Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh - Tỉnh Phú Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.26 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------

ĐINH THANH THÚY

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI HUYỆN SÔNG HINH - TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------

ĐINH THANH THÚY

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI HUYỆN SÔNG HINH - TỈNH PHÚ YÊN

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HỒ VIẾT TIẾN

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018




LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn “Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông
Hinh - tỉnh Phú Yên” là do chính tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học
của PGS. TS Hồ Viết Tiến. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ các công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được trích
dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tác giả

Đinh Thanh Thúy


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ VẤN
ĐỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN SÔNG HINH – TỈNH
PHÚ YÊN ...................................................................................................................6
1.1.

Tổng quan về quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú


Yên. ..........................................................................................................................6
1.2.

Một số kinh nghiệm về quản lý ngân sách nhà nước của một số quận (huyện)

ở trong nước. ...............................................................................................................9
1.2.1. Thị xã Sông Cầu – tỉnh Phú Yên ......................................................................9
1.2.2. Huyện Can Lộc – tỉnh Hà Tĩnh ......................................................................10
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
HUYỆN SÔNG HINH – TỈNH PHÚ YÊN ...........................................................13
2.1.

Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước.........................................................13

2.1.1. Thực trạng thu ngân sách nhà nước ...............................................................13
2.1.2. Thực trạng chi ngân sách nhà nước................................................................17
2.1.3. Kết quả đạt được về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2012 –
2017. ........................................................................................................................22
2.2.

Những hạn chế trong quá trình quản lý ngân sách nhà nước .........................32

2.2.1. Hạn chế trong quản lý thu ngân sách nhà nước .............................................32
2.2.2. Hạn chế trong quản lý chi ngân sách nhà nước..............................................33


2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình quản lý ngân sách nhà nước
........................................................................................................................36
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................40

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN SÔNG HINH – TỈNH PHÚ YÊN ...41
3.1. Mục tiêu tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh
Phú Yên. ....................................................................................................................41
3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn, thách thức .......................................................41
3.1.2. Mục tiêu tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh
Phú Yên. ....................................................................................................................43
3.2. Những giải pháp cơ bản tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sơng
Hinh – tỉnh Phú n. .................................................................................................45
3.2.1. Nhóm giải pháp về quản lý thu ngân sách nhà nước ......................................45
3.2.2. Nhóm giải pháp về quản lý chi ngân sách nhà nước.......................................46
3.2.3. Nâng cao năng lực, trình độ chun mơn của cán bộ, cơng chức quản lý tài
chính ngân sách .........................................................................................................50
3.2.4. Nâng cao chất lượng cơng tác kiểm sốt chi ngân sách của KBNN ...............51
3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra tài chính .........................................................52
3.2.6. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền trong quản lý NSNN........53
3.2.7. Nghiêm túc cơng khai tài chính các cấp .........................................................53
3.2.8. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tài chính, thuế, KBNN và các cơ
quan liên quan trong quản lý NSNN .........................................................................54
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................55
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIẢI PHÁP .......................................56
4.1. Định hướng chung về giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại
huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên..............................................................................56
4.2. Kế hoạch thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại
huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên..............................................................................58


4.2.1. Kế hoạch thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước.
........................................................................................................................58
4.2.2. Kế hoạch thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước.

........................................................................................................................58
4.3. Đánh giá tính khả thi việc thực hiện kế hoạch. ..................................................62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................63
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................64
5.1. Kết luận ..............................................................................................................64
5.2. Khuyến nghị đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên..........................................65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT

TỪ GỐC

1

ANQP

An ninh quốc phịng

2

BĐS

Bất động sản

3


CĐNS

Cân đối ngân sách

4

CTMTQG

Chương trình mục tiêu quốc gia

5

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

6

GTGT

Giá trị gia tăng

7

HĐND

Hội đồng nhân dân

8


KBNN

Kho bạc nhà nước

9

KT-XH

Kinh tế - xã hội

10

MTQG

Mục tiêu quốc gia

11

NQD

Ngoài quốc doanh

12

NS

Ngân sách

13


NSĐP

Ngân sách địa phương

14

NSNN

Ngân sách nhà nước

15

NSTW

Ngân sách trung ương

16

QLNN

Quản lý nhà nước

17

SNGD

Sự nghiệp giáo dục

18


TNCN

Thu nhập cá nhân

19

TPCP

Trái phiếu chính phủ

20

TW

Trung ương

21

UBND

Ủy ban nhân dân

22

XDCB

Xây dựng cơ bản

23


XL

Xây lắp


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sông Hinh ..........................13
Bảng 2.2. Tổng hợp thu ngân sách nhà nước theo từng lĩnh vực .............................14
Bảng 2.3. Tổng thu ngân sách nhà nước theo từng sắc thuế .....................................15
Bảng 2.4. Tổng hợp chi ngân sách nhà nước huyện Sông Hinh (2012-2017) ..........18
Bảng 2.5. Tổng hợp chi đầu tư phát tiển từ ngân sách nhà nước huyện Sông Hinh
(2012-2017). ..............................................................................................................19
Bảng 2.6. Tổng hợp chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước huyện Sông Hinh
(2012-2017) ...............................................................................................................19
Bảng 2.7. Cân đối thu – chi ngân sách huyện Sông Hinh (2012-2017) ....................23
Bảng 2.8. Cân đối ngân sách nhà nước (2012-2017) ................................................24


