Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Phân tích biến động cảnh quan trong bối cảnh đô thị hóa phục vụ quy hoạch và quản lý đất đai khu vực quận hà đông thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.49 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Thị Thanh Thuỷ

PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CẢNH QUAN TRONG BỐI CẢNH
ĐƠ THỊ HĨA PHỤC VỤ QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
KHU VỰC QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Thị Thanh Thuỷ

PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CẢNH QUAN TRONG BỐI CẢNH
ĐƠ THỊ HĨA PHỤC VỤ QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
KHU VỰC QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60850103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS.TS. NGUYỄN CAO HUẦN

Hà Nội, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đƣợc cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đƣợc chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Thủy

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Địa Lý - Trƣờng Đại học
Khoa học Tự nhiên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giảng dạy, hƣớng dẫn
tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Cao Huần là ngƣời
trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn tơi hồn thành luận

văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn UBND quận Hà Đơng, Phịng Tài ngun và Mơi
trƣờng, Phịng Quản lý đô thị quận Hà Đông, UBND và cán bộ địa chính của các
phƣờng trên địa bàn quận Hà Đơng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ
các thông tin, số liệu, tƣ liệu bản đồ trong q trình nghiên cứu luận văn này.
Cuối cùng tơi xin trân trọng cảm ơn các bạn học viên cùng lớp, những ngƣời
thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tơi trong q trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn./.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vi
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 2
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ........................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 4
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................. 4
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu cảnh quan và cảnh quan nhân sinh ..................... 4
1.1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về cảnh quan .................................................... 4

1.1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu cảnh quan nhân sinh ........................................ 6
1.1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về lớp phủ - dấu hiệu nhận diện cảnh quan
bằng phân tích ảnh vệ tinh ..................................................................................... 12
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về đơ thị hoá, sử dụng đất và biến đổi cảnh quan
nhân sinh ................................................................................................................ 15
1.2. Một số vấn đề về cơ sở lý luận nghiên cứu biến đổi cảnh quan trong bối cảnh đơ
thị hóa......................................................................................................................... 19
1.2.1. Cảnh quan, cảnh quan nhân sinh và lớp phủ................................................ 19
1.2.1.1. Quan niệm về cảnh quan ........................................................................... 19
1.2.1.2. Cảnh quan nhân sinh, hệ thống sử dụng đất và lớp phủ ........................... 21
1.2.1.3. Lớp phủ ..................................................................................................... 22
1.2.1.4. Đô thị hố và tính đa dạng của các loại cảnh quan nhân sinh với sự biến
đổi không gian của chúng ...................................................................................... 22
1.2.4. Lớp phủ và sự biểu hiện trên ảnh vệ tinh ..................................................... 24
1.3. Quan điểm, phƣơng pháp và các bƣớc nghiên cứu ............................................. 25
1.3.1. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................... 25
1.3.3. Các bƣớc nghiên cứu.................................................................................... 27
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM VÀ BIẾN ĐỘNG CẢNH QUAN QUẬN HÀ ĐÔNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................. 29
2.1. Đặc điểm và vai trò các yếu tố thành tạo cảnh quan quận Hà Đông .................. 29
iii


2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ............................................................... 29
2.1.2. Các hoạt động khai thác, sử dụng đất ......................................................... 37
2.3. Đặc điểm cảnh quan quận Hà Đông ................................................................... 42
2.3.1. Hệ thống đơn vị cảnh quan quận Hà Đông và các tiêu chí xác định ........... 42
2.3.2. Đặc điểm các đơn vị phân loại cảnh quan quận Hà Đông ........................... 43
CHƢƠNG 3. BIẾN ĐỔI CẢNH QUAN VÀ ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH, QUẢN
LÝ ĐẤT ĐAI BỀN VỮNG QUẬN HÀ ĐÔNG ĐẾN NĂM 2025 .............................. 52

3.1. Biến đổi cảnh quan qua các giai đoạn đơ thị hóa ............................................... 52
3.1.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến biến đổi cảnh quan ............................................ 52
3.1.2. Đặc điểm biến đổi cảnh quan khu vực quận Hà Đơng trong bối cảnh đơ thị
hóa 1999 – 2025 ..................................................................................................... 53
3.2. Xu thế biến đổi cảnh quan giai đoạn 2017 – 2025 ............................................. 63
3.3. Một số vấn đề trong quy hoạch và quản lý đất đai trong q trình đơ thị hóa ở
quận Hà Đơng ............................................................................................................ 64
3.4. Đề xuất hƣớng điều chỉnh quy hoạch và giải pháp quản lý đất đai tại khu vực
quận Hà Đông ............................................................................................................ 67
3.4.1. Nguyên tắc và cơ sở định hƣớng.................................................................. 67
3.4.2. Đề xuất hƣớng điều chỉnh quy hoạch .......................................................... 70
3.4.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý đất đai .................................................... 70
3.5. Định hƣớng quy hoạch sử dụng đất và các phân khu chức năng cho phát triển
kinh tế và bảo vệ môi trƣờng quận Hà Đông ............................................................. 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 77

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Hệ thống phân loại CQ theo Prokaev .........................................................................9
Hình 1. 2: Hệ thống phân loại CQ theo Minkov .......................................................................10
Hình 1. 3 Sơ đồ quy trình các bƣớc nghiên cứu của đề tài. .......................................................28
Hình 2. 1: Bản đồ địa giới hành chính quận Hà Đơng, thành phố Hà Nội. ...............................30
Hình 2. 2: Bản đồ địa mạo quận Hà Đơng, Hà Nội. ..................................................................32
Hình 2. 3: Bản đồ thổ nhƣỡng quận Hà Đơng. ..........................................................................35
Hình 2. 4: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quận Hà Đơng năm 2016. ........................................40
Hình 2. 5: Bản đồ cảnh quan quận Hà Đông năm 1999. ...........................................................48
Hình 2. 6: Bản đồ cảnh quan quận Hà Đơng năm 2008. ...........................................................49

Hình 2. 7: Bản đồ cảnh quan quận Hà Đơng năm 2016. ...........................................................50
Hình 2. 8: Chú giải bản đồ cảnh quan quận Hà Đơng. ..............................................................51
Hình 3. 1: Bản đồ biến đổi cảnh quan giai đoạn 1999 – 2008...................................................61
Hình 3. 2: Bản đồ biến đổi cảnh quan giai đoạn 2008 – 2016...................................................62
Hình 3. 3: Bản đồ phân vùng chức năng phục vụ định hƣớng quy hoạch sử dụng đất quận Hà
Đông, Hà Nội. ............................................................................................................................74

