Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 138 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN THƯỞNG

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHỢ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI

Ngành:
Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:

Quản lý kinh tế

8340410

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn
huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nghiên cứu là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thưởng



i


LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn chân thành, tơi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Nguyễn Thị Minh Hiền đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tơi tận tình trong q
trình thực tập để tơi có thể hồn thành cuốn luận văn thạc sĩ này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo và
các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thơn đã tận tình giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thiện luận văn.
Nhân dịp này tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ lãnh đạo của UBND huyện Gia
Lâm, các cán bộ quản lý chợ, tiểu thương trong chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi trong q trình thực tập và thu thập số liệu
tại huyện.
Cuối cùng tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè
- những người đã luôn ở bên, động viên tôi trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu và
hồn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thưởng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii

Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ .............................................................................................................. vii
Danh mục hộp ý kiến ...................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3


1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư phát triển chợ ......................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Các khái niệm có liên quan................................................................................. 4

2.1.2.

Vai trị của chợ và sự cần thiết phải đầu tư phát triển chợ ................................. 6

2.1.3.

Phân loại chợ trong mạng lưới chợ ở nước ta..................................................... 9

2.1.4.

Nội dung quản lý đầu tư phát triển chợ ............................................................ 12


2.1.5.

Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển chợ........................................ 23

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 25

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển chợ của một số địa phương ở Việt Nam ......25

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................ 30
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 30

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 30

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 33

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 40

iii



3.2.1.

Phương pháp tiếp cận ....................................................................................... 40

3.2.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 40

3.2.3.

Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ............................................................... 43

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 45
4.1.

Thực trạng quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm,
thành phố Hà Nội .............................................................................................. 45

4.1.1.

Khái quát đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời
gian qua............................................................................................................. 45

4.1.2.


Quản lý xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển chợ ........ 53

4.1.3.

Quản lý công tác chuẩn bị đầu tư phát triển chợ .............................................. 58

4.1.4.

Quản lý quá trình thực hiện dự án đầu tư phát triển chợ .................................. 66

4.1.5.

Quản lý công tác nghiệm thu, thanh quyết tốn cơng trình .............................. 73

4.1.6.

Đánh giá hoạt động quản lý đầu tư phát triển chợ trong thời gian qua ............ 76

4.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện
Gia Lâm ............................................................................................................ 88

4.2.1.

Các chính sách và quy định của Nhà nước, địa phương về quản lý đầu tư
phát triển chợ .................................................................................................... 88

4.2.2.


Mơ hình quản lý đầu tư phát triển và năng lực của các nhà đầu tư .................. 89

4.2.3.

Điều kiện về nguồn lực huy động cho quá trình quản lý đầu tư phát triển chợ ..... 91

4.2.4.

Nhận thức và vai trò của người dân trong quản lý đầu tư phát triển chợ ......... 91

4.2.5.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương ......................................... 92

4.3.

Giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm ........92

4.3.1.

Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................................. 92

4.3.2.

Các giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện
Gia Lâm ............................................................................................................ 94

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 97
5.1.


Kết luận............................................................................................................. 97

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 99

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 101
Phụ lục ........................................................................................................................ 103

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình qn

CT

Cơng ty

DVNN

Dịch vụ nông nghiệp


GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

KD & ĐT

Kinh doanh và đầu tư

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

TMDV

Thương mại dịch vụ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

UBND


Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015- 2017 ..................... 32

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm..................................... 35

Bảng 3.3.

Kết quả phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm .......................................... 38

Bảng 3.4.

GTSX các ngành kinh tế do huyện quản lý (theo giá hiện hành) .............. 39

Bảng 3.5.

Thu thập dữ liệu, thông tin thứ cấp ............................................................ 41

Bảng 3.6.

Danh sách 9 chợ khảo sát trên địa bàn huyện Gia Lâm ............................. 42


Bảng 4.1.

Tình hình phân bổ chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm tính đến năm
2017 ............................................................................................................ 45

Bảng 4.2.

Phân loại các chợ trên địa bàn Huyện Gia Lâm ......................................... 49

Bảng 4.3.

Hình thức quản lý của các chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm ..................... 51

Bảng 4.4.

Nguồn vốn đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm giai
đoạn 2011–2017 ......................................................................................... 55

Bảng 4.5.

Kết quả phê duyệt dự án đầu tư xây dựng chợ, giai đoạn 2011 – 2017 ......... 60

Bảng 4.6.

Tổng hợp kết quả lựa chọn nhà thầu giai đoạn 2011 - 2017 ...................... 64

Bảng 4.7.

Tổng hợp kết quả kiểm tra công tác thi công xây dựng chợ, giai đoạn
2011 – 2017 ................................................................................................ 68


Bảng 4.8.

Tổng hợp kết quả tiến độ thực hiện các dự án xây dựng , nâng cấp
chợ, giai đoạn 2011 - 2017 ........................................................................ 71

Bảng 4.9.

Tổng hợp kết quả nghiệm thu, thanh quyết toán các dự án đầu tư xây
dựng, cải tạo nâng cấp chợ giai đoạn 2011 -2017...................................... 73

Bảng 4.10.