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu thu cân đối ngân sách nhà nước ..............................................16
Biểu đố 2.2. Chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Sông Hinh (2012-2017)
...................................................................................................................................20


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Hiện nay ở nước ta có rất nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề
quản lý NSNN. Mỗi công trình nghiên cứu đều có mục đích, đối tượng, phạm vi

nghiên cứu và cách tiếp cận riêng về NSNN như:
Sách “Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương, thực trạng và giải
pháp”, PGS-TS Lê Chi Mai (2006), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
Nghiên cứu khoa học “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý ngân
sách nhà nước cấp huyện thị - Trường hợp nghiên cứu điển hình tại thị xã Gia
Nghĩa, tỉnh Đăk Nơng” của Đàm Thị Hệ được in trên tạp chí khoa học và công nghệ
Lâm nghiệp số 02 -2013.
Nghiên cứu khoa học “Cân đối ngân sách nhà nước, nợ công và chuẩn mực
quốc tế” của Bùi Thị Mai Hồi, Sử Đình Thành, & Bùi Duy Tùng được in trên Tạp
chí Phát triển Kinh tế số 9 – 2015.
Ngồi ra cịn nhiều sách tham khảo, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên
ngành. Đây là những cơng trình nghiên cứu có giá trị tham khảo cao về cả lý luận
và thực tiễn.
Ở các cơng trình nghiên cứu khoa học trên, các tác giả đều đề cập đến vấn đề
nâng cao hiệu quả quản lý NSNN, tuy nhiên mỗi đề tài lại có một cách tiếp cận và
nội dung nghiên cứu khác nhau. Tùy mục đích và u cầu khác nhau mà các cơng
trình nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá và đưa ra kiến nghị đề xuất cho từng
lĩnh vực cụ thể, phù hợp từng đối tượng nghiên cứu.
Luận văn “Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh
– tỉnh Phú Yên” cũng đưa ra những đề xuất có thể áp dụng được vào thực tiễn của
ngân sách huyện Sơng Hinh. Vì vậy đề tài khơng trùng lắp với các cơng trình
nghiên cứu trước đây.
2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sau 13 năm thực hiện, Luật NSNN năm 2002 bộc lộ những hạn chế, bất cập
như: Quy định về phạm vi thu ngân sách còn chưa rõ ràng; việc quản lý các khoản


2

phí, lệ phí chưa thống nhất, phân tán; cách xác định bội chi NSNN chưa đầy đủ và

chưa phù hợp với thông lệ quốc tế; việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa
NSTW và NSĐP đã có quy định rõ nhưng giữa các cấp ở địa phương còn chưa phù
hợp với thực tế...
Vì vậy, nhằm khắc phục những tồn tại của Luật NSNN 2002 và đáp ứng yêu
cầu mới đặt ra trong quá trình tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành
chính, hội nhập kinh tế quốc tế, Luật NSNN năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ
sung quan trọng:
- Phạm vi thu, chi NSNN được sửa đổi theo hướng toàn diện, thống nhất,
đồng bộ và chặt chẽ hơn với các luật có liên quan trong hệ thống các luật về tổ chức
bộ máy nhà nước như Luật Tổ chức quốc hội, Luật tổ chức chính phủ, Luật kiểm
tốn nhà nước, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật dầu rư cơng, Luật quản
lý nợ công…
- Nguyên tắc cân đối, quản lý NSNN được kế thừa của Luật NSNN 2002,
song được quy định cụ thể hơn.
- Phân cấp quản lý NSNN tiếp tục kế thừa các quy định đảm bảo tính thống
nhất của NSNN và trai trò chủ đạo của NSTW. Đồng thời, tăng cường phân cấp
quản lý ngân sách, phát huy tính chủ động của ngân sách các cấp chính quyền địa
phương trong quản lý, sử dụng ngân sách.
- Tăng cường quản lý NSNN, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN thông qua
bổ sung quy định pháp lý về kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch tài chính 3 năm,
tăng cường trách nhiệm giải trình ngân sách và giám sát của các cơ quan quản lý;
tăng cường quản lý các quỹ tài chính ngồi ngân sách; bổ sung quy định rõ hơn về
nguyên tắc chi NSNN…
- Thu hẹp dự phòng ngân sách chi cho NSTW và NSĐP xuống 2-4% tổng chi
thay cho 2-5% như luật NSNN 2002 để phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai,
hỏa hoạn, nhiệm vụ phát sinh quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp
bách khác phát sinh ngồi dự tốn.


