000 đồng

Nghèo (KV nông thôn)

Dưới 400.000 đồng

2011 – 2015 (mức thu Nghèo (KV thành thị)
Dưới 500.000 đồng
nhập tính bằng tiền)
Cận nghèo (nông thôn)
401.000 – 520.000 đồng

Cận nghèo (KV thành thị) 501.000 – 650.000 đồng
Nghèo (KV nông thôn)
2016- 2020 (mức thu Nghèo (KV thành thị)
thập tính bằng tiền)
Cận nghèo (nơng thơn)
Cận nghèo (KV thành thị)

Dưới 700.000 đồng
Dưới 900.000 đồng
Trên 700.000–1.000.000 đồng
Trên 900.000–1.300.000 đồng
Nguồn: Bộ LĐ-TB và XH, 2015

9


Chuẩn nghèo ở nước ta được qui định tùy theo từng thời kỳ phát triển của
đất nước. Trong giai đoạn 1993-1995 thì chuẩn đói nghèo được qui định tương
đương với lượng gạo/người/tháng. Trong giai đoạn tiếp theo từ 1996-2000 chuẩn
đói nghèo vẫn qui định tương đương với lượng gạo/người/tháng nhưng có qui đổi
ra số tiền tương đương. Từ năm 2001 đến nay chuẩn đói nghèo được tính theo
thu nhập bằng tiền/người/tháng.
2.1.1.3. Lý luận về nghèo đa chiều
a. Khái niệm nghèo đa chiều
Khái niệm nghèo về tiền thường được áp dụng trong nghiên cứu về đói
nghèo trên thế giới. Tuy nhiên, tình trạng nghèo khơng chỉ được đo lường bằng
chi tiêu hay thu nhập, mà còn bằng các chỉ báo về mức sống chỉ ra phúc lợi kinh
tế - xã hội mà hộ gia đình có được. Mặc dù vậy, việc chọn lựa các chỉ báo phù
hợp để đo lường nghèo đa chiều vẫn còn chưa rõ ràng. Cách tiếp cận Sinh kế bền
vững (SLA) của Bộ Phát triển Quốc tế-Vương Quốc Anh (DFID) có quan hệ chặt

chẽ với khái niệm nghèo đa chiều khi sử dụng một bộ các chỉ báo kinh tế - xã hội
để phản ánh khả năng tiếp cập đến năm nhóm tài sản sinh kế bao gồm tài sản con
người, xã hội, tự nhiên, vật chất và tài chính của hộ gia đình hoặc cá nhân
(Nguyễn Ngọc Sơn, 2012).
Theo đó, người nghèo được tiếp cận theo hướng đa chiều, có nghĩa là việc
xem xét mức sống của người dân một cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn. Nó đo
lường mức sống cả mặt kinh tế lẫn chất lượng cuộc sống theo các chiều khác
nhau như: tình trạng phi tiền tệ, tình trạng dễ bị tổn thương, rủi ro, quyền tự do,
bị gạt ra ngoài lề xã hội, bị phân biệt đối xử, bị vi phạm quyền con người,
v.v…Việc đo lường mức sống theo đa chiều là việc xác định các chỉ tiêu để đo
các chiều và việc gộp các chiều thành độ đo đơn hay để riêng từng chiều và sử
dụng trọng số của các chiều. “Tuy nhiên, do khó khăn về số liệu nên trong thực
tế thước đo nghèo đa chiều chỉ đo lường sự phát triển con người về 3 chiều: tuổi
thọ bình quân; trình độ học vấn và chất lượng cuộc sống bằng GDP thực tế bình
qn đầu người tính theo PPP$)”.
Như vậy, khái niệm nghèo đa chiều được hiểu là tình trạng con người
không được đáp ứng nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
Trong những năm trước đây nghèo đói thường được đo lường thông qua thu
nhập hoặc chi tiêu. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng

10


những nhu cầu tối thiểu và được quy ra bằng tiền. Người nghèo hay hộ nghèo là
những đối tượng có mức thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn nghèo. Cách thức đo
lường này đã duy trì trong thời gian dài và bắt đầu bộc lộ những hạn chế.
Thứ nhất, một số nhu cầu cơ bản của con người không thể quy ra tiền (như
tham gia xã hội, an ninh, vị thế xã hội, v.v...) hoặc không thể mua được bằng tiền
(tiếp cận giao thông, thị trường, đường xá và các loại cơ sở hạ tầng khác, an ninh,
môi trường, một số dịch vụ y tế/giáo dục công v.v...).

