Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 139 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THÀNH

VAI TRỊ CỦA PHỤ NỮ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã ngành:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số
liệu, báo cáo, kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng
trong bất kỳ khóa luận, luận văn, luận án nào.
Tôi xin cam đoan các thơng tin trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc và
trích dẫn đầy đủ.
Hà nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thành

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình của các tập thể, cá nhân trong và ngồi trường.
Trước hết, tơi xin được bầy tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS.
Nguyễn Mẫu Dũng Bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường - Khoa Kinh tế & PTNT
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã dành nhiều thời gian tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tồn thể các thầy cơ giáo Học viện Nơng Nghiệp Việt
Nam, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & PTNT đã trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng
kiến thức cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới tập thể cán bộ Văn phòng Huyện ủyUBND huyện Gia Lâm, phịng Tài Ngun và mơi trường, Xí nghiệp mơi trường Đơ
Thị, Phịng quản lý đơ thị, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Gia Lâm; Đảng ủy-UBND cùng
với người dân tại các xã Phù Đổng, Phú Thị, Văn Đức đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tôi trong qua trình nghiên cứu tại địa phương.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân đã
luôn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thành

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................... vii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục hình, biểu đồ, sơ đồ ......................................................................................... x
Danh mục hộp .................................................................................................................. xi
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... xii
The thesis ....................................................................................................................... xiv
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3


1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................ 5
2.1.

Cơ sở lý luận về vai trị của phụ nữ trong quản lý mơi trường nơng thơn.......... 5

2.1.1.


Khái niêm về vai trị của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn .............. 5

2.1.2.

Đặc điểm về vai trị của phụ nữ trong quản lý mơi trường nơng thơn.............. 10

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu về vai trị của phụ nữ trong quản lý môi trường
nông thôn .......................................................................................................... 12

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường
nông thôn .......................................................................................................... 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong quản lý mơi trường nơng thơn..... 21

2.2.1.

Kinh nghiệm về vai trị của phụ nữ trong quản lý môi trường ở các nước
trên thế giới ....................................................................................................... 21

iii


2.2.2.


Kinh nghiệm về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn
ở Việt Nam ....................................................................................................... 24

2.2.3.

Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn về
vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn huyện Gia Lâm. ........ 30

2.3.

Các nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................................. 31

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 33
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 33

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 33

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 37

3.1.3.

Giới thiệu chung về Phụ nữ huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội .................... 43


3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 47

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 47

3.2.2.

Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu .............................................................. 48

3.2.3.

Phương pháp phân tích thơng tin ...................................................................... 50

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 51

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 53
4.1.

Khái quát chung về môi trường nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà
Nội .................................................................................................................... 53

4.1.1.

Khái qt về tình hình mơi trường nơng thơn ở huyện Gia Lâm, Thành
phố Hà Nội........................................................................................................ 53


4.1.2.

Hệ thống tổ chức, quản lý môi trường nông thôn huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội........................................................................................................ 58

4.1.3.

Khái quát về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn
huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội ................................................................. 59

4.2.

Đánh giá về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ................................................................... 60

4.2.1.

Đánh giá về vai trị của phụ nữ trong cơng tác tun truyền, nâng cao ý
thức vệ sinh môi trường nông thôn ................................................................... 60

4.2.2.

Đánh giá về vai trị của phụ nữ trong cơng tác thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt ở nơng thơn ....................................................................................... 65

4.2.3.

Đánh giá về vai trị của phụ nữ trong công tác thu gom và xử lý rác thải
nông nghiệp ...................................................................................................... 73


iv


4.2.4.

Đánh giá về vai trị của phụ nữ trong cơng tác xử lý nước thải ở vùng
nông thôn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội ................................................ 78

4.2.5.

Đánh giá về vai trị của phụ nữ trong cơng tác vệ sinh đường làng, ngõ
xóm ở vùng nơng thơn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội ............................ 81

4.2.6.

Đánh giá về vai trò của phụ nữ trong công tác cải tạo cảnh quan và trồng
cây xanh ở huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội ............................................... 83

4.2.7.

Đánh giá về vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực cấp nước sạch.......................... 85

4.2.8.

Đánh giá về vai trò của phụ nữ trong công tác di dời chuồng trại chăn ni .......... 88

4.2.9.

Đánh giá về vai trị của phụ nữ trong công tác vệ sinh đồng ruộng ................. 90


4.2.10. Đánh giá của người dân về vai trò của phụ nữ trong công tác quản lý môi
trường nông thôn trên địa bàn huyện Gia Lâm. ................................................ 93
4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi
trường nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ...................................... 94

4.3.1.

Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường .................................................................. 94

4.3.2.

Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến vai trị của phụ nữ trong quản lý
mơi trường nơng thơn ....................................................................................... 95

4.3.3.

Ảnh hưởng của thu nhập đến vai trị của phụ nữ trong quản lý môi trường
nông thôn .......................................................................................................... 96

4.3.4.

Ảnh hưởng của độ tuổi đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường
nông thôn .......................................................................................................... 97

4.3.5.

Công tác chỉ đạo và vận động phụ nữ thực hiện bảo vệ môi trường của tổ

chức phụ nữ ...................................................................................................... 99

4.3.6.

