Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Đánh giá công tác tài chính về đất đai trên địa bàn thành phố phủ lý, tỉnh hà nam giai đoạn 2012 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.83 KB, 121 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HOA

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ
NAM GIAI ĐOẠN 2012 - 2016

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Hồ Thị Lam

Trà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực, khách
quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc



Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoa

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành bản luận văn này, tôi nhận
được sự quan tâm giúp đỡ đầy nhiệt huyết của các thầy cô trong Khoa Quản lý
đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp hết
sức tận tình, quý báu của giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà.

Đồng thời Uỷ ban nhân dân thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, Chi cục
thuế thành phố Phủ Lý, cán bộ phịng Tài ngun và mơi trường thành phố
Phủ Lý, cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Phủ Lý, tỉnh Hà Nam,
nhân dân các phường, xã của thành phố Phủ Lý và các thành viên trong gia
đình tơi đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi nghiên cứu, hồn thành tốt luận văn.

Tơi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp
đỡ tận tình, q báu đó.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hoa

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục hình........................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... ix
Thesis abstract............................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu.................................................................................................. 3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn........................ 3


Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận và tính pháp lý về tài chính đất đai...................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan đến tài chính đất đai........................................ 5

2.1.2.

Cơ sở thu tài chính đất đai...................................................................................... 7

2.1.3.

Các văn bản pháp lý về tài chính đất đai....................................................... 14

2.2.

Cơng tác tài chính đất đai của một số nước trên thế giới...................21

2.2.1.

Cơng tác tài chính đất đai ở Trung Quốc...................................................... 21

2.2.2.

Cơng tác tài chính đất đai ở Hà Lan................................................................. 23


2.2.3.

Cơng tác tài chính đất đai ở Thụy Điển.......................................................... 24

2.3.

Thực trạng tài chính đất đai của Việt Nam................................................... 26

2.3.1.

Trước Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực..................................................... 26

2.3.2.

Từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay.................................. 34

2.3.3.

Thực trạng tài chính đất đai tỉnh Hà Nam..................................................... 36

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu........................................................ 39
3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................ 39

3.2.

Thời gian nghiên cứu............................................................................................... 39

3.3.


Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 39

iii


3.4.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 39

3.5.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 39

3.5.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................................. 39

3.5.2.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp......................................... 40

3.5.3. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp.......................................... 41
3.5.4.

Các phương pháp tổng hợp, thống kê xử lý số liệu............................... 41

Phần 4. Kết quả và thảo luận................................................................................................ 43
4.1.


Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý sử dụng đất đai

trên địa bàn của thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam..................................... 43
4.1.1.

Điều kiện tự nhiên...................................................................................................... 43

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................ 45

4.1.3.

Thực trạng quản lý, sử dụng đất của thành phố Phủ Lý...................... 50

4.1.4.

Hiện trạng sử dụng đất đai................................................................................... 56

4.1.5.

Tình hình biến động các loại đất tại thành phố Phủ Lý......................... 59

4.1.6.

Đánh giá chung............................................................................................................ 63

4.2.

Thực trạng công tác tài chính về đất đai trên địa bàn thành phố Phủ Lý,


tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012-2016

64

4.2.1.

Tiền sử dụng đất........................................................................................................ 64

4.2.2.

Tiền thuê đất................................................................................................................. 69

4.2.3.

Thuế sử dụng đất....................................................................................................... 71

4.2.4.

Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển quyền sử dụng đất......................... 74

4.2.5.

Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai................................................ 76

4.2.6.

Đánh giá chung............................................................................................................ 81

4.3.


Đánh giá của hộ gia đình, cá nhân về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về

đất đai trên địa bàn thành phố Phủ Lý........................................................... 83
4.3.1.

Đánh giá của người dân về các khoản thu tài chính về đất đai khi được

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trong quá trình sử dụng đất
.............................................................................................................................................. 83

4.3.2.

Đánh giá của người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai

tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền................................................... 85
4.3.3.

Một số hạn chế còn tồn tại.................................................................................... 86

4.4.

Đề xuất các giải pháp để cơng tác tài chính về đất đai trên địa thành phố

phủ lý ngày càng hoàn thiện............................................................................... 87

iv


4.4.1.


Giải pháp về quản lý đất đai................................................................................. 87

4.4.2.

Giải pháp về chính sách, pháp luật.................................................................. 89

4.4.3.

Giải pháp về cơng nghệ, kỹ thuật...................................................................... 90

4.4.4.

Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý, phát triển nguồn nhân lực . .91

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 92
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 92

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 93

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 94

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HTX

: Hợp tác xã

KTTT

: Kinh tế thị trường

KTXH

: Kinh tế xã hội

NN

: Nhà nước

NSNN

: Ngân sách nhà nước

PNN


: Phi nông nghiệp

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất

SDĐ

: Sử dụng đất

SHTD

: Sở hữu toàn dân

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TSDĐ

: Tiền sử dụng đất

TTĐ

: Tiền thuê đất

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Thang đo, hệ số và
vụ tài chính về đất

Bảng 4.1.

