Tải bản đầy đủ (.docx) (136 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, thị trấn trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.4 KB, 136 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THANH TÙNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CHỦ CHỐT XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN ĐƠNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Văn Đức

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung, số liệu điều tra và kết quả nghiên cứu
trong Luận văn là trung thực và chưa được dùng để bảo vệ một học vị nào.

Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn;
các nội dung, thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc. Đề tài nghiên cứu này là nỗ lực, kết quả của tác giả./.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2017



Tác giả luận văn

Trần Thanh Tùng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, bản
thân tôi đã nhận được sự quan tâm , giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý
báu của nhiều cá nhân và tập thể thể Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Trước tiên tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo bộ môn
khoa Kinh tế và phát triển nông thôn và bộ môn kinh tế học viện Nông nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.

Đặc biệt tơi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS Trần Văn Đức đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn.

Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Đơng Hưng, Phịng
Nội vụ huyện, một số cán bộ có kinh nghiệm đang cơng tác tại huyện ,
UBND các xã thị trấn và một số quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện
Đông Hưng đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã
động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu.

Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn


Trần Thanh Tùng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục hình.............................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn........................................................................................................................ x
Thesis abstract............................................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................................. 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể............................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài............................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn.................................................................... 3

1.4.1.

Về lý luận........................................................................................................................... 3

1.4.2.

Về thực tiễn..................................................................................................................... 3

1.5.

Kêt cấu nội dung luận văn....................................................................................... 3


Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn..................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận.................................................................................................................. 4

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan đến đề tài.............................................................. 4

2.1.2.

Vai trò của cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn.................................................. 5

2.1.3.

Yêu cầu tất yếu, khách quan phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ

chốt cấp xã, thị trấn.................................................................................................. 10
2.1.4.

Nội dung vềc chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.................12

2.1.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã,

thị trấn.............................................................................................................................. 16
2.2.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 19


iii


2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị

trấn ở một số nước trên thế giới...................................................................... 19
2.2.2.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị

trấn ở Việt Nam........................................................................................................... 22
2.2.3.

Những bài học rút ra từ kinh nghiệm trong thế giới, trong nước và một số

tỉnh thành đối với cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Đông Hưng.........26
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 28
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghıên cứu............................................................................. 28

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên...................................................................................................... 28

3.1.2.


Điều kiện kinh tế- xã hội......................................................................................... 29

3.1.3.

Ảnh hưởng điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội đến việc nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, thị trấn của huyện Đông Hưng:
............................................................................................................................................. 36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 36

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 36

3.2.2.

Phương pháp tính tốn và tổng hợp số liệu............................................... 38

3.2.3.

Phương pháp phân tích.......................................................................................... 38

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................... 38

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 40

4.1.

Thực trạng chất lượng đội ngũ chủ chốt xã, thị trấn huyện Đông Hưng 40

4.1.1.

Về số lượng và cơ cấu cán bộ chủ chốt cấp xã........................................ 40

4.1.2.

Sức khỏe của đội ngũ cán bộ cấp xã.............................................................. 43

4.1.3.

Về phẩm chất chính trị và đạo đức.................................................................. 43

4.1.4.

Về trình độ và năng lực chun mơn.............................................................. 47

4.1.5.

Đánh giá của cán bộ cấp huyện, cán bộ công chức cấp xã và người dân

về năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, thị trấn........................... 51
4.2.

Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn

huyện Đông Hưng..................................................................................................... 59

4.2.1.

Điều kiện làm việc và chế độ chính sách...................................................... 59

4.2.2.

Về cơng tác quy hoạch............................................................................................ 62

4.2.3.

Về vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ cấp xã.............................................. 63

4.2.4.

Công các tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ công chức cấp xã...............64

4.2.5.

Công các kiểm tra, giám sát và đánh giá cán bộ cấp xã......................65

iv


4.2.6.

Công các bầu cử........................................................................................................ 66

4.3.

nhận xét chung............................................................................................................ 66


4.3.1.

Ưu điểm........................................................................................................................... 67

4.3.2.

Hạn chế tồn tại............................................................................................................. 68

4.3.3.

Nguyên nhân của kết quả và hạn chế, tồn tại............................................ 70

4.4.

Định hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cáo chất lượng đội ngũ cán

bộ chủ chốt xã, thị trấn huyện Đông Hưng................................................. 73
4.4.1.

Định hướng nâng cáo chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, thị trấn

huyện Đông Hưng..................................................................................................... 73
4.4.2.

Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt

cấp xã, thị trấn............................................................................................................. 75
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 92
5.1.


Kết luận............................................................................................................................ 92

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 93

5.2.1.

Đối với Nhà nước....................................................................................................... 93

5.2.2.

