Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện sông mã, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.33 KB, 111 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

DỖN THỊ THU HUYỀN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN SƠNG MÃ,
TỈNH SƠN LA

Ngành:

Kinh tế nơng nghiệp

Mã số:

8620115

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Dương Nga

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Doãn Thị Thu Huyền



i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS. TS. Nguyễn Thị Dương Nga đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
mơn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, công chức viên chức huyện Sông Mã,
tỉnh Sơn La đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận
văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Doãn Thị Thu Huyền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i

Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt........................................................................................................v
Danh mục bảng.................................................................................................................vi
Trích yếu luận văn..........................................................................................................viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.

Sự cần thiết lựa chọn đề tài nghiên cứu...............................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................3

1.2.1.

Mục tiêu chung.................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể....................................................................................................3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................3


1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................4

1.5.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn........................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã............................................................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận........................................................................................................5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản..................................................................................... 5

2.1.2.

Những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã............10

2.1.3.

Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.................... 17


2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.........21

2.2.

Cơ sở thực tiễn...................................................................................................25

2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở một số nước trên thế giới 25

2.2.2.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở một số địa

phương ở Việt Nam...........................................................................................27
2.2.3.

Kinh nghiệm rút ra cho huyện Sông Mã............................................................33

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................35
3.1.

Khái quát về địa bàn nghiên cứu....................................................................... 35

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên............................................................................................. 35


iii


3.1.2.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.................................................................. 37

3.1.3.

Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu..............................................................40

3.2.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................41

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu, thông tin............................................................41

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thơng tin............................................ 43

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................46
4.1.


Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện

Sông Mã

46

4.1.1.

Quy mô số lượng đội ngũ cán bộ, công chức....................................................46

4.1.2.

Cơ cấu đội ngũ cán bộ, cơng chức.....................................................................48

4.1.3.

Trình độ, năng lực và phẩm chất làm việc của đội ngũ cán bộ.........................49

4.1.4.

Đánh giá kết quả thực thi nhiệm vụ...................................................................62

4.1.5.

Thành công và hạn chế trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

chức cấp xã huyện Sông Mã 64
4.2.


Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp

xã huyện Sơng Mã

68

4.2.1.

Cơng tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng công chức cấp xã....................................68

4.2.2.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng..............................................................................69

4.2.3.

Yếu tố cơ chế chính sách...................................................................................75

4.2.4.

Mơi trường cơng tác.......................................................................................... 76

4.3.

Định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

cấp xã huyện Sông Mã
4.3.1.

Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện


Sông Mã
4.3.2.

77
77

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Sông



79

Phần 5. Kết luận và kiến nghị..........................................................................................88
5.1.

Kết luận..............................................................................................................88

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 89

5.2.1.

Đối với nhà nước............................................................................................... 89

5.2.2.

Đối với địa phương............................................................................................90


Tài liệu tham khảo...........................................................................................................92

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CB, CC

Cán bộ, công chức

CBCCCX

Cán bộ, công chức cấp xã

CCCX

Công chức cấp xã

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa


CNXH

Chủ nghĩa xã hội

HĐND

Hội đồng nhân dân

NXB

Nhà xuất bản

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân bố đất đai cả h

Bảng 3.2.


Cơ cấu kinh tế của

Bảng 3.3.

Đối tượng và phươn

Bảng 4.1.

Quy mô đội ngũ cá

2017 ......................
Bảng 4.2.

Bảng tổng hợp số l
vị hành chính năm

Bảng 4.3.

Tuổi, giới tính và th

giai đoạn 2015 - 20
Bảng 4.4.

Trình độ chuyên m

...............................
Bảng 4.5.

Trình độ lý luận ch


Bảng 4.6.

Trình độ quản lý N

Bảng 4.7.

Trình độ tin học củ

Bảng 4.8.

Trình độ ngoại ngữ

Bảng 4.9.

Đánh giá của cán b

huyện Sơng Mã .....
Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ, công chức cấp xã về kiến thức chuyên môn ..............
Bảng 4.11. Đánh giá của cán bộ, công chức cấp xã về các kỹ năng làm việc................
Bảng 4.12. Đánh giá của người dân về năng lực của CBCC cấp xã huyện Sông Mã ...
Bảng 4.13. Đánh giá của lãnh đạo về đạo đức công vụ của CBCC cấp xã huyện Sông
Mã ................................................................................................................
Bảng 4.14. Đánh giá của CB, CC xã về về đạo đức công vụ của CBCC cấp xã huyện
Sông Mã .......................................................................................................
Bảng 4.15. Đánh giá của người dân về tinh thần, trách nhiệm và thái độ làm việc của
cán bộ, công chức cấp xã huyện Sông Mã ...................................................
Bảng 4.16. Đánh giá của người dân về thái độ của công chức cấp xã huyện Sơng Mã
trong q trình giải quyết cơng việc ............................................................
Bảng 4.17. Tình trạng sức khỏe đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã trên địa bàn huyện
Sông Mã, giai đoạn 2015 - 2017 ..................................................................


vi


Bảng 4.18. Đánh giá của cán bộ, công chức cấp xã về mức độ hoàn thành nhiệm vụ
được giao ......................................................................................................
Bảng 4.19. Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động của các xã thuộc huyện sông Mã năm
2017 .............................................................................................................. 64

Bảng 4.20. Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã huyện Sông Mã, giai
đoạn 2015 - 2017 ......................................................................................... 70
Bảng 4.21. Đánh giá của CB, CC cấp xã về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CB, CC
cấp xã huyện Sông Mã .................................................................................
Bảng 4.22. Công tác bồi dưỡng CB, CC huyện và xã từ 2015 - 2017 ...........................
Bảng 4.23. Đánh giá của cán bộ, công chức cấp huyện, xã về mức độ ảnh hưởng của
yếu tố chính sách ..........................................................................................

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Dỗn Thị Thu Huyền
Tên luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Sông
Mã, tỉnh Sơn La
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp

Mã số: 8620115

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Chính quyền cấp xã (cấp cơ sở) có một vị trí rất quan trọng, là cầu nối trực tiếp

của hệ thống chính quyền Nhà nước với nhân dân, thực hiện hoạt động quản lý Nhà
nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phịng, an ninh. Do đó, chất lượng
đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã có ý nghĩa quyết định tới việc thực hiện thành công
các nhiệm vụ được giao cho cấp xã. Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, trên
cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên
địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La trong những năm tới.
Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp và thứ cấp, trong đó, số liệu sơ cấp được thu
thập từ điều tra phỏng vấn trực tiếp các lãnh đạo UBND huyện Sông Mã, các cán bộ,
công chức cấp xã, lãnh đạo xã và người dân. Các phương pháp được sử dụng là phân
tích thống kê mơ tả và so sánh. Kết quả cho thấy đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên
địa bàn huyện tương đối đủ về mặt số lượng. Đa số cán bộ, công chức cấp xã trên địa
bàn huyện có độ tuổi tương đối trẻ với tỷ lệ cán bộ, công chức là nam chiếm đa số. Đa
số cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, tâm huyết
với cơ sở; Có ý thức tổ chức kỷ luật; được quần chúng tín nhiệm, tin u. Tuy nhiên
trình độ kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn so với yêu cầu thời kỳ mới còn nhiều
hạn chế, lúng túng trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, trong giải quyết các mối quan
hệ, trong phát huy dân chủ nhân dân; một bộ phận cán bộ xã, thị trấn thiếu tu dưỡng bản
thân, giảm sút ý chí phấn đấu. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã trên địa bàn huyện có tăng lên hàng năm nhưng vẫn chưa cao (trình độ
đại học chiếm 26,05% năm 2017, trình độ cao đẳng chiếm 17,22%, đa số là trình độ
trung cấp chiếm trên 50%). Về trình độ lý luận chính trị, vẫn cịn trên 20% cán bộ, cơng
chức chưa qua đào tạo trình độ lý luận chính trị. Về trình độ quản lý nhà nước có đến
81,46% cán bộ, cơng chức chưa qua đào tạo. Trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ
cán bộ, cơng chức xã cũng cịn rất thấp, có tới 22,96% chưa qua đào tạo tin học và
88,08% chưa qua đào tạo ngoại ngữ năm 2017.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã gồm:
Cơng tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng cơng chức cấp xã; Công tác đào tạo, bồi dưỡng;

viii



Yếu tố pháp luật về chế độ, chính sách cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã; Mơi
trường cơng tác. Trên cơ sở phân tích thực trạng, các gải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức huyện Sông Mã tập trung vào việc thực hiện nghiêm
việc phân loại đánh giá cán bộ, công chức; Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức; Nâng cao việc tự học tập, rèn luyện của đội ngũ cán bộ, công chức; Tăng cường
sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng về công tác cán bộ; Đẩy mạnh điều động, luân chuyển
cán bộ chủ chốt; Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, xây dựng mơi trường làm
việc văn hóa cho cán bộ, công chức.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Doan Thi Thu Huyen
Thesis title: Improving the quality of communal officers in Song Ma district, Son La
province
Major: Agricultural Economics

