Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con tại trại lợn nguyễn văn khanh, huyện thanh hà, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HOÀNG ANH
Tên chun đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG, PHỊNG
VÀ TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON TẠI TRẠI LỢN
NGUYỄN VĂN KHANH, HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƯƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2015 - 2019

Thái Ngun – 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HOÀNG ANH
Tên chun đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG, PHỊNG
VÀ TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON TẠI TRẠI LỢN
NGUYỄN VĂN KHANH, HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƯƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Thú y

Lớp:

K47 – TY – NO1

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Minh


Thái Nguyên – 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này em xin được gửi lời cảm ơn chân
thành tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo của khoa Chăn nuôi thú y đã truyền
đạt cho em những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm học vừa
qua cũng như trong quá trình em đi thực tập tốt nghiệp.
Em xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS. Lê Minh đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để hồn thành khóa luận
tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trại lợn Nguyễn Văn Khanh cùng
toàn thể các anh chị cán bộ kỹ thuật, công nhân trong trang trại đã tạo điều
kiện giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt thời gian em thực tập tại trang trại vừa qua.
Em xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc đến tồn thể gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ và động viên em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực
tập tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập và tổng hợp báo cáo do em chưa có được nhiều
kinh nghiệm nên Khóa luận tốt nghiệp của em khơng tránh khỏi những sai
sót, hạn chế.
Em kính mong nhận được sự góp ý hồn thiện của quý thầy cô.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng năm 2019


Sinh viên

Nguyễn Hoàng Anh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Lịch sát trùng chuồng trại .........................................................................34
Bảng 3.2. Lịch sử dụng vắc xin và thuốc cho lợn nái và lợn con .............................35
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn qua 3 năm 2017 - 2019 của trại lợn
Nguyễn Văn Khanh ...................................................................................................37
Bảng 4.2. Số lợn nái và lợn con trực tiếp chăm sóc ni dưỡng
qua 6 tháng thực tập ..................................................................................................38
Bảng 4.3. Tình hình sinh sản lợn nái tại trại .............................................................39
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái tại trại ..........................41
Bảng 4.5. Kết quả vệ sinh, sát trùng .........................................................................42
Bảng 4.6. Kết quả sử dụng vắc xin phòng bệnh cho lợn nái sinh sản .......................43
Bảng 4.7. Kết quả sử dụng vắc xin và thuốc phòng bệnh cho lợn con .....................44
Bảng 4.8. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn nái tại trại .............................................45
Bảng 4.9. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn con tại trại ............................................46
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái sinh sản tại trại ..................................47
Bảng 4.11. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con tại trại .......................................48
Bảng 4.12. Kết quả thực hiện các thao tác trên lợn con và lợn nái tại trại. ..............49


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


Cs

: Cộng sự

G

: Gam

HC

: Hội chứng

Kg

: Kilogam

Ml

: Mililit

Nxb

: Nhà xuất bản

STT

: Số thứ tự

PGS.TS


: Phó giáo sư, Tiến sĩ

TT

: Thể trọng


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................................ iv
Phần 1.MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề ....................................................................2
1.2.1. Mục đích ....................................................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề ............................................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ................................................................................3
2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................................................... 3
2.1.2. Điều kiện tự nhiên........................................................................................................................ 3
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại...................................................................................................... 4
2.1.4. Cơ sở vật chất của trại ................................................................................................................. 4
2.1.5. Thuận lợi, khó khăn..................................................................................................................... 6
2.2. Tổng quan tài liệu liên quan đến chuyên đề thực hiện.........................................7
2.2.1. Những hiểu biết về quy trình ni dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn nái nuôi con .... 7
2.2.2. Những hiểu biết về đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ..............................................11

2.2.3. Những hiểu biết về phòng trị bệnh cho vật nuôi ...................................................................16
2.2.4. Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái và lợn con .........................19
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ........................................................27
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................................................27
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ...........................................................................................29
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ...................... 30
3.1. Đối tượng ...........................................................................................................30
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện .........................................................................30


v

3.3. Nội dung thực hiện .............................................................................................30
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện ..............................................................30
3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện ................................................................................................................30
3.4.2. Phương pháp thực hiện .............................................................................................................30
3.4.3. Chẩn đoán và điều trị bệnh tại cơ sở .......................................................................................36
3.4.4. Các công việc khác ....................................................................................................................36
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu với công thức tính .......................................................................36
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................................. 37
4.1. Tình hình chăn ni lợn tại trại lợn Ngũn Văn Khanh ..................................37
4.2. Kết quả thực hiện quy trình ni dưỡng đàn lợn nái và lợn con .......................38
4.2.1. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc ni dưỡng qua 6 tháng thực tập ..............................38
4.2.2. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái trực tiếp chăm sóc ni dưỡng tại trại........................39
4.2.3 Một số chỉ tiêu sinh sản của đàn lợn nái tại trại qua 6 tháng theo dõi ................................40
4.3. Kết quả công tác phòng bệnh cho lợn tại trại.....................................................42
4.3.1. Kết quả thực hiện cơng tác vệ sinh phịng bệnh ....................................................................42
4.3.2. Kết quả thực hiện quy trình phịng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng văc xin và thuốc .......43
4.4. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại .....................................44
4.4.1. Kết quả chẩn đoán bệnh ở lợn nái ...........................................................................................44

4.4.2. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn con ......................................................................................45
4.5. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái nuôi con và lợn con tại cơ sở .......................46
4.6. Kết quả thực hiện các thao tác khác tại trại .......................................................48
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................... 50
5.1. Kết luận ..............................................................................................................50
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 52