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1: Hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân loại CQNS Việt Nam ............................ 11
Bảng 1. 2: Hệ thống phân loại CQNS ở Kon Tum ........................................................ 12
Bảng 1. 3: Chìa khố giải đốn ảnh khu vực nghiên cứu .............................................. 26
Bảng 2. 1: Dân số, Lao động quận Hà Đông qua các năm 2010-2016 ......................... 38
Bảng 2. 2: Hiện trạng sử dụng đất quận Hà Đông, giai đoạn 1999 – 2016 ................... 42
Bảng 2. 3: Các tiêu chí xác định cấp phân vị cảnh quan quận Hà Đông ...................... 42

vi


DANH MỤC VIẾT TẮT
CQ: Cảnh quan
CQH: Cảnh quan học
CQNS: Cảnh quan nhân sinh
ĐTH: Đơ thị hố
KĐT: Khu đơ thị
FAO: Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
(Food and Agriculture Organization of the United Nations)


vii


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đơ thị hóa là xu hƣớng tất yếu cho sự phát triển kinh tế xã hội của hầu hết các
quốc gia trên thế giới [67]. Hiện nay, hơn một nửa dân số thế giới (54%) sống tại khu
vực đô thị và dự báo con số này sẽ lên tới 66% vào năm 2050. Những khu vực có tỉ lệ
dân số đơ thị cao bao gồm Bắc Mỹ (82%), Mỹ latinh - Caribe (80%) và châu Âu
(73%). Trong khi đó, châu Phi và châu Á là khu vực có tỉ lệ dân cƣ đơ thị thấp nhất chỉ
với 40% và 48% dân số năm 2014 [52]. Tuy nhiên, hai châu lục này đƣợc dự tính là
nơi có tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng và mạnh mẽ hơn bất cứ khu vực nào trên thế
giới, đóng góp gần 90% sự gia tăng dân số đơ thị tồn cầu năm 2050. Bên cạnh những
tác động tích cực về tăng trƣởng kinh tế và những thay đổi trong đời sống xã hội thì
q trình đơ thị hoá cũng đặt ra hàng loạt thách thức tới cải thiện chất lƣợng cơ sở hạ
tầng, đảm bảo công bằng trong mức độ tiếp cận dịch vụ xã hội, đặc biệt là công tác
quy hoạch và sự phát triển bền vững trong tƣơng lai. Điều này đặc biệt nghiêm trọng
khi mà các quốc gia đang phát triển với thu nhập trung bình thấp lại là nơi có tốc độ đơ
thị cao và mạnh nhất. Q trình mở rộng khơng gian sống kèm theo những biến đổi
cấu trúc và chức năng cảnh quan là nguyên nhân gây ra sự biến đổi tiêu cực nhiều mặt
đối với các thành phần tài nguyên – môi trƣờng mà đất đai là tài nguyên chịu tác động
trực tiếp, đối tƣợng bị biến động sâu sắc và mạnh mẽ. Trong quá trình quy hoạch, các
nhà quản lý cần xem xét thận trọng các quá trình chuyển đổi về mục đích sử dụng đất
và quy mơ sử dụng đất. Nghiên cứu và xác định xu hƣớng thay đổi lớp phủ sử dụng
đất, các nhà hoạch định chính sách có thể phân tích các kịch bản khác nhau, nhằm
đánh giá và hỗ trợ lập kế hoạch sử dụng đất hiệu quả hợp lý hơn.
Việt Nam hiện đang ở những bƣớc đầu tiên của đơ thị hóa với 34% dân số đô
thị và tốc độ tăng trƣởng 3,4% mỗi năm [37]. Hai hệ thống đô thị độc lập là Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh đƣợc hình thành có vai trị chi phối trong cả nƣớc. Thành phố
Hồ Chí Minh và vùng Đơng Nam Bộ chiếm tới gần một nửa (45%) tổng sản lƣợng

công nghiệp của cả nƣớc. Tuy nhiên, công nghiệp nặng và các ngành công nghiệp tăng
trƣởng nhanh (công nghệ cao) lại tập trung nhiều hơn (55% so với 39%) ở Hà Nội và
vùng đồng bằng sông Hồng [40]. Kể từ cải cách kinh tế năm 1986, dân số Hà Nội đã
tăng lên đáng kể với khoảng 3% mỗi năm. Mở rộng biên giới hành chính năm 2008 đã
làm tăng gấp đôi dân số lên gần 6,4 triệu ngƣời (năm 2008) và hiện nay là gần 7,6 triệu
ngƣời (năm 2015) [40]. Sự gia tăng nhanh chóng này đặt ra cho các nhà quản lý một
loạt vấn đề về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, sự phân hóa giàu nghèo, các
tệ nạn xã hội và vấn đề ô nhiễm môi trƣờng... Đất nông nghiệp chuyển thành đất xây
dựng các khu công nghiệp và khu dân cƣ đã làm mất nguồn sinh kế chủ yếu của nhiều
1


hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo, buộc họ phải chuyển đồi nghề nghiệp. Sự gia
tăng dân số do dòng nhập cƣ tự do và phát triển thiếu đồng bộ cơ sở hạ tầng đặc biệt là
các công trình xử lý chất thải có tác động tiêu cực tới môi trƣờng, chất lƣợng đất đai...
Vấn đề đặt ra, là làm thế nào để có thể gắn kết quá trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa
mang tính tất yếu của Thủ đô Hà Nội với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, trong
đó sử dụng tài nguyên đất đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhƣng đồng
thời phải bảo vệ cảnh quan và môi trƣờng. Định lƣợng mối quan hệ giữa đơ thị hóa và
biến động cảnh quan, biến động sử dụng đất theo khơng gian và thời gian, góp phần
phục vụ quy hoạch sử dụng đất bền vững, điều chỉnh hợp lý các chính sách sử dụng
đất và phát triển đơ thị hóa hiện nay.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn đó, học viên đã chọn đề tài “Phân tích
biến động cảnh quan trong bối cảnh đơ thị hóa phục vụ quy hoạch và quản lý đất
đai khu vực quận Hà Đông, thành phố Hà Nội”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Làm rõ đặc điểm biến động và xu thế biến đổi cảnh quan của quận Hà Đông
giai đoạn 1999-2017 trong bối cảnh q trình đơ thị hóa phục vụ định hƣớng quy
hoạch và quản lý đất đai.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Để thực hiện mục tiêu đề ra, nội dung nghiên cứu cần thực hiện bao gồm:
- Tổng quan tài liệu và các cơng trình nghiên cứu có liên quan.
- Xác lập cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu biến động cảnh quan với sự
hỗ trợ của phân tích ảnh vệ tinh.
- Phân tích đặc điểm các yếu tố thành tạo cảnh quan (tự nhiên và nhân sinh).
- Quá trình đơ thị hóa ở khu vực quận Hà Đơng và sự ảnh hƣởng của nó tới sự
biến đổi cảnh quan.
- Phân tích biến động cảnh quan (trong mối liên quan với biến động sử dụng
đất) giai đoạn 1999 - 2017 và xu thế biến đổi giai đoạn 2017-2025 tại quận Hà Đơng,
thành phố Hà Nội.
- Tình hình quản lý đất đai trong q trình đơ thị hóa ở quận Hà Đông.
- Đề xuất hƣớng điều chỉnh quy hoạch phục vụ công tác quản lý đất đai khu vực
quận Hà Đông.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài đƣợc thực hiện trên toàn bộ địa bàn
quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
2


Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn nghiên cứu ở các vấn đề sau:
+ Phân tích biến động cảnh quan theo khơng gian trong giai đoạn 1999-2017
bằng phân tích dữ liệu viễn thám.
+ Đề xuất định hƣớng tổ chức/ quy hoạch không gian và quản lý đất đai theo
hƣớng phát triển bền vững khu vực nghiên cứu.
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận – kiến nghị, tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn
gồm 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 2: Phân tích đặc điểm và biến động cảnh quan quận Hà Đơng, thành
phố Hà Nội trong q trình đơ thị hóa.

