Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường hồ núi cốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.03 KB, 81 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ ĐỨC VƯỢNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG
PHÒNG HỘ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG HỒ
NÚI CỐC
Chun ngành:

Khoa học mơi trường

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đoàn Văn Điếm

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng
Tác giả luận văn



Lê Đức Vượng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Đoàn Văn Điếm đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Sinh Thái Nông Nghiệp, Khoa Môi Trường - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ thuộc Ban Quản lý Rừng phịng hộ bảo
vệ Mơi Trường Hồ Núi Cốc, chi cục kiểm lâm, hạt kiểm lâm thành phố Thái Nguyên,
UBND và một số hộ dân thuộc thuộc xã Phúc Tân, Tân Thái và Phúc Xuân, đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày tháng
Tác giả luận văn

Lê Đức Vượng


ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan .....................................................................................................................
Lời cảm ơn ........................................................................................................................
Mục lục
...............................................................
Danh mục chữ vıết tắt ......................................................................................................
Danh mục bảng ...............................................................................................................
Danh mục hình ...............................................................................................................
Trích yếu luận văn ..........................................................................................................
Thesıs abstract...................................................................................................................

Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................
1.1.
Tính cấp thıết của đề tàı...........................................................................
1.2.
Giả thuyết nghiên cứu ...........................
1.3.
Mục tıêu nghıên cứu ..............................
1.4.
Phạm vı nghıên cứu ...............................
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................
2.1.
Vai trò, chức năng và phân loại rừng phò
2.1.1.
Vai trò của rừng phòng hộ .....................
2.1.2.

Phân loại rừng phòng hộ ........................
2.1.3.
Chức năng chính của các loại rừng phịn
2.2.
Thực trạng tài nguyên rừng trên thế giới
2.3
Thực trạng tài nguyên rừng và cơng tác
2.3.1.
Diễn biến về diện tích rừng ..................
2.3.2.
Nạn phá rừng và việc phục hồi độ che p
2.3.3.
Tiến trình quản lý tài nguyên rừng ở Vi
2.3.4.
Thực trạng và công tác bảo vệ phát tri
Nguyên ..................................................

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ...........................................................
3.1.
Địa điểm nghiên cứu .............................
3.2.
Thờı gıan nghıên cứu ............................
3.3.
Đốı tượng nghıên cứu ...........................
3.4.
Nội dung nghiên cứu ............................
3.4.1.
Tìm hiểu điều kiện TN- KT-XH thuộc
BVMT Hồ Núi Cốc, ảnh hưởng của điề
3.4.2.

Hiện trạng tài nguyên đất và rừng khu
Núi Cốc .................................................

iii


3.4.3.
3.4.4.

Công tác quản lý và phát triển vốn rừng tại khu vực nghiên cứu ......................27
Nguyên nhân chủ yếu đe dọa đến tài nguyên rừng phòng hộ BVMT Hồ
Núi Cốc...................................................................................................................... 27
3.4.5. Phân tích SWOT đối với cơng tác quản lý rừng tại khu vực nghiên cứu .........27
3.4.6. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ
môi trường................................................................................................................ 27
3.5.
Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 27
3.5.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp................................................................ 27
3.5.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp....................................................................... 28
3.5.3. Phương pháp phỏng vấn người chủ chốt (key informants panel) .....................28
3.5.4. Phương pháp đánh giá SWOT (đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức)................................................................................................................. 28
3.5.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu................................................................ 28
Phần 4. Kết quả và thảo luận.............................................................................................. 29
4.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực rừng phòng hộ bvmt hồ Núi
Cốc ảnh hưởng đến rừng phòng hộ........................................................................ 29
4.1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 29
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................... 32
4.2.

Hiện trạng tài nguyên đất và rừng khu vực rừng phòng hộ bvmt hồ
Núi Cốc...................................................................................................................... 35
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực........................................................................ 35
4.2.2. Thực trạng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu........................................... 36
4.2.3. Diễn biến đất rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc qua các năm....................... 39
4.3.
Công tác quản lý và phát triển vốn rừng............................................................... 40
4.3.1. Công tác quản lý nhà nước về rừng....................................................................... 40
4.3.2. Công tác giao đất, giao rừng................................................................................... 42
4.3.3. Hoạt động sử dụng đất rừng và bảo vệ tài nguyên rừng..................................... 45
4.4.
Nguyên nhân chủ yếu đe dọa đến tài nguyên rừng phịng hộ bvmt hồ
Núi Cốc...................................................................................................................... 46
4.4.1. Chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lâm nghiệp sang phi lâm nghiệp ............46
4.4.2. Cháy rừng................................................................................................................... 47
4.4.3. Khai thác nguồn lâm sản quá mức cho phép........................................................ 48
4.4.4. Cơng tác quản lý cịn hạn chế................................................................................. 51
4.5.
Phân tích swot đối với cơng tác quản lý, phát triển rừng phòng hộ khu
vực nghiên cứu.......................................................................................................... 52
4.6.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bvmt ..................54
4.6.1. Giải pháp kỹ thuật..................................................................................................... 54

iv


4.6.2. Giải pháp về công tác quản lý rừng........................................................................ 55
4.6.3. Về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và khuyến lâm ................................. 56
4.6.4. Giải pháp về hưởng lợi khi tham gia bảo vệ và phát triển rừng........................ 56

4.6.5. Giải pháp vốn............................................................................................................. 57
4.6.6. Hỗ trợ của các ngành và hợp tác quốc tế............................................................... 57
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 59
5.1.
Kết luận....................................................................................................................... 59
5.2.
Kiến nghị.................................................................................................................... 60
Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 61
Phụ lục....................................................................................................................................... 64

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

BQL

Ban quản lý

BVMT

Bảo vệ môi trường


GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HTX

Hợp tác xã

NLKH

Nông lâm kết hợp

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

PHBVMT

Phòng hộ bảo vệ môi trường

SWOT

Điểm mạnh- điểm yếu- cơ hội- thách thức

UBND

Ủy ban nhân dân

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diễn biến diện tích rừng ở Việt nam giai đoạn 1943-2009 ............................. 14
Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế khu vực......................................................................................... 33
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của 6 xã khu vực nghiên cứu ............................... 36
Bảng 4.3. Hiện trạng rừng phân theo đơn vị hành chính ................................................... 37
Bảng 4.4. Diễn biến đất lâm nghiệp...................................................................................... 39
Bảng 4.5. Diện tích rừng phân theo chủ quản lý................................................................. 43
Bảng 4.6. Tình hình sử dụng đất sau giao tại các hộ khảo sát .......................................... 46
Bảng 4.7. Thống kê số vụ cháy ở rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc ....................................... 47
Bảng 4.8. Nhu cầu sử dụng gỗ cho nông hộ........................................................................ 49
Bảng 4.9. Nhu cầu sử dụng củi của hộ gia đình.................................................................. 50
Bảng 4.10. Công tác cấp GCNQSDĐ cho các hộ được giao............................................ 51
Bảng 4.11. Phân tích SWOT đối với cơng tác quản lý, phát triển rừng phòng ..............53