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, cùng với sự hội nhập và phát triển kinh tế của nước ta và các
nước trên thế giới, ngành chăn nuôi nước ta đóng vai trị quan trọng, đặc biệt
là chăn ni lợn. Sản phẩm ngành chăn nuôi mang lại giá trị lớn cho con
người, là nguồn cung cấp thực phẩm với số lượng lớn, chất lượng tốt. Bên
cạnh đó, chăn ni lợn cũng cịn cung cấp một lượng lớn phân bón cho ngành
trồng trọt và một số sản phẩm phụ như da, lông, mỡ... cho ngành công nghiệp
chế biến.
Trong những năm gần đây nhờ áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật
vào sản xuất, nghề chăn ni lợn nước ta có những bước phát triển mạnh như
tăng tổng số đàn, cơ cấu đàn lợn đa dạng, năng suất, chất lượng cao. Chăn
ni theo kiểu hộ gia đình ngày càng giảm thay vào đó là các trang trại với
quy mơ nhỏ và vừa ngày càng tăng lên.
Riêng trong năm 2018 chăn nuôi lợn ở nước ta gặp rất nhiều khó khăn,
giá thịt lợn trong năm ở mức thấp, chưa đủ để hòa vốn. Trong khi đó, các chi
phí chăn ni khơng giảm khiến người chăn ni lợn càng thêm khó khăn.
Nhiều hộ chăn ni nhỏ lẻ đã khơng cịn ni lợn, trong khi các gia trại, trang

trại vẫn tiếp tục nuôi nhưng đều có xu hướng giảm quy mơ đàn. Trong tình
hình đó, nước ta vẫn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn ni lợn
như có nguồn ngun liệu dồi dào cho chế biến thức ăn, có sự đầu tư của nhà
nước, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến...
Để phát triển, nâng cao giá trị kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn, chăn
nuôi lợn nái là một trong những khâu quan trọng góp phần quyết định đến sự
thành công trong chăn nuôi lợn. Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của
BCN Khoa và cô giáo hướng dẫn, em tiến hành chuyên đề: “Thực hiện quy


2

trình chăm sóc, ni dưỡng, phịng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn
con tại trại lợn Nguyễn Văn Khanh, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá tình hình chăn ni tại trang trại.
- Thực hiện quy trình chăm sóc ni dưỡng cho lợn nái sinh sản và lợn
con tại trại.
- Nắm được các loại thức ăn và cách cho lợn nái sinh sản và lợn con qua
từng giai đoạn.
- Nắm được các bệnh hay xảy ra đối với lợn nái sinh sản và lợn con.
Phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhất.
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề
- Đánh giá tình hình chăn ni tại trại chăn ni Ngũn Văn Khanh.
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản và
lợn con ni tại trại.
- Xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con.
Áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh.



3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Vị trí địa lý
Trại lợn của chú Nguyễn Văn Khanh thuộc xã Tiền Tiến, huyện Thanh
Hà, tỉnh Hải Dương, trại được nằm trên một cánh đồng cách ly với khu dân
cư, tổng diện tích của trại là 5 ha. Trại bố trí theo hướng đơng bắc, cách trại
100m về phía đơng có dịng sơng Thái Bình chảy qua, thuận tiện về nguồn
nước sản xuất, xung quanh trại được cách ly với khu dân cư bởi cánh đồng
lúa. Trang trại được thành lập từ năm 2010 do chú Nguyễn Văn Khanh làm
chủ đầu tư có sự liên kết với công ty cổ phần Green Feed và công ty cổ phần
chăn ni CP Việt Nam.
Huyện Thanh Hà nằm ở phía đơng nam tỉnh Hải Dương, phía bắc giáp
huyện Nam Sách, phía đơng giáp huyện Kim Thành, phía nam giáp thành phố
Hải Phịng, phía tây giáp thành phố Hải Dương. Huyện được chia làm 4 khu
là Hà Nam, Hà Đông, Hà Tây và Hà Bắc. Xã Tiền Tiến thuộc khu Hà Tây của
huyện Thanh Hà, có sơng Thái Bình (ở phía Tây Nam) chảy qua. Giao thơng
bộ có đường 390A chạy từ Ngã Ba Hàng (đường 5 cũ) qua địa phận xã Tiền
Tiến về huyện lỵ xuôi xuống bến Gùa, kéo dài đến phà Quang Thanh, tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
Xã Tiền Tiến chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Do đó
trại lợn chú Nguyễn Văn Khanh sẽ chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng.
Mùa hè nóng bức với lượng mưa tương đối cao, mùa đông lạnh và khơ.
Huyện Thanh Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng
ẩm mưa nhiều, mùa đơng lạnh khơ, ít mưa và có khí hậu nóng ẩm bao trùm. Do



