Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

SKKN KARATEDO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.57 KB, 28 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐẶT VẤN ĐỀ Từ rất lâu các nước Châu Á nói chung và Việt Nam ta nói riêng, đã có một truyền thống rất lâu đời về võ học, xem Võ thuật như một môn thể thao, một phương tiện bảo vệ tổ quốc, để luyện thân thể, rèn tinh thần.Và nâng lên một tầm cao hơn đó là một phương thức rất hiệu quả để quảng bá hình ảnh đất nước với bạn bè thế giới. Một số nước đã xác định, võ thuật là một truyền thống văn hóa phi vật thể gắn liền với những nét văn hóa truyền thống khác. Võ thuật, trong đó có Karatedo gồm hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, từ căn bản đến phức tạp, đa dạng và phong phú về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy. Rất thích hợp với thể trạng cùng như thể chất của người Việt Nam chúng ta. Với đặc điểm dễ tập luyện không đòi hỏi cao về năng lực thể chất, phù hợp với mọi lứa tuổi, phong phú về chương trình tập luyện dễ kết hợp tạo sự hưng phấn, thích thú cao nơi người tập đặc biệt là các em học sinh - sinh viên. Vì vậy việc đưa thêm môn võ Karatedo vào tập môn tự chọn không chỉ phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC tại trường THDL CNTT Sài Gòn. Trường THDL Công nghệ thông tin Sài Gòn là một trường mới thành lập từ năm 2004 nên còn nhiều khó khăn, những năm đầu trường phải chuyển từ cơ sở quận 1 về quận Tân Phú nên việc giảng dạy môn GDTC gặp rất nhiều hạn chế. Từ năm 2005 đến nay trường dời về số 7A Thoại Ngọc Hầu – Quận Tân Phú. Tại đây đã có sân trường có thể dùng làm sân tập, tuy nhiên thực tế sân tập còn hẹp, nhà tập vẫn không có nên vẫn không đủ điều kiện để giảng dạy một số môn trong chương trình môn GDTC của Bộ Giáo dục quy định. Hiện nay, số tiết dành cho môn TD của trường là 60 tiết /khóa học, trong đó có 30 tiết bắt buộc giảng dạy các môn điền kinh, thể dục tay không và 30 tiết môn TD tự chọn. Do điều kiện cơ sở vật chất hiện nay tại trụ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> sở mới cho nên sinh viên chưa được tự chọn cho mình môn thể thao yêu thích, bộ môn GDTC trường THDL CNTT Sài Gòn đã dựa trên điều kiện thực tế mà lựa chọn môn Bóng chuyền là môn thể thao tự chọn cho tất cả các sinh viên của trường, do vậy mà chất lượng môn thể thao tự chọn còn có những hạn chế. Bản thân là một giáo viên phụ trách Bộ môn GDTC của trường, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của công tác giảng dạy tại trường THDL CNTT Sài Gòn, được Ban Giám Hiệu giao trách nhiệm nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn TD giờ tự chọn. Vì vậy, xuất phát từ yêu cầu đổi mới nội dung chương trình giảng dạy cho phù hợp điều kiện thực tiễn của nhà trường nên chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Nghiên Cứu Xây Dựng Chương Trình Giảng Dạy Môn Karatedo Vào Giờ Thể Dục Tự Chọn Tại Trường THDL CNTT Sài Gòn”. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của GDTC trong nhà trường và hoàn thiện chương trình giảng dạy chính khoá. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài giải quyết ba nhiệm vụ sau: 1. Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy môn Thể Dục tại trường THDL CNTT Sài Gòn giai đoạn 2004 - 2007. 2. Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy cơ bản môn Karatedo vào giờ Thể Dục Tự Chọn năm học 2007 – 2008. 3. Đánh giá hiệu quả của việc thực nghiệm chương trình giảng dạy cơ bản của môn Karatedo cho sinh viên trường THDL CNTT Sài Gòn qua năm học 2007 – 2008..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác Giáo dục thể chất cho học sinh trường học. 1.2. Đặc điểm phát triển thể chất của sinh viên lứa tuổi từ 18 - 20. 1.3. Giáo dục thể chất với sự phát triển thể chất của sinh viên. 1.4. Đặc điểm môn võ Karate-Do 1.5. Các công trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các nhiệm vụ đã đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp sau: 2.1.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu tham khảo. 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn. 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm. 2.1.4. Phương pháp nhân trắc. 2.1.5. Phương pháp kiểm tra chức năng 2.1.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 2.1.