Cơ cấu giá trị sản x

Bảng 4.2.

Diện tích, dân số th

Bảng 4.3.

Hiện trạng sử dụng

Bảng 4.4.

Hiện trạng sử dụn
thành phố Phủ Lý n

Bảng 4.5.

Biến động đất đa
thuộc thành phố Ph


Bảng 4.6.

Biến động đất đai t

Bảng 4.7.

Kết quả giao đất c
2012-2016 .............

Bảng 4.8.

Kết quả thu tiền sử
2016 ......................

Bảng 4.9.

Kết quả thu tiền thu

Bảng 4.11. Kết quả cho thuê đất trên địa bàn thành phố Phủ Lý

2016 ......................
Bảng 4.11. Kết quả thu thuế sử dụng đất tại thành phố Phủ Lý

2016 ......................

Bảng 4.12. Kết quả thu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng
đất tại thành phố P

Bảng 4.13. Kết quả thu phí và lệ phí trong quản lý sử dụng đất đai tại thành phố

Phủ Lý giai đoạn 2
Bảng 4.14. Kết quả thu ngân sách từ đất đai của thành phố giai đoạn 2012 – 2016 ......

Bảng 4.15. Đánh giá của người dân về các khoản thu tài chính về đất đai khi được
cấp giấy chứng nh
giai đoạn 2012-201

Bảng 4.16. Đánh giá của người dân về các khoản thu tài chính về đất đai trong
q trình sử dụng đ
2016 ......................

Bảng 4.17. Đánh giá của người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất
đai tại các cơ quan

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Thị trường sơ cấp về đất đai........................................................................... 11
Hình 2.2. Thị trường thứ cấp về đất đai......................................................................... 11
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính thành phố Phủ Lý - tỉnh Hà Nam........................... 43

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hoa
Tên đề tài: “Đánh giá cơng tác tài chính về đất đai trên địa bàn
thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012 - 2016”.
Ngành: Quản lý đất đai


Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá cơng tác tài chính về đất đai trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà

Nam.
Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác tài chính về đất đai
trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các văn bản quy
định tài chính đất đai liên quan đến cơng tác tài chính đất đai từ các Luật, Nghị
định, Thông tư hướng dẫn liên quan. Thu thập các tài liệu, số liệu đã được cơng
bố về tình hình KT-XH, từ các Sở, phòng, ban, cơ quan thuộc thành phố Phủ Lý.
Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp: Tiến hành lập bảng và
phỏng vấn trực tiếp lấy ý kiến của 90 hộ gia đình, cá nhân địa bàn phường Minh
Khai, phường Trần Hưng Đạo và xã Liêm Tuyền đại diện cho 3 khu vực thuộc
thành phố Phủ Lý về các nội dung nghiên cứu của đề tài. (1) Đánh giá của người
dân về các khoản thu tài chính về đất đai khi được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và trong quá trình sử dụng đất; (2) đánh giá của người dân khi thực
hiện các thủ tục hành chính về đất đai tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và xử lý thống kê số liệu :
phân tích, so sánh, tổng hợp và xử lý thống kê số liệu bằng phần mềm Excel. Sử
dụng thang đo Likert (Likert, 1932) để đánh giá ý kiến của người dân khi nộp các
khoản thu tài chính về đất đai, để đề xuất các giải pháp để công tác thực hiện
nghĩa vụ tài chính về đất đai trên địa bàn thành phố Phủ Lý trong thời gian tới.

Kết quả chính và kết luận
1.

Thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế, chính trị văn hố xã hội của
tỉnh Hà
Nam. Diện tích tự nhiên của thành phố là 8.763,95 ha. Thành phố có 21 đơn vị hành
2

chính với dân số là 139.786 người, mật độ dân số là 1.595 người/km . Kinh tế của thành
phố có những bước tăng trưởng vững chắc và ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển

ix


dịch theo hướng tích cực giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2016 đạt 67,13
triệu đồng. Trong giai đoạn 2012-2016, toàn thành phố đã cấp được 1.636 GCNQSD
2

đất cho hộ gia đình cá nhân tổng diện tích được cấp là 362.083,6m , công tác quản lý
nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố vẫn còn bộc lộ những bất cấp làm nẩy
sinh trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình quản lý tài chính về đất đai.
2.

Tổng thu ngân sách trong giai đoạn 2012 - 2016 trên địa bàn thành phố Phủ

Lý là 4.035,79 tỷ đồng, trong đó thu từ đất 684,36 tỷ đồng, chiếm 16,96%. Tiền thuế
TNCN từ chuyển nhượng QSD đất là cao nhất (237,58 tỷ đồng, chiếm 34,72% nguồn
thu ngân sách từ đất đai), tiếp đó là tiền sử dụng đất và tiền thuê đất là 114,19 và
137,46 tỷ đồng, chiếm 17,61% và 20,09% nguồn thu ngân sách từ đất đai, phần còn
lại là thuế sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nơng nghiệp phí và lệ phí.
3.