Chƣơng 3: Đề xuất định hƣớng quy hoạch và quản lý đất đai theo hƣớng bền
vững của quận Hà Đông đến năm 2025.

3


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu cảnh quan và cảnh quan nhân sinh
1.1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về cảnh quan
Trên thế giới
Cùng với sự phát triển của khoa học địa lý, nội dung nghiên cứu cảnh quan
đƣợc mở rộng, ứng dụng theo nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau phục vụ cho quá trình
phát triển kinh tế - xã hội. Khoa học cảnh quan có bƣớc chuyển từ nghiên cứu định
tính sang nghiên cứu định lƣợng với nhiều hƣớng tiếp cận mới: tiếp cận hệ thống, tiếp
cận sinh thái học [65], tiếp cận địa hoá cảnh quan, tiếp cận địa vật lý, tiếp cận điều
khiển học, tiếp cận đa ngành [5; 38; 56],… Ngoài ra, những tác động kỹ thuật vào
cảnh quan cũng tạo nên bƣớc ngoặt lớn, chuyển “từ nghiên cứu cấu trúc sang nghiên
cứu chức năng, động lực cảnh quan”.
Phân loại và phân vùng cảnh quan là việc phân chia các tổng thể tự nhiên thành
những đơn vị tự nhiên có cấp phân vị từ lớn đến nhỏ (hoặc từ cao xuống thấp), thông
qua việc phân tích cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của các đơn vị tự nhiên đó. Trên
thế giới, các nguyên tắc, phƣơng pháp và quy trình đánh giá tổng hợp thể tự nhiên
phục vụ các mục đích thực tiễn đƣợc trình bày một cách khá đầy đủ và logic. Tiếp đó,
loạt các nghiên cứu đánh giá tổng hợp cho các vùng lãnh thổ khác nhau đƣợc thực hiện
nhƣ đánh giá kinh tế - xã hội của Kunhixki (1973); đánh giá kinh tế tài nguyên thiên
nhiên của A.A. Minx (1980); mô hình đánh giá thiết kế lãnh thổ Cộng hồ Ucraina của
Sisenko P.G. (1983) [12] và nhiều cơng trình khác... Kỹ thuật đánh giá cảnh quan cũng
đƣợc mở rộng theo nhiều hƣớng khác nhau: đánh giá hiệu quả kinh tế bằng phƣơng
pháp phân tích chi phí lợi ích (Alfred Mashall và K.B. Zvoruvkin, 1968), đánh giá ảnh

hƣởng môi trƣờng (Leopold, 1972; Hudson, 1984; Petermann, 1996...). Nghiên cứu
đánh giá tổng hợp từ tự nhiên đến kinh tế xã hội, môi trƣờng đƣợc đề cập trong các
cơng trình của FAO (FAO, 1993). Bên cạnh phƣơng pháp truyền thống, các nghiên
cứu đánh giá cảnh quan có sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin cũng rất phát triển. Có
thể kể đến một số cơng trình: phƣơng pháp tích hợp đánh giá đất đai tự dộng ALES và
hệ thống thông tin địa lý GIS (David Rositer và nnk, 2000); phƣơng pháp phân tích
nhân tố của Dillon (W.R., 1984; Matt R.Raven, Hwagyun Kim, 2001). Ngoài ra, kết
quả đánh giá có tính khách quan và độ chính xác cao hơn, khi lựa chọn tiêu chí đánh
giá cịn có sự kết hợp với các phƣơng pháp chuyên gia đối với ma trận tam giác;
phƣơng pháp đánh giá đa chỉ tiêu MCA, AHP, SWOT.... [17].
Phân vùng địa lý tự nhiên đƣợc chia thành 2 loại: loại loại thứ nhất liên quan
4


đến phân vùng các hợp phần địa lý, nhƣ phân vùng địa mạo, phân vùng thổ nhƣỡng,
phân vùng khí hậu, đƣợc gọi là phân vùng địa lý tự nhiên thành phần. Loại thứ hai là
phân vùng địa lý tự nhiên mang tính tổng hợp (thƣờng gọi là phân vùng địa lý tự nhiên
hay phân vùng cảnh quan). Điều đáng chú ý, phân vùng cảnh quan khác phân vùng địa
lý tự nhiên ở khía cạnh: loại phân vùng này phải dựa vào bản đồ cảnh quan để nhóm
gộp các cảnh quan có cùng nguồn gốc phát sinh và đặc điểm tự nhiên chung vào trong
một đơn vị phân vùng. Tuỳ thuộc vào lãnh thổ nghiên cứu và quan niệm của từng tác
giả mà hệ thống phân loại cảnh quan đƣợc hình thành với số lƣợng và thứ tự các cấp
bậc phân vị khác nhau. Hiện có một số hệ thống phân vị đã đƣợc thực hiện ở Liên Xô
cũ: (i) Hệ thống phân vị sắp xếp luân phiên, xen kẽ các đơn vị theo tính địa đới và phi
địa đới: vịng đai - xứ - đới - khu - á đới - miền - đai - vùng - cảnh quan địa lý; (ii) Hệ
thống phân vị dựa theo tính địa đới và phi địa đới, nhưng khơng có sự ln phiên,
gồm: Đới - xứ - miền - vùng (cảnh quan); (iii) Hệ thống phân vị dựa vào tính phi địa
đới, loại bỏ quy luật địa đới trong phân hóa lãnh thổ gồm: lục địa - xứ - miền - vùng;
(iv) Hệ thống phân vị dựa vào tổng thể yếu tố phân hóa địa lý tự nhiên bao gồm: Xứ đới (ở miền đồng bằng) - khu - á khu - vùng - tiểu vùng [7].
Đánh giá, phân loại và phân vùng cảnh quan là một trong những nội dụng chính

mang tính khoa học của nghiên cứu quy hoạch không gian cho bất kỳ lãnh thổ nào.
Theo quan điểm của các nhà địa lý Liên Xô cũ, quy hoạch lãnh thổ là quá trình đƣợc
tiến hành dựa trên cách đánh giá, phân vùng cảnh quan [64]. Một trong những điểm
xuất phát của bất cứ quy hoạch khu vực nào là đánh giá dựa trên điều kiện cảnh quan
của khu vực đó [4], đặc biệt, là mối quan hệ tác động giữa các hợp phần cảnh quan. Ở
Tây Âu, các bản đồ cảnh quan đƣợc sử dụng làm căn cứ cho việc quy hoạch lãnh thổ.
Tiêu biểu là ở Hà Lan, đƣợc phân chia theo 6 vùng sinh thái và các vùng còn lại đƣợc
chia ra 37 tiểu vùng [64]. Do nhu cầu phát triển mạnh mẽ của xã hội và đô thị hóa,
cảnh quan học hỗ trợ việc thiết kế cảnh quan và quy hoạch đơ thị. Vì vậy, khái niệm
cảnh quan là “phong cảnh” ngày càng có ý nghĩa thiết thực đối với lĩnh vực ứng dụng
cảnh quan đô thị và kiến trúc cảnh quan.
Tại Việt Nam
Song song với việc nghiên cứu về lý luận cảnh quan trên thế giới là các cơng
trình nghiên cứu và vận dụng các vấn đề lý luận và phƣơng pháp luận nghiên cứu cảnh
quan vào thực tiễn cảnh quan Việt Nam. Phạm Quỳnh Anh (1966) nghiên cứu cảnh
quan nhiệt đới gió mùa cho định hƣớng phát triển du lịch xanh ở Việt Nam; Phạm
Hoàng Hải (1997) nghiên cứu cảnh quan Việt Nam cho định hƣớng sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trƣờng...; Nguyễn Cao Huần (1992) nghiên cứu đánh giá cảnh
quan nhiệt đới gió mùa cho phát triển cây ăn quả lâu năm ở Thuận Hải (Bình Thuận và
5