4

đó trại lợn Nguyễn Văn Khanh cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu này. Nhiệt độ
trung bình mùa đơng ổn định dưới 200C, mùa nóng có nhiệt độ trung bình trên
250C - 270C. Lượng mưa theo quy ước chung, thời kì có lượng mưa ổn định
trên 100 mm tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, cịn mùa khơ có lượng mưa
tháng ổn định dưới 100 mm bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Theo số liệu quan trắc, mùa lạnh ở Thanh Hà bắt đầu từ tháng 11 và kết
thúc vào cuối tháng 3 năm sau, mùa hạ nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc
vào đầu tháng 10. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho
mùa đông (tháng 1) thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa
hè (tháng 7) là 120C. Với điều kiện khí hậu như vậy, tương đối thuận lợi cho
ngành chăn nuôi phát triển.
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương)
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại
Cơ cấu của trại được tổ chức như sau:
- 01: Chủ trại, quản lý.
- 01: Kỹ sư của Công ty Cổ phần Geenfeed Việt Nam.
- 02: Quản lý kĩ thuật.
- 04: Công nhân và 06 sinh viên thực tập.
Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ, nhóm khác nhau như
tổ chuồng đẻ, tổ chuồng nái chửa. Mỗi một khâu trong quy trình chăn ni
đều được khốn đến từng công nhân và sinh viên, nhằm nâng cao trách
nhiệm, thúc đẩy sự phát triển của trại.
2.1.4. Cơ sở vật chất của trại
Trại lợn nằm trên một cánh đồng cách ly với khu dân cư, tổng diện tích
của trại là 5 ha, chia làm 2 khu chính riêng biệt là: khu sinh hoạt chung và khu
chăn ni, ngồi ra cịn có hồ cá, thủy đình, vườn cây ăn quả...



5

 Trong đó khu sinh hoạt chung gồm: nhà điều hành, phịng ở của chủ
trại, phịng ngủ của cơng nhân, phòng ăn, phòng tiếp khách. Các phòng đều
được lăn sơn, nền lát đá hoa, mái bắn tơn, phịng ngủ có tủ đựng quần áo.
Ngồi ra, cịn có tủ lạnh, tivi được lắp truyền hình cáp phục vụ nhu cầu giải trí
sau giờ làm việc. Nhà bếp xây dựng khang trang, sạch sẽ, có đầy đủ dụng cụ,
có bếp ga để thuận tiện trong việc nấu ăn cho quản lý và công nhân.
 Khu chăn nuôi gồm: nhà tắm sát trùng trước khi vào trại, nhà ăn và
nghỉ trưa của công nhân, nhà kho chứa cám và thuốc thú y, dãy chuồng cách
ly dành cho lợn hậu bị, phòng pha chế tinh, chuồng mang thai, chuồng lợn đẻ,
chuồng lợn thịt, nơi xử lý phân.
- Hệ thống chuồng trại được quy hoạch bố trí xây dựng bao gồm:
 1 chuồng bầu với 2 dãy chuồng bao gồm 217 ơ, mỗi ơ có kích thước
2,4m x 0,65m/ơ dành cho lợn nái bầu và 6 ơ dành cho lợn đực giống với kích
thước 4m x 5m/ô. Chuồng nái bầu thiết kế theo từng dãy, chúng chỉ cần diện
tích nhỏ bằng phần của lợn nái đẻ nằm để di chuyển và nằm, có máng ăn và
vòi uống nước tự động.
1 chuồng đẻ gồm 2 dãy chuồng bao gồm 56 ơ có kích thước 2,4m x
1,6m/ơ: Chuồng nái đẻ và ni con được thiết kế có vùng cho lợn con và
vùng cho lợn mẹ riêng biệt để tránh hiện tượng lợn mẹ đè lên lợn con khi
chúng nằm. Có nơi tập ăn riêng (bổ sung thức ăn sớm). Chuồng chia thành 2
khu vực rõ rệt. Lợn nái nằm và di chuyển ở giữa, có khung khống chế. Có
máng ăn cho lợn mẹ và vịi uống nước tự động, các thanh chắn có độ cao hợp
lý. Hai bên vùng lợn nái nằm là lợn con hoạt động. Nền chuồng của lợn con
thiết kế bằng nhựa. Nền chuồng của lợn mẹ bằng bê tông.
 3 chuồng lợn thịt có tổng 44 ơ với kích thước 6 m x 7 m/ô: lợn thịt
thường được nuôi trong các ô rộng và ni thành từng nhóm từ 35 - 40 con/ơ,
mỗi ô khoảng 40 m2. Chuồng nuôi lợn thịt có thể thiết kế đa dạng các kiểu, có



6

nền có độ dốc tốt và dễ thốt nước. Máng ăn tự động để con nào cũng ăn
được tiêu chuẩn ăn của chúng. Có vịi uống nước tự động có thể 5 vịi/ơ.
Ngồi ra ở mỗi dãy chuồng lợn thịt cịn có 1 ơ rộng 8 - 10 m2 ở phía cuối
dãy chuồng nơi gần quạt thơng gió để chứa các con lợn bệnh trong thời
gian chữa bệnh cho chúng.
 1 chuồng cách ly nái hậu bị và đực giống với tổng 10 ơ chuồng có
kích thước là 3 m x 4 m/ơ.
- Phịng pha tinh của trại được trang bị các dụng cụ hiện đại như: máy
đếm mật độ tinh trùng, kính hiển vi, thiết bị cảm ứng nhiệt, các dụng cụ đóng
liều tinh, nồi hấp cách thủy dụng cụ và một số thiết bị khác.
- Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác
đều được đổ bê tơng và có chậu sát trùng trước mỗi cửa chuồng. Mỗi khu
chuồng riêng biệt đều có bể vôi sống riêng.
Hệ thống nước trong trại chăn nuôi cho lợn uống, tắm cho lợn, nước xả
gầm, xả máng, rửa chuồng được bơm từ ao chứa nước trong trang trại lên bể
chứa được xử lý và theo hệ thống ống nước dẫn tới các chuồng, ô chuồng
khác nhau.
2.1.5. Thuận lợi, khó khăn
2.1.5.1. Thuận lợi
- Trại được xây dựng ở vị trí cách xa khu dân cư, thuận tiện đường
giao thơng.
- Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ chun mơn cao, có tinh
thần trách nhiệm cao trong cơng việc.
- Cơng nhân có tay nghề cao, năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm
với cơng việc.
- Trại được xây dựng theo mơ hình cơng nghiệp, trang thiết bị hiện đại,

do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay.