Người dân cho rằng các khoản thu tài chính về đất đai khi được cấp


GCNQSDĐ (tiền sử dụng đất), thuế thu nhập cá nhân khi chuyển quyền sử dụng đất,
phí và lệ phí trước bạ là cao, với chỉ số trung bình chung từ 3,44 đến 3,79, nhưng
các loại thuế sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và tiền thuê đất phải nộp
trong quá trình sử dụng đất đều ở mức thấp với chỉ số trung bình chung từ 2,40 đến
2,58. Đánh giá của người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai tại các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền: thơng tin về nghĩa vụ tài chính là cơng khai, đầy
đủ và chính xác được đánh giá ở mức cao với chỉ số đánh giá trung bình chung là
3,74: thủ tục hành chính ở mức trung bình; Năng lực giải quyết công việc chuyên
môn của công chức, viên chức ở mức trung bình.
4.

Để tăng cường cơng tác tài chính về đất đai, góp phần tăng nguồn thu ngân

sách từ đất đai trên địa bàn thành phố. Trong thời gian tới, UBND tỉnh Hà Nam cần tập
trung thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý đất đai, giải pháp về chính sách pháp
luật đất đai, giải pháp về tổ chức bổ máy quản lý, giải pháp về công nghệ, kỹ thuật.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Hoa
Thesis title: Evaluation of land financial work in Phu Ly city, Ha Nam
province for the period of 2012 - 2016.
Major: Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture

(VNUA) Research objectives
Evaluation of land financial work in Phu Ly city, Ha Nam
province.
Proposing some solutions to strengthen land financial work in Phu
Ly city, Ha Nam province.
Materials and Methods
Method of investigation and collection of secondary data: Collect regulation
documents on land finance related to land finance work from the relevant laws,
decrees and guiding circulars. Collection of published documents and data on
socio-economic situation from departments, offices, agencies in Phu Ly city.
Method of data collection, primary data: To make tables and interviews directly
for 90 households and individuals in Minh Khai ward, Tran Hung Dao ward and Liem
Tuyen commune, representative for 3 areas of Phu Ly city on the research content of
the topic. (1) People's assessment of financial revenue on land when issued land use
right certificate and in the course of land use; (2) evaluation of people when carrying
out administrative procedures on land at authorized state agencies.

Methods of analysis, comparison, aggregation and processing of statistical
data: analysis, comparison, aggregation and processing of statistical data by
Excel software. Using the Likert scale (Likert, 1932) to evaluate people's opinions
when paying financial revenue on land, to propose solutions for the
implementation of financial obligations on land in Phu Ly city in the future.

Main findings and conclusions
1.

Phu Ly city is the economic, political, cultural, and social center of Ha

Nam province. The natural area of the city is 8,763.95 hectares. The city has 21
administrative divisions with a population of 139,786, with a population density of

2

1,595 people/km . The city's economy has grown steadily; the economic structure
continues to shift towards a positive trend, average production value per capita of
VND67.13 million in 2016. In the period 2012-2016, the city has issued 1,636 land use

xi


right certificates to individuals and households with a total allocated area of
2

362,083.6 m , state land management in the city still reveals the inadequacies
that arise directly or indirectly to the financial management of land.
2.

The total budget revenue in the period 2012 - 2016 in Phu Ly city was

VND 4,035.79 billion, of which revenue from land was VND 684.36 billion,
accounting for 16.96%. Personal income tax from transferring land use rights
was highest (237.58 billion VND, accounting for 34.72% of revenue from land),
followed by land use fees and land rents of 114.19 and 137.46 VND billion,
accounting for 17.61% and 20.09% of land revenue from land, the rest is
agricultural and non agricultural land use tax, fees and charges.
3.

The people claim that the financial revenue on land when granted land use

right certificates (land use fees), personal income tax when transferring land use rights,
fees and registration fees are high, with the general average index ranged from 3.44 to

3.79, but agricultural, nonagricultural land use tax and land rent paid during land use with
general average index from 2.40 to 2.58. People's evaluation when carrying out land
administration procedures at authorized state agencies: Information on financial
obligations is public, complete and accurate, evaluated at a high level with general
average index is 3.74: administrative procedures is at medium level; The capacity to
handle the professional work of civil servants and employees was at medium level.

4.

To strengthen the land financial work, contributing to increased budget

revenue from land in the city, in the coming time, the People's Committee of Ha
Nam province should focus synchronously fimplementing solutions on land
management, solutions on land policies and legal issues, solutions on
organization management system, technology and technical solutions.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố
khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hố, an ninh và quốc phịng.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, thơng qua
đó Nhà nước thực hiện quyền định đoạt như: quyết định mục đích sử dụng đất
thơng qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất;
quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê
đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; định giá đất.


Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thơng qua các
hình thức: Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền
sử dụng đất; Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất
thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; Công nhận quyền sử dụng đất.

Nhà nước đại diện chủ sở hữu tồn dân về đất đai có quyền hưởng
dụng lợi ích từ đất đai, nhằm phục vụ cho các hoạt động của Nhà nước và lợi
ích của toàn xã hội. Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất
đai thông qua công tác tài chính đất đai như: thu tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất; thuế sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển quyền sử dụng đất;
điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử
dụng đất mang lại. Đối với mỗi quốc gia, địa phương đất đai có đóng góp rất
lớn vào thu ngân sách, đặc biệt là ở những nước phát triển.
Theo Luật Đất đai năm 2013 với tư cách là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước
thống nhất quản lý đất đai với 15 nội dung: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó; Xác định địa giới hành
chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; Khảo sát, đo
đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử
dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất; Quản lý quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,
chuyển mục đích sử dụng đất; Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu
hồi đất; Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền

1


với đất; Thống kê, kiểm kê đất đai; Xây dựng hệ thống thơng tin đất đai; Quản lý tài
chính về đất đai và giá đất; Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất; Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành

quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; Phổ biến,
giáo dục pháp luật về đất đai; Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai; Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai (Điều
22 Luật Đất đai năm 2013) và để thực hiện vai trò quản lý của mình Nhà nước ban
hành, tổ chức thực hiện nhiều chính sách về đất đai. Mỗi chính sách đất đai sau khi
ban hành, thực hiện ít nhiều đều có ảnh hưởng đến việc thu ngân sách từ nguồn tài
nguyên quý già này. Các chính sách tài chính đất đai bao gồm: giá đất, tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, xử
phạt vi phạm pháp luật về đất đai, bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong
quản lý và sử dụng đất đai, phí và lệ phí.

Trong thời gian qua, cùng với việc đổi mới các chính sách pháp luật về
kinh tế nói chung, chính sách pháp luật đất đai nói riêng, kể từ khi có Luật Đất
đai năm 1987, Luật đất đai 1993, Luật Đất đai năm 2003 và đặc biệt Luật Đất đai
2013 đến nay, cơng tác tài chính về đất đai đã góp phần quan trọng, thúc đẩy
phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội, nguồn thu ngân sách từ đất đai
đóng góp rất lớn vào GDP. Cơ cấu sử dụng đất được chuyển đổi cùng với quá
trình chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế, đất dành cho phát triển công nghiệp,
dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng phát triển đô thị tăng nhanh, đáp
ứng cơ bản được nhu cầu sử dụng đất của các thành phần kinh tế nhất là trong
giai đoạn cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; tạo cơ chế thu hút mạnh vốn
đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản từ nhiều nguồn vốn khác nhau, đã
góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, hàng loạt vấn đề về chính sách, pháp luật đất đai của nước
ta vẫn còn đang bất cập so với yêu cầu của thực tiễn phát triển, đất đai chưa
thực sự trở thành nguồn lực cho việc phát triển kinh tế. Nguồn thu ngân sách từ
đất đai còn chưa tương xứng với tiềm năng của nó, thất thốt cịn lớn, cơ chế
quản lý kinh tế đất cịn nặng về hành chính, thiếu cơ chế điều tiết bằng các chính
sách kinh tế, chính sách tài chính phù hợp với bản chất của vấn đề.
Được thành lập từ đô thị quy mô nhỏ là thị xã Phủ Lý và đi vào hoạt động

từ 01 tháng 01 năm 2008 và sau tám năm phát triển, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà
Nam đã có bộ mặt đô thị năng động, sầm uất, từng bước hiện đại hóa. Nhiều khu

2


đô thị mới với kết cấu hạ tầng đồng bộ và không gian đẹp không chỉ nâng
cao đời sống của người dân trên địa bàn, mà cịn góp phần tích cực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Phủ Lý. Với sự quyết tâm và đồng
thuận của tồn đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, thời gian tới
thành phố Phủ Lý phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, xác định nhiều mục tiêu
phát triển, trong đó có việc xây dựng TP Phủ Lý sẽ trở thành đô thị loại II trực
thuộc tỉnh trước năm 2020. Theo đó, TP Phủ Lý sẽ là trung tâm hành chính,
chính trị của tỉnh; trung tâm y tế chất lượng cao và dịch vụ đi kèm (y tế,
thương mại) của Vùng Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Nam đồng bằng sông
Hồng; cũng là nơi đào tạo nguồn nhân lực của Vùng Thủ đô Hà Nội và sản
xuất công nghiệp sạch, thân thiện môi trường.(Báo cáo tổng kết 5 năm nhiệm
kỳ 2011-2015 của UBND TP Phủ Lý năm). Hiện nay nguồn thu từ đất đai chiếm
tỷ trọng lớn trong nguồn thu ngân sách của thành phố Phủ Lý, tuy vậy để
bảo đảm thu ngân sách từ đất đai tương xứng với những lợi thế tiềm năng
phát triển quỹ đất, cần xác định có những giải pháp phù hợp.