Yếu tố cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ cho quản lý và bảo vệ mơi
trường.............................................................................................................. 100

4.3.7.

Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với quản lý và bảo vệ môi trường. ....... 100

4.3.8.

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng vai trị của phụ nữ trong quản lý mơi
trường nơng thơn ............................................................................................ 101

4.3.9.

Tổng hợp trong phân tích ma trận SWOT ...................................................... 102

4.4.

Định hướng giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong quản lý môi
trường nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội .................................... 103

4.4.1.

Định hướng nâng cao vai trị của phụ trong quản lý mơi trường nơng thơn
ở huyện Gia Lâm. ........................................................................................... 103


v


4.4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ trong quản lý môi
trường nông thôn ở huyện Gia Lâm ............................................................... 104
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 111
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 111

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 112

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 114
Phụ lục ........................................................................................................................ 117

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình qn

BVMT


Bảo vệ mơi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

ĐVT

Đơn vị tính



Lao động

LHPN

Liên Hiệp phụ nữ

NTM

Nông thôn mới

PN

Phụ nữ


QLMT

Quản lý môi trường

TNMT

Tài nguyên môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 – 2016................... 36

Bảng 3.2.

Tình hình lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 - 2016 ................ 38

Bảng 3.3.


Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Gia Lâm năm 2016................................... 40

Bảng 3.4.

Kết quả sản xuất - kinh doanh của huyện Gia Lâm giai đoạn
2014 – 2016 ............................................................................................... 41

Bảng 4.1.

Nguồn gốc phát sinh RTSH trên địa bàn huyện Gia Lâm ......................... 54

Bảng 4.2.

Thành phần RTSH trên địa bàn huyện Gia Lâm ....................................... 55

Bảng 4.3.

Khối lượng rác thải trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2016 ..................... 56

Bảng 4.4.

Thống kê khối lượng thu gom rác từ năm 2014-2016 ............................... 57

Bảng 4.5.

Nội dung tuyên tuyền thực hiện quản lý môi trường của phụ nữ
huyện Gia Lâm .......................................................................................... 62

Bảng 4.6.


Các hình thức tuyên tuyền thực hiện quản lý môi trường của phụ nữ
huyện Gia Lâm .......................................................................................... 63

Bảng 4.7.

Ý kiến đánh giá về công tác tuyên truyền của phụ nữ ............................... 65

Bảng 4.8.

Tình hình phân loại RTSH của phụ nữ ...................................................... 67

Bảng 4.9.

Vai trò của phụ nữ trong thu gom rác thải sinh hoạt ................................. 69

Bảng 4.10. Vai trò của phụ nữ trong xử lý rác thải sinh hoạt ...................................... 71
Bảng 4.11. Đánh giá của cán bộ địa phương về vai trò của phụ nữ trong phân
loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ....................................................... 73
Bảng 4.12. Vai trò của phụ nữ trong thu gom rác thải nông nghiệp ............................ 74
Bảng 4.13. Vai trò của phụ nữ trong xử lý rác thải nơng nghiệp ................................. 76
Bảng 4.14. Vai trị của phụ nữ trong xử lý rác thải nông nghiệp ................................. 78
Bảng 4.15. Vai trò của phụ nữ trong xử lý nước thải sinh hoạt ................................... 79
Bảng 4.16. Vai trò của phụ nữ trong xử lý nước thải chăn nuôi .................................. 80
Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ địa phương về vai trò của phụ nữ trong xử lý
nước thải sinh hoạt và nước thải nơng nghiệp ........................................... 81
Bảng 4.18. Vai trị của phụ nữ trong vệ sinh đường làng ngõ xóm ở vùng nơng
thơn ............................................................................................................ 82
Bảng 4.19. Vai trị của phụ nữ trong công tác tạo cảnh quan và trồng cây xanh......... 84


viii


Bảng 4.20. Đánh giá của cán bộ về vai trò của phụ nữ trong công tác tạo cảnh
quan và trồng cây xanh .............................................................................. 85
Bảng 4.21. Vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực cấp nước sạch ...................................... 87
Bảng 4.22. Vai trị của phụ nữ trong cơng tác di dời chuồng trại chăn ni ............... 89
Bảng 4.23. Vai trị của phụ nữ trong công tác vệ sinh đồng ruộng.............................. 91
Bảng 4.24. Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về vai trò của phụ nữ trong công tác
làm sạch đồng ruộng .................................................................................. 92
Bảng 4.25.

Ý kiến đánh giá của người dân về vai trị của phụ nữ trong cơng tác
quản lý mơi trường nơng thơn ................................................................... 93

Bảng 4.26. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến vai trò của phụ nữ trong quản lý
môi trường nông thôn ................................................................................ 95
Bảng 4.27. Ảnh hưởng của thu nhập đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi
trường nông thôn. ...................................................................................... 96
Bảng 4.28. Ảnh hưởng của độ tuổi đến vai trò của phụ nữ trong quản lý mơi
trường nơng thơn ....................................................................................... 98
Bảng 4.29. Trình độ chun môn của cán bộ phụ nữ cấp xã, chi hội trưởng hội
phụ nữ ........................................................................................................ 99

ix


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 3.1.


Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm ......................................................... 33

Biểu đồ 4.1.

Vai trị của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn ........................ 60

Sơ đồ 4.1.

Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường của huyện Gia Lâm ........................ 94

x


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Ý kiến của cán bộ Phụ nữ trong việc tuyên truyền, vận động nhân
dân tham gia quản lý môi trường nông thôn.............................................. 64

Hộp 4.2.

Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về vai trò của phụ nữ trong công tác
phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở nông thôn. ..................... 73

Hộp 4.3.

Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về vai trò của phụ nữ trong cơng tác
vệ sinh đường làng, ngõ xóm ở nơng thôn ................................................ 83

Hộp 4.4.


Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực
cấp nước sạch ............................................................................................ 88

Hộp 4.5.

Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về vai trị của phụ nữ trong cơng tác
di dời chuồng trại chăn nuôi ...................................................................... 90

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thành
Tên Luận văn “Vai trị của phụ nữ trong quản lý mơi trường nông thôn trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trong những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế của Huyện Gia Lâm đạt ở mức
cao, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, song hành cùng tốc độ tăng
trưởng kinh tế, đơ thị hóa là áp lực về môi trường của Huyện ngày càng lớn. Cũng như
các khu vực nông thôn khác trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Huyện Gia Lâm đang hàng
ngày phải đối mặt với các vấn đề môi trường như: ô nhiễm môi trường do sản xuất nghề
thủ công; khối lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng lớn; ô nhiễm môi trường do hoạt
động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người nông dân
và chất lượng đất, chất lượng nước ngầm.
Trên thực tế cho thấy, với đội ngũ cán bộ quản lý môi trường quá thiếu so với nhu

cầu công việc, Huyện Gia Lâm đã huy động nhiều lực lượng hội, đồn thể tham gia vào
cơng tác BVMT, đặc biệt là Phụ nữ Gia Lâm. Các kết quả hoạt động cho thấy, phụ nữ
ngày càng đóng vai trị quan trọng trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường của
Huyện Gia Lâm như các phong trào phân loại, thu gom chất thải rắn, phong trào tuyến
đường tự quản. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả nhất định nhưng trên thực tế vai trò
của Phụ nữ huyện Gia Lâm trong công tác quản lý môi trường nông thôn chưa được
phát huy hết khả năng, nhiều hoạt động vẫn cịn mang tính phong trào.Do đó, tơi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên
địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”. Nhằm đánh giá vai trò của phụ nữ huyện
Gia Lâm trong quản lý môi trường ở nơng thơn trên địa bàn huyện. Từ đó có những
định hướng, đề xuất những giải pháp để nhằm nâng cao vai trị của phụ nữ trong quản lý
mơi trường nơng thơn trên tồn huyện Gia Lâm trong thời gian tới.
Đề tài thực hiện trên cơ sở lý luận về khái niệm, đặc điểm, nội dung về vai trò của
phụ nữ trong quản lý mơi trường nơng thơn. Đồng thời tìm hiểu thực tiễn tổng quan về
vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn ở một số nước : Hàn Quốc, Nhật
Bản và ở Việt Nam.
Để tiến hành đề tài, trước tiên tơi đã tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội
của địa bàn. Thông qua các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chọn điểm, chọn
mẫu nghiên cứu. Phương pháp thu thập số liệu. Phương pháp phân tích số liệu. Hệ

xii


thống chỉ tiêu nghiên cứu. Đề tài được tiến hành điều tra 60 phiếu gồm cán bộ tài
nguyên môi trường, cán bộ NTM, cán bộ phụ trách môi trường của huyện và xã, cán bộ
thơn, xóm và 60 phiếu đối với phụ nữ tại 3 xã Phù Đổng, Phú Thị, Văn Đức trên địa bàn
Huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội.
Qua quá trình nghiên cứu đưa ra một số nội dung sau:
- Tình hình rác thải ở huyện Gia Lâm chủ yếu là từ các hộ gia đình, các doanh
nghiệp và các cơ sở sản xuất với thành phần rác thải khá đa dạng như: thực phẩm thừa,