Ninh Thuận); Nguyễn Xuân Độ (2003) nghiên cứu cảnh quan cho phát triển cây công
nghiệp lâu năm ở Đắc Lắc; Phạm Quốc Tuấn nghiên cứu cảnh quan cho quy hoạch và
phát triển cây ăn quả cấp huyện và nhieuef công trình khác.
Sự phát triển của cơng nghệ thơng tin đã hỗ trợ đắc lực trong nghiên cứu cảnh
quan. Các phần mềm tin học tăng cƣờng cho việc xây dựng và khai thác hiệu quả cơ
sở dữ liệu hệ thông tin địa lý, từng bƣớc định lƣợng hóa kết quả nghiên cứu CQ. Công
nghệ viên thám và GIS đƣợc ứng dụng trong nghiên cứu cấu trúc CQ, giám sát biến
động CQ, tài ngun và mơi trƣờng… Nghiên cứu cảnh quan có thêm “sức mạnh”

trong việc đo đạc, tính tốn, đồng thời tăng tính khách quan, tăng độ chính xác cho kết
quả nghiên cứu và giúp các nhà nghiên cứu có thể tiến hành trên quy mơ lớn, trên
những địa hình hiểm trở đạt kết quả cao.
1.1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu cảnh quan nhân sinh
a. Các nghiên cứu về bản chất của cảnh quan nhân sinh
Trên thế giới
Cảnh quan nhân sinh (CQNS) đƣợc quan tâm từ lâu và rộng khắp các nƣớc với
các quan niệm, tên gọi và cách phân chia khác nhau, nhƣng đều giống nhau ở chỗ do
có con ngƣời tác động làm biến đổi cảnh quan ban đầu hoặc thành lập mới.
Khái niệm CQNS đƣợc nhà địa lý học Xô Viết Gozep nhắc đến lần đầu tiên
năm 1929. Đến năm 1973, Minkov đƣa ra định nghĩa cảnh quan nhân sinh “là các
cảnh quan được xây dựng bởi con người và cũng là các cảnh quan tự nhiên mà trong
đó có bất kỳ một thành phần nào bị thay đổi tận gốc do ảnh hưởng của con người”
[29]. Sự khác nhau giữa cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân sinh đƣợc xem xét dựa
trên các mức độ tác động của con ngƣời và sự thay đổi của các hợp phần cảnh quan.
“Cảnh quan nhân sinh là các địa tổng thể, trong đó có sự biến dạng nảy sinh liên quan
đến sự xuất hiện của hoạt động con người” [51] hoặc cịn có thể hiểu “là sự biến dạng
khác nhau của cảnh quan tự nhiên do hoạt động khác nhau của con người” [7]. Sự
khác biệt của cảnh quan nhân sinh so với cảnh quan tự nhiên đƣợc thể hiện ở hai mặt:
CQNS có hợp phần bị biến đổi hoặc bảo tồn bởi con ngƣời; quá trình phát triển của
CQNS chịu sự chi phối đồng thời của cả 2 quy luật, quy luật tự nhiên và quy luật kinh
tế xã hội [23]. Nhà địa lý ngƣời Đức Otto Schluter đƣợc xem là ngƣời đầu tiên sử dụng
thuật ngữ cảnh quan văn hố trong các cơng trình nghiên cứu của mình. Phát triển
quan điểm với Schluter, nhà địa lý nhân văn Hoa Kỳ Sauer (1925) đƣa ra một định
nghĩa về cảnh quan văn hoá : “Cảnh quan văn hoá được tạo thành từ một cảnh quan
tự nhiên bởi một nhóm văn hố, trong đó văn hố là tác nhân, tự nhiên là mơi trường
và cảnh quan văn hố là kết quả” [30]. Hiện tại, khái niệm cảnh quan văn hóa đƣợc
6



hiểu theo hai cách. Theo cách hiểu thứ nhất, cảnh quan văn hóa là cảnh quan tự nhiên
đƣợc thay đổi một cách đúng hƣớng có mục tiêu, có kế hoạch (Ixatsenko, 1991). Theo
Ixatsenko: “cảnh quan văn hóa là cảnh quan trong đó cấu trúc được thay đổi một
cách hợp lý và được tối ưu hóa trên cơ sở khoa học phục vụ cho lợi ích xã hội... Cảnh
quan văn hóa là cảnh quan của tương lai, vì thế phải được nghiên cứu riêng” [7]. Các
nguyên tắc chính tổ chức cảnh quan văn hóa và điều chỉnh q trình chức năng (chức
năng hóa cảnh quan) cần đƣợc đặc biệt quan tâm.
Tại Việt Nam
Trên cơ sở các nghiên cứu về CQNS trên thế giới, ở Việt Nam các tác giả cũng
nhiều nghiên cứu của mình về CQNS trong các cơng trình khoa học của mình. Với số
lƣợng khơng nhiều các nghiên cứu đã đóng góp những cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm
nghiên cứu tổng hợp ở nhiều lĩnh vực cho các nghiên cứu sau này.
Cơng trình “ Nghiên cứu cảnh quan sinh thái nhân sinh ở Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Ngọc Khánh, khẳng định vai trò của hoạt động con ngƣời tới tự nhiên. Tác giả
cũng cho rằng nghiên cứu những CQ bị tác động bởi con ngƣời có ý nghĩa quan trọng
đối với việc đề xuất giải pháp khai thác lãnh thổ và sử dụng hợp lý tài nguyên.
Phạm Hoàng Hải cùng các tác giả khác cũng đề cập đến cảnh quan nhân sinh và
sự hình thành của chúng ở Việt Nam. Theo đó: “Các hoạt động sản xuất, phát triển
kinh tế - xã hội…đã tạo nên tập hợp các CQNS ở Việt Nam, với các đặc điểm đã bị
biến đổi…”. Hơn nữa tác giả thừa nhận: “Thực tế hiện nay khơng có CQ nào mà
khơng bị tác động trực tiếp hay gián tiếp của con ngƣời.
Năm 2002, tác giả Nguyễn Cao Huần đề cập tới các khái niệm, nguyên tắc và
chỉ tiêu phân loại cảnh quan nhân sinh. Trong cơng trình của mình, tác giả đã đƣa ra hệ
thống phân loại cảnh quan nhân sinh cho toàn lãnh thổ Việt Nam. Qua đó cơng trình
này đã đóng góp về quan điểm, phƣơng pháp luận cho nghiên cứu cảnh quan nhân sinh
ở nƣớc ta.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Đăng Hội (2004) về CQNS ở Kon Tum, tác giả
đƣa ra cơ sở lý luận về CQNS, xây dựng bản đồ và phân vùng CQNS lãnh thổ Kon
Tum tỷ lệ 1/250.000. Trên cơ sở đó, tác giả đã xác định đƣợc đặc trƣng biến đổi
CQNS ở Kon Tum dƣới các hoạt động phát triển của con ngƣời và đề xuất hƣớng sử

dụng hợp lý tài nguyên đất và rừng ở khu vực này.
Tại Việt Nam, số lƣợng các cơng trình nghiên cứu về cảnh quan đô thị, cảnh
quan nông thôn không nhiều. Hiện nay, hƣớng nghiên cứu CQNS ngày càng đƣợc
quan tâm và đã có một số cơng trình nghiên cứu có giá trị, nhƣ đề tài nghiên cứu khoa
học cấp ĐHQG của Nguyễn An Thịnh (2006) “Xây dựng mơ hình phân loại cảnh quan
7


