Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm khi hoạt động kinh doanh ở Singapore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.48 KB, 41 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
---o0o---

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề tài:

“NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA
VÀ RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM KHI
KINH DOANH TẠI SINGAPORE”
GVHD : TS. ĐINH THỊ THU OANH
Lớp : LT22FT001 - Nhóm 5

TP.HCM, THÁNG 08/2019

MỤC LỤC


2


1.1 Tổng quan quốc gia Singapore
1.1.1 Địa lý
Đất nước Singapore bao gồm một hịn đảo chính và trên dưới 60 hòn
đảo lớn nhỏ nằm ở cực Nam của bán đảo Malaysia. Thủ đô của nước
này, cũng với tên gọi là Singapore, chiếm một phần ba diện tích hịn
đảo chính. Trong số những đảo nhỏ, ba hòn đảo Pulau Tekong, Pulau
Ubin và Sentosa có diện tích lớn nhất.


Tọa độ:
- Vĩ độ: từ 1o09' Bắc đến 1o29' Bắc
- Kinh độ: từ 104 o 36' Đông đến 104 o 24' Đông
Với vĩ độ đó Singapore chỉ cách đường Xích đạo khoảng 137 km về
phía Bắc. Đảo chính có chiều ngang từ Đơng sang Tây là 42 km và
chiều dài từ Bắc xuống Nam là 23 km. Tổng diện tích của Singapore
là 712km2, trong đó diện tích đất là 682,7 km2 với chiều dài bờ biển
khoảng 150,5 km. Lãnh thổ của Singaporc được ngăn cách với bán
đảo Malaysia bởi co biển Johor. Ở phía Nam là eo biển Singapore, eo
biển này giáp với biển Đơng về phía Đơng và giáp với vịnh Malacca
và Ấn Độ Dương về phía Tây. Những nước láng giềng kế cận của
Singapore là Malaysia, Brunei Darussalam và Indonesia.
Hịn đảo chính của Singapore khá bằng phẳng, với vài vùng đất cao
ở khu vực trung tâm. Độ cao tối đa của Singapore là 166 mét, ở
vùng đồi Bukit Timah. Trước kia đảo này toàn là rừng rậm và đầm
lầy, nhưng đến nay hầu hết đã được giải tỏa với những chương trình
phát triển đô thị ở đây. Đất ở các công viên và các khu bảo tồn
chiếm khoảng hơn 4% tổng diện tích đất của Singapore. Gần nửa
diện tích đất đai ở đây đã được giữ lại cho việc bảo vệ rừng và các
khu cấm xây dựng. Gần một nửa khác dành cho khu dân cư, thương
mại và cơng nghiệp. Chỉ có chưa đầy 2% đất đai ở đây được dành
cho nông nghiệp.

3


1.1.2 Thành lập Singapore hiện đại (1819)
Thomas Stamfod Raffles
Từ
Lai


thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, quần đảo Mã
dần

bị các cường quốc thực dân châu Âu chiếm giữ,

bắt đầu

khi người Bồ Đào Nha đến Malacca vào năm

1509.

Trong thế kỷ 17, người Hà Lan thách thức ưu

thế

ban đầu của người Bồ Đào Nha, Hà Lan kiểm
soát hầu hết các bến cảng trong khu vực.
Người Hà Lan thiết lập độc quyền mậu
dịch trong quần đảo, đặc biệt là hương
liệu- đương thời là sản phẩm quan trọng

nhất

của khu vực. Các cường quốc thực

dan

khác, trong đó có người Anh, bị hạn
chế cho một sự hiện diện tương đối


nhỏ.
Năm 1818, Stamford Raffles được bổ nhiệm làm Phó Thống đốc của
Thuộc địa Anh tại Bencoolen.. Ơng quả quyết rằng Anh Quốc nên
thay thế Hà Lan trong vai trò là thế lực chi phối trong quần đảo, do
tuyến dường mậu dịch giữa Trung Quốc và Ấn Độ thuộc Anh đi qua
quần đảo. Người Hà Lan gây khó khăn cho hoạt động mậu dịch của
Anh Quốc trong khu vực thông qua việc cấm người Anh hoạt động
trong các bến cảng do Hà Lan kiểm soát hoặc đánh thuế cao.
Stamford Raffles hy vọng thách thức người Hà Lan bằng việc thiết
lập một bến cảng mới dọc theo eo biển Malacca, hành lang chính
cho tàu thuyến trên tuyến mậu dịch Ấn Độ-Trung Quốc. Ơng thuyết
phục Tồn quyền Ấn Độ Francis Rawdon-Hastings và thượng cấp của
4


mình tại Cơng ty Đơng Ấn Anh để họ tài trợ cho một cuộc viễn chinh
nhằm tìm kiếm một căn cứ mới của Anh trong khu vực.
Stamford Raffles đến Singapore vào ngày 28 tháng 1 năm 1819 và
nhanh chóng nhận ra đảo là một sự lựa chọn đương nhiên để thiết
lập bến cảng mới. Đảo nằm đầu nam của bán đảo Mã Lai, gần eo
biển Malacca, và sở hữu một cảng nước sâu tự nhiên, có các nguồn
cung nước ngọt, và gỗ để tu bổ tàu. Stamford Raffles phát hiện một
khu định cư nhỏ của người Mã Lai, với dân số vài trăm, tại cửa sông
Singapore, thủ lĩnh là Temenggong Abdu'r Rahman. Trên danh nghĩa,
đảo nằm dưới quyền cai trị của Quốc vương Johor, song quân chủ
này nằm dưới sự khống chế của người Hà Lan và Bugis. Tuy nhiên,
vương quốc bị suy yếu do phân tranh bè phái và Temenggong Abdu'r
Rahman và các quan viên của mình trung thành với anh của Tengkoo
Rahman là Tengku Hussein (hay Tengku Long)- người đang sống lưu

vong tại Riau. Với trợ giúp của Temenggong, Stamford Raffles tìm
cách bí mật đưa Hussein trở về Singapore. Stamford Raffles đề nghị
công nhận Tengku Hussein là quốc vương hợp pháp của Johor và
cung cấp cho người này một khoản báo đáp hàng năm; đổi lại,
Hussein sẽ trao cho Anh Quốc quyền được thiết lập một trạm mậu
dịch tại Singapore.Một hiệp ước chính thức được ký kết vào ngày 6
tháng 2 năm 1819 và Singapore hiện đại ra đời.
1.1.3 Cộng hòa Singapore (1965 đến nay)
1965 đến 1979
Sau khi độc lập, Singapore đối diện với một tương lai đầy bất trắc.
Đối đầu Indonesia-Malaysia đang diễn ra và phe bảo thủ trong Tổ
chức dân tộc Mã Lai thống nhất phản đối mạnh mẽ phân ly;
Singapore đối diện với nguy hiểm trước khả năng bị quân đội
Indonesia tấn công và bị ép buộc bằng vũ lực để tái gia nhập Liên
bang Malaysia theo các điều khoản bất lợi. Phần lớn truyền thơng
quốc tế hồi nghi về viễn cảnh cho sự tồn tại của Singapore. Bên
5


