Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.44 KB, 24 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>I. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM</b>
<b>LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.</b>
<b>II. ĐẶT VẤN ĐỀ:</b>
<b>1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ:</b>
“Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói của Bác
Hồ đã thấm nhuần vào đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Hiện nay, Đảng và Nhà
nước ta đã đề ra việc phát triển tồn diện - giáo dục tồn diện. Vì vậy mỗi người giáo
viên chúng ta phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của người thầy trong lớp
học. Người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngồi chiến trường, muốn
giành thắng lợi thì người đó phải biết tổ chức, bao quát, xử lý các tình huống mới giành
được thắng lợi. Đối với người giáo viên chỉ đạo, điều khiển lớp, không chỉ dạy các em
về kiến thức, văn hóa mà cịn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và làm
chủ tương lai của đất nước. Giáo viên chủ nhiệm bên cạnh việc làm hồ sơ sổ sách,
thông báo những thông tin quan trọng với Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn đội, còn
phải là người hiểu tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học để có thể động viên, khuyến
khích khi các em học sa sút hay có chuyện buồn,kịp thời uốn nắn, nhắc nhở khi các em
gặp sai lầm. Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm còn phải là người tận tình hướng dẫn khi các
em chưa biết chọn phương pháp nào để có thể có kết quả học tập tốt.
<b>2. THỰC TRẠNG:</b>
Quan trọng là vậy nhưng thực trạng hiện nay công tác chủ nhiệm lớp chưa đạt
được hiệu quả cao về nề nếp, công tác tổ chức lớp học và các hoạt động khác. Cụ thể
như:
1. Trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực, kỹ năng quản lý lớp học, lòng yêu
nghề, mến trẻ của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều.
2. Nhiều GV còn tập trung quá nhiều vào việc giảng dạy các mơn văn hóa, ít
quan tâm đến việc thực hiện nhiệm vụ của người GVCN, cụ thể:
+ Chưa quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh sống
của từng học sinh (hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, hạnh kiểm, năng lực học tập, các yếu
tố cá biệt cần chú ý…)
+ Chưa có sự phối hợp, gắn kết thường xuyên với CMHS (chủ yếu chỉ gặp gỡ,
trao đổi với CMHS ở các kỳ họp định kỳ trong năm do nhà trường tổ chức hoặc khi có
trường hợp HS vi phạm nội quy,…).
+ Chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động, phong trào chung của lớp, của trường
(tham gia chủ yếu mang tính hình thức, qua loa, chiếu lệ; tham gia để có điểm thi đua,
thiếu sự tập trung đầu tư).
+ Chưa quan tâm đầu tư tiết SHCN hàng tuần (chỉ tổ chức mang tính hình thức, làm cho
có, khơng đảm bảo yêu cầu về nội dung, thời gian,…)
3. Việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm còn nhiều bất cập:
- Chưa sát với tình hình thực tế của trường, của lớp, các biện pháp đưa ra chưa
mang tính khả thi cao, không phù hợp một số nội dung thực hiện,…
- Một số ít GVCN mới dừng lại việc cập nhật các nội dung theo sổ chủ nhiệm mà
nhà trường phát cho…
4. Một số biện pháp giáo dục vận dụng cịn mang tính bạo lực, xúc phạm nhân
cách HS.
6. Các biện pháp quản lý GVCN chưa được làm thường xuyên, chưa sâu sát,
Từ ngày vào ngành làm công việc giảng dạy và chủ nhiệm lớp, tơi ln ln có
quan điểm và đề cao “Cơng tác chủ nhiệm lớp” luôn gắn liền với hoạt động dạy và học.
Bởi vì mục tiêu giáo dục tiểu học là đào tạo các em trở thành con người phát triển tồn
diện về đức, trí, thể, mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để thực hiện nhiệm vụ này, địi hỏi người giáo viên khơng ngừng phấn đấu học
tập, là người có kiến thức năng lực chuyên mơn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Vì vậy
“Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp” không những nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức
mà cịn hình thành được những kỹ năng sống cho học sinh, góp phần làm giàu trí thức
một hành trang cần thiết cho cuộc đời của các em.