7

2.1.5.2. Khó khăn
- Trại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết biến đổi thất
thường nên khâu phịng trừ bệnh gặp nhiều khó khăn.
- Đội ngũ cơng nhân trại cịn thiếu về số lượng, do đó ảnh hưởng đến
tiến độ công việc.
- Số lượng lợn nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử lý
nước thải của trại cịn nhiều khó khăn.
2.2. Tổng quan tài liệu liên quan đến chuyên đề thực hiện
2.2.1. Những hiểu biết về quy trình ni dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và
lợn nái ni con
2.2.1.1. Quy trình ni dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ
- Quy trình ni dưỡng
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [16], thức ăn dùng cho lợn nái đẻ
phải là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa. Khơng cho lợn
nái ăn thức ăn có hệ số chốn cao gây chèn ép thai sinh ra đẻ non, đẻ khó
hoặc ép thai chết ngạt.
Một tuần trước khi lợn đẻ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe cụ thể của
lợn nái để có kế hoạch giảm dần lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức
khỏe tốt thì một tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức ăn, trước đẻ 2 - 3 ngày
giảm 1/2 lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe yếu thì khơng
giảm lượng thức ăn mà giảm dung tích của thức ăn bằng cách tăng cường cho
ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa.
Những ngày lợn đẻ phải căn cứ vào thể trạng của lợn nái, sự phát dục
của bầu vú mà quyết định chế độ dinh dưỡng cho hợp lý.
Ngày lợn nái cắn ổ đẻ, cho lợn nái ăn ít thức ăn tinh (0,5kg) hoặc không

cho thức ăn tinh nhưng uống nước tự do. Ngày lợn nái đẻ có thể khơng cho
lợn nái ăn mà chỉ có uống nước ấm có pha muối hoặc ăn cháo loãng. Sau khi


8

đẻ 2 - 3 ngày không cho lợn nái ăn nhiều một cách đột ngột mà tăng từ từ đến
ngày thứ 4 - 5 thì cho ăn đủ tiêu chuẩn. Thức ăn cần chế biến tốt, dung tích
nhỏ, có mùi vị thơm ngon để kích thích tính thèm ăn cho lợn nái.
- Quy trình chăm sóc
Việc chăm sóc lợn nái mẹ có vai trị quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến
năng suất và sức khỏe của cả lợn mẹ và lợn con. Chuồng trại phải được vệ sinh
sạch sẽ. Trước khi lợn đẻ 10 - 15 ngày cần chuẩn bị đầy đủ chuồng đẻ. Tẩy rửa
vệ sinh, khử trùng toàn bộ ô chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con
và lợn mẹ. Yêu cầu chuồng phải khô ráo, ấm áp, sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng.
Sau khi vệ sinh tiêu độc nên để trống chuồng từ 3 - 5 ngày trước khi lợn nái
vào đẻ. Chuồng đẻ cần phải trải đệm lót, có che chắn và thiết bị sưởi ấm trong
những ngày mùa đông giá rét. Trước khi đẻ 1 tuần, cần vệ sinh lợn nái sạch sẽ,
lợn nái được lau rửa sạch sẽ đất hoặc phân bám dính trên người, dùng khăn
thấm nước xà phịng lau sạch bầu vú và âm hộ. Làm như vậy tránh được nguy
cơ lợn con mới sinh bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc trực tiếp với lợn mẹ có vi
khuẩn gây bệnh. Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho lợn nái, cho lợn nái di chuyển nhẹ
nhàng từ chuồng bầu sang chuồng đẻ để lợn quen dần với chuồng mới.
Trong quá trình chăm sóc lợn nái đẻ, cơng việc cần thiết và rất quan
trọng là việc chuẩn bị ô úm cho lợn con. Ơ úm rất quan trọng đối với lợn con,
nó có tác dụng phịng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt những ngày đầu
mới sinh lợn con còn yếu ớt, lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe còn rất yếu chưa
hồi phục. Ơ úm có thể giúp khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn con, đặc
biệt là lợn con đẻ vào những tháng mùa đơng. Ngồi ra, ô úm tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con (để máng ăn vào ô úm cho lợn con

lúc 7 - 10 ngày tuổi) mà không bị lợn mẹ húc đẩy và ăn thức ăn của lợn con.
Theo dõi thường xuyên sức khỏe của lợn mẹ, quan sát bầu vú, thân nhiệt
lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ để phát hiện sát nhau, sốt sữa
hoặc nhiễm trùng... để có biện pháp xử lý kịp thời.