cạnh vấn đề chủ quyền, các vấn đề cấp bách là thất nghiệp, nhà ở,
giáo dục, và thiếu tài nguyên tự nhiên và đất đai.
Singapore ngay lập tức tìm kiếm cơng nhận quốc tế đối với chủ
quyền của mình. Quốc gia mới gia nhập Liên Hiệp Quốc vào ngày 21
thàng 9 năm 1965, trở thành thành viên thứ 117 của tổ chức; và gia
nhập Thịnh vượng chung vào tháng 10 cùng năm. Bộ trưởng Ngoại
giao Sinnathamby Rajaratnam đứng đầu một cơ quan ngoại giao
mới, giúp khẳng định nền độc lập của Singapore và thiết lập quan hệ
ngoại giao với các quốc gia khác. Ngày 22 tháng 12 năm 1965, Đạo
luật Tu chính Hiến pháp được thơng qua, theo đó ngun thủ quốc
gia là tổng thống và đảo trở thành nước Cộng hịa Singapore.

Singapore sau đó đồng sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
vào ngày 8 tháng 8 năm 1967 và được nhận làm thành viên của
Phong trào không liên kết vào năm 1970.
Cục Phát triển kinh tế được lập ra vào năm 1961 nhằm xây dựng và
thực hiện các chiến lược kinh tế quốc gia, tập trung vào thúc đẩy
lĩnh vực chế tạo của Singapore. Các khu công nghiệp được thành
lập, đặc biệt là tại Jurong, và đầu tư ngoại quốc được thu hút đến
đảo quốc do ưu đãi thuế. Cơng nghiệp hóa biến đổi lĩnh vực chế tạo
để sản xuất các hàng hóa có giá trị cao hơn và thu được lợi nhuận
lớn hơn. Lĩnh vực dịch vụ cũng phát triển vào đương thời, thúc đẩy
nhơ nhu cầu đối với dịch vụ cho các tàu ghé qua cảng và thương mại
ngày càng tăng cao. Tiến bộ này giúp giảm bớt khủng hoảng thất
nghiệp. Singapore cũng thu hút các công ty dầu thô lớn như Shell và
Esso đến thiết lập những nhà máy lọc dầu tại Singapore, đến giữa
thập niên 1970 thì đảo quốc trở thành trung tâm lọc dầu lớn thứ ba
trên thế giới. Chính phủ đầu tư mạnh cho hệ thống giáo dục, tiếng
Anh trở thành ngôn ngữ giảng dạy và nhấn mạnh đào tạo thực tế
nhằm phát triển một lực lượng lao động có đủ trình độ phù hợp với
cơng nghiệp.
6


Thiếu nhà ở công cộng tốt, vệ sinh kém, và tỷ lệ thất nghiệp cao dẫn
đến các vấn đề xã hội từ tội phạm đế y tế. Sự gia tăng của các khu
định cư lấn chiếm dẫn đến những mối nguy hiểm về tính an tồn và
dẫn đến hỏa hoạn Bukit Ho Swee trong năm 1961 khiến cho bốn
người thiệt mạng và 16.000 người khác mất nhà ở. Cục phát triển
nhà ở được thành lập từ trước độc lập, tiếp tục đạt được thành công
lớn và các dự án nhà ở quy mô lớn được tiến hành nhằm cung cấp
nhà ở cơng cộng có giá phải chăng và tái định cư người trong các

khu lấn chiếm. Trong vòng một thập niên, đa số dân cư dược sống
trong các căn hộ này. Dự án Nhà ở quỹ cơng tích (CPF) được tiến
hành từ năm 1968, cho phép các dân cư sử dụng tài khoản tiết kiệm
bắt buộc của họ để mua các căn hộ của cục Phát triển nhà ở và dần
gia tăng sở hữu nhà tại Singapore.
Quân đội Anh Quốc vẫn đóng quân tại Singapore sau khi đảo quốc
độc lập, song đến năm 1968, Luân Đôn tuyên bố quyết định của họ
là triệt thoái lực lượng vào năm 1971. Singapore thiết lập bộ đội vũ
trang, và một chương trình phục dịch quốc dân được khởi đầu từ
năm 1967.
Thập niên 1980 và 1990
Bukit-batok-west
Quang cảnh Bukit Batok West, phát triển nhà ở công cộng quy mô
lớn giúp tạo ra tỷ lệ sở hữu nhà ở cao trong dân cư Singapore
Thành công kinh tế hơn nữa tiếp tục trong thập niên 1980, khi tỷ lệ
thất nghiệp hạ xuống 3% và tăng trưởng GDP thực trung bình là
khoảng 8% cho đến năm 1999. Trong thập niên 1980, Singapore bắt
đầu nâng cấp các ngành công nghiệp công nghệ cao, như lĩnh vực
chế tạo lát bán dẫn, nhằm cạnh tranh với các đối thủ láng giềng vốn
đang có giá lao động rẻ hơn. Sân bay quốc tế Changi Singapore được
khánh thành vào năm 1981 và Singapore Airlines được phát triển
thành một hàng hãng không lớn. Cảng Singapore trở thành một
trong những cảng nhộn nhịp nhất nhất thế giới và các ngành kinh tế
7


dịch vụ và du lịch cũng phát triển rất cao trong giai đoạn này.
Singapore nổi lên như một trung tâm giao thông quan trọng và một
điểm du lịch lớn.
Cục Phát triển nhà ở tiếp tục thúc đẩy nhà ở công cộng bằng các khu