3


Như vậy, sự ra đời của Luật NSNN 2015 sẽ tạo một bước ngoặt mới trong
quản lý NSNN theo hành lang pháp lý mới đầy đủ và đồng bộ hơn, phù hợp với tình
hình thực tế hiện nay, xu hướng hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào tiến
trình cải cách tài chính cơng theo hướng hiện đại.
Hiện nay công tác quản lý ngân sách huyện Sông Hinh ngày càng được hoàn
thiện, cân đối thu chi ngân sách ngày càng vững chắc (năm 2012 đạt 15,1% đến
năm 2017 tăng lên đạt 23,5%), nguồn thu ngày càng tăng, đảm bảo được nhu cầu
chi thiết yếu về quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội, sự nghiệp
kinh tế, giáo dục đào tạo, văn hóa – xã hội… và đảm bảo một phần cho chi đầu tư
phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó cơng tác quản lý ngân sách huyện Sơng Hinh vẫn
cịn những hạn chế, khiếm khuyết. Nền kinh tế huyện còn phụ thuộc lớn vào lĩnh
vực sản xuất nơng nghiệp, các khoản thu ngân sách cịn nhỏ chưa đáp ứng được hết
nhu cầu chi của huyện, vẫn cịn tình trạng thất thu ngân sách, ngân sách huyện phần
lớn được bổ sung từ nguồn ngân sách tỉnh (chiếm 65-75%). Trong tổng chi ngân
sách nhà nước, cơ cấu chi cho hoạt động hành chính sự nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng
cao (80-90%), trong khi đó chi cho đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn hạn chế, phụ
thuộc vào ngân sách tỉnh bổ sung, chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng cơ sở hạ
tầng, tiềm năng phát triển của huyện.
Năm 2017 là năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017-2020 theo
luật ngân sách mới của Quốc hội, là năm thứ hai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, an ninh, quốc phòng 5 năm 2016-2020 theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu
Đảng bộ huyện Sông Hinh lần thứ VIII và Nghị Quyết của HĐND huyện. Nhưng
dưới sự lãnh đạo sâu sát của huyện ủy, giám sát chặt chẽ của HĐND huyện, sự phối
hợp tích cực của MTTQ và các đồn thể của huyện, sự điều hành có trọng tâm trọng
điểm của UBND,…tài chính ngân sách tồn huyện cơ bản ổn định. Tuy nhiên vẫn
có một số khoản thu đạt thấp, chưa kịp tiến độ như: khoản thuế ngoài quốc doanh,
thu tiền cấp quyền khai thác khống sản, thu ngồi cân đối ngân sách…
Trước những thay đổi của Luật ngân sách nhà nước năm 2015 và những hạn
chế trong công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Sông Hinh tác giả lựa chọn đề



4

tài “Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú
Yên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông
Hinh – tỉnh Phú Yên giai đoạn 2012-2017 làm cơ sở đề ra phương hướng và giải
pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh
Phú Yên.
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông
Hinh – tỉnh Phú Yên nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh, tăng cường cơ sở vật
chất… góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trong thời
gian tới.
4. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu:
Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên
giai đoạn từ năm 2012-2017.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên
4.3. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở số liệu về thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông
Hinh – tỉnh Phú Yên giai đoạn từ năm 2012-2017, trên cơ sở tổng hợp lý thuyết liên
quan đến quản lý ngân sách nhà nước, tác giả tiến hành phân tích tổng hợp đánh giá
thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên trong
thời gian qua. Từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước
tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên trong thời gian tới.

5. Kế hoạch thực hiện


5

Trên cơ sở các giải pháp được đề xuất tác giả sẽ chọn một số giải pháp khả
thi, phù hợp với điều kiện thực tế tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên nhằm tăng
cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên.
6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích thực trạng quản lý ngân sách huyện Sông Hinh – tỉnh
Phú Yên giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, chỉ rõ mặt tích cực cũng như hạn
chế trong cơng tác quản lý ngân sách huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên.
Thứ hai, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác
quản lý ngân sách huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và các tài liệu kèm theo thì luận văn
nghiên cứu có nội dung gồm 05 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về ngân sách nhà nước và vấn đề quản lý ngân
sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên.
Chương 2: Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh
Phú Yên
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại
huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên.
Chương 4: Kế hoạch thực hiện giải pháp
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị


6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ VẤN

ĐỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN SÔNG HINH – TỈNH
PHÚ YÊN
1.1. Tổng quan về quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh
Phú n.
Sơng Hinh là huyện miền núi nằm phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, cách thành
phố Tuy Hòa khoảng 60km. Huyện Sơng Hinh là huyện có vị trí quan trọng về quốc
phòng, vừa là hậu cứ, vừa là hậu phương, khu vực phịng thủ cửa ngõ phía Tây
vững chắc, vừa là cầu giao lưu văn hóa giữa các tỉnh duyên hải miền Trung với địa
bàn chiến lược Tây Nguyên. Tiếp giáp với hai vùng sản xuất nông nghiệp quan
trọng là huyện Tây Hòa, vùng trồng lúa lớn nhất tỉnh và vùng trồng cây công nghiệp
phát triển của hai tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk. Là nơi tiếp giáp giữa khu vực đồng bằng
và miền núi cao nguyên, thượng và trung lưu của hệ thống các sơng, suối lớn chảy
qua phía nam tỉnh, có ý nghĩa quan trọng về phịng hộ, dự trữ nguồn nước, giảm tác
động thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái… Trên địa bàn có các tuyến giao thơng
QL 29, QL 19C là cầu nối các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ với các tỉnh Tây
Nguyên, tạo điều kiện thuận lợi trao đổi mua bán hàng hóa và liên kết, hợp tác phát
triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm 2011-2015, nền kinh tế huyện dù vấn tiếp tục bị ảnh
hưởng chung bởi bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, nền
kinh tế huyện vẫn duy trì được ở mức tăng trưởng khá, bình quân đạt 12,1%/năm.
GRDP toàn huyện tăng từ 376,05 tỷ đồng năm 2010 lên 666,36 tỷ đồng vào năm
2015. Cụ thể:
+ Ngành nơng – lâm – thủy sản: tăng bình qn 6,2%/năm, từ 229,20 tỷ đồng
năm 2010 lên 309,33 tỷ đồng năm 2015. Giai đoạn này, sản xuất nông – lâm – thủy
sản gặp khó khăn do cơng tác thu mua ngun liệu sắn, mía cịn nhiều bất cập, tình
hình dịch bệnh trên đàn gia súc tiếp tục tái diễn,…dẫn đến hiệu quả sản xuất chưa
cao.
+ Ngành công nghiệp – xây dựng: tăng bình quân 16,5%/năm, từ 104,58 tỷ
đồng năm 2010 lên 224,63 tỷ đồng vào năm 2015. Nguyên nhân là do vẫn còn bị



7

ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ, nên việc thu hút các doanh nghiệp đầu
tư gặp nhiều khó khăn. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp địa phương chậm phát
triển, một số đề án có đề ra nhưng chậm không thực hiện như: cụm Công nghiệp –
tiểu thủ cơng nghiệp Đức Bình Đơng, cụm Cơng nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
EaBar và cụm Công nghiệp thị trấn Hai Riêng chưa được khai thác hiệu quả. Công
tác đầu tư XDCB, đấu thầu, đền bù, giải phóng mặt bằng cịn nhiều hạn chế làm ảnh
hưởng đến tiến độ các công trình.
+ Ngành dịch vụ: giai đoạn này ngành dịch vụ - thương mại phát triển mạnh
mẽ với tốc độ tăng bình quân đạt 25,6%/năm, từ 42,27 tỷ đồng năm 2010 lên 132,39
tỷ đồng năm 2015. Chất lượng hoạt động thương mại, dịch vụ được nâng lên, hàng
hóa ngày càng đa dạng, phong phú, lưu thông thuận tiện đáp ứng nhu cầu sản xuất
và tiêu dùng trong nhân dân. Các chợ được sắp xếp và đi vào hoạt động ổn định.
Các hoạt động dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thơng phát triển mạnh…
Giai đoạn 2016-2017 là giai đoạn đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đảng
bộ huyện Sông Hinh lần thứ VIII, các mục tiêu của kế hoạch 5 năm (2015-2020)
của Tỉnh. GRDP tồn huyện giai đoạn này tăng bình qn 12,6%/năm. Trong đó
ngành nơng – lâm – thủy sản tăng bình quân 7,6%/năm, đến năm 2017 đạt 358,10 tỷ
đồng; ngành cơng nghiệp – xây dựng tăng bình qn 14,6%/năm, đến năm 2017 đạt
294,77 tỷ đồng; ngành dịch vụ - thương mại tăng bình quân 20,5%/năm, đến năm
2017 đạt 192,18 tỷ đồng.
Tăng trưởng kinh tế khá và ổn định đã góp phần tăng thu nhập bình qn đầu
người qua các năm: 8,3 triệu đồng/người năm 2010 và đạt 19 triệu đồng/người năm
2015. Năm 2017, thu nhập bình quân đầu nười đạt 26 triệu đồng/người.
Cơ cấu kinh tế của huyện theo GRDP trong giai đoanh 2011-2017 chuyển
dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và giảm dần
tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản.
- Giai đoạn 2011-2015: tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng mạnh từ