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Diễn biến diện tích đất lâm nghiệp qua các năm............................................... 39
Hình 4.2. Phân cấp quản lý rừng tại khu vực Rừng Phòng Hộ BVMT Hồ Núi Cốc ....40
Hình 4.3. Cháy rừng sản xuất khu vực xã Vạn Thọ ngày 9/7/2015 ................................. 48
Hình 4.4. Gỗ khai thác trái phép thu giữ tại Ban Quản lý rừng PH&BVMT Hồ
Núi Cốc

viii

50



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Đức Vượng
Tên Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phịng hộ bảo
vệ mơi trường Hồ Núi Cốc.
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu:
Đề tài thực hiện nhằm đánh giá thực trạng rừng phòng hộ bảo vệ mơi trường
Hồ Núi Cốc. Từ đó, đề ra các giải pháp quản lý, bảo vệ có hiệu quả nguồn Tài nguyên
rừng tại khu vực.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp chủ chốt là điều tra nông hộ, phỏng vấn cán bộ chủ
chốt và SWOT để phân tích nguyên nhân gây đe dọa tài nguyên tài nguyên rừng khu vực.

Kết quả chính và kết luận
Khu vực rừng PHBVMT Hồ Núi Cốc nằm trên địa bàn 6 xã (Phúc Xuân, Phúc
Trìu, Phúc Tân, Lục Ba, Vạn Thọ và Tân Thái của Tỉnh Thái Nguyên với tổng diện
tích 3.543 ha. Trong những năm gần đây, mặc dù diện tích rừng tăng, nhưng chất
lượng rừng vẫn suy giảm, thể hiện là rừng tự nhiên chủ yếu là rừng phục hồi sau
nương rẫy (trạng thái IIA)- rừng nghèo. Trong khi đó, rừng trồng chủ yếu là rừng
thuần lồi với loại cây trồng chính là Keo - khả năng phịng hộ kém. Đến nay, cơ bản
diện tích rừng đã có chủ, được huyện và tỉnh giao, tuy nhiên công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất vẫn chậm (chỉ có 6% các chủ thể được cấp giấy chứng nhận).
Bên Cạnh đó, việc quản lý rừng tại địa phương vẫn cịn những tồn tại và bất cập.
Nghiên cứu đã chỉ ra những mối de dọa lớn nhất đến tài nguyên rừng PHBVMT Hồ
Núi Cốc là hoạt động chuyển đổi đất rừng sang mục đích sử dụng khác; hoạt động
khai thái gỗ trái phép và cuối cùng là lửa rừng.


ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Duc Vuong
Thesis title: Situation and measures to improve forest management effectiveness in
the HO NUI COC Environment Protection Forest.
Major: Environmental Sciences

Code: 60.44.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agricultural (VNUA)
Research objectives:
The study was carried out to evaluate the status of the HO NUI COC
Environment Protection Forest. Based on this result, we proposed some measures to
manage and protect forest resources more effectively.
Materials and Methods:
The main methods were used in our study, including household survey, key
informants and SWOT to analyse major causes of forest degradation and deforestation.
Main findings and conclusions:
The HO NUI COC Environment Protection Forest are located in 6 communes
(Phuc Xuan, Phuc Triu, Phuc Tan, Luc Ba, Van Tho and Tan Thai) of Thai Nguyen
Province with total area 3,543 ha. In recent years, although areas of forest have
increased, quality of forest resources have reduced, particularly, natural forest
primarily regenerated forest areas after slush and burn practices (IIA) – the degraded
forest. While plantation forest areas mainly planted Acacia – which means that
efficiency of protection is quite weak. Up to now, the entire forest land has been given
the owners’ right by the district and provincial authorities. However, giving the Land
Use Certificates have still been deployed slowly (only 6% of stakeholder received the

Land Use Certificates). In addition, forest management activities in study site still
revealed some limitations. These studies showed understanding causes of forest
degradation and deforestation in our study site including: transferring forest land to
other land use purpose, illegal logging and forest fire.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hệ sinh thái rừng là một tài nguyên đặc biệt, có vai trò hết sức quan trọng
trong đời sống của con người. Rừng không chỉ là nguồn cung cấp lâm sản mà còn
thực hiện các chức năng xã hội và sinh thái rộng lớn. Rừng là “lá phổi xanh” của
trái đất, rừng chiếm 31% tổng diện tích trái đất trên thế giới với khoảng 4 tỷ ha,
phân bố trên 3 vùng khí hậu: bắc cực, ơn đới và nhiệt đới, trong đó có khoảng 93%
là rừng tự nhiên và 7% là rừng trồng (FAO, 2010). Trên thế giới có khoảng 1,6 tỷ
người tham gia vào các hoạt động liên quan đến rừng, 300.000 người sống nhờ vào
rừng và là môi trường sống của hơn 2/3 động thực vật được xác định trên toàn Thế
giới. Đặc biệt, rừng là bể hấp thụ CO2 lớn, ước tính 650 tỷ tấn Cacbon trong tồn
hệ sinh thái, chiếm 44% tổng sinh khối, lưu giữ khoảng 298 Gt (Giga tấn) CO 2
trong sinh khối. Ước tính giá trị khai thác từ rừng mỗi năm 122 tỷ USD.
Việt Nam có tổng diện tích đất nơng nghiệp trên 13 triệu ha, trong đó diện
tích rừng tự nhiên là trên 10 triệu ha, rừng trồng trên 3 triệu ha, độ che phủ rừng
39.5%. Phân bố diện tích cho 3 loại rừng như sau: Rừng sản xuất khoảng 8 triệu
ha, rừng phòng hộ khoảng 6 triệu ha, rừng đặc dụng khoảng 2,3 triệu ha với 32
vườn quốc gia và 120 khu bảo tồn thiên nhiên (Bộ NN&PTNT, 2010).
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi vùng Đơng Bắc, có diện tích tự nhiên là:
354.150,15ha, với diện tích rừng và đất lâm nghiệp là: 179.883,78 ha, chiếm
50,8%, trong đó: Đất có rừng: 167.903,8ha, gồm rừng tự nhiên: 99.921,9ha, rừng
trồng: 67.981,9ha; Đất chưa có rừng: 11.979,98ha (trong đó bao gồm cả núi đá).

