Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm tử cung trên chó ở phòng khám thú y hà nội và ứng dụng một số phác đồ điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 75 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ HIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA BỆNH
VIÊM TỬ CUNG TRÊN CHÓ Ở PHÒNG KHÁM
THÚ Y HÀ NỘI VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHÁC ĐỒ
ĐIỀU TRỊ”.

Ngành:

Thú y

Mã số:

8640101

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Thị Đức Tám

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…


Tác giả luận văn

Trần Thị Hiệp

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Đức Tám đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Tổ chức – Giải phẫu – Phôi thai, Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn toàn thể các anh, chị cán bộ, bác sỹ thú y tại phòng
khám Thú y Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Cũng nhân đây cho tôi được gửi lời cảm ơn tới những người thân, gia đình, bạn
bè đã động viên giúp đỡ tơi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này./.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…
Tác giả luận văn

Trần Thị Hiệp

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục hình ............................................................................................................vii
Danh mục biểu đồ ......................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu đề tài ................................................................................................. 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.

Một số giống chó ni ở việt nam .................................................................... 3


2.1.1.

Các giống chó nội địa ...................................................................................... 3

2.1.2.

Các giống chó nhập ngoại ................................................................................ 5

2.2.

Đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục chó cái ..................... 11

2.2.1.

Bộ phận sinh dục ngồi ................................................................................. 11

2.2.2.

Bộ phận sinh dục trong .................................................................................. 12

2.3.

Đặc điểm sinh lý sinh sản của chó cái ............................................................ 14

2.3.1.

Sự chín muồi sinh lý sinh dục của chó ........................................................... 14

2.3.2.


Chu kỳ sinh dục ............................................................................................. 14

2.3.3.

Các hoocmon của chu kỳ sinh dục ................................................................. 15

2.4.

Các bệnh sản khoa thường gặp trên chó cái .................................................... 16

2.4.1.

Đẻ khó ........................................................................................................... 16

2.4.2.

Bệnh chửa giả ................................................................................................ 16

2.4.3.

Bệnh sa âm đạo.............................................................................................. 18

2.4.4.

Bệnh sát nhau ................................................................................................ 18

2.4.5.

Bệnh vô sinh .................................................................................................. 20


iii


2.5.

Bệnh viêm tử cung trên chó ........................................................................... 20

2.5.1.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tử cung trên chó ................................................ 21

2.5.2.

Cơ chế gây bệnh viêm tử cung trên chó.......................................................... 21

2.5.3.

Chẩn đốn bệnh viêm tử cung trên chó .......................................................... 22

2.5.4.

Điều trị bệnh viêm tử cung trên chó ............................................................... 23

2.6.

Các chỉ tiêu lâm sàng chính ở chó .................................................................. 23

2.6.1.


Thân nhiệt...................................................................................................... 23

2.6.2.

Tần số hơ hấp ................................................................................................ 24

2.6.3.

Tần số tim...................................................................................................... 25

2.6.4.

Máu và thành phần của máu........................................................................... 25

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 28
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 28

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 28

3.3.

Đối tượng – vật liệu nghiên cứu ..................................................................... 28

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 28


3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28

3.5.1.

Phương pháp thu thập thơng tin ..................................................................... 28

3.5.2.

Phương pháp phân chia nhóm chó.................................................................. 29

3.5.3.

Phương pháp chẩn đoán lâm sàng .................................................................. 29

3.5.4.

Xác định một số chỉ tiêu máu ......................................................................... 29

3.5.5.

Phương pháp siêu âm ..................................................................................... 30

3.5.6.

Điều trị bảo tồn chó mắc bệnh viêm tử cung .................................................. 30

3.5.7.


Phương pháp phẫu thuật................................................................................. 32

3.5.8.

Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................................... 33

3.5.9.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 33

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 35
4.1.

Các bệnh sản khoa thường gặp trên chó cái tại phịng khám ........................... 35

4.2.

Khảo sát bệnh viêm tử cung trên chó tại phịng khám.................................... 36

4.2.1.

Kết quả phân loại tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo nhóm giống. ................... 37

4.2.2.

Kết quả phân loại tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo nhóm tuổi ....................... 37

4.2.3.


Kết quả phân loại tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ ............................ 39

4.3.

Các triệu chứng thường gặp trên chó mắc bệnh viêm tử cung ......................... 40

iv


4.4.

Một số chỉ tiêu huyết học trên chó mắc bệnh viêm tử cung .................................. 41

4.4.1.

Số lượng hồng cầu, tỉ khối huyết cầu, thể tích bình qn của hồng cầu ở chó
mắc bệnh viêm tử cung .................................................................................. 42

4.4.2.

Một số chỉ tiêu về huyết sắc tố (hemoglobin) ở chó mắc bệnh viêm tử cung.. 44

4.4.3.

Số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu ở chó bị viêm tử cung ...................... 46

4.4.4.

Hàm lượng đường huyết và hoạt độ của enzyme sGOT, sGPT trong máu chó
mắc bệnh viêm tử cung. ................................................................................. 50


4.5.

Tổn thương bệnh lý ở tử cung chó mắc bệnh viêm tử cung.................................. 51

4.5.1.

Tổn thương bệnh lý ở tử cung chó bệnh dưới hình ảnh siêu âm ...................... 51

4.5.2.

