Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 108 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRỊNH QUANG BẮC

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Tất Thắng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn



Trịnh Quang Bắc

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tất Thắng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn kinh tế, Khoa Kinh tế & PTNT - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức các cơ quan thuộc
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn

Trịnh Quang Bắc

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài.......................................................................... 3

1.4.1.

Về lý luận............................................................................................................ 3

1.4.2.

Về thực tiễn......................................................................................................... 3

1.5.

Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn ngân sách nhà nước .............................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước ..................................................................................................... 5


2.1.1.

Các khái niệm liên quan ..................................................................................... 5

2.1.2.

Vai trò, ý nghĩa của việc quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ sở
từ nguồn ngân sách nhà nước ............................................................................. 8

2.1.3.

Mục tiêu, nguyên tắc, công cụ, phương pháp quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước..................................................... 10

2.1.4.

Yêu cầu của công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách
nhà nước ........................................................................................................... 12

iii


2.1.5.

Nội dung công tác quản lý nhà nước vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn ngân sách nhà nước................................................................................ 13

2.1.6.

Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ

nguồn ngân sách nhà nước ở cấp huyện ........................................................... 18

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước........................................................................................... 20

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước ở một số nước trên thế giới ....................................................... 20

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước của một số địa phương ở Việt Nam .......................................... 26

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước cho huyện Cẩm Giàng...................................................... 27

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30
3.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................................... 30

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên huyện Cẩm Giàng ........................................ 30


3.1.2.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Cẩm Giàng ................................... 30

3.1.3.

Khái quát tình hình đầu tư xây dựng cơ bản có vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước ở huyện Cẩm Giàng ......................................................................... 35

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 36

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu ......................................................... 36

3.2.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 36

3.2.3.

Phương pháp thu thập tài liệu/thơng tin............................................................ 37

3.2.4.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 39


3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 41
4.1.

Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn nsnn ở
huyện Cẩm Giàng ............................................................................................. 41

4.1.1.

Thực trạng công tác phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân
sách nhà nước ................................................................................................... 41

4.1.2.

Thực trạng tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư từ
nguồn ngân sách nhà nước................................................................................ 47

4.1.3.

Thực trạng công tác quản lý thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách
nhà nước ........................................................................................................... 49

iv


4.1.4.


Công tác kiểm tra, thanh tra vốn đầu tư xây dựng cơ bản ................................ 60

4.1.5.

Đánh giá công tác quản lý nhà nước vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn ngân sách nhà nước ở huyện Cẩm Giàng .............................................. 63

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở
huyện Cẩm Giàng ............................................................................................. 67

4.2.1.

Cơ chế, chính sách của Nhà nước ..................................................................... 67

4.2.2.

Cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý .................................................................. 69

4.2.3.

Năng lực bộ máy quản lý hành chính nhà nước ............................................... 70

4.3.

Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân
sách nhà nước trên địa bàn huyện cẩm giàng trong tình hình hiện nay............ 73

4.3.1.


Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................................. 73

4.3.2.

Giải pháp tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây
dựng cơ bản trên địa bàn huyện Cẩm Giàng .................................................... 75

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 88
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 88

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 89

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 91
Phụ lục .......................................................................................................................... 92