Tổng hợp kết quả sử dụng mặt bằng kinh doanh của các chợ khảo sát ......... 80

Bảng 4.11. Kết quả đánh giá bố trí mặt bằng, ngành hàng của các chợ khảo sát
trên địa bàn huyện Gia Lâm ....................................................................... 81
Bảng 4.12. Kết quả đánh giá vệ sinh, an toàn thực phẩm của các chợ khảo sát
trên địa bàn huyện Gia Lâm ....................................................................... 84
Bảng 4.13. Kết quả đánh giá an toàn phòng chống cháy nổ của các chợ khảo sát
trên địa bàn huyện Gia Lâm ....................................................................... 85
Bảng 4.14. Kết quả đánh giá về an ninh trật tự của các chợ khảo sát trên địa bàn
huyện Gia Lâm ........................................................................................... 87

vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Đồ thị 4.1. Tình hình thực hiện cơng trình đầu tư xây dựng chợ qua các năm trên địa
bàn huyện Gia Lâm……………………..…………………………………..57

Sơ đồ 4.2. Quy trình quản lý cơng tác lập dự án đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn
huyện Gia Lâm…………………………………………………………………...59
Sơ đồ 4.3. ... Quy trình lựa chọn nhà thầu trong đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn huyện
Gia Lâm………………………………………………………………….…63
Sơ đồ 4.4. Quy trình quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn
huyện Gia Lâm ............................................................................................. 66
Sơ đơ 4.5. Quy trình quản lý thanh, quyết tốn vốn đầu tư xây dựng chợ ..................... 74

DANH MỤC HỘP Ý KIẾN
Hộp 4.1. Cần đẩy nhanh quá trình phê duyệt quy hoạch đầu tư xây dựng chợ ............ 56
Hộp 4.2. Cần dẹp bỏ các gian hàng lấn chiếm lòng, lề đường để buôn bán ................. 82
Hộp 4.3. Cần đảm bảo vệ sinh môi trường trong chợ ................................................... 87
Hộp 4.4. Cần đảm bảo an tồn phịng chống cháy nổ trong chợ .................................. 86

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả:

Nguyễn Văn Thưởng

Tên luận văn: Quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội
Mã số: 8340410

Ngành: Quản lý kinh tế

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý đầu tư phát triển chợ; Đánh giá thực trạng về quản lý đầu tư phát triển chợ trên
địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội thời gian qua; Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội;
Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng quản lý đầu tư phát triển chợ
trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để thu thập số liệu,
thông tin về thực trạng quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm; kết
hợp phương pháp thu thập thông tin sơ cấp qua phỏng vấn trực tiếp 90 tiểu thương trong
9 chợ được chọn điều tra, 15 cán bộ đang trực tiếp theo dõi, giám sát và quản lý chợ.
Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp phân tích số liệu bao gồm: phương pháp
thống kê mô tả, thống kê so sánh và phương pháp chuyên gia nhằm phân tích thực trạng
và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội hiện nay.
Kết quả chính và kết luận:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc đầu tư phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn
huyện Gia Lâm những năm qua nhìn chung đã được xây dựng theo đúng quy hoạch phê
duyệt và phù hợp với tình hình thực tế, nhiều chợ đã được xây mới, nâng cấp khang
trang, đáp ứng được nhu cầu mua bán của người dân. Tổng vốn đầu tư xây mới các chợ
là 113,614 tỷ đồng; trong đó ngân sách cấp 24,545 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp, hợp tác
xã là 89,069 tỷ đồng. Tổng số vốn cải tạo, nâng cấp chợ trên địa bàn huyện thời gian
qua là 12,757 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách 6,27 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp và hợp
tác xã là 6,487 tỷ đồng. Bên cạnh đó vẫn cịn một số tồn tại như chính quyền địa
phương cịn bng lỏng, chưa quan tâm cơng tác quản lý chợ trên địa bàn (quá trình
triển khai phương án sắp xếp, quản lý, kinh doanh chợ); chưa báo cáo kịp thời công tác
quản lý chợ: việc đang xây dựng ki ốt ở chợ Cổ Giang - Lệ Chi; các ki ốt làm nhà ở tại

viii



chợ Yên Mỹ - Dương Quang; chưa quyết liệt chấn chỉnh hoạt động kinh doanh tại chợ
cóc để đưa các hộ kinh doanh vào chợ Dương Quang (cách chợ cóc 50m).
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển chợ bao gồm: Các chính sách
và quy định của Nhà nước, địa phương về đầu tư phát triển chợ, mơ hình quản lý đầu tư
phát triển và năng lực của các nhà đầu tư, điều kiện về nguồn lực huy động cho quá
trình quản lý, nhận thức và vai trò của người dân, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của
địa phương.
Các giải pháp được đề xuất nhằm hồn thiện cơng tác quản lý đầu tư phát triển chợ
trên địa bàn bao gồm: hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý về quy hoạch chợ; xây dựng
quy hoạch tổng thể phát triển chợ; xây dựng nguồn nhân lực cho công tác quản lý phát
triển chợ; mở rộng mạng lưới chợ với quy mô lớn, chất lượng cao, giải quyết nhu cầu
trao đổi hàng hóa, tiêu dùng của người dân.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Thuong
Thesis title: Investment management for market development in Gia Lam district,
Hanoi city.
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
This study was conducted to systematize theory and practical experience of
investment management for market development; To evaluate situation of investment
management for market development in Gia Lam district, Hanoi city in recent years; To