Bệnh tích đại thể ở tử cung chó mắc bệnh viêm tử cung ................................. 52

4.6.

Đánh giá hiệu quả điều trị một số phác đồ...................................................... 56

4.6.1.

Đánh giá hiệu quả điều trị của Prostagladin phối hợp với kháng sinh trong điều
trị bảo tồn bệnh viêm tử cung ở chó (thử nghiệm 1) ....................................... 56

4.6.2.

Đánh giá tác dụng liều Prostaglandin trong điều trị bảo tồn bệnh viêm tử cung
ở chó (thử nghiệm 2)...................................................................................... 57

4.6.3.

Kết quả đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung trên chó giữa hai phương

pháp bảo tồn và phẫu thuật............................................................................. 57

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 59
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 59

5.2.

KIến nghị....................................................................................................... 60

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 61

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung ................................................. 22
Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc các bệnh sản khoa thường gặp ở chó tại phịng khám ................ 35
Bảng 4.2. Tỷ lệ chó bị viêm tử cung theo nhóm giống ............................................... 37
Bảng 4.3. Tỷ lệ chó bị viêm tử cung theo nhóm tuổi.................................................. 38
Bảng 4.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ ............................................ 39
Bảng 4.5. Triệu chứng thường gặp trên chó mắc bệnh viêm tử cung .......................... 40
Bảng 4.6. Số lượng hồng cầu, tỷ khối hồng cầu, thể tích bình qn của hồng
cầu ở chó mắc bệnh viêm tử cung .............................................................. 43
Bảng 4.7. Hàm lượng huyết sắc tố, nồng độ huyết sắc tố bình quân, lượng
huyết sắc tố bình quân của hồng cầu ở chó mắc bệnh viêm tử cung ........... 44
Bảng 4.8. Số lượng bạch cầu, cơng thức bạch cầu ở chó mắc bệnh viêm tử cung
và chó khỏe ............................................................................................... 48
Bảng 4.9. Hàm lượng đường huyết và hoạt độ của enzyme sGOT, sGPT trong

máu chó mắc bệnh viêm tử cung và trong máu chó bình thường ................ 50
Bảng 4.10. Hiệu quả điều trị của thử nghiệm 1 ............................................................ 56
Bảng 4.11. Hiệu quả điều trị của thử nghiệm 2 ............................................................ 57
Bảng 4.12. Hiệu quả điều trị viêm tử cung ở chó bằng hai phương pháp bảo tồn
và phẫu thuật ............................................................................................. 58

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Chó Vàng ..................................................................................................... 4
Hình 2.2. Chó Lào........................................................................................................ 4
Hình 2.3. Chó Bắc Hà.................................................................................................. 4
Hình 2.4. Chó H’mơng cộc đi .................................................................................. 4
Hình 2.5. Chó Phú Quốc .............................................................................................. 5
Hình 2.6. Chó Chihuahua ............................................................................................ 9
Hình 2.7. Chó Lạp Xưởng ........................................................................................... 9
Hình 2.8. Chó Bắc Kinh .............................................................................................. 9
Hình 2.9. Chó Pug ....................................................................................................... 9
Hình 2.10. Chó Becgie ................................................................................................ 10
Hình 2.11. Chó Boxer.................................................................................................. 10
Hình 2.12. Chó Rottweiler ........................................................................................... 10
Hình 2.13. Chó Poodle ................................................................................................ 10
Hình 2.14. Chó Phốc Hươu.......................................................................................... 10
Hình 2.15. Chó Akita .................................................................................................. 10
Hình 2.16. Chó Alaska ................................................................................................ 11
Hình 2.17. Chó Pitbull ................................................................................................. 11
Hình 2.18. Cấu tạo cơ quan sinh dục chó cái................................................................ 14
Hình 4.1. Tử cung chó bị viêm trên màn hình siêu âm ............................................... 52
Hình 4.2. Tử cung chó bình thường trên màn hình siêu âm ........................................ 52

Hình 4.3. Tử cung chó cái bình thường ...................................................................... 53
Hình 4.4. Tử cung chó bị viêm có thành dày, lịng tử cung có mủ lẫn máu ................. 53
Hình 4.5. Tử cung chó bị viêm có sừng cung dày, lịng tử cung tích mủ..................... 54
Hình 4.6. Tử cung chó bị viêm căng phồng, lịng tử cung tích mủ, mạch máu
nổi rõ trên thành tử cung ............................................................................ 54
Hình 4.7. Chó bị viêm tử cung có thành tử cung mỏng, mạch máu nỗi rõ, lòng
tử cung chứa đầy mủ. ................................................................................. 55
Hình 4.8. Chó bị viêm tử cung có niêm mạc tử cung dày, xuất huyết, lịng tử
cung có nhiều dịch viêm............................................................................. 55

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ các bệnh sản khoa trên chó cái tại phịng khám ............................... 36
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm tử cung theo nhóm tuổi .................................... 38
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ .......................................... 39

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Hiệp
Tên luận văn: “Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm tử cung trên chó ở phịng
khám Thú y Hà Nội và ứng dụng một số phác đồ điều trị”.
Ngành: Thú y