Đối với tỉnh.................................................................................................................... 94

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 95
Phụ lục............................................................................................................................................. 98

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHXH

Bảo hiểm xã hội


BHYT

Bảo hiểm y tế

BNV

Bộ nội vụ

CBCC

Cán bộ công chức

CCB

Cựu chiến binh

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CN-TTCN

Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp

CNH,HĐH

Công nghiệp hố, hiện đại hố

HĐND


Hội đồng nhân dân

HTCT

Hệ thống chính trị

UBND

Uỷ ban nhân dân

UBMTTQ

Uỷ ban mặt trận tổ quốc

TMDV

Thương mại dịch vụ

THCS

Trung học cơ sở

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đối tượng và số mẫu điều tra tại huyện Đông Hưng...................... 38
Bảng 4.1. Số lượng và tỷ lệ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn huyện Đông hưng
năm 2016 phân theo độ tuổi......................................................................... 41
Bảng 4.2. Số lượng và tỷ lệ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn huyện Đông Hưng

năm 2016 phân theo giới tính...................................................................... 42
Bảng 4.3. Số lượng và tỷ lệ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn huyện Đông Hưng
năm 2016 được đào tạo về quản lý nhà nước và lý luận chính trị
...................................................................................................................................... 44

Bảng 4.4. Đánh giá của người dân về phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ
chủ chốt xã, thị trấn huyện Đơng Hưng................................................ 46
Bảng 4.5. Trình độ văn hóa của cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Đơng Hưng năm 2016
47

Bảng 4.6. Trình độ chun mơn của cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Đông Hưng
năm 2016................................................................................................................. 48
Bảng 4.7. Trình độ tin học, ngoại ngữ của cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Đông
Hưng năm 2016................................................................................................... 49
Bảng 4.8. Ý kiến của cán bộ chủ chốt cấp xã khi thực hiện giải quyết cơng việc
hành chính............................................................................................................. 50
Bảng 4.9. Đánh giá của cán bộ công chức cấp xã huyện về năng lực của cán bộ
công chức cấp xã, thị trấn huyện Đông Hưng................................... 51
Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ công chức cấp xã về năng lực của cán bộ công
chức cấp xã, thị trấn huyện Đông Hưng............................................... 52
Bảng 4.11. Mức độ hài lòng của quần chúng nhân dân đối với hoạt động của
chính quyền cấp xã, thị trấn huyện Đông Hưng............................... 54
Bảng 4.12. Đánh giá của người dân về năng lực của cán bộ chủ chốt cấp xã, thị
trấn huyện Đông Hưng................................................................................... 55
Bảng 4.13. Tổng hợp đánh giá cán bộ chủ chốt xã, thị trấn về mức độ hồn thành
nhiệm vụ huyện Đơng Hưng năm 2016.................................................. 57
Bảng 4.14. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công việc....................... 59
Bảng 4.15. Nhận xét đánh giá của cán bộ cơng chức cấp xã về chế độ chính sách
đối với cán bộ chủ chốt xã........................................................................... 60
Bảng 4.16. Bảng lương và phụ cấp của cán bộ chủ chốt cấp xã tháng 6 năm 2016 61


vii


Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ công chức cấp xã về công tác quy hoạch cán bộ
chủ chốt cấp xã

62

Bảng 4.18. Đánh giá của cán bộ công chức cấp xã về công tác đào tạo bồi dưỡng
cán bộ....................................................................................................................... 63
Bảng 4.19. Đánh giá của cán bộ công chức cấp xã về công tác đào tạo bồi dưỡng
cán bộ....................................................................................................................... 65
Bảng 4.20. Yêu cầu trình độ đào tạo của cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trân 83

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ vị trí huyện Đơng Hưng..................................................................... 28

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thanh Tùng
Tên luận văn: “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã,
thị trấn trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình”
Ngành: Quản lý kinh tế


Mã số: 60 34 04 10

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Đơng Hưng là huyện nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Thái Bình, phía Bắc
giáp huyện Quỳnh Phụ, phía Nam giáp Thành phố Thái Bình, phía Đơng giáp
huyện Thái Thuỵ, phía Tây giáp huyện Hưng Hà; huyện có 2 quốc lộ chạy qua
(quốc lộ 10 chạy theo hướng Bắc- Nam, từ Quảng Ninh- Hải phòng đi Nam Định,
Ninh Bình; quốc lộ 39 chạy theo hướng Đơng Tây, từ Thái Thuỵ đi Hưng Hà,
Hưng yên). Huyện có 43 xã và 1 thị trấn; mật độ dân cư và trình độ dân trí tại các
địa phương khá đồng đều. Để xây dựng huyện Đông Hưng trở thành 1 huyện
phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ công nghiệp hoá, huyện đại
hoá cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn đủ về số
lượng, vững mạnh về chất lượng và được bố trí sử dụng hợp lý, có hiệu quả.
Mục tiêu nghiên cứu là khảo sát, đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội
ngũ cán bộ chủ chốt xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đơng Hưng, phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn của
huyện. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn huyện Đông Hưng, Thái Bình trong các năm tiếp
theo. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những giải pháp nhằm nâng cao năng
lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, thị trấn của huyện Đông Hưng.