đô thị mới, như Ang Mo Kio. Các khu dân cư mới có các căn hộ lớn
hơn và chất lượng cao hơn và đi kèm là tiện nghi tốt hơn. Năm 1987,
tuyến giao thông cao tốc đại chúng (MRT) đầu tiên đi vào hoạt động,
kết nối hầu hết các khu nhà ở này với khu vực trung tâm.
Đảng Nhân dân Hành động tiếp tục chi phối tình thế chính trị tại
Singapore, đảng này giành tồn bộ số ghế trong nghị viện trong các
cuộc bầu cử từ 1966 đến 1981. Một số nhà hoạt động và chính trị gia
đối lập gọi quyền lực của Đảng Nhân dân Hành động là độc đoán, họ
cho rằng quy định nghiêm ngặt về các hoạt động chính trị và truyền
thơng của chính phủ là một sự xâm phạm các quyền chính trị.
Chính phủ Singapore trải qua một số biến đổi đáng kể. Chế độ thành
viên phi tuyển cử cử trong nghị viện được khởi đầu vào năm 1984
nhằm cho phép ba ứng cử viên thất cử từ các đảng đối lập được bổ
nhiệm làm nghị viên. Khu tập tuyển (GRCs) được khởi đầu vào năm
1988 nhằm tạo nên các đơn vị bầu cử nhiều ghế, mục đích là để
đảm bảo đại diện của thiểu số trong nghị viện. Chế độ thành viên chỉ
định trong nghị viện được khởi đầu vào năm 1990 nhằm cho phép
những nhân vật phi đảng phái phi tuyển cử trở thành nghị viên. Hiến
pháp Singapore được sửa đổi vào năm 1991 nhằm quy định về một
tổng thống tuyển cử, người này có quyền phủ quyết trong việc sử
dụng dự trữ quốc gia và bổ nhiệm các quan chức công cộng. Các
đảng đối lập phàn nàn rằng hệ thống khu tập tuyển gây khó khăn
cho họ để giành được một vị trí chắc chắn trong bầu cử nghị viện, và
hệ thống bầu cử đa số có xu hướng loại trừ các đảng nhỏ.
Năm 1990, Lý Quang Diệu chuyển giao quyền lực thủ tướng cho
Ngô Tác Đống, nhân vật này trở thành thủ tướng thứ nhì của
Singapore. Ngơ Tác Đống thể hiện một phong cánh lãnh đạo cởi mở
8



và cầu thị hơn khi quốc gia tiếp tục hiện đại hóa. Năm 1997,
Singapore chịu ảnh hưởng từ Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 và
các biện pháp cứng rắn được thực hiện.
2000 đến nay
Trong đầu thập niên 2000, Singapore trải qua một số cuộc khủng
hoảng, gồm có dịch SARS bùng phát vào năm 2003 và đe dọa của
chủ nghĩa khủng bố. Trong tháng 12 năm 2001, một âm mưu đánh
bom các đại sứ quán và cơ sở hạ tầng khác tại Singapore bị phát
giác và có đến 36 thành viên của nhóm Jemaah Islamiyah bị bắt
theo Đạo luật An ninh nội bộ. Các biện pháp chống khủng bố chủ
yếu được tiến hành nhằm phát hiện và ngăn ngừa các hành động
khủng bố tiềm năng và giảm thiểu thiệt hại do chúng gây nên. Đảo
quốc tăng cường chú trọng vào việc thúc đẩy hội nhập xã hội và tin
tưởng giữa các cộng đồng khác nhau.
Năm 2004, con trai cả của Lý Quang Diệu là Lý Hiển Long trở thành
thủ tướng thứ ba của Singapore. Ông ban hành một số thay đổi
chính sách, gồm cả giảm bớt phục dịch quốc gia từ hai năm rưỡi
xuống hai năm, và hợp pháp hóa cờ bạc sòng bạc.
1.1.4 Dân số
Dân số Singapore hiện rơi vào khoảng 5,1 triệu người, trong đó chỉ
có 64% là người mang quốc tịch Singapore, 36% còn lại là người
nước ngoài định cư hoặc làm việc tại đây.

9


Nếu tiếp tục phân tích kĩ hơn về gốc gác của tổng dân số thì đến
77% là người Hoa, chiếm 13,44%, người Ấn chiếm 9,2%, còn lại là
người lai Á Âu, Peranakan và các dân tộc khác chiếm 3,2%.
Singapore còn là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng người

nước ngoài rộng lớn với khoảng 20% là lực lượng lao động phổ thông
đến từ Philippin, Indonesia và Bangladesh. Số người nước ngồi cịn
lại đều là những chun gia đến từ nhiều quốc gia khác nhau như
Bắc Mỹ, Úc, Châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ.
Chính vì sự hội tụ đa văn hóa nên phong tục tập qn, tơn giáo cũng
có dịp pha trộn, điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải lưu ý
nhiều hơn trong đời sống. Chẳng hạn, nếu mời người bạn theo đạo
Hồi về nhà, bạn nhất định phải chuẩn bị những món ăn không được
chế biến từ thịt lợn, và cũng không được mời họ uống rượu đâu nhé!
Hay những người phụ nữ gốc Ấn thường săm một nốt đỏ, còn nam
giới dùng thắt lưng trắng. Khi gặp nhau, họ chắp tay chào trước
ngực.

10


Nhiều người cho rằng, chính Luật của đạo Islam và chế độ Sultan đã
duy trì quan hệ đồn kết và thái độ an phận trong cuộc sống của
người dân Singapore.
1.1.5 Ngơn ngữ
Tính đa dạng về văn hóa của Singapore cịn được phản ánh qua
ngơn ngữ. Singapore có ngơn ngữ đại diện cho từng dân tộc trong số
bốn nhóm dân tộc chính của mình. Bốn ngơn ngữ chính thức trong
Hiến pháp của Singapore là tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Mã Lai và
tiếng Tamil. Tuy nhiên, để ghi nhớ dân tộc Mã Lai là những cư dân
bản địa đầu tiên của đất nước, ngôn ngữ quốc gia được chọn là tiếng
Bahasa Melayu, hay còn gọi là tiếng Mã Lai.
Như một sự phản ánh của nền văn hóa đa dạng, Singapore đã chọn
ra ngơn ngữ đại diện cho bốn dân tộc chính của đất nước. Bốn ngơn
ngữ chính thức trong Hiến pháp của Singapore bao gồm tiếng Anh,

tiếng Hoa, tiếng Mã Lai và tiếng Tamil. Mặc dù tiếng Malay là ngôn
ngữ quốc gia,nhưng tiếng Anh là ngôn ngữ thường được sử dụng
trong giao dịch kinh doanh, chính phủ và các phương tiện giảng dạy
trong trường học.
Sự có mặt của các ngơn ngữ khác, đặc biệt là các biến thể của tiếng
Mã Lai và tiếng Hoa, đã có ảnh hưởng rõ rệt đến cách dùng tiếng
Anh tại Singapore. Ảnh hưởng này đặc biệt rõ nét trong cách sử
dụng tiếng Anh trong giao tiếp thông thường, một dạng tiếng Anh lai
tiếng địa phương thường được biết đến với tên gọi Singlish. Là một
dấu hiệu đặc trưng để nhận biết người Singapore, ngôn ngữ này tiêu
biểu cho hình thức biến tấu ngơn ngữ bằng cách lồng ghép các từ
của tiếng Mã Lai, tiếng Hoa và tiếng Ấn vào tiếng Anh.
Hầu như mọi người dân Singapore đều có thể nói nhiều hơn một thứ
tiếng, trong đó nhiều người có thể nói được tới ba hoặc bốn thứ
tiếng. Hầu hết trẻ em lớn lên trong môi trường song ngữ từ thuở nhỏ
và có thể học các ngơn ngữ khác khi lớn lên. Trong phần lớn dân số
11


biết hai thứ tiếng, tiếng Anh và tiếng Hoa phổ thông là hai ngôn ngữ
được dùng phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày. Trong khi tiếng
Anh là ngôn ngữ chính được dạy ở trường học thì trẻ em vẫn học
tiếng mẹ đẻ để duy trì truyền thống văn hóa của dân tộc mình.
Đối với phần lớn người Hoa thì tiếng Phổ Thơng được chọn là ngơn
ngữ chính thay vì các biến thể khác như tiếng Phúc Kiến, tiếng Triều
Châu, tiếng Quảng Đông, tiếng Khách Gia, tiếng Hải Nam và tiếng
Phúc Châu. Tiếng phổ thông là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến thứ
hai của người Singapore gốc Hoa, tiếng Phổ Thông đã được dùng
rộng rãi kể từ phong trào “Nói Tiếng Phổ Thơng” – phong trào hướng
đến cộng đồng người Hoa trong suốt năm 1980. Trong những năm