Mã số: 8640101

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý của bệnh viêm tử cung trên chó, từ đó
là cơ sở khoa học cho việc xây dựng biện pháp phòng và trị bệnh đạt hiệu quả cao.
Phương pháp nghiên cứu:
Những phương pháp chủ yếu đã sử dụng bao gồm: phương pháp thu thập thông
tin, phương pháp phân chia nhóm chó, phương pháp chẩn đốn lâm sàng, phương pháp
siêu âm, phương pháp xác định các chỉ tiêu máu, phương pháp phẫu thuật, phương
pháp bố trí thí nghiệm một nhân tố.
Kết quả chính và kết luận:
1. Bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất (48,36%) trong số các bệnh sinh sản
thường gặp ở chó cái tại phòng khám.
2. Bệnh viêm tử cung gặp nhiều ở những chó khơng sinh sản hoặc chó có tuổi cao,
tỷ lệ mắc bệnh ở giống chó ngoại cao hơn so với giống chó nội.
3. Biểu hiện triệu chứng thường thấy nhất trong bệnh viêm tử cung ở chó là chảy
dịch viêm từ âm đạo chiếm 66,10%, ngồi ra cịn một số biểu hiện khác như biếng ăn, bụng
chướng to, uống nhiều nước, nôn mửa...
4. Các chỉ tiêu huyết học ở máu chó mắc bệnh viêm tử cung có sự biến đổi so với
chó khỏe:
- Các chỉ tiêu về hồng cầu và huyết sắc tố của chó mắc bệnh viêm tử cung đều thấp
hơn các chỉ tiêu này của chó bình thường.
- Bạch cầu tổng số trong máu chó mắc bệnh viêm tử cung cao hơn bạch cầu tổng
số trong máu chó khỏe. Ở chó mắc bệnh viêm tử cung tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn và lâm
ba cầu tăng trong khi tỉ lệ các loại bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm
đều giảm so với tỷ lệ các loại bạch cầu này trong máu chó khỏe.
- Hàm lượng đường huyết của chó mắc bệnh viêm tử cung thấp hơn hàm lượng
đường huyết của chó bình thường. Hoạt độ enzym GOT, GPT trong máu chó viêm tử cung

ix



cao hơn so với hoạt độ các enzym này trong máu của chó bình thường.
5. Tổn thương bệnh lý:
- Hình ảnh tử cung bị viêm trên màn hình siêu âm là những vùng hồi âm trống thể
hiện khối chất lỏng bất thường (dịch viêm) bên trong tử cung. Kích thước vùng hồi âm
trống cho thấy khối lượng dịch viêm cũng như tình trạng viêm.
- Bệnh tích đại thể: tử cung sưng to, thành tử cung dày lên, lòng tử cung chứa
dịch viêm, có thể lẫn với máu, niêm mạc xuất huyết. Các trường hợp viêm tử cung dạng
kín thấy tử cung thường căng to, lịng tử cung tích đầy mủ, thành tử cung mỏng, mạch
máu nổi rõ trên thành tử cung.
6. Hiệu quả điều trị:
- Điều trị chó mắc bệnh viêm tử cung theo phương pháp bảo tồn thì việc sử dụng
prostaglandin liều 0,1mg/kg TT đến 0,5mg/kg TT (IM) kết hợp với những loại thuốc khác
cho hiệu quả điều trị tốt hơn so với không dùng prostaglandin
- Điều trị bệnh viêm tử cung trên chó theo phương pháp ngoại khoa và kết hợp
dùng kháng sinh cho kết quả điều trị cao hơn khi điều trị bằng phương pháp bảo tồn.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Thi Hiep
Thesis title: “Research on some pathological characteristics of the uterine inflammation
in dogs in Hanoi Veterinary Clinic and some treatment regimens.”
Major: Veterinary

Code: 8640101

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research objective:
Clarifying some epidemiological and pathological features of the uterine

inflammation in dogs, which is the scientific basis for the development of effective
prevention and treatment measures.
Research methods:
The main methods used were: data collection methods, grouping methods,
clinical diagnostic methods, ultrasonic methods, methods of determining blood
parameters, surgical methods and one - factor experimental design.
Main findings and conclusions:
1. Uterine inflammation accounts for the highest percentage (48.36%) among
common birthing diseases in the clinic.
2. Uterine inflammation is more common in non-breeding dogs or older dogs, and
the disease incidence of exotic dogs is higher than that of domestic dogs.
3. The most common symptoms of canine uterine inflammation are vaginitis,
which accounts for 66.10% and other symptoms such as low appetite, abdominal
distension, fluid intake, vomiting,…
4. Hematological parameters in dogs with uterine inflammation are variable
compared to healthy dogs:
- Red blood cells and hemoglobin in diseased dogs are lower than those of
normal dogs.
- White blood cells of the dogs with uterine inflammation are higher than white
blood cells in healthy dogs. In dogs with uterine inflammation, the rate of monocytes
and lymphocytes increased significantly while the rate of neutrophils, eosinophils and
basophils decreased compared to those in healthy dog.
- The blood sugar level of dogs with uterine inflammation is lower than that of
normal dogs. The activity of GOT, GPT in the blood of diseased dogs is higher than the

xi


activity of these enzymes in the blood of normal dogs.
5. Pathological lesions:

- Inflammation of the uterus on the ultrasound screen is negative voids showing
abnormal fluid (inflammatory fluid) within the uterus. Negative acreage size indicates
the volume of inflammatory fluid as well as inflammation.
- General lesions: uterus swelling, uterine wall thickening, uterus containing
inflammatory fluid, can be mixed with blood, mucous hemorrhage. In cases of uterine
inflammation, the uterus usually widens, the uterus is full of pus, the uterine wall is thin,
and blood vessels are prominent on the wall of the uterus.
6. Treatment results:
- Treatment of uterine inflammation by non-surgery method, use
prostaglandin 0.1mg / kg TT to 0.5mg / kg TT (IM) combine with other medicine for
better treatment effect.
- Treatment uterine inflammation in dogs by surgery method and combinations
with antibiotics has higher treatment results when treated with non-surgery.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, cuộc sống con người
ngày càng văn minh, con nguời càng chú trọng hơn đến đời sống tinh thần và nhu
cầu giải trí địi hỏi ngày một phong phú hơn. Việc ni chó cũng là một thú vui.
Ngồi những giống chó nội vẫn được ni từ lâu thì gần đây có rất nhiều chó
ngoại được nhập vào nước ta làm phong phú và đa dạng các giống chó ni.
Chó là giống vật được con người thuần hóa từ rất sớm và được nuôi rộng
rãi ở khắp các quốc gia trên thế giới. Vốn là lồi vật giàu tình cảm và rất trung
thành nên chó ln là người bạn đồng hành thân thiết của con người. Với bản năng
nhanh nhẹn, mắt tinh, tai thính, khứu giác phát triển, sinh trưởng phát triển mạnh,
khơn ngoan và dũng cảm... chó được con người sử dụng vào rất nhiều công việc
thuộc các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Chúng có thể thực hiện các cơng

việc bình thường như: giữ nhà, bắt chuột, chăn dắt gia súc, kéo xe, làm cảnh... đến
các công việc khó khăn, phức tạp như: A ninh, Quốc phịng, Y học, Thể thao, làm
xiếc... Trong lực lượng Cơng an, chó là vũ khí chiến đấu hiệu quả khơng thể thiếu
được, chúng được dùng để truy bắt tội phạm, phát hiện ma túy, bom mìn, chất nổ...
Đặc biệt, ở các nước Âu Mỹ, người già thường sống độc thân, không ở chung với
con cái, chó ni trong nhà là con vật hết sức gần gũi đối với họ.
Do ni chó có nhiều mục đích đa dạng như vậy nên trong những năm
gần đây việc ni chó ở nước ta đã phát triển rộng rãi ở thành phố cũng như ở
các vùng nông thôn rộng lớn. Cùng với sự tăng lên của đàn chó, dịch bệnh cũng
xảy ra ngày càng nhiều. Đặc biệt là các giống ngoại nhập đòi hỏi một chế độ ni
dưỡng, chăm sóc và phịng bệnh đặc biệt nhằm thích nghi với điều kiện ở Việt
Nam. Nhưng trong thực tế với điều kiện ni dưỡng, chăm sóc cịn nhiều hạn
chế làm phát sinh nhiều dịch bệnh trên đàn chó ni.
Một trong những bệnh hay gặp trên chó phải kể đến bệnh viêm tử cung.
Bệnh đang khá phổ biến, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sức sinh sản, khả
năng duy trì nịi giống, thậm chí gây chết nếu không được điều trị kịp thời (Sử
Thanh Long và Trần Lê Thu Hằng, 2015). Bệnh đã được nhiều tác giả trong và
ngoài nước nghiên cứu, nhưng bệnh vẫn là một thách thức lớn đối với người ni
chó và những người làm cơng tác thú y. Tình trạng bệnh viêm tử cung diễn ra

1


khác nhau trên từng cá thể, nguyên nhân gây bệnh phức tạp vì có mối liên hệ
giữa yếu tố nội tiết và sự nhiễm khuẩn. Theo Robert et al. (1996), bệnh viêm tử
cung trên chó phải có hai nguyên nhân: nguyên nhân nguyên phát là do sự bất
thường về hormone progesterone trên những chó cái khơng sinh sản hay sinh sản
không đều và nguyên nhân thứ phát là do nhiễm trùng. Vì vậy việc nghiên cứu và
tìm hiểu sâu về bệnh viêm tử cung trên chó là điều cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên nhằm làm rõ một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý

của bệnh viêm tử cung trên chó, từ đó sẽ là cơ sở khoa học cho việc xây dựng
biện pháp phịng và trị bệnh có hiệu quả cao, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm tử cung trên chó ở phịng
khám Thú y Hà Nội và ứng dụng một số phác đồ điều trị”.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài nhằm đạt được các mục đích sau đây:
Đánh giá được thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn chó đến khám và
điều trị tại phịng khám.
Tìm hiểu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm tử cung trên chó để phục
vụ cho cơng tác chẩn đốn.
Đánh giá hiệu quả một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên chó.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu trên những chó mắc bệnh viêm tử cung
mang đến khám và điều trị tại phòng khám Thú y Hà Nội từ tháng 10/2017
đến tháng 8/2018.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm bổ sung một số đặc điểm bệnh lý,
triệu chứng điển hình ở chó mắc bệnh viêm tử cung, từ đó là cơ sở cho việc chẩn
đốn chính xác bệnh và điều trị đạt hiệu quả cao.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ GIỐNG CHÓ NI Ở VIỆT NAM
2.1.1. Các giống chó nội địa
Nhóm chó ta hay chó nội địa được người dân thuần hóa và nuôi dưỡng
cách đây 3.000 - 6.000 năm trước công ngun. Ở nước ta có tập qn ni chó
thả rơng vì thế sự phối giống một cách tự nhiên giữa các giống chó kết quả là tạo
ra nhiều thế hệ con lai với đặc điểm ngoại hình rất đa dạng và nhiều tên gọi dựa