đô thị và nông thôn (đối sánh cảnh quan nông thơn Hồng Liên Sơn với cảnh quan
đồng bằng châu thổ sông Hồng)”; Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh (2005) “Ứng
dụng các phƣơng pháp phân tích đa biến trong phân nhóm các nơng hộ miền núi Sapa
theo trình độ phát triển” báo cáo hội nghị ứng dụng tốn học tồn quốc lần thứ 2 và
một số cơng trình khác.
b. Các nghiên cứu về phân loại cảnh quan nhân sinh
Trên thế giới
Phân loại cảnh quan là công việc quan trọng trong nghiên cứu cảnh quan nói
chung và nghiên cứu CQNS nói riêng. Các CQNS có thể đƣợc phân lại theo các tiêu
chí khác nhau phụ thuộc vào nội dung, nguồn gốc, giá trị kinh tế... của chúng. Tuy
nhiên, cũng giống nhƣ nghiên cứu CQ tự nhiên, phân loại CQNS chỉ đƣợc quan tâm
nhiều bởi các nhà địa lý Liên Xô và Đông Âu.
Kotenikov là ngƣời có nhiều đóng góp đầu tiên cho việc phân loại cảnh quan
nhân sinh. Theo ông cảnh quan đƣợc làm 5 loại, dựa trên mức độ biến đổi cảnh quan
do tác động của con ngƣời: (i) Cảnh quan không biến đổi; (ii) Cảnh quan biến đổi yếu;
(iii) Cảnh quan biến đổi trung bình; (iv) Cảnh quan biến đổi mạnh; (v) Cảnh quan
đƣợc xây dựng bởi các kế hoạch của con ngƣời.
Nhƣ vậy, nguyên tắc căn bản của Kotenikov khi phân chia CQNS là dựa vào
mức độ biến đổi CQ do tác động của con ngƣời. Ông cũng đặc biệt nhấn mạnh tới
những CQ đƣợc xây dựng bởi các hoạt động kỹ thuật cũng nhƣ CQ bị tác động nhƣng
chƣa biểu hiện rõ sự biến đổi (CQ không biến đổi). Kotenikov thừa nhận song hành với
CQ nhân sinh có sự tồn tại của CQ tự nhiên, nó đƣợc biểu hiện là những CQ không biến

đổi do không chịu những tác động từ phía con ngƣời. Điều này cũng dễ chấp nhận, vì
vào thời gian đó, Kotenikov thƣờng nghiên cứu CQ ở mức độ chi tiết nên thực tế đã có
tồn tại những đơn vị CQ này.
Mặc dù về số lƣợng nhóm loại CQNS có khác nhau, nhƣng theo hƣớng này nhiều
tác giả đi đến phân chia CQNS căn cứ vào các mức độ tác động khác nhau của con
ngƣời lên các đơn vị lãnh thổ tự nhiên. Năm 1961, Deculin đƣa ra hệ thống phân loại
cảnh quan theo mức độ tăng dần các yếu tố nhân sinh và giảm dần các yếu tố tự nhiên
trong bậc phân loại : (i) Cảnh quan tự nhiên; (ii) Cảnh quan tự nhiên – nhân sinh; (iii)
Cảnh quan phục hồi tự nhiên; (iv) Cảnh quan canh tác.
Prokaev đƣa ra hệ thống phân loại chia thành 2 nhóm: tự nhiên và nhân sinh.
Ơng chỉ ra đƣợc sự tồn tại song song của hai nhóm cảnh quan tự nhiên và cảnh quan
nhân sinh, nguồn gốc của cảnh quan nhân sinh, song hệ thống này lại khá phức tạp với
nhiều nhóm loại cảnh quan bị biến đổi sẽ gây khó khăn trong việc lựa chọn đối tƣợng
8


nghiên cứu ứng dụng cụ thể.

Hình 1. 1: Hệ thống phân loại CQ theo Prokaev (1973).
Sơ đồ trên cho thấy sự tồn tại song hành cả CQ tự nhiên và CQNS. Tuy nhiên
cuối cùng thì những CQ tự nhiên cũng bị tác động ở các mức độ khác nhau bởi con
ngƣời. Mặc dù hệ thống phân loại này có mặt tích cực là chỉ ra đƣợc nguồn gốc của
CQNS, nhƣng việc phân chia khá phức tạp với nhiều nhóm loại CQ bị biến đổi khác
nhau sẽ khó cho việc lựa chọn từng đối tƣợng nghiên cứu ứng dụng cụ thể.
Ixatsenko nhận thấy có thể phân loại cảnh quan văn hóa hay cảnh quan nhân
sinh tùy theo mức độ tác động của con ngƣời. Đồng thời ông cũng thừa nhận sự tồn tại
của nhiều hệ thống phân loại cảnh quan nhân sinh, trong đó có phân loại theo nội
dung, nguồn gốc hình thành và sự cần thiết phải phân loại theo hệ thống các cấp bậc
cảnh quan.
Năm 1973, Minkov đƣa ra hệ thống phân loại cảnh quan theo các dấu hiệu nhƣ

sau:
- Theo nội dung, cảnh quan nhân sinh phân chia thành: cảnh quan nông nghiệp,
cảnh quan công nghiệp, cảnh quan thủy vực, cảnh quan rừng, cảnh quan quần cƣ nông
thôn;
- Theo mức độ tác động của con ngƣời, cảnh quan nhân sinh phân chia thành:
cảnh quan nhân sinh mới hình thành do hoạt động của con ngƣời, CQNS đã bị biến đổi
9


bởi con ngƣời;
- Theo nguồn gốc, cảnh quan nhân sinh phân chia thành: cảnh quan kỹ thuật,
cảnh quan đồng ruộng, cảnh quan nƣơng rẫy...);

Hình 1. 2: Hệ thống phân loại CQ theo Minkov (1973).
- Theo mục đích xuất hiện: xuất hiện trực tiếp theo tác động của con ngƣời hay
gián tiếp);
- Theo thời gian và khả năng tự điều chỉnh;
- Theo giá trị kinh tế.
Trong các cách phân loại trên, Minkov nhấn mạnh 2 hệ thống phân loại theo nội
dung và theo nguồn gốc hình thành.
Tại Việt Nam
Để phù hợp với đặc điểm lãnh thổ Việt Nam, một số các tác giả nhƣ Nguyễn
Văn Vinh, Nguyễn Cao Huần, Trần Anh Tuấn đã đƣa ra bảng hệ thống phân loại,
trong đó tiêu biểu là hệ thống phân loại của Nguyễn Cao Huần và Trần Anh Tuấn
(2002), với hai nguyên tắc cơ bản trong phân loại nhƣ sau:
- Nguyên tắc phát sinh:
+ Các CQNS cùng cấp phải có chung nguồn gốc phát sinh bao gồm nguồn gốc
nhân sinh và nguồn gốc tự nhiên.
+ Nguồn gốc nhân sinh luôn luôn đƣợc xem xét trong mọi đơn vị phân chia trên
nền đồng nhất của điều kiện tự nhiên.