27,8% năm 2010 lên 42,1% năm 2015; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng nhẹ từ 11,2%


8

năm 2010 lên 13,1% năm 2015; tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản giảm từ
60,9% năm 2010 còn 44,8% năm 2015.
- Đến năm 2017: tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 44,9%;
ngành dịch vụ chiếm 16,1% và ngành nông – lâm – thủy sản chiếm 39,0%.
Công tác thu nội địa ở huyện Sông Hinh trong những năm qua ngày càng
tăng, từ 49.754 triệu đồng năm 2012 lên 64.215 triệu đồng năm 2015 và đạt 87.468
triệu đồng năm 2017, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 16,8%/năm,
giai đoạn 2016-2017 đạt 18,3%/năm. Trong cơ cấu nguồn thu từ doanh nghiệp
ngoài quốc doanh và cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chiếm tỷ lệ
cao nhất, sau đó là các khoản thu từ nhà, đất, phí, lệ phí, phí trước bạ và thu khác.
Tuy nhiên, các khoản thu của huyện còn nhỏ nên chưa đáp ứng được nhu cầu chi
của huyện. Do đó, ngân sách huyện phần lớn được bổ sung từ nguồn ngân sách tỉnh
(chiếm khoảng 65-75%).
- Tỷ lệ thu ngân sách/GRDP: giai đoạn 2006-2010 tăng từ 3,0% năm 2005
lên 7,6% năm 2010, cho thấy nền kinh tế của huyện từng bước phát triển đã đóng
góp ngày càng nhiều vào nguồn thu ngân sách huyện. Giai đoạn 2011-2017, tỷ lệ
này lại giảm xuống còn 6,7% vào năm 2017, cho thấy nền kinh tế huyện cịn phụ
thuộc lớn vào lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp
Tình hình chi ngân sách huyện Sơng Hinh ngày càng tăng, từ 329.948 triệu
đồng năm 2012 lên 435.592 triệu đồng năm 2015 và đạt 372.784 triệu đồng năm
2017, cơ bản đáp ứng chi các chương trình mục tiêu, đảm bảo an sinh xã hội và các
nhu cầu thiết yếu khác. Tuy nhiên, trong tổng chi NSNN, cơ cấu chi cho hoạt động
hành chính sự nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao (80-90%), trong khi đó chi cho đầu tư xây
dựng cơ bản vẫn còn hạn chế, phụ thuộc vào nguồn ngân sách tỉnh bổ sung, chưa
đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiềm năng phát triển của huyện.

(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Sông Hinh từ
năm 2012-2017)
Vấn đề cấp thiết được đặt ra đối với cơ quan quản lý ngân sách nhà nước
huyện Sông Hinh là phải đảm bảo cân đối thu chi ngân sách nhà nước, tăng thu, tiết


9

kiệm chi hoặc vừa giảm chi vừa tăng thu, đảm bảo tốc độ tăng chi thấp hơn tốc độ
tăng thu ngân sách nhà nước. Nhằm mục tiêu quản lý ngân sách nhà nước một cách
có hiệu quả.
1.2.

Một số kinh nghiệm về quản lý ngân sách nhà nước của một số quận
(huyện) ở trong nước.

1.2.1. Thị xã Sông Cầu – tỉnh Phú Yên
Thị xã Sông Cầu nằm giữa hai thành phố Quy Nhơn và Tuy Hoà, cách Quy
Nhơn gần 50km về phía Bắc và cách thành phố Tuy Hồ gần 50km về phía nam, có
quốc lộ 1A đi qua là cầu nối giữa thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và thành
phố Tuy Hồ, tỉnh Phú n.
Thị xã Sơng Cầu cịn có vị trí nằm trong vùng phát triển kinh tế các tỉnh ven
biển miền trung với hệ thống giao thông thuận lợi, gần cảng biển, sân bay và các
khu kinh tế lân cận, có tiềm năng phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ đơ thị hố và
trở thành trung tâm kinh tế, văn hố phía Bắc của tỉnh Phú Yên. Cơ cấu kinh tế
được xác định là: du lịch, dịch vụ, thương mại và công nghiệp - xây dựng.
Công tác quản lý thu thuế, phí và lệ phí được thực hiện như sau: Chi cục thuế
thực hiện quản lý thu thuế lĩnh vực thuế cơng thương nghiệp ngồi quốc doanh đối
với hộ kinh doanh có doanh thu lớn, thu tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp, lệ phí mơn bài, thu cố định tại xã, thu thuế tài ngun, phí bảo vệ mơi

trường.
Cơng tác quản lý chi được thực hiện chặt chẽ, Thị xã luôn quan tâm cân đối
để đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chi đầu tư cơ bản được quan tâm đầu tư phát triển: đầu tư xây dựng khu
công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu I đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngồi nước
vào đầu tư sản xuất, trong đó có 12 doanh nghiệp đi vào sản xuất, một số doanh
nghiệp đang xây dựng; khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu II, khu công nghiệp
Đông Bắc Sông Cầu III và khu dân cư phục vụ khu công nghiệp thu hút từ 6.000
đến 7.000 lao động, đây là động lực thúc đẩy thị xã Sông Cầu phát triển kinh tế - xã
hội mạnh mẽ nhất, tạo ra bước nhảy vọt, cùng với vùng kinh tế Đông Tác - Vũng