vào màu sắc bộ lông và từng địa phương để gọi tên.
2.1.1.1. Chó Vàng
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2012), chó vàng được người dân thuần
hóa và nuôi dưỡng cách đây khoảng từ 3.000 - 4.000 năm trước cơng ngun.
Chúng có tầm vóc trung bình, con trưởng thành nặng khoảng 12 - 18 kg, chiều
cao 50 - 55cm, chó cái thường nhỏ hơn chó đực. Đây là giống chó nhanh nhẹn,
hoạt bát, có sự thích ứng tốt với điều kiện ngoại cảnh, ít bị ốm, dễ ăn uống và bơi
lội giỏi. Chó đực phối giống được ở lứa tuổi 15 - 18 tháng tuổi, chó cái sinh sản
được ở tuổi 12 - 14 tháng, mỗi lứa trung bình đẻ 5 con.
2.1.1.2. Chó Lào
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2012), chó Lào lơng xồm, màu hung với
hai vệt trắng trên mí mắt, cao 60 - 65cm, nặng 18 - 25kg. Tuổi thành thục con
đực từ 16 - 18 tháng tuổi, con cái từ 13 - 15 tháng tuổi. Được ni nhiều ở vùng
núi phía Bắc và Tây Bắc nước ta, chó cái đẻ trung bình mỗi lứa 6 con.
2.1.1.3. Chó H’Mơng
Chó H’Mơng sống ở miền núi cao, được dùng để giữ nhà, săn thú, chó có
tầm vóc trung bình khá, lớn hơn chó vàng, chiều cao 55 - 60cm, nặng 18 - 20kg,
chó cái đẻ trung bình mỗi lứa 6 con. Theo Đinh Thế Dũng và cs. (2011), chó
H’Mơng có kiểu lơng màu đen đơi khi xuất hiện màu vằn vện như da hổ, đầu to
lớn với trán phẳng, rộng, hai tai thường dựng đứng. Đuôi bị cộc bẩm sinh với độ
dài khác nhau đây là điểm để nhận dạng quan trọng với các giống chó khác.
2.1.1.4. Chó Bắc Hà
Theo Hồng Nghĩa (2005), chó Bắc Hà có bộ lông xù kèm theo cái bờm rất
đẹp chúng cách biệt với lông trên thân với nhiều màu lông khác nhau như đen, trắng,

3


xám... Thân hình vừa phải, người dài hơn chiều cao, khung xương chắc khỏe gọn
gàng. Chúng sở hữu bộ lông xù dày, đặc điểm đuôi của chúng dạng bông lau xoắn

cuộn lên lưng. Chó đực có chiều cao 57 - 65cm, chó cái có chiều cao 52 - 60cm,
nặng 25 - 35kg.
2.1.1.5. Chó Phú Quốc
Chó Phú Quốc có nguồn gốc từ đảo Phú Quốc - Việt Nam. Là giống chó
tinh khơn, có thể hình khá lớn, cao trung bình từ 60 - 65cm, nặng 20 - 25kg. Màu
sắc lơng có thể màu vàng, đen, xám hoặc màu lá úa. Đường lưng thẳng, trên lưng
có một xốy dài. Chó Phú Quốc thơng minh, nhanh nhẹn và có thể huấn luyện
tốt, nhân dân ta thường sử dụng để làm chó đi săn, giữ nhà hoặc làm chó bảo vệ.
Chó cái đẻ trung bình mỗi lứa 5 con.

Hình 2.1. Chó Vàng

Hình 2.2. Chó Lào

Hình 2.3. Chó Bắc Hà

Hình 2.4. Chó H’mơng cộc đi

4


Hình 2.5. Chó Phú Quốc
Nguồn: Vetshop VN (2013)

2.1.2. Các giống chó nhập ngoại
2.1.2.1. Chó Chihuahua
Đây là giống chó lâu đời nhất ở Châu Mỹ và là giống chó có thân hình nhỏ
nhất trong các loại chó trên thế giới. Tên của giống chó này được lấy từ tên của bang
Chihuahua của Mexico, nơi mà các nhà thám hiểm đã tìm ra chúng.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (1992), chó Chihuahua lơng ngắn, đầu hình

quả táo, tai lớn, mắt trịn và lồi, mõm ngắn,đuôi mọc ở phần cao uốn cong trên
lưng, lưng bằng, bốn chân thẳng, chiều cao khoảng 15 - 23cm, nặng từ 1 - 3kg.
Chihuahua không chịu được lạnh và hay bị run lên vì rét. Nó tỏ ra dễ thích nghi
với thời tiết ấm áp hơn là lạnh. Đây là loại chó thích hợp với việc ni ở căn hộ.
2.1.2.2. Chó Dachshund (chó Lạp Xưởng)
Ở Việt Nam, giống chó Dachshund được người ni gọi là chó “Lạp
xưởng” vì thân hình của chúng dài và 4 chân ngắn cụt trơng như những chiếc lạp
xưởng. Ngồi ra đặc điểm nhận dạng ở lồi chó này cịn có đầu thn dài, mõm
dài, hai mắt hơi lồi cùng hàm răng sắc bén, chắc khỏe. Mắt của chúng có hình