Nghiên cứu đã làm rõ hơn những khái niệm về cán bộ, cán bộ chủ
chốt, chất lượng cán bộ, vai trò của cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn; Các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã bao gồm:
nhóm nhân tố về sức khoẻ, nhóm nhân tố về kinh tế, nhóm nhân tố về mơi
trường xã hội, nhóm nhân tố về trình độ năng lực, nhóm nhân tố về thể chế.
Để tiến hành phân tích đánh giá, đề tài đã sử dụng phương pháp thu thập số
liệu (đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng điều tra phiếu đối với một số cán bộ
cấp huyện, cán bộ công chức cấp xã và quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện
Đơng Hưng), phương pháp tính tốn và tổng hợp số liệu. Hệ thống các chỉ tiêu

nghiên cứu gồm: nhóm chỉ tiêu về số lượng và cơ cấu cán bộ chủ chốt cấp xã, nhóm
chỉ tiêu đánh giá về chất lượng, nhóm chỉ tiêu về yếu tố ảnh hưởng.

x


Kết quả nghiên cứu cho thấy về độ tuổi, đa phần cán bộ chủ chốt cấp xã thuộc độ
tuổi từ 31-50 (chiếm 66,5%); số cán bộ chủ chốt dưới 30 chỉ chiếm 5,9%. Về giới tính, tỷ
lệ nữ giới giữ các chức vụ chủ chốt rất hạn chế, chỉ có 51 ngưới, chiếm tỷ lệ 11,59%
(trong đó chủ tịch hội phụ nữ là 44 đồng chí). Về kiến thức quản lý nhà nước, huyện mới
chỉ có 23/440 người được đào tạo về trình độ đại học, 83 người được đào tạo về trình độ
trung cấp. Về trình độ lý luận, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã mới chủ yếu ở trình độ
trung cấp; chỉ có 23 người có trình độ cử nhân, cao cấp chính trị. Về phẩm chất đạo đức
tỷ lệ cán bộ chủ chốt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao đạt trên 14,08%, không có
cán bộ chủ chốt nào vi phạm kỷ luật. Về trình độ chun mơn, có 24,34% số cán bộ chủ
chốt có trình độ đào tạo đại học; 69,3 % có trình độ trung cấp cao đẳng.

Nghiên cứu cũng đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ chủ
chốt cấp xã, thị trấn huyện Đông Hưng như: điều kiện làm việc và chế độ chính sách,
cơng tác quy hoạch, vấn đề đào tạo bồi dưỡng, công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán
bộ cấp xã, công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá cán bộ cấp xã, cơng tác bầu cử.
Qua phân tích đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng, nghiên cứu đề xuất
một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã:
Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức
cách mạng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; Xây dựng tiêu chuẩn cụ thể về cơ cấu
cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; thực hiện đồng bộ quy hoạch đào tạo, sử dụng,
luân chuyển cán bộ; chú trọng công tác kiểm tra giám sát và quản lý đối với đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp xã; thực hiện tốt chính sách đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.

xi



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Thanh Tung
Thesis title: “Solutions to improve the quality of key communal cadres in
Dong Hung district, Thai Binh province”
Major: Economic Management

Code: 60 34 04 10

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Dong Hung is a district which is located in the central part of Thai Binh
province. It is bordered to Quynh Phu district in the north, Thai Binh city in the
south, Thai Thuy district in the east and Hung Ha district in the east; There are 2
national highways includes the National Highway 10 running from north to south
(from Quang Ninh - Haiphong province to Nam Dinh and Ninh Binh province) and
National Highway 39 running from Thai Thuy district to Hung Ha district and Hung
Yen province. The district has 43 communes and 1 town; Population density and
educational attainment in the localities are evenly. In order to build Dong Hung to
become one of sustainable development districts and meet the needs in the period
of industrialization and modernization, it is necessary to build up a contingent of key
staffs at communes and townships level which completely full in quantity, highquality and are arranged in reasonable and effective ways.
The objective of the study was to survey and evaluate the real situation of key
staff qualification at communes and towns level in Dong Hung district, analyze factors
that affect the quality of key staffs at communes and towns level of the district. Base on
that situation, solutions was determined to improve the quality of the key staffs at
communes and towns level in Dong Hung district, Thai Binh province in the following
years. Research subject of the topic was solutions to improve the capacity of the key
staffs at communes and towns level of Dong Hung district.