10

Rô, khu công nghiệp Nam Tuy An (Phú Yên), khu kinh tế Nhơn Hội, khu cơng
nghiệp Phú Tài (Bình Định), hình thành các trọng điểm phát triển kinh tế, làm hạt
nhân cho cơng nghiệp hố tồn tỉnh và liên vùng kinh tế Phú Yên - Bình Định.
Chi thường xuyên đã đáp ứng được nhu cầu chi trên tất cả các lĩnh vực về an
ninh – quốc phòng, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp mơi trường, sự nghiệp văn hóa,
quản lý hành chính,…. Thị xã đã chủ động trong việc sử dụng kinh phí được ngân
sách cấp, sắp xếp bộ máy, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chi trên tinh thần tiết
kiệm, hiệu quả, chống lãng phí… Thực hiện nghiêm việc công khai ngân sách các
cấp.
1.2.2. Huyện Can Lộc – tỉnh Hà Tĩnh
Thứ nhất: về công tác quản lý và điều hành ngân sách nhà nước.
Công tác quản lý và điều hành ngân sách nhà nước đã thực hiện đúng các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời phát huy tính chủ động
sang tạo, các chỉ tiêu thu và chi ngân sách đều vượt so với dự toán được duyệt.
Thứ hai: về công tác lập và chấp hành ngân sách nhà nước.
Cơng tác lập dự tốn được xây dựng trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, đã tuân thủ đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức thu chi NSNN

hiện hành và đã góp phần phục vụ và thúc đẩy sản xuất trong huyện ngày một phát
triển hơn.
Về công tác chấp hành ngân sách nhà nước huyện
Về thu ngân sách nhà nước: thông qua việc áp dụng hiệu quả giải pháp xử lý
các dấu hiệu rủi ro về thất thu ngân sách từ đó đã tăng thu cho ngân sách nhà nước
hàng chục tỷ đồng tiền thuế. Bên cạnh đó, đã phát hiện và khắc phục kịp thời những
dấu hiệu vi phạm của các thành phần kinh tế, nâng cao nhận thức cho các đối tượng
thực hiện nghĩa vụ đóng nộp ngân sách. Từ đó nâng cao vai trị NSNN ln trở
thành cơng cụ đắc lực của chính quyền huyện trong việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của bộ máy Nhà nước. Đảm bảo các mục tiêu phát triển KT-XH, ổn định
đời sống, giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện.


11

Về chi ngân sách nhà nước: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, huyện đã đảm
bảo cho nhu cầu chi thường xuyên: đảm bảo an ninh quốc phòng, chi sự nghiệp giáo
dục, chi đảm bảo xã hội, chi quản lý hành chính và bổ sung cân đối ngân sách xã,
thị trấn; bên cạnh đó huyện đã tâp trung vào nhiệm vụ chi đầu tư phát triển để nâng
cấp hạ tầng kỹ thuật. Điều này phù hợp với yêu cầu phát triển của huyện trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ ba: về cơng tác quyết tốn ngân sách nhà nước.
Nhìn chung cơng tác quyết tốn đối với NSNN huyện Can Lộc đã được thực
hiện theo các chu trình về quyết tốn ngân sách cấp huyện.
Đối với cơng tác quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện: tổ chức thực hiện
xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách hàng năm nhằm hướng dẫn, nhắc nhở,
phối hợp với Thanh tra nhà nước huyện, thanh tra tài chính, thanh tra thường xuyên
hoặc thanh tra đột xuất một số đơn vị, đảm bảo trước khi quyết tốn thơng qua
UBND huyện phải được xét duyệt, thẩm định hoặc thanh tra để đảm bảo tính chính
xác và trung thực của quyết tốn ngân sách địa phương.

Qua nghiên cứu công tác quản lý ngân sách ở hai địa phương trên có thể rút
ra một số kinh nghiệm sau:
- Coi trọng tác quản lý thu ngân sách, tập trung khai thác nguồn thu chiếm
tỷ trọng cao, tăng cường công tác chống thất thu thuế, gian lận thương mại… Tăng
cường trách nhiệm, sự phối hợp của các ban ngành liên quan trong công tác thu
ngân sách.
- Tập trung vào nhiệm vụ chi cho đầu tư phát triển nhằm nâng cấp cơ sở hạ
tầng, thu hút đầu tư trong và ngồi nước.
- Thực hiện tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí,.. trong quản lý chi
thường xuyên ngân sách.
- Coi trọng việc cơng khai tài chính các cấp trong việc quản lý sử dụng ngân
sách ở địa phương, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.