5


oval và có màu nâu đen hoặc đỏ sẫm. Đơi tai của chúng luôn buông thõng ở hai
bên má và chúng sở hữu bộ lơng mượt, bóng bẩy và đều màu.
Giống chó này rất cẩn trọng và khá nhút nhát, tuy nhiên khi chủ bị đe dọa,
chúng sẵn sàng lao vào bảo vệ. Đặc biệt, lạp xưởng rất thân thiện với trẻ em nên
các gia đình có trẻ em có thể yên tâm khi cho con trẻ chơi đùa với thú cưng.
2.1.2.3. Chó Bắc Kinh
Có nguồn gốc từ gia đình hồng tộc ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Giống chó
này được nhập vào Việt Nam từ Đài Loan, Nga, Pháp và Mỹ.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (1992), chó Bắc Kinh tương đối nhỏ chó cái có
trọng lượng khoảng 2,6kg, chó đực 3,5kg. Chó có đầu rộng, khoảng cách giữa hai
mí mắt lớn, mũi ngắn, tẹt, trên mõm có nhiều nếp nhăn, mặt gẫy, mắt tròn lồi đen
tuyền và long lanh. Cổ ngắn. Ngực nở. Chân ngắn nhưng khỏe khoắn, di chuyển
linh hoạt. Đuôi nhiều lông, mềm mượt, hơi cong và cuộn qua lưng. Bộ lông kép
nhiều lông, dày và dài, thô rậm, đa dạng về màu sắc như trắng, đen nâu, nâu vàng,
nâu đỏ, kem, vàng nhạt,…
2.1.2.4. Chó Pug (Carlin)
Chó Pug có thân hình chắc lẳn, gọn gàng. Chó có hình dáng giống quả lê,

phần vai rộng hơn phần hơng.
Theo Đỗ Hiệp (1994), chúng có bộ lơng ngắn, mềm mại, dễ chải, có màu
đen, vàng. Da chúng mềm mại, tạo cảm giác dễ chịu khi vuốt ve. Đầu tròn, đặc
biệt mõm hình khối vng và rất ngắn so với chiều dài sọ, trên trán có những nếp
nhăn sâu, đơi mắt tròn lồi màu sẫm và hàm dưới hơi trề ra, đuôi thẳng hoặc xoắn.
Trọng lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 9kg.
2.1.2.5. Chó Becgie
Chó Becgie có nguồn gốc từ Đức. Giống này được nhập vào nước ta từ
những năm 1960. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006), chó Becgie có tầm vóc tương
đối lớn so với các giống chó khác ở nước ta, chiều dài 110 - 112cm; trọng lượng từ
28 - 37 kg.
Chó Becgie có bộ lơng ngắn, mềm, màu đen sẫm ở thân và mõm, đầu,
ngực và bốn chân có màu vàng sẫm. Đầu hình nêm, mũi phân thùy, tai dỏng
hướng về phía trước, mắt đen, răng to, khớp răng cắn khít. Chó đực có thể phối
giống khi 24 tháng. Chó cái có thể sinh sản khi 18 - 20 tháng. Mỗi năm chó cái
đẻ 2 lứa, mỗi lứa 4 - 8 con.

6


2.1.2.6. Chó Boxer
Chó Boxer có nguồn gốc từ Đức. Theo Đỗ Hiệp (1994), đầu của chúng
cân đối với cơ thể, trán khơng có nếp nhăn, mặt ngắn hơn sọ, hàm dưới uốn cong
lên và hở xa so với hàm trên, cổ tròn, nhiều cơ bắp và khỏe mạnh. Hai chân trước
thẳng và song song với nhau. Tai mọc ở phần cao của đầu, mũi lớn và đen, chân
cao khỏe, vai cao, nặng khoảng 24 - 32kg. Chó sống lâu, khoảng 11 - 14 năm.
Đuôi mọc ở phần cao và thường được cắt ngắn.
2.1.2.7. Chó Rottweiler
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (1992), chó Rottweiler có thể trạng khỏe, rất
vạm vỡ, đầu dài gần bằng sọ, mõm phát triển, mặt hơi gãy. Mặt màu nâu đen, tai