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 2.1.8. Phương pháp toán học thống kê. 2.2. Tổ chức nghiên cứu: 2.2.1. Thời gian nghiên cứu: Công việc nghiên cứu được bắt đầu từ tháng 11/2006 đến tháng 5/2009, chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ tháng 11/2006 đến 12/2006. Các nhiệm vụ bao gồm: - Xác định tên đề tài - Xây dựng đề cương nghiên cứu và bảo vệ đề cương tại Hội đồng khoa học trường. - Xây dựng mẫu phiếu phỏng vấn..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Gởi phiếu phỏng vấn - Xử lý kết quả phiếu phỏng vấn. Giai đoạn 2: Từ tháng 2/2007 đến 6/2008 các nhiệm vụ gồm có: - Đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Viết chương tổng quan, phương pháp nghiên cứu. - Xây dựng chương trình giảng dạy (tự chọn và ngoại khóa) môn Karatedo - Tiến hành kiểm tra sư phạm các tố chất thể lực trên đối tượng học sinh. - Tổ chức tiến hành thực nghiệm sư phạm. Giai đoạn 3: Từ 7/2008 đến tháng 5/2009 các nhiệm vụ của giai đoạn này là: - Xử lý toàn bộ số liệu. - Viết từng phần và hoàn thành toàn bộ luận văn. - Xin ý kiến thầy hướng dẫn - Hoàn thiện luận văn và viết tóm tắt luận văn. - Chuẩn bị báo cáo khoa học. - Báo cáo thử. - Bảo vệ chính thức luận văn tại Hội đồng khoa học. 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng thực nghiệm : Gồm 128 sinh viên nam, nữ trường THDL CNTT Sài Gòn. - Đối tượng phỏng vấn: Là 12 giáo viên Bộ môn Võ trường ĐH TDTT TP Hồ Chí Minh, các Huấn luyện viên dạy môn Karatedo trong địa bàn thành phố HCM. 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học TDTT Thành phố HCM và Trường THDL CNTT Sài Gòn. CHƯƠNG 3.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy môn Thể dục tại trường THDL CNTT Sài Gòn giai đoạn 2004 – 2007 . 3.1.1. Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển của trường THDL CNTT Sài Gòn Trường THDL Công nghệ thông tin Sài Gòn tiền thân là trung tâm Công nghệ thông tin Bách Khoa, đã được thành lập cách đây 6 năm. Từ năm 2005 đến nay, nhà trường dời về số 7A Thoại Ngọc Hầu – Quận Tân Phú, các điều kiện phục vụ cho công tác giảng dạy ngày càng được đảm bảo nên số lượng sinh viên đăng ký theo học các chuyên ngành của nhà trường cũng tăng theo từng năm học. Hiện nay, trường THDL CNTT Sài Gòn là một trong những trường trung cấp có cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy tương đối đầy đủ và đang giữ vai trò là khối trưởng các trường TCCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 3.1.2. Đội ngũ giáo viên Về đội ngũ cán bộ giáo viên, giai đoạn đầu, năm học 2004 – 2005, ở tất cả các môn được giảng dạy tại trường, đa phần đều là giáo viên mời giảng kể cả môn GDTC. Hiện nay, đội ngũ cán bộ công nhân viên và giáo viên cơ hữu các môn của nhà trường đã có hơn 30 người. Trong đó, giáo viên chuyên trách đảm nhận môn GDTC có 01 giáo viên cơ hữu và 01 giáo viên thỉnh giảng. Hiện trạng về lực lượng đội ngũ cán bộ môn GDTC của nhà trường được thể hiện qua bảng 3.1.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> TT. 1 2 3. Bảng 3.1. Thực trạng giáo viên môn GDTC trường THDL CNTT Sài Gòn Số lượng Trình độ Năm học chuyên môn GV SV ĐH CĐ Cơ Thỉnh hữu giảng 2004 - 2005 01 503 01 2005 - 2006 01 01 1031 02 2006 - 2007 01 01 1505 02. Tỉ lệ SV/GV. 503 515 752. Nhận xét : với thực trạng về đội ngũ giáo viên được trình bày tại bảng, có thể thấy rằng, lực lượng giáo viên môn GDTC tại trường còn mỏng, năm học 2006 – 2007 tỉ lệ 752 sinh viên/01giáo viên của nhà trường là cao hơn rất nhiều so với quy định của Bộ GD và ĐT (các trường ĐH, CĐ và TCCN là 150sinh viên/giáo viên). Do vậy, việc nâng cao chất lượng môn GDTC tại trường nhìn chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn. 3.1.3. Cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo Để giúp nhìn nhận thực trạng công tác GDTC, những năm đầu sau khi thành lập trường có thể khái quát tình hình cơ sở vật chất, các điều kiện đảm bảo và kinh phí đầu tư cho hoạt động môn GDTC của trường từ năm 2004 – 2007 qua bảng 3.2..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bảng ngang 3.2.