Code: 8620115

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Communal government (grass-root level) is very important, playing as a bridge
between the State government and the community, implementing the authorized state
management in areas of economics, cultures, social, defense, and security. Therefore,
quality of the communal officers is crucial to the fullfilment of the tasks assigned to the
communal governemnt. The study aims to evaluate the quality of the communal officers
in Song Ma district, Son La province in the comming time.
Both secondary and primary data are used in the study, where the primmary data

is collected through survey and in-depth interviews with the leaders at district-level
government agency, communal leaders, the communal officers, and people living in the
communes. Descriptive and comparative statistics are used to analyze the data. The
results show that total number of commnal officers in Song Ma district meets with
requirements. Majority of the communal officers is at young and middle age, and is
male. Generally, majority of them has good ocupational morality and dedicated to
works; has good discipline and highly appreciated by the community. However, the
knowledge and capacity of the communal officers are still limited as compared to the
changing context, especially in economic and social management, solving problems
related to civil society. A certain percentage of them has exhibits low motivation in
fullfiling the jobs. The ocupational knowledge and skills of the communal officers have
been improved over years (About 26.05% of the commula officers holding bachelor
degree, about 17.22% of them holding college degree, and more than 50% having
intermediate level degree). More than 20% of them has not undergone any formal
training on politics. About 81.14% of the communal officers has not undergone any
formal training on state management. Very low level of foreign language as well as
informatics is found among the communal officers, with about 22.96% and 88.08% of
them has not been trained, respectively.
Several factors affecting the quality of the communal officers in Song Ma
district, Son La province are identified, including the recruitment, job assigment for the
communal officers; Training; Policy on salary and other motivations for the communal
officers; and working environment. Several recommendations to improve the quality of

x


the communal officers in Song Ma district are proposed accordingly, including the strict
evaluation/rating of the communal officers; provide more trainings and higher education
for them as well as encourage the self-improvement; Strenthening the leadership of the
Party on the personnel affair; rotation of some key titles (leaders), improving the health

care for the communal officers, and building the working environment for improving the
communal officers’ motivation.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. SỰ CẦN THIẾT LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong hệ thống chính trị của chúng ta, chính quyền cấp xã (cấp cơ sở) có
một vị trí rất quan trọng, là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền Nhà nước
với nhân dân, thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế,
văn hố, xã hội, quốc phịng, an ninh ở địa phương theo thẩm quyền được phân
cấp, đảm bảo cho các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
được triển khai, thực hiện đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, chính quyền cấp xã
khơng thể hồn thành nhiệm vụ của mình một cách hiệu lực và hiệu quả nếu thiếu
một đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vững vàng về chính trị, có đạo đức trong
sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức, trình độ năng lực, sức khỏe để thực hiện
các công việc được giao.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi
công việc". “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
“Bất cứ chính sách, cơng tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành cơng, tức là có lãi.
Khơng có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn. Cán bộ và cơng tác cán bộ càng
có ý nghĩa quan trọng hơn khi đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (Mạch Quang Thắng, 2009).
Trước tình trạng đội ngũ cán bộ, cơng chức cịn hạn chế về phẩm chất, tinh
thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính, ngày 17/9/2001
Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg về chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. Trong đó đề ra
mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2001-2010 là: xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững

mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên
tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây
dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của
công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Sau hơn 10 năm thực hiện chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Sơn La nói chung đã được
nâng lên, cơ bản đáp ứng chuẩn về bằng cấp, chuyên ngành đào tạo. Tuy nhiên,
trong tình hình hiện nay với việc hình thành nền kinh tế tri thức, sự xuất hiện
chính phủ điện tử, thực hiện ứng dụng các thành quả của khoa học - công nghệ

1


vào quản lý và quan trọng hơn cả là thực hiện mục tiêu của chương trình tổng thể
cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết 30c/NQ-CP
ngày 08/11/2011 của chính phủ là: “Đến năm 2020 xây dựng được một nền hành
chính thực sự trong sạch, minh bạch, chuyên nghiệp, hiện đại và hoạt động có
hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội, xây dựng đội ngũ cán
bộ, cơng chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu
phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước” thì việc quan tâm nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức là việc làm rất cần thiết.
Mục tiêu đó thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ trong cơng cuộc cải cách
nền hành chính nhà nước nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức trong bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương nói riêng. Để
thực hiện thành cơng chiến lược này, yếu tố quan trọng và quyết định sự thành
cơng đó là nhân tố con người, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức - nguồn lực
chủ yếu của hệ thống quản lý hành chính để vận hành, thực hiện và hồn thành
chức năng, nhiệm vụ được giao.
Huyện Sơng Mã là một huyện có địa bàn rộng cách thành phố Sơn La 110 km
về phía Nam theo trục Quốc lộ 4G, mặc dù đã được các Bộ, ngành, tỉnh quan tâm và