hình tam giác và cụp về phía trước, lưng phẳng, cổ và lưng tạo thành một đường
thẳng. Cấu trúc cơ thể có dạng hình vng, chân trước khá cao, vai cao, chúng
nặng từ 48 -60kg đối với con trưởng thành. Bộ lông ngắn cứng và rậm rạp, màu
lơng đen với một ít đốm vàng ở gần hai mắt, trên má, mõm, ngực và chân.
2.1.2.8. Chó Phốc hươu
Chó Phốc hươu du nhập vào Việt Nam đã lâu. Phốc hươu là giống chó nhỏ
có trọng lượng khoảng 1,5 - 2,05kg. Chúng có một bộ lơng bóng mượt và một cơ
thể cân đối với những đường nét thanh thoát, ngực nở, bụng thắt, có dáng dấp chó
săn. Hai chân trước thẳng và có treo móng huyền đề. Bàn chân nhỏ và mềm mại.
Mặt chúng có hình quả xồi như mặt hươu, chúng có mõm rất khỏe, hàm
răng sắc và chắc khỏe nên cẩn thận với các đồ vật bé nhỏ vì chó Phốc rất thích gặm
chúng và có thể bị nghẹn. Mắt có màu sẫm hình ơ van. Tai dựng, mỏng, cịn gọi là
tai giấy, đi được cắt ngắn từ khi chúng cịn nhỏ. Chó Phốc hươu có nhiều màu
khác nhau như màu đỏ, vàng, đôi khi cũng gặp màu đen hoặc màu sơcơla.
2.1.2.9. Chó Phốc sóc (Pomeranian)
Chó Phốc sóc hay cịn gọi là chó Pom, là giống chó cỡ nhỏ, kích thước chỉ
cỡ bằng một món đồ chơi. Chúng có cái đầu hình nêm và rất cân xứng với cơ thể,
một số con có gương mặt giống như lồi cáo, một số con khác lại có gương mặt
giống như búp bê. Đơi mắt hình quả hạnh, to vừa phải và có màu sẫm, rất sáng,
thể hiện rõ sự lanh lợi và thơng minh.
Tai chó Pom nhỏ nhắn, nhọn, dựng thẳng trên đầu, hàm răng hình kéo và
cái mũi be bé cùng màu với bộ lơng. Chúng có đi xù trông rất mềm mại và uốn
cong lên lưng. Lông kép dày với lớp ngoài dài, thẳng và hơi cứng, lớp trong

7


ngắn, mềm và dày. Lớp lông ở vùng cổ và ngực dài hơn. Nhìn chung chó nhỏ
nhắn, xinh xắn, ấm áp và mềm mại. Màu lông của chúng khá đa dạng như màu
đỏ, cam, kem, trắng, nâu…

2.1.2.10. Chó Toy Poodle
Chó Toy Poodle là giống chó cảnh nhanh nhẹn, thơng minh. Toy Poodle
có chiều dài cơ thể xấp xỉ bằng với chiều cao từ bàn chân đến vai, vì thế nên cơ
thể có dạng hình vng, đầu trịn và nhỏ. Mõm dài, thẳng, hốc mắt hình bầu dục
nằm cách xa nhau. Đôi tai dài, thường hay rủ xuống. Chân chúng thẳng, bàn chân
có hình bầu dục khá nhỏ, móng chân thường được cắt đi. Chúng có bộ lơng xoăn,
màu lơng rất đa dạng: đen, nâu, vàng, kem…
2.1.2.11. Chó Pit bull
Chó Pit bull là giống chó nhập ngoại có nguồn gốc từ Mỹ, đặc tính rất
hiếu chiến và hung dữ, được coi như là hung thần của các loại chó chọi, với sức
mạnh của cơ thể cộng với hàm răng sắc nhọn.
Pit bull là giống chó có tầm trung bình, chúng cao từ 45 - 55 cm, nặng
khoảng 18 - 22 kg và có sức mạnh cơ bắp hơn bất cứ giống chó nào khác. Chó Pit
bull bình thường rất thân thiện và hiền lành, trừ khi chúng bị đe dọa hoặc tấn cơng.
Ngồi ra chó Pit bull rất trung thành và tình cảm với chủ, chúng có nhiều màu như:
nâu, vàng, nâu đỏ…
2.1.2.12. Chó Akita
Chó Akita là một giống chó quý có nguồn gốc từ Nhật Bản, chúng được coi
là giống chó chính thức và là Quốc Khuyển của Nhật Bản vì những đặc tính ưu điểm
của mình. Akita có nhiều màu lông như màu trắng, nâu đốm, nâu vàng và đỏ.
Chúng có thể vóc to khỏe, rất nổi bật và khá ương ngạnh. Chó có ngoại
hình cao lớn, chúng cao khoảng 61 - 71 cm, nặng từ 34 - 54 kg, có thân hình chắc
nịnh, cân đối, mạnh mẽ và trơng rất ấn tượng. Chúng có tuổi thọ khoảng 10 năm,
mỗi năm đẻ khoảng 6 - 7 lứa.
2.1.2.13.Chó Alaska
Chó Alaska là một giống chó kéo xe ở Alaska (Hoa Kỳ). Chúng có bộ khung
cao to, chắc chắn và rất khỏe mạnh, đặc biệt là xương chân và các khớp xương chân
tương đối phát triển. Chó Alaska rất đa dạng về màu lơng nhưng điển hình là màu
xám trắng, xám lơng chồn kết hợp với trắng, đen trắng hoặc có thể trắng tồn thân.
Chúng có chiều cao trung bình 63 - 68 cm, nặng khoảng 34 - 38 kg.