90, những nỗ lực này nhằm hướng đến những người Hoa được giáo
dục trong mơi trường tiếng Anh.
1.2 Văn hố, tơn giáo
Singapore, tên gọi chính thức là Cộng hịa Singapore, là một đảo
quốc với dân số hơn 5 triệu người. Trung tâm đơ thị có lẽ là thành
phố lớn nhất châu Á nhưng sạch hơn, ít lộn xộn hơn và mọi thứ diễn
ra rất đúng giờ ở đây. Trên thực tế, đây là một nơi lành mạnh và
'sáng bóng', nơi mọi người chờ đèn tín hiệu giao thơng thay đổi mới
sang đường, mất hút trong các trung tâm mua sắm hàng đầu thế
giới, các quán cà phê, và các nhà hàng có trang bị điều hịa để tránh
hơi nóng nhiệt đới. Đây cũng là một thành phố đa văn hóa đầy thú vị
nơi các ảnh hưởng của phương Đông và phương Tây hịa trộn cả
trong ngơn ngữ lẫn văn hóa. Gần 40% dân số là người nước ngoài,
bao gồm hàng ngàn sinh viên nước ngoài, do vậy nếu bạn là một
sinh viên quốc tế đang suy tính đến việc học tập ở đây, bạn biết
rằng bạn sẽ không bao giờ lẻ loi!
Singapore cũng là thiên đường cho những ai hứng thú với chuyện ăn
uống. Các nền văn hóa Malaysia, Trung Quốc, phương Tây, Ấn Độ và
Âu-Á hịa quyện tạo mang đến vơ vàn các lựa chọn. Hãy tìm đến Khu
12


người Hoa (Chinatown) và Khu Tiểu Ấn Độ (Little India) để ăn những
món ăn ngon nhất với chi phí phải chăng nhất bạn có thể tìm được!
1.2.1 Tơn giáo
Nhiều tơn giáo ở Singapore là tôn giáo tương đối khoan dung, các
tơn giáo có thể cùng tồn tại hồ bình lâu dài, các dân tộc có thể hợp
tác hữu nghị. Điều đó cũng phản ánh sự nhận thức đúng đắn của
Chính phủ Singapore về tơn giáo và vai trị định hướng, điều tiết của
chính sách tơn giáo. Kinh nghiệm trong lịch sử đã nhắc nhở những

người lãnh đạo đất nước này: ở một nước nhỏ lại đa dạng về sắc tộc
và tôn giáo, nhất quyết phải giải quyết tốt vấn đề sắc tộc và tơn
giáo. Chính phủ Singapore nhận thức rằng đa dạng về tơn giáo và
dân tộc là tình hình cơ bản của Singapore, xử lý vấn đề tôn giáo phù
hợp thì nhân dân các dân tộc sẽ đồn kết, xã hội sẽ ổn định; xử lý
khơng hợp lý thì xã hội sẽ xuất hiện những nhân tố bất ổn định.
Singapore cho rằng chỉ có thể thơng qua chính sách tôn giáo đúng
đắn và tạo ra quan niệm giá trị chung để làm cho khuynh hướng ly
tâm đi tới nhất trí. Đồng thời nhận thức được rằng tơn giáo có mặt
tích cực của nó, đối với một người nó có vai trị cảm hố đạo đức; về
mặt phát triển sự nghiệp phúc lợi và sự nghiệp giáo dục, giáo hội có
thể đóng góp cho xã hội. Do nhận thức được rằng sự hài hồ giữa
các tơn giáo khơng phải tự nhiên mà có, cho nên Chính phủ đã coi
trọng cơng tác tôn giáo, chú ý đến quan hệ tôn giáo, tăng cường
hướng dẫn tôn giáo, thông qua việc chế định chính sách và để thực
hiện cơng tác quản lý hoạt động tơn giáo. Chính phủ cũng đã xử lý
tốt mối quan hệ giữa tơn giáo và chính trị, kiên trì tách biệt giữa
chính trị và tơn giáo là ngun tắc cơ bản để chế định chính sách tơn
giáo ở Singapore vì họ cho rằng một nước đa dạng về tơn giáo, một
khi tơn giáo can dự vào chính trị thì mặt khoan dung, hồ bình trong
đặc tính văn hố của nó sẽ bị ức chế, sẽ ảnh hưởng tới cùng tồn tại
hồ bình giữa các tơn giáo. Chính phủ đã dựa vào những nhận thức
13


nói trên để định ra chính sách tơn giáo đa dạng ở Singapore, lấy đó
để làm quy phạm, chỉ đạo, quản lý hoạt động tôn giáo ở nước này.
Nội dung chính của chính sách đó bao gồm 3 mặt:
1. Tự do tín ngưỡng tơn giáo, mọi người đều có quyền tơn thờ tơn
giáo mà mình tin theo. Hiến pháp có điều khoản bảo đảm tự do tôn