v


DANH MỤC CHŨ VIẾT TĂT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH


Công nghiệp hóa

FDI

Đầu tư trực tiếp

GTNT

Giao thơng nơng thơn

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc nhà nước

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NSNN

Ngân sách nhà nước


ODA

Đầu tư gián tiếp

TSPXH

Tổng sản phẩm xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XDCB

Xây dựng cơ bản

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2014-2016
...................................................................................................................... 31
Bảng 3.2. Mức tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội của huyện qua các năm ................ 33
Bảng 3.3. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm 2014-2016 ................... 33
Bảng 3.4. Quy mô dân số và lao động qua các năm 2014 – 2016................................ 34
Bảng 3.5. Cơ cấu sử dụng đất năm 2016 ...................................................................... 34
Bảng 3.6. Tình hình đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của huyện Cẩm Giàng giai
đoạn 2014-2016 9 (do UBND huyện làm chủ đầu tư) ................................. 36
Bảng 3.7. Số lượng phiếu khảo sát điều tra .................................................................. 38
Bảng 4.1. Cơ cấu phân bổ nguồn thu từ tiền sử dụng đất giai đoạn 2014-2016 .......... 42
Bảng 4.2. Tổng hợp phân bổ nguồn vốn đầu tư XDCB NSNN đã thực hiện giai đoạn
năm 2014-2016 ............................................................................................ 43
Bảng 4.3. Kế hoạch phân bổ vốn phân theo ngành/lĩnh vực đầu tư XDCB ................. 44
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư XDCB............................................ 46
Bảng 4.5. Tình hình tạm ứng vốn XDCB theo ngành, lĩnh vực từ............................... 54
Năm 2014-2016 ........................................................................................... 54
Bảng 4.6. Đánh giá về công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư ............................. 55
Bảng 4.7. Tổng hợp các cơng trình do UBND xã làm chủ đầu tư đến 31/12/2016
khơng có khả năng quyết tốn ..................................................................... 57
Bảng 4.8. Tổng hợp các chủ đầu tư có cơng trình chậm quyết toán dưới 24 tháng đến
31/12/2016 ................................................................................................... 58
Bảng 4.9. Tổng hợp các cơng trình do UBND huyện làm chủ đầu tư trình phê duyệt
quyết tốn đúng quy định ............................................................................. 58
Bảng 4.10. Đánh giá nguyên nhân của việc quyết toán vốn đầu tư dự án hồn thành cịn
chậm ............................................................................................................. 58
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả thẩm định phê duyệt quyết toán các cơng trình do UBND
huyện, UBND xã làm chủ đầu tư giai đoạn 2014 – 2016 ............................ 59
Bảng 4.12. Số cơng trình, dự án phân theo lĩnh vực khơng có khả năng quyết toán đến

31/12/2016 ................................................................................................... 60
Bảng 4.14. Kết quả thanh tra cơng trình năm 2014: Cải tạo, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ
xã Tân Trường ............................................................................................. 61

vii


Bảng 4.15. Kết quả thanh tra cơng trình năm 2015: Nhà làm việc 2 tầng trạm y tế xã
Tân Trường .................................................................................................. 61
Bảng 4.16. Kết quả thanh tra cơng trình năm 2016: Xây dựng đền thờ liệt sĩ huyện Cẩm
Giàng ............................................................................................................ 62
Bảng 4.17. Số lượng và tỷ lệ cho biết ý kiến về công tác phân bổ vốn đầu tư nên chú
trọng đầu tư vào lĩnh vực nào ...................................................................... 64
Bảng 4.18. Đánh giá cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản trên địa bàn huyện Cẩm Giàng .............................................................. 70
Bảng 4.19. Đánh giá cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa
bàn huyện Cẩm Giàng .................................................................................. 71
Bảng 4.20. Đánh giá sự phối hợp trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn
huyện Cẩm Giàng ........................................................................................ 73

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trịnh Quang Bắc
Tên luận văn: “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên
địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương”
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện
Cẩm Giàng trong những năm vừa qua cơ bản được đánh giá là tuân thủ đúng và đầy đủ
theo các quy định của Nhà nước về quản lý vốn ngân sách nhà nước nói chung và vốn
ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ bản nói riêng. Cơng tác quản lý vốn ngân sách nhà
nước cho đầu tư xây dựng cơ bản có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sự phát triển của
huyện trên mọi lĩnh vực, quyết định tạo lập lên hạ tầng kinh tế - xã hội, điều chỉnh cơ
cấu kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống mọi mặt của nhân dân địa phương. Tuy
nhiên, quá trình quản lý vẫn bộc lộ một số tồn tại hạn chế cần phải có những giải pháp
khắc phục. Những tồn tại hạn chế ở một số khâu như: Lập kế hoạch phân bổ vốn, tổ
chức thực hiện đến thanh tra, kiểm tra và giám sát dẫn đến hiệu quả công tác quản lý
chưa cao gây thất thốt, lãng phí tài sản nhà nước. Đây chính là những căn cứ thực tiễn
để thực hiện đề tài: “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước
trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương” qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm
tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Cẩm
Giàng trong giai đoạn hiên nay.
Mục tiêu nghiên cứu chính là khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cẩm Giàng
giai đoạn 2014-2016 và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu
tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó để đề xuất các giải
pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xay dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước
trong giai đoạn hiện nay. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề có tính lý
luận và thực tiễn liên quan đến cơng tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cẩm Giàng. Chủ thể là các cơ quan, đơn vị tham
gia các khâu của công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà
nước trên địa bàn huyện Cẩm Giàng và khách thể là nội dung công tác quản lý vốn đầu
tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước.
Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm về Nhà nước, quản lý nhà nước, ngân
sách nhà nước, vốn đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn ngân sách nhà nước; vai trò, ý nghĩa của quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước. Nội dung nghiên cứu công tác quản lý vốn