The study had clarified the concepts of key staffs, staff qualification, roles of
key staffs at communes and townships level; Factors affecting the quality of key
staffs at commune and town level include health factors, economic factors, social
environmental factors, qualification and capacity factors and institutional factors.
To analyze and evaluate, the study used data collection method (using
questionnaire surveys for some district officials, commune officials and local people
in Dong Hung district), data calculation and synthesis method. The system of
research indicators includes: the number and percentage of key staffs at communes
and towns level, quality assessment criteria and indicators impact factors.

xii


In terms of age, the results indicated that most of the key communal staffs
were between the ages of 31 and 50 (approximately 66.5%); The number of key staffs
under 30 accounted for only 5.9%. In terms of gender, the percentage of women
holding key positions was very limited which was only 51 people, accounting for
11.59% (44 of whom are chairmen of the Women's Union). In terms of state
management knowledge, only 23/440 people were educated at university level and 83
are trained at intermediate level. Additionally, the key communal staffs were mainly
at the intermediate theoretical level while only 23 people had bachelor degree or
high-level political. Regarding to ethical qualities, the percentage of key officers who
successfully completed their assigned tasks was over 14.08% and none of them
violated the discipline. In terms of professional qualifications, 24.34% of the key
staffs had undergraduate education level; 69.3% had intermediate education level.
The study also found out the factors affecting the quality of key staffs in Dong
Hung commune and township such as working conditions, environment and policies; the
planning, training, recruitment and appointment of commune and town officials; the
inspection, monitoring and evaluation of commune and town officials and the election.
After appraising the situation and analyzing influencing factors, the study

proposed a number of key measures to improve the quality of key commune and town
officials such as strengthening the political and ideological education, raising the
political awareness and revolutionary ethics of the communal key staffs; To develop
specific structural standards for key communal staffs; To carry out synchronous
planning on training, using and rotation of staffs; To pay more attention on the
inspection, supervision and management of key cadres at communes and towns level;
Well-implemented policy for the key commune and town officials.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cơng cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã
đạt được những thành tựu to lớn và vô cùng quan trọng trên tất cả các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phịng, an ninh. Những kết quả đạt
được trong 30 năm qua đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là
đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đất nước ta.
Trước tình hình giai đoạn mới hiện nay, nhiệm vụ phát triển kinh tế hết
sức nặng nề, khó khăn và thách thức, vì vậy chúng ta cần phải xây dựng một
đội ngũ cán bộ có đầy đủ đức, tài, đảm nhiệm vai trò lãnh đạo phát triển kinh
tế. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ: "Cán bộ
phải là người có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc,
với Đảng, hết lịng phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, khơng dao động trước những khó khăn, thử thách, có
năng lực hồn thành nhiệm vụ được giao, có nhân cách và lối sống mẫu
mực, trong sáng, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tôn trọng tập thể, gắn bó với
nhân dân" ( Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 2009).
Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực lãnh đạo
và trình độ quản lý tốt là yếu tố quyết định thắng lợi tới việc phát triển kinh tế- xã

hội, trong đó việc xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị ở cở sở, nhất
là cán bộ chủ chốt có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Bởi tất cả các chủ trương,
chính sách, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước muốn đưa vào cuộc
sống đều phải dựa vào cơ sở, do cán bộ cơ sở tổ chức triển khai thực hiện.

Nghị quyết Trung ương 5 Khoá IX "Về đổi mới và nâng cao chất lượng
hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn" đã chỉ rõ tầm quan trọng và
yêu cầu bức bách của nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Thực tiễn
cho thấy ở các địa phương xã, thị trấn có đội ngũ cán bộ năng lực, trình độ
khá thì ở đó phong trào khởi sắc, vững mạnh. Bởi vậy, xây dựng đội ngũ cán
bộ cơ sở vững mạnh là một yêu cầu cấp bách hàng đầu, phải được các cấp
ủy Đảng nhận thức đầy đủ và triển khai thực hiện có hiệu quả.
Huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái bình là một huyện nơng nghiệp với 90 % dân
số là nông dân. Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu nên đời sống của nhân dân đã
cơ bản no đủ nhưng chưa giàu. Hiện nay tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm khoảng 3%,

1


khơng cịn hộ đói. Trình độ dân cư khá đồng đều, nhận thức của nhân dân đã
được nâng lên . Đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt xã - thị trấn nói riêng
tuy đã được củng cố nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao,
năng lực cơng tác, trình độ chun mơn về quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước,
quản lý xã hội còn hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng với xu thế phát triển của thời
kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn. Việc xây dựng đội
ngũ cán bộ xã, thị trấn ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có đủ về số lượng,
vững mạnh về chất lượng, bố trí sử dụng hợp lý là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Vì vậy tơi quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đông

Hưng, tỉnh Thái Bình" để làm luận văn tốt nghiệp trình độ thạc sỹ.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã,
thị trấn trên địa bàn huyện Đơng Hưng, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, thị trấn trên
địa bàn huyện Đông Hưng trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội

ngũ cán bộ chủ chốt xã, thị trấn.
- Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn
ở huyện Đông Hưng, Thái Bình.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ chủ
chốt xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đông Hưng trong những năm gần đây.
- Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình thời gian tới.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ
chốt xã, thị trấn, gồm có: Bí thư Đảng uỷ, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch
HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Chủ
tịch Hội nông dân, Chủ tịch Hội phụ nữ, Chủ tịch Hội cựu chiến binh,
Chủ tịch UBMTTQ, Bí thư đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

2



1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Năm 2014, 2015, 2016.
Khơng gian: địa bàn huyện Đơng Hưng, Thái Bình
Nội dung: số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, thị trấn.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Về lý luận
- Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về chất lượng và nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Đặc biệt làm rõ đặc điểm của đội
ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở các xã,thị trấn trên địa bàn huyện Đông Hưng.