9

2.2.1.2. Quy trình ni dưỡng và chăm sóc lợn nái ni con
- Quy trình ni dưỡng
Theo Trần Văn Phùng và cs, 2004 [16], thức ăn cho lợn nái nuôi con
phải là những thức ăn có ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng sữa. Đó
là các loại thức ăn xanh non như các loại rau xanh, các loại củ quả như bí đỏ,
cà rốt, đu đủ. Thức ăn tinh tốt như gạo tấm, cám gạo, bột mỳ, các loại thức ăn
bổ sung đạm động vật, đạm thực vật, các loại khống, vitamin... Khơng cho
lợn nái ni con ăn các loại thức ăn thối mốc, biến chất, hư hỏng. Thức ăn
hỗn hợp cho lợn nái nuôi con dùng trong chăn nuôi công nghiệp phải đảm bảo
đủ protein, năng lượng và các thành phần vitamin, khoáng theo đúng tiêu
chuẩn quy định như năng lượng trao đổi 3100 kcal, protein 15%, Ca từ 0,9 1,0 %, photpho 0,7 %.
Lượng thức ăn cho lợn nái ni con cũng đóng vai trị quan trọng và ảnh
hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và khả năng điều tiết sữa của lợn mẹ, chính vì
vậy ta cần phải có một khẩu phần ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng cho lợn mẹ.
Theo Trần Văn Phùng và cs, 2004 [16], trong q trình ni con, lợn nái được
cho ăn như sau:
- Đối với lợn nái ngoại
+ Ngày cắn ổ đẻ: Cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh (0,5 kg)
hoặc khơng cho ăn, nhưng cho uống nước tự do.
+ Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn từ
1 - 2 - 3kg tương ứng.
+ Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: cho ăn 4kg thức ăn hỗn hợp/nái/ngày.

+ Từ ngày thứ 8 đến cai sữa cho ăn theo công thức:
Lượng thức ăn/nái/ngày = 2kg + (số con x 0,35kg/con).
+ Số bữa ăn trên ngày: 2 (sáng và chiều).
+ Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5 kg
thức ăn/ngày.


10

+ Ngoài ra cho lợn nái ăn từ 1 - 2 kg rau xanh/ ngày sau bữa ăn tinh (nếu
có rau xanh).
+ Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20 - 30%
+ Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước.
- Đối với lợn nái nội
+ Cơng thức tính nhu cầu thức ăn cho lợn nái nội nuôi con/1 ngày đêm
Lợn nái nội có khối lượng cơ thể dưới 100 kg, mức ăn trong 1 ngày đêm
được tính như sau:
Thức ăn tinh = 1,2 kg + (số lợn con theo mẹ x 0,18 kg).
Thức ăn thô xanh: 0,3 đơn vị.
Lợn nái nội có khối lượng cơ thể từ 100 kg trở lên, mức ăn cho 1 ngày
đêm giai đoạn nuôi con được tính như sau:
Thức ăn tinh = 1,4 kg + (số con theo mẹ x 0,18 kg).
Thức ăn thô xanh: 0,4 đơn vị.
- Quy trình chăm sóc
Theo Trần Văn Phùng và cs, 2004 [16], vận động tắm nắng là điều kiện
tốt giúp cho lợn nái nhanh hồi phục sức khỏe và nâng cao sản lượng sữa của
lợn mẹ. Do vậy sau khi lợn đẻ được từ 3 - 7 ngày, trong điều kiện chăn ni
có sân vận động, nếu thời tiết tốt thì có thể cho lợn nái vận động, thời gian
vận động lúc đầu là 30 phút/ngày, sau tăng dần số giờ vận động lên. Trong
chăn nuôi công nghiệp, hầu hết lợn nái nuôi con đều bị nhốt trong các cũi đẻ,

khơng được vận động, vì vậy cần phải chú ý đến thành phần dinh dưỡng của
thức ăn, đặc biệt các chất khoáng và vitamin.
Chuồng trại của lợn nái nuôi con yêu cầu phải đảm bảo luôn khô ráo,
sạch sẽ, khơng có mùi hơi thối, ẩm ướt. Do vậy hàng ngày phải vệ sinh
chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Chuồng lợn nái ni con phải có ô
úm lợn con và ngăn tập ăn sớm cho lợn con. Nhiệt độ chuồng ni thích hợp
là 18 - 200C, độ ẩm 70 - 75%.


11

2.2.2. Những hiểu biết về đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ
2.2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn con
Sau khi sinh lợn con có tốc độ sinh trưởng rất nhanh được thể hiện thông
qua sự tăng về khối lượng cơ thể. Thông thường khối lượng lợn con lúc 7 - 10
ngày tuổi tăng gấp 2 lần so với lúc sơ sinh, 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần.
Theo Vũ Đình Tơn và Trần Thị Thuận (2006) [24], khối lượng lợn con
đạt được ở các thời điểm như: Sơ sinh, cai sữa, xuất chuồng có mối tương
quan thuận khá chặt chẽ, nghĩa là khối lượng lúc sơ sinh càng cao thì có khả
năng khối lượng lúc cai sữa cao.
2.2.2.2. Đặc điểm tiêu hóa của lợn con
Đặc điểm nổi bật của cơ quan tiêu hóa của lợn con đó chính là sự phát
triển rất nhanh song chưa hoàn thiện. Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng
về dung tích và khối lượng của bộ máy tiêu hóa. Dạ dày lợn con khi mới sinh
chỉ có dung tích 2,5 ml đã tăng lên 1815 ml vào lúc 70 ngày tuổi.
Tiêu hóa thức ăn của lợn diễn ra ở 3 giai đoạn:
* Tiêu hóa ở miệng
Tiêu hóa ở miệng gồm 3 giai đoạn là lấy thức ăn, nước uống, nhai, tẩm
thức ăn với nước bọt và nuốt. Tiêu hóa diễn ra với 2 q trình: Tiêu hóa cơ
học do nhai và tiêu hóa hóa học do các enzyme trong nước bọt.

