HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN TIẾN THƯỞNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ
Ngành:
Kinh tế nông nghiệp
Mã số:
60 62 01 15
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Song
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng…
năm…
Tác giả luận văn
Nguyễn Tiến Thưởng
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn Song đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn ..., Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phịng
Nơng nghiệp, Trạm khuyến nông, BVTV, Thú Y huyện Lâm Thao đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng…
năm…
Tác giả luận văn
Nguyễn Tiến Thưởng
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................................ v
Danh mục bảng............................................................................................................................. vi
Trích yếu luận văn..................................................................................................................... viii
Thesis abstract…………………………………………………………………………….……. x
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2
1.2.1.
Mục tiêu chung.............................................................................................................. 2
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể.............................................................................................................. 2
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 2
1.3.1.
Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 2
1.3.2.
Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3
1.4.
Đóng góp mới của luận văn................................................................................... 3
1.5.
Kết cấu của luận văn.................................................................................................. 3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế nông hộ ............................................ 4
2.1.
Cơ sở lý luận về kinh tế nông hộ........................................................................ 4
2.1.1.
Tổng quan về phát triển kinh tế nông hộ........................................................ 4
2.1.2.
Nội dung phát triển kinh tế nông hộ............................................................... 15
2.1.3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ......................... 21
2.2.
Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế nông hộ.......................................... 26
2.2.1.
Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ một số quốc gia trên thế giới
26
2.2.2.
Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ trong nước............................. 32
2.2.3.
Những bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Lâm Thao....................36
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 38
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................. 38
3.1.1.
Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 38
3.1.2.
Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................................... 43
iii
3.2.
Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 47
3.2.1.
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................................ 47
3.2.2.
Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................... 48
3.2.3.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu....................................................... 49
3.2.4.
Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................... 49
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 51
4.1.
Khái quát về kinh tế nông hộ tại huyện lâm thao..................................... 51
4.1.1.
Kết quả phân loại nơng hộ................................................................................... 51
4.1.2.
Tình hình sản xuất nơng nghiệp của huyện Lâm Thao........................53
4.1.3.
Các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ..............55
4.2.
Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại huyện lâm thao.................56
4.2.1.
Phát triển kinh tế nông hộ về mặt lượng...................................................... 56
4.2.2.
Phát triển kinh tế nông hộ về mặt chất.......................................................... 71
4.2.3.
Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế nông hộ của huyện
Lâm Thao....................................................................................................................... 84
4.3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ tại huyện lâm
thao................................................................................................................................... 85
4.3.1.
Ảnh hưởng của nguồn lực sản xuất............................................................... 85
4.3.2.
Ảnh hưởng của phương hướng sản xuất kinh doanh......................... 88
4.3.3.
Ảnh hưởng của đầu tư chi phí........................................................................... 89
4.3.4.
Những cơ hội và thách thức trong q trình phát triển kinh tế nông hộ 90
4.4.
Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh
phú thọ............................................................................................................................ 92
4.4.1.
Định hướng phát triển kinh tế nông hộ huyện Lâm Thao trong vài năm
tới....................................................................................................................................... 92
4.4.2.
Những giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông hộ huyện Lâm
Thao 95
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 105
5.1.
Kết luận......................................................................................................................... 105
5.2.
Kiến nghị...................................................................................................................... 106
Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 107
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa Tiếng Việt
FAO
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc
GNP
Tổng sản phẩm quốc dân
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
CNXHCN
Chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa
HTX
Hợp tác xã
CN
Công nghiệp
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
CN-XD
Công nghiệp – xây dựng
TM- DV
Thương mại – dịch vụ
GTSX
Giá trị sản xuất
CNH - HĐH
Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa
PTTH
Phổ thơng trung học
SXKD
Sản xuất kinh doanh
UBND
Ủy ban nhân dân
TNTT
Thu nhập thực tế
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Diện tích đất đai hu
Bảng 3.2.
Tình hình biến độ
đoạn 2014- 2016 ...
Bảng 3.3.
Tình hình phát triển
Bảng 4.1.
Cơ cấu loại hình sả
Bảng 4.2.
Diện tích, năng suấ
2014 - 2016 ...........
Bảng 4.3.
Số đầu gia súc, gia
Bảng 4.4.
Tình hình nhân kh
diện của huyện Lâm
Bảng 4.5.
Tình hình đất đai c
Lâm Thao năm 201
Bảng 4.6.
Tình hình trang th
năm 2016 ..............
Bảng 4.7.
Nhu cầu và khả n
điều tra của huyện
Bảng 4.8.
Diện tích, năng su
nhóm hộ điều tra ở
Bảng 4.9.
Tình hình chăn nu
3 xã huyện Lâm Th
Bảng 4.10. Các nguồn thu từ sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ điều tra ở 3 xã
huyện Lâm Thao n
Bảng 4.11. Chi phí sản xuất của các nhóm hộ điều tra của huyện Lâm Thao ...............
Bảng 4.12. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ điều tra ở ba xã đại
diện trong huyên L
Bảng 4.13. Tình hình cân đối thu, chi ở các nhóm hộ điều tra ở 3 xã huyện Lâm
Thao năm 2016 ....
Bảng 4.14. Nhà ở tiện nghi sinh hoạt của các nhóm hộ điều tra ở 3 xã huyện Lâm
Thao năm 2016 ....
vi
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của các nguồn lực chủ yếu đến kết quả sản xuất kinh
doanh của các nhóm nơng hộ huyện Lâm Thao năm 2016 ..........................
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của hướng sản xuất kinh doanh đến kết quả sản xuất kinh
doanh của nông hộ .......................................................................................
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của chi phí đến kết quả sản xuất của nơng hộ điều tra năm
2016 ..............................................................................................................
vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Tiến Thưởng
Tên luận văn: “Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện
Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ”.
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 34 04 10
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Kinh tế hộ gia đình là một lực lượng sản xuất quan trọng ở nông thơn Việt
Nam. Hộ gia đình nơng thơn thường sản xuất, kinh doanh đa dạng, kết hợp trồng trọt
với chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh ngành nghề phụ. Sớm nhận thức
rõ vai trị của nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân trong q trình đổi mới và phát
triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách về nơng
nghiệp, tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển. Vì điều kiện về thời gian
không cho phép, trong nghiên cứu này chúng tơi tập trung phân tích, đánh giá thực
trạng về phát triển phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú
Thọ từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn
huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ
thể bao gồm: (1) Góp phần hệ thống hố và làm rõ một số vấn đề lý luận về phát
triển kinh tế hộ nông dân; (2) Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển của kinh tế hộ trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ; (3) Đề xuất giải pháp
nhằm phát triển kinh tế hộ huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tiếp theo.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp
để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn khác
nhau như: Các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web… có liên
quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công
cụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc các đối tượng điều tra. Để đảm bảo
tính đại diện của mẫu, chúng tôi tiến hành chọn mẫu điều tra là 105 mẫu điều tra ( 90 mẫu
điều tra hộ nông dân, 15 mẫu điều tra cán bộ quản lý) bằng bộ câu hỏi đã thiết kế trong
phiếu điều tra, tập trung vào các hộ nông dân.
Qua đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ cho thấy: Đa số nông hộ của Lâm Thao sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng hộ
thuần nông chiếm tỷ lệ cao nhưng đang có xu hướng giảm xuống trong cơ cấu. Năm
2014 tỷ lệ hộ thuần nông của huyện là: 83,01% đến năm 2016 chỉ cịn 79,38%. Điều này
cho thấy sản xuất nơng nghiệp của Lâm Thao là ngành sản xuất chính, chủ yếu và có vị
trí quan trọng. Diện tích đất bình qn một nơng hộ rất ít, chỉ có 0,44 ha/hộ.
viii
Nhìn chung ở nhóm hộ khá và hộ trung bình diện tích bình qn một hộ lớn hơn hộ
nghèo. Giá trị tổng thu bình quân một hộ điều tra một năm là: 35.742 nghìn đồng,
trong đó thu từ sản xuất nông nghiệp chiếm 78,04%, từ hoạt động buôn bán dịch vụ
và ngành nghề chiếm 21,96%. Nhóm hộ khá thu từ nông nghiệp chiếm 75,10% trong
tổng thu một hộ, hộ trung bình con số này là 79,32% và ở hộ nghèo tỷ trọng ngành
nơng nghiệp chiếm 83,95% trong tổng thu bình quân 1 hộ. Thu nhập thực tế bình
quân 1 hộ khá 1 năm là: 5.900 nghìn đồng, gấp 2,95 lần hộ nghèo và 1,69 lần hộ trung
bình. Trong tổng thu nhập thực tế của một hộ khá thì ngành trồng trọt là 8.530 nghìn
đồng, chiếm 27,24%, ngành nghề dịch vụ là 5.900 nghìn đồng, chiếm 18,84% và thu
khác chiếm 32,9% tổng thu nhập thực tế của hộ.
Nghiên cứu cũng xem xét, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, qua đó cho thấy các
yếu tố ảnh hưởng như: (1) Ảnh hưởng của nguồn lực sản xuất; (2) Ảnh hưởng
của phương hướng sản xuất kinh doanh; (3) Ảnh hưởng của đầu tư chi phí...
Thơng qua nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
trong thời gian tới. Các nhóm giải pháp bao gồm: (1) Tăng cường vốn cho
phát triển kinh tế nông hộ; (2) Mở rộng thị trường tiêu thụ; (3) Giải quyết và
điều chỉnh quan hệ ruộng đất; (4) Tăng cường hoạt động khuyến nông đối
với các nông hộ; (5) Xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao dân trí;….
ix
THESIS ABSTRACT
1. Author: Nguyen Tien Thuong
2. Thesis topic: "Solutions for farmer household economic development in
Lam Thao district, Phu Tho province"
3. Major: Agricultural Economics
Major code: 60 34 04 10
4. University: Vietnam National University of Agriculture
5. The main research results
Household economics is an important production force in rural areas in
Vietnam. Rural area, farmer households often produce and trade multiform, combine
between cultivation and animal husbandry, small handicrafts and other sectors.
Awaring soon of the role of agriculture, rural areas and farmers in the innovation
process and development for country, the Party and the Government have adopted
agricultural directive and policies, creating conditions for household economics
develops. In this study we focused on analyzing and evaluating the current situation
of farmer household economics development in Lam Thao district, Phu Tho
province, then to propose solutions for farmer household economics development in
Lam Thao district, Phu Tho province in the coming time. Corresponding with that,
specific objectives include: (1) Contribute to the systematization and clarify
theoretical issues of farmer household economics development; (2) Assess the
current situation and factors affecting on farmer household economics development
in Lam Thao district, Phu Tho province; (3) Propose solutions to develop farmer
household economics in Lam Thao district, Phu Tho province in the coming time.
In this study we used flexibily between primary and secondary data to provide
judgement analysis. Whereas secondary data was collected from various sources such
as: books, journals, newspapers, reports of sectors, levels, websites ... that related to
research content. Primary data was collected by in-depth interviews, structured
interviews and semi-structured interviews for respondents. To ensure representative
sample, we selected 105 samples (90 samples of farmer respondents, 15 samples of
managers) through using the questionnaire designed in the survey form.