1.4.2. Về thực tiễn
- Luận văn góp phần làm rõ yêu cầu về chất lượng của đội ngũ cán bộ
cấp xã trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn.
- Luận văn cũng góp phần phân tích rõ thực trạng về chất lượng

đội ngũ cán bộ cấp xã ở nông nghiệp, nông thôn hiện nay và những vấn
đề đặt ra về chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện Đông Hưng.
- Luận văn đề xuất các quan điểm và giải pháp có tính khả thi

nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hố hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn ở tỉnh Thái Bình.
- Luận văn là tài liệu để tỉnh Thái Bình tham khảo và căn cứ vào

tình hình thực tế áp dụng trong hoạch định chính sách về đổi mới cơng
tác cán bộ cơ sở. Đồng thời có thể sử dụng luận văn là tài liệu trong
nghiên cứu, giảng dạy các mơn pháp luật, hành chính cũng như các
khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Trường Chính trị tỉnh.

1.5. KÊT CẤU NỘI DUNG LUẬN VĂN

Kết cấu nội dung của Luận văn bao gồm các phần sau:
Phần 1. Mở đầu.
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
- Khái niệm về cán bộ
Cán bộ được hiểu là người làm cơng tác có nghiệp vụ chun mơn trong
cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước, cán bộ khoa học, cán bộ chính trị; Người
làm cơng tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người
thường khơng có chức vụ” (Pháp lệnh cán bộ, công chức, 1998).

Theo Điều 4, Luật cán bộ, công chức năm 2008 do Quốc hội (khóa
XII) ban hành thì khái niệm “cán bộ” được hiểu là: “Cán bộ là công dân
Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh
theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước” (Quốc hội, 2008).

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về cán bộ hết sức
khái quát, giản dị và dễ hiểu. Theo Người: “Cán bộ là người đem
chính sách của Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và

thi hành. Đồng thời đem tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng,
Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng” (Hồ Chí Minh, 1974).
Từ những khái niệm về cán bộ nêu trên có thể hiểu "cán bộ" là khái niệm
dùng để chỉ những người có chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm làm việc
trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và các lực lượng
vũ trang nhân dân từ Trung ương đến địa phương, thuộc biên chế Nhà nước và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước; giữ vai trò và cương vị nòng cốt trong cơ
quan, tổ chức (có thể là người lãnh đạo, người quản lý), có tác động, ảnh hưởng
đến hoạt động và sự phát triển của cơ quan, tổ chức.

- Khái niệm cán bộ chủ chốt
Hiện nay có nhiều cách hiểu về thuật ngữ cán bộ chủ chốt.
Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm “chủ chốt” được hiểu là
“quan trọng nhất, có tác dụng làm nòng cốt”

4


Có thể hiểu “cán bộ chủ chốt” là: Người có chức năng lãnh đạo, được giao
đảm đương các nhiệm vụ quan trọng để lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực
hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm trước tập thể và cấp trên về nhiệm vụ được phân
công. Là người giữ vị trí quan trọng trong việc cụ thể hóa đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện thực tiễn

ở cơ sở. Là người chủ trì hoạch định chiến lược phát triển, xác định mục tiêu,
phương hướng tổ chức thực hiện tất cả các nhiệm vụ đề ra và nhiệm vụ cấp trên
giao; kiểm tra, giám sát, kịp thời sửa chữa những hiện tượng lệch lạc, bổ sung,
điều chỉnh những chủ trương, giải pháp nếu thấy cần thiết, tổng kết, đúc rút kinh
nghiệm để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đề ra (Lương Đình Danh, 2012).


Hiểu theo nghĩa chung nhất "cán bộ chủ chốt" là người có chức vụ,
nắm giữ các vị trí quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tổ chức
bộ máy, làm nòng cốt trong các tổ chức thuộc hệ thống bộ máy của một cấp
nhất định; người được giao đảm đương các nhiệm vụ quan trọng để lãnh
đạo, quản lý, điều hành bộ máy, có vai trò tham gia định hướng lớn, điều
khiển hoạt động của bộ máy thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; chịu
trách nhiệm trước cấp trên và cấp mình về lĩnh vực cơng tác được giao.

Từ phân tích trên thì đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là những
người đứng đầu quan trọng nhất trong hệ thống của tổ chức Đảng, chính
quyền, mặt trận tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội ở cấp xã; có tác
động chi phối việc chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước thơng qua việc lãnh đạo và tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn mà họ phụ trách.
- Chất lượng cán bộ: Khái niệm “chất lượng” được hiểu là: “Chất lượng:
Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc”. Chất
lượng của cán bộ là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá về phẩm chất đạo đức, trình độ,
năng lực hay khả năng giải quyết cơng việc (Lương Đình Danh, 2012).