8


2.1.2.14.Chó Husky
Chó Husky có nguồn gốc tại Siberia, Nga. Chó Husky được xem là có
ngoại hình và hành vi giống với tổ tiên của chúng là lồi chó sói. Chúng thích
liên lạc, giao tiếp bằng cách hú hơn là sủa.
Chó Husky rất hiếu động và thân thiện, lông của chúng dày hơn các lồi
chó khác gồm 2 lớp: lớp lơng dày và ngắn lót phía trong và một lớp lơng mỏng
hơn, dài hơn bao phủ bên ngoài giúp bảo vệ chúng khỏi cái lạnh khắc nghiệt của
vùng băng giá. Màu lông thường gặp của chúng là: trắng - đen, nâu - trắng, xám trắng… Mắt chó Husky có hình quả hạnh nhân đặt cách nhau vừa phải và hơi
xếch lên, màu mắt đa dạng, một số con có thể có 2 màu mắt khác nhau. Kích
thước của chó Husky thuần chủng cao khoảng 51 - 58 cm, nặng khoảng 16 - 27
kg. Chúng có tuổi thọ trung bình từ 12 - 15 năm, mỗi lứa đẻ được 6 - 8 con.

Hình 2.6. Chó Chihuahua

Hình 2.7. Chó Lạp Xưởng

Hình 2.8. Chó Bắc Kinh

Hình 2.9. Chó Pug

9


Hình 2.10. Chó Becgie

Hình 2.11. Chó Boxer


Hình 2.12. Chó Rottweiler

Hình 2.13. Chó Poodle

Hình 2.14. Chó Phốc Hươu

Hình 2.15. Chó Akita

10


Hình 2.16. Chó Alaska

Hình 2.17. Chó Pitbull
(Nguồn: Vetshop VN, 2013)

2.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA CƠ QUAN SINH
DỤC CHĨ CÁI
Theo Đặng Đình Tín (1986), cơ quan sinh dục của gia súc cái bao gồm bộ
phận sinh dục bên ngồi và sinh dục bên trong. Q trình sinh lý của cơ quan
sinh dục rất quan trọng và cơ bản cho gia súc trong việc duy trì nịi giống.
2.2.1.Bộ phận sinh dục ngồi
Là cơ quan sinh dục có thể nhìn thấy, sờ thấy và quan sát được. Bao gồm
âm mơn, âm vật và tiền đình.
Âm mơn: hay cịn gọi là âm hộ, nằm phía dưới hậu mơn. Phía ngồi âm
mơn có hai mơi, nối liền hai mơi bằng hai mép. Trên hai mơi của âm mơn có sắc
tố đen và nhiều tuyến tiết.
Âm vật: giống như dương vật được thu nhỏ lại, trong cấu tạo âm vật cũng
có các thể hổng như con đực. Trên âm vật có nếp da tạo ra mũ âm vật

(Praeputium clitoridis), giữa âm vật bẻ gập xuống dưới.
Tiền đình: là giới hạn giữa âm mơn và âm đạo, nghĩa là qua tiền đình mới
vào âm đạo. Trong tiền đình có màng trinh, phía trước màng trinh là âm đạo, phía

11


sau là âm mơn và lỗ niệu đạo. Tiền đình có một số tuyến, các tuyến này xếp theo
hàng chéo hướng quay về âm vật.
2.2.2.Bộ phận sinh dục trong
Là cơ quan sinh dục phải bằng phương pháp gián tiếp người ta mới có thể
quan sát hoặc sờ thấy được. Bao gồm: âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng.
Âm đạo: Trước âm đạo là cổ tử cung, phía sau là tiền đình có màng trinh
che lỗ âm đạo.
Theo Phạm Xuân Vân (1982), âm đạo là một ống cơ, tiết diện có thể dãn
nở rất lớn. Nếu nhìn từ ngồi vào thì rất khó phân biệt tử cung và âm đạo. Phía
trên âm đạo tiếp giáp với trực tràng, phía dưới tiếp giáp với bàng quang và ống
thoát tiểu. Là đường đi của bào thai, là nơi tiếp nhận cơ quan sinh dục của chó cái.
Cấu tạo âm đạo gồm 3 lớp: lớp liên kết ngoài, lớp cơ trơn và lớp niêm mạc
Lớp liên kết ngoài: ở bên ngoài, gồm phần lớn là mơ liên kết đàn hồi, phía
trước được phần sau của phúc mạc bao phủ.
Lớp cơ trơn: gồm 2 lớp là cơ dọc ở ngồi và cơ vịng ở trong.
Lớp niêm mạc: có nhiều nếp gấp dọc, nhờ đó âm đạo có thể tăng đường
kính lên rất lớn.
Tử cung: Theo Phạm Xuân Vân (1982), Tử cung nằm trong xoang chậu,
dưới trực tràng, trên bàng quang và niệu đạo trong xoang chậu. Hai sừng nằm ở
phần trước xoang chậu. Được cố định do được gắn với âm đạo và được giữ bởi
các dây chằng.
Tử cung bao gồm sừng tử cung, thân tử cung và cổ tử cung
Sừng tử cung: Gồm 2 sừng cho 2 ống dẫn trứng phía trước. Các sừng nằm

hồn tồn trong xoang bụng, vị trí và hình dáng thay đổi tùy lồi. Các sừng bị ép sát
vào thành bụng bởi ruột. Các sừng nhỏ dần về phía trước và rộng dần về phía sau.
Thân tử cung: Nằm một phần trong xoang bụng, một phần nằm trong
xoang chậu, đường kính lớn hơn sừng nhưng ngắn hơn. Thân là nơi tiếp nhận hai
sừng. Mặt trên tiếp giáp với trực tràng. Mặt dưới tiếp giáp với bàng quang.
Cổ tử cung: Là phần hẹp phía sau nhưng thành rất dày. Phía sau cổ tử cung
nối với âm đạo.

12


×