Thứ hai, có những trường hợp hộ gia đình có tiền nhưng không chi tiêu
vào việc đáp ứng những nhu cầu tối thiểu (do cả những lý do khách quan như
khơng có sẵn dịch vụ hay lý do chủ quan như do tập tục văn hóa địa phương hay
do chính nhận thức của người dân). Vì những hạn chế trên nếu chỉ sử dụng chuẩn
nghèo thu nhập để đo lường và xác định đối tượng nghèo đói sẽ dẫn đến bỏ sót
đối tượng, nhận diện nghèo và phân loại đối tượng chưa chính xác, từ đó chính
sách hỗ trợ mang tính cào bằng và chưa phù hợp với nhu cầu (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2015).
Từ năm 2007, Alkire và Foster đã bắt đầu nghiên cứu về một cách thức đo
lường mới về nghèo đói, đơn giản nhưng vẫn đáp ứng tính đa chiều của nghèo
đói. Cách thức đo lường này đã được UNDP sử dụng để tính tốn chỉ số nghèo
đa chiều (MPI) lần đầu tiên được giới thiệu trong Báo cáo Phát triển con người
năm 2010 và được đề xuất áp dụng thống nhất trên thế giới sau năm 2015 để theo
dõi, đánh giá đói nghèo. Chỉ số tổng hợp này được tính tốn dựa trên 3 chiều
nghèo y tế, giáo dục và điều kiện sống với 10 chỉ số về phúc lợi. Chuẩn nghèo
được xác định bằng 1/3 tổng số thiếu hụt.
Hiện nay, có 32 nước trên thế giới (Mexico, Colombia, Braxin, Costa
Rica, Trung quốc...) đã nghiên cứu chuyển đổi và áp dụng phương pháp tiếp cận
đo lường nghèo đơn chiều dựa vào thu nhập sang đo lường nghèo đa chiều trong
đo lường và giám sát nghèo, xác định đối tượng nghèo, đánh giá và xây dựng các
chính sách giảm nghèo và phát triển xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội, 2015).
Cho đến nay hầu hết các nghiên cứu về nghèo ở Việt Nam vẫn sử dụng
tiếp cận nghèo đơn chiều mặc dù Ngân hàng thế giới (2003) đã chỉ ra rằng Việt
Nam đã áp dụng sáu phương pháp đo lường nghèo khác nhau, trong đó có bốn
phương pháp áp dụng tiếp cận nghèo đa chiều. Gần đây, nghiên cứu đánh giá

11


nghèo đơ thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh năm 2010 (UBND Tp. Hà Nội và

UBND Tp. Hồ Chí Minh & UNDP, 2010) áp dụng chỉ số nghèo đa chiều MPI
bao gồm tám chiều đo lường và 21 chỉ báo với trọng số ngang bằng nhau. Báo
cáo nghèo của Tổng cục Thống kê năm 2010 cũng có áp dụng chỉ số nghèo đa
chiều cho trẻ em bao gồm các khía cạnh giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà ở, nước
sạch, vệ sinh, không làm việc trước tuổi lao động, vui chơi giải trí, hịa nhập xã
hội và được xã hội bảo vệ. UNDP (2011) đã công bố Báo cáo quốc gia về phát
triển con người năm 2011 cho Việt Nam trong đó áp dụng so sánh ba phương
pháp đo lường là nghèo tiền tệ, HPI và MPI. Chỉ số nghèo đa chiều MPI được
UNDP xây dựng dựa trên ba thước đo (chiều) là y tế, giáo dục và mức sống,
được đại diện bằng chín chỉ tiêu (1) hộ phải bán tài sản, vay nợ để trả phí chăm
sóc y tế hoặc ngưng chữa trị; (2) thành viên hộ chưa hoàn thành bậc tiểu học; (3)
trẻ em trong độ tuổi đi học không đến trường; (4) sử dụng điện thắp sáng; (5) tiếp
cận nước uống sạch; (6) tiếp cận vệ sinh; (7) tiếp cận nhà vệ sinh tiêu chuẩn; (8)
sống ở nhà cố định và (9) có sở hữu tài sản lâu bền.
Việc xác định mức độ thiếu hụt thơng qua tiếp cận đo lường nghèo đa
chiều sẽ góp phần tăng tính hiệu quả của chính sách hỗ trợ của nhà nước, sự cố
gắng của cộng đồng, sự nỗ lực vươn lên của người nghèo, hạn chế tình trạng
trơng chờ, ỷ lại của đối tượng thụ hưởng, đồng thời là cơ sở để xây dựng kế
hoạch ngân sách thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội
phù hợp hơn.
b. Các khía cạnh của nghèo đa chiều
Để đánh giá kết quả giảm nghèo bền vững một cách chính xác trên địa bàn
cả nước, cũng như mỗi tỉnh, thành phố, cần dựa vào chuẩn nghèo bền vững ở
từng thời điểm, với từng địa phương cụ thể do nhà nước, hoặc địa phương quy
định. Trong phạm vi cả nước, ngày 19/11/2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Tấn Dũng ký quyết định số 59/2015/QĐ –TTg Về việc ban hành chuẩn nghèo
tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016–2020. Theo đó, tiêu chí tiếp cận đo
lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020:
* Về thu nhập:
Đa số những người nghèo có cuộc sống khó khăn cực khổ và có mức thu