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, đứng trước thềm thế thế kỷ XXI phải tự
mình vươn lên cùng với sự chuyển mình của đất nước, của tồn thế giới. Muốn vậy,
phải tự nâng cao trình độ chuyên môn để gặt hái những sản phẩm tối ưu, đưa thế hệ
tương lai cùng hoà với nhịp đập của toàn cầu.
Với kiến thức được tạo cùng kinh nghiệm trong q trình giảng dạy và học hỏi ở
thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi rút ra bài học kinh nghiệm cho riêng mình là
<i>“Làm tốt cơng tác chủ nhiệm lớp” Không thể thiếu đối với giáo viên Tiểu học, vì</i>
những việc làm này góp phần nâng cao chất lương giáo dục và đào tạo.
<b>4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU:</b>
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ
nhiệm lớp ở trường Tiểu học.
<b>III. C Ơ SỞ LÝ LUẬN :</b>
Những năm gần đây nền giáo dục của nước ta có nhiều sự thay đổi và biến động
không ngừng, nhưng Đảng và Nhà nước vẫn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục,
đến vấn đề đảm bảo chất lượng dạy và học.
Việc nghiên cứu những căn cứ trên cho ta hình dung về những em học sinh là
thiếu niên, nhi đồng đang ngồi trên ghế trường Tiểu học, đó là những học sinh đang
phát triển nhân cách, tình cảm, trí tuệ để có những tri thức và kĩ năng cơ bản trong giao
tiếp. Để đi tới một nghiên cứu cụ thể, trước hết cần xác định công tác chủ nhiệm lớp là
vấn đề rất quan trọng. Đối với công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên phải có tính
kiên trì, tận tình. Sự nhiệt tâm, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố quan
trọng đảm bảo sự thành công của của người giáo viên trong công tác chủ nhiệm. Song,
với lứa tuổi học sinh Tiểu học sự nhận thức của các em còn non trẻ, sự tư duy chưa đạt
tới đỉnh cao, các em cần có người hướng dẫn, chỉ đạo cho các em đi vào nề nếp để các
em dần trở thành người sống có ích trong xã hội, đó chính là người giáo viên chủ nhiệm
lớp.
<b>IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:</b>
<b>1. Thuận lợi:</b>
Q trình giáo dục ln được các cấp, các ngành, chi bộ và các lực lượng xã hội,
…quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ.
Được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo của cấp trên, của Ban giám hiệu
nhà trường.
Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho các lớp có đầy đủ phịng học, bàn
ghế khang trang, phịng học thống mát, nhà vệ sinh sạch sẽ,…
<b> 2. Khó khăn: </b>
- Do điều kiện gia đình nên nhiều phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc
học tập của con em mình.
- Chương trình Tiểu học ngày càng nâng cao về kiến thức, do đó kết quả học tập
của đa số học sinh chưa cao. Chính vì vậy mà đa số giáo viên chủ nhiệm chỉ lo tập trung
vào giảng dạy mà chưa có kế hoạch xây dụng nề nếp, thói quen đạo đức, … cho học
sinh.
- Đặc biệt ở khối 4, thành phần học sinh học chưa chăm, nghịch khá nhiều. Do đó
giáo viên chủ nhiệm rất vất vả trong việc dạy học cũng như việc quản lý nề nếp của các
em.
<b>V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:</b>
Qua những khó khăn trên, thì việc xây dựng cho học sinh thói quen về nề nếp,
đạo đức tốt là điều thực sự cần thiết. Dưới đây là một số giải pháp mà tôi muốn mạnh
dạn đưa ra nhằm giúp các em có nề nếp, đạo đức tốt, ý thức tự giác trong học tập.
<b>* CÁC GIẢI PHÁP:</b>
Trong những năm học gần đây, vào đầu năm học nề nếp lớp chưa được ổn định
và còn lộn xộn. Hơn nữa các em chưa tự ý thức được các việc trong lớp cũng như nội
quy của lớp, của nhà trường đề ra. Ổn định và đi vào nề nếp quỹ đạo của mình là rất
khó và phải mất một thời gian dài mới ổn định được. Vì vậy ngay từ khi Ban giám hiệu
phân công chủ nhiệm lớp 4, bản thân tôi cũng đã trực tiếp gặp giáo viên chủ nhiệm cũ
để điều tra sơ khảo về tình hình mọi mặt để nắm mặt mạnh, mặt yếu của lớp cũ, xem xét
tình hình đạo đức và tình hình học lực của từng học sinh.