có nhiều chính sách ưu đãi về phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực nhằm đưa
huyện phát triển trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội của
các tỉnh. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác mà trình độ phát triển kinh tế
- xã hội của huyện vẫn còn rất thấp, một trong những nguyên nhân là do sự thiếu hụt
và hạn chế về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung và đội ngũ
cán bộ, cấp xã nói riêng trong triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội nên hiệu quả thu được là chưa cao. Trong những năm
qua việc tổng kết, đánh giá đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, cơng chức cấp xã chậm được tiến hành, chưa có các giải pháp đồng bộ phù
hợp với đặc thù đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng

đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đóng vai trị hết sức quan trọng, đây là những
người hàng ngày trực tiếp tiếp xúc với dân, đưa chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước vào trong thực tiễn cuộc sống.
Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề trên tôi đã lựa chọn
đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Sông
Mã, tỉnh Sơn La” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại địa bàn
huyện Sông Mã và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-


Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ

cán bộ, công chức cấp xã;
-

Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại địa

bàn huyện Sơng Mã, tỉnh Sơn La;
-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

cấp xã trên địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La;
-

Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,

công chức cấp xã trên địa bàn huyện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
của địa phương trong những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nội dung liên quan đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã;
các nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và giải pháp
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian tới.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá chất lượng của

đội ngũ cán bộ, công chức chuyên môn thuộc bộ máy chính quyền cấp xã tại

UBND cấp xã trên địa bàn huyện.
-

Về không gian nghiên cứu: các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện

Sông Mã, tỉnh Sơn La.
-

Thời gian nghiên cứu: Phân tích thực trạng và đánh giá chất lượng đội

ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện từ năm 2015 đến 2017 và kiến
nghị giải pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhất là
người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đến năm 2020.

3


1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cán bộ, công chức cấp
xã bao gồm những vấn đề, nội dung gì để từ đó làm cơ sở khoa học cho phân
tích, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Sơng Mã, tỉnh Sơn
La nói riêng?
-

Thực trạng về số lượng và chất lượng của cán bộ, công chức cấp xã tại

huyện Sông Mã ra sao?
-

Các yếu tố nào ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên


địa bàn huyện Sông Mã?
-

Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

huyện Sông Mã?
1.5. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
Về mặt lý luận đề tài luận văn đã góp phần đưa ra các khái niệm, cơ sở
pháp lý, nội dung đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã. Từ đó làm cơ sở
để phân tính đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất chất lượng
cán bộ, công chức cấp xã huyện Sông Mã.
Về mặt thực tiễn: Chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã huyện
Sơng Mã có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Sơng
Mã. Vì vậy cần có một đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã có đủ năng lực thực
hiện tốt các nhiệm vụ chính trị tại cơ sở. Nếu người cán bộ khơng có đủ trình độ
nắm bắt, triển khai các chủ trương của Đảng thì mọi chủ trương đều khơng có kết
quả. Đảng và Nhà nước coi công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng
CBCC cấp xã là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng và củng cố
chính quyền nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Cán bộ cơ sở là
những người gần dân nhất, là những người trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, đồng
thời tham mưu cho cấp trên về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, biến tinh thần
của các chủ chương, chính sách đó thành hành động quần chúng, làm cho quần
chúng hiểu và tổ chức quần chúng thực hiện tốt các chủ chương, chính sách đó.
Luận văn đánh giá được thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã trên địa bàn huyện Sông Mã giai đoạn năm 2015 – 2017. Luận văn đã chỉ
ra được những mặt còn hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa
bàn huyện và đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức cấp xã huyện Sông Mã.