Khu rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên được
xác lập theo Quyết định số 3467/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của UBND tỉnh Thái
Nguyên với tổng diện tích 3.453ha, nằm trên địa bàn 6 xã, gồm có: Phúc Xuân,
Phúc Trìu (thuộc thành phố Thái Nguyên), Phúc Tân (thuộc huyện Phổ Yên), Lục
Ba, Vạn Thọ và Tân Thái (thuộc huyện Đại Từ). Khu vực rừng phịng hộ này có
vai trị rất quan trọng giúp điều tiết nguồn nước giữ cho Hồ đạt cơng suất thiết kế,
hạn chế bồi lắng lịng hồ, kéo dài tuổi thọ của cơng trình.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, để mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp
người dân trên địa bàn tự ý phá rừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp
thành đất sản xuất nơng nghiệp làm cho diện tích rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường
Hồ Núi Cốc ngày một suy giảm.

1


Nhu cầu về sử dụng các loại gỗ trong đời sống xã hội ngày càng cao, việc
buôn bán gỗ trái phép mạng lại lợi nhuận lớn, đời sống của một số bộ phận nhân
dân sống xung quanh khu vực còn khó khăn, vì vậy, tình trạng khai thác lâm sản
trái phép tại đây xảy ra ngày càng nhiều.
Biến đổi khí hậu gây ra hạn hán kéo dài dẫn đến cháy rừng. Theo số liệu
thống kê 03 năm tại khu vực rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường Hồ Núi Cốc xảy ra
20 vụ cháy rừng cụ thể: Năm 2012 có 06 vụ, năm 2013 có 08 vụ và 06 tháng đầu
năm 2014 có 06 vụ với diện tích cháy khoảng hơn 30 ha (BQL rừng phòng hộ
BVMT Hồ Núi Cốc). Bên cạnh hạn hán kéo dài, mưa lớn trên địa bàn dẫn đến xói
mịn làm giảm diện tích rừng trồng tại khu vực.
Từ thực tế trên, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra khi triển khai nghiên cứu tại
khu vực rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường Hồ Núi Cốc đó là: những nguyên nhân
nào tác động đến hệ sinh thái rừng phịng hộ? cơng tác quản lý và bảo vệ tài
nguyên rừng phòng hộ tại khu vực đang diễn ra như thế nào? và những khó khăn,
rào cản nào đang gặp phải trong triển khai hoạt động quản lý và bảo vệ rừng?

Để trả lời những câu hỏi đặt ra ở trên, đồng thời nhằm góp một phần nhỏ bé
giúp các nhà lập định chính sách đưa ra các chính sách, hành động bảo vệ rừng
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng và
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường Hồ Núi
Cốc” .
1.2. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Từ năm 1986 đến nay Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn đã thiết
lập các Ban quản lý rừng phịng hộ với vai trị chính là quản lý các hệ sinh thái
rừng phòng hộ. Nhiệm vụ chính của Ban là khoanh ni và bảo vệ các hệ sinh thái
rừng hiện có, trồng mới trên diện tích rừng đã bị mất trước đây hoặc các hệ sinh
thái rừng bị suy thoái. Do vậy, giả thuyết nghiên cứu được đặt ra cho nghiên cứu
này đó là: Ban Quản lý rừng phịng hộ chịu trách nhiệm quản lý tồn bộ diện tích
rừng phịng hộ, tuy nhiên do địa bàn phân bố rộng (nằm trên 6 xã) do đó hoạt động
khai thác trái phép vẫn diễn ra ở đây. Hơn nữa, người dân địa phương khu vực này
có truyền thống canh tác nương rẫy, vì thế khi thành lập khu rừng phịng hộ bảo vệ
mơi trường, hoạt động canh tác truyền thống bị giới hạn. Dựa trên vấn đề này, một
giả thuyết nữa được đặt ra đó là để đáp ứng nhu cầu lương thực thì người dân
quanh khu vực vẫn sử dụng đất rừng trái phép cho các hoạt động sản xuất nông
nghiệp.

2


1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-

Đánh giá thực trạng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc.

Đề ra các giải pháp quản lý, bảo vệ có hiệu quả nguồn Tài nguyên rừng tại
khu vực.

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi khơng gian: Đề tài tập trung nghiên cứu rừng phịng hộ bảo vệ
môi trường Hồ Núi Cốc.
-

Phạm vi thời gian: 1 năm, từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2016.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ PHÂN LOẠI RỪNG PHỊNG HỘ
2.1.1. Vai trị của rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ là rừng được xây dựng và phát triển cho mục đích bảo vệ và
điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mịn đất, hạn chế thiên tai, điều hịa khí
hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh mơi trường (Nguyễn Văn Bình và cs.,
2006).
Theo quyết định số 08/2001/QĐ – TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng
Chính phủ về quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng
tự nhiên thì phân loại và chức năng của rừng phịng hộ, đó là:
2.1.2. Phân loại rừng phịng hộ
a)

Rừng
phịng
hộ
được
Rừng phịng hộ đầu nguồn

phân


-

Rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay;

-

Rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển;

-

Rừng phịng hộ mơi trường sinh thái.

thành

bốn

loại

là:

Phân
cấp
rừng
phịng
hộ
theo
mức
xung
yếu:

Vùng rất xung yếu: Bao gồm những nơi đầu nguồn nước, có độ dốc lớn, gần
sơng, gần hồ, có nguy cơ bị xói mịn mạnh, có u cầu cao nhất về điều tiết nước;
những nơi cát di động mạnh; những nơi bờ biển thường bị sạt lở, sóng biển thường
xuyên đe dọa sản xuất và đời sống nhân dân, có nhu cầu cấp bách nhất về phòng
hộ, phải quy hoạch, đầu tư xây dựng rừng chuyên phòng hộ, đảm bảo tỷ lệ che phủ
của rừng trên 70%;
b
)

Vùng xung yếu: Bao gồm những nơi có độ dốc, mức độ xói mịn và điều tiết
nguồn nước trung bình; những nơi mức độ đe dọa của cát di động và của sóng biển
thấp hơn, có điều kiện kết hợp phát triển sản xuất lâm nghiệp, có yêu cầu cao về
bảo vệ và sử dụng đất, phải xây dựng rừng phòng hộ kết hợp sản xuất, đảm bảo tỷ
lệ che phủ của rừng tối thiểu 50%;
2.1.3. Chức năng chính của các loại rừng phịng hộ
Các loại rừng phịng hộ có chức năng chính như sau:

4


a) Rừng phịng hộ đầu nguồn có tác dụng điều tiết nguồn nước cho các dòng
chảy, các hồ chứa nước để hạn chế lũ lụt, giảm xói mịn, bảo vệ đất, hạn chế bồi
lấp lịng sơng, lịng hồ;
b)

Rừng phịng hộ chắn gió hại, chống cát bay có tác dụng phịng hộ nông nghiệp,

bảo vệ các khu dân cư, các khu đơ thị, các vùng sản xuất, các cơng trình khác;

c)

Rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển có tác dụng ngăn cản sóng, chống sạt lở,
bảo vệ các cơng trình ven biển, tăng độ bồi tụ phù sa, mở rộng diện tích bãi bồi ra
biển, hạn chế xâm nhập mặn vào nội đồng, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi
thủy sản;
d)
Rừng phịng hộ mơi trường sinh thái, cảnh quan có tác dụng điều hịa khí
hậu, hạn chế ơ nhiễm khơng khí ở khu đơng dân cư, các đơ thị và các khu công
nghiệp, kết hợp phục vụ du lịch, nghỉ ngơi;
2.2. THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1. Diễn biến tài nguyên rừng và công tác quản lý từ 1990 đến nay
Theo Giáo sư Norman Myers (1992) “tỷ lệ tàn phá hàng năm có thể cũng tăng
gấp đơi trong một thập niên nữa ". Chủ yếu phá rừng đã xảy ra trong khu vực ôn
đới và cận nhiệt đới. Hiện nay, nạn phá rừng là khơng có ý nghĩa lâu dài trong các
nước ôn đới phát triển và trong thực tế, nhiều nước ôn đới hiện nay ghi tăng diện
tích rừng (FAO, 2012). Tuy vậy nạn phá rừng đã giảm đáng kể trong rừng rụng lá
ẩm nhiệt đới trong giai đoạn 1990-2000 so với giai đoạn 1980-1990.
Nạn phá rừng xảy ra ở mức 9,2 triệu ha mỗi năm trong giai đoạn 1980-1990,
16 triệu ha mỗi năm từ 1990-2000 và giảm xuống còn 13 triệu ha mỗi năm giai
đoạn 2000-2010. Sự giảm diện tích rừng trong suốt thập kỷ qua là ước tính là 5.2
2

triệu ha mỗi năm, diện tích thiệt hại tương đương 140 km rừng mỗi ngày, tuy
nhiên là ít hơn so với báo cáo trong giai đoạn 1990-2000 đó là 8,3 triệu ha.
Theo FAO (2015) tài nguyên rừng và quản lý rừng đã thay đổi đáng kể trong
25 năm qua. Mặc dù, trên toàn cầu, trong một vài khu vực thì rừng tiếp tục giảm do
dân số loài người tiếp tục phát triển và nhu cầu lương thực và đất tăng lên, nhưng
tỷ lệ ròng mất rừng đã được cắt giảm hơn 50%. Cũng trong giai đoạn này, sự tập
trung cao độ trong quản lý rừng bền vững: nhiều diện tích đất hơn được sự dụng
cho duy trì hệ sinh thái rừng, cơng tác đo đạc, kiểm kê, giám sát, báo cáo, quy
hoạch và gắn kết nhiều thành phần trong quản lý rừng đã tạo ra khung pháp lý cho

quản lý bền vững tài nguyên rừng là xảy ra trên toàn cầu.

5


Nhiều diện tích hơn được quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và đáp ứng nhu cầu
tăng của sản lượng và dịch vụ rừng.
Trong năm 1990, thế giới có 4128 triệu ha rừng, đến năm 2015, diện tích đã
giảm cịn 3999 triệu ha, giảm 31,6% trên tồn bộ diện tích rừng trong 1990 so với
30,6% trong năm 2015. Mặc dù, sự phá rừng hay phục hồi rừng là phức tạp hơn.
Nhìn chung, sự mất và tăng diện tích rừng vẫn tiếp tục xảy ra và nó cũng rất khó để
giám sát thậm chí sử dụng ảnh vệ tinh với độ phân giải cao. Động lực thay đổi diện
tích từng tự nhiên và rừng trông là khác nhau tùy thuộc vào vùng địa lý và loại
rừng. FAO (2015) cũng diễn tả sự thay đổi diện tích rừng như là một quy trình
giành được (gain) hay chính là mở rộng diện tích rừng và mất rừng (loss). Sự thay
đổi trong tổng diện tích rừng cung cấp một bức tranh về sự thay đổi diện tích của
tất cả các loại rừng là đang diễn ra như thế nào. Sự thay đổi diện tích rừng tự nhiên
có thể là một chỉ số tốt nhất về sinh cảnh tự nhiên và động lực của đa dạng sinh
học. Sự thay đổi về diện tích rừng trồng có thể giúp FAO hiểu phương thức phối
hợp sản lượng rừng giữa rừng tự nhiên và rừng trồng. Diện tích rừng đã mất đi
khoảng 129 triệu ha (gổm cả rừng tự nhiên và rừng trồng) trong giai đoạn 19902015, chiếm tỷ lệ trung bình 0,13% and bẳng tổng diện tích tự nhiên của vùng
Nam Phi. Tuy nhiên, vấn đề được hiểu trong bối cảnh là: tỷ lệ mất rừng hàng năm
đã giảm từ 0,18% trong những năm 1990 xuống còn 0,08 trong giai đoạn 5 năm
qua. Từ năm 2010-2015, tỷ lệ mất rừng trung bình là 7,6 triệu ha và tăng diện tích
rừng là 4,3 triệu ha trên 1 năm, do vậy diện tích rừng bị mất đi giảm trung bình là
3.3 triệu ha trên 1 năm.
Sự mất điện tích rừng lớn nhất xảy ra ở khu vực nhiệt đới, đặc biết là vùng
Nam Mỹ và Châu Phi, mặc dù tỷ lệ mất rừng trong vùng này đã giảm đáng kể
trong 5 năm qua, diện tích rừng trung bình bị mất đi trên đầu người giảm từ 0,8ha
đến 0,6ha giai đoạn 1990-2015. Trong khi sự suy giảm diện tích rừng trên đầu

người lớn nhất ở vụng nhiệt đới và vùng cận nhiệt đới, sự tăng dân số và chuyển
đổi diện tích đất rừng sang diện tích khác như là nguyên nhân chính gây mất rừng
cho vùng này.
Phần lớn rừng trên thế giới là rừng tự nhiên, chiếm 93% tổng diện tích tồn
cầu hoặc 3,7 triệu ha in 2015. Từ 2010-2015, rừng tự nhiên giảm trung bình 6,6
triệu ha trên 1 năm (mất 8,8 triệu ha và giành được 2,2 triệu ha). Sự suy giảm mất
rừng tự nhiên trên năm từ 8,5 triệu ha trên 1 năm (1990-2000) tới 6,6 triệu ha trên
năm (2010-2015).