Xuất phát từ thực tế trên, được sự nhất trí của Khoa Quản lý đất đai,
Học viện Nông nghiệp và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hồ Thị Lam Trà
chúngtôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác tài chính về đất
đai trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012-2016”

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá cơng tác tài chính về đất đai trên địa bàn thành phố
Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Đề xuất một số giải pháp tăng cường cơng tác tài chính về
đất đai trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn thành phố
Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
-

Về thời gian: Giai đoạn 5 năm (2012 – 2016)

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC
TIỄN
-

Đề tài nghiên cứu đã góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho

việc đánh giá cơng tác tài chính đất đai trên địa bàn thành phố Phủ Lý.

3


-

Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các

yếu tố tác động đến công tác tài chính về đất đai theo 5 mức độ, có tính thực
tiễn và khả thi cao. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường cơng
tác tài chính về đất đai trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà
quản lý, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên ngành quản

lý đất đai về cơng tác tài chính đất đai.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TÍNH PHÁP LÝ VỀ TÀI CHÍNH ĐẤT ĐAI
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến tài chính đất đai
Tại khoản 1, Điều 107, Luật Đất đai năm 2013 quy định: Các khoản thu tài
chính từ đất đai bao gồm: Tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất
mà phải nộp tiền sử dụng đất; Tiền thuê đất khi được Nhà nước cho thuê; Thuế sử
dụng đất; Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; Tiền thu từ việc xử phạt vi
phạm pháp luật về đất đai; Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong
quản lý và sử dụng đất đai; Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.

-

Tại khoản 21, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 quy định: Tiền sử dụng đất

là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao
đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận
quyền sử dụng đất. (Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2013).

-

Tại khoản 8, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 quy định: Nhà nước cho

thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho thuê đất) là việc Nhà
nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng

đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất. (Quốc hội nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013). Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê
đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
-

Thuế sử dụng đất: là một khoản nộp (bằng tiền hay hiện vật) mà tổ chức,

cá nhân sử dụng đất bắt buộc phải nộp cho Nhà nước theo quy định pháp luật.

Thuế sử dụng đất bao gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp và
thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
+

Thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế đánh vào việc sử dụng đất nông

nghiệp hoặc việc được giao đất vào sản xuất nông nghiệp đối với tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân (Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 1993).

+
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (PNN) là loại thuế thu
hàng năm mà tổ chức, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp bắt
buộc phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật (Quốc hội
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2010).

5


-

Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển quyền sử dụng đất: Năm 2007,


Quốc hội đã ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ ngày 01
tháng 01 năm 2009, trong đó có nội dung tính thuế thu nhập từ việc
chuyển nhượng bất động sản và đã thay thế Luật thuế chuyển quyền sử
dụng đất năm 1994. Thu nhập chịu thuế liên quan đến đất đai bao gồm thu
nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước.
-

Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá

nhân khác cung cấp dịch vụ. Phí trong quản lý và sử dụng đất đai bao gồm: Phí
đo đạc, lập bản đồ địa chính và phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất.

+
Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính: Là khoản thu đối với các tổ
chức, cá nhân, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
giao đất, cho thuê đất mới hoặc được phép thực hiện việc chuyển
mục đích sử dụng đất, nhằm hỗ trợ thêm cho chi phí đo đạc, lập bản
đồ địa chính ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có toạ độ
+

Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất: Là khoản thu đối với các

đối tượng đăng ký, nộp hồ sơ cấp quyền sử dụng đất có nhu cầu hoặc
cần phải thẩm định theo quy định, nhằm bù đắp chi phí thẩm định hồ
sơ, các điều kiện cần và đủ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao
đất, cho thuê đất như: điều kiện về hiện trạng sử dụng đất, điều kiện về
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều kiện về sinh hoạt, sản xuất,
kinh doanh... Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất áp dụng đối với cả

trường hợp chuyển quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất.
-

Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà

nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước. Lệ phí
trong quản lý và sử dụng đất đai bao gồm: Lệ phí trước bạ và Lệ phí địa chính.

+
Lệ phí trước bạ: Lệ phí trước bạ là một loại tiền mà người có
tài sản phải nộp khi đăng ký quyền sở hữu.
+
Lệ phí địa chính: Lệ phí địa chính là khoản thu vào tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc tổ chức được uỷ quyền giải quyết các cơng việc về địa chính.
-

Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luât về đất đai

Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hai trong quản lý và sử dụng
đất.