Tình hình học tập: Căn cứ vào tình hình của lớp dưới qua dự giờ, thăm lớp, các
bài thi, khảo sát, sổ điểm,…để biết trong lớp có mấy loại học lực theo danh hiệu khen
thưởng: Có bao nhiêu học sinh giỏi, có bao nhiêu học sinh khá và học sinh còn lại. Sau
khi biết được học lực của từng học sinh trong lớp để có kế hoạch giáo dục và giảng
dạy . Ngồi ra cịn điều tra thêm đội ngũ cán bộ lớp của lớp cũ có làm tốt không, hướng
dẫn lãnh đạo các bạn trong lớp như thế nào về tất cả mọi mặt: Nề nếp của lớp tốt hay
chưa tốt, chưa tốt do nguyên nhân nào ? Do sự chỉ đạo của cán sự lớp hay giáo viên chủ
nhiệm ?
Từ việc điều tra sơ khảo đã nắm được mặt mạnh, mặt yếu của lớp từ đó có biện
pháp giáo dục thích hợp: Tổ chức cho lớp bầu ra ban cán sự mới, ban cán sự phải là
người có học lực khá giỏi, đối xử hịa đồng với bạn bè, nhiệt tình trong cơng việc được
giao
Ngay từ đầu năm học, khi nhận được sự phân công của nhà trường tôi đã tiến
hành việc điều tra sơ yếu lý lịch của từng học sinh trong lớp xem có bao nhiêu học sinh
con gia đình nghèo, gia đình khó khăn, con cơng nhân, con nơng dân. Từ đó có cơ sở để
phân loại các biện pháp giáo dục. Đối với những học sinh nghèo, học sinh gặp hoàn
cảnh khó khăn thì ln kết hợp với nhà trường, hội cha mẹ học sinh, các ban nghành
đoàn thể khác tạo mọi điều kiện giúp đỡ các em về mọi mặt: Tinh thần cũng như vật
chất.
Ngoài ra giáo viên cịn có kế hoạch phân loại học sinh ngay từ đầu năm học. Các
em yếu về mặt nào, mơn nào để cịn kịp bồi dưỡng nâng cao trình độ đồng đều của lớp.
Đối với học sinh yếu kém thì phân ra từng nhóm:
Nhóm 1: Những học sinh yếu kém nhưng có thái độ học tập tích cực.
Nhóm 2: Những học sinh có tư duy bình thường nhưng có thái độ học tập chưa
Những em yếu kém chậm tiến bộ thì xếp các em ngồi trên bàn đầu, đồng thời xếp
một em khá giỏi ngồi bên cạnh, giao nhiệm vụ cho em khá giỏi kèm bạn yếu qua từng
tiết học, bài học trong giờ học. Đồng thời cũng tiện cho giáo viên theo dõi hướng dẫn
học sinh học tập và theo dõi kết quả học tập của các em qua từng bài học. Đặc biệt cần
chú ý phát triển tư duy nâng cao kiến thức bồi dưỡng học sinh khá giỏi, học sinh có
năng lực đặc biệt.
Trong giảng dạy, giáo viên phải dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy ra và
cách ứng xử với học sinh. Thực hiện cơng tác giáo dục tồn diện thơng qua việc kết hợp
chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, thường xuyên liên hệ trao đổi thông tin 2 chiều với
phụ huynh hoặc đến nhà để trao đổi tình hình học tập của học sinh. Lớp đã xây dựng
được các nhóm học tập để giúp đỡ nhau như: Đôi bạn cùng tiến, Nhóm học tập tự quản,
… Qua đó thường xuyên kiểm tra, động viên, khuyến khích các em bằng phong trào
hoa điểm 10.