giáo của công dân, hàm nghĩa là: các tôn giáo và giáo phái hiện có
của Singapore đều được hoạt động tơn giáo theo giáo lý, giáo quy;
các dân tộc cũng như mỗi người đều có quyền lựa chọn tự do tín
ngưỡng của mình; nguời tin theo bất kỳ tôn giáo nào cũng đều
không bị đối xử trong xã hội và trong quá trình đảm nhiệm cơng tác;
các đồn thể tơn giáo khi sử dụng quyền tự do, không thể vượt qua
một giới hạn nhất định để tránh xảy ra cạnh tranh tôn giáo nhằm
tranh thủ tín đồ và làm thay đổi tín ngưỡng của người khác, từ đó
gây trở ngại cho tự do theo tơn giáo và đồn kết tơn giáo. Chính
sách tự do tín ngưỡng, tơn giáo cịn bao gồm việc Chính phủ
Singapore đối xử bình đẳng với các tơn giáo, cho phép các đồn thể
tơn giáo xây dựng tổ chức giáo hội, mở trường học tơn giáo, xuất
bản báo chí.
2. Duy trì sự hài hoà, dung nhận và tiết chế giữa các tơn giáo. Đây là
nội dung quan trọng trong chính sách tơn giáo của Singapore. Sách
trắng về duy trì sự hài hồ tơn giáo kiến nghị: để duy trì sự hài hồ
về tơn giáo, Chính phủ cần thơng qua hình thức lập pháp, xác lập
một số nguyên tắc cơ bản, coi đó là những chuẩn tắc mà các tổ chức
và tín đồ tôn giáo ở Singapore khi xử lý cac mối quan hệ với các tôn
giáo khác, cần cùng nhau tuân thủ. Những chuẩn tắc đó là:
a) Nhận rõ Singapore là một xã hội đa dạng về sắc tộc và tôn giáo,
cần đặc biệt lưu ý tránh xúc phạm vào tình cảm của tôn giáo khác.
b) Cần nhấn mạnh giá trị đạo đức chung của các tín ngưỡng, tơn
giáo.
c) Tơn trọng tự do tín ngưỡng của người khác và tơn trọng quyền của
người khác lựa chọn một tơn giáo nào đó.
14


d) Khơng khuyến khích và xúi giục tín đồ của tơn giáo mình thù địch

hoặc dùng bạo lực đối phó với các tơn giáo khác hoặc đồn thể tơn
giáo khác.
3. Kiên trì ngun tắc tách biệt giữa chính trị và tơn giáo. Đây cũng
là nội dung mà chính sách tơn giáo của Singapore đặc biệt nhấn
mạnh. Trong Hiến pháp, các luật khác liên quan và trong các bài nói
chuyện của các nhà lãnh đạo chính phủ nhiều lần nhấn mạnh “Giữa
tơn giáo và chính trị cần có sự khu biệt rạch rịi”, “Các đồn thể tơn
giáo khơng nên cuốn vào chính trị”.
Sự hịa hợp dân tộc dẫn đến việc hình thành những nhóm tơn giáo
khác nhau. Khoe mình trên nền trời Singapore là những tòa tháp đặc
biệt của các giáo đường Hồi giáo, những ngọn tháp hình chóp của
các thánh đường với lối kiến trúc Gơtích, những tượng thần phức tạp
của các đền thờ Hindu và những mái nhà với lối kiến trúc khác biệt
của các ngôi chùa Trung Hoa. Các tơn giáo chính ở đây là Hồi Giáo,
Lão Giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Ấn Giáo, Độc Thần Giáo, (cịn
gọi là đạo Sikh, một tơn giáo phát triển từ Ấn độ giáo vào thế kỷ XVI
và dựa trên tín ngưỡng chỉ một Thần) và Do Thái Giáo (Theo
Uniquely Singapore).
Đạo Phật: Tôn giáo này bắt nguồn từ triết lý của Phật Thích Ca, một
hồng tử Ấn Độ đã từ bỏ cuộc sống vương giả để tìm kiếm con
đường vượt qua Sinh Lão Bệnh Tử. Sau nhiều năm tu hành, ngài đã
“giác ngộ” và đạt được trí tuệ tồn giác. Người ta chỉ có thể đạt đến
giác ngộ bằng cách tuân theo “Bát chánh đạo” nhằm dứt bỏ những
ham muốn của con nguời.
Hầu hết các Phật tử Singapore là người Trung Hoa và theo Phật giáo
Đại thừa (Mahayana), chủ trương người ta sẽ tích được cơng đức nhờ
làm việc thiện. Phật giáo Tiểu thừa (Theravada) ở Singapore ít tín đồ
hơn và theo đường lối tu hành nhiều hơn, được du nhập vào
Singapore từ Sri Lanka và Thái Lan. Phật giáo Tiểu thừa cũng có
nhiều chùa chiền ở Singapore. Hai thánh Phật giáo này đã xích lại

15


gần nhau hơn nhờ các chương trình cổ động cho Phật giáo thông qua
văn học, thuyết giảng qua các lớp học cũng như các hoạt động xã
hội khác.
Đạo Hồi: tôn giáo của người Malay là đạo Hồi được các thương nhân
người Ấn và người Ả Rập du nhập vào Đông Nam Á từ thế kỷ 12.
Người sáng lập ra đạo Hồi là tiên tri Mohammed, và những người đi
theo ông được gọi là Muslim, nghĩa đen là “ người thuần phục”
(Thượng Đế), tức là tín đồ Hồi giáo. Các tín đồ Hồi Giáo tin vào một
Thượng đế duy nhất, đó là Allah. Và họ tuân thủ những quy định về
tín ngưỡng thường được gọi là Năm Cột trụ của sự Thơng Thái, chúng
được trình bày trong Thánh kinh của người Hồi giáo, cuốn kinh
Koran.
Ở Singapore, hầu hết người Malay đều là tín đồ Hồi giáo, ngồi ra
cịn một số người Ấn và người Hoa. Việc thực hiện các nghi thức tôn
giáo là một phần quan trọng trong cuộc sống cá nhân và xã hội của
các tín đồ Hồi giáo. Các tín đồ ln được nhắc nhở về bổn phận hằng
ngày của mình : lời kêu gọi các tín đồ cầu nguyện được phát thanh
qua radio hay từ các Thánh đường Hồi giáo.
Ấn Giáo: là một tôn giáo tin rằng các hình thức tín ngưỡng chỉ đơn
giản là những con đường khác nhau để đến với cùng một Thượng Đế.
Tín đồ Ấn Giáo tin rằng mọi vật sống đều có linh hồn và linh hồn đó
sẽ tái sinh sau khi chết và rằng những gì người ta làm trong hiện tại
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc họ sẽ tái sinh thành kiếp gì trong
tương lai. Hầu hết các tín đồ Ấn giáo ở Singapore đều là người Ấn
Độ.
Người Ấn, cũng như các nhóm sắc tộc khác nhau đã mang tơn giáo
của cha ông cùng với họ đến Singapore và xây dựng nên các đền thờ

Ấn giáo ở nhiều nơi trên hịn đảo này. Ấn giáo từng có thời thống trị
khắp vùng Đơng Nam Á nhưng rồi nó đánh mất vị thế của mình; vì
khác với đạo Hồi, Ần giáo khơng phải là một tơn giáo rao truyền. Các
tín đồ Ấn giáo Singapore chỉ là thiểu số, là nhóm tín đồ mộ đạo nhiệt
16


thành và thậm chí họ vẫn duy trì cả những tập quán và nghi thức tôn
giáo hầu như đã biến mất ngay cả Ấn Độ.
Thiên Chúa Giáo: số người theo đạo Thiên Chúa ở Singapore ngày
càng tăng lên, trong đó số người theo đạo Tin lành đông hơn nhiều
so với người theo Cơng giáo. Hơn một nửa tín đồ Thiên Chúa giáo ở
singapore là những người cải tạo, chủ yếu là những người Trung Hoa
được cho là do họ không thõa mãn với các tơn giáo truyền thống và
muốn tìm kiếm một tôn giáo khác hiện đại hơn và hợp lý hơn để tin
theo.
1.2.2
1.2.2.1

Văn hố
Điều gì khiến Singapore trở nên độc đáo?