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và nhu cầu thiết yếu của sinh viên, nhà trường luôn quan tâm và trang bị cơ sở vật chất và các trang thiết bị dụng cụ tập luyện TDTT cho sinh viên sử dụng, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đòi hỏi. 3.1.4. Chương trình và nội dung giảng dạy và các phong trào TDTT ngoại khóa của nhà trường. Đề tài đã tiến hành tìm hiểu cụ thể chương trình giảng dạy môn GDTC tại trường THDL CNTT Sài Gòn từ năm học 2004 – 2007 và rút ra một số nhận xét sau: - Năm học 2004 – 2005: Do nhà trường mới thành lập, nên nội dung chương trình môn GDTC còn đơn điệu, thời gian giảng dạy trong 30 tiết không đảm bảo đủ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian tập luyện ít nên các em sinh viên chưa thể phát triển các tố chất thể lực. Cả giáo viên và sinh viên đều giảng dạy và học tập theo kiểu đối phó với chương trình. - Năm học 2005 – 2006: Môn GDTC được tổ chức tập luyện trong công viên Bàu Cát. Tuy vậy, nhà trường cũng đã quan tâm đến chất lượng giảng dạy của môn GDTC nhiều hơn. Mặc dù tập luyện tại công viên nhưng nhà trường hỗ trợ kinh phí thuê sân và bóng tập luyện để bộ môn tổ chức giảng dạy thêm môn thể thao tự chọn là Bóng chuyền cho các em sinh viên. Thời lượng giảng dạy môn GDTC cũng được đảm bảo theo đúng quy định của Bộ là 60 tiết. Do địa điểm tập luyện xa trường, không có phòng học nên phần lý thuyết của các môn thể thao chỉ được giới thiệu sơ lược, hầu như không mang đến cho các em những kiến thức cơ bản về các môn thể thao được học. - Năm học 2006 – 2007: Môn GDTC đã được tổ chức giảng dạy và học tập tại trường..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tổng thời gian là 60 tiết, môn GDTC được giảng dạy gói gọn trong học kỳ 1 của năm thứ nhất, với thời lượng giảng dạy 4 tiết/tuần. Nội dung, cấu trúc chương trình môn GDTC đang được áp dụng tại trường đã bộc lộ rất nhiều điểm bất hợp lý: Một số nhận xét chung: Điều tra thực trạng học tập và giảng dạy môn thể thao tự chọn tại trường THDL CNTT Sài Gòn chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: - Hiệu quả của chương trình chưa cao thể hiện ở các mặt sau: Sau khi học xong nội dung chương trình môn học GDTC, bao gồm cả hai phần bắt buộc và tự chọn, thể lực, sức khỏe sinh viên chưa tăng cao. Giờ học ít hấp dẫn, lôi cuốn được sinh viên tiếp tục tự tập, tự rèn luyện trong các giờ tập luyện ngoại khóa. - Kết quả học tập kiểm tra kết thúc học phần của sinh viên đạt thấp, tỉ lệ sinh viên đạt điểm giỏi chiếm tỉ lệ 16.19% , khá chiếm tỉ lệ khoảng 22.31%, điểm trung bình khoảng 42.89% và tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu tương đối lớn, chiếm khoảng 17.61%. Quan sát sư phạm tại các buổi tập môn GDTC tại trường THDL CNTT Sài Gòn, chúng tôi cũng xác định và nhận thấy hiệu quả của chương trình môn học thấp là do một số các nguyên nhân sau: - Chương trình được xây dựng dựa trên kinh nghiệm chủ quan, nội dung chương trình học thiếu hấp dẫn, ít lôi cuốn được sinh viên, không tính đến nhu cầu nguyện vọng, hứng thú và khả năng của sinh viên cho nên chất lượng học tập của môn GDTC chưa được đảm bảo. - Thời lượng học tập môn GDTC ít, chỉ 60 tiết/khóa học. - Cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ tập luyện không đáp ứng được yêu cầu của các khóa học. - Mặt khác, nhà trường đã tổ chức giảng dạy môn Bóng chuyền là môn thể thao tự chọn, trong khi đó, trường lại có đặc thù là.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> một trường dạy nghề, giảng dạy các ngành: công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, điện tử viễn thông, tin học, tài chính, kế toán… Tổng số sinh viên nam trên tổng số sinh viên nữ chiếm tỉ lệ khoảng 40/60. Do vậy, đặc thù về giới tính và sức khỏe có khác do với các trường trong địa bàn thành phố. Sinh viên nữ thường có cảm giác nhút nhát, khả năng va chạm kém khi tiếp xúc và tập luyện với môn bóng chuyền. Hầu hết các em đều tập luyện với tinh thần gượng ép, tập vì điểm kết thúc môn, không hào hứng và say mê với môn thể thao tự chọn. Chính vì điều này nên việc tập luyện môn thể thao tự chọn cũng chưa tạo được phong trào TDTT ngoại khóa cho sinh viên. Theo kết quả học tập môn GDTC của sinh viên trường THDL CNTT Sài Gòn từ năm 2004 – 2007, tỉ lệ % khá và giỏi có tăng nhưng ở mức không cao, tỉ lệ % trung bình và kém vẫn còn lớn. Do vậy, việc nâng cao chương trình giảng dạy có tính tất yếu nhằm phát huy tinh thần tự giác, tích cực tập luyện của sinh viên. Đó là cơ sở để nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDTC trong nhà trường. Căn cứ đặc điểm cở sở vật chất, trình độ giáo viên GDTC của trường THDL CNTT Sài Gòn, Bộ môn GDTC quyết định đưa thêm môn võ Karatedo là môn thể thao tự chọn trong chương trình GDTC của nhà trường nhằm làm đa dạng và phong phú thêm các môn thể thao, giúp sinh viên có điều kiện lựa chọn môn thể thao phù hợp. Đồng thời, với thời lượng giảng dạy nội khóa là 60 tiết hiện nay chưa đảm bảo cho việc phát triển thể chất của sinh viên. Đề tài nhận thấy nhu cầu cấp thiết cần phải tổ chức thêm 30 tiết giờ tập ngoại khóa, hoạt động TDTT thường xuyên để nâng cao thể chất cho sinh viên của trường. 