6


2.1.2. Cơ sở thu tài chính đất đai
2.1.2.1. Quyền sử dụng đất dưới chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
Quan hệ sở hữu đất đai ở mỗi nước tùy thuộc vào quan hệ sản
xuất, quan hệ chính trị của nước đó trong từng thời kỳ lịch sử. Ở nước
ta từ chế độ đa sở hữu, nhiều thành phần (Hiến pháp 1959) chuyển

sang chế độ SHTD về đất đai (Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992), Điều 19
Hiến pháp 1980 ghi rõ: "Đất đai, rừng núi,... thuộc sở hữu toàn dân".
đồng thời quy định: "... Những tập thể và cá nhân đang SDĐ được tiếp
tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình..."(Điều 20).
Hiến pháp 1992 tiếp tục quy định "Đất đai... đều thuộc SHTD" và quy định
thêm: "NN giao đất cho tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài… được
chuyển quyền SDĐ…". Điều 53, Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định “đất đai là tài
sản cơng thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý”. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công
nhận quyền SDĐ. Người SDĐ được chuyển quyền SDĐ, thực hiện các quyền và
nghĩa vụ theo quy định của luật (khoản 2 điều 54 Hiến pháp 2013).

Như vậy chế độ SHTD về đất đai quy định NN là người đại diện;
QSDĐ trở thành một loại quyền có tính độc lập tương đối trong nền KTTT
định hướng XHCN, và trong nền kinh tế thị trường thì việc chuyển dịch
đất đai là nhu cầu tất yếu, khách quan, tạo ra trên phạm vi toàn xã hội sẽ
tiến hành được những điều chỉnh lớn về cơ cấu kinh tế, phân công lại lao
động và phân phối lại các nguồn lực đầu tư cho phát triển (đất đai, vốn,
vật tư sản xuất, lao động). Mối quan hệ giữa quyền sở hữu đất đai và
quyền SDĐ được biểu hiện trên các đặc điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, do tính chất đặc thù của chế độ SHTD về đất đai ở nước ta
nên QSDĐ được hình thành trên cơ sở quyền SHTD về đất đai. Điều này có
nghĩa là tổ chức, cá nhân có QSDĐ khi được NN giao đất, cho thuê đất, công
nhận QSDĐ, sử dụng có thời hạn hoặc ổn định lâu dài và theo mục đích
được giao đất, được cơng nhận và người SDĐ được chuyển QSDĐ (bao gồm
các quyền năng: chuyển đổi, tặng cho, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê
lại, thừa kế; thế chấp, bảo lãnh và góp vốn bằng quyền SDĐ) nên QSDĐ trở
thành một loại quyền tương đối độc lập so với quyền sở hữu;
Thứ hai, mặc dù QSDĐ được tham gia vào các giao dịch chuyển nhượng


7


trên thị trường nhưng giữa quyền SHTD về đất đai và QSDĐ vẫn có
sự khác nhau và khơng thể đồng nhất giữa hai loại quyền này; bởi
lẽ, giữa chúng có sự khác nhau cả về nội dung và ý nghĩa, cụ thể:
Quyền sở hữu đất đai là quyền ban đầu (có trước) cịn QSDĐ
là quyền phái sinh (có sau) xuất hiện khi được nhà nước giao đất
hoặc cho thuê đất hay công nhận QSDĐ;
Quyền sở hữu đất đai là một loại quyền trọn vẹn, đầy đủ, còn
QSDĐ là một loại quyền khơng trọn vẹn, khơng đầy đủ;
Tính khơng trọn vẹn, khơng đầy đủ của QSDĐ thể hiện ở các
khía cạnh sau đây:
Một là, người SDĐ khơng có đầy đủ các quyền năng như nhà nước với
tính cách là đại diện chủ SHTD về đất đai; Hai là, không phải bất cứ người nào có
QSDĐ hợp pháp cũng có quyền chuyển đổi, tặng cho, chuyển nhượng, cho thuê,
thừa kế, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSDĐ, mà phụ thuộc vào
đối tượng và chính sách giao đất, thuê đất hay cơng nhận QSDĐ; trong đó, chỉ
có người được giao đất trả tiền SDĐ, thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả
thời gian thuê mà tiền trả khơng có nguồn gốc từ NSNN; mới được hưởng 8
quyền năng của chuyển QSDĐ; Ba là, quyền sở hữu đất đai là một loại quyền tồn
tại độc lập còn QSDĐ lại là một loại quyền phụ thuộc. Tính phụ thuộc của QSDĐ
thể hiện ở chỗ người SDĐ không được tự mình quyết định mọi vấn đề phát sinh
trong quá trình SDĐ mà chỉ được quyết định theo quyền của mình đối với mục
đích SDĐ được giao hoặc cơng nhận.


nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, giá cả đất đai là dựa trên

chuyển nhượng quyền SDĐ, là tổng hòa giá trị hiện hành của địa tô nhiều năm

được chi trả một lần, là hình thức thực hiện quyền sở hữu đất đai trong kinh tế.
Hàm ý về giá cả đất đai ở nước ta không giống các quốc gia thơng thường có
chế độ tư hữu đất đai và được thể hiện trên các quan điểm sau đây:

Thứ nhất, giá cả đất đai là cái giá phải trả để có quyền SDĐ
trong nhiều năm, mà không phải là giá cả quyền sở hữu đất.
Thứ hai, do thời gian SDĐ tương đối dài, trong thời gian sử
dụng cũng có quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế,
thế chấp tương tự như quyền sở hữu.