Singapore có thể nói là nơi Đơng, Tây hội ngộ. Đây có lẽ là thành phố
sạch nhất trên trái đất, với các tòa nhà chọc trời vươn lên trên các
vành đai công viên xanh mướt. Thành phố nổi tiếng là trung tâm
kinh doanh, giáo dục và tài chính của Đông Nam Á, gần đây đã được
nhận danh hiệu nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Những
điều thuận lợi này tạo cho sinh viên quốc tế có cơ hội được hưởng
một nền giáo dục đẳng cấp thế giới trong khi được tận hưởng di sản
văn hóa phong phú và sôi động của Singapore. Thật thú vị, các dân

tộc của Singapore (Trung Quốc, Malay, Ấn Độ, Âu-Á) sống hòa hợp
với nhau, tạo nên một bản sắc riêng biệt là “người Singapore”, tuy
nhiên họ vẫn duy trì các phong tục cũng như tổ chức các lễ hội
truyền thống của dân tộc mình.
Tuy nhiên, quá khứ thuộc địa của Singapore vẫn còn âm hưởng tại
nơi đây. Các tòa nhà và nhà thờ chỉ nằm ở phía nam dịng sơng, bao
gồm Khách sạn Raffles tráng lệ, chắc chắn gợi cho người dân địa
phương về thời kỳ thuộc sự thống trị của người Anh. Tiếng Anh được
sử dụng rộng rãi, cùng các thứ tiếng châu Á khác, tạo nên một cộng
đồng quốc tế thực sự. Hệ thống giáo dục song ngữ ở Singapore phản
17


ánh sự phong phú văn hóa thú vị này vì các khóa học được giảng
dạy bằng tiếng Anh cùng với tiếng Malay/Trung Quốc phổ
thông/Tamil.
Tuy là quốc gia nhỏ nhất khu vực Đơng Nam Á nhưng Cộng hịa
Singapore vẫn ẩn chứa trong mình nhiều nét văn hóa đặc trưng,
khơng lẫn vào đâu được với những quốc gia láng giềng.
1.2.2.2

Những thói quen ý nhị

Không riêng người Singapore, khi đến bất cứ quốc gia nào khác, bạn
cũng phải tìm hiểu trước về các thói quen chỉ tay, các quan niệm
phổ thơng hay phong tục địa phương để “nhập gia tùy tục”.
Sự có mặt của nhiều dân tộc trên đảo quốc này trong một thời kỳ dài
đã có những căng thẳng. Nhưng cho đến nay Singapore đã thực sự
là một đất nước biết hòa hợp và phát triển nét đặc sắc của văn hóa
nhiều dân tộc. Quốc kỳ của Singapore gồm 2 phần: nửa ở trên màu

đỏ có thình trăng lưỡi liềm và 5 ngôi sao, nửa dưới màu trắng. Màu
đỏ trên lá cờ tượng trưng cho mối tình anh em giữa người với người,
giữa các dân tộc trên thế giới, và sự bình đẳng của con người. Cịn
một cách hiểu khác đó là vì Singapore là một nước đa dân tộc (gồm
Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ,…) nên có thể hiểu màu đỏ này theo
nhiều mặt: sự can đảm và dũng cảm của những người Malaysia, sự
may mắn của những người Trung Quốc. Màu trắng là biểu tượng của
sự trong sạch và tinh khôi vĩnh viễn, khơng nhơ bẩn. Trăng lưỡi liềm
có nghĩa biểu trưng cho 1 quốc gia trẻ còn đang trên đường phát
triển. Năm ngôi sao nhỏ gần mặt trăng tượng trưng cho năm lý
tưởng của quốc gia Singapore: dân chủ, sự bình đẳng, hịa bình, phát
triển và cơng bằng.
Văn hóa Mã lai được thể hiện trong tư tưởng tôn giáo, phong tục tập
qn của họ cũng có quan hệ với tơn giáo. Luật của đạo Islam và
chê độ Sultan đã duy trì quan hệ đồn kết và thái độ an phận trong
18


cuộc sống của người dân Singapore. Người Mã

lai khi lấy vợ, lấy

chồng thường mời gần như toàn bộ người trong thôn bản đến tham
dự lễ cưới của họ, khách đến dự đám cưới sau khi cơm no rượu say
ra về trên tay cịn cầm một quả trứng luộc chín với hàm ý mong cho
họ đông con, đông cháu.
Khi ăn cơm không được đặt đũa lên trên bát hoặc đặt lên đĩa thức
ăn. Khi không ăn nữa cũng không được đặt lung tung mà phải đặt
trên giá, đĩa tương ớt hoặc đặt trên đĩa đựng xương. Nếu là nhân
viên hàng hải, người làm nghề cá hoặc những người thích chèo

thuyền, khi ăn cơm khơng được lật con cá, bởi vì việc đó đồng nghĩa
với việc lật con tàu lật thuyền, do đó phải tách con cá đó ra, ăn từ
trên xuống dưới.
Đối với người Singapore, dùng ngón tay trỏ chỉ người khác, nắm chặt
nắm tay hoặc ngón tay giữa đều bị coi là những động tác cực kỳ vô
lễ. Hai tay khơng được tùy tiện chắp vào sườn bởi vì đó là biểu hiện
của sự bực tức.
Người Singapore cho rằng con số “4”, “7”, “13”, “37”, và “69” là
những con số tiêu cưc và không may mắn, họ ghét và kỵ nhất con số
“7”, bình thường họ cố hết sức để tránh gặp phải con số này.
Người Singapore quan niệm màu đen là màu khơng may mắn, màu
tím cũng là màu họ khơng thích. Họ chỉ thích màu hồng màu đỏ, bởi
vì theo họ màu này tượng trưng cho sự trang nghiêm, nhiệt huyết
mãnh liệt, vui vẻ, dũng cảm và tượng trưng cho sự khoan dung, độ
lượng. Họ cũng thích màu xanh da trời và màu xanh lá cây.
Trong những ngày đầu năm mới, người dân Singapore không bao giờ
quét dọn nhà cửa, khơng gội đầu, bởi vì họ cho rằng làm như vậy sẽ
mất hết may mắn, không được đánh vỡ đồ đạc trong phịng, nhất là
khơng được làm vỡ gương, vì đó là biểu hiện của chuyện xấu và
khơng may mắn; không được mặc đồ trắng, không được dùng kim
hoặc kéo, bởi vì những vật dụng này có thể đem đến vận hạn cho
họ.
19