ix


đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước ở huyện Cẩm Giàng gồm có:
Thực trạng cơng tác phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước,
thực trạng tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn ngân sách nhà nước, thực trạng công tác quản lý thực hiện vốn đầu tư từ nguồn
ngân sách nhà nước, công tác kiểm tra, thanh tra vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
ngân sách nhà nước, đánh giá công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn ngân sách nhà nước ở huyện Cẩm Giàng. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước ở huyện
Cẩm Giàng như: Cơ chế chính sách của Nhà nước, cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý,
năng lực bộ máy quản lý hành chính nhà nước, qui trình nghiệp vụ thực hiện dự án, sự
phối kết hợp, tham gia quản lý giữa các ban nghành, các cấp.
Để tiến hành phân tích, đề tài sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu;
phương pháp thu thập thông tin và số liệu, phân tích và xử lý số liệu với phương pháp
thống kê mô tả và phương pháp so sánh. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm nhóm chỉ
tiêu phản ánh sự phát triển kinh tế, nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện kế hoạch
đầu tư và nhóm chỉ tiêu đánh giá các yếu tố tác động đến công tác quản lý vốn đầu tư
của các đối tượng được điều tra.
Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở huyện Cẩm Giàng có một số tồn tại như sau:
Một là, Công tác xây dựng kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
ngân sách nhà nước đối với các dự án cơng trình thuộc ngân sách huyện, ngân sách xã
không sát với thực tế dẫn đến lượng vốn đầu tư trong thực tế tăng cao so với kế hoạch
được giao hàng năm có năm tăng tới mấy trăm phần trăm dẫn đến một số công trình
phát sinh ngồi kế hoạch phân bổ được duyệt khơng đảm bảo chất lượng do phải hợp
thức hóa hồ sơ thiết kế dự toán cho kịp giải ngân vào thời điểm cuối năm tài chính.
Hai là, cơng tác phân bổ vốn đầu tư chưa đảm bảo tương quan hợp lý giữa các

mục tiêu phát triển, công bằng và hiệu quả dẫn đến việc đầu tư cho một số cơng trình
với số vốn lớn nhưng không mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội.
Ba là, bộ máy làm công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân
sách nhà nước ở cấp xã còn nhiều hạn chế yếu kém về năng lực, trình độ chun mơn
dẫn đến việc để xảy ra tình trạng các cơng trình do cấp xã làm chủ đầu tư không đảm
bảo chất lượng, không phát huy hiệu quả đầu tư và làm thất thốt lãng phí vốn đầu tư.
Bốn là, tình trạng nợ đọng kéo dài với số lượng lớn khơng có khả năng thanh
toán diễn ra tại một số xã trong huyện, có địa phương cịn nợ xây dựng cơ bản tới
nhiều chục tỷ đồng do việc thực hiện quyết định đầu tư không tuân theo các qui
định của Nhà nước.

x


Năm là, công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơng trình, có nội dung thẩm
định tổng mức đầu tư chưa xem xét việc vận dụng các quy định của Nhà nước về quản
lý chi phí xây dựng nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư như
xem xét chi phí cho các công việc trong một dự án
Sáu là, công tác thẩm tra thiết kế, dự tốn thi cơng chưa đảm bảo đầy đủ nội
dung theo quy định của Nghị định về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng và Nghị
định quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình.
Bẩy là, cơng tác lập hồ sơ quyết tốn cơng trình chưa thực hiện nghiêm túc các
quy định của Nhà nước, cịn nhiều cơng trình đã bàn giao đưa vào sử dụng nhưng khơng
lập hồ sơ quyết tốn cơng trình.
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến công tác quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước bao gồm: Các yếu tố khách quan: Cơ chế
chính sách của Nhà nước, cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý, qui trình nghiệp vụ thực
hiện dự án. Các yếu tố chủ quan bao gồm: Năng lực của bộ máy hành chính, sự phối kết
hợp, tham gia quản lý giữa các ban ngành, các cấp.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng nghiên cứu đã đề

xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cẩm Giàng trong giai đoạn hiện nay như
sau: Nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng, hoàn thiện khâu lập kế hoạch và phân bổ
vốn đầu tư, nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư,
hồn thiện cơng tác thực hiện xây dựng cơng trình, nâng cao chất lượng cơng tác quyết
tốn vốn đầu tư, tăng cường cơng tác thanh tra, giám sát, quản lý vốn ngân sách nhà
nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm
công tác quản lý đầu tư, quản lý tài chính đầu tư.

xi


THESIS ABSTRACT
Full name: Trinh Quang Bac
Thesis’s tittle: “The Capital Management of Construction Investment from the State
budget in Cam Giang district, Hai Duong province”.
Major: Economics management