nhập thấp. Điều này do tính chất công việc của họ đem lại. Người nghèo thường
làm công việc đơn giản, lao động chân tay, công việc cực nhọc nhưng thu nhập

12


thấp. Công việc thường bấp bênh, không ổn định, phụ thuộc vào thời vụ và có
tính rủi ro liên quan đến thời tiết (mưa, nắng, hạn hán, lũ lụt, động đất…). Các
nghề thuộc về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ví dụ cho vấn đề này. Do
thu nhập thấp nên chi tiêu trong cuộc sống của những người nghèo hạn chế hầu
hết các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày chỉ được đáp ứng ở mức thấp thậm chí là
khơng đủ. Điều này kéo theo hàng loạt vấn đề khác như giảm sức khỏe, giảm sức
lao động từ đó giảm thu nhập đã tạo nên vịng luẩn quẩn của đói nghèo.
* Y tế-giáo dục:
Những người nghèo thường mắc phải những căn bệnh như cảm cúm, đau
khớp… vì phải lao động cực nhọc. Ngồi ra họ cịn phải sống trong những vùng
có điều kiện vệ sinh, y tế cịn hạn chế. Họ khơng được sử dụng nước sạch, khơng
có cơng trình khép kín, dẫn đến tăng tỷ lệ số trẻ em bị suy dinh dưỡng và bà mẹ
bị mang thai thiếu máu. Nguyên nhân là do bị đối xử bất bình đẳng trong xã hội
người nghèo không được tiếp xúc với các dịch vụ an sinh xã hội so với người
giàu. Bên cạnh đó do trình độ nhận thức của người nghèo cịn thấp nên họ thường
khơng quan tâm tới sức khỏe của mình, có phần chủ quan khiến bệnh càng trầm
trọng hơn.
Tình trạng giáo dục đối với người nghèo cũng là vấn đề đáng quan tâm.
Hầu hết những người nghèo và con cái họ không đủ điều kiện để học đến nơi đến
chốn. Tỷ lệ thất học, mù chữ ở hộ nghèo, đói rất cao. Tình trạng này do các gia
đình khơng thể trang trải được lệ phí, học phí cho con cái hoặc do tâm lý cổ hủ
lạc hậu khơng cho con cái đi học vì sẽ mất đi 1 người lao động. Hiện nay một số
hộ nghèo đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cho con em đến trường học
tập, tuy nhiên vấn đề chi phí cho học tập khá lớn nên khó khăn đối với tình hình

tài chính của hộ nghèo.
Tóm lại, y tế-giáo dục là một vấn đề được nhiều người quan tâm, họ cũng
đã hiểu được tầm quan trọng của các yếu tố này đối với bản thân và tương lai của
họ và gia đình. Nhưng do thu nhập họ q thấp, khơng đủ trang trải học phí, viện
phí, họ đành phải chấp nhận để con cái thôi học, người bệnh không được khám
chữa kịp thời.
* Điều kiện sống:
Người nghèo thường sống ở những vùng có điều kiện vệ sinh, y tế thấp, cịn
nhiều hạn chế, chẳng hạn, họ khơng được sử dụng nguồn nước sạch, khơng có

13


×