analyze factors that influence investment management for market development in Gia
Lam district, Hanoi city; To put forward main solutions to improve the quality of
investment management for market development in Gia Lam district, Hanoi city.
Methods
Data collection method: information related to situation of investment
management for market development in Gia Lam district. Primary data is gathered from
90 enterprises in 9 markets, 15 market managers. There are several methods of analysis
using in this study such as descriptive analysis, comparative analysis and key informant
method to analyzing situation and factors that influence investment management in
market development in Gia Lam district, Hanoi city.
Main findings and conclusions
Study show that the investment for developing market network in Gia Lam district was
suitable with the planning and situation, many markets were built, upgraded spacious,
meet the needs of people. Total capital investment for construction of new markets is
113.614 billion VND; 24,545 billion VND of which is from budget, capital investment
from enterprises and cooperatives accounted for 89,069 billion VND. Total capital
investment for upgrading the market in Gia Lam district is 12,757 billion VND; 6.27
billion VND of which is from budget, the capital from enterprises and cooperatives is
6.487 billion VND. Besides, there are still several problems such as the local authorities
are not serious in market management (implementing the plan of arrangement,
management and business of the market); market management reports are not on time:
the construction of kiosks in Co Giang market - Le Chi market; Kiosks for housing in
Yen My market - Duong Quang market; business activities of households take place
outside Duong Quang market (50m away from the market).

x


Factors that influencing the management of investment in market development
include: Policy of government agencies on investment in market development,

management model and capacity of the investors, resources mobilized for the
management process, awareness and role of people, natural and socio-economic
characteristics of study area.
Solutions to improve the management of investment in market development in study
area include: improving policy for market planning; building general planning for
market development; enhancing human resources to manage market development;
expanding the market network in large scale, high quality, tackling the demand for
exchange of goods and consumption of people.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình phát triển kinh tế, trao đổi hàng hóa của mỗi quốc gia, vùng miền,
địa phương không thể thiếu vai trò của mạng lưới chợ, việc đầu tư và phát triển
mạng lưới chợ góp phần mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ ngày
càng nhiều nông sản hàng hóa và cung cấp ngày càng đầy đủ vật tư, hàng tiêu
dùng góp phần phát triển sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân, nhất là người
dân ở nông thôn, miền núi.
Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đơng Bắc của Thủ đơ
Hà Nội, dân số trên 27 vạn người; diện tích đất tự nhiên 114km2 (trong đó diện
tích đất nơng nghiệp chiếm 57,03%). Là Huyện ven đơ có tốc độ đơ thị hóa
nhanh, nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, các khu công nghiệp tập
trung, khu đô thị... đang được đầu tư, triển khai thực hiện. Kinh tế trên địa bàn
Huyện tiếp tục có tốc độ tăng trưởng khá, giá trị các ngành sản xuất đều tăng; các
hoạt động văn hóa – xã hội được quan tâm, đời sống của người dân không ngừng
được phát triển và nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ
vững; cơng tác quốc phịng qn sự địa phương khơng ngừng được tăng cường;
hệ thống chính trị từ Huyện đến cơ sở không ngừng được củng cố vững chắc.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Huyện ủy, cán
bộ, đảng viên và nhân dân Huyện Gia Lâm đã đẩy mạnh thực hiện Chương trình
xây dựng nơng thơn mới, đến nay đã có 17/20 xã được cơng nhận đạt chuẩn nơng
thơn mới (03 xã cị lại đang đề nghị công nhận xã nông thôn mới và đề nghị
Chính phủ cơng nhận Huyện nơng thơn mới trong năm 2018).
Hiện nay, trên địa bàn huyện Gia Lâm có 31 chợ đang hoạt động: 01 chợ
loại 1, 03 chợ loại 2, 27 chợ loại 3 (không kể 02 chợ đang đầu tư và chuẩn bị đầu
tư xây dựng) với tổng diện tích đạt 96.903 m2, bố trí chỗ ngồi ổn định cho 4.142
hộ kinh doanh (UBND Huyện Gia Lâm, 2017).
Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh, mua bán thơng qua hệ thống
chợ trên địa bàn Huyện đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo nhu cầu mua
sắm của nhân dân, thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa. Tuy nhiên, tình trạng
thiếu vệ sinh cơng cộng, ơ nhiễm môi trường, cơ sở hạ tầng xuống cấp, vấn đề an
ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy trong phạm vi chợ chưa được quan tâm
đúng mức đang làm người tiêu dùng, nhất là ở khu vực tập trung dân cư đông

1


đúc đang chuyển dần sang sử dụng loại hình dịch vụ khác thuận tiện hơn như:
mua hàng tại siêu thị, tại các cửa hàng nhỏ trong khu phố, giao hàng tận nhà và
khơng ít người mua hàng thường xun tại các chợ lấn chiếm lịng lề đường. Bên
cạnh đó, việc quản lý yếu kém trong quy hoạch xây dựng chợ đã gây ra tình trạng
chợ thì quá tải, chợ xây khang trang lại khơng có người vào, tình trạng lấn chiếm
lịng lề đường để bn bán gây mất trật tự, văn minh đơ thị diễn ra phổ biến. Do
đó, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu kinh doanh, mua bán, hồn thiện các tiêu chí xây
dựng Nơng thơn mới, nâng cao chất lượng đầu tư phát triển chợ trên địa bàn
Huyện là vơ cùng cần thiết. Vì thế, tơi lựa chọn đề tài: “Quản lý đầu tư phát
triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
• Câu hỏi nghiên cứu