Code: 60 34 01 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
In recent years, the management of construction investment budget in Cam
Giang district has basically been assessed as strictly and fully complied with the State
regulations on management of the State budget in general and construction budget in
particular. The management of construction investment capitalis important to promote
the district’s sides, to set up the socio-economic infrastructure, to adjust the economic
structure, to improve the quality of local people’slives. However, the management still
reveals some shortcomings that need to have solutions. Shortcomings exist in some
stages such as: the process of planning, implementing, inspecting and supervising the
State capital are not good. That leads to loss and waste the state property. This is the

basis for the thesis “The Capital Management of Construction Investment from the State
budget in Cam Giang district, Hai Duong province”. Then, proposing some solutions to
enhance the management of state capital for construction investment in Cam Giang
district in the current period.
The main objective of the thesis is surveying and evaluating the situation of
construction investment from the state capital in Cam Giang district in the period 20142016 and analysis of affective factors to the management of construction investment
capital. Based on it, to propose solutions to strengthen the management of construction
investment capital from the state budget in the current period. Studied subjects of the
thesis are theoretical and practical issues related to the capital management of
construction investment from the State budget in Cam Giang district. Entities are
agencies and units participated in the management of construction investment capital
from the state budget in Cam Giang district and the objectivity is the contents of
managing the construction investment capital from the state budget.
The thesis discusses about concepts of the State, the State management, the State
budget, the construction investment, the management of construction investment capital
from the State budget; the role and significance of State management of construction
investment capital from the State budget. The content of the study on construction
investment capital management from the state budget in Cam Giang District includes:

xii


the situation of construction investment capital allocation from the State budget, the
situation of capital construction investment management from the State budget, the
situation of implementation, inspection and evaluation of the construction investment
capital from the State budget in Cam Giang district. Analyzing the affective factors to
the management of construction investment capital from the state budget in Cam Giang
district such asState policies, facilities, capacity of the state administrators,
implementation process, and participant coordination between units.
To analyze, the thesis uses the selection method; collecting information and data

method; analyzing and processing data with descriptive statistics and comparison
methods. The research indicator system includes: the economic development indicator,
the results of the implementation indicator, and the affective factors of investment
capital management indicator.
After analyzing and evaluating the situation of construction investment
capitalmanagement from the State budget in Cam Giang district, there are some
problems such as:
Firstly, the allocation draft of construction investment capital from the State
budget to projects belonging to district budgets and communal budgets are not close to
actual situation. That leads the actual budget higher and higher than proposed budget.
Besides, there are more incurred costs.
Secondly, the allocation of investment capital does not ensure a reasonable
correlation between objectives, equity and efficiency, leading to investment in a number
of large-scale projects without economic & social effects.
Thirdly, management units have many weaknesses in capacity and professional
capacity leading to poor quality of the works, ineffective using of resources and wasting
of budget.
Fourthly, large indebtedness is'nt available to be repaid in some communes.
Some localities have construction capital loans up to tens of billion by the
implementation not following up the regulations of the State.
Fifthly, the appraisal contents have not complied with the State's regulations in
order to saving costs and raising the efficiency of the capital.
Sixthly, the design examination and construction estimation have not fully
satisfied the contents prescribed in the Decree on management of construction quality
and the Decree on management of construction investment costs.
Seventhly, the work of compiling the balance sheet of the project has not strictly
implemented the regulations of the State, many works have been handed over and used
without compiled dossier finalization of the project.

xiii



The thesis has shownmain factors that affect to the management of construction
investment capital from the state budget: objective factors include the state mechanism,
facilities, implementation process; subjective factors include the capacity of units, the
coordination among units.
Based on assessment of the current situation and influencing factors, some main
solutions have been proposed to enhance the management of construction investment
capital from the state budget in Cam Giang district in the current period as following:
Improving the quality of construction planning; Completingplanning and allocating
capital; Improving the quality of the preparation; appraisal and approval of investment
projects; Completing the construction work; Improving the quality of investment capital
settlement; Strengthening the inspection, supervision; Controlling the state budget for
construction investment capital; Strengthening the training and fostering of cadres in
charge of investment management, financial management.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sự nghiệp đổi mới ở nước ta đã đạt được được nhiều thành tựu quan trọng
trong đời sống kinh tế - xã hội và tạo nên những thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực
đầu tư xây dựng. Ngành xây dựng đã thực sự góp phần tạo nên vóc dáng mới của
đất nước với nhiều cơng trình hiện đại, góp phần tích cực và sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đó,
trong lĩnh vực này đang tồn tại nhiều vấn đề bức xúc. Một trong những vấn đề đó
là nạn tham nhũng, tiêu cực, thất thốt, lãng phí diễn ra phổ biến và phức tạp ở hầu
hết các cơng trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước gây ra những hậu
quả nghiêm trọng về nhiều mặt, gây bất bình trong dư luận xã hội. Theo Ban

Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, riêng trong xây dựng cơ bản khơng có cơng
trình nào thất thốt dưới 20%. Nếu theo tỷ lệ đó mà nhân lên lên, sẽ thất thốt
khoảng 30 nghìn tỷ đồng, số tiền này đủ để trả lương cho khu vực hành chính sự
nghiệp của cả nước. Chỉ cần giảm 10% số thất thoát trong xây dựng cơ bản là có
thể đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương. Điều đó đặt ra yêu cầu cho các cơ
quan quản lý nhà nước cần tập trung mọi nỗ lực để đấu tranh ngăn chặn tình
trạng này, đây là vấn đề rất cấp thiết và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Cẩm Giàng là một trong 12 huyện, thị xã.thành phố của tỉnh Hải Dương,
nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho XDCB hàng năm chủ yếu thu từ cấp
quyền sử dụng đất, ngân sách tỉnh hỗ trợ và nguồn trái phiếu Chính phủ. Tổng
nguồn vốn ngân sách huyện đầu tư cho XDCB tăng đều qua các năm, năm 2014
đạt khoảng 21 tỷ 769 triệu, năm 2015 là 26 tỷ 37 triệu đồng thì đến năm 2016
con số này là 29 tỷ 856 triệu. Các dự án đầu tư đã phát huy được hiệu quả, bộ
mặt nông thôn ngày một thay đổi, cơ sở hạ tầng nông thôn Cẩm Giàng như:
điện, đường, trường học, kênh mương, trạm y tế xã đã dần kiên cố, đời sống của
nhân dân ngày một nâng cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ
NSNN trên địa bàn huyện Cẩm Giàng trong những năm gần đây cũng còn khá
nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục như việc lập dự tốn thường khơng sát với

1


thực tế, đồng thời trong giai đoạn 3 năm 2014-2016 có nhiều dự án đầu tư xây
dựng khơng phát huy hiệu quả kinh tế, nhiều cơng trình có biểu hiện thất thốt
lãng phí vốn đầu tư, nhiều cơng trình khơng được quyết toán vốn đầu tư.
Các tồn tại, hạn chế trên chủ yếu là do các nguyên nhân như năng lực của
các chủ đầu tư còn bị hạn chế bởi các quy định, quy chế thực hiện vận hành hệ
thống. Trình độ chun mơn, năng lực lãnh đạo của các bộ địa phương thấp, chưa

theo kịp với yêu cầu trong quản lý, điều hành dự án đầu tư XDCB. Năng lực của
các Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng cơng trình cịn hạn chế, cơng tác quản
lý điều hành của UBND huyện đối với Ban quản lý dự án và các phịng ban
chun mơn chưa rõ về nhiệm vụ còn nhiều bất cập. Năng lực của một số nhà
thầu tư vấn, nhà thầu xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu của dự án, làm ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng cơng trình, tiến độ thực hiện dự án cũng như hiệu
quả sau đầu tư của dự án. Từ yếu kém của các nhà thầu, hạn chế của chủ đầu tư
dẫn đến cung cấp những sản phẩm khơng tốt cho xã hội, gây ảnh hưởng đến uy
tín trong quản lý nhà nước trên địa bàn huyện, gây lãng phí ngân sách nhà nước
trong đầu tư XDCB, giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan cơng
quyền... Từ những thực trạng trên, địi hỏi u cầu tăng cường công tác quản lý
vốn đầu tư XDCB bằng nguồn ngân sách nhà nước là một nhiệm vụ cấp thiết
không những trước mắt cũng như lâu dài.
Xuất phát từ thực tiễn, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Quản lý vốn đầu
tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cẩm
Giàng, tỉnh Hải Dương".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn ngân sách nhà nước của huyện Cẩm Giàng trong những năm qua, đề
xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn ngân sách nhà nước cho huyện trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước.
- Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn

2



đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước của huyện Cẩm Giàng .
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước ở huyện Cẩm Giàng,
tỉnh Hải Dương.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ
nguồn NSNN của huyện Cẩm Giàng .
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến
công tác quản lý vốn đầu từ XDCB từ nguồn NSNN của huyện Cẩm Giàng. Công
tác quản lý vốn đầu tư XDCB là một phạm trù rộng, bao gồm các hoạt động quản
lý đầu tư được phân theo từng ngành, từng lĩnh vực khác nhau,... Nghiên cứu
này tập trung vào quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà
nước cấp huyện ở giai đoạn thực hiện dự án xây dựng cơ bản.
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu ở huyện Cẩm Giàng , tỉnh Hải
Dương. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung vào những cơng trình XDCB do huyện
làm chủ đầu tư.
- Về thời gian: Đề tài sử dụng các số liệu liên quan đến thực trạng công tác
quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ở huyện Cẩm Giàng trong 3 năm trở
lại đây (từ năm 2014 - 2016).
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Về lý luận
Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về cơ sở lý luận của công
tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN; Làm rõ
các chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về vốn đầu
tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN.
1.4.2. Về thực tiễn
Đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý nhà nước về
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN tại huyện Cẩm Giàng với các nội

dung chính như: Quản lý xây dựng kế hoạch phân bổ vốn đầu tư XDCB từ
nguồn NSNN, quản lý tổ chức bộ máy, quản lý tổ chức thực hiện về quản lý vốn

3


đầu tư từ nguồn NSNN, quản lý thông qua kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm
toán vốn NSNN cho đầu tư; Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến
công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên
địa bàn huyện Cẩm Giàng.
Đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho công tác quản lý nhà
nước về vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ở huyện Cẩm Giàng trong thời gian
tới đạt được hiệu quả cao nhất.
1.5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm năm phần
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Phần 3: Phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu
Phần 5: Kết luận và kiến nghị

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1.1. Các khái niệm liên quan

2.1.1.1. Khái niệm về quản lý nhà nước
- Khái niệm về quản lý: Trên thực tế tồn tại nhiều cách tiếp cận khái niệm
“quản lý”. Thông thường, quản lý đồng nhất với các hoạt động tổ chức chỉ huy,
điều hành, điều khiển, động viên, kiểm tra, điều chỉnh… theo lý thuyết hệ thống
(Giáo trình Khoa học quản lý- Tập 2- NXB KHKT-2001) đưa ra khái niệm về
quản Lý: “quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến một hệ
thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên
lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống”.
Từ khái niệm về quản lý nêu trên, ta có thể đưa ra khái niệm về quản lý
nhà nước như sau:
- Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng: Là hoạt động tổ chức, điều
hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của
quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo
cách hiểu này, quản lý nhà nước được đặt trong cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ" .
- Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước chủ yếu
là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối
với các q trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật
nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đồng thời,
các cơ quan nhà nước nói chung cịn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp
hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ
máy và củng cố chế độ cơng tác nội bộ của mình. Chẳng hạn ra quyết định
thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề
bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội
bộ ... Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp này còn đồng nghĩa với khái niệm
quản lý hành chính nhà nước.

5



2.1.1.2. Khái niệm về vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB)
Vốn đầu tư Xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí để đạt được mục
đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp
đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán.
Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư
trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời là một nguồn lực tài chính cơng rất quan
trọng của quốc gia.
Dưới giác độ là một nguồn vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư XDCB từ
NSNN cũng như các nguồn vốn khác - đó là biểu hiện bằng tiền của giá trị đầu tư,
bao gồm các chi phí tiêu hao nguồn lực phục vụ cho hoạt động đầu tư, nghĩa là bao
gồm tồn bộ chi phí đầu tư. Theo Luật Đầu tư (2014) do Quốc hội khóa 13 ban hành:
"Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ".
Vốn đầu tư công, theo Luật Đầu tư công (2014) là: “vốn ngân sách nhà
nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền
địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà
tài trợ nước ngồi, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu
để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn
vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư”. Như vây, vốn đầu tư XDCB từ
NSNN là một hình thức của đầu tư cơng nằm trong khoản chi đầu tư của NSNN
hàng năm được bố trí cho đầu tư vào các cơng trình, dự án XDCB của Nhà nước.
Vốn đầu tư XDCB được hiểu là tổng chi phí bằng tiền để tái sản xuất tài
sản cố định có tính chất sản xuất hoặc phi sản xuất. Trong đó mục đích bỏ vốn
được xác định rõ và giới hạn trong phạm vi tạo ra những cơ sở vật chất, kỹ thuật
hoặc kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế - xã hội, như nhà máy, hệ thống giao thông
vận tải, hồ đập, thuỷ điện, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện.
2.1.1.3. Khái niệm về ngân sách nhà nước (NSNN)
Trong hệ thống tài chính, ngân sách nhà nước (NSNN) là bộ phận chủ
đạo, là điều kiện vật chất quan trọng để Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của
mình. Mặt khác nó cịn là cơng cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ
mô nền kinh tế xã hội.