Đạo Islam là đạo chính của Singapore, đạo này cấm uống rượu, cấm
ăn thịt lợn và những đồ ăn chế biến từ lợn.
Người dân Singapore không hưởng ứng hút thuốc lá. Ở một số nơi
như cầu thang máy, rạp chiếu phim, trên những phương tiện giao
thông công cộng nhất là trong văn phòng…, quy định là nghiêm cấm

hút thuốc, những ai vi phạm quy định này sẽ bị phạt 500$
Singapore. Tại các nơi khác, cứ muốn hút thuốc phải hỏi ý kiến và
được sự đồng ý của đối phương.
Khi nói chuyện và trong giao tiếp, người ta tuyệt đối cấm kỵ bàn
luận sự được mất và chính trị hoặc sự tranh giành xô xát chủng tộc,
thị phi tôn giáo…. nhưng có thể bàn những kinh nghiệm du lịch,
cũng có thể về những nơi nổi tiếng, ở các nơi mà bản thân đã đi qua.
Chủ đề được người dân Singapore bàn tới nhiều nhất là về những
món ăn sơn hào hải vị và khách sạn, nhà hàng. Người Singapore rất
kỵ nói “chúc phát tài” bởi vì họ ln hiểu từ “tài” là “tài bất nghĩa”
hoặc “phúc bất nhân”. Khi nói “chúc phát tài” sẽ bị coi là chế giếu
mắng chửi và sỉ vả người khác.
Ở đất nước Singapore, trên trán người phụ nữ mang huyết thống Ấn
độ có săm một nốt đỏ, còn nam giới dùng thắt lưng màu trắng, phần
lớn khi gặp nhau chắp tay trước ngực để chào, còn khi vào nhà phải
cởi dép.
Ở Singapore, có một số thói quen trong sinh hoạt hoặc những điều
người ta tin và bảo vệ. Mặc dù đối với tầng lớp thanh niên Singapore,
những điều này không quan trọng lắm nhưng những người lớn tuổi
lại đặc biệt quan tâm.
– Người gốc Hoa thích số chẵn, chẳng hạn người ta biếu nhau 2 quả
cam trong dịp Tết để lấy lộc
– Các con số 2, 6, 8 là con số may mắn, trong khi đó số 4 lại là con
số chết chóc, nên người ta hết sức tránh
– Những vật được coi là kị không nên tặng nhau: đồng hồ là điềm
tang tóc, khăn tay là điềm chia ly, chiếc dù là điềm rủi ro.
20


– Màu đỏ là màu của may mắn, tài lộc, còn màu đen là màu kị, nhất

là trong những dịp lễ hội.
– Người Hồi giáo không ăn thịt lợn. Khi mời cơm một người bạn người
Hồi giáo, bạn phải đảm bảo trong các món ăn khơng sử dụng đến
thịt lợn hoặc rượu và những loại thịt khác phải được mua trong các
quầy thực phẩm giết mổ theo đúng giới luật của đạo hội. Và người
Hồi giáo cũng kỵ rượu nên khi đến nhà họ bạn đừng bao giờ mang
theo loại thức uống này.
– Người Hindu khơng ăn thịt bị. Trong tang lễ, người ta ăn mặc màu
sẫm và đưa tiền phúng điếu với con số lẻ bỏ tong phong bì màu
trắng hoặc màu nâu.
– Người Singapore có thói quen đi chân không vào nhà.
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Singapore là cơ cấu dân
số đa dạng gồm nhiều chủng tộc nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi và
những thành tựu thương mại của đất nước. Được ngài Thomas
Stamford Raffles thành lập như một đầu mối giao thương buôn bán
vào ngày 29 tháng 1 năm 1819, Singapore – một làng chài nhỏ bé
ngày nào đã nhanh chóng thu hút những người dân nhập cư và các
thương nhân đến từ Trung Quốc, tiểu lục địa Ấn Độ, Indonesia, bán
đảo Mã Lai và vùng Trung Đông.
Bị lôi cuốn bởi viễn cảnh tương lai tươi đẹp, những người nhập cư đã
mang theo những nét riêng về văn hóa, ngơn ngữ, phong tục tập
quán và các lễ hội của mình đến Singapore. Các cuộc kết hơn chéo
và sự chung sống hịa hợp giữa các dân tộc đã dệt nên một bức
tranh văn hóa đầy màu sắc, hình thành một xã hội Singapore đa
dạng và mang lại cho đảo quốc này một di sản văn hóa phong phú
đầy sức sống. Cho đến cuối thế kỉ 19, Singapore đã trở thành một
trong những thành phố đa chủng tộc – đa văn hóa nhất của châu Á
với các dân tộc chủ yếu là người Hoa, người Mã Lai, người Ấn, người
Peranakan và những người Á Âu.
21



1.2.2.3

Nổi tiếng về sự sạch sẽ

Đảo quốc sư tử nổi tiếng trên khắp thế giới về sự sạch sẽ. Năm
2012, thành phố này chỉ xếp sau Tokyo về sự sạch sẽ trên bản đồ
thế giới và đây cũng là hai thành phố duy nhất của châu Á lọt vào
danh sách này. Nhắc đến nơi đây, nhiều người vẫn dùng khái niệm
“thành phố trong rừng” hay “rừng trong thành phố”. Từ các vườn
tiểu cảnh, những vạt rừng xanh nhìn từ cửa máy bay đến những
hàng cây thẳng tắp bên đường đều phủ một màu xanh mát mẻ.
Tại những nơi công cộng như nhà hát, rạ chiếu phim, việc cấm hút
thuốc được đưa ra với các hình phạt rất nghiêm (500$ Sing cho
những ai vi phạm). Vì thế, nhớ quan sát kĩ các biển thơng báo để
đúng mực trong cư xử.
Có vơ số điều để khám phá ngoài những địa điểm thu hút khách du
lịch của thành phố. Gần Sentosa, các đảo St John’s và Kusu tạo nên
sân chơi bên bờ biển nhiệt đới của Singapore, ở đây bạn có thể bơi
lội hoặc thư giãn trên bãi biển đầy cát, đi dã ngoại và thoát ra khỏi
thành phố. Vào trong đất liền, bạn có thể khám phá các hồ nước, các
lối mịn trong rừng và lắng nghe tiếng khỉ chí chóe trên cây. Đối với
những người ưa hoạt động hơn, Singapore tự hào có vơ số loại hình
giải trí, từ đạp xe, bơi lội, tới leo núi và các môn thể thao dưới nước.
Gần đây, chính phủ đã đầu tư mạnh vào môi trường nghệ thuật đang
phát triển, với việc mở cửa khu Esplanade tuyệt vời – Khu Nhà hát
trên vịnh. Đây là cơng trình đạt đẳng cấp thế giới về nghệ thuật biểu
diễn và là sân khấu thường xuyên của Dàn nhạc Giao hưởng
Singapore. Cũng có một số địa điểm tuyệt vời trong thành phố để

bạn thưởng thức các buổi biểu diễn âm nhạc trực tiếp, nhà hát và
rạp chiếu phim.
Hãy khám phá những địa điểm văn hóa đa dạng, những khu tôn giáo
quanh đảo quốc và làm quen với xã hội đa văn hóa của Singapore.
22