6


Hầu hết rừng tự nhiên được phân loại vào “rừng phục hồi tự nhiên khác”
(65%), số còn lại 35% là được phân loại là rừng nguyên sinh. Tư năm 1990, 38
triệu ha rừng nguyên sinh là được báo cáo là bị chuyển đổi hoặc phá bởi một số
nước (không phải tất cả các nước báo cáo trong tất cả các năm). Rừng nguyên sinh
khi bị tác động nhưng chưa làm sạch và chuyển thành rừng thứ sinh phục hồi.
Tổng diện tích rừng nguyên sinh được báo cáo là tăng từ 1990-2015, một số nước
báo cáo rừng nguyên sinh tăng bởi sự loại rừng già quốc gia là được phân loại lại
(như Costa rita, Nhật Bản, Malayxia, Nga, Mỹ).
Diện tích rừng trồng tăng tới 110 triệu ha từ 1990 và chiếm tới 7% tổng diện
tích rừng. Tỷ lệ trung bình tăng từ 1990-2015 là 3,6 triệu ha. Tỷ lệ này tăng mạnh
nhất là 5,2 triệu ha trên năm trong giai đoạn 2000-2010 and châm lại bằng 3,1 triệu
ha (2010-2015), bởi vì trồng cây giảm ở vùng Đông Á, Châu Âu, Bắc mỹ, Nam Á
và Đông Nam Á.
Năm 2015 khoảng 30% diện tích rừng là được quy hoạch như rừng sản
xuất, tăng nhẹ từ 1990 (28%). Rừng được thiết kế để sử dụng cho đa mục đích tăng
từ 23% đến 26% giai đoạn 1990-2015. Rừng đa dạng mục đích cung cấp gỗ, lâm
sản ngoại gỗ, bảo vệ nguồn nước, giải trí và bảo vệ loài hoang dã. Bảo tồn đa dạng
sinh học là mục tiêu quản lý trọng tâm với 13% trong tổng số. Từ 1990, 150 triệu

ha rừng là được phân loại bổ sung cho mục tiêu bảo tồn. Rừng được phân loại cho
bảo về nguồn nước và bảo vệ đất là 25%. Sản lượng rừng bị suy giảm là ít nhận
thấy nhưng nó là một thực tế rất quan trọng của nhiều vùng trên thế giới. Qua 25
năm, kho chứa các bon trong sinh khối rừng đã giảm bằng gần 17,4 Gt. Sự giảm
này nguyên nhân chính là do chuyển đổi rừng thành mục đích sử dụng khác hoặc
do suy thối rừng.
Tiến trình quản lý rừng bền vững cũng được tâm trong suốt 25 năm qua.
99% diện tích rừng là được kiểm sốt bởi cả chính sách và pháp chế ban hành theo
từng quốc gia và địa phương. Hầu hết các quốc gia đề xuất cơ hội cho đa dạng bên
liên quan tham gia trong các chu trình chính sách – mặc dù với mức độ đa dạng
của hiệu quả đạt được. Sự tiến triển là cao hơn ở vùng ôn đới và sự khác nhau lớn
hơn ở vùng nhiệt đới ở đó khả năng cho áp dụng hoặc thi hành chính sách quản lý
rừng bền vững, luật pháp, quy tắc là không đều.
Dự liệu nguồn rừng là được tạo ra thường xuyên hơn so với trước đây. Năm
2014, có 112 nước đã kiêm kê rừng quốc gia, gồm 77% diện tích rừng đã nằm
trong chương trình kiểm kê rừng của các quốc gia chương trình này có thể hồn
thiện hoặc có thể mới bắt đầu từ năm 2010. Diện tích rừng nằm trong

7


chương trình kiểm kê rừng quốc gia giữa 1970-2014 là 3,3 triệu ha hay 82%. Diện
tích rừng thuộc kế hoạch quản lý cũng tăng lên. 1953, kế hoạch quản lý rừng bao
gồm khoảng 27% vùng rừng sản xuất, 2010 là 73%. Vùng rừng được cấp giấy
chứng nhân quản lý cũng tiếp tục tăng, từ 18 triệu ha đã được xác minh quốc tế
trong năm 2000 tới 438 triệu ha năm 2014.
Hầu hết rừng duy trì quản lý chung, nhưng sở hữu cộng đồng và cá nhân
cũng tăng lên. Tỷ lệ rừng sở hữu tư nhân tăng 13% năm 1990 lên đến 19% năm
2010. Hầu hết sự tăng trong sở hữu rừng tư nhân là ở về những đất nước có thu
nhập trung bình cao hơn. Tuy nhiên, tại những nước có rừng tư nhân chiếm tỷ lệ

cao hơn- 1990 gần 26% và tăng 30% năm 2010 rừng được sử hữu tư nhân. Quyền
quản lý rừng chung được nắm giữ bởi các công ty tư nhân là tăng lên đáng kể (từ
3% tới 15%) từ 1990-2010.
Qua 25 năm qua, rừng trên toàn thế giới đã thay đối mạnh mẽ với đa dạng
cách thức. Các quốc gia có nhiều thơng tin về nguồn rừng hơn so với trước đây do
đó chúng ta nắm bắt thơng tin về sự thay đổi rừng tồn cầu dễ dàng hương. Nhìn
chung, trên tồn cầu, tỷ lệ mất rừng là giảm và các chỉ số cho quản lý rừng bền
vững là đưa ra tiến triển tốt hơn. Tuy nhiên, thách thức quan trọng cũng duy trì, sự
tồn tại các chính sách đúng đắn, khung hành pháp và luật phát khơng phải ln
ln đi kèm với khuyến khích hoặc thi hành có hiệu quả. Sự thực hành rừng không
bên vững và bảo tồn rừng rõ ràng là vẫn cịn- mặc dù khả năng tăng lên và những
lợi ích từ sử dụng rừng trọng một số nước không đạt được hiệu quả trong cộng
đồng địa phương.
2.2.2. Nguyên nhân suy giảm tài nguyên rừng trên thế giới
Theo báo cáo của FAO (2012), ở Châu Âu, các đây 2000 năm, rừng bao phủ
80% lãnh thổ khu vực này, tuy nhiêu đến nay chỉ 34% (loại trừ Liên Bang Nga).
Các vùng khác nhau ở khu vực Châu Âu đã trải nghiệm tỷ lệ cao của mât rừng tại
thời điểm khác nhau, phụ thuộc vào mức độ tăng dân số, sự di cư và phát triển
công nghệ. Sự suy giảm rừng tăng mạnh nhất và đều đặn trong suốt thời trung cổ,
vì rừng được phát để tạo khoảng trồng cho đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu
dân số tăng lên. Gần ½ rừng ở vùng Tây Âu được cắt trước giai đoạn thời trung cổ.
Sự suy giảm dân số Châu Âu bởi vì bệnh dịch hạch trong giữa thế kỷ 14 đã gây ra
sự bỏ hoang 25% trong tổng vùng canh tác và rừng được phục hồi trong nhiều
vùng. Tuy nhiên, sự tăng dân số lại phục hồi trong 1 thế hế và tốc