túi nilon, kim loại, giấy. Hàng năm, rác thải được thải ra trên địa bàn là 66.112 tấn/năm
(năm 2016).
- Trước tình hình ơ nhiễm môi trường như vậy, Phụ nữ huyện Gia Lâm đã tích cực
thực hiện cơng tác tun truyền, thực hiện các hoạt động thu gom, xử lý rác thải, phân
loại rác tại nguồn, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, đem rác đến điểm tập trung, đem
đốt hoặc đem chôn lấp. Thực hiện tốt phong trào “Đoạn đường phụ nữ tự quản”, Cuộc
vận đơng “ Gia đình 5 khơng, 3 sạch”. Duy trì tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm vào
sáng thứ 7 hàng tuần. Vệ sinh đồng ruộng thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã
qua sử dụng phát thải trên đồng ruộng, nạo vét kênh mương, thu gom rác nông nghiệp,
xử lý nước thải sinh hoạt và chăn nuôi, tham gia quản lý trong lĩnh vực cấp nước sạch,
di dời chuồng trại. Cải tạo cảnh quan và trồng cây xanh.
- Bên cạnh đó phụ nữ trong tồn huyện đã đóng góp, huy động nguồn lực cho các
hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn, góp phần nâng cao nhận thức cho
người dân.
- Vai trị của phụ nữ trong quản lý mơi trường nông thôn đã đạt được một số kết
quả, song vẫn còn những mặt hạn chế làm ảnh hưởng đến việc quản lý môi trường nông
thôn trên địa bàn như: Độ tuổi, nhận thức, thu nhập của phụ nữ; công tác chỉ đạo và vận
động phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường của tổ chức phụ nữ, cơ sở hạ tầng, công nghệ
phục vụ cho quản lý môi trường, nguồn tài chính cho các hoạt động quản lý và bảo vệ
mơi trường chưa đáp ứng được với tình hình hiện nay.
Cuối cùng, nghiên cứu này đã đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của phụ
nữ trong quản lý môi trường nông thôn, đưa ra các giải pháp: Huy động nguồn lực, huy
động nguồn vốn, tăng cường công tác kiểm tra, tăng cường thành lập các đội tự quản,
tăng cường giáo dục tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho phụ nữ nói riêng và
người dân nói chung trong công cuộc BVMT. Đồng thời, đề tài đưa ra một số kiến nghị,
bao gồm: Xây dựng đồng bộ hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý
môi trường, Huy động nhiều nguồn lực hơn nữa tham gia bảo vệ môi trường, đặc biệt là
giới nữ, đây là một lực lượng đông đảo và quan trọng không thể thiếu trong vấn đề giải
quyết nhân lực tham gia bảo vệ môi trường.


xiii


THESIS ABSTRACT
Author's name: NGUYEN THI THANH
Thesis Name: “The role of women in rural environmental management in the Area of
Gia Lam District, Hanoi City.”
Major: Agricultural Economics

Code: 60.62.01.15

Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture
During the past few years, the economic development of Gia Lam district has
been at a high level and the people's living standards have been clearly improved.
However, in parallel with the economic growth, urbanization is the environmental
pressure of the District is growing. Like other rural areas in Hanoi, Gia Lam district is
facing daily environmental problems such as: environmental pollution caused by
handicraft production; The volume of solid waste is increasing; Environmental pollution
caused by industrial production, agriculture, affecting farmer's health and soil quality
and groundwater quality.
Actually, with the staff of environmental management is too deficient compared
to the needs of work, Gia Lam District has mobilized many forces and associations
involved in environmental protection, especially Woman of Gia Lam District. The
results show that women play an increasingly important role in the management and
environmental protection of Gia Lam District, such as classification movements, solid
waste collection, the movement of self-managed
Roads. Although the certain results have been achieved, in fact, the role of Gia
Lam District's women in rural environmental management has not been fully exploited,
many activities still have the nature of movement. Therefore, I carried out research on
the subject: “The role of women in rural environmental management at the Area of Gia

Lam District, Hanoi City.” To evaluate the role of women in Gia Lam District in
environmental management in rural areas of the District. From that point of view, there
are orientations and suggestions for solutions to enhance the role of women in rural
environmental management throughout Gia Lam district in the coming time.
The subject is carried out based on the theoretical background on the concept,
characteristics and content of the role of women in rural environmental management. At
the same time, find out the overview of the role of women in rural environmental
management in some countries: Korea, Japan and Vietnam.
To carry out the subject, first, I learned about the nature, socio-economic
characteristics of the area. Through research methodology: point selection, sample
selection. The method of data collection. Method of data analysis. Research indicator

xiv


system. This subject was investigated in 60 votes, including resource and environment
officers, new rural officers, officers in charge of environmental issues of district and
commune environmental officers, village and hamlet officers, and 60 votes for women in
3 communes of Phu Dong, Phu Thi, Van Duc in the Area of Gia Lam district, Hanoi City.
Through the research process, the following contents are given:
- The waste situation in Gia Lam district is mainly from households, enterprises
and production establishments with various garbage components such as waste
products, plastic bags, metal, paper. Annually, waste discharged in the area is 66,112
tons per year (2016).
- In the face of such environmental pollution, women in Gia Lam district actively
carry out the propaganda and implementation of waste collection and processing,
sorting garbage at the source, dump garbage on time, at the right place, bring garbage to
the point of concentration, burning or burying. Good implementation of the movement
"Women's self-managed Road", Campaign "Family 5 No, 3 Clean". Maintaining good
cleaning of village roads and alleys every Saturday morning. Field cleaning, collecting

used pesticide packaging, disposing of waste in the fields, dredging canals, collecting
agricultural waste, processing domestic and livestock wastewater, participating in
management in the field of clean water supply, moving cattle shed. Improving the
landscape and planting trees.
- In addition, women in the whole district have contributed, mobilized resources
for environmental protection activities in rural areas, contributing to raising awareness
for people.
- The role of women in rural environmental management has achieved some
results, but there are limitations that affect the management of rural environment in the
area such as age, knowledges, income of women; Steering and mobilizing women
works to participate in environmental protection of women's organizations,
infrastructure, technology work do not meet yet the current situation.
Finally, this research proposes some solutions to enhance the role of women in
rural environmental management, offering solutions: mobilizing resources, raising
funds, to strengthen inspection work and strengthening the establishment of selfmanagement teams, strengthening propaganda and education to raise knowledges for
women particularly and people in general in environmental protection. At the same
time, the subject has given some recommendations, including: To build a
comprehensive system of legal documents related to environmental management;
Mobilizing more resources to participate in environmental protection, especially
women, is an indispensable and important force in addressing the issue of human
resource participating in environmental protection.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nhiều năm trở lại đây, sự gia tăng nhu cầu khai thác các nguồn tài
nguyên theo cấp số nhân đã gây nguy hại lớn tới mơi trường tồn cầu, kéo theo
vô số hệ lụy khôn lường về đời sống và sức khỏe con người, trong đó trẻ em và