Amylase có trong nước bọt có hoạt tính cao trong những ngày lợn con
mới sinh và từ 2 - 21 ngày tuổi. Tùy theo lượng thức ăn và lượng tiết sữa khác
nhau, thức ăn có phản ứng axít yếu và khơ thì nước bọt chủ yếu để thấm ướt
và làm mềm thức ăn.
* Tiêu hóa ở dạ dày
Lợn con mới sinh ra sống nhờ sữa mẹ. Sau khi cai sữa lợn con sống tự
lập nên phải trải qua một quá trình thay đổi khơng ngừng về hình thái cấu tạo
và hoạt động sinh lý của ống tiêu hóa để thích ứng với điều kiện mới. Dung


12

tích dạ dày của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, 20 ngày gấp 8
lần và 60 ngày tuổi gấp 60 lần trong khi dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng
0,03 lít và sau đó tăng chậm đến tuổi trưởng thành đạt 3,5 - 4 lít.
Cơ quan tiêu hóa của lợn con chưa được hồn thiện do một số enzyme
tiêu hóa thức ăn chưa có hoạt tính mạnh, đặc biệt là ở 3 tuần đầu. Khoảng 25
ngày đầu sau khi đẻ, enzyme pepsin trong dạ dày lợn con chưa có khả năng
tiêu hóa protein của thức ăn. Sau 25 ngày tuổi trong dịch vị lợn con chỉ có
HCl ở dạng tự do và enzyme pepsinogen khơng hoạt động mới được HCl hoạt
hóa thành pepsin hoạt động và mới có khả năng tiêu hóa. Do thiếu HCl ở
dạng tự do nên lợn con dưới 25 ngày tuổi rất dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập
vào đường tiêu hố. Chúng ta có thể kích thích tế bào vách dạ dày lợn con tiết
ra HCl ở dạng tự do sớm hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con.
Nếu tập cho lợn con ăn sớm từ 7 - 10 ngày tuổi thì HCl ở dạng tự do có thể
được tiết ra từ 14 ngày tuổi (Võ Trọng Hốt và cs, 2007) [7].
* Tiêu hóa ở ruột
Theo Trần Thị Dân (2006) [2], lợn con sơ sinh dung tích ruột non 100ml,
20 ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ 3 đạt 6 lít, và 12 tháng đạt 20 lít. Ruột già,
lợn con sơ sinh có dung tích 40 - 50ml, 20 ngày 100ml, tháng thứ 3 đạt 2,1 lít,

tháng thứ 4 là 7 lít và tháng thứ 7 từ 11 - 12 lít. Hoạt tính của các ezyme thay
đổi từ sơ sinh đến trưởng thành.
+ Amylase và maltase: Hai enzyme này có trong dịch tụy từ khi lợn con
mới đẻ ra nhưng dưới 3 tuần hoạt tính cịn thấp nên khả năng tiêu hố tinh bột
cịn kém. Sau 3 tuần tuổi enzyme amylase và maltase mới có hoạt tính mạnh
nên khả năng tiêu hố tinh bột của lợn con tốt hơn.
Lợn con dưới 3 tuần tuổi chỉ có một số enzyme tiêu hóa có hoạt tính
mạnh như: trypsin, cathepsin, lactase, lipase và chymotrypsin.
+ Trypsin: Là enzyme tiêu hóa protein của thức ăn. Ở thai lợn 2 tháng
tuổi trong chất chiết đã có enzyme trypsin, thai càng lớn hoạt tính của enzyme


13

trypsin càng cao. Khi lợn con mới đẻ ra hoạt tính của enzyme trypsin dịch tụy
rất cao để bù đắp lại khả năng tiêu hoá kém của enzyme pepsin dạ dày.
+ Cathepsin: Là enzyme tiêu hoá protein trong sữa. Đối với lợn con ở 3
tuần tuổi đầu, cathepsin có hoạt tính mạnh sau đó giảm dần.
+ Lactase: Có tác dụng tiêu hố đường lactose trong sữa. Enzyme này có
hoạt tính mạnh ngay từ khi lợn con mới đẻ ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ
2, sau đó hoạt tính của enzyme giảm dần.
+ Lipase và chymotrypsin: Đây là hai enzyme có hoạt tính mạnh trong 3
tuần đầu và sau đó hoạt tính giảm dần (Võ Trọng Hốt và cs, 2007) [7].
Như vậy, lợn con mới sinh có khả năng tiêu hóa kém do các enzym có
hoạt lực tiêu hóa yếu. Hoạt động của các enzym chỉ thích hợp với việc tiếp
nhận và tiêu hóa sữa. Nhưng nếu có chế độ chăm sóc thích hợp khẩu phần ăn
hợp lý có cám ăn tập ăn sớm được chế biến hợp lý với thành phần dinh dưỡng
đầy đủ và cho lợn con tập ăn sớm sẽ cải thiện được hạn chế này.
2.2.2.3. Đặc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt
Cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con còn kém do:

- Hệ thần kinh của lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh. Trung khu điều
tiết thân nhiệt ở vỏ não mà não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất ở
cả hai giai đoạn trong và ngoài thai.
- Diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lượng có thể cao hơn lợn
trưởng thành nên lợn con dễ bị nhiễm lạnh (Đào Trọng Đạt và cs, 1996) [6].
- Tốc độ sinh trưởng của gia súc non rất cao, nếu sữa mẹ không đảm bảo
chất lượng, khẩu phần thức ăn thiếu đạm sẽ làm cho sự sinh trưởng chậm lại
và tãng trọng theo tuổi giảm xuống, làm cho khả nãng chống đỡ bệnh tật của
lợn con kém (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2002) [9].
Trong giai đoạn này việc duy trì thân nhiệt của lợn con phụ thuộc vào sự
hoạt động rất mạnh của hệ tuần hoàn cũng như sự thay đổi tư thế của lợn.