8


độ của phá rừng lại được quay lại như mức độ trước trong 100 năm. Tỷ lệ phá rừng
duy trì cao trong suốt những thập kỷ trước cho sự cuộc cách mạng công nghiệp

trong thế kỷ 18 và 19; gỗ là nguồn chủ yếu cho năng lượng công nghiệp tận khi nó
được thay thế dần dần bởi nhiên liệu hóa thạch. Tỷ lệ cao nhất của suy giảm diện
tích rừng được diễn ra tại vùng đất thích hợp nhất cho sản xuất nông nghiệp, đặc
biệt Pháp, Đức, Vương Quốc Anh và Bắc Ireland. Giai đoạn mất rừng nhiều nhất
trùng với các giai đoạn hoạt đông kinh tế mạnh. Cây rừng bị đốn khi giá hạt tăng
và đất rừng được quy đổi sang đất vụ mùa. Sử dụng gỗ cho xây dựng cũng đóng
góp cho suy thối rừng và thậm chí mất diện tích rừng ở khu vực Pháp, Tây Ban
Nha và Bồ Đào Nha. Đến 1700, ở Châu Ân có tới 100 ha đất nơng nơng nghiệp,
chiếm 1/3 của nó hồi đó là Nga. Đến thế kỷ 21, đất nơng nghiệp là tăng khoảng
145 triệu ha ở Nga và 80 triệu ha ở vùng còn lại của Châu Âu, hầu hết những đất
này là đất rừng trước kia (Willians. 2002; trích trong FAO 2012). Rừng lá kim ở
Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển là loại bỏ trong hợp phần suy giảm diện tích rừng ở
Châu Âu như là tồn bộ. Trong khi mất rừng đã xảy ra trong những nước này, đặc
biệt những vùng gần các thành phố, nó là khơng mở rộng nhiều bằng vùng phía
Nam, ở đó áp lực dân số cao hơn. Ngoài ra, mùa sinh trưởng ngắn hơn và đất đá đã
tạo ra một giới hạn tự nhiên trong làm sạch rừng cho đất nông nghiệp, mặc dù canh
tác nương rẫy cũng được thực hành trong một số vùng. Ngay cả khi, sự thiết đất
canh tác cũng đóng góp trong sự di cư, đặc biệt tại khu vực Bắc Mỹ trong thế kỷ
19.
Trong khi ở khu vực Châu Á, nơi có diện tích lục địa cao nhất thế giới và có
sự đa dạng cao của hệ sinh thái rừng. Tại các khu vực địa lý cực đoan, các hệ sinh
thái bao gồm rừng rộng phương bắc ở Siberia, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á,
những khu rừng cận nhiệt đới ở vùng núi ở vùng Nam Á và rừng cây bách xù trên
bán đảo Ả Rập. Châu Á cũng là nơi có hơn một nửa dân số thế giới,và như ở các
vùng khác, dân số tăng trưởng và phát triển đã được kèm theo nạn phá rừng tràn
lan. Trung Quốc đã trải nghiêm sự gia tăng dân số và giảm dần diện tích rừng trong
nhiều thế kỷ. Bốn ngàn năm trước, dân số của Trung Quốc là khoảng 1,4 triệu
người và rừng bao phủ hơn 60 % diện tích đất. Năm 1840, dân số của Trung Quốc
đạt 413 triệu và che phủ rừng là 17%. Trong giai đoạn Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa ra đời (1949), độ che phủ rừng đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử của

nó - ít hơn 10 % diện tích đất - và dân số có tăng lên đến hơn 541 triệu. Chiến
tranh và khai thác thuộc địa là yếu tố quan trọng trong

9


hợp phần lịch sử của nạn phá rừng ở Trung Quốc. trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20,
các cuộc xung đột khu vực và tồn cầu đã góp phần khai thác quá mức tài nguyên
5gỗ, hủy hoại và suy thối rừng, xói mịn đất rộng rãi và sử dụng thiếu bền vững về
nhiên liệu và vật liệu xây dựng. Trong 60 năm qua, chính phủ đã đầu tư trong hoạt
động trồng rừng, gồm cả rừng cho phục đích sản xuất gỗ và bảo vệ chống lại sa
mạc hóa, đã thêm khoảng 80 triệu ha, nhằm thay thế diện tích rừng đã mất đi trong
thế kỷ 18 và 19. Ngay cả với những thành công này, tuy nhiên, rừng hiện chỉ chiếm
22 % tổng diện tích đất của Trung Quốc, so với mức trung bình tồn cầu là 31%
(FAO, 2010b). Ngoài ra, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào gỗ nhập khẩu đã tăng
lên đáng kể. Nhật Bản cũng trải qua các thời kỳ dân số tăng trưởng nhanh đi kèm
với việc mở rộng đất nông nghiệp và phá rừng khơng thể tránh khỏi. Mặc dù mơ
hình này tương tự như ở nhiều nước khác. Nhật Bản cũng phát triển một mối quan
hệ đối với rừng như là một phần của quản lý cảnh quan và gỗ như một vật liệu cần
thiết cho xây dựng truyền thống. phá rừng rộng lớn và mở rộng khai thác gỗ trên
để có độ cao hơn trên sườn dốc, diễn ra trong thế kỷ 17 và 18, cuối cùng đã được
sửa đổi bởi cơng nhận lợi ích của việc quản lý rừng và bảo tồn. Trong thế kỷ 19 và
20, trồng mở rộng diện tích rừng của hàng triệu ha, chiếm gần 70 % tổng diện tích
đất của Nhật Bản. Tình trạng này được hỗ trợ bởi sự xuất hiện của một nền kinh tế
cơng nghiệp, trong đó nơng nghiệp chiếm rất cổ phiếu nhỏ của thu nhập và việc
làm và bởi khả năng nhập khẩu nguyên liệu, bao gồm cả tài nguyên gỗ, từ các
nước khác. Bảo tồn rừng được tích hợp vào văn hóa và tập quán của Nhật Bản, đặc
biệt là thông qua cách tiếp cận satoyama truyền thống để quản lý cảnh quan như
một bức tranh về rừng, cánh đồng lúa, đồng cỏ, suối, ao, hồ chứa nước, đáp ứng
thực phẩm, rừng, nước và năng lượng cần hài hòa.