phụ nữ là hai đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Thực tế cho thấy, bản thân
phái nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai, và trẻ em dưới 2 tuổi thường dễ bị tổn
thương trước các mối đe dọa môi trường, nhất là phụ nữ và trẻ em sống ở vùng
nông thôn hoặc vùng ngoại ô các nước đang phát triển. Ý thức sâu sắc được điều
này, giới nữ ở nhiều nơi trên thế giới đã dần đứng lên tham gia vào cơng tác bảo
vệ mơi trường, coi đó như một hành động thiết thực để bảo vệ cuộc sống của bản
thân và gia đình. Cũng đã có nhiều tổ chức thế giới và các quốc gia triển khai
nghiên cứu, xây dựng các chính sách khuyến khích sự tham gia của nữ giới trong
các hoạt động bảo vệ môi trường. Ngay từ tuyên bố của Hội nghị Liên hợp Quốc
về Môi trường và Phát triển Rio de Janeiro, Bazil năm (1992) đã đề ra nguyên tắc
thứ 20 trong số 27 ngun tắc là: “Phụ nữ có một vai trị quan trọng trong quản
lý và phát triển mơi trường. Do đó việc họ tham gia đầy đủ là cần thiết để đạt
được sự phát triển bền vững”. Những nhu cầu và nguyện vọng của phụ nữ phải
được phản ảnh rõ ràng trong các chính sách và các biện pháp được thơng qua.
Hơn nữa, các chính phủ phải đảm bảo cho phụ nữ được tiếp cận và kiểm soát các
nguồn tài nguyên quan trọng như nước và đất. Chính phủ cần phải bảo vệ phụ nữ
trước các tác động của suy thoái môi trường và cho phép họ tiến hành những việc
cần thiết để cải thiện môi trường sống.
Tại Việt Nam, đã có các nghiên cứu khẳng định rằng phụ nữ là người chịu
ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nhiều nhất, theo Lê Kim Chi (2003) đã cho
thấy rằng người phụ nữ trong bất kỳ hoạt động nào đều có liên quan tới chất thải
và là đối tượng chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. Tỷ lệ phụ nữ tham gia
trong các làng nghề chiếm từ 45% - 90%, thậm chí có nơi chiếm tới 98% như
làng nghề Ngư Lộc (Thanh Hóa). Tuy nhiên, điều kiện lao động của phụ nữ ở các
làng nghề lại rất ít được quan tâm, nhất là việc khám sức khỏe định kỳ và thực
hiện chế độ lao động nữ khi bị ốm đau, thai sản, an tồn lao động, bảo hiểm đều
khơng có. Do đó, tiềm năng, quyền lợi và trách nhiệm của người phụ nữ trong
các hoạt động quản lý môi trường là rất lớn.

1



Huyện Gia Lâm, Hà Nội có diện tích tự nhiên 114,79 km2 và dân số trên 25
vạn người, là khu vực phát triển đơ thị ở phía Đơng Bắc của Thủ đơ Hà Nội, là
nơi tập trung các cơng trình đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật quan trọng
của quốc gia và của thành phố. Bên cạnh đó, đây cũng là khu vực phát triển các
cơ sở công nghiệp quy mô, các trung tâm dịch vụ, thương mại lớn. Trong những
năm qua, tốc độ phát triển kinh tế của Huyện Gia Lâm đạt ở mức cao, đời sống
người dân được cải thiện rõ rệt. Hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội nơng thơn sau
nhiều năm được đầu tư đã cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển sản xuất,
dân sinh và phòng chống lụt bão. Tuy nhiên, song hành cùng tốc độ tăng trưởng
kinh tế, đơ thị hóa là áp lực về mơi trường của Huyện ngày càng lớn. Cũng như
các khu vực nông thôn khác trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Huyện Gia Lâm
đang hàng ngày phải đối mặt với các vấn đề môi trường như: ô nhiễm môi trường
do sản xuất nghề thủ công đang ở mức báo động; khối lượng chất thải rắn phát
sinh ngày càng lớn; đa số chất lượng nước ở các thủy vực tại các làng xã khu vực
nông thôn đang bị suy giảm do ngày càng phải tiếp nhận nhiều hơn khối lượng
nước thải không qua xử lý của dân cư khu vực đó; ơ nhiễm mơi trường do hoạt
động sản xuất công nghiệp chưa được xử lý triệt để; ô nhiễm môi trường do hoạt
động sản xuất nông nghiệp đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ, làm ảnh hưởng đến
sức khỏe người nông dân và chất lượng đất, chất lượng nước ngầm.
Như vậy có thể nhận thấy quản lý và BVMT trong những năm tới là nhiệm vụ
quan trong của Huyện Gia Lâm, đòi hỏi sự tham gia của toàn cộng đồng và các tổ
chức đoàn thể bên cạnh cơ quan quản lý Nhà nước để đạt được những mục tiêu về
phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện.
Đứng trước những vấn đề bức xúc như vậy, trong những năm qua UBND
Huyện Gia Lâm đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
Thực tế cho thấy, với đội ngũ cán bộ quản lý môi trường quá thiếu so với nhu cầu
công việc, Huyện Gia Lâm đã huy động nhiều lực lượng hội, đồn thể tham gia vào
cơng tác BVMT, đặc biệt là Phụ nữ Gia Lâm. Các kết quả hoạt động cho thấy, phụ