3.2. Nghiên cứu lựa chọn nội dung, xây dựng chương trình và ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy cơ bản môn Karatedo vào giờ thể dục tự chọn năm học 2007 – 2008..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 3.2.1. Lựa chọn nội dung giảng dạy Để đưa môn thể thao tự chọn Karatedo vào chương trình GDTC của trường THDL CNTT Sài Gòn và thu được kết quả cao, chúng tôi phỏng vấn với mục đích lựa chọn những bài tập có nội dung phù hợp, nhằm phát triển thể chất cho sinh viên. Đề tài tiến hành phỏng vấn 12 giáo viên Bộ môn Võ trường ĐH TDTT TP HCM, các Huấn luyện viên dạy môn Karatedo trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Qua kết quả phỏng vấn, đề tài đã lựa chọn được đầy đủ hệ thống nội dung giảng dạy môn Karatedo (là những nội dung có trên 70% số phiếu tán thành). Bao gồm những nội dung sau: - Lý thuyết trong môn võ Karatedo - Các bài tập kỹ thuật cơ bản - Hệ thống các bài đối luyện - Một số bài quyền - Những bài tập phát triển thể lực chung và chuyên môn. 3.2.2. Cấu trúc, cách thức biên soạn bài tập môn Karatedo và phương pháp giảng dạy Sau khi lựa chọn được nội dung giảng dạy chúng tôi cũng tiến hành tìm hiểu và đúc rút được những yêu cầu về cấu trúc buổi tập, cách biên soạn và phương pháp giảng dạy môn Karatedo được trình bày cụ thể trong luận văn. 3.2.3. Chương trình giảng dạy môn Karatedo tại trường THDL CNTT Sài Gòn 3.2.3.1. Đặc điểm đối tượng: Là các em sinh viên nam, nữ trường THDL CNTT Sài Gòn có độ tuổi 18 – 20, không bệnh tật và dị tật bẩm sinh. Các em đều yêu thích tập luyện môn Karatedo. 3.2.3.2. Mục đích và nhiệm vụ của chương trình giảng dạy.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Mục đích: - Phát triển các tố chất vận động và thể lực, góp phần nâng cao sức khỏe cho sinh viên trường THDL CNTT Sài Gòn - Nhằm thí điểm và làm cơ sở để phát triển môn Karatedo trong giờ học thể dục tự chọn ở trường THDL CNTT Sài Gòn, cũng như tạo cho các em một sân chơi tập luyện môn thể thao mà mình ưa thích. Góp phần làm đa dạng và phong phú các hoạt động TDTT trong nhà trường. Nhiệm vụ: - Việc tập luyện môn Karatedo tại giờ học thể dục tự chọn ở trường THDL CNTT Sài Gòn sẽ giúp cho sinh viên có thể nắm bắt những vấn đề cơ bản ban đầu của môn võ Karatedo. Trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản nhất của môn Karatedo thông qua những kỹ thuật cơ bản, hệ thống đối luyện và một số bài quyền. - Giáo dục đạo đức, hoàn thiện nhân cách của người sinh viên, đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu đào tạo của chương trình. - Ngoài ra, sau khi kết thúc chương trình học, những sinh viên nào thực sự yêu thích và có năng khiếu với môn Karatedo có thể đăng ký thi lên đai (đai trắng, đai vàng) theo chương trình qui định của Hội Karatedo và tiếp tục học nâng cấp những đai có trình độ cao hơn ở các câu lạc bộ trong địa bàn thành phố HCM. 3.2.3.3. Phân phối chương trình giảng dạy Với những kết quả nghiên cứu trên, cho phép chúng tôi tiến hành phân phối lại thời gian giảng dạy môn Karatedo tại trường THDL CNTT Sài Gòn, nội dung được trình bày cụ thể tại bảng 3.6..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Bảng 3.6. Bảng phân phối thời gian chung của chương trình môn Karatedo tại trường THDL CNTT Sài Gòn Nội dung Môn học Thời Tổng giảng dạy lượng số tiết Thể dục Môn võ Karatedo tự chọn 30 tiết - Lý thuyết 4 - Thực hành 24 - Thi kết thúc học phần 2 Thể dục Môn võ Karatedo ngoại khóa - Lý thuyết 30 tiết 2 - Thực hành 26 - Thi kết thúc học phần 2 Việc xây dựng chương trình được tuân thủ theo nguyên tắc từ dễ đến khó, lượng vận động phù hợp với lứa tuổi cùng với thời gian hoạt động linh hoạt, thuận lợi không ảnh hưởng đến giờ học các môn chuyên ngành của sinh viên. Chương trình môn học tự chọn và ngoại khóa Karatedo được chúng tôi xây dựng với số tiết là 60 tiết, chia ra làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn 30 tiết, mỗi tuần tập 2 tiết, mỗi tiết 45 phút. Nội dung chương trình giảng dạy và tiến trình biểu giảng dạy khi thực nghiệm và phương pháp kiểm tra đánh giá được chúng tôi trình bày cụ thể trong luận văn. 3.2.4. Ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy cơ bản môn Karatedo vào giờ thể dục tự chọn năm học 2007 – 2008 Đề tài tổ chức thực nghiệm sư phạm theo hình thức so sánh trình tự song song đơn trên 2 nhóm sinh viên trường THDL CNTT Sài Gòn theo phương pháp ngẫu nhiên gồm: - Nhóm đối chứng : 64 sinh viên sẽ học chương trình thể thao tự chọn môn bóng chuyền - Nhóm thực nghiệm: 64 sinh viên sẽ tập luyện theo chương trình huấn luyện cơ bản Karatedo được xây dựng ở đề tài trong suốt.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> thời gian thực nghiệm. Cả hai nhóm đều tập luyện trong thời gian 30 tiết môn thể thao tự chọn và 30 tiết ngoại khóa. Như vậy, tổng thời gian tập luyện của cả hai nhóm là 60 tiết. Được bố trí giảng dạy vào học kỳ 1 và 2 của năm học 2007 – 2008. Thời gian tập luyện 1 buổi /tuần (mỗi buổi là 2 tiết học). 3.3. Đánh giá hiệu quả của việc thực nghiệm chương trình giảng dạy cơ bản của môn Karatedo với sinh viên trường THDL CNTT Sài Gòn. Để xác định hiệu quả của chương trình, kết quả thực nghiệm được đánh giá theo từng thời điểm kiểm tra gồm trước, cuối học kỳ I và cuối học kỳ II. Kế hoạch kiểm tra lấy số liệu được chia làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Tiến hành kiểm tra lấy số liệu ban đầu và cuối học kỳ I, xử lý số liệu sau đó so sánh các giá trị ban đầu. - Giai đoạn 2: Sau khi kết thúc học kỳ II, tiến hành kiểm tra, so sánh số liệu và đi tới kết luận. 3.3.1. Trước thực nghiệm Kết quả kiểm tra các chỉ số về hình thái, chức năng và các tố chất thể lực của sinh viên trường THDL CNTT Sài Gòn trước thực nghiệm được chúng tôi trình bày tại bảng 3.10 và 3.11..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Bảng ngang 3.10.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Bảng ngang 3.11.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Với kết quả trình bày ở bảng 3.10 và 3.11 cho thấy giai đoạn trước thực nghiệm ở tất cả các chỉ số kiểm tra đều có t tính < tbảng = 1.96. Vì vậy sự khác biệt giữa hai nhóm là không có ý nghĩa với P > 0,05 hay có thể khẳng định giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm cho thấy các chỉ số về hình thái, chức năng và các tố chất thể lực của hai nhóm không có sự khác biệt rõ rệt với P>0.05, sự hơn kém chỉ mang tính ngẫu nhiên. Kết quả kiểm tra ban đầu các chỉ số thu được trên sinh viên trường THDL CNTT Sài Gòn thể hiện qua 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đều ở mức độ trung bình và kém so với tiêu chuẩn thể lực của người Việt Nam lứa tuổi 18 – 20 [34] 3.3.2. Sau thực nghiệm Tiếp theo chúng tôi tiến hành cho nhóm thực nghiệm tập luyện theo tiến trình giảng dạy môn Karatedo đã xây dựng, nhóm đối chứng tập luyện theo chương trình giảng dạy môn bóng chuyền của nhà trường. Sau thời gian tập luyện chúng tôi tiến hành kiểm tra so sánh số liệu giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm với từng giai đoạn cụ thể. Kết quả kiểm tra học kỳ II (kết thúc năm học). Qua tính toán nhịp tăng trưởng các chỉ số, chỉ tiêu, kết quả được trình bày tại bảng 3.14 và 3.15..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Bảng ngang 3.14.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Bảng ngang 3.15.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Sau một năm tập luyện với những bài tập của môn võ Karatedo, chúng tôi có thể nhận thấy nhóm thực nghiệm thể hiện sự tăng trưởng qua kết quả thu được ở các chỉ số. Điều này chứng tỏ mức độ phát triển thể chất của nhóm thực nghiệm tốt hơn so với nhóm đối chứng Chúng tôi tiến hành so sánh giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm với tiêu chuẩn đánh giá thể chất người Việt Nam lứa tuổi 18 – 20 và tiêu chuẩn thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định [24]. Thông qua kết quả so sánh có thể nhận thấy, trước thực nghiệm, nhóm nam và nữ thực nghiệm của trường THDL CNTT Sài Gòn có một số chỉ số nằm trong khoảng trung bình và yếu so với giá trị tiêu chuẩn thể chất của người Việt Nam. Có nhiều chỉ số thu được có giá trị ttính < tbảng với độ tin cậy P > 0.05. Sau 1 năm thực nghiệm tập luyện môn võ Karatedo, trình độ thể lực của các em sinh viên nhóm thực nghiệm trường THDL CNTT Sài Gòn đều được cải thiện, thành tích tăng lên mức tốt và khá ở tất cả các Test kiểm tra. Sự khác biệt thể hiện rất rõ thông qua giá trị t với độ tin cậy ở ngưỡng xác suất P < 0.01 và P<0.001 vì t. tính. tính. = 2.75. →25.9 > tbảng = 2.576 → 3.291. Thống kê kết quả phân loại sinh viên nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm theo tiêu chuẩn thể lực được trình bày cụ thể tại bảng 3.18 dưới đây:.