Though evaluation current situation of farmer household economics in Lam Thao
district, Phu Tho province has shown that: in Lam Thao, most of farmers have produced
agricultural products, the proportion of pure agricultural households is high but tend to
be dropped in the structure. In 2014, the rate of pure agricultural households
x
in the district was 83.01%, in 2016 was only 79.38%. This ha shown that Lam
Thao's agricultural production is main sector and it had an important position.
The average land area per household has very small, only 0.44 ha per
household. In general, the well-off households and the medium households that the
average area per household is higher than that of the poor ones. The average gross
income value of a household surveyed was 35,742 thousand VND per year, whereas
78.04% of income from agricultural production, 21.96% from trade in services and
industries. The income of well-off households from agriculture production accounted
for 75.10% in total income, medium household was 79.32% and the poor household
in agricultural sector accounted for 83.95% of total income. The average actual
income of a well-off household was 5.900 thousand VND, higher 2.95 times than poor
households and 1.69 times than medium households. In total actual income of a welloff household, the farming sector was VND 8,530 thousand, accounting for 27.24%,
service industry was 5,900 thousand VND, accounting for 18,84% and other income
accounted for 32,9% in total actual household income.
The study also considered, analyzed factors influencing on household
economics development in Lam Thao District, Phu Tho Province, that showing
factors affect on such as: (1) affection by resources for production; (2) the
impact by mode of business production; (3) The impact of investing cost.
Through research, we proposed solutions to promote farmer household
economics in Lam Thao district, Phu Tho province in coming time. The solution
groups include: (1) increasing capital for farmer household economics development;
(2) expanding consumption market; (3) resolving and regulating land relations; (4)
Improvement in agricultural extension activities for farm households; (5) building
infrastructure and raising intellectual standard of the people.
xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO) khẳng
định, nơng dân đóng vai trị trọng tâm trong nỗ lực giải quyết đói nghèo và
suy dinh dưỡng tồn cầu. Theo FAO (1999) canh tác nông hộ bao gồm tất cả
các hoạt động nơng nghiệp dựa vào gia đình. Hoạt động nơng trang gia đình
là cách thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi
và nuôi trồng thủy sản do gia đình quản lý và vận hành và chủ yếu dựa vào
sức lao động của các thành viên trong gia đình. Ngồi ra, theo báo cáo của
FAO dựa trên số liệu của 93 quốc gia, nông hộ đang sở hữu tới 80% ruộng
đất và là lực lượng sản xuất chính lượng lương thực tiêu thụ nội địa.
Kinh tế hộ gia đình là một lực lượng sản xuất quan trọng ở nơng thơn Việt
Nam. Hộ gia đình nông thôn thường sản xuất, kinh doanh đa dạng, kết hợp trồng
trọt với chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh ngành nghề phụ. Sớm
nhận thức rõ vai trò của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong quá trình đổi
mới và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính
sách về nơng nghiệp, tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển (Đỗ Văn
Quân, 2013). Hộ là đơn vị kinh tế độc lập, các hộ sản xuất hoàn toàn được làm
chủ các tư liệu sản xuất và quá trình sản xuất. Hộ sản xuất tự bản thân mình có
thể giải quyết được các mục tiêu có hiệu quả kinh tế cao nhất mà không phải
qua nhiều cấp trung gian chờ quyết định. Với quy mơ nhỏ hộ sản xuất có thể dễ
dàng loại bỏ những dự án sản xuất, những sản phẩm khơng cịn khả năng đáp
ứng nhu cầu thị trường để sản xuất loại sản phẩm thị trường cần mà không sợ
ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu do cấp trên quy định.
Lâm Thao là huyện đồng bằng thuộc tỉnh Phú Thọ, huyện có vị trí địa lý và
hệ thống giao thơng khá thuận lợi nên có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh
tế - xã hội, giao lưu văn hố, khoa học cơng nghệ giữa các địa phương trong và
ngoài huyện, vận chuyển và trung chuyển để tiêu thụ hàng hóa thuận tiện. Với
những lợi thế trên, những năm qua kinh tế, văn hóa, xã hội huyện ngày một phát
triển, tiềm lực an ninh - quốc phòng được tăng cường, hệ thống chính trị được
xây dựng, củng cố vững chắc, an sinh xã hội được đảm bảo, bộ mặt nông thôn
được đổi mới, đời sống của người dân được nâng cao.
1
Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Lâm Thao vẫn còn
một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Sản xuất trong kinh tế hộ hiện nay chủ yếu là
hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản xuất theo hướng hàng hóa chưa phát triển
mạnh, nó cịn mang nặng tính tự cung tự cấp, hộ sản xuất thuần nơng vẫn cịn
chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nông nghiệp nông thôn yêu cầu ứng dụng khoa học, kỹ
thuật vào sản xuất bị kìm hãm bởi diện tích đất manh mún, quy mơ nhỏ do kết quả
của việc chia đất bình quân. Mâu thuẫn giữa tăng dân số và thiếu việc làm, kết hợp
với tính thời vụ trong nông nghiệp tạo ra hiện tượng dư thừa lao động, dẫn đến
năng suất lao động bình quân thấp. Tình trạng thiếu kiến thức, thiếu vốn đầu tư đang
là tình trạng chung của các hộ gia đình nên khi có chính sách cho vay vốn hộ cũng
khơng biết sử dụng sao cho có hiệu quả. Sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn tình trạng
lấy cơng làm lãi, năng suất vật ni cây trồng còn thấp và nhiều tiềm năng chưa
được tận dụng triệt để, mức sống của người dân chưa cao. Đó là vấn đề đặt ra cần
phải nghiên cứu và giải quyết trong thời điểm hiện nay.
Xuất phát từ thực trạng đó tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp
phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng
đến phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Lâm Thao trong
những năm gần đây từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
kinh tế hộ trên địa bàn huyện Lâm Thao trong những năm tiếp theo.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận về
phát triển kinh tế hộ nông dân.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển của kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tiếp theo.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài các vấn đề liên quan đến phát
triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Lâm Thao, ỉnh Phú Thọ.
2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển
kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện Lâm Thao.
- Về không gian: Đề tài thực hiện trên không gian là huyện
Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
- Về thời gian:
+ Các số liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian 2014-2016.
+ Các số liệu sơ cấp được thu thập thông qua tiến hành điều tra chon mẫu
một số hộ nông dân và cán bộ trên địa bàn huyện Lâm Thao trong năm 2017.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đề tài Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ không phải là đề tài mới,
cho đến nay chưa có đề tài nào thực hiện về giải pháp phát triển kinh tế nông
hộ trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Phát triển kinh tế nông hộ
trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ không chỉ ảnh hưởng đến thu
nhập, đời sống của hộ nơng dân mà cịn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
kinh tế - xã hội của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Đề tài đã hệ thống hóa cơ
sở lý luận và cơ sở thực tiễn về về phát triển kinh tế hộ nông dân. Đánh giá
thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của kinh tế hộ trên địa bàn
huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh
tế hộ huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tiếp theo. Bên cạnh đó
tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị có ý nghĩa hết sức tích cực, phù hợp
với sự thay đổi của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
1.5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
- Phần 1. Mở đầu
- Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế nông hộ
- Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
- Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Phần 5. Kết luận và kiến nghị
3
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ NÔNG HỘ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ NÔNG HỘ
2.1.1. Tổng quan về phát triển kinh tế nông hộ
2.1.1.1. Khái niệm kinh tế nông hộ
Để hiểu khái niệm về kinh tế nông hộ, trước hết ta phải đi tìm
hiểu các khái niệm về hộ gia đình, hộ, nơng hộ.
Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp cơng
sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc
một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể
khi tham gia quan hệ dân sự thuộc lĩnh vực này (Lê Xuân Đình, 2012).
Hộ gia đình nơng dân (nơng hộ) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho
phân tích kinh tế; các nguồn lực (đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất,
sức lao động…) được góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách;
cùng chung sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi người đều hưởng
phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung của các thành
viên là người lớn trong hộ gia đình (Nguyễn Bá Nam, 2010).
Khi tiến hành nghiên cứu mơ hình kinh tế nơng hộ nhiều học
giả trên thế giới đã đưa ra quan điểm riêng của mình về nơng hộ và
kinh tế nơng hộ để làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Từ đó xây dựng
các đề án để nghiên cứu, phát triển kinh tế nông hộ.
- Hộ nông dân là các hộ, thu hoạch các phương tiện sống từ
ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nơng trại,
nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc
trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một
trình độ hồn chỉnh chưa cao (Nguyễn Đức Bình, 2014).
Hộ nơng dân là một đơn vị kinh tế cơ bản, tiến hành sản xuất kinh
doanh đựa trên các nguồn lực sẵn có của gia đình nhằm tạo ra thu nhập
theo nhiều hình thức khác nhau, chịu sự tác động của quy luật khách
quan trong quá trình tồn tại và phát triển (Đỗ Văn Viện, 2009).
Nơng hộ (cịn gọi là hộ nơng dân) là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của
khoa học nông nghiệp và phát triển nơng thơn, vì tất cả các hoạt động nông
4
nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt
động của họ. Bàn về khái nhiệm này, Frank (1988) cho rằng: nông hộ thu hoạch
các phương tiện sống từ đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất
nơng trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc
trưng bằng việc tham gia một phần thị trường, hoạt động với trình độ khơng
hồn chỉnh cao. Theo Đào Thế Tuấn (2011), nông hộ là những hộ chủ yếu hoạt
động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt
động phi nông nghiệp ở nông thôn. Tương tự, Nguyễn Bá Nam (2010) cho rằng:
hộ nông nghiệp là những hộ có tồn bộ hoặc hơn 50% số lao động thường
xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch
vụ nông nghiệp (làm đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật, v.v) và
thơng thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nơng nghiệp.
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu nơng hộ là những hộ sống ở nơng
thơn, có ngành nghề sản xuất chính chính là nơng nghiệp, nguồn thu nhập và
sinh sống chủ yếu là nghề nơng. Ngồi nơng nghiệp, nơng hộ cịn tham gia
vào các hoạt động phi nông nghiệp (như tiểu thủ công nghiệp, thương mại,
dịch vu) ở các mức độ khác nhau (Đỗ Văn Viện, 2009).
Gia đình là một đơn vị xã hội xác định với các mối quan hệ họ hàng, có cùng
chung huyết tộc. Trong nhiều xã hội khác nhau các mối quan hệ họ hàng xây dựng
nên một gia đình rất khác nhau. Gia đình chỉ được xem là hộ gia đình khi các thành
viên gia đình có cùng chung một cơ sở kinh tế (Đào Thế Tuấn, 2011).
Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển
chuyên ngành kinh tế, người ta định nghĩa về “hộ” như sau: “Hộ” là tất cả
những người sống chung trong một ngơi nhà và nhóm người đó có cùng
chung huyết tộc và người làm công, người cùng ăn chung. Thống kê Liên
Hợp Quốc cũng có khái niệm về “Hộ” gồm những người sống chung dưới
một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân quỹ.