14

Nhịp tim của lợn con tăng hơn so với lợn trưởng thành rất lớn. Bình
thường đối với lợn trưởng thành nhịp tim là 75 lần/phút, song ở giai đoạn đầu
sau khi mới đẻ nhịp tim tăng lên tới 200 lần/phút. Lượng máu đến các cơ
quan trong cơ thể cũng rất lớn đạt 150 ml/kg khối lượng trong 1 phút, trong
khi đó ở lợn trưởng thành chỉ đạt 30 - 40 ml/kg khối lượng trong 1 phút.
Lợn con rất mẫn cảm với nhiệt độ vì cơ quan điều tiết nhiệt chưa hồn
chỉnh. Khả năng tự điều hịa thân nhiệt của lợn con tăng chậm từ khi mới sinh
đến 2 tuần tuổi do vậy trong 2 tuần đầu chúng tất dễ mẫn cảm với thay đổi lớn
của nhiệt độ bên ngoài. Mỗi loại gia súc gia cầm đều có một giới hạn sinh thái
về nhiệt độ và độ ẩm nhất định, độ ẩm khơng khí trong chuồng ni cao là
điều bất lợi cho lợn con, bởi vì độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các vi
khuẩn phát triển, ngoài ra độ ẩm càng cao thì càng làm tăng thêm độ lạnh
trong chuồng nuôi. Cho nên việc quản lý nhiêt độ và độ ẩm trong chuồng nuôi
cho phù hợp với tuổi của lợn và giữ cho nhiệt độ trong chuồng nuôi ổn định
trong một ngày đêm là rất quan trọng.

2.2.2.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch
Lợn con khi mới sinh ra trong máu hầu như khơng có kháng thể. Lượng
kháng thể trong máu lợn con tăng rất nhanh sau khi lợn con bú sữa đầu. Vì
vậy, người ta nói rằng ở lợn con khả năng miễn dịch là hoàn toàn thụ động vì
nó phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít sữa từ mẹ.
Trong sữa đầu lợn mẹ có tỷ lệ protein rất cao, những giờ đầu sau khi đẻ
trong sữa có tới 18 - 19% protein, trong đó γ - globulin chiếm tỷ lệ rất cao (34
- 45%) và có vai trị miễn dịch. Trong sữa đầu có một số loại kháng thể chủ
yếu như sau:
IgA là loại kháng thể đặc hiệu cho hệ thống hơ hấp, hệ tiêu hóa và sinh
dục. Loại kháng thể này từ sữa mẹ và được hấp thu qua thành ruột vào trong
cơ thể lợn con. IgA có vai trị miễn dịch trực tiếp với bệnh do E. coli và một
số bệnh khác.


15

IgG là kháng thể đặc hiệu đối với các vi khuẩn do lợn mẹ tiếp xúc ở
trong chuồng đẻ như E. coli và các kháng thể bệnh dịch tả khi lợn mẹ được
tiêm phịng. Lợn con có loại kháng thể này từ sữa mẹ truyền sang và đây là
loại kháng thể tồn tại rất lâu trong máu, cho nên giúp cho lợn con có khả năng
kháng lại những loại vi khuẩn gây hại điển hình như E. coli.
IgM là kháng thể kháng các bệnh do virus cũng như một số bệnh khác
trong máu. Đây là loại kháng thể đầu tiên vào cơ thể để chống lại những bệnh
lạ đầu tiên xâm nhập vào cơ thể.
Như vậy, trong sữa đầu không chỉ có hàm lượng kháng thể lớn mà cịn
có các loại kháng thể khác nhau để giúp cho lợn con có khả năng chống chịu
được với bệnh tật xâm nhập từ bên ngoài vào. Tuy nhiên, khả năng hấp thu
kháng thể của lợn con thay đổi rất lớn theo thời gian.
Như vậy, quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử γ - globulin bị giảm rất

nhanh theo thời gian. Sở dĩ lợn con có khả năng hấp thu được nguyên vẹn
phân tử globulin là vì trong sữa đầu có kháng trypsin (antitrypsin), nó làm mất
hoạt lực của trypsin tuyến tụy. Đồng thời khoảng cách giữa các tế bào vách
ruột lợn con mới sinh rất lớn nên phân tử globulin có thể được chuyển qua
bằng con đường ẩm bào (kiểu hấp thu này giảm mạnh theo thời gian). Vì vậy,
sau 24 giờ hàm lượng globulin trong máu lợn con đã đạt tới 20,3mg%. Tại
thời điểm này các tiểu phần protein sữa tuần hồn trong máu khơng nguy
hiểm đối với lợn con vì thời gian này lợn chưa hình thành kháng thể bản thân
và protein đối với chúng không phải là kháng nguyên.
Bên cạnh sự hấp thu kháng thể từ sữa mẹ thì bản thân lợn con trong thời
kỳ này cũng có quá trình tổng hợp kháng thể. Trước đây người ta cho rằng tới 2
tuần tuổi hoặc muộn hơn mới có quá trình tổng hợp kháng thể ở lợn con.
Nghiên cứu tại Bruno (Cộng hòa Séc) gần đây cho thấy chỉ ngay sau ngày đẻ
thứ hai một số cơ quan trong cơ thể lợn con đã bắt đầu sản sinh kháng thể. Tuy