- Thế nào là đầu tư phát triển, quản lý đầu tư phát triển? Sự cần thiết phải
đầu tư phát triển chợ? Quản lý đầu tư phát triển chợ gồm những nội dung gì?
- Trong thời gian qua, việc quản lý đầu tư chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm
được thực hiện theo quy trình như thế nào?
- Việc đánh giá kết quả đầu tư, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các dự
án đầu tư phát triển như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư phát triển chợ
trên địa bàn huyện Gia Lâm?
- Cần đề xuất những giải pháp gì để nâng cao chất lượng đầu tư phát triển
chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới?
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý đầu tư phát triển chợ và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển chợ; từ đó đề xuất các giải
pháp để hồn thiện, nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư phát triển chợ
trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư phát triển;
(2) Đánh giá thực trạng về quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội thời gian qua;
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển chợ trên
địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội;

2


(4) Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng quản lý đầu tư
phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
quản lý đầu tư phát triển chợ.
Đối tượng khảo sát là các cán bộ có liên quan bao gồm: cơ quan, tổ chức
quản lý chợ, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong quá trình đầu tư phát
triển chợ truyền thống (cụ thể là các tiểu thương, các nhà thầu...) và các chợ
truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung về thực trạng đầu tư phát triển chợ
truyền thống, công tác quản lý đầu tư phát triển chợ truyền thống trên địa bàn
huyện và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư phát triển chợ, từ đó
đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đầu tư phát triển chợ truyền thống
trên địa bàn huyện Gia Lâm.
• Phạm vi khơng gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Lâm,
Thành phố Hà Nội.
• Phạm vi về thời gian:
- Số liệu thứ cấp thu thập từ 2011 – 2017.
- Số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2017.
- Đề xuất giải pháp thực hiện đến năm 2025.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài là cơng trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
thiết thực, đã làm rõ mặt lý luận về các nội dung quản lý đầu tư phát triển chợ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cần bổ sung thêm các văn bản, quy định đơn
vị phụ trách xây dựng, quản lý các chiến lược quy hoạch đầu tư phát triển chợ
trên địa bàn huyện Gia Lâm để nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng quản lý
đầu tư phát triển chợ.

3



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN CHỢ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Khái niệm về chợ
Theo Đại Từ điển tiếng Việt năm 2004, "Chợ là nơi tụ họp giữa người mua
và người bán để trao đổi hàng hoá, thực phẩm hàng ngày theo từng buổi hoặc
từng phiên nhất định (chợ phiên).
Theo Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương Mại
hướng dẫn tổ chức và quản lý chợ "Chợ là mạng lưới thương nghiệp được hình
thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội".
Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ về
phát triển và quản lý chợ "Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình
thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo
quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của
khu vực dân cư".
Phạm vi chợ: là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao gồm
diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như: bãi để xe, kho
hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường bao quanh chợ
(Đàm Quang Hưng, 2013).
Chợ đầu mối: là chợ có vai trị chủ yếu thu hút và tập trung lượng hàng hoá
lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế khác nhau hoặc của
ngành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác (Đàm
Quang Hưng, 2013).
Điểm kinh doanh tại chợ: bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng
được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện tích
quy chuẩn tối thiểu là 3 m2/điểm (Đàm Quang Hưng, 2013).
Từ những điểm hội tụ chung của nhiều định nghĩa, ta có thể rút ra kết luận:
Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính

truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm công cộng, tập trung đơng người
mua bán, trao đổi hàng hố, dịch vụ với nhau, được hình thành do yêu cầu của
sản xuất, lưu thơng hàng hóa, đời sống tiêu dùng xã hội và hoạt động theo các

4


chu kỳ thời gian nhất định.
2.1.1.2. Đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn ở
hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản
vật chất (nhà xưởng, thiết bị...) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng...) gia tăng
năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển (Nguyễn Bạch
Nguyệt và cs, 2007).
Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp,
nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực
đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc, trang thiết bị, tài
nguyên. Như vậy, khi xem xét lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quả hoạt
động đầu tư phát triển cần tính đúng, tính đủ các nguồn lực tham gia.
Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ
vốn thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Trên quan điểm phân
công lao động xã hội, có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là đầu tư theo ngành
và đầu tư theo lãnh thổ. Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối tượng đầu
tư chia thành hai nhóm chính: cơng trình vì mục tiêu lợi nhuận và cơng trình phi
lợi nhuận. Trên góc độ xem xét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư chia thành:
loại khuyến khích đầu tư, loại khơng được khuyến khích đầu tư và loại cấm đầu
tư. Trên góc độ tài sản: đầu tư chia thành những tài sản vật chất và những tài sản
vơ hình. Tài sản vật chất ở đây là những tài sản cố định được dùng cho sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế và tài sản lưu động. Tài sản vơ hình
như phát minh sáng chế, uy tín, thương hiệu (Nguyễn Bạch Nguyệt và cs, 2007).

Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng lên về tài sản vật chất, tài sản trí tuệ
và tài sản vơ hình. Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng
lực sản xuất của xã hội. Hiệu quả của đầu tư phát triển sẽ phản ánh quan hệ so
sánh giữa kết quả kinh tế xã hội thu được với chi phí đã bỏ ra để đạt kết quả đó
(Nguyễn Bạch Nguyệt và cs, 2007).
Hoạt động đầu tư phát triển là một quá trình, diễn ra trong phạm vi thời kỳ
dài và tồn tại vấn đề về “độ trễ thời gian”. Độ trễ thời gian là sự không trùng hợp
giữa thời gian đầu tư với thời gian vận hành các kết quả đầu tư. Đầu tư hiện tại
nhưng kết quả thu được trong tương lai, đặc điểm này của đầu tư cần được quán
triệt khi đánh giá kết quả, chi phí và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển

5


(Nguyễn Bạch Nguyệt và cs, 2007).
2.1.1.3. Quản lý đầu tư phát triển chợ
Quản lý theo nghĩa chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý
vào các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu quản lý đã đề ra (Nguyễn Bạch
Nguyệt, 2005).
Đầu tư phát triển là hoạt động có tính liên ngành. Quản lý đầu tư phát triển
là công tác phức tạp nhưng là yêu cầu khách quan nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư
phát triển (Nguyễn Bạch Nguyệt, 2005).
Quản lý đầu tư phát triển là sự tác động liên tục, có tổ chức, định hướng
mục tiêu vào quá trình đầu tư phát triển (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực
hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư) và các yếu tố đầu tư, bằng một hệ thống
đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác
nhằm đạt được kết quả và hiệu quả đầu tư cao nhất, trong điều kiện cụ thể xác
định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật khách quan và quy luật đặc
thù của đầu tư phát triển (Nguyễn Bạch Nguyệt và cs, 2007).
Tóm lại trong nghiên cứu này, quản lý đầu tư phát triển chợ được hiểu là sự

tác động liên tục, có định hướng vào tồn bộ q trình đầu tư xây dựng chợ (bao
gồm công tác lập chiến lược quy hoạch chợ, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư,
đưa các công trình hồn thành vào hoạt động) và các hoạt động phát triển chợ,
bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội, tổ chức kỹ thuật và
các biện pháp khác nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng và hiệu quản lý đầu tư
phát triển chợ.
2.1.2. Vai trò của chợ và sự cần thiết phải đầu tư phát triển chợ
Chợ có vai trị vơ cùng quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia,
vùng miền lãnh thổ. Chợ là nơi thu hút mọi sự tham gia của mọi đối tượng dân
cư cũng như mọi chủng loại hàng hóa với mọi phẩm cấp khác nhau. Chợ cịn là
nơi thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc đặc trưng của mỗi vùng miền, là nơi sinh
hoạt văn hóa truyền thống. Cụ thể:
2.1.2.1. Chợ có vai trị quan trọng trong lưu thơng hàng hóa, từ đó thúc đẩy
phát triển kinh tế vùng miền:
Theo “lát cắt” dọc, trong quá trình vận động của hàng hóa, từ sản xuất đến
tiêu dùng, chợ nằm ở vị trí trung gian. Theo “lát cắt” ngang, chợ giữ vị trí trung
tâm của mạng lưới các tổ chức lưu thơng hàng hóa trên một khơng gian (địa bàn)

6


thị trường nhất định, đặc biệt trên thị trường nông thơn và miền núi thì vị trí của
chợ lại càng quan trọng. Đối với hàng nông sản thực phẩm, chợ là khâu khởi đầu
của q trình lưu thơng, là nơi hàng hóa bắt đầu bước vào q trình lưu thơng.
Đối với hàng công nghiệp tiêu dùng (và vật tư cho sản xuất), chợ là khâu kết thúc
của quá trình lưu thông. Mặc dù sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng kéo theo
sự ra đời và phát triển của các loại hình tổ chức lưu thơng (phân phối) hàng hóa
khác, nhưng rất nhiều sản phẩm hàng hóa, để từ sản xuất đến được tiêu dùng,
trên con đường ấy nhất là ở thị trường nông thôn và miền núi, vẫn phải qua chợ
(Nguyễn Ngọc Vĩnh, 2012).

- Là nơi để mua (tiêu thụ) sản phẩm đầu ra, thu hồi vốn, bán (cung ứng) vật
tư đầu vào, phản ánh tín hiệu của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng, chợ
đóng vai trò định hướng cho sản xuất, thúc đẩy sản xuất và tái sản xuất không
ngừng phát triển (Nguyễn Ngọc Vĩnh, 2012).
- Là nơi để bán (cung ứng) hàng tiêu dùng cho cộng đồng cư dân, chợ cũng
đóng vai trị định hướng cho tiêu dùng, thúc đẩy tiêu dùng ngày càng phát triển
cả về lượng và chất, cả về quy mơ và trình độ, cả về chiều rộng và chiều sâu
(Nguyễn Ngọc Vĩnh, 2012).
Với vai trị đó, xét trên một địa bàn (không gian kinh tế) nhất định, chợ sẽ là
hạt nhân làm cho mua bán trở nên nhộn nhịp, thị trường trở nên sống động, kích
thích các hoạt động kinh tế và kéo theo nó là các quan hệ xã hội cùng vận động
dưới “bóng mát” của chợ, từng bước phát triển sản xuất và cải thiện tiêu dùng,
nâng cao mặt bằng về đời sống kinh tế - xã hội của cả địa bàn và cả khu vực.
Đặc biệt, ở thị trường nông thôn và miền núi, ở những khu vực mà điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội cịn khó khăn, xuất hiện một cái chợ sẽ làm sống
động một vùng kinh tế, làm hưng thịnh một loạt ngành nghề sản xuất, làm cải
biến một triết lý kinh doanh và làm giàu có một cộng đồng cư dân. Chợ đem hình
thái hàng hóa đến cho sản phẩm nông nghiệp, chợ đem cơ chế thị trường đến cho
kinh tế nơng thơn và miền núi.
2.1.2.2. Chợ góp phần giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc
Có thể nói, chợ là một bộ mặt kinh tế - xã hội của một địa phương và là nơi
phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của một vùng
dân cư. Tính văn hố ở chợ được thể hiện rõ nhất là ở miền núi, vùng cao, vùng
sâu, vùng xa (Nguyễn Ngọc Vĩnh, 2012).