2.1.2. Vai trò của cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn
Vai trò của cấp xã:
Cấp xã là đơn vị hành chính nhà nước ở địa phương thuộc hệ thống hành
chính 4 cấp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp xã là hình ảnh
xã hội của một đất nước thu nhỏ, là cơ sở, là nền tảng, là nơi tiếp thu, triển khai tổ
chức thực hiện các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách,

5


pháp luật của Nhà nước trong mọi hoạt động trên tất của các lĩnh vực chính trị, kinh

tế, xã hội, quốc phòng và an ninh. Là nơi trực tiếp, thường xuyên quan hệ, tiếp xúc
với quần chúng nhân dân, nơi thể hiện rõ nhất và kiểm nghiệm tính đúng đắn, hiệu
quả mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khẳng định: “Cấp xã là gần dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã
làm được việc thì mọi việc đều xong xi” (Chính phủ, 2009).

Do vậy, cấp xã có vai trị rất quan trọng trong cơng cuộc phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH

đất nước hiện nay.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong thời kỳ hoạt động bí mật,
cấp xã là địa bàn quan trọng, ở đó có các tổ chức của Đảng được ni
dưỡng, bảo vệ và hoạt động tuyên truyền, giác ngộ nhân dân lôi cuốn họ vào
phong trào đấu tranh cách mạng giành chính quyền. Khi giành được chính
quyền trên phạm vi cả nước, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm
quyền giữ vai trị lãnh đạo đối với tồn xã hội thì cấp xã càng trở nên quan
trọng hơn, bởi lẽ cấp xã là cấp cuối cùng, là nơi tổ chức thực hiện, biến
đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
thành hiện thực; đồng thời cũng là nơi cung cấp những thông tin, kinh
nghiệm cho Đảng điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh đường lối, chính sách ấy.
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vai trị
cấp xã nâng lên một tầm cao mới. Cấp xã không chỉ là nơi tổ chức, thực hiện thắng
lợi mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước mà
nó cịn là nơi phản ánh trực tiếp tâm tư tình cảm và nguyện vọng chính đáng của
nhân dân lên cấp trên. Đồng thời cấp xã còn là nơi tập trung mọi tiềm năng lao động,
đất đai, ngành nghề, là nơi sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội mà trọng
tâm là lương thực, thực phẩm. Xã cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm và cung cấp ngun
liệu cho nhiều ngành cơng nghiệp, bên cạnh đó xã còn là nơi cung cấp nguồn nhân
lực dồi dào cho nhiều lĩnh vực ngành nghề góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của cả nước nói chung và của địa phương nói riêng.


Mặt khác cấp xã còn là một trong những nơi giao lưu nhiều nhất
giá trị lịch sử và giá trị hiện thực của văn hóa q hương. Những di
tích văn hóa, di tích lịch sử, di tích cách mạng, những phong tục tập
quán, những giá trị văn hóa truyền thống... Có giá trị thẩm mỹ và giáo
dục truyền thống lịch sử cách mạng sâu sắc, góp phần quan trọng vào
việc giữ gìn và phát triển giá trị truyền thống của dân tộc.

6


Vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã:
+ Vai trị của cán bộ nói chung:
Trong bất cứ thời kỳ nào, giai đoạn nào của sự nghiệp cách mạng, cán
bộ và công tác cán bộ cũng đều giữ vị trí đặc biệt quan trọng, cán bộ là một
trong những nhân tố cơ bản quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách
mạng. Mác - Ăngghen khẳng định: “Muốn thực hiện tốt những tư tưởng cần
có con người sử dụng một thực tiễn”. Lịch sử đã chứng minh mỗi chính
đảng của một giai cấp muốn giành và giữ chính quyền đều phải chăm lo và
xây dựng đội ngũ cán bộ, đây là đại biểu trung thành của giai cấp mình, có
khả năng thực hiện những u cầu, mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng mà
Đảng và giai cấp đó đề ra, do vậy phải chăm lo xây dựng cho được một đội
ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ chính trị
trong mỗi thời kỳ cách mạng (Lương Đình Danh, 2012).
Ngay từ những năm tháng đầu tiên giành chính quyền, Hồ Chí Minh đã
tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo lý luận về cán bộ của Chủ nghĩa Mác
- Lênin vào thực tiễn Việt Nam. Người đã đề cập đến vấn đề cán bộ và tầm
quan trọng của công tác cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng cơng việc
thành cơng hoặc thất bại là do cán bộ tốt hay kém. “Cán bộ là dây chuyền
của bộ máy. Nếu dây chuyền khơng tốt, khơng chạy thì động cơ dù tốt, dù
chạy tồn bộ máy cũng tê liệt” và vai trị của cán bộ được thể hiện trong các

mối quan hệ chủ yếu: cán bộ với đường lối chính sách, cán bộ với công việc
và cán bộ với quần chúng ( Hồ Chí Minh, 1974).