+ Là nguyên tắc quan trọng vì các CQNS đƣợc hình thành do hoạt động kinh tế
của con ngƣời trong phạm vi cảnh quan tự nhiên.
10


- Nguyên tắc đồng nhất tƣơng đối:
+ Mỗi đơn vị cảnh quan đƣợc phân chia đều có tính đồng nhất, song chỉ mang
tính tƣơng đối
+ Tuân thủ nguyên tắc này, các đơn vị CQNS bậc thấp có tính đồng nhất cao
hơn các đơn vị bậc cao.
Hệ thống phân loại cảnh quan nhân sinh đƣợc xây dựng phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Các cảnh quan nhân sinh đƣợc sắp xếp trong bảng phân loại theo thứ tự bậc
trên dƣới rõ ràng và logic.
- Mỗi bậc phân loại có chỉ tiêu riêng.
- Hệ thống các đơn vị phải gọn nhẹ, dễ sử dụng trong nghiên cứu khoa học và
ứng dụng thực tiễn ở Việt Nam.
Theo đó, hệ thống CQNS lãnh thổ Việt Nam có 6 lớp (Bảng 1.1): Cảnh quan
nơng nghiệp; Cảnh quan rừng nhân sinh; Cảnh quan quần cƣ nông thôn, đô thị và công
nghiệp; Cảnh quan thủy vực nhân tạo; Cảnh quan cây bụi, hoang hóa do nhân tác.
Bảng 1. 1: Hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân loại CQNS Việt Nam
Cấp phân vị

Chỉ tiêu

Lớp

Hƣớng hoạt động phát triển kinh tế
của một ngành mà trong đó các
hoạt động tạo ra các cảnh quan
tƣơng ứng ở phạm vi của hệ cảnh

quan nhiệt đới gió mùa

Kiểu

Ví dụ
- Cảnh quan nơng nghiệp
- Cảnh quan rừng nhân sinh
- Cảnh quan quần cƣ nơng thơn,
đơ thị và cơng nghiệp

Các loại hình hoạt động kinh tế - Trong lớp cảnh quan rừng nhân
trong phạm vi lớp cảnh quan nhân sinh có:
sinh
+ Cảnh quan rừng thứ sinh
+ Cảnh quan rừng trồng
+ Cảnh quan lâm – nơng nghiệp

Phụ kiểu

Loại

Các loại hình hoạt động kinh tế
trong phạm vi lớp cảnh quan nhân
sinh đƣợc phân bố ở một miền địa
lý tự nhiên

- Cảnh quan rừng thứ sinh miền
Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ
- Cảnh quan lâm – nông nghiệp
miền Đông Bắc và đồng bằng Bắc

Bộ

Các đặc trƣng chung về khai thác, - Cảnh quan rừng thông nhân tác
sử dụng các loại cảnh quan tự trên cát kết miền Đông Bắc và
nhiên trong một miền địa lý
đồng bằng Bắc Bộ

(Nguồn: Nguyễn Cao Huần, Trần Anh Tuấn, 2002)
11


Khi nghiên cứu thành lập bản đồ CQ sinh thái nhân sinh lãnh thổ Việt Nam ở tỷ
lệ 1/1.000.000, Nguyễn Vãn Vinh cùng các tác giả khác ðã vận dụng theo những hệ
thống phân loại của nhiều tác giả Liên Xô dựa vào mức độ tác động của con ngƣời.
Theo đó, chia ra các loại cảnh quan sau :
- Cảnh quan không bị tác động
- Cảnh quan bị tác động yếu
- Cảnh quan bị tác động trung bình
- Cảnh quan bị tác động mạnh
Khi nghiên cứu CQNS ở Kon Tum, tác phẩm Nguyễn Đăng Hội đã sử dụng hệ
thống phân loại CQNS thành cấp: lớp, kiểu và loại với các tiêu chí tƣơng ứng (Bảng
1.2).
Bảng 1. 2: Hệ thống phân loại CQNS ở Kon Tum
Cấp phân vị

Chỉ tiêu phân loại

Ví dụ

Dạng hoạt động KT cơ bản của con ngƣời

theo một ngành KT cụ thể trên nền tảng của
hệ CQ nhiệt đới gió mùa

- CQ nơng nghiệp

Kiểu

Hoạt động KT của con ngƣời trong một ngành
KT cụ thể theo sự khác biệt giữa vùng núi,
cao nguyên, thung lũng với đặc trƣng các yếu
tố sinh khí hậu của từng đai cao.

CQ nơng nghiệp trên
bãi bồi thung lung

Loại

Các dạng khai thác lãnh thổ thuộc kiểu CQNS
trên một nhóm loại đất nhất định với tính chất
của hình thái địa hình

Loại CQ nƣơng rẫy
trên đất đỏ vàng trên
macma axit và biến
chất

Lớp

- CQ rừng tự nhiên
bảo tồn


(Nguồn: Nguyễn Đăng Hội, 2004)
Đến nay, đã có nhiều hệ thống phân loại khác nhau tùy theo từng mục đích sử
dụng, sở trƣờng của từng ngƣời và do đó mà có một hay nhiều hệ thống phân loại.
1.1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về lớp phủ - dấu hiệu nhận diện cảnh quan bằng
phân tích ảnh vệ tinh
Việc sử dụng tƣ liệu viễn thám (ảnh hàng không và ảnh vệ tinh) nghiên cứu đô
thị đã đƣợc bắt đầu từ năm 1940. Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu ứng
dụng ảnh hàng không trong nghiên cứu đô thị tiêu biểu nhƣ: Năm 1971, ở Beclin đã
12


sử dụng các ảnh hàng không chụp liên tiếp nhau để kiểm sốt sự thay đổi đơ thị
(Dueker và Harton 1971, Hathaout 1978). Năm 1985 Gupta D. M. và Menshi M. K. đã
tiến hành nghiên cứu sự thay đổi đô thị thông qua thành lập các bản đồ sử dụng đất
của Dethi tại ba thời điểm 1959, 1969, 1978 bằng các thông tin viễn thám đa thời
gian. Năm 1987 Manfred Ehlers và nnk cũng nghiên cứu biến đổi sử dụng đất giai
đoạn 1975-1986 thơng qua giải đốn ảnh hang khơng năm 1975 và xử lý ảnh số ảnh
vệ tinh SPOT năm 1986 (Đinh Bảo Hoa, 2010)…. Cho tới nay, gần 40 năm phát triển,
viễn thám đã trở thành một công cụ hiện đại trong nghiên cứu, quan sát Trái đất
Khái niệm lớp phủ mặt đất là trạng thái vật chất của bề mặt trái đất, là sự kết
hợp của nhiều thành phần nhƣ thực phủ, thổ nhƣỡng, đá gốc và mặt nƣớc chịu sự tác
động của các nhân tố tự nhiên nhƣ nắng, gió, mƣa bão và nhân tạo nhƣ khai thác đất
để trồng trọt, xây dựng nhà cửa, công trình phục vụ cuộc sống của con ngƣời. Sự kết
hợp này tạo ra lớp phủ mặt đất phong phú, đa dạng nhƣng nhìn tổng thể lớp phủ mặt
đất chia ra thành hai nhóm chính là mặt nƣớc và mặt đất. Mặt nƣớc gồm có nƣớc lục
địa nhƣ hệ thống sơng, suối, kênh mƣơng, hồ ao và nƣớc đại dƣơng - biển phủ trùm
phần lớn diện tích bề mặt trái đất. Phần diện tích ít hơn là mặt đất nhƣng lại là nơi tập
trung hầu hết những hoạt động của con ngƣời cũng nhƣ nhiều loài sinh vật khác trên
trái đất và là nơi đang biến đổi từng ngày, từng giờ, những hoạt động đó đã tạo nên sự