Mỗi tổ có một quyển sổ theo dõi học tập và các mặt hoạt động của từng tổ viên
trong tổ. Cuối tuần các tổ trưởng tổng hợp báo cáo cho lớp trưởng, lớp trưởng tổng hợp
báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm vào tiết sinh hoạt cuối tuần. Lớp trưởng nhận xét tình
hình học tập trong tuần rồi đến giáo viên nhận xét chung tình hình học tập của lớp: Về
ưu điểm và tồn tại. Sau đó nhận xét, đánh giá tình hình học tập cùng với nề nếp, tác
phong, vệ sinh của các em để cac em tự rút kinh nghiệm và khắc phục trong tuần tiếp
theo, ngồi ra cịn giáo dục các em phải: “Nói lời hay, làm việc tốt”, “Gọi bạn xưng
mình”, thường xun giáo dục các em có tính tự giác, chấp hành tốt các quy định của
lớp, của trường. Muốn các em thực hiện tốt, nghiêm túc thì giáo viên chủ nhiệm lớp
phải thực sự gương mẫu về mọi mặt, phải là: “tấm gương sáng cho học sinh noi theo”,
nói phải làm, đề ra phải thực hiện và khen chê đúng mực. Vì học sinh tiểu học các em
đang ở lứa tuổi nhỏ nên phải giáo dục nhẹ nhàng, nghiêm túc, nghiêm khắc nhưng cởi
mở gần gũi độ lượng, luôn vị tha đối với học sinh biết nhận lỗi và sửa lỗi, tuyệt đối
Trong học tập không những chú trọng rèn luyện cho học sinh bằng nhiều hình
thức khác nhau mà cịn chú trọng khâu nề nếp ngay từ đầu năm học như truy bài đầu
giờ, trật tự nghe giảng trong giờ học, trong lớp tổ tự quản kiểm tra bài tập về nhà của
các bạn trong tổ, …Vì nề nếp tốt là cực kỳ quan trọng , nó góp một phần lớn quyết định
kết quả học tập của học sinh. Vì thế ngay từ đầu năm học giáo viên phải quán triệt nề
nếp bằng cách: Cho học sinh học nội quy lớp học và mọi quy định của giáo viên, nôi
quy nhà trường đề ra.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm quen với các ký hiệu của giáo viên để tập
trung sự chú ý của học sinh trong khi nghe giảng bài.
Ví dụ: Phía trên tay trái góc bảng ghi rõ lớp, sĩ số học sinh, dưới sĩ số là các ký
hiệu ở góc bảng: + , B , V , S , 1 , 2 , 3 , 4.
Khi viết ký hiệu S là học sinh mở sách, ký hiệu V là lấy vở ra ghi hoặc làm bài
tập tại lớp. Sauk hi học sinh làm xong thì giáo viên xóa các ký hiệu đó đi, học sinh sẽ
bieets mà cất sách hoặc vở đi.
Kí hiệu 1,2,3,4, có tác dụng nhắc nhở mỗi tổ khi chưa nghiêm túc trong giờ học.
Ví dụ: Trong khi giáo viên giảng bài hoặc lớp đang làm bài tập , một học sinh ở
bàn nào đó mất trật tự giáo viên chỉ cần chỉ vào số thứ tự trên bảng là tổ đó biết giáo
viên nhắc tổ mình, khi đó tổ trưởng có trách nhiệm nhắc nhở thành viên của tổ mình trật
tự và tổ trưởng ghi tên bạn làm việc riêng vào sổ để cuối tuần sinh hoạt nhắc nhở học
sinh đó. Với phương pháp này giáo viên khơng mất nhiều thời gian, không tạo áp lực
đối với học sinh mà còn giúp cho lớp đi vào nề nếp tốt.
Cùng trong một lớp học nhưng các tổ luôn thi đua với nhau, nếu tổ nào có một
em đi học muộn hoặc nghỉ học khơng sị giấy xin phép của cha mẹ thì tổ đó sẽ xét thi
Khơng những giáo dục học sinh có nề nếp tốt trong giờ học, trong lớp mà cịn
phải thường xun giáo dục các em có nề nếp tốt trong mọi hoạt động , sinh hoạt ngồi
giờ.
Ví dụ: Bắt đầu có trống báo vào lớp là các em có mặt đầy đủ ở lóp để lớp
trưởng, lớp phó, tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà, sau đó các em ngồi vào truy
bài dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng, tổ chức cho các em đi vào nề nếp truy bài, tuy giáo
viên khơng có mặt ở lớp các em vẫn làm tốt.
cho học sinh tính tự giác cao, đồng thời hạn chế nô nghịch của các em khi chưa vào
học.
Mọi hoạt động khác: Thể dục giữa giờ, sinh hoạt đội,… các em đều thực hiện
tốt bởi các em đã có nề nếp tốt.