4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Cấp xã
Điều 2, Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13, quy định
các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: 1.
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); 2. Huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là cấp huyện); 3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi
chung là cấp xã); 4. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Như vậy, đơn vị hành
chính cấp xã là đơn vị hành chính cơ sở của Việt Nam. (Quốc hội, 2015).
2.1.1.2. Khái niệm cán bộ, cơng chức
Do tính chất đặc thù của các quốc gia có hệ thống pháp luật, thể chế chính
trị khác nhau, khái niệm cơng chức cũng khơng hồn tồn đồng nhất. Có nước
chỉ giới hạn cơng chức trong phạm vi quản lý Nhà nước, thi hành pháp luật. Có
nước quan niệm cơng chức bao gồm cả những người làm việc trong các cơ quan
sự nghiệp thực hiện dịch vụ cơng. Nhìn chung, đa số các nước đều giới hạn cơng
chức trong phạm vi bộ máy hành chính Nhà nước (Chính phủ và các cấp chính
quyền địa phương). Những nhà chính trị hoạt động do bầu cử hay hoạt động
trong các cơ quan sự nghiệp và cơ sở kinh doanh của Nhà nước khơng gọi là
cơng chức.
Trong cuộc nói chuyện với các học viên Trường Nguyễn Ái Quốc năm
1963, Bác có nói: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính
phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của
dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng.

Vì vậy, cán bộ là gốc của mọi cơng việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc
gốc của Đảng” (Mạch Quang Thắng, 2009).
-

Khái niệm cán bộ: Khoản 1, điều 4, Luật Cán bộ, Công chức năm 2008

(Luật số 22/2008/QH12 do Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XII, thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 13/11/ 2008, có hiệu lực thi hành từ

5


ngày 01/1/2010), quy định: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê
chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước” (Quốc hội, 2008).
-

Khái niệm công chức: Khoản 2, điều 4, Luật Cán bộ, Công chức năm 2008,

quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chun nghiệp, cơng nhân
quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
(sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ

ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị
sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của

đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” (Quốc hội, 2008).
Khái niệm về cán bộ, công chức cấp xã: Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND năm 2003 về nhiệm vụ cụ thể của HĐND và UBND; Luật Cán bộ, công
chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Nghị định số 92/2009/NĐ- CP ngày 22 tháng
10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách
đối với cán bộ, cơng chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã; Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTCBLĐTB&XH ngày 27 tháng 5 năm 2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội 8 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐCP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số
chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những
người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số 112/2011/NĐ - CP
ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về cơng chức xã, phường, thị trấn
(Quốc hội, 2008; Chính phủ, 2009, 2011).
Cán bộ, cơng chức cấp xã được quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm
2008 và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức

6


danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường,
thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, như sau:

*
Cán bộ xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là
cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong
Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy,
người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội (Chính phủ, 2009).
Cán bộ cấp xã gồm có:

- Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
-

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có

hoạt động nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nơng dân Việt Nam)

*

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức

danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước (Chính phủ, 2009). Cơng chức cấp xã gồm
có:

-

-

Trưởng Cơng an

-


Chỉ huy trưởng Qn sự

-

Văn phịng - Thống kê

Địa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường (đối với phường, thị trấn)

hoặc Địa chính - Nơng nghiệp - Xây dựng và Mơi trường (đối với xã)
-

Tài chính - Kế tốn

-

Tư pháp - Hộ tịch - Văn hóa - Xã hội.

Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm như sau: CB, CC cấp xã
là công dân Việt Nam, trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước
theo quy định của pháp luật, được bầu để giữ chức vụ, hoặc được tuyển dụng
giao giữ chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã.

7


Để nâng cao hiệu lực hoạt động của chính quyền cấp xã đội ngũ CBCC
cấp xã không những cần phải có nhiệt tình cách mạng, có phẩm chất tốt, đạo đức
tốt mà cịn cần phải có tri thức, trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực cơng
tác để hồn thành nhiệm vụ.