Các khu rừng ở miền nam châu Á, bao gồm cả những người trong
Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Nepal và Pakistan, đã được dọn sạch để
cung cấp đất trồng trọt để hỗ trợ một dân số phát triển nhanh chóng. Trong hầu hết
các nước khu vực Đông Nam Á, du canh là cũng là nguyên nhân chính của sự tàn
phá rừng cho đến cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Dưới chế độ thực địa, sự phát
triển thương mại, kinh doanh và dân số tăng và tốc độ phá rừng tăng đều đặn.
Rừng là được khai thác cho gỗ nhiệt đới được chọn lựa và làm sạch cho sử dụng vụ
mùa đa dạng như cao su, cọ dầu, cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, gần 40 triệu ha
rừng là được làm sạch, hầu hết cho mục đích nơng nghiệp thương mại

10


(Willian, 2002). Suy thoái rừng và tàn phá tài nguyên rừng tiếp tục và vấn đề vẫn
đang diễn ra ở rất nhiều nước khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, từ góc độ tồn cầu, cũng có nhiều quốc gia đã có thể duy trì ổn
định khu vực rừng của họ. Trong giai đoạn 2005-2010, khoảng 80 quốc gia báo cáo
tăng hoặc không thay đổi trong khu vực rừng. Các quốc gia báo cáo tăng diện tích
rừng bao gồm một số các quốc gia có rừng lớn nhất thế giới: Liên bang Nga, Hoa
Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ. Tại châu Âu, 27 quốc gia báo cáo tăng diện tích rừng,
dẫn đầu bởi Tây Ban Nha, Ý, Na Uy, Bulgaria và Pháp; nước Châu Á có ý nghĩa
tăng, ngồi Trung Quốc và Ấn Độ, bao gồm Việt Nam, Philippines và Thổ Nhĩ Kỳ;
Người Mỹ La-tinh nước đăng giá bao gồm Uruguay, Chile, Cuba và Costa Rica; và
ở châu Phi, Tunisia, Morocco và Rwanda báo cáo sự gia tăng lớn nhất trong khu
vực rừng.
Trong các cuộc thảo luận của Liên Hợp Quốc Liên về rừng, cộng đồng toàn
cầu đồng ý rằng nguyên nhân cơ bản của tình trạng phá rừng và rừng suy thoái là
tương quan với nhau và thường kinh tế-xã hội thiên nhiên. Cả nguyên nhân và các
biện pháp để đối phó với chúng thường được chỉ ra cho mỗi quốc gia và và đa
dạng ở mỗi quốc gia. Các nguyên nhân cơ bản bao gồm: nghèo nàn; thiếu hợp

phần sử dụng đất an tồn; Sự cơng nhận khơng đầy đủ trong pháp luật quốc gia và
thẩm quyền của các quyền và nhu cầu của phụ thuộc vào rừng các cộng đồng bản
địa và địa phương; chính sách liên ngành không đầy đủ; đánh giá thấp lâm sản và
các dịch vụ hệ sinh thái; thiếu sự tham gia; thiếu sự thống trị tốt; sự vắng mặt của
xu thế kinh tế hỗ trợ tạo điều kiện quản lý rừng bền vững; thương mại bất hợp
pháp; thiếu năng lực; thiếu một môi trường thuận lợi, ở cả hai quốc gia và cấp quốc
tế; các chính sách quốc gia mà làm sai lệch thị trường và khuyến khích chuyển đổi
đất rừng sang mục đích khác.
Mặc dù có rất nhiều ngun nhân cơ bản gây ra nạn phá rừng và suy thoái
rừng, tuy nhiên chúng cơ bản được điều kiện bởi hai thực tại sau:
-

Phải mất nhiều năm để trồng cây. Ở nhiều nơi thế giới, đất đai màu mỡ là

khan hiếm và, so với quản lý rừng lâu dài, thì có thể tạo ra nhiều tiền hơn từ canh
tác và thu hoạch cây trồng nơng nghiệp sinh trưởng nhanh hơn và địi hỏi sử dụng
đất khác như nông nghiệp, chăn thả gia súc hoặc vườn cây ăn quả.
-

Nhiều lợi từ rừng không được đánh giá cao bởi thị trường. Khơng có thị

trường - nơi để bán hoặc mua - cho hầu hết các dịch vụ hệ sinh thái được cung cấp
bởi rừng, chẳng hạn như tăng lượng carbon và giúp cung cấp nước sạch.
11


Ngoài ra, rất nhiều các hậu quả tiêu cực (hoặc chi phí) của nạn phá rừng, chẳng
hạn như khí nhà kính (GHG) và xói mịn đất, khơng được gán giá trị tài chính hoặc
trả tiền thơng qua thị trường hoặc các cơ chế khác. Những tích cực này và yếu tố
thị trường tiêu cực bên ngồi cũng đóng góp một phần đáng kể trong các quyết

định về rừng, những giá trị này rất khó để định giá và con người rất ít khi đồng ý
với giá trị này.
Ngồi ra theo báo cáo của Tổng Cục Lâm Nghiệp (2010) nguyên nhân dẫn
đến làm mất rừng trên thế giới tập trung chủ yếu vào các nhóm nguyên nhân sau:
- Chuyển đổi từ rừng sang mục địch sản xuất nông nghiệp:
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực, trong đó những người sản xuất nhỏ du
canh là nguyên nhân quan trọng nhất. Rowe (1992) cho rằng, có đến 60% rừng
nhiệt đới bị chặt phá hàng năm là do nguyên nhân này. Hiện nay mở rộng diện tích
nơng nghiệp ở Châu Á và Châu Phi đang xảy ra với tốc độ mạnh hơn so với Châu
Mỹ La Tinh.
-

Nhu cầu lấy củi: Chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên

nhân quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng. Lượng gỗ sử dụng
3