Giáo sư Frank Ellis Trường Đại học tổng hợp Cambridge (1998) đưa
ra một số định nghĩa về nông dân, nông hộ. Theo ông cấc đặc điểm đặc
trưng của đơn vị kinh tế mà chúng phân biệt gia đình nơng dân với những
người làm kinh tế khác trong một nền kinh tế thị trường là:
Thứ nhất, đất đai: Người nông dân với ruộng đất chính là một
yếu tố hơn hẳn các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn
đảm bảo lâu dài đời sống của gia đình nơng dân trước những thiên tai.
5
Thứ hai, lao động: Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một
đặc tính kinh tế nổi bật của người nơng dân. Người “lao động gia đình” là cơ
sở của các nông trại, là yếu tố phân biệt chúng với các xí nghiệp tư bản.
Thứ ba, tiền vốn và sự tiêu dùng: Người ta cho rằng: “người nơng dân
làm cơng việc của gia đình chứ khơng phải làm cơng việc kinh doanh thuần túy”
nó khác với đặc điểm chủ yếu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm chủ vốn
đầu tư vào tích lũy cũng như khái niệm hoàn vốn đầu tư dưới dạng lợi nhuận.
Từ những đặc trưng trên có thể xem kinh tế nơng hộ (kinh tế hộ gia
đình nơng dân) là một cơ sở kinh tế có đất đai, các tư liệu sản xuất thuộc
sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để
sản xuất và thường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng
chủ yếu được đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu
hướng hoạt động với mức độ khơng hồn hảo cao. Tóm lại trong nền kinh
tế hộ gia đình nơng dân được quan niệm trên các khía cạnh.
Kinh tế hộ là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của xã hội, trong đó
các nguồn lực của đất đai lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi
là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ở chung một nhà,
mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào
chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tào điều kiện phát triển.
Kinh tế hộ chủ yếu sử dụng lao động gia đình, việc thuế mướn
lao động mang tính chất thời vụ khơng thường xuyên hoặc thuế
mướn để đáp ứng nhu cầu khác nhau của gia đình.
2.2.1.2. Phát triển kinh tế nơng hộ
a. Phát triển
Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng và có nhiều quan niệm khác nhau về
sự phát triển. Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố
cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa...
Ngân hàng Thế giới đưa ra khái niệm có ý nghĩa rộng hơn, bao
gồm những thuộc tính quan trọng liên quan đến hệ thống giá trị của
con người, đó là: “Sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và
các quyền tự do công dân của con người” (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006).
Những quan niệm về phát triển đều có chung ý kiến cho rằng phát triển là
một phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị trong
6
cuộc sống con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về
kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội và quyền tự do cơng dân của mọi người dân.
b. Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế được hiểu là một quá trình tăng tiến về mọi
mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm
cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ
về cơ cấu kinh tế- xã hội (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006).
Để biểu thị sự phát triển kinh tế thông qua thước đo tăng trưởng,
người ta dùng các chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự tăng trưởng kinh tế, gồm:
+ Tổng sản phẩm quốc dân (GNP).
+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) được xác định như sau:
GNP = GDP + thu nhập ròng.
Thu nhập ròng là phần chênh lệch giữa thu nhập từ nước
ngoài với thu nhập gửi ra nước ngồi.
Ngồi ra cịn sử dụng các chỉ tiêu: GDP, GNP bình qn đầu người.
Tóm lại, phát triển kinh tế là sự phát triển bao gồm cả sự tăng thêm
về quy mô số lượng cũng như sự thay đổi về cấu trúc theo chiều hướng
tiến bộ của nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng của sản phẩm.
c. Phát triển kinh tế nông hộ
Phát triển kinh tế nơng hộ chính là q trình tăng trưởng về sản xuất, gia
tăng về thu nhập, tích lũy kinh tế hộ nơng dân làm cho nền kinh tế nơng nghiệp
nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói ngày một đi lên (Đào Thế Tuấn, 2011).
2.1.1.3. Vai trò của kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân là một trong những thành phần cấu tạo lên nền
kinh tế quốcdân của mỗi nước, nó khơng chỉ tự phát triển, tự ảnh hưởng mà
còn ảnh hưởng tới và chịu sự ảnh hưởng tác động của tất cả các thành phần
kinh tế khác. Sự tồn tại và phát triển của kinh tế hộ ảnh hưởng sâu sắc tới
đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.
Trong các học thuyết, các quan điểm của mình, các nhà kinh tế, các nhà
chính trị đã phần nào nêu lên những chứng kiến của mình về vai trị của kinh tế
7
hộ. Trong bấykỳ thời đại nào, bất kỳ thời điẻm lịch sử nào kinh tế hộ
nơng dân vẫn ln đóng vai trò quan trọng.
- Cung cấp lượng lương thực, thực phẩm chủ yếu phục vụ
cho đời sống và nhu cầu của con người:
Hàng năm trên toàn thế giới, với sự ổn định khoảng 300 triệu
hộ nơng dân đã đóng góp, giữ vai trị là lực lượng chủ đạo trong
nền nơng nghiệp toàn cầu. Sản xuất ra khoảng trên 2000 triệu tấn
lương thực; trên 200 triệu tấn hạt có dầu và khoảng 1000 triệu tấn
thịt, sữa, trứng; hàng tỷ tấn rau quả cung cấp cho gần 6 tỷ người.
- Hình thành đơn vị tích tụ vốn của xã hội.
Kinh tế hộ nông dân với đặc điểm là đơn vị sản xuất cơ sở và
tự chủ đã đóng vai trị là đơn vị tích tụ vốn của xã hội , cùng với các
đơn vị trong các thành phần kinh tế khác tạo lên một tổng thể các
nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu về vốn của toàn xã hội.
Nguồn vốn mà các hộ nơng dân tích tụ được là cơ sở cho việc
chuyển từ kinh tế tự túc tự cấp sang kinh tế hàng hoá với hiệu quả cao
mang lại. Kết quả ấy sẽ tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu
ngành nghề trong nơng nghiệp, góp phần tích cực và to lớn vào sự
nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thơn.
Trong q trình sản xuất kinh doanh của mình, kinh tế hộ nơng
dân vừa là đơn vị tích tụ vốn, vừa đóng vai trị là đơn vị giải ngân
nguồn vốn đó vào việc tái sản xuất hoặc mở rộng ngành nghề, tạo
nguồn đầu tư vào các ngành khác (Nguyễn Đức Bình, 2014).
- Tạo cơng ăn việc làm cho người lao động.
Trong quá trình sản xuất, kinh tế hộ nông dân cần sử dụng
nhiều lao động với số ngày công rất cao. Tuy nhiên với mỗi dạng hộ
khác nhau, ở mỗi thời điểm và thời kỳ phát triển của hộ khác nhau
mà có nhu cầu về lao động khơng giống nhau:
Sử dụng lao động gia đình:
Hộ nông dân chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình và lao động
trong gia đình cũng là nguồn chủ yếu cung cấp cho nhu cầu của hộ,
chúng ta phải nói rằng đa số lao động trong hộ đều làm việc cho sự phát
triển và mục tiêu sản xuất cũng như q trình sản xuất của hộ nơng dân.
8
Sử dụng lao động gia đình ngồi độ tuổi lao động.
Hiện nay, một tình trạng khá phổ biến là ở các hộ nơng dân, việc sử dụng lao
động ngồi độ tuổi lao động, đó là các trẻ em và người lớn tuổi, với cách tính cứ hai
lao động này bằng một lao động chính đã góp phần tăng thu nhập cho hộ, giải
phóng dần lực lượng lao động chính ra khỏi nông nghiệp đến một mức hợp lý.
Sử dụng lao động làm thuê:
Việc sử dụng lao động làm thuê rất ít khi xảy ra ở những hộ tự
túc tự cấp, sản xuất nhỏ nhưng lại là việc làm khá phổ biến ở các hộ
nơng dân sản xuất hàng hố và sản xuất lớn. Những hộ nông dân
này việc thuê mướn thêm lao động thường xuyên hoặc vào thời vụ
là điều cần thiết với tiền công hợp lý đã tạo ra một số lượng công ăn
việc làm khá lớn cho những lao động dư thừa ở nông thôn hiện nay.
Kinh tế hộ nơng dân, trong q trình sản xuất và phát triển của
mình cần rất nhiều ngày cơng lao động. Thực tế đã chứng minh qua
những năm vừa qua, kinh tế hộ nông dân đã giải quyết cho hàng triệu lao
động ở nơng thơn nước ta, góp phần quan trọng vào công cuộc giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động (Nguyễn Đức Bình, 2014).
- Thực hiện phân cơng lao động theo đơn vị kinh tế hộ nông dân.
Cùng với q trình phát triển của mình kinh tế hộ nơng dân ngày càng có
điều kiện để tích luỹ tái sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu, khoa học kỹ
thuật và cơng nghệ cũng như máy móc được áp dụng và sử dụng vào sản xuất
ngày càng được nâng lên rõ rệt thêm vào đó là sự phù hợp trong cơ chế và các
chính sách của nhà nước sẽ giúp cho sản xuất ngày càng số phát triển lao động
phục vụ cho nhu cầu của kinh tế hộ về nơng nghiệp ngày càng giảm, sẽ dẫn đến
tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp. Số lao động dư thừa này với
trình độ ngày càng được nâng lên sẽ chuyển dịch sang làm việc tại các ngành,
nghề khác, nhất là các ngành nghề truyền thống sẽ ngày càng phát triển.
Tất cả những điều này sẽ dẫn tới diện tích đất nông nghiệp trên đầu
người sẽ tăng, năng suất lao động tăng và hiệu quả sản xuất của một lao
động sẽ khơng ngừng được nâng lên (Nguyễn Đức Bình, 2014).
- Đổi mới kỹ thuật sản xuất.
Sự tồn tại và phát triển của kinh tế hộ nông dân với tư cách là một thành
phần kinh tế tồn tại và luôn đổi mới cùng với quá trình đổi mới, phát triển của
9
nền kinh tế nói chung. Kinh tế hộ nơng dân chịu sự ảnh hưởng tác
động của các thành phần kinh tế khác, của nhiều yếu tố khác. Qua quá
trình hoạt động, nó ln phát triển hướng tới hồn thiện mình, và đổi
mới về kỹ thuật sản xuất chỉ là một mặt đổi mới của nó. Sự đổi mới về
kỹ thuật sản xuất có được là do các nguyên nhân tác động sau đây:
+ Người nông dân với kinh nghiệm sản xuất ngày càng làm tốt
hơn cơng việc của mình, phát hiện những khó khăn cần khắc phục
và những thuận lợi cần khai thác phát huy.
+ Cùng với quá trình phát triển của mình, việc đầu tư cho đổi
mới trang thiết bị sản xuất là điều tất yếu mà việc học hỏi khoa học
kỹ thuật mới là việc làm thực sự cần thiết.
+ Trong đời sống kinh tế hộ nông dân thì việc lành mạnh, sự ganh đua với
những kết quả đạt được sẽ là động lực, là nhân tố tích cực đầu tư và học hỏi.