phong phú của loại hình lớp phủ mặt đất nhƣ thực phủ gồm cỏ, cây bụi, rừng, đất canh
tác đang có cây sinh trƣởng….; dân cƣ đô thị, nông thôn; mạng lƣới giao thông; khu
công nghiệp, thƣơng mại và các đối tƣợng đất chuyên dùng khác; các vùng đất trống,
đồi núi trọc, cồn cát, bãi cát… Hiện trạng sử dụng đất (hoặc là lớp phủ mặt đất) phụ
thuộc vào 3 nhân tố chính (theo White et al., 1997): 1) chất lƣợng và đặc điểm thổ
nhƣỡng; 2) tác động của các hoạt động trên các loại hình sử dụng đất xung quanh; 3)
nhu cầu sử dụng đất đối với một hoạt động (kinh tế - xã hội) cụ thể.
Ở Việt Nam, từ những năm 1960 cũng đã sử dụng ảnh hàng khơng cho mục
đích thành lập bản đồ địa hình, hiệu chỉnh và thành lập bản đồ rừng. Nhƣng có thể
nói viẽn thám ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển mạnh vào đầu những năm 1980,
với sự ra đời của Uỷ Ban nghiên cứu vũ trụ Việt Nam. Từ đó đến nay đã có rất
nhiều dự án, các cơng trình nghiên cứu ứng dụng viễn thám liên tiếp xuất hiện,
những cơng trình đầu tiên có thể kể tới nhƣ: Chƣơng trình nghiên cứu 3 tầng (vệ
tinh, máy bay, mặt đất) do Uỷ ban nghiên cứu vũ trụ Việt Nam tổ chức (1980) với sự
tham gia của nhiều Bộ Ngành với mục tiêu điều tra khảo sát tổng hợp một số khu vực
chìa khố nhằm xây dựng các mẫu giải đoán ảnh; Dự án UNDP/FAO của Viện Điều
tra Quy hoạch rừng lần đầu tiên sử dụng ảnh Landsat MSS thành lập bản đồ rừng
toàn quốc và đánh giá biến động rừng giai đoạn 1975-1983. Năm 1991 Uỷ Ban Nghiên
cứu Vũ trụ Việt Nam phối hợp Viện Khoa học Việt Nam, Bộ Nông nghiệp, Lâm
13


nghiệp, Tổng Cục quản lý ruộng đất và Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nƣớc triển khai
thực hiện chƣơng trình liên ngành sử dụng ảnh vệ tinh Landsat TM thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất toàn quốc tỷ lệ 1:250000 và 1:1000000….Từ đó tới nay, đã
có rất nhiều cơng trình nghiên cứu ứng dụng viễn thám nhƣ: Biến động đƣờng bờ
của Nguyễn Đình Dƣơng, hiện trạng sử dụng đất, biến động lớp phủ mặt đất của
Nguyễn Ngọc Thạch, Phạm Văn Cự, Nguyễn Đình Dƣơng, Lại Anh Khơi, Trần Minh
Ý, Trƣơng Thị Hồ Bình, Nghiên cứu trƣợt lở đất, lũ lụt của Nguyễn Ngọc Thạch,
Phạm Văn Cự, nghiên cứu đô thị của Đinh Thị Bảo Hoa, ….

Trong nhiều năm qua, ảnh hàng không là một loại tƣ liệu quan trọng trong để
thành lập bản đồ, nghiên cứu các đối tƣợng và hiện tƣợng trên bề mặt đất trong đó có
đơ thị, bởi chúng cho hiệu quả nhanh và chi phí thấp. Tuy nhiên ảnh hàng khơng cũng
có những hạn chế nhƣ thƣờng bị gián đoạn về không gian và cũ về thời gian, quy mô
quan sát không lớn. Cịn ảnh vệ tinh quy mơ quan sát rất lớn. Tần suất lặp lại thơng tin
lớn (có thể hằng ngày, hằng tháng, hằng năm), giá thành cho một đơn vị diện tích thấp
hơn. Do vậy, khả năng của dữ liệu viễn thám vệ tinh trong thành lập bản đồ về lớp
phủ mặt đất nói riêng cho nhiều các nghiên cứu trong đó có nghiên cứu về biến đổi
đơ thị ngày càng đƣợc cải thiện và dần có xu hƣớng trở thành nguồn dữ liệu chủ
đạo.
Việc ra đời và phát triển của GIS đã ảnh hƣởng lớn tới quá trình xử lý ảnh và
thành lập bản đồ. Viễn thám kết hợp GIS là phƣơng pháp hiện đại, cơng cụ mạnh có
khả năng giúp giải quyết nhiều vấn đề trong thành lập bản đồ, trong nghiên cứu biến
động lớp phủ mặt đất, ….
Liên quan tới hƣớng nghiên cứu đô thị của đề tài, Hà Nội đã có các cơng
trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; Atlas thông tin
địa lý thành phố Hà Nội (2002); Atlas Thăng Long Hà Nội (2010); Cơng trình nghiên
cứu: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, địa lý, môi trƣờng góp phân định
hƣớng phát triển khơng gian của thủ đơ Hà Nội trong nửa đầu thế kỷ XXI - đề tài cấp
Nhà nƣớc (2010), do Đỗ Xuân Sâm chủ nhiệm. Một số cơng trình nghiên cứu biến
động sử dụng đất của một số quân, huyện của Hà Nội nhƣ biến động sử dụng đất
huyện Thanh Trì của Đinh Thị Bảo Hoa và Nhữ Thị Xuân; nghiên cứu biến động
sử dụng đất huyện Từ Liêm của Phạm Văn Cự,….
Mặc dù có khá nhiều cơng trình nghiên cứu, ứng dụng viễn thám và GIS về
nhiều khía cạnh của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, những cơng trình nêu trên chủ yếu
tập trung vào khu vực Hà Nội cũ. Do sự mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà
Nội vào năm 2008, các cơng trình khoa học nghiên cứu về Hà Nội (mới) còn chƣa
nhiều. Nội dung nghiên cứu của đề tài là một trong những cơng trình nghiên cứu sự
14