2.1.1.3. Khái niệm chất lượng cán bộ, công chức cấp xã
Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2018) định nghĩa “Chất lượng”
chính là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc”.
Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã được phản ánh thơng qua số lượng,
tiêu chuẩn về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ (Ở địa bàn
cơng tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động cơng vụ thì phải biết
thành thạo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác đó), tin học, các
kỹ năng, kinh nghiệm trong quản lý, thái độ chính trị, đạo đức, tình trạng sức
khỏe của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ (Quốc hội, 2008).
Mỗi cán bộ, công chức không tồn tại một cách biệt lập mà phải được đặt
trong một chỉnh thể thống nhất của đội ngũ cán bộ, công chức. Vì vậy, quan niệm
về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phải được đặt trong mối quan hệ biện
chứng giữa chất lượng của từng cán bộ, công chức với chất lượng của cả đội ngũ,
đáp ứng yêu cầu về số lượng và cơ cấu. Như vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã là chất lượng của tập hợp cán bộ, công chức cấp xã trong một
tổ chức, địa phương. Chất lượng đội ngũ không phải là sự tập hợp giản đơn về số
lượng mà là sự tổng hợp sức mạnh của toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức. Sức
mạnh này bắt nguồn từ phẩm chất vốn có trong mỗi con người và nó được tăng
lên gấp bội bởi tính thống nhất của tổ chức, của sự giáo dục, đào tạo, phân công,
quản lý và kỷ luật (Quốc hội, 2008).
Như vậy có thể định nghĩa về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
như sau: “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là tập hợp tất cả các
thuộc tính của từng cán bộ, công chức cấp xã cùng sự phối hợp hoạt động chặt
chẽ cả về ý chí lẫn hành động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã với số lượng
đầy đủ và cơ cấu hợp lí có khả năng đáp ứng yêu cầu, mục tiêu tại một giai đoạn
nhất định (Quốc hội, 2008).
2.1.1.4. Khái niệm đội ngũ và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2018) định nghĩa: “Đội ngũ là tập
hợp gồm một số đông người cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp, hợp


8


thành lực lượng hoạt động trong hệ thống (tổ chức) và cùng chung một mục đích
nhất định”.
Theo Đặng Quốc Bảo (1997), đội ngũ là một tập thể người gắn kết với
nhau,cùng chung lý tưởng, mục đích, ràng buộc nhau về vật chất, tinh thần và
hoạt động theo một nguyên tắc.
Theo đó có thể quan niệm: Đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã là tập hợp
những cán bộ, công chức tổ chức thành một lực lượng, có chung một lý tưởng,
mục đích, nhiệm vụ đó là thực hiện mục tiêu kinh tế- xã hội, an ninh, chính trị,
quốc phịng và các nhiệm vụ khác ở cấp xã mà được mà nhà nước – xã hội giao
phó.
Theo Cao Khoa Bảng (2012), nội hàm “đội ngũ” bao gồm nhiều nội dung.
Theo khía cạnh cấu trúc của đội ngũ, thì nó bao gồm 2 bộ phận (1) Gồm những
cán bộ được hình thành, phát triển qua đào tạo; và (ii) những cán bộ trưởng thành
từ thực tiễn công tác, phấn đấu, được bầu cử hoặc đề bạt, bổ nhiệm vào chức vụ
lãnh đạo, quản lý.
Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ: Theo Cao Khoa Bảng (2012), chất
lượng đội ngũ cán bộ được tạo nên bởi nhiều yếu tố,thể hiện tính đồng bộ và
thống nhất trong đội ngũ cán bộ, là sự kết hợp hài hòa giữa chất lượng của từng
người cán bộ và chất lượng của cả đội ngũ cán bộ. Trong đó, chất lượng của từng
người cán bộ được tạo nên từ phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ,
năng lực công tác, phẩm chất làm việc … được thể hiện qua kết quả thực hiện
chức trách, nhiệm vụ được giao, khả năng và chiều hướng phát triển của người
cán bộ đó.
Như thế, các yếu tố cấu thành chất lượng của đội ngũ cán bộ: chất lượng
của cả đội ngũ cán bộ được tạo nên bởi nhiều yếu tố, bao gồm: Quy mô số lượng
cán bộ; cơ cấu cán bộ, trình độ phẩm chất, năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ,
được thể hiện ở kết quả hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người và cả đội ngũ (Cao

Khoa Bảng, 2012).
Như thế, theo như Cao Khoa Bảng (2012) về chất lượng đội ngũ cán bộ thì
những yếu tố sau cấu thành chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã:
-

Số lượng đội ngũ cán bộ, công chức: Số lượng cần phù hợp với nhu cầu

viên chế, yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức hoạt động (cấp xã). Nếu số lượng cán bộ

9


quá ít/ quá nhiều sẽ ảnh hưởng chất lượng đội ngũ cán bộ và tính hiệu quả thực
thi cơng việc.
-

Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức: bao gồm cơ cấu thành phần xuất thân