7


Đối với người dân: Việc đến chợ ngoài mục tiêu mua bán còn lấy chợ làm
nơi giao tiếp, gặp gỡ, thăm hỏi người thân, trao đổi công việc, kể cả việc dựng vợ

gả chồng cho con cái. Chợ còn là nơi hị hẹn của lứa đơi, vì vậy người dân miền
núi thường gọi là đi "chơi chợ" thay cho từ đi chợ mua sắm như là người dưới
xuôi thường gọi. Các phiên chợ này thường tồn tại từ rất lâu đời và nó là những
bản sắc văn hố vơ cùng đặc trưng của các dân tộc ở nước ta (Nguyễn Ngọc
Vĩnh, 2012).
Đối với chính quyền: ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa chợ là địa
điểm duy nhất hội tụ đơng người. Tại chợ có đại diện của các lứa tuổi, tất cả các
thôn bản và các dân tộc, vì thế đã từ lâu, Chính quyền địa phương đã biết lấy chợ
là nơi phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước, là nơi tuyên truyền cảnh giác và đấu tranh với những phần tử xuyên tạc
đường lối của Đảng. Từ phong trào kế hoạch hố gia đình đến kỹ thuật chăm sóc
cây trồng vật ni, vệ sinh phịng dịch… đều có thể được phổ biến một cách hiệu
quả ở đây. Chính vì lý do đó, chợ miền núi hay miền xi đều được bố trí ở trung
tâm cụm, xã (nhất là miền núi), trong mỗi chợ đều giành vị trí trung tâm làm
công tác tuyên truyền (Nguyễn Ngọc Vĩnh, 2012).
Trên thực tế, một số chợ truyền thống có từ rất lâu đời đang trở thành một
địa điểm thu hút khách du lịch (như Chợ Tình Sa Pa, chợ Viềng ở Nam Định…).
Nếu được đầu tư thoả đáng về cở sở hạ tầng chợ cũng như sự quan tâm quản lý
về chất lượng hàng hóa trong chợ, đây sẽ là các địa danh hấp dẫn đối với khách
du lịch trong và ngoài nước và nó sẽ là tiềm năng về kinh tế du lịch quốc gia.
Hiện nay, khi mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ đã
hình thành và phát triển mạnh, mặc dù vẫn có tầm quan trọng trong sinh hoạt của
người dân, nhưng khơng vì thế mà chợ mất đi vai trị của mình mà có thể nói chợ
đã hồn thành vai trị lịch sử của mình và sự phát triển mạng lưới chợ chính là sự
hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển của các loại hình kinh doanh mới, đó là
siêu thị và trung tâm thương mại.
2.1.2.3. Chợ làm nền tảng cho sự chuyển đổi, phát triển các mơ hình kinh
doanh mới
Theo quy luật phát triển thì về lâu dài, các chợ tạm, chợ cóc đều phải xóa
bỏ, một số chợ hạng 1 sẽ được chuyển đổi, nâng cấp thành các trung tâm thương

mại, siêu thị các chợ hạng 2 và 3 từng bước được quy hoạch và ngày càng được

8


kiên cố hóa. Mơ hình quản lý kinh doanh sẽ dần chuyển đổi từ Ban quản lý chợ
sang hợp tác xã hoặc doanh nghiệp quản lý và kinh doanh chợ. Như vậy, khơng ít
các trung tâm thương mại, siêu thị được hình thành trên cơ sở cải tạo, nâng cấp
chợ hạng 1 với cách thức tổ chức quản lý kinh doanh hiện đại, nhiều ưu điểm để
đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể khẳng định, chợ chính là một
trong những nền tảng cho sự chuyển đổi, phát triển các mơ hình kinh doanh mới,
đáp ứng yêu cầu hội nhập (Nguyễn Ngọc Vĩnh, 2012).
2.1.2.4. Chợ góp phần phát triển hoàn thiện cấu trúc thị trường nội địa
Chợ được coi là một phần của kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ, là một
bộ phận quan trọng trong cấu trúc thị trường nội địa, kết cấu hạ tầng kinh tế xã
hội. Để khắc phục các yếu kém và bất cập của hoạt động thương mại trên thị
trường nội địa, một trong các nhiệm vụ phải làm là hình thành và phát triển kết
cấu hạ tầng thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi mua
bán hàng hóa, bao gồm: chợ, trung tâm thương mại (bán bn, bán lẻ hàng hóa),
siêu thị và mạng lưới các cửa hàng phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển sản
xuất, tiêu dùng của nhân dân trên từng địa bàn. Vai trò của chợ trong phát triển
cấu trúc thị trường nội địa là hết sức quan trọng. Chợ là một bộ phận cấu thành
thị trường nội địa, muốn phát triển một các hồn thiện thì cấu trúc thị trường nội
địa cũng phát triển theo (Nguyễn Ngọc Vĩnh, 2012).
2.1.2.5. Chợ giúp tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Hằng năm, các khoản thu từ chợ đóng góp cho ngân sách Nhà nước là
không nhỏ thông qua việc khai thác quản lý chợ. Đó là các khoản thu từ thuế, phí
chợ, phí trơng xe, phí vệ sinh, mơi trường. Hoạt động của chợ đã góp phần tạo
thêm nhiều việc làm cho xã hội.
2.1.3. Phân loại chợ trong mạng lưới chợ ở nước ta