12

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này tác giả tập trung làm rõ các vấn đề như: tổng quan về
quản lý ngân sách nhà nước và vấn đề quản lý NSNN tại huyện Sông Hinh – tỉnh
Phú Yên. Đưa ra bài học kinh nghiệm về quản lý ngân sách nhà nước của một số
quận (huyện) trong nước từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho địa phương.


13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
HUYỆN SÔNG HINH – TỈNH PHÚ YÊN
2.1. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước
2.1.1. Thực trạng thu ngân sách nhà nước
Trong những năm qua, huyện Sơng Hinh có tốc độ phát triển kinh tế tương

đối ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng Công nghiệp – tiểu thủ
cơng nghiệp – xây dựng, kết quả đó đã có tác động rất lớn đến thu NSNN trên địa
bàn huyện. Thu ngân sách huyện Sông Hinh đã đạt được nhiều kết quả to lớn, vượt
xa so với dự toán được giao, đáp ứng được những nhiệm vụ chi thiết yếu cho bộ
máy quản lý nhà nước, chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy
nghề, an ninh quốc phòng,… và bổ sung cân đối ngân sách xã. Ngồi ra thu ngân
sách huyện cịn dành phần cho nhu cầu chi đầu tư phát triển, chỉnh trang đô thị làm
thay đổi cơ bản bộ mặt của huyện Sơng Hinh.
Tình hình thu ngân sách nhà nước huyện Sông Hinh gia đoạn từ năm 20122017 thể hiện qua bảng 2.1; bảng 2.2 và bảng 2.3:
Bảng 2.1. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sông Hinh
ĐVT: Triệu đồng
STT

Chỉ tiêu

1
2
3

Dự toán tỉnh giao
Dự toán huyện giao
Quyết toán thu NSNN
- Thu NSNN cấp TW
- Thu NSNN cấp Tỉnh
- Thu NSNN cấp Huyện
- Thu NSNN cấp Xã
Cơ cấu thu NSNN so
với dự toán huyện giao
(%)
Cơ cấu thu NSNN so

với dự toán tỉnh giao
(%)

4

5

Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
2012
2013
2014
2015
2016
2017
28.100 40.000 53.000 65.000 66.500 73.800
42.100 60.938 70.000 80.000 85.000 83.816
101.889 126.545 152.190 132.849 114.317 134.144
69
650
986
1.044
757
895
101
694

542
722
94.467 120.716 144.095 118.161 102.837 118.439
7.352
5.179
7.009 12.951 10.182 14.088
242%

207%

216%

164%

133%

158%

362%

315%

285%

202%

170%

180%


(Nguồn: Báo cáo quyết tốn ngân sách huyện Sơng Hinh từ năm 2012-2017)


14

Bảng 2.2. Tổng hợp thu ngân sách nhà nước theo từng lĩnh vực
ĐVT: Triệu đồng
S
TT

CHỈ TIÊU

TỔNG THU NSNN (A+B)
A THU CÂN ĐỐI NSNN
I Thu nội địa

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Năm
2016


Năm
2017

101.889 126.545 152.190 132.849 114.317 134.144
100.001 124.899 150.001 128.024 112.696 132.558
49.754

69.828

80.751

64.215

71.498

87.468

1.036

1.412

1.281

633

694

761


0

0

0

0

60.771

70.408

50.428

56.249

1

1

0

0

619

941

1.946


2.731

3.266

3.321

1.469

1.605

1.424

1.996

2.160

3.408

649

574

910

1.013

725

1.100


1.710

2.373

1.801

4.607

5.391

19.031

0

0

0

0

0

11 Thu tại xã

584

630

688


449

655

595

12 Thu khác ngân sách

735

1.521

2.292

2.356

2.357

1.552

5.092

10.092

31.411

2.045

2.011


2.116

45.154

44.980

37.840

61.764

39.187

42.974

1.888

1.645

2.189

4.825

1.622

1.586

1 Thu từ kinh tế quốc doanh
2 Thu từ DN có vốn đầu tư nước ngồi
3 Thu từ khu vực ngồi quốc doanh


42.952

4 Thuế sử dụng đất nơng nghiệp
5 Thuế thu nhập cá nhân
6 Lệ phí trước bạ

57.700

7 Thu phí xăng dầu
8 Thu phí , lệ phí
9 Các khoản thu về nhà, đất
10 Thu sự nghiệp ( không kể thu tại xã )

II Thu kết dư ngân sách năm trước
III Thu chuyển nguồn
C. K. THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ CHI
QUẢN LÝ QUA NSNN
THU BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH
C
CẤP TRÊN
THU TỪ NGÂN SÁCH CẤP
D
DƯỚI NỘP LÊN
B

TỔNG SỐ ( A ĐẾN D )

237.088 256.287 257.705 306.492 314.910 277.077
0


1.340

316

0

0

338.977 384.172 410.211 439.341 429.227

0
411.221

(Nguồn: Báo cáo quyết tốn ngân sách huyện Sơng Hinh từ năm 2012-2017)


15

Bảng 2.3. Tổng thu ngân sách nhà nước theo từng sắc thuế
ĐVT: Triệu đồng
S
TT
A
I
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
II
12
13
III
14
15
16
17
18
IV
V
B
C
1
D

CHỈ TIÊU
TỔNG THU NSNN (A+B)
THU CÂN ĐỐI NSNN
Các khoản thu từ thuế
Thuế GTGT hàng SX kinh doanh
trong nước
Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng SX
trong nước

Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thu từ thu nhập sau thuế
Thuế tài nguyên
Thuế môn bài
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế nhà đất
Thuế chuyển quyền sử dụng đất
Thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp
Thu khác
Các khoản phí, lệ phí
Lệ phí trước bạ
Thu phí , lệ phí
Các khoản thu khác
Thu tại xã
Thu tiền thuê mặt đất, mặt nước
Thu tiền SD đất và giao đất trồng
rừng
Thu tiền cấp quyền khai thác
khoáng sản
Thu khác ngân sách
Thu kết dư ngân sách năm
trước
Thu chuyển nguồn
C. K. THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ
CHI QUẢN LÝ QUA NSNN
THU BỔ SUNG TỪ NGÂN
SÁCH CẤP TRÊN
Bổ sung cân đối
THU TỪ NGÂN SÁCH CẤP

DƯỚI NỘP LÊN
TỔNG SỐ ( A ĐẾN D )

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017

101.889 126.545 152.190 132.849 114.316
100.001 124.899 150.001 128.024 112.695
44.703 63.176 73.637 53.793 60.239

134.144
132.558
61.782

39.725


60.476

67.241

47.704

53.342

13

11

22

29

9

2.795

510

2.228

701

1.058

2.309


1.210
246

767
315
1
941
51

1.653
310
1
1.946
0

1.913
439

1.672
395

2.033
458

2.731

3.266

3.321


31
466
2.886
2.160
725
8.372
655
280

4.508
3.408
1.100
21.178
595
250

619

96

53.661

2.118
1.469
649
2.933
584
50


103
2.179
1.605
574
4.473
630
134

234
2.334
1.424
910
4.780
688
58

0
274
3.010
1.996
1.013
7.413
449
213

1.564

2.188

1.743


3.836

4.483

18.431

558

597

350

735

1.521

2.292

2.356

2.357

1.552

5.092

10.092

31.411


2.045

2.011

2.116

45.154

44.980

37.840

61.764

39.187

42.974

1.888

1.645

2.189

4.825

1.622

1.586


237.088 256.287 257.705 306.492 314.910

277.077

121.268 119.589 117.281 115.778 116.506 171.569
0

1.340

316

0

0

338.977 384.172 410.211 439.341 429.226

411.221

(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện Sông Hinh từ năm 2012-2017)


16

100%
90%
80%
70%
60%


Thu chuyển nguồn
Thu kết dư ngân sách năm trước

50%

Các khoản thu khác
Các khoản phí, lệ phí

40%

Các khoản thu từ thuế

30%
20%
10%
0%
Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Năm

2016

Năm
2017

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu thu cân đối ngân sách nhà nước
(Nguồn: Báo cáo quyết tốn ngân sách huyện Sơng Hinh từ năm 2012-2017)
Số liệu ở các bảng 2.1; 2.2; 2.3 và biểu 2.1 nêu trên cho ta thấy:
Tổng thu NSNN có tốc độ tăng trưởng khơng ổn định. Thu cân đối NSNN
chỉ chiếm 1/3 tổng thu trên địa bàn huyện. Tổng thu NSNN năm 2012 đạt 338.977
triệu đồng (trong đó thu cân đối NSNN là 100.001 triệu đồng), đến năm 2017 đạt
411.221 triệu đồng (trong đó thu cân đối NSNN là 132.558 triệu đồng), tốc độ tăng
bình quân là 3,94%. Đi sâu vào phân tích một số khoản thu ta thấy:
- Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là nguồn thu chủ yếu của ngân
sách huyện. Năm 2012 số thu ở khu vực này là 42.952 triệu đồng, năm 2014 tăng
lên đến 70.408 triệu đồng, đến năm 2017 giảm xuống chỉ cịn 57.700 triệu đồng, tốc
độ tăng bình quân đạt 6,08%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hụt thu là do Công ty
cổ phần tinh bột sắn Phú Yên trong năm 2015 đã đầu tư mở rộng thêm dây chuyền
sản xuất tinh bột sắn, được hoàn thuế đầu vào nên chỉ nộp thuế 40,3 tỉ đồng, giảm


×