Về mối quan hệ với đường lối chính sách, Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết: “Cán bộ là người đem chính sách của Chính phủ, Đồn
thể thi hành trong nhân dân”; do đó, “nếu cán bộ dở thì chính sách
hay cũng khơng thể thực hiện được” (Hồ Chí Minh, 1974).
Với cơng việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “cán bộ là cái gốc
của mọi công việc” . Theo Người, cây phải có gốc, “gốc” ở đây hiểu là từ
đó sinh ra, làm cho cây mạnh khỏe, tốt tươi hay ngược lại thì cây héo. Vì
vậy, trong mọi cơng việc mà khơng có cán bộ thì khơng thể hồn thành.
Đối với quần chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là những
người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ
và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho

7


Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng” (Hồ Chí Minh, 1974). Như vậy,
theo Người cán bộ khơng những chỉ là người có vai trị giác ngộ và hướng
dẫn, lãnh đạo quần chúng mà còn là “chiếc cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước
với nhân dân, là “công bộc” của nhân dân. Vì vậy, nếu cán bộ dở thì đường
lối, chính sách của Đảng, Chính phủ khơng thể thực hiện được.
Thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
cán bộ, Đảng ta luôn chú trọng và đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán
bộ ngang tầm với đòi hỏi của từng thời kỳ cách mạng, đó chính là nhân tố
quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng ta xác định phải “có
một đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực xây dựng đường lối chính trị
đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, đó là vấn đề cốt tử của
lãnh đạo, là sinh mệnh của Đảng cầm quyền” (Hồ Chí Minh, 1995).


Trong cơng cuộc đổi mới đất nước, thực hiện sự nghiệp CNH,
HĐH, Đảng ta nhấn mạnh vai trò của cán bộ trong chiến lược cán bộ thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của
cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là
khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” (Hồ Chí Minh, 1995).
Theo quan điểm của Đảng, trong khi phải xây dựng đội ngũ cán bộ một
cách đồng bộ, đáp ứng với yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng, cần đặc biệt
chú trọng xây dựng đội ngũ CBCC các cấp, nhất là cấp chiến lược và cấp cơ sở.

Như vậy, vai trò của đội ngũ cán bộ trong bất cứ thời điểm nào,
ở đâu cũng rất quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng, quyết định
đến sự nghiệp của Đảng, góp phần quan trọng trong việc xây dựng,
bảo vệ, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương.

+ Vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã:
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là những người tiếp nhận các chủ trương,
nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước để cụ thể hóa, xây dựng thành
chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện ở địa phương; chịu trách
nhiệm trước Đảng, Nhà nước và cấp trên về các quyết định của mình. Do vậy, đội
ngũ CBCC cấp xã có vai trị đặc biệt quan trọng, quyết định đến thành công, hiệu
quả triển khai thực hiện mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà
nước. Nếu đội ngũ CBCC cấp xã hạn chế về trình độ, năng lực công tác, không nắm
vững các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và

8


của cấp trên, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ
máy, đến công tác lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Ngược lại, nếu đội ngũ CBCC cấp xã có trình độ và năng lực cơng tác, hiểu rõ,
nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của
cấp trên, có khả năng phân tích, đánh giá, vận động quần chúng, am hiểu sâu
sắc đặc điểm, tình hình của địa phương mình quản lý thì nhất định mọi chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước sẽ được tổ chức triển khai,
thực hiện có hiệu quả, kinh tế - xã hội của địa phương sẽ phát triển.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là những người trực tiếp gần gũi, gắn
bó với nhân dân, sống, làm việc và hàng ngày có mối quan hệ chặt chẽ với
dân. Họ thường xuyên lắng nghe, tham khảo ý kiến của nhân dân; nắm bắt
tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để báo cáo, đề xuất với cấp trên được
biết. Trong quá trình triển khai, vận động, dẫn dắt nhân dân thực hiện đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, họ tạo ra cầu
nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ các
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thơng qua họ mà
ý Đảng, lòng dân tạo thành một khối thống nhất, tạo nên quan hệ máu thịt
giữa Đảng với nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà
nước và chế độ. Như vậy, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước có đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực sinh động hay
không, tùy thuộc phần lớn vào sự tuyên truyền và tổ chức vận động nhân
dân thực hiện của đội ngũ CBCC cấp xã (Phạm Thanh Hải, 2013).
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có vai trị quyết định trong việc xây dựng,
củng cố tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (HTCT) cấp xã vững mạnh. Thực
tế cho thấy, sự mạnh, yếu của HTCT và phong trào cách mạng của quần chúng
gắn liền với vai trò của đội ngũ CBCC cấp xã. Họ là trụ cột, tổ chức sắp xếp, tập
hợp lực lượng, là linh hồn của các tổ chức trong HTCT cấp xã, là trung tâm đoàn
kết, tập hợp mọi tiềm năng, nguồn lực ở địa phương, động viên mọi tầng lớp
nhân dân ra sức thi đua hồn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Đội
ngũ CBCC cấp xã có vai trị quan trọng đối với năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của đảng bộ xã, đối với năng lực và hiệu quả quản lý, điều hành của chính

quyền xã, hoạt động của các đồn thể chính trị - xã hội ở xã. Đội ngũ CBCC cấp
xã là người dẫn dắt, định hướng các phong trào quần chúng ở địa phương, tổng
kết rút kinh nghiệm, biểu dương và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong các

9


hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng đời sống văn hóa, phịng
chống các tệ nạn xã hội... ở địa phương. Qua đó, họ đóng góp tích
cực vào việc xây dựng, hồn thiện chủ trương, chính sách của
Đảng, của Nhà nước, cũng như góp phần ổn định hoạt động của bộ
máy, giữ gìn an ninh, chính trị ở cơ sở (Phạm Thanh Hải, 2013).
2.1.3. Yêu cầu tất yếu, khách quan phải nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn
- Xuất phát từ yêu cầu phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế: Trong giai
đoạn hiện nay, xu thế tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế là tất yếu khách quan, các
quốc gia trong đó có Việt Nam dù muốn hay không cũng đều chịu tác động của
q trình tồn cầu hóa. Để tồn tại, phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã và đang
từng bước chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường, thu hút vốn
đầu tư nước ngoài, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến để thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội... Đây cũng là một thách thức lớn đối với Việt Nam do phần đông
cán bộ của ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành nền kinh tế mở, có sự
tham gia của yếu tố nước ngồi. Địi hỏi cán bộ, trong đó có cán bộ cấp xã phải
nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhằm nâng
cao sức đề kháng, chống lại sự tha hóa, biến chất, lối sống hưởng thụ. nếu
không sẽ là thách thức, khó khăn rất khó khắc phục.
- Xuất phát từ yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước: Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là q trình biến đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội
từ sử dụng sức lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức
lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại,

tạo ra năng suất lao động cao, nhằm đẩy mạnh nhịp độ phát triển đồng thời
hướng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra.
Trước xu thế tất yếu của quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, nhận rõ
cơ hội và thách thức, Đảng ta xác định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 là đẩy mạnh CNH, HĐH. Từ yêu cầu
của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi Đảng phải xây dựng được đội ngũ cán bộ có bản
lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực, trình độ, nhất là đối với đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp xã. Trong khi đó, trình độ chun mơn, lý luận chính trị, kiến
thức về khoa học, cơng nghệ của đội ngũ cán bộ cấp xã hiện nay nhìn chung

10


còn thấp, chưa thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng là thách thức lớn đặt ra
đối với công tác cán bộ của Đảng. Vì vậy, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành
Trung ương (khóa IX) đã ra nghị quyết về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ
thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”. Đây là một nghị quyết rất cơ bản
và toàn diện nhằm xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ ở cơ sở và được xác định là một trong những vấn đề cơ
bản và bức xúc cần tập trung giải quyết, là một yêu cầu tất yếu khách quan,
nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay (Lương Đình Danh, 2012).
- Xuất phát từ sự phát triển của khoa học - kỹ thuật: Sự phát triển không
ngừng của những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật đã tác động mạnh
mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là việc ứng dụng khoa
học vào lĩnh vực lãnh đạo, quản lý. Các phương pháp và phương tiện lãnh đạo,
quản lý truyền thống đã dần lạc hậu, khơng cịn phù hợp với tình hình mới.
Trong cơng tác lãnh đạo, quản lý ngày nay, xu hướng ứng dụng công nghệ để xử
lý thông tin ngày càng phổ biến, triển khai rộng rãi, đòi hỏi người cán bộ phải có
trình độ, có khả năng giải quyết, xử lý thơng chính xác, kịp thời, có thể ra quyết

định và tổ chức thực hiện quyết định đó đạt hiệu quả, chất lượng.
- Trình độ dân trí, văn hóa của nhân dân ngày càng cao: Cùng với sự
phát triển của kinh tế, khoa học - kỹ thuật, thì trình độ văn hóa, trình độ dân trí
ngày càng phát triển, cùng với các phương tiện thông tin hiện đại đã giúp người
dân nâng cao kiến thức, hiểu biết về kinh tế, văn hóa, xã hội, hiểu rõ hơn về chủ
trương, đường lối của của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Do vậy,
đòi hỏi cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã cũng phải nâng cao trình
độ về chun mơn, lý luận chính trị, kiến thức hiểu biết, nắm chắc và hiểu sâu
các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để
lãnh đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả, đúng chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời có đủ khả năng để đối thoại, trả lời, giải
thích, vận động nhân dân thực hiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
- Xuất phát từ vị trí, vai trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã: Đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp xã có vị trí, vai trị rất quan trọng trong việc giữ vững ổn
định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở
cơ sở; hình ảnh và uy tín của họ là niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà
nước. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay một số CBCC cấp xã do trình độ, năng
lực cịn hạn chế, chưa làm trịn bổn phận của mình, cịn quan liêu hách dịch, cửa

11


×