3

làm chất đốt trên thế giới đã tăng từ 600 triệu m vào năm 1963 lên 1.300 triệu m
vào năm 1983. Hiện nay vẫn còn khoảng 1,5 tỷ người chủ yếu dựa vào nguồn gỗ
củi cho nấu ăn. Riêng ở Châu Phi đã có 180 triệu người thiếu củi đun.
-

Chăn thả gia súc: Sự chăn thả trâu bò và các gia súc khác đòi hỏi phải mở

rộng các đồng cỏ cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng. Ở Châu Mỹ La
Tinh, có khoảng 35% rừng bị chặt phá do những người sản xuất nông nghiệp nhỏ.
Phần còn lại do chăn thả súc vật. Riêng ở Nam Mỹ việc mở rộng diện tích đồng cỏ
với tốc độ 20 nghìn km2/năm trong giai đoạn 1950 – 1980. Cịn ở Braxin, khoảng

¾ diện tích rừng bị phá hủy ở vùng Amazone đến 1980 có liên quan trực tiếp đến
việc ni bị.
-

Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: Việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng

như các tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên
nhân dẫn đến làm tăng tốc độ phá rừng ở nhiều nước. Hiện nay việc buôn bán gỗ
xãy ra mạnh mẽ ở vùng Đông Nam Á, chiếm đến gần 50% lượng gỗ bn bán
trên thế giới. Ví dụ, ở Malaisia rừng nguyên sinh che phủ gần như toàn bộ đất
nước vào năm 1990, đến năm 1960 đã có trên 1/2 diện tích rừng bị khai thác gỗ

12


cho xuất khẩu. Còn ở Philippine, đến năm 1980 rừng đã bị phá hủy khoảng 2/3
diện tích, trong đó khai thác gỗ cho xuất khẩu chiếm một phần lớn.
-

Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản: nhiều diện tích rừng

trên thế giới đã bị chặt phá lấy đất trồng cây công nghiệp và các cây đặc sản phục
vụ cho kinh doanh. Mục đích là để thu được lợi nhuận cao mà không quan tâm đến
lĩnh vực môi trường. Ở Thái Lan, một diện tích lớn rừng đã bị chặt phá để trồng
sắn xuất khẩu, hoặc trồng coca để sản xuất sôcôla. Ở Pêru, nhân dân phá rừng để
trồng cơca; diện tích trồng cơca ước tính chiếm 1/10 diện tích rừng của Pêru. Các
cây cơng nghiệp như cao su, cọ dầu cũng đã thay thế nhiều vùng rừng nguyên sinh
ở các vùng đồi thấp của Malaisia và nhiều nước khác.
-


Cháy rừng: Cháy rừng là nguyên nhân khá phổ biến ở các nước trên thế

giới và có khả năng làm mất rừng một cách nhanh chóng. Ví dụ, năm 1977 đã xảy
ra cháy rừng ở nhiều nước thuộc Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ. Chỉ tính riêng ở
Indonesia trong một đợt cháy rừng (năm 1977) đã thiêu hủy gần 1 triệu ha rừng.
Còn ở Mỹ, trong năm 2000 đã có 2,16 triệu ha rừng bị cháy. Ngồi ra cịn có nhiều
ngun nhân khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếplàm tăng q trình phá rừng trên thế
giới. Đó là các chính sách quản lý rừng, chính sáh đất đai, chính sách về di cư,
định cư và các chính sách kinh tế xã hội khác. Các dự án phát triển kinh tế xã hội
như xây dựng đường giao thông, các cơng trình thủy điện, các khu dân cư hoặc khu
cơng nghiệp cũng làm gia tăng đáng kể tốc độ mất rừng ở nhiều nơi trên thế giới.
2.3 THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
RỪNG Ở VIỆT NAM
2.3.1. Diễn biến về diện tích rừng
Tơ Xn Phúc và cs. (2014) cho rằng: Diện tích rừng việt nam giảm liên tục
trong suốt giai đoạn từ 1943 -1900. Trong năm 1943 diện tích rừng là 14,3 triệu ha
với độ che phủ là 43% (hầu hết là rừng nguyên sinh). Sau khi Chiến tranh Đông
Dương 1945-1954 và chiến tranh Việt Nam 1965-1975, khu vực này đã giảm
xuống còn 11,2 triệu ha (27,2% lãnh thổ đất nước). Tuy nhiên, tốc độ giảm mạnh
nhất được ghi nhận sau khi thống nhất đất nước với 9,1 triệu ha vào năm 1990.
Trong thời gian này, rừng thuộc sở hữu, quản lý và giám sát của của các cơ quan
nhà nước. Các lâm trường chủ yếu tập trung vào thu hoạch, ít quan tâm đến tính
bền vững lâu dài của rừng, tức là, khai thác gỗ từ rừng tự nhiên trong 1980-

13


3

3


1990 được 2,4 triệu m mỗi năm, trong khi đó đoạn 2000-2010 chỉ 300 000 m mỗi
năm.
Hiểu về diễn biến diện tích rừng là cần thiết cho các hoạt động đầu tư và quản
lý để duy trì nguồn tài nguyên rừng trong tương lai. Ở Việt Nam, từ năm 1990 đến
nay, diện tích rừng đã tăng dần với kết quả chính là do hoạt động trồng rừng và
khoanh ni phục hồi rừng trước đó, ngoại trừ khu vực Tây Nguyên và khu vực
Đơng Nam, nơi diện tích rừng vẫn có xu hướng để được giảm. Từ 1995-2005, diện
tích rừng tăng lên 9,3-12,6 triệu ha, tăng trung bình khoảng 0,3 triệu ha/năm. Diện
tích rừng trồng mới đã được tăng từ 50000 ha/năm - 200000 ha/năm. Đến năm
2009, diện tích rừng tăng lên 13,6 triệu ha, chiếm 39% tổng diện tích đất. Trong
chiến lược phát triển lâm nghiệp, chính phủ Việt Nam đề ra mục tiêu tăng độ che
phủ rừng đạt 47% vào năm 2020 (Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11 vào
tháng 1/ 2011).
Bảng 2.1. Diễn biến diện tích rừng ở Việt nam giai đoạn 1943-2009

Căn cứ vào chức năng sử dụng, tài nguyên rừng việt nam được chia làm 3
loại: rừng đặc dụng, rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Theo quyết định số
1739/QĐ-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT ngày 31/7/2013 cơng bố hiện trạng rừng
tồn quốc tính đến hết tháng 12/2012 thì tổng diên tích rừng tồn quốc là 13,8 triệu
ha, trong đó có 2 triệu ha rừng đặc dụng; 4,68 triệu ha rừng phòng hộ và 6,96 triệu
ha rừng sản xuất.


×