+ Cùng với sự quan tâm về giáo dục của nhà nước, các mạng lưới
khuyến nơng ngày càng hoạt động có hiệu quả thì hệ quả là trình độ của người
lao động trong hộ nơng dân ngày một tăng lên. Điều này thực sự là nhân tố tích
cực giúp vận dụng tốt những điều kiện vốn có, những tư liệu sản xuất trong
nơng hộ được kết hợp có khoa học mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Qua thời gian và sự phát triển của nền kinh tế, đầu tư của
nhà nước cho nông nghiệp cũng ngày một tăng, góp phần khai thác
tốt những tiềm năng, ưu thế riêng có của hộ.
Tất cả những điều nói trên kết hợp với nhau một cách hài hồ,
khoa học, kinh nghiệm truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại
làm cho sản phẩm sản xuất ngày càng nhiều hơn, chất lượng tốt
hơn, giá thành hạ hơn, lợi nhuận thu được cao hơn. Đó cũng là mục
tiêu cho sự tồn tại và phát triển của kinh tế hộ nông dân.
Tuy nhiên hình thức kinh tế hộ nơng dân vẫn là một hình thức hạn chế,
với qui mơ nhỏ lẻ sản xuất mang tính tự phát. Sự tiếp nhận trình độ khoa học kỹ
thuật vẫn còn rất thụ động nên hiệu quả sản xuất thấp. Do đó cần tìm những
biện pháp thúc đẩy nâng cao trình độ lao động theo kịp với sự phát triển khoa
học cơng nghệ, tạo tích luỹ, chuyển các hình thức khác với khả năng tiếp nhận
khoa học công nghệ và kiến thức thị trường cao hơn như kinh tế trang trại …
Mặt khác vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường ngày nay đang được
toàn thể nhân loại quan tâm cùng giải quyết… Kinh tế hộ nông dân với sự tràn
10
lan của các loại thuốc bảo vệ thực vật, của phân bón hố học… họ sử dụng
chưa thật sự đúng theo quy định, sử dụng chưa khoa học và ít kết hợp với các
phương pháp truyền thống gây mất cân đối của qui luật tự nhiên như chặt phá
rừng làm rẫy, gây hạn hán vùng này ngập lụt vùng kia đất đai bị xói mịn bạc
màu. Do vậy cần phải kịp thời phổ biến sâu rộng về những tác hại lâu dài trên
các phương tiện thông tin đại chúng cho kinh tế hộ nơng dân được biết.
Vai trị của kinh tế hộ nông dân như đã nêu ở trên, chúng ta có thể
khẳng định kinh tế hộ nơng dân sẽ tồn tại và luôn là một thành phần kinh tế
quan trọng của mọi quốc gia, sự phát triển của nó không những làm cho đời
sống của người dân ngày càng được nâng cao, các nguồn lực trong sản xuất
nông nghiệp ngày càng được khai thác đầy đủ mà cịn có tác dụng to lớn
thúc đẩy sự phát triển của các thành phần, các ngành kinh tế khác.
Đối tượng sản xuất của kinh tế hộ nơng dân có đặc điểm riêng biệt đó là cây
trồng và vật ni, là những cơ thể sống, chúng sinh trưởng và phát triển theo những
quy luật sinh học nhất định. Là cơ thể sống, vì vậy chúng rất nhạy cảm với môi
trường tự nhiên, mỗi sự thay đổi về thời tiết, khí hậu, về sự chăm sóc của con người
đều có tác động trực tiếp đến quá trình phát sinh và phát triển của chúng, và tất
nhiên là ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của sản xuất. Do chúng có đặc điểm như
vậy nên muốn đạt được hiệu quả cao nhất thiết phải có sự quan tâm đúng mực,
thường xuyên và thực sự sát sao của con người. Mỗi sự biến đổi, thay đổi nhỏ của
những cơ thể sống này con người đều phải biết, chúng cần phải được chăm sóc
đúng lúc, đúng chỗ, đúng khoa học. Để làm tốt những điều này không một chủ thể
nào khác mà chỉ có hộ nơng dân đảm đương nổi. Đặc điểm có đó chỉ phù hợp với
trách nhiệm, chất lượng của lao động gia đình, phù hợp với kiểu tổ chức sản xuất
của kinh tế hộ nơng dân (Nguyễn Đức Bình, 2014).
- Thực tế phát triển kinh tế hộ nông dân đã cho thấy nhiều ưu điểm mà khơng
một chủ thể nào có được, hơn nữa phát triển kinh tế hộ nơng dân cịn giúp phát
triển lực lượng sản xuất, tạo công ăn việc làm và giải phóng lực lượng, năng lực sản
xuất ở nơng thơn. Đây là việc làm thực sự có ý nghĩa với bất kỳ một nền kinh tế nào,
với bất kỳ một xã hội nào. Việc phát triển lực lượng sản xuất, tạo công ăn việc làm là
điều cần thiết cho sự phát triển của xã hội, của con người. Năng lực sản xuất ở nơng
thơn, nhiều khi cịn bị bó buộc, nhưng nay nó đã được giải phóng, được phát huy
tác dụng qua sự phát triển của kinh tế hộ nông dân.
11
- Phát triển kinh tế hộ nông dân sẽ giúp khai thác hết mọi tiềm năng,
tiềm lực trong nông nghiệp nơng thơn. Khai thác sử dụng có hiệu quả những
tư liệu sản xuất như đất đai, công cụ lao động… những yếu tố mà chỉ có kinh
tế hộ mới sử dụng có hiệu quả nhất. Sản xuất của hộ nơng dân mang tính đa
dạng, tính thích ứng cao. Sự phân bố của kinh tế hộ mang tính rộng khắp.