nữ ngày càng đóng vai trị quan trọng trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường
của Huyện Gia Lâm như các phong trào phân loại, thu gom chất thải rắn, phong trào
tuyến đường tự quản. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả nhất định nhưng trên thực
tế vai trò của Phụ nữ huyện Gia Lâm trong công tác quản lý môi trường nông thôn
chưa được phát huy hết khả năng, nhiều hoạt động vẫn còn mang tính phong trào.

2


Hiện nay, công tác quản lý môi trường nông thôn bên cạnh những thuận lợi,
cũng cịn những khó khăn của giới nữ khi tham gia vào các hoạt động này và
những câu hỏi được đặt ra: Thực trạng công tác quản lý môi trường nông thôn
trên địa bàn như thế nào? Vai trò của phụ nữ huyện Gia Lâm về công tác quản lý
môi trường ở nông thôn hiện nay ra sao? Các yếu tố ảnh hưởng tới vai trò của
phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn? Từ đó có những định hướng, giải
pháp để nhằm nâng cao vai trị của phụ nữ trong quản lý mơi trường nơng thơn
trên tồn huyện Gia Lâm. Do đó, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vai trò của
phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng vai trò của Phụ nữ trong việc quản lý môi
trường nông thôn tại huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội; Từ đó đề xuất định
hướng và giải pháp chủ yếu phát huy vai trị của phụ nữ trong quản lý mơi trường
nơng thôn ở địa phương trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cở sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ
trong quản lý môi trường nông thôn.
- Đánh giá thực trạng vai trị của phụ nữ trong việc quản lý mơi trường
nông thôn trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của phụ nữ trong quản lý
môi trường nông thôn ở huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trị của phụ nữ trong
quản lý mơi trường nơng thơn ở huyện Gia Lâm trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tăng cường
vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn đồng thời đánh giá sự tham
gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn và các yếu tố ảnh hưởng đến kế
quả thực hiện quản lý môi trường nông thôn tại huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội;
- Đối tượng khảo sát của đề tài là vai trò của phụ nữ trong quản lý môi
trường nông thôn tại huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội.

3


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung làm rõ vai trò của phụ nữ trong
quản lý môi trường nông thôn; nghiên cứu đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát
huy vai trị của phụ nữ trong cơng tác quản lý mơi trường nông thôn.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện dựa trên thu thập các tài liệu có
liên quan đến các nội dung nghiên cứu từ năm 2013 đến năm 2015. Thời gian
thực hiện từ 4/2016 – 5/2017.
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại địa bàn huyện
Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đề tài “Vai trị của phụ nữ trong công tác quản lý môi trường nông thôn trên địa
bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” có một số đóng góp như sau:
1. Đề tài đã vận dụng lý luận và kinh nghiệm trong việc nâng cao vai trị của
phụ nữ trong cơng tác quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Gia Lâm,

thành phố Hà Nội.
2. Nâng cao vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn : Đề tài
nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Với kết quả nghiên
cứu, phụ nữ Gia Lâm sẽ phát huy tối đa vai trị của mình trong cơng tác bảo vệ
mơi trường nói chung, trong quản lý mơi trường nơng thơn nói riêng, góp phần
giải quyết khó khăn trong thực tế là thiếu nguồn lực trong công tác bảo vệ môi
trường của huyện Gia Lâm trong những năm qua.
3. Luận văn đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong quản
lý môi trường nông thôn. Kết quả nghiên cứu của đề tài đánh giá trung thực vai trò
của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Gia Lâm.
4. Các giải pháp của đề tài được đề xuất trên cơ sở phân tích và đánh giá
thực trạng cũng như phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến vai trị của
phụ nữ trong quản lý mơi trường nông thôn trên địa bàn huyện Gia Lâm. Kết
quả nghiên cứu và các giải pháp của đề tài áp dụng nhằm nâng cao vai trò của
phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Gia Lâm.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG QUẢN LÝ
MƠI TRƯỜNG NƠNG THƠN
2.1.1. Khái niêm về vai trị của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn
2.1.1.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm về môi trường
Theo luật bảo vệ mơi trường (2015) thì mơi trường là hệ thống các yếu tố
vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật.
Theo định nghĩa của Tổ chức kinh tế văn hóa xã hội Liên hiệp quốc (2000)
thì mơi trường của con người bao gồm tồn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ

thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin) trong đó con
người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo
nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình.
Mơi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
* Môi trường bao gồm 4 thành phần:
- Khí quyển: khí quyển là lớp khí bảo vệ bao quanh trái đất bao gồm
nitrogen, oxygen, ngồi ra cịn có argon, CO2, và một số loại khí khác. Nó duy
trì sự sống trên trái đất. Nó bảo vệ trái đất khỏi những tác động từ ngồi khơng
gian. Nó hấp thu các tia từ vũ trụ và phần lớn bức xạ ánh sáng mặt trời. Nó chỉ
cho phép các tia có bước sóng từ 300 – 2500 nm và 0,14 – 40 m (sóng radio) đi
vào trái đất trong khi lọc hầu hết các sóng tử ngoại có hại (< 300 nm);
- Thủy quyển: bao gồm tất cả các loại nguồn nước như: nước đại dương,
sông hồ, nước đóng băng, nước ngầm - 97% là nước ở các đại dương - 2% là
nguồn nước bị đóng băng ở các cực - 1% là nước ngọt ở các sông hồ, nước ngầm
phục vụ cho nhu cầu con người và các nhu cầu khác;
- Địa quyển: là lớp đất ở võ của trái đất bao gồm các khoáng chất, chất hữu
cơ, vô cơ.
- Sinh quyển: Bao gồm tất cả các sinh vật sống và tương tác với môi trường
khí, nước và đất Các yếu tố mơi trường Mơi trường được hình thành bởi các hệ

5


thống tương tác của các yếu tố vật lý, sinh học và văn hóa bằng nhiều cách khác
nhau (Hà Anh, 2003).
Các yếu tố này bao gồm:
- Yếu tố vật lý: như khơng gian, địa mạo, khối nước, đất, đá, khống sản.
Chúng có những tính chất thay đổi, là nơi cư trú của con người và có những giới

hạn nhất định;
- Yếu tố sinh học: như thực vật, động vật, vi sinh vật và con người (3) Yếu
tố văn hóa: như kinh tế, xã hội, chính trị. Quan hệ giữa mơi trường và phát triển
là 2 yếu tố luôn song hành với nhau, đặc biệt là môi trường và phát triển bền
vững. Đóng góp của quản lý mơi trường và tài nguyên thiên nhiên cho phát triển
là một yếu tố quan trọng hàng đầu hiện nay. Mối tương quan giữa môi trường và
phát triển thể hiện qua việc: Xác định vai trị của mơi trường trong phát triển bền
vững. Mơ tả những rủi ro của hoạt động phát triển đến môi trường. Hiểu biết các
cơ hội và rủi ro trong mối tương quan với các quá trình và thỏa thuận quốc tế đến
môi trường và phát triển bền vững. Nâng cao tầm quan trọng của kiến thức trong
việc tạo ra chính sách hỗ trợ môi trường và phát triển bền vững. Áp dụng các
phân tích và tổng hợp kiến thức hỗ trợ phát triển; Như vậy môi trường sống của
con người theo định nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất,
nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội.
Tóm lại, mơi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển.
* Các chức năng cơ bản môi trường gồm:
- Môi trường là khơng gian sống của con người và các lồi sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt
động sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
- Mơi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
- Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất
lương thực và tái tạo mơi trường. Con người có thể gia tăng khơng gian sống cần

6



thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại
không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới.
Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể
làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.
b. Khái niệm về nơng thơn
Trong q trình phát triển các quốc gia trên thế giới đều phân lãnh thổ
của mình thành hai khu vực là thành thị và nông thôn. Các nhà xã hội học đã
đưa ra một số tiêu chí phân biệt khu vực nơng thơn và khu vực thành thị như
thành phần xã hội của dân số, các di sản văn hóa, sự phồn thịnh, sự phân hóa
xã hội của dân cư, mức độ phức tạp của cấu trúc và đời sống xã hội, cường độ
và sự đa dạng của mối liên hệ xã hội. Sự khác nhau căn bản giữa nông thôn và
thành thị được phản ánh rõ nét trong những nguyên lý của xã hội học nơng
thơn- đơ thị. Trong đó những tiêu chí quan trọng giúp phân biệt khu vực nông
thôn và thành thị bao gồm sự khác nhau về nghề nghiệp, về môi trường, quy
mơ cộng đồng, mật độ dân số, tính hỗn tạp và thuần nhất của dân số, hướng di
cư sự khác biệt xã hội và phân tầng xã hội, hệ thống tương tác trong từng
vùng (Bộ nông nghiệp &PTNT, 2010).
Sự phân biệt nơng thơn và thành thị có thể dựa vào các tiêu chí quy định
cho từng vùng. Đối với khu vực thành thị, nhiều nước đã thống nhất coi số lượng
dân cư làm tiêu chí để quy định đơ thị. Cho đến nay trên thế giới đều thống nhất
coi đô thị là một điểm dân cư tập trung với số lượng lớn, mật độ cao và tỷ lệ
người làm công nghiệp, dịch vụ nhiều hơn hẳn người làm nông nghiệp. Tuy
nhiên cũng cịn tùy vào tiêu chí cụ thể có sự khác nhau giữa các nước, xuất phát
từ đặc điểm riêng của mỗi nước.
Như vậy, khái niệm về nông thôn chỉ mang tính tương đối, nó có thể thay
đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia
trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản
lý, có thể hiểu “Nơng thơn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có

nhiều nơng dân tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóaxã hội và mơi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng
của các tổ chức khác” (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
c. Khái niệm về môi trường nông thôn
Môi trường nông thôn được hiểu là: “Một thành phần của môi trường tự
nhiên, trong đó được cấu thành bởi những yếu tố cơ sở vật chất hạ tầng (nhà ở,