Xét theo biểu hiện bên ngoài: NSNN bao gồm những nguồn thu cụ thể,
những khoản chi cụ thể và được định hướng các nguồn thu đều được nộp vào
một quỹ tiền tệ – quỹ NSNN và các khoản đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy.

6


Những khoản thu nộp và cấp phát qua quỹ NSNN là các quan hệ được xác định
trước, được định lượng và Nhà nước sử dụng chúng để điều chỉnh vĩ mô nền kinh
tế. Bởi vậy, trên phương diện kinh tế, có nhiều định nghĩa về NSNN khác nhau:
Dưới góc độ hình thức: NSNN là một bản dự tốn thu và chi tài chính
hàng năm của nhà nước do Chính phủ lập ra, đệ trình Quốc hội quyết định và
giao cho chính phủ thực hiện.
Dưới góc độ về thực thể: NSNN bao gồm các nguồn thu cụ thể, những
khoản chi cụ thể và được định lượng. Các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ
tiền tệ và các khoản chi đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy. Thu chi quỹ này có
quan hệ ràng buộc nhau gọi là cân đối ngân sách đây là một cân đối lớn trong nền
kinh tế thị trường.
Xét về bản chất kinh tế chứa đựng trong NSNN: Các hoạt động thu chi
Ngân sách đều phản ánh những quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể
khác trong xã hội gắn với quá trình tạo lập quản lý và sử dụng quỹ NSNN. Hoạt
động đó đa dạng được tiến hành trên hầu khắc các lĩnh vực và có tác động đến
mọi chủ thể kinh tế xã hội. Những quan hệ thu nộp cấp phát qua quỹ NSNN là
những quan hệ được xác định trước, được định lượng và nhà nước sử dụng chúng
để điều tiết vĩ mô kinh tế xã hội.
Như vậy, trên phương diện kinh tế có thể hiểu NSNN phản ánh các quan
hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền
tệ chung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính
quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của mình trên cơ sở luật định.
Trên phương diện pháp lí, NSNN được định nghĩa khác nhau trong pháp

luật thực định và trong khoa học pháp lí.
Tại điều 4, chương I của Luật NSNN số 83/2015/QH13 đã đưa ra rằng:
“NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện
trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”
2.1.1.4. Khái niệm về quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.
- Khái niệm về quản lý: Theo Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở): Quản
lý trong kinh doanh hay quản lý trong các tổ chức nhân sự nói chung là hành
động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành
mục tiêu chung.

7


Công việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ
huy, phối hợp và kiểm sốt. Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng và để
quản lý là nhân lực, tài chính, cơng nghệ và thiên nhiên.
Theo Bách khoa tồn thư thì quản lý là chức năng và hoạt động của
hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội),
bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu
bảo đảm thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó.
- Khái niệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước:
Như vậy, với những khái niệm đã làm rõ ở trên chúng ta có thể hiểu việc quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là chức năng và hoạt động
của hệ thống tổ chức nhằm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
nước một cách có hiệu quả đảm bảo việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nền kinh tế phát triển.
2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn ngần sách nhà nước
Quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN đối với các dự án
đầu tư để nâng cao hiệu quả đầu tư, tiết kiệm, đảm bảo chất lượng và tiến độ thi

công. Dự án đầu tư như ta đã biết bao gồm một hệ thống nhiều công việc phức
tạp trong đó có nhiều cơng việc mang tính đặc thù mà nhiều khi một mình chủ
đầu tư khơng thể đảm đương hết được. Phần lớn các dự án đầu tư được thực hiện
bởi nhiều đơn vị, mỗi đơn vị đảm nhận mỗi công việc riêng dưới sự quản lý
chung của chủ đầu tư. Do đó việc quản lý vốn đầu tư XDCB trở lên rất khó khăn.
Làm thế nào đảm bảo sử dụng vốn đầu tư XDCB đúng mục đích tránh thất thoát
(Điều này rất dễ xảy ra trong quá trình thực hiện dự án đầu tư XDCB do cả
nguyên nhân khách quan và chủ quan), vừa đảm bảo tiến độ và chất lượng thi
công, vừa đảm bảo tiết kiệm, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư…đặc biệt là trong
điều kiện quy mô, số lượng dự án tăng, thiết bị cơng nghệ ngày càng hiện đại.
Vai trị của quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là tạo ra cơ sở vật
chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng thiết yếu cho xã hội, là nhân tố quyết định tới việc
thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển
nền kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, những vai trị đó chỉ có thể được
thể hiện trong điều kiện có sự quản lý chặt chẽ ở tầm vi mô cũng như vĩ mơ,
cịn nếu bng lỏng quản lý thì vai trị đó sẽ bị mất đi. Vì vậy, cơng tác quản