biến đổi cảnh quan phục vụ quy hoạch và quản lý đất đai trong bối cảnh đơ thị hố.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về đơ thị hố, sử dụng đất và biến đổi cảnh quan
nhân sinh
a. Các cơng trình nghiên cứu về đơ thị hóa và sử dụng đất ở đơ thị
Q trình đơ thị hố q nhanh diễn ra ở các khu đô thị và vùng ven đô ở các
nƣớc trên Thế giới là yếu tố tác động trực tiếp đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng
đất. Những năm gần đây, trên nền tảng ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa
lý (GIS), nhiều mô hình phân tích khơng gian tích hợp đƣợc xác lập nhằm phân tích
những biến đổi của lớp phủ sử dụng đất thơng qua ảnh vệ tinh. Trong đó, tác động của
đơ thị hố làm thay đổi sử dụng đất là một trong những nội dung đƣợc nghiên cứu
nhiều hơn cả.
Một số nghiên cứu tập trung xác định, phân tích sự xâm lấn của đô thị làm mất
đất nông nghiệp thông qua việc đánh giá sự thay đổi của loại hình sử dụng đất. Một số
nghiên cứu khác dựa vào sự thay đổi cấu trúc không gian, thông qua đo đạc cảnh quan
để định lƣợng đặc tính phát triển của đơ thị theo thời gian và không gian. Các chỉ số về
hình thái có thể chỉ ra sự thay đổi về không gian và thời gian của cấu trúc cảnh quan,
chúng cung cấp một phƣơng pháp mới thay thế cho việc đo đạc sự thay đổi các loại đất
bằng phƣơng pháp truyền thống [27]. Sử dụng dữ liệu viễn thám đa thời gian đa phổ,
các chỉ số không gian và các mơ hình để quản lý sự thay đổi và phát triển khu vực đất
đô thị là một phƣơng pháp hiệu quả, chúng cung cấp các thông tin mới một cách chi
tiết và chính xác về sự phân bố theo khơng gian và thời gian, cấu trúc hình thái đơ thị
[59; 64; 66; 67; 68]. Ở Trung Quốc, nghiên cứu quá trình đơ thị hóa bằng các chỉ số
hình thái thƣờng diễn ra theo 3 loại: loại 1- đô thị tăng trƣởng bình thƣờng, loại 2- đơ
thị phát triển do các chính sách, loại 3- đơ thị phát triển dựa trên việc định hƣớng đặc
biệt [67]. Mỗi chỉ số cung cấp một thơng tin về đặc điểm nào đó của khu vực nghiên
cứu [65]. Trong một nghiên cứu ở vùng Santa Barbara, Mỹ, các chỉ số hình thái đã cho
thấy quá trình đơ thị hóa ở 3 khu vực khác nhau: khu vực phát triển thƣơng mại, khu
vực dân cƣ có mật độ cao và vùng dân cƣ có mật độ thấp. Cũng ở Mỹ, nhƣng cho vùng
Arizona thì các chỉ số này lại chỉ ra sự phức tạp về cấu trúc đô thị theo mặt cắt dài

165km và rộng 15km [64].
Ở Granada, Tây Ban Nha, đặc điểm phát triển đô thị đƣợc nghiên cứu bằng các
chỉ số không gian cho thấy đơ thị tăng trƣởng qua 3 q trình: tập hợp, chặt chẽ và
phân tán [59]. Khu vực nghiên cứu khác nhau thì việc đo đạc các chỉ số hình thái cũng
khác nhau.

15


Q trình đơ thị hóa nhanh chóng đã dẫn tới việc mất đất nơng nghiệp diễn ra
trên tồn Thế giới. Ở Trung Quốc, rất nhiều các tác giả đã nghiên cứu về sự mất đất
nơng nghiệp do q trình đơ thị hóa bằng việc phân tích các chỉ số hình thái từ ảnh
viễn thám [66]. Ngồi ra q trình đơ thị hóa cịn làm thay đổi khơng gian xanh bao
gồm cả đất nông nghiệp trong hệ sinh thái đô thị [67]. Các chỉ số đã chỉ ra rằng đất
nông nghiệp bị mất đi, bị phân mảnh, chuyển đổi và bị cơ lập bởi q trình đơ thị
hóa. Sử dụng mơ hình hồi quy khơng gian cho thấy sự thay đổi đất nơng nghiệp có
mối quan hệ với những chỉ báo đơ thị hóa [68].
Nhìn chung, các nghiên cứu này tập trung đánh giá mối quan hệ giữa đơ thị hố
và sử dụng đất theo hai hƣớng: một là đánh giá theo quan điểm địa lý, hai là đánh giá
theo quan điểm xã hội. Hai hƣớng tiếp cận độc lập, riêng rẽ này đã bộc lộ một số hạn
chế. Các nhà nghiên cứu xã hội liên kết vấn đề đô thị hoá và sử dụng đất theo phƣơng
pháp quy nạp thực tiễn, phân tích và xem xét đơ thị hố ở mức độ tổng hợp hơn bao
gồm hai hợp phần: kinh tế và xã hội. Hạn chế của các tác giả này là chỉ dựa vào số liệu
thống kê đánh giá mà không định lƣợng không gian của mối quan hệ giữa đơ thị hố
và sử dụng đất. Trong khi đó, các nhà địa lý ứng dụng viễn thám và hệ thơng tin địa lý
(GIS) chỉ xem xét đơ thị hố tƣơng đồng với sự phát triển không gian, mở rộng không
gian khu vực dân cƣ, khu công nghiệp và khu đô thị để định lƣợng thay đổi sử dụng
đất theo khơng gian đơ thị hố. Tuy nhiên, các yếu tố của đơ thị hố tác động đến sử
dụng đất ở trên cho thấy biến đổi sử dụng đất là một vấn đề phức tạp, sự phức tạp
không chỉ nằm ở nội hàm yếu tố sử dụng đất mà còn liên quan đến các tác nhân khá

cảnh hƣởng tới sự thay đổi của chúng. Do đó, một ngành hay một phƣơng pháp duy
nhất khơng đủ để phân tích, đánh giá chúng một cách toàn diện, sâu sắc. Khi nghiên
cứu vấn đề sử dụng đất cần thiết phải có sự kết hợp của nhiều phƣơng pháp theo
hƣớng tiếp cận liên ngành, thông qua tích hợp dữ liệu đa chiều bao gồm dữ liệu kinh tế
- xã hội và dữ liệu không gian mà viễn thám là tƣ liệu tiêu biểu. Nghiên cứu liên kết
giữa khoa học viễn thám và khoa học xã hội đang là một xu hƣớng hiệnđại, xu hƣớng
này đã đƣợc các nhà khoa học đề cập trong tác phẩm “Xã hội và không gian” liên kết
khoa học viễn thám và khoa học xã hội”, các tác giả của cuốn sách này đƣa ra một số
ứng dụng viễn thám tiềm năng và ƣu thế của việc kết nối dữ liệu trong nghiên cứu các
vấn đề liên quan đến khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.
b. Các cơng trình nghiên cứu về tác động của đơ thị hố tới biến đổi cảnh quan
Trên thế giới
Đơ thị hố là q trình thay đổi cảnh quan hoặc lớp phủ sử dụng đất từ cảnh
quan tự nhiên hay cảnh quan nông nghiệp (chủ yếu là đất, nƣớc, thực vật) sang cảnh
quan mới mà ở đó các quần thể sinh vật và kể cả con ngƣời xuất hiện với mật độ cao,
16


×