16

nhiên, khả năng này của lợn con còn rất hạn chế và nó chỉ được hồn chỉnh khi
lợn con được một tháng tuổi (Vũ Đình Tơn, Trần Thị Thuận, 2009) [24].
2.2.3. Những hiểu biết về phòng trị bệnh cho vật ni
2.2.3.1. Phịng bệnh
Như ta đã biết "Phịng bệnh hơn chữa bệnh"‚ nên khâu phòng bệnh được
đặt lên hàng đầu, nếu phịng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được
bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu,
xoay quanh các yếu tố mơi trường, mầm bệnh, vâṭ chủ. Do vậy, việc phịng
bệnh cũng như trị, bệnh phải kết hơp ̣ nhiều biêṇ pháp khác nhau.
- Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc ni dưỡng tốt:
Theo Ngũn Ngọc Phục (2005) [17], bệnh xuất hiện trong một đàn lợn
thường do nguyên nhân phức tạp, có thể là bệnh truyền nhiễm, hoặc khơng

truyền nhiễm hoặc có sự kết hợp cả hai. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa
ra áp dụng nhằm kiểm soát các khả năng xảy ra bệnh tật trên đàn lợn. Phần
lớn các biện pháp này đều nhằm làm giảm khả năng lan truyền các tác nhân
gây bệnh và nâng cao sức đề kháng của đàn lợn.
Trần Văn Phùng và cs (2004) [16], cho biết từ 3 - 5 ngày trước dự kiến
đẻ, ô chuồng lợn nái đã được cọ rửa sạch, phun khử trùng bằng hóa chất như
Crezin 5% hoặc bằng loại hóa chất khác nhằm tiêu độc khử trùng chuồng lợn
nái trước khi đẻ.
- Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật ni, thống
mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh.
Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: rửa sạch, để khơ sau
đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15
ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Với những
chuồng nuôi lưu cữu hoặc chuồng ni có vật ni bị bệnh truyền nhiễm, cần


17

phải vệ sinh tổng thể và triệt để: Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xử
lý theo hướng dẫn của thú y, cần phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng
và phun theo hướng dẫn khi chống dịch) tồn bộ chuồng ni từ mái, các
dụng cụ và môi trường xung quanh, để khô và dọn, rửa. Các chất thải rắn
trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học; chất thải lỏng, nước rửa
chuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trường. Cần phun
sát trùng 1 - 2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30
ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa
vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng ni.
- Phịng bệnh bằng vắc xin:
Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phịng bệnh chủ động có hiệu quả nhất.

Theo Ngũn Bá Hiên và cs (2012) [8], vắc xin là một chế phẩm sinh
học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phịng cho một bệnh truyền nhiễm
nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hay vật liệu di truyền
như ARN, ADN…) đã được làm giảm độc lực hay vơ độc bằng các tác nhân
vật lý, hóa học, sinh học hay phương pháp sinh học phân tử (vắc xin thế hệ
mới - vắc xin công nghệ gen). Lúc đó chúng khơng cịn khả năng gây bệnh
cho đối tượng sử dụng, nhưng khi đưa vào cơ thể động vật nó sẽ gây ra đáp
ứng miễm dịch làm cho động vật có miễm dịch chống lại sự xâm nhiễm gây
bệnh của mầm bệnh tương ướng.
Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật ni, chưa có kháng thể chống bệnh ngay
mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch.
2.2.3.2. Điều trị bệnh
Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [8], nguyên tắc để điều trị bệnh là:
+ Toàn diện: Phải phối hợp nhiều biện pháp như hộ lý, dinh dưỡng, dung thuốc.
+ Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh để dễ lành bệnh và hạn
chế lây lan.


18

+ Diệt căn bệnh là chủ yếu kết hợp chữa triệu chứng.
+ Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng của cơ
thể, làm cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít bị
tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền.
+ Phải có quan điểm khi chữa bệnh, chỉ nên chữa những gia súc có thể
chữa lành mà không giảm sức kéo và sản phẩm. Nếu chữa kéo dài, tốn kém
vượt q giá trị gia súc thì khơng nên chữa.
+ Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà khơng có thuốc chữa thì
khơng nên chữa.
Theo Ngũn Bá Hiên và cs (2012) [8], các biện pháp chữa bệnh truyền

nhiễm là:
+ Hộ lý: Cho gia súc ốm nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện vệ
sinh tốt (thống mát, sạch sẽ, yên tĩnh). Theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp,
phân, nước tiểu. phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để kịp thời đối
phó. Cho gia súc ăn uống thức ăn tốt và thích hợp với tính chất của bệnh.
+ Dùng kháng huyết thanh: Chủ yếu dùng chữa bệnh đặc hiệu vì vậy
thường được dùng trong ổ dịch, chữa cho gia súc đã mắc bệnh. Chữa bệnh
bằng kháng huyết thanh là đưa vào cơ thể những kháng thể chuẩn bị sẵn, có tác
dụng trung hịa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng (huyết thanh kháng độc tố).
+ Dùng hóa dược: Phần lớn hóa dược được dùng để chữa triệu chứng,
một số hóa dược dùng chữa ngun nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm
bệnh. Dùng hóa dược chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm, vì nhiều lồi vi
khuẩn có thể thích ứng với liều lượng nhỏ. Chúng có thể chống lại thuốc và
tính chất quen thuộc được truyền cho những thế hệ sau. Khi cần, có thể phối
hợp nhiều loại hóa dược để tăng hiệu quả điều trị, vì nếu một loại thuốc chưa
có tác dụng đến mầm bệnh thì có loại thuốc khác tác dụng tốt hơn.
+ Dùng kháng sinh: Kháng sinh là những thuốc đặc hiệu có tác dụng
ngăn cản sự sinh sản của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên sử dụng


×