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Bảng 3.18 Thống kê kết quả phân loại nhóm thực nghiệm với Tiêu chuẩn thể lực của sinh viên lứa tuổi 18 – 20 Trước Thực nghiệm Chỉ số, chỉ tiêu. Tốt. Đạt. Không. Sau Thực nghiệm Tốt. Đạt. đạt Nhóm Nam (n =32) Lực bóp tay thuận(kg) Nằm ngửa gập bụng (lần) Bật xa tại chỗ (cm) Chạy 30m XPC (giây) Chạy con thoi 4x10m (s). 09 28 14 21 27. 23 04 28 11. Không đạt. 26 32 15 24 26. 06. 10. 22. 17 08 06. Chạy tùy sức 5 phút (m) Nhóm Nữ (n =32) Lực bóp tay thuận(kg). 10. 05 22. 05. 27. 14. 18. Nằm ngửa gập bụng (lần) Bật xa tại chỗ (cm). 26 07. 06 25. 27 04. 05 28. Chạy 30m XPC (giây) Chạy con thoi 4x10m (s) Chạy tùy sức 5 phút (m). 16 16 12. 16 16 20. 22 17 12. 10 13 08. 02 03. So với tiêu chuẩn thể lực, kết quả so sánh tại bảng 3.18 có thể nhận thấy, nhóm thực nghiệm sau 1 năm học Karatedo, thành tích đạt được ở các Test hầu hết đều ở mức Tốt và Đạt. Tuy nhiên, vẫn còn một vài sinh viên nữ chưa đạt ở Test Chạy con thoi 4x10m và Test chạy tùy sức 5 phút. Với kết quả so sánh trên, chúng tôi có thể khẳng định chương trình tập luyện môn võ Karatedo vào giờ thể dục tự chọn và ngoại khóa là có tính hiệu quả cao, có thể ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy GDTC của nhà trường. 3.3.3 Kiểm nghiệm về mức độ hài lòng của sinh viên sau thực nghiệm. Để một lần nữa khẳng định tầm quan trọng và kết quả của chương trình giảng dạy môn thể thao tự chọn, đặc biệt là môn võ Karatedo đã ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển thể chất của sinh.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> viên trường THDL CNTT Sài Gòn, cũng như không ảnh hưởng đến việc học tập các môn chuyên ngành của sinh viên. Chúng tôi tiến hành gửi phiếu điều tra tới những em sinh viên trong nhóm thực nghiệm. Kết quả điều tra cho thấy, chương trình thực nghiệm môn võ Karatedo đã khẳng định rõ vai trò và sự phù hợp của môn thể dục tự chọn đối với sự phát triển thể chất của các em sinh viên trường THDL CNTT Sài Gòn. - Thể chất của các em có tiến bộ rõ rệt. Có đến 87.5% ý kiến đánh giá các em rất thích tập luyện môn võ Karatedo, chương trình giảng dạy hấp dẫn và lôi cuốn. Thông qua việc tập luyện môn thể thao tự chọn, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức của các em cũng được rèn luyện và nâng cao. - Việc tập luyện môn thể thao tự chọn không ảnh hưởng đến việc học tập các môn chuyên ngành của các em tại trường. - Hầu hết các em đều mong muốn tiếp tục được tập luyện môn Karatedo thường xuyên và ở những trình độ cao hơn chiếm 79.69%. Với 20.31% ý kiến trả lời là bình thường và không muốn tiếp tục tập luyện thêm, trong số này đa số đều trả lời không muốn tiếp tục tập vì những nguyên nhân khách quan như: không thu xếp được thời gian tập luyện, địa điểm tập của các trung tâm xa chỗ ở, tình hình kinh tế hiện tại chưa cho phép… Đến đây, có thể kết luận về tính hiệu quả của chương trình giảng dạy tự chọn môn võ Karatedo đã ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển thể chất của sinh viên trường THDL CNTT Sài Gòn..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Về thực trạng công tác giảng dạy môn Thể dục tại trường THDL CNTT Sài Gòn giai đoạn 2004 – 2007 Kết quả nghiên cứu cho thấy ở giai đoạn 2004 - 2007, Bộ môn GDTC của trường THDL CNTT Sài Gòn được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhưng nhưng điều kiện giảng dạy và tập luyện vẫn còn chưa được đảm bảo. Do vậy, chất lượng giảng dạy môn GDTC còn chưa cao, chưa có tác dụng rèn luyện, nâng cao thể lực và sức khỏe cho sinh viên. Tiến hành điều tra thực trạng học tập và giảng dạy môn thể thao tự chọn tại trường THDL CNTT Sài Gòn chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: Về đội ngũ cán bộ giáo viên Qua phân tích thực trạng tại chương 3, có thể nhận thấy: trong từng năm học, nhà trường luôn tạo điều kiện nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn cho giáo viên. Song, số lượng sinh viên của nhà