(Dân tộc), tuổi, trình độ học vấn, chức danh cán bộ, giới tính, ngành nghề đào
tạo, chuyên môn nghiệp vụ…Nếu cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý sẽ
giúp cho đội ngũ phát triển cân đối, đồng bộ.
- Trình độ, phẩm chất năng lực và phẩm chất làm việc của đội ngũ cán
bộ :
Trình độ, phẩm chất năng lực và phẩm chất làm việc của từng cán bộ cần đáp
ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện càng cao thì chất lượng đội ngũ cán bộ
càng tốt.
2.1.2. Những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã
2.1.2.1. Tiêu chí về số lượng cán bộ, công chức
Theo Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày 17/3/2017 của UBND tỉnh Sơn
La về việc giao số lượng cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn

tỉnh Sơn La như sau: Xã, phường, thị trấn loại 1 bố trí khơng q 25 người; Xã,
phường, thị trấn loại 2 bố trí khơng q 23 người; Xã, phường, thị trấn loại 3 bố
trí khơng q 21 người. Có cơ cấu hài hịa về độ tuổi, giới tính, cơng việc, dân
tộc.
2.1.2.2. Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức
- Phẩm chất chính trị
Phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức thể hiện trước hết ở sự
tin tưởng tuyệt đối với lý tưởng cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và
Chủ nghĩa xã hội, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước, khơng dao động trước những khó khăn, thử thách (Quốc
hội, 2008).
Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp
luật của Nhà nước, kiên quyết chống lại mọi lệch lạc, biểu hiện sai trái trong đời
sống xã hội đi ngược với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước (Quốc hội, 2008).
Phẩm chất chính trị của cán bộ, cơng chức cịn thể hiện thông qua thái độ
phục vụ Nhân dân, tinh thần gương mẫu trong công tác, tinh thần trách nhiệm đối
với nhân dân (Quốc hội, 2008).

10


- Phẩm chất đạo đức
Bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân
dân, do đó, người cán bộ, cơng chức với tư cách là cơng bộc của dân, khơng
được phép độc đốn, chuyên quyền ở bất cứ cương vị chức trách nào trong bộ
máy Nhà nước. Việc đề cao đạo đức của cán bộ, công chức cấp xã được xác định
là tiêu chí hàng đầu để đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
(Quốc hội, 2008).
Công việc mà cán bộ, công chức cấp xã đảm nhiệm thực chất là sự ủy thác

quyền lực của Nhân dân cho Nhà nước thực hiện, thông qua đội ngũ cán bộ, công
chức cùng cơ sở vật chất hiện thực để thực thi cơng vụ phục vụ nhân dân. Do đó
trong thực thi cơng vụ phục vụ nhân dân địi hỏi người cán bộ, cơng chức cấp xã
phải có phẩm chất đạo đức (Quốc hội, 2008).
Đạo đức của người cán bộ, công chức gồm 2 mặt cơ bản: Đạo đức cá nhân
và đạo đức công vụ.
Đạo đức cá nhân của người cán bộ, công chức trước hết thể hiện ở ý thức,
niềm tin vào định hướng Xã hội chủ nghĩa, quyết tâm thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ngoài ra phẩm chất đạo đức cá
nhân còn biểu hiện ở tinh thần và ý thức biết tơn trọng, giữ gìn, kỷ luật, kỷ
cương, sống và làm việc theo pháp luật, có lối sống lành mạnh, khơng tham ơ,
lãng phí có trách nhiệm cao trong thực thi cơng vụ, có lịng nhân ái, vị tha, ứng
xử đúng đắn trong quan hệ gia đình, bạn bè, hàng xóm, láng giềng và trong xã
hội, có tinh thần hướng thiện và hiếu học (Quốc hội, 2008).
Đạo đức công vụ là những giá trị đạo đức và chuẩn mực pháp lý được áp
dụng cho cán bộ, công chức Nhà nước và những người có chức vụ quyền hạn
khác khi thi hành nhiệm vụ, công vụ. Việc đề cao đạo đức công vụ được xác định
là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
(Quốc hội, 2008).
Đạo đức công vụ được thể hiện trước hết ở tinh thần trách nhiệm và đề cao
kỷ luật trong thực thi cơng vụ: đó là ý thức ln tìm tịi, sáng tạo, ln cố gắng
hồn thành nhiệm vụ, công vụ được giao (Quốc hội, 2008).
Đạo đức công vụ địi hỏi người cán bộ, cơng chức nói chung và người cán
bộ, cơng chức cấp xã nói riêng phải thực hành tiết kiệm thời gian, tiền của của

11


Nhân dân, sử dụng tiết kiệm công quỹ, tài sản cơng, tiết kiệm tài ngun của đất
nước, tích cực chống lãng phí, thực hành tiết kiệm trong các cơ quan Nhà nước

(Quốc hội, 2008).
Trong điều kiện mới, đạo đức công vụ yêu cầu người cán bộ, công chức
phải thật thà, trung thực, lấy lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia làm trọng, tránh lợi
dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân (Quốc hội, 2008).
2.1.2.3. Tiêu chí về trình độ của đội ngũ cán bộ, cơng chức
Trình độ của cán bộ, công chức cấp xã là mức độ về sự hiểu biết, về kỹ
năng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó thể hiện ở
văn bằng, chứng chỉ mà mỗi người cán bộ, công chức nhận được thơng qua q
trình học tập (Quốc hội, 2008).
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là sự hiểu biết kiến thức và kỹ năng thực
hành một nghề nghiệp nhất định. Trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ,
cơng chức cấp xã phải phù hợp với yêu cầu của từng vị trí cơng tác để đảm bảo
thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao (Tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ
cấp xã thực hiện theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ; công chức thực hiện theo Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày
30/10/2012 của Bộ Nội vụ, đồng thời để đảm bảo xã đạt chuẩn nơng thơn mới,
trình độ của cán bộ, cơng chức xã xây dựng theo quy định tại Thông tư số
41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn).
Lý luận chính trị nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa
học, nhận thức tư tưởng, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực
tiễn cho đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong
các thời kỳ lịch sử; đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Do đó
cán bộ, cơng chức có trình độ lý luận chính trị có vai trị, ý nghĩa quan trọng thực
thi cơng vụ (Bộ Nội vụ, 2004).
Trình độ tin học (sử dụng công nghệ thông tin trong công việc): Tiến trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đặt ra yêu cầu ngày càng cao về quản lý,
điều hành phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã, do đó địi hỏi cán bộ,
cơng chức cấp xã phải có trình độ về tin học, khả năng nghiên cứu, ứng dụng
khoa học, công nghệ vào thực tiễn hoạt động (Bộ Nội vụ, 2004).


12


Tiếng dân tộc thiểu số: Đội ngũ cán bộ, công chức cơng tác tại vùng có
đồng bào là người dân tộc thiểu số có một vị trí và vai trị quan trọng trong việc
lãnh đạo, tuyên truyền vận động các dân tộc thực hiện thắng lợi các chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại địa phương, do đó cán bộ, cơng
chức ở địa bàn cơng tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động cơng
vụ thì phải biết thành thạo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn cơng tác đó
(Bộ Nội vụ, 2004).
Như vậy, có thể nói trình độ lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ là điều kiện
tiên quyết trong thực hiện các nhiệm vụ và tạo ra sản phẩm cơng việc, là một tiêu
chí quan trọng để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã (Bộ Nội
vụ, 2004).
2.1.2.4. Tiêu chí về sức khỏe
Tất cả cán bộ, cơng chức cấp xã đều phải có sức khỏe dù làm cơng việc gì,
ở đâu. Sức khỏe là nền tảng quan trọng cho mọi hoạt động. Sức khỏe của cán bộ,
cơng chức cấp xã là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã. Sức khỏe có tác động đến chất lượng lao động cả hiện tại và
tương lai. Người lao động nói chung, cán bộ, cơng chức cấp xã nói riêng có sức
khỏe tốt sẽ đem lại năng suất lao động cao hơn bằng việc nâng cao sức bền bỉ,
dẻo dai và khả năng tập trung công việc.
Theo quy định tại Quyết định số 2136/QĐ-BYT ngày 15/6/2005 của Bộ
Y tế về việc ban hành “Bản tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cán bộ” cho người lao
động, thì sức khỏe của người lao động được phân thành 5 loại sau đây: Loại A :
Rất khoẻ; Loại B1 : Khoẻ; Loại B2 : Trung bình; Loại C : Yếu; Loại D: Rất yếu
(Bộ Y tế, 2005).
Như vậy, loại A là những người: thể lực bình thường, sức khỏe bình thường;
khơng có bệnh mãn tính ảnh hưởng tới lao động, sinh hoạt và sức khỏe cá nhân;

tuổi đời không quá 60. Loại B1, là những người: thể lực, sức khỏe, lao động và
sinh hoạt bình thường; có một hay những bệnh mãn tính cần phải theo dõi có thể
có những đợt bệnh tiến triển cấp tính nhẹ ảnh hưởng ít đến sức khỏe; tuổi đời
khơng q 70. Loại B2, là những người: có bệnh cần phải theo dõi đang thời kỳ
khơng ổn định có thể xảy ra các biến chứng nặng; bệnh đã có ảnh hưởng đến sức
khỏe, lao động do các đợt cấp tính và tiến triển của bệnh; cần có bác sỹ sự theo
dõi và quản lý tình hình bệnh; tuổi đời không quá 80. Loại C, là những

13


×