8


lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN vừa là thực tiễn khách quan, vừa là một
yêu cầu cấp bách.
Hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN được thực hiện
ngay từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt chương trình, dự án; cho
đến bước lập kế hoạch đầu tư, xác định danh mục chương trình, dự án đầu tư,
triển khai thực hiện; và các bước theo dõi, kiểm tra đánh giá, thanh tra các
chương trình, dự án. Để triển khai có hiệu quả và đạt được mục tiêu mà các kế
hoạch, chương trình đầu tư XDCB từ nguồn NSNN, việc quản lý vốn là vô cùng
quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo tiến độ, cũng như tiết kiệm chi phí
trong đầu tư, đảm bảo tính khả thi và thành cơng của kế hoạch đã được đặt ra

Quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN có vai trị quan
trọng đặc biệt trong việc đảm bảo, duy trì sự tồn tại cũng như các hoạt động và
phát triển của bộ máy quản lý Nhà nước. Các hạng mục, cơng trình được xây
dựng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho bộ máy quản lý Nhà nước thực hiện
chức năng của mình, đồng thời tối đa hóa lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội, đảm
bảo môi trường trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển bền vững.
Do mặt trái của cơ chế thị trường, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá
nhân (khu vực đầu tư tư nhân) sẽ khơng đầu tư vào lĩnh vực khơng có lợi nhuận
hoặc lợi nhuận khơng cao. Chính vì thế, hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
thường hướng tới các lĩnh vực khơng đem lại hiệu quả kinh tế tài chính nhiều, các
lĩnh vực không hấp dẫn khu vực đầu tư tư nhân như trường học, đường giao thông,
đê kè, … tuy nhiên, sau khi các hạng mục cơng trình này hoàn thành, lại quay trở
lại, xúc tiến, tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều và thu hút nguồn vốn đầu tư từ khu
vực đầu tư tư nhân vào các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội khác. Ví dụ như
một hệ thống đường giao thơng hoặc một dự án điện đến một khu dân cư miền núi,
sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ là những tiền đề tiên quyết, thu hút sự đầu tư
phát triển kinh tế xã hội của các nhà đầu tư tiếp theo.
Ngoài tác động về mặt cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, đầu tư
XDCB từ nguồn NSNN cịn có vai trị tác động đến tổng cầu của nền kinh tế, là
một cơng cụ quan trọng của Chính phủ đối với việc quản lý tổng cầu, qua đó tác
động tới GDP, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
được triền khai tốt sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế cân đối theo định
hướng mà Nhà nước muốn nền kinh tế hướng theo. Ngồi ra, với vị trí là các dự

9


án đầu tư hạ tầng cơ sở kỹ thuật, hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là
công cụ để Nhà nước giải quyết vấn đề về mất cân đối phát triển giữa các vùng
miền, tạo điều kiện xóa đói, giảm nghèo, phát huy lợi thế so sánh giữa các địa

phương.
2.1.3. Mục tiêu, nguyên tắc, công cụ, phương pháp quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước
2.1.3.1. Mục tiêu
Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước,
các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ
nguồn NSNN.
Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp tỉnh làm cho việc sử dụng
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước tiết kiệm và đạt hiệu
quả cao.
Quản lý vốn đầu tư XDCB nhằm thực hiện nghiêm chỉnh chế độ chính
sách và nguyên tắc tài chính của Nhà nước trong đầu tư XDCB.
Quản lý vốn đầu tư XDCB nhằm chống lãng phí, thất thốt trong đầu tư
XDCB.
Quản lý vốn đầu tư XDCB nhằm nâng cao chất lượng công trình đầu tư
XDCB từ nguồn ngân sách Nhà nước, góp phần thúc đẩy nhanh sự nghiệp Cơng
nghiệp hóa, Hiện đại hóa, phát triển nhanh kinh tế thị trường, tăng trưởng và phát
triển kinh tế - xã hội, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
Tóm lại, việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một tất yếu khách
quan. Nó góp phần khắc phục tình trạng thất thốt lãng phí vốn, nâng cao chất
lượng các cơng trình, nâng cao chất lượng và nhịp độ CNH, HĐH; Thúc đẩy phát
triển kinh tế thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
2.1.3.2. Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Một là, nguyên tắc đảm bảo đầu tư XDCB theo quy hoạch, quy hoạch
phát triển của từng ngành gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của từng vùng, từng địa phương và chung của toàn đất nước.
Hai là, nguyên tắc quản lý theo dự toán, nguồn vốn ngân sách nhà nước
đầu tư cho các cơng trình, dự án được xác định trong kế hoạch ngân sách nhà


10


×