Hiện nay ở nước ta tồn tại rất nhiều các loại chợ khác nhau, dựa theo những
tiêu thức khác nhau ta có những cách phân loại sau:
2.1.3.1. Theo địa giới hành chính
Có hai loại chợ tồn tại theo tiêu thức này là chợ đô thị và chợ nông thôn.
a, Chợ đô thị
Là các loại chợ được tổ chức, tụ họp ở thành phố, thị xã, thị trấn. Do ở đây,
đời sống và trình độ văn hố có phần cao hơn ở nông thôn, cho nên các chợ thành

9


phố có tốc độ hiện đại hố nhanh hơn, văn minh thương mại trong chợ cũng được
chú trọng, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, bổ sung và hoàn chỉnh.
Phương tiện phục vụ mua bán, hệ thống phương tiện truyền thông và dịch vụ ở
các chợ này thường tốt hơn các chợ ở khu vực nơng thơn (Đình Huy, 2012).
b, Chợ nông thôn
Là chợ thường được tổ chức tại trung tâm xã, trung tâm cụm xã. Hình thức
mua bán ở chợ đơn giản, dân dã (có nơi, như ở một số vùng núi, người dân tộc
thiểu số vẫn còn hoạt động trao đổi bằng hiện vật tại chợ), các quầy, sạp có quy
mơ nhỏ lẻ, manh mún. Nhưng ở các chợ nông thôn thể hiện đậm đà bản sắc
truyền thống đặc trưng ở mỗi địa phương, của các vùng lãnh thổ khác nhau (Đình
Huy, 2012).
2.1.3.2. Theo tính chất mua bán
Dựa theo tiêu thức này, chợ có thể chia thành hai loại là chợ bán buôn và
chợ bán lẻ.
a, Chợ bán buôn
Là các chợ lớn, chợ trung tâm, chợ có vị trí là cửa ngõ của thành phố, thị
xã, thị trấn, có phạm vi hoạt động rộng, tập trung với khối lượng hàng hoá lớn.
Hoạt động mua bán chủ yếu là thu gom và phân luồng hàng hoá đi các nơi. Các
chợ này thường là nơi cung cấp hàng hoá cho các trung tâm bán lẻ, các chợ bán

lẻ trong và ngồi khu vực, nhiều chợ cịn là nơi thu gom hàng cho xuất khẩu. Các
chợ này có doanh số bán buôn chiếm tỷ trọng cao (trên 60%), đồng thời vẫn có
bản lẻ nhưng tỷ trọng nhỏ (Đình Huy, 2012).
b, Chợ bán lẻ
Là những chợ thuộc phạm vi xã, phường (liên xã, liên phường), cụm dân
cư, hàng hoá qua chợ chủ yếu để bán lẻ, phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng
(Đình Huy, 2012).
2.1.3.3. Theo đặc điểm mặt hàng kinh doanh
Chợ được phân thành chợ tổng hợp và chợ chuyên doanh.
a, Chợ tổng hợp
Là chợ kinh doanh nhiều loại hàng hoá thuộc nhiều ngành hàng khác nhau.
Trong chợ tồn tại nhiều loại mặt hàng như: hàng tiêu dùng (quần áo, giày dép,
các mặt hàng lương thực thực phẩm, hàng gia dụng…), công cụ lao động nông

10


nghiệp (cuốc, xẻng, liềm búa), cây trồng, vật nuôi, chợ đáp ứng tồn bộ các nhu
cầu của khách hàng. Hình thức chợ tổng hợp này thể hiện khái quát những đặc
trưng của chợ truyền thống, và ở nước ta hiện nay loại hình này vẫn chiếm ưu thế
về số lượng cũng như về thời gian hình thành và phát triển (Đình Huy, 2012).
b, Chợ chuyên doanh
Là loại chợ chuyên kinh doanh một mặt hàng chính yếu, mặt hàng này
thường chiếm doanh số trên 60% đồng thời vẫn có bán một số mặt hàng khác,
các loại hàng này có doanh số dưới 40% tổng doanh thu. Hình thức chợ này cũng
tồn tại ở nước ta như chợ vải, chợ hoa tươi, chợ vật liệu xây dựng, chợ rau quả,
chợ giống cây trồng (Đình Huy, 2012).
2.1.3.4. Theo số lượng hộ kinh doanh, vị trí và mặt bằng của chợ
Dựa theo cách phân loại trong Điều 3 Nghị định số 11/VBHN-BCT của Bộ
Công thương về phát triển và quản lý chợ ngày 23/01/2014 thì chợ được chia

thành 3 loại: chợ loại 1, chợ loại 2 và chợ loại 3.
a, Chợ loại 1 là chợ phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố,
hiện đại theo quy hoạch;
- Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh,
thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ
chức họp thường xuyên;
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ
chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản
hàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, vệ sinh an
toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.
b, Chợ loại 2 là chợ thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
- Là chợ có trên 200 điểm đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây
dựng kiên cố hoặc là bán kiên cố theo quy hoạch;
- Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp
thường xun hay khơng thường xun;
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ
chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trơng giữ xe, bốc xếp hàng hố, kho bảo quản
hàng hoá, dịch vụ đo lường.
c, Chợ loại 3 là chợ thoả mãn các tiêu chuẩn sau:

11


- Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư
xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
- Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã,
phường và địa bàn phụ cận.
2.1.3.5. Theo tính chất và quy mơ xây dựng
Chợ được chia thành chợ kiên cố, chợ bán kiên cố và chợ tạm:

a, Chợ kiên cố
Là chợ được xây dựng hoàn chỉnh với đủ các yếu tố của một cơng trình
kiến trúc, có độ bền sử dụng cao (thời gian sử dụng trên 10 năm). Chợ kiên cố
thường là chợ loại 1 có diện tích đất hơn 10.000 m2 và chợ loại 2 có diện tích đất
từ 6.000-9.000 m2 (Đoàn Hải Nam, 2016).
Các chợ kiên cố lớn thường nằm ở các tỉnh, thành phố lớn, các huyện lỵ, thị
trấn và có thời gian tồn tại lâu đời, trong một thời kỳ dài và là trung tâm mua bán
của cả vùng rộng lớn (Đoàn Hải Nam, 2016).
b, Chợ bán kiên cố
Là chợ chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Bên cạnh những hạng mục xây
dựng kiên cố (tầng lầu, cửa hàng, sạp hàng) cịn có những hạng mục xây dựng
tạm như lán, mái che với độ bền sử dụng không cao (dưới 10 năm) và thiếu tiện
nghi. Chợ bán kiên cố thường là chợ loại 3, có điện tích đất 3.000m2 – 5.000m2.
Chợ này chủ yếu phân bổ ở các huyện nhỏ, khu vực thị trấn xa xôi, chợ liên xã,
liên làng, các khu vực ngoài thành phố lớn (Đoàn Hải Nam, 2016).
c, Chợ tạm
Là chợ mà những quầy, sạp bán hàng là những lều qn được làm có tính
chất tạm thời, khơng ổn định, khi cần thiết có thể dỡ bỏ nhanh chóng và ít tốn
kém. Loại chợ này thường hay tồn tại ở các vùng quê, các xã, các thơn, có chợ
được dựng lên để phục vụ trong một thời gian nhất định (như tết, lễ hội…) (Đoàn
Hải Nam, 2016).
2.1.4. Nội dung quản lý đầu tư phát triển chợ
2.1.4.1. Quản lý xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển chợ
Quy hoạch là quá trình sắp xếp, bố trí các đối tượng quy hoạch vào một
khơng gian nhất định, theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở
cho việc lập kế hoạch (Nguyễn Bạch Nguyệt, 2005).

12



Quy hoạch chợ là kim chỉ nam giữ vai trò định hướng, chỉ đạo công tác xây
dựng chợ cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phù hợp
với quan điểm phát triển kinh tế vĩ mô của nhà nước. Địa phương không thể tùy
tiện xây dựng quy hoạch tổng thể chợ mà phải dựa vào các chính sách đó làm căn
cứ, làm cơ sở để vận dụng linh hoạt vào điều kiện của địa phương mình để xây
dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống chợ cho phù hợp nhằm thúc đẩy
kinh tế phát triển. Quản lý hoạch định đầu tư là quá trình quản lý các hoạch định
đã được lựa chọn để hoàn thành mục tiêu đầu tư đã đề ra (bao gồm cả mục tiêu
gắn hạn và dài hạn). Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp và những văn bản dưới luật
liên quan đến hoạt động quy hoạch đầu tư phát triển chợ từ đó làm cơ sở để xây
dựng các dự án đầu tư đáp ứng nhu cầu mở rộng phát triển chợ. Nhà nước ban
hành, sửa đổi, bổ sung luật đầu tư và các bộ luật liên quan như luật thuế, luật đất
đai, luật đấu thầu và các văn bản dưới luật để một mặt khuyến khích đầu tư, mặt
khác đảm bảo đầu tư thực hiện đúng luật và đạt hiệu quả cao (Uyên Hương, 2013).
Theo Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND ngày 30/5/2012 của UBND Thành
phố Hà Nội quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội
thì quy hoạch chợ sẽ đảm bảo tính ổn định và tốc độ phát triển kinh tế, bảo đảm
tính cân đối nhịp nhàng trong sự phát triển giữa lĩnh vực kinh tế và xã hội. Quy
hoạch hệ thống chợ trước hết phải tuân theo quy hoạch phát triển kinh tế, dựa
trên các yếu tố thực tế như là tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc
làm, thu nhập, sản phẩm mũi nhọn, bố trí khơng gian đô thị và nông thôn. Kinh
nghiệm nhiều nơi cho thấy khi phát triển kinh tế xã hội dựa trên quy hoạch hàng
năm và những kế hoạch ngắn hạn, do chưa có những phân tích và đánh giá một
cách cơ bản toàn diện các nguồn tài nguyên và các nguồn lực khác cũng như chưa
có sự dự báo phát triển đúng đắn và đầy đủ căn cứ khoa học nên sự phát triển
thường không tập trung và các hướng lựa chọn kỹ càng, do đó rơi vào tình trạng
thiếu ổn định. Nhiều công việc, nhiều dự án không thể thực hiện đến cùng vì thiếu
sự phù hợp và hài hịa với các cơng trình, dự án khác.
Nét đặc thù của quy hoạch hệ thống chợ là mang đậm nét của quy hoạch
điểm dân cư nơng thơn, do đó quy hoạch chợ không những cần phải đảm bảo

phục vụ tốt nhất nhu cầu mua sắm, trao đổi hàng hóa của người dân, tạo việc làm
và thu nhập ổn định cho người dân sinh sống trên địa bàn mà cịn phải tơn trọng
và bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên xung quanh. Các loại chiến lược quy
hoạch đầu tư phát triển chợ bao gồm: Quy hoạch xây dựng chợ mới; quy hoạch

13


×