trường ngày càng tăng, mà lực lượng giáo viên môn GDTC còn mỏng, năm học 2004 – 2006 tỉ lệ sinh viên/giáo viên là hơn 500 em. Năm 2006 – 2007 tỉ lệ 752 sinh viên/01giáo viên tỷ lệ này là cao hơn rất nhiều so với quy định của Bộ GD và ĐT (150sinh viên/giáo viên). Điều này cho thấy số lượng giáo viên có tăng, nhưng chưa tương xứng với tỉ lệ sinh viên tăng qua từng năm học. Do vậy, nhà trường cần phải tăng số lượng giáo viên TD cho phù hợp với sự phát triển số lượng sinh viên của trường. Nếu lực lượng đội ngũ giáo viên không được đảm bảo về số lượng thì việc nâng cao chất lượng giáo dục sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn. Về cơ sở vật chất Bộ môn GDTC luôn được nhà trường quan tâm và chú trọng phát triển. Nhưng do điều kiện nhà trường mới thành lập, cơ sở vật chất.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> cho tập luyện môn GDTC chưa được đảm bảo. Hai năm học 2004 – 2006 phải thuê công viên làm địa điểm tập luyện, do vậy, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy còn nhiều thiếu thốn. Từ năm học 2006 – 2007, các hạng mục công trình của nhà trường tại 7A, Thoại Ngọc Hầu, Quận Tân Phú dần dần hoàn thiện, địa điểm tập luyện đã được đảm bảo ổn định, các trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy cũng được nhà trường đầu tư nhưng vẫn chưa đủ để phục vụ cho nhu cầu tập luyện của sinh viên trong nhà trường. Chính vì vậy, nên chúng tôi quyết định nghiên cứu lựa chọn thêm môn võ Karatedo là môn thể thao tự chọn cho sinh viên trường THDL CNTT Sài Gòn nhằm khắc phục những hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDTC trong nhà trường. Về chương trình và nội dung giảng dạy Nhìn chung, bộ môn GDTC của nhà trường vẫn chỉ vận dụng đầy đủ một cách cứng nhắc theo chương trình khung của Bộ GD và ĐT quy định, chưa có tính nâng cao trong việc mở rộng các nội dung tập luyện, cũng như các môn thể thao cho chương trình tự chọn còn quá ít và chưa được chuẩn hóa. Hiệu quả của chương trình GDTC chưa cao. Sau khi học xong nội dung môn học tự chọn, thể lực, sức khỏe sinh viên chưa tăng cao. Giờ học ít hấp dẫn, lôi cuốn được sinh viên tiếp tục tự tập, tự rèn luyện trong các giờ tập luyện ngoại khóa. Kết quả học tập về điểm kiểm tra kết thúc học phần của sinh viên còn thấp. 4.2. Về nghiên cứu lựa chọn nội dung, xây dựng chương trình hoạt động và ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy cơ bản môn Karatedo vào giờ thể dục tự chọn năm học 2007 – 2008. 4.2.1. Lựa chọn nội dung và xây dựng chương trình giảng dạy Việc xây dựng chương trình được thực hiện trên cơ sở qui định về thời gian tổ chức học tập môn TD tự chọn là 30 tiết trong chương.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> trình GDTC. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tế của trường, theo chỉ đạo của Ban giám hiệu, bộ môn GDTC quyết định tổ chức cho sinh viên tập luyện thêm 30 tiết ngoại khóa môn Karatedo nhằm nâng cao sức khỏe và giúp cho sinh viên có điều kiện lựa chọn môn thể thao ưa thích. Sau khi kết thúc chương trình học, những học sinh nào thực sự yêu thích và có năng khiếu với môn Karatedo có thể đăng ký thi lên đai (đai trắng, đai vàng) theo chương trình qui định của Hội Karatedo và tiếp tục học nâng cấp những đai có trình độ cao hơn ở các câu lạc bộ trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là một hướng mới mới tạo điều kiện cho việc giảng dạy môn thể thao tự chọn tại các trường trung học, cao đẳng, đại học và là sự kết hợp hài hòa giữa TDTT trường học, TDTT phong trào và TT thành tích cao. Nội dung, tiến trình và bảng phân phối chương trình giảng dạy môn Karatedo do chúng tôi nghiên cứu đã được Ban giám hiệu trường phê duyệt cho thực nghiệm kiểm chứng trên đối tượng sinh viên trường THDL Công nghệ thông tin Sài Gòn nhằm mục đích xác định tính hiệu quả thực tế của chương trình. Việc áp dụng môn võ Karatedo vào giờ học thể dục tự chọn trong trường THDL CNTT Sài Gòn có nhiều thuận lợi vì những lý do sau: - Đây là môn Thể thao không cần đòi hỏi nhiều về cơ sở vật chất. Ít tốn kém về kinh phí sân bãi, dụng cụ tập luyện. Nhà trường có khoảng sân rộng 20 x 20m là có thể tổ chức được lớp học. - Việc giảng dạy môn võ Karatedo phù hợp với trình độ của giáo viên hiện có của nhà trường. - Môn Karatedo đã có chương trình chung thống nhất các hệ thống kỹ thuật, quyền từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Môn võ Karatedo bao gồm đầy đủ các tư thế phát triển tố chất toàn diện của cơ thể. - Thông qua việc tập luyện môn thể thao này, có thể rèn luyện trí, đức,.