8


Giá đất là một trong những nội dung quan trọng, mở đường cho vốn hóa
đất đai. Giá đất cũng là phương tiện để thể hiện nội dung kinh tế của quy hoạch
SDĐ và chuyển mục đích SDĐ, các quan hệ chuyển quyền SDĐ. Từ Luật Đất đai
1993 trở đi đã chấm dứt tình trạng tồn tại nhiều năm là Nhà nước giao đất khơng
thu tiền SDĐ, tình trạng SDĐ lãng phí, kém hiệu quả. Đồng thời, trong nền KTTT
những vấn đề kinh tế - xã hội - đầu tư, phát triển trong quản lý SDĐ là rất rộng
lớn về phạm vi và phong phú trong hình thức biểu hiện, có liên quan đến khơng
chỉ cấp ban hành chính sách, mà cịn tác động đến các cấp hành chính đã được
giao quyền và trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của hàng triệu hộ gia
đình nơng dân và các tầng lớp dân cư khác. Vì vậy, việc định giá các loại đất xuất
phát từ nhiều yêu cầu khách quan, trong đó có u cầu là Nhà nước sẽ tính thu
tài chính đất đai, tính giá trị tài sản khi giao đất, góp vốn bằng quyền SDĐ, cổ
phần hóa quyền SDĐ, bồi thường về đất khi thu hồi đất. Giá đất đã trở thành
công cụ kinh tế để người quản lý và người SDĐ tiếp cận với cơ chế thị trường.
Trong mối quan hệ giữa Nhà nước và người SDĐ thì giá đất giữ vai trị quan
trọng trong chính sách tài chính đất đai và bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất,
là quan hệ khơng thuận chiều mà cịn xung đột lẫn nhau. Do đó, đa số các nước

đều áp dụng nhiều mức giá trong quan hệ tài chính giữa Nhà nước, người SDĐ
và nhà đầu tư theo hình thức định giá hàng loạt hay định giá cá biệt. Thực hiện
theo phân cấp, UBND cấp tỉnh đã ban hành giá đất theo nguyên tắc phù hợp với
thị trường để thu tiền SDĐ, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, bồi thường cho Nhà
nước khi gây thiệt hại trong quản lý và SDĐ... (Hồ Thị Lam Trà và cs, 2017).

2.1.2.2. Thị trường quyền sử dụng đất dưới chế độ sở hữu toàn dân
về đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
-

Thị trường là tập hợp những người mua và người bán tác động qua

lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi. Thị trường đất đai về ý nghĩa chung là
thị trường giao dịch đất đai. Thị trường đất đai là một bộ phận cấu thành
quan trọng của nền kinh tế thị trường, thị trường càng phát triển thì các giao
dịch đất đai chiếm phần quan trọng trong các giao dịch BĐS, và trong tất cả
các giao dịch về BĐS không bao giờ vắng bóng các giao dịch đất đai.

-

Các yếu tố cấu thành thị trường bao gồm:

Chủ thể thị trường: là pháp nhân kinh tế có lợi ích kinh tế độc lập;
có quyền quyết định một cách độc lập về các hoạt động kinh doanh của
mình, có quyền nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật.

9


Khách thể thị trường: là sản phẩm hữu hình hoặc vơ hình được trao đổi

thơng qua thị trường, sản phẩm có thể tồn tại trên thực tế hoặc có trong tương lai.

Giới trung gian thị trường: là các môi giới, cầu nối hữu hình
hoặc vơ hình liên kết giữa các chủ thể thị trường (Hồ Thị Lam Trà và
Hoàng Xuân Phương, 2014).
Đặc trưng đất đai ở nước ta dưới chế độ SHTD và giao QSDĐ cho tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng và cho phép người SDĐ được chuyển QSDĐ
để thích nghi với cơ chế thị trường - trong trường hợp này, giao dịch đất đai là
giao dịch về QSDĐ. NN là đại diện chủ sở hữu nên QSDĐ được xác lập dựa vào

ý chí của NN thơng qua các hành vi pháp lý như: NN QHSDĐ, giao đất, cho
thuê đất, công nhận QSDĐ. Đặc trưng này tạo cho đất đai ở nước ta tồn tại
thị trường QSDĐ 2 cấp là: thị trường sơ cấp (quan hệ giữa NN và người SDĐ
trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất) và thị trường thứ cấp (quan hệ
giữa người SDĐ với nhau trong việc xác lập các giao dịch về QSDĐ).