Sản phẩm của nơng nghiệp mang tính liên tục, khơng phân chia thành các
bán thành phẩm, khơng tính tốn được kết quả ngay ở mỗi giai đoạn. Kinh tế
hộ nông dân tồn tại và phát triển khắc phục được những khó khăn tưởng
chừng không khắc phục nổi, khai thác được những tiềm năng mà không một
chủ thể nào khác khai thác được (Nguyễn Bá Nam, 2010).
Thực tế phát triển của mỗi nền kinh tế trong thời gian vừa qua đã chứng
minh sự tồn tại và phát triển của kinh tế hộ nông dân là một tất yếu, khách quan,
phù hợp với quy luật của sản xuất nông nghiệp. Bằng những luận giải như đã
nói trên, chúng ta phải cơng nhận rằng kinh tế hộ nơng dân có nững ưu điểm mà
khơng chủ thể kinh tế nào có được. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực nông
nghiệp nông thôn - nơi mà những tiền đề cho sự phát triển vẫn còn khiêm tốn,
địi hỏi nhiều cơng sức đầu tư cũng như cần có sự quan tâm đúng mức của nhà
nước thì sự phát triẻen của hình thức kinh tế này là một tất yếu.
Nơng nghiệp là một trong ba ngành chính cấu thành lên toàn bộ
nền kinh tế quốc dân, tuỳ từng thời kỳ và ở mỗi nước khác nhau nó có vị
trí khong giống nhau, tuy nhiên chúng ta phải nói rằng nơng nghiệp ln
đóng một vai trị quan trọng trong đời sống của nhân dân mỗi nước. Sự
phức tạp của nơng nghiệp chỉ phù hợp với một loại hình sản xuất kinh
doanh, mà ở đó mang lại hiệu quả kinh tế cao đó là kinh tế hộ nơng dân.
Thực tế phát triển nền kinh tế của đất nước chúng ta cũng cho thấy
những điều tương tự. Qua nhiều năm kinh tế hộ nơng dân khơng được
khuyến khích phát triển, thậm chí cịn có thời kỳ bị đưa vào đối tượng cần
cải tạo và loại bỏ đã làm cho bức tranh kinh tế nói chung và nơng nghiệp nói
riêng thực sự đen tối, đời sống của người nông dân thực sự đã phải trải qua
nhiều khó khăn. Nhận thức được sai lầm này, cùng với hàng loạt sự đổi mới,
trong văn kiện Đại hội VI của Đảng (1986) và trong Hiến pháp của nước
CHXHCN Việt Nam năm 1992, kinh tế hộ nông dân đã được công nhận và
được coi là một thành phần kinh tế cịn tồn tại tất yếu, bình đẳng và lâu dài.
12
Trong những năm đổi mới vừa qua, nền kinh tế và nông nghiệp nước ta
đã khởi sắc, đạt được những thành tựu to lớn, điều đó có được là có một sự
đóng góp rất lớn của kinh tế hộ nơng dân. Điều này một lần nữa khẳng định sự
tồn tại và phát triển của kinh tế hộ nông dân là một tất yếu khách quan, phù hợp
với quy luật của sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Bá Nam, 2010).
2.1.1.4 Đặc điểm của kinh tế nông hộ nông dân
a. Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ đang quá độ sang sản xuất hàng hố
Trong kinh tế hộ nơng dân, chủ thể sản xuất đồng thời là chủ
thể lợi ích nên đã tạo ra động lực kinh tế thúc đẩy nền nơng nghiệp
chuyển sang sản xuất hàng hố.
Trước đây kinh tế hộ nông dân được quan niệm như là một tàn dư của chế
độ kinh tế cá thể, ln có nguy cơ phá vỡ và làm xói mịn quan hệ sản xuất tập thể.
Do đó, kinh tế hộ nơng dân chỉ được coi là kinh tế phụ. Kinh tế hộ nơng dân sản xuất
hàng hố ở nước ta hiện nay khác về chất so với kinh tế hộ tiểu nông tự cung tự cấp
trước đây. Hiện nay ở nước ta có 3 loại kinh tế hộ nơng dân tự chủ:
- Kinh tế hộ nông dân tự chủ của những người nơng dân cá thể
(đó là người nơng dân chưa vào hợp tác xã). Loại kinh tế hộ nông dân
tự chủ này khác với kinh tế hộ nông dân cá thể trước đây ở hai điểm:
+ Ruộng đất thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý.
Họ được nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và ổn định.
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh của họ được sự quản lý của nhà nước.
- Kinh tế hộ nông dân tự chủ của các thành viên trong các nông
lâm trường quốc doanh. Ở đây hộ nông dân vừa là đơn vị kinh tế tự
chủ vừa nằm trong mối quan hệ khăng khít với kinh tế quốc dân.
- Kinh tế hộ nông dân tự chủ của những người nông dân xã viên HTX. Ở
đây hộ nông dân vừa là đơn vị kinh tế tự chủ vừa có mối quan hệ với kinh tế với
HTX để giải quyết cả đầu vào và đầu ra cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Cả 3 loại hộ này khác với kinh tế hộ nông dân cá thể trong chế độ tư hữu
trước đây ở chỗ: Ruộng đất (là tư liệu sản xuất quan trọng nhất) thuộc sở hữu toàn
dân, do nhà nước quản lý, nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân
(theo những điều kiện cụ thể do pháp luật quy định). Tính chất tự chủ của hộ nơng
dân thể hiện ở việc họ được nhà nước giao quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định. Dựa
trên quy hoạch, hộ nông dân được quyền lựa chọn phương hướng sản
13