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> thể, mỹ, giảm bớt sự căng thẳng sau các buổi học chuyên ngành, học tập ngày càng tiến bộ hơn. Đây cũng là một hình thức học mà chơi, chơi mà học, rất cần thiết cho sinh viên khi tham gia hoạt động TDTT. Và hơn thế nữa, đề tài mong muốn rằng, qua hoạt động này các em được tiếp cận với một môn Thể thao quốc tế mang tính hiện đại và tính thực dụng cao. 4.2.2. Ứng dụng thực nghiệm chương trình Việc ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy môn Karatedo cho sinh viên nam và nữ của nhóm thực nghiệm đã được tổ chức chặt chẽ, có tính hệ thống về thời gian trong từng buổi, từng tuần và cả năm học 2007 – 2008 trong các giờ học tự chọn và ngoại khóa là phù hợp với các em sinh viên, đảm bảo cho các em vừa học tập tốt các môn chuyên ngành, vừa tham gia tập luyện TDTT nâng cao sức khỏe. 4.3. Về đánh giá hiệu quả của việc thực nghiệm chương trình giảng dạy cơ bản của môn Karatedo với sinh viên trường THDL CNTT Sài Gòn. Kết quả nghiên cứu về tính hiệu quả của chương trình giảng dạy môn Karatedo được đánh giá thông qua nhịp tăng trưởng các chỉ số hình thái, chức năng và thể lực của sinh viên nam, nữ nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng đã cho thấy tính ưu việt. Hiệu quả công tác đào tạo của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng. Thông qua kết quả kiểm tra chúng tôi nhận thấy trình độ thể lực của các em sinh viên nhóm thực nghiệm trường THDL CNTT Sài Gòn đều được cải thiện. Thành tích ở tất cả các Test kiểm tra tăng lên mức tốt và khá so với tiêu chuẩn thể lực và tiêu chuẩn đánh giá thể chất người Việt Nam lứa tuổi 18 – 20. Điều đó thể hiện tính chất hợp lý của chương trình giảng dạy môn Karatedo..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể rút ra những kết luận sau: 1. Việc xác định nội dung giảng dạy môn thể thao tự chọn trong chương trình GDTC theo quy định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cần phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng trường. Đây chính là điều kiện quan trọng để phát triển thể chất và nâng cao sức khỏe cho sinh viên, nhằm thỏa mãn mục đích của GDTC trong nhà trường. 2. Theo điều kiện của trường THDL CNTT Sài Gòn việc lựa chọn và xác định lấy môn Karatedo là một trong những môn thể thao tự chọn trong chương trình giảng dạy tự chọn (từ việc lựa chọn, xây dựng chương trình đến tổ chức giảng dạy một cách có hệ thống, bài bản và khoa học) đã thể hiện sự đúng đắn trong chiến lược phát triển thể dục thể thao của Ban Giám Hiệu nhà trường. 3. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng và ứng dụng chương trình môn võ Karatedo vào thực tiễn giảng dạy tại trường THDL CNTT Sài Gòn và bước đầu đánh giá được hiệu quả của chương trình. Kết quả cho thấy: chương trình môn học tự chọn mới xây dựng của đề tài đã tỏ ra có hiệu quả cao hơn so với chương trình môn học tự chọn đang sử dụng tại trường. Do vậy, ngoài môn học tự chọn là Bóng chuyền, có thể đưa môn Karatedo vào chương trình giảng dạy môn thể thao tự chọn và ngoại khóa để tạo sự đa dạng các môn học trong giờ GDTC, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, giúp sinh viên có điều kiện lựa chọn môn thể thao phù hợp. B/ Kiến nghị Trên cơ sở những kết luận của đề tài, chúng tôi đưa ra những kiến nghị sau:.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 1. Đề nghị bộ môn GDTC ứng dụng thử nghiệm chương trình môn học tự chọn (môn võ Karatedo) đã xây dựng của đề tài vào thực tiễn giảng dạy cho sinh viên trường THDL CNTT Sài Gòn. 2. Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài sang các hướng nghiên cứu khác để xây dựng một hệ thống GDTC toàn diện cho học sinh, sinh viên. 3. Đề nghị các cấp lãnh đạo quản lý giáo dục và các giáo viên cần quan tâm hơn đến công tác GDTC tại trường THDL CNTT Sài Gòn. Ban giám hiệu nhà trường tăng cường thêm đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDTC để đảm bảo theo quy định của Bộ về tỉ lệ sinh viên/giáo viên, đầu tư thêm cơ sở vật chất, sân bãi để có thể phát triển một số môn thể thao mà sinh viên yêu thích..

<span class='text_page_counter'>(29)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×