Dù là du lịch theo đồn hay tự mình khám phá Singapore thì chắc
chắn bạn cũng sẽ thấy được một thoáng lịch sử đầy ấn tượng, nền
văn hoá đa dạng và lối sống của người dân tại đây.
Công viên sư tử biển
Nơi đây được mệnh danh là “Biểu tượng chào đón du khách đến
Singapore”. Cơng viên Sư tử biển với biểu tượng sư tử mình cá
Merlion phun nước ra biển là nơi hết sức lý tưởng để bạn có thể
phóng tầm mắt ngắm nhìn tồn cảnh vịnh Marina Bay.
Nhà hát Esplanade
Nếu bạn từng tới Sydney và có ấn tượng với nhà hát Opera hình vỏ
sị nổi tiếng thì tại Singapore bạn cũng sẽ không khỏi trầm trồ với
nhà hát Esplanade - nhà hát hình quả sầu riêng với cấu trúc hết sức
độc đáo.
Vườn Bách thảo và Vườn phong lan Quốc gia
Sau những stress của học tập và công việc, bạn hãy tới vườn bách
thảo để được thả hồn và thư giãn trong một khu rừng rộng mênh
mông với hàng ngàn loại cây cỏ. Bạn cũng sẽ có những phút giây
khó quên khi tản bộ trong vườn phong lan quốc gia Singapore để
phóng mắt chiêm ngưỡng 60.000 cá thể của trên 1.000 lồi hoa lan
đa dạng của khơng chỉ riêng Singapore mà còn từ khắp nơi trên thế
giới.
Chinatown (Khu người Hoa) và Little India (Khu Tiểu Ấn Độ)
Hãy tới hai điểm hấp dẫn này để được dạo chơi, mua sắm,ăn uống

và thăm “các dân tộc anh em” của bạn. Các được bày bán ở đây có
giá cả khá rẻ để bạn có thể mua được nhiều món quà ấn tượng. Bạn
cũng sẽ có cơ hội được khám phá những nét mới lạ trong văn hóa
của các dân tộc Trung, Ấn mà có lẽ bạn chưa từng biết tới.
Đài phun nước Fountain Of Wealth
“Đài phun nước lớn nhất thế giới”, với biểu tượng là lòng bàn tay úp
ngược tượng trưng cho việc bảo đảm duy trì mãi mãi giàu sang phú
23


quý. Bạn hãy tới nơi này để cầu lấy sự may mắn cho mình và thưởng
thức màn nhạc nước laser sống động và đẹp mắt tại đây vào khoảng
8 đến 9 giờ tối hàng ngày.
Đảo Sentosa
Một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất và không thể bỏ qua
tại Singapore là đảo Sentosa. Đây quả thật là một thiên đường với
những điểm tham quan, khách sạn, sân golf v.v....sẽ làm xiêu lòng
bất cứ ai đặt bước chân tới nơi này. Khám phá “hịn đảo ngọc”, ngồi
việc tắm biển ra bạn hãy ghé thăm những điểm đến tuyệt vời sau:


Cơng viên đại dương



Khu biểu diễn cá heo



Tháp Carlsberg




Tượng sư tử mình cá (Merlion)



Cơng viên bướm và vương quốc cơn trùng



Cinemania 3D



Nhạc nước Sentosa

Vườn thú quốc gia Singapore
Vườn thú Singapore với 3.200 cá thể thuộc 330 loài thú sẽ khiến bạn
mở rộng tầm mắt vơ cùng khi bắt gặp hình ảnh những chú hổ trắng
Siberi, những con cá piranas nổi tiếng hung tợn của vùng rừng già
Amazon hay những chú gấu Bắc cực… Bạn sẽ có những kỷ niệm rất
đáng nhớ.
Cơng viên thú đêm Night Safari
Nằm ngay bên cạnh Vườn thú Singapore, Công viên thú đêm là một
trong những điểm tham quan hết sức độc đáo mà bạn không thể bỏ
qua. Đây là mơ hình vườn thú đêm đầu tiên và cũng là duy nhất trên
thế giới. với trên 1,200 cá thể của trên 110 loài thú đa dạng hoạt
động về đêm mà có lẽ bạn chưa từng nhìn thấy bao giờ.
Cơng viên chim Jurong

Đến nơi đây, bạn sẽ có cơ hội bắt gặp trên 9.000 cá thể của hơn 600
loài chim và được tận mắt nhìn thấy những chú chim cánh cụt từ
24


Nam cực, những chú chim đại bàng đảo Fuji dũng mãnh hay những
chú vẹt Amazon nhiều màu sắc…mà có lẽ bình thường bạn chỉ được
thấy qua tivi. Ngồi ra, tại đây bạn cũng sẽ được chiêm ngưỡng thác
nước nhân tạo cao nhất thế giới.
Bảo tàng nghệ thuật Singapore
Nằm trên phố Bras Basah, Bảo tàng nghệ thuật Singapore trưng bày
khoảng 6.500 tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sỹ Singapore và
thế giới. Đây là điểm đến lý tưởng dành cho những người u thích
nghệ thuật.
Cơng viên nước
Bạn căng thẳng sau những kỳ thi vất vả hoặc áp lực công việc nặng
nề? Đừng chần chừ gì mà hãy tới cơng viên nước của Singapore để
được thư giãn với nước và lấy lại tinh thần hăng say, sảng khoái cho
những nhiệm vụ sắp tới.
Ngồi tên gọi đảo quốc sư tư, Singapore cịn được các du khách quốc
tế ưu ái gọi là nơi giao nhau giữa hai nền văn hóa Đơng & Tây. Chính
vì điều này mà văn hóa kinh doanh của Singapore cũng là một sự
kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đơng và văn hóa phương Tây.
1.2.3 Văn hố kinh doanh
1.2.3.1

Địa vị và quyền lực

Hầu hết các công ty địa phương tại Singapore đều chịu ảnh hưởng
phong cách làm việc của người phương Đông, đặc biệt là Trung

Quốc. Lý do dẫn đến điều này cũng rất dễ hiểu, người Trung Quốc
chiếm 75.2% tổng dân số tại Singapore.
Cũng chính vì chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc mà
khoảng cách giữa nhà tuyển dụng và người lao động tại Singapore
thường khá cao, nhân viên với chức vụ thấp hơn thường phải tôn

25


×