Hướng dẫn các em lập thời gian biểu phù hợp vì các em đi học 2 buổi/ ngày.
<b>THỜI GIAN BIỂU</b>
Sáng: Từ 5h30 đến 6h: Tập thể dục, làm vệ sinh cá nhân, ăn
sáng, đến trường.
Chiều: Từ 16h45 đi học về phụ giúp gia đình như quét nhà,
nấu cơm ,,, sau đó tắm rửa, dọn cơn ăn, rửa chén.
Từ 19h đến 19h30 nghỉ ngơi, giải trí.
Từ 19h30 đến 21 giờ làm bài và học bài . 21h30 đi ngủ.
Những việc làm trên giúp các em dần có thói quen làm việc có khoa học, biết sắp
xếp thời gian một cách hợp lý và để thực hiện được điều này thì cách tốt nhất là nhờ
phụ huynh kiểm tra và thông báo lại cho giáo viên qua các lần họp hoặc giáo viên tới
thăm nhà học sinh.
Ngoài ra cịn động viên khuyến khích các em tạo quỹ lớp thơng qua hình thức
ni heo đất để giúp đỡ các bạn có hồn cảnh khó khăn, thăm hỏi những bạn bị bệnh
trong lớp. Được động viên khuyến khích kịp thời nên các em đều phấn khởi, tự giác
trong học tập cũng như trong mọi hoạt động khác.
học cũng như thực tế hằng ngày. Đồng thời giáo dục cho các em đức tính “khiêm tốn,
thật thà, dũng cảm” như lời Bác Hồ dạy.
Ví dụ: Các em nhặt được bút, vở, thậm chí cả tiền, …các em đều đưa cho cô
chủ nhiệm hoặc cô tổng phụ trách để trả lại cho bạn mất.
Để đảm bảo duy trì được sỉ số lớp thì người giáo viên chủ nhiệm phải có lịng
nhiệt tình, khơng ngại khó, ngại khổ, thường xun theo dõi tình hình học tập, sức
khỏe, hồn cảnh gia đình của học sinh để kịp thời làm công tác tư tưởng, động viên học
sinh, tránh tình trạng bỏ học nữa chừng.
<b>VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU</b>
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi khơng có gì là to tát, những biện pháp tơi đã làm
cũng rất đỗi bình thường. Nhưng kết quả đạt được lại rất khả quan. Rõ ràng qua cách
làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em ngày
càng chăm ngoan. Điều đó làm tơi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, mệt nhọc. Tình
Các em trong lớp rất ngoan ngỗn chăm chỉ học tập, so với tình hình đạo đức và
nề nếp học tập của năm nay so với năm ngoái thì chất lượng đạo đức và nề nếp học tập
của năm nay khá hơn nhiều. Trong năm học khơng có em nào bỏ học, lớp đảm bảo sĩ số
100%.
<b>VII. KẾT LUẬN</b>
tin tưởng của các em học sinh đối với mình. Muốn cơng tác chủ nhiệm càng thành cơng
thì người giáo viên chủ nhiệm cần phải nhiệt tình, kể cả kiên nhẫn, có tình thương u
đối với các em học sinh và phải là người giáo viên gương mẫu cho các em noi theo.
<b>VIII. KIẾN NGHỊ: </b>
Để làm tốt cơng tác chủ nhiệm lớp trong tồn nghành, bản thân xin có một số
kiến nghị sau:
* Đối với nhà trường: Nhà trường tạo mọi điều kiện về trang thiết bị, đồ dùng dạy
học, các tài liệu tham khảo để giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm hơn nữa.
* Đối với cha mẹ học sinh: Cần quan tâm hơn nữa tới việc tự học, tự rèn và thái
độ đạo đức của các em ở nhà nhiều hơn nữa, ngoài ra cần phải kiển tra sát sao việc tự
học, tự rèn ở nhà của các em.
* Đối với chính quyền địa phương: Ln ln tạo mọi điều kiện giúp đỡ về vật
chất cho những em học sinh nghèo và những em có haonf cảnh khó khăn để các em
được đến trường như các bạn khác.
<b>IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO:</b>
1. Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học của thạc sĩ Vũ Thị Hải
– XB 2011
<b>Đại Hiệp, ngày 20 tháng 3 năm 2013</b>
<b>Người viết</b>