7


vườn tược, ruộng đồng, đường giao thông), các phương tiện máy móc phục vụ
sản xuất nơng nghiệp, trong đó trọng tâm vẫn là người nông dân và công nhân
nông nghiệp với những sản xuất nông nghiệp, cảnh quan nông thôn, các yếu tố
trên có mối liên hệ với nhau bằng dây truyền thực phẩm và dịng năng lượng.
Ngồi hoạt động sản xuất cịn có những sinh hoạt về văn hóa xã hội, tập qn,
tình cảm của làng xóm của người nơng dân” (Phạm Huy Hồng, 2016).
d. Khái qt về quản về lý môi trường nông thôn
Quản lý môi trường nông thơn là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính
sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường
sống ở khu vực nông thôn trên cơ sở có sự tham gia của người dân theo phương
châm “Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý
thành quả và dân hưởng lợi”. Đây là cơ sở để phát huy nội lực, hướng vào xây
dựng tính bền vững cho nơng thơn phát triển bền vững (Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn, 2010).
Các mục tiêu chủ yếu của công tác về quản lý môi trường nông thôn bao gồm:
- Khắc phục và phịng chống suy thối, ơ nhiễm mơi trường phát sinh trong
hoạt động sống của con người trong khu vực nông thôn;
- Phát triển bền vững kinh tế và xã hội ở khu vực nông thôn theo nguyên tắc
bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thối chất lượng mơi trường sống, nâng
cao sự văn minh và công bằng xã hội (Hà Anh, 2003).

Các nguyên tắc chủ yếu của quản lý môi trường nông thôn bao gồm:
- Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã
hội khu vực nông thôn, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ mơi trường;
- Kết hợp giữa chính quyền, các tổ chức kinh tế, xã hội và cộng đồng dân
cư trong việc quản lý môi trường;
- Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và cơng cụ
tổng hợp thích hợp;
- Phịng chống ngăn ngừa suy thối mơi trường cần được ưu tiên hơn phái
xử lý, phục hồi môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường;
- Người gây ô nhiễm môi trường phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm
môi trường gây ra và các chi phí xử lý, phục hồi mơi trường bị ô nhiễm.

8


e. Khái niệm về vai trị
Vai trị thường là tính từ chỉ tính chất của sự vật, sự viêc hiện tượng,dùng để
nói về vị trí chức năng, nhiệm vụ mục đích của sự vật, sự việc, hiện tượng trong một
hồn cảnh, bối cảnh và mối quan hệ nào đó (Theo từ điển tiếng việt, 2014).
Theo Tạ Quỳnh Hoa (2006) thì vai trị là một q trình mà Chính phủ và
cộng đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động
chung để cung cấp dịch vụ đơ thị cho tất cả các cộng đồng.
Như vậy có thể hiểu vai trị là một q trình trong đó các nhóm dân cư của
cộng đồng tác động vào quá trình đánh giá, quy hoạch, thực hiện, quản lý sử
dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động. Yếu tố quan
trọng nhất của sự tham gia là đảm bảo đảm cho những người chịu ảnh hưởng
được tham gia vào quyền quyết định một công việc hay một dự án nào đó.
Để tiến hành được việc quy hoạch cải tạo với vai trò của cộng đồng, yếu tố
cần thiết hàng đầu đó là sự nỗ lực tham gia của người dân. Người dân phải thể
hiện tính tự chủ tối đa và nỗ lực để cải thiện điều kiện sống và môi trường nơi họ

đang ở. Ngồi ra, cần có các nguồn lực của cộng đồng: tiền, sức lao động, kiến
thức, kỹ năng, sự lãnh đạo, hệ thống tổ chức xã hội trong cộng đồng. Bên cạnh
đó, cũng cần có sự trợ giúp về kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ của Chính phủ
hoặc các tổ chức nào đó để khuyến khích óc sáng tạo, sự giúp đỡ lẫn nhau và tính
tự lực của cộng đồng (Tạ Quỳnh Hoa, 2006).
f. Khái niệm về phụ nữ
Theo Lưu Bình Nhưỡng (2010) thì “Phụ nữ là người ln gắn với gia
đình, con cái từ lâu, phụ nữ được trao cho “thiên chức” là mang thai, sinh con
và nuôi con bằng sữa. Tuy nhiên, trong thực tế và xét về tiềm năng thì vấn đề
con cái khơng chỉ có vậy. Người phụ nữ luôn gần gũi với con, là chỗ dựa tinh
thần cho con, là người chăm sóc con từ khi còn thơ bé đến khi trưởng thành.
Người phụ nữ ln thể hiện đức tính đảm đang, chăm lo cho gia đình. Thường
là từ khi lấy chồng, người phụ nữ bắt đầu thay đổi và tập trung vào gia đình - tổ
ấm của mình dường như đây là “thiên chức” thứ hai của người phụ nữ - “bảo
mẫu” của gia đình.
Phụ nữ có đời sống khá phong phú. Người phụ nữ luôn luôn nhạy cảm
trước những vấn đề của cuộc sống. Họ thường tìm cách chia sẻ với những người
thân thiết, những người xung quanh. Sự ước vọng vươn lên trong cuộc sống và

9


×