a. Thị trường sơ cấp về đất đai
Thị trường sơ cấp bao gồm các giao dịch giữa một bên là NN với tư
cách là đại diện chủ SHTD về đất đai tiến hành việc giao đất và cho thuê đất
đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong xã hội (gọi chung là người
SDĐ). (Về phía Nhà nước: NN thực hiện chức năng giao đất, cho thuê đất,
công nhận QSDĐ, thu hồi đất và chấm dứt QSDĐ của người SDĐ; xác lập
QSDĐ và quyền thuê đất cho các người SDĐ bằng việc cấp GCNQSDĐ. Về
phía người SDĐ, tham gia thị trường này gồm: các hộ gia đình và cá nhân
được NN giao đất, cho thuê đất bao gồm đất để sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp; đất ở, đất SXKD phi nông nghiệp; tổ chức kinh tế được giao đất có
thu tiền SDĐ, thuê đất. Đặc trưng của thị trường nầy là chỉ có nhà nước giao
đất/cho th đất, cơng nhận QSDĐ, thì sau đó người SDĐ mới có điều kiện
tham gia thị trường thứ cấp cho nên có thể coi thị trường sơ cấp là thị
trường độc quyền NN. (Hồ Thị Lam Trà và Hoàng Xuân Phương, 2014).


10


NHÀ NƯỚC

Giao đất khơng
thu tiền

CÁC CHỦ SỬ DỤNG ĐẤT

Hình 2.1. Thị trường sơ cấp về đất đai
b. Thị trường thứ cấp về đất đai
Đây là thị trường thực hiện QSDĐ của các người SDĐ được pháp
luật quy định như chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại,
thế chấp, thừa kế, góp vốn bằng giá trị QSDĐ, qui mơ của thị trường
này phụ thuộc rất nhiều vào thị trường sơ cấp, tức là khả năng cung về
đất cho người SDĐ (Hồ Thị Lam Trà và Hoàng Xuân Phương, 2014).

CÁC CHỦ SỬ DỤNG ĐẤT
(đã nhận quyền SDĐ từ Nhà nước)

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Chuyển
nhượng đất

CÁC CHỦ SỬ DỤNG ĐẤT
(đã nhận quyền SDĐ từ các chủ SDĐ)
Hình 2.2. Thị trường thứ cấp về đất đai


11


2.1.2.3. Nhà nước đại diện chủ SHTD về đất đai, thực hiện quyền đại
diện thơng qua chính sách tài chính đất đai
Khi xã hội có sự phân cơng về lao động, có sự chiếm hữu khác nhau về
tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động, nền sản xuất hàng hóa ra đời và tiền tệ
xuất hiện. Các quỹ tiền tệ được tạo lập và được sử dụng bởi các tổ chức kinh tế,
tổ chức xã hội hay cá nhân nhằm mục đích tiêu dùng và đầu tư phát triển kinh tế
- xã hội. Các quan hệ kinh tế đó đã làm nảy sinh phạm trù tài chính.

a.Về bản chất của tài chính
Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối
của cải xã hội dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình hình
thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh
tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định.
Tài chính có các chức năng như: Chức năng huy động: Là chức năng
tạo lập các nguồn tài chính; Chức năng phân phối: Là một khả năng khách
quan của phạm trù tài chính, nhờ chức năng này, các nguồn tài lực đại diện
cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau,
để sử dụng cho những mục đích khác nhau, đảm bảo những nhu cầu, những
lợi ích khác nhau của đời sống xã hội. Đặc trưng của phân phối qua tài chính
là sự phân phốitổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, bao gồm phân
phối lần đầu và phân phối lại; Chức năng giám sát: Đây là chức năng kiểm
tra sự vận động của các nguồn tài chính trong q trình tạo lập và sử dụng
các quỹ tiền tệ → kiểm tra và điều chỉnh các quá trình phân phối tổng sản
phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, phù hợp với yêu cầu phát triển KTXH của
mỗi thời kỳ, kiểm tra các chế độ tài chính của Nhà nước.
Về bản chất, tài chính từ đất đai phản ánh quan hệ phân phối giá trị để

hình thành các quỹ tiền tệ thơng qua quan hệ giữa các chủ thể về đất đai. Đó
là quan hệ phái sinh được hình thành trên cơ sở thực hiện lợi ích kinh tế từ
quyền sở hữu đất đai, mà việc thực hiện lợi ích từ quyền sở hữu đất như
Các Mác đã phân tích thể hiện trước mắt thơng qua các hình thức địa tơ,
nhưng với tư cách là hình thái biểu hiện của quan hệ tài chính thì địa tơ đó
phải là địa tơ dưới hình thái tiền, không phải là tô hiện vật hay tô lao dịch. Vì
phản ánh mặt quan hệ phân phối nên nguồn lực tài chính mang tính lịch sử,
nghĩa là xét về mặt hình thức, cơ chế thực hiện lợi ích kinh tế từ quan hệ đất
đai sẽ do quan hệ sở hữu của chế độ xã hội đó quyết định.

12


×