Tải bản đầy đủ (.docx) (161 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 161 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HẰNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP THEO ĐỊNH HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG
XANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NƠNG CỐNG,
TỈNH THANH HĨA

Ngành:

Phát trien nơng thơn

Mã số:

60 62 01 16

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của tơi, tất cả nội dung
tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ từ các nguồn tài liệu cụ thể. Các kết quả trình bày
trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.


Hà Nội, ngàytháng năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp
tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, em đã luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các thầy cơ trong Học viện cũng như Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, em xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Thị Hồng
Nhung người đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn UBND các xã Vạn Hòa, Tế Thắng, Tượng
Lĩnh; Phịng Tài ngun và Mơi trường, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển
nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật, UBND huyện Nông Cống đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu; bạn bè, đồng nghiệp, người
thân đã động viên, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tuy đã cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiết sót, rất mong
nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hằng

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục hình, sơ đồ.............................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn........................................................................................................................ x
Thesis abstract............................................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.4.

Đóng góp mới của luận văn.................................................................................... 3

1.5.

Kết cấu nội dung luận văn....................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn..................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận.................................................................................................................. 5

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản................................................................................................. 5

2.1.2.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng xanh và nơng nghiệp, tiêu chí đánh giá


phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh 12

2.1.3.

Các nội dung thực hiện nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo định

hướng tăng trưởng xanh...................................................................................... 17
2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp theo định

hướng tăng trưởng xanh...................................................................................... 27
2.2.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 33

2.2.1.

Tăng trưởng xanh trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới............33

2.2.2.

Tăng trưởng xanh trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.............41

iii


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra vận dụng trong nghiên cứu phát triển sản


xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện

Nông Cống..................................................................................................................... 45
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 46
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 46

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của huyện Nông Cống................................................... 46

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Nông Cống............................................... 49

3.2.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 56

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................................. 56

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 56

3.2.3.


Phương pháp phân tích và xử lý số liệu....................................................... 58

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................... 58

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 60
4.1.

Khái quát thực trạng sản xuất

nông nghiệp trên địa bàn

huyện nông cống, tỉnh thanh hóa..................................................................... 60
4.1.1.

Khái quát tình hình sản xuất ngành trồng trọt........................................... 60

4.1.2.

Khái quát tình hình sản xuất ngành chăn ni.......................................... 61

4.2.

Đánh giá tình hình phát triển sản xuất nơng nghiệp theo định hướng tăng

trưởng xanh trên địa bàn huyện Nơng Cống, tỉnh Thanh Hóa..........64
4.2.1.


Đánh giá tình hình xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển sản xuất

nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh............................................... 64
4.2.2.

Đánh giá công tác tuyên truyền về phát triển sản xuất nông nghiệp theo

định hướng tăng trưởng xanh........................................................................... 66
4.2.3.

Đánh giá tình hình xây dựng các mơ hình

phát triển sản xuất nơng

nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh................................................ 68
4.2.4.

Đánh giá việc triển khai áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm phát triển sản

xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh.........................82
4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp theo định

hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Nơng Cống, tỉnh Thanh Hóa
.............................................................................................................................................. 93

4.3.1.

Yếu tố khách quan..................................................................................................... 93


4.3.2.

Yếu tố chủ quan........................................................................................................ 103

iv


4.4.

Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định
hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Nơng Cống, tỉnh Thanh Hóa
........................................................................................................................................... 107

4.4.1.

Định hướng................................................................................................................. 107

4.4.2.

Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng

xanh trên địa bàn huyện Nơng Cống, tỉnh Thanh Hóa........................ 111
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 120
5.1.

Kết luận.......................................................................................................................... 120

5.2.


Kiến nghị....................................................................................................................... 122

5.2.1.

Đối với Nhà nước và các cơ quan, đơn vị thực thi chính sách.....122

5.2.2.

Đối với chính quyền UBND huyện Nơng Cống........................................ 122

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 124
Phụ lục........................................................................................................................................... 127

v


Chữ viết tắt
BĐKH
BVTV
HTX
KH-CN
KNK
KT-XH
NN&PTNT
OECD
PTBV

TNMT
TP
TTX

UBND
UCA
UNDP
UNEP
TNXP
VAC

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Nơng nghiệp và tăn

Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng

Bảng 3.2.

Tình hình lao động

Bảng 3.3.

Tình hình phát triển

Bảng 4.1.

Diện tích, sản lượ


giai đoạn 2014 – 20
Bảng 4.2.

Số lượng, sản lượ

Cống giai đoạn 201
Bảng 4.3.

Phân bố quy hoạc

Nông Cống ...........
Bảng 4.4.

Kết quả công tác tu
định hướng tăng

2016 ......................
Bảng 4.5.

Đánh giá của hộ đi
sản xuất nông nghi

Bảng 4.6.

Các loại rau trồng

Nông Cống giai đo
Bảng 4.7.


Tổng hợp mơ hìn

Cống năm 2016 ....
Bảng 4.8.

Tổng hợp mơ hình

năm 2016 ..............
Bảng 4.9.

Tổng hợp trang tr
huyện Nơng Cống

Bảng 4.10. Số hộ điều tra có mơ hình sản xuất nông nghiệp đang áp dụng theo

định hướng tăng tr
Bảng 4.11. Đánh giá của hộ điều tra về những khó khăn trong việc áp dụng sản

xuất nơng nghiệp th
Bảng 4.12. Khối lượng trung bình phân bón sử dụng trong nông nghiệp huyện

Nông Cống năm 20
Bảng 4.13. Khối lượng trung bình phân bón tối ưu sử dụng trong nơng nghiệp
huyện Nông Cống

vii


Bảng 4.14. Lượng phân bón sử dụng tại vùng sản xuất RAT........................... 84
Bảng 4.15. Lượng đạm ure và kali tại vùng RAT....................................................... 85

Bảng 4.16. Bộ thuốc khuyến cáo nông dân sử dụng trong phòng trừ sâu bệnh..86

Bảng 4.17. Hiệu quả sản xuất khí Biogas từ các nguồn nguyên liệu............90
Bảng 4.18. Tình hình thu gom bao bì thuốc BVTV sau sử dụng......................92
Bảng 4.19. Tình hình thu gom nilong sau sử dụng.................................................. 92
Bảng 4.20. Kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện Nơng Cống (2012-2016) .....97
Bảng 4.21. Hệ thống cơng trình thủy lợi và năng lực tưới huyện Nông Cống
năm 2016................................................................................................................... 97
Bảng 4.22. Đánh giá của hộ điều tra về điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ

sản xuất nông nghiệp xanh............................................................................. 98
Bảng 4.23. Đánh giá việc thay đổi liều lượng thuốc BVTV trong sản xuất. 99
Bảng 4.24. Lý do thay đổi liều lượng thuốc BVTV................................................. 100
Bảng 4.25. Ý thức của hộ điều tra trong việc thay đổi lượng và loại phân bón sử

dụng trong trồng trọt........................................................................................ 102
Bảng 4.26. Nhận thức của hộ điều tra về phát triển sản xuất nông nghiệp theo

định hướng tăng trưởng xanh.................................................................... 105

viii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Nơng Cống, tỉnh Thanh Hóa..................47
Hình 4.1. Mơ hình Vườn – Ao – Chuồng....................................................................... 72
Hình 4.2. Bể biogas áp dụng cho chăn ni nơng hộ........................................... 89
Hình 4.3. Xử lý nước thải chăn nuôi hầm biogas, công nghệ hầm biogas, nước
thải chuồng bị, heo theo mơ hình trang trại......................................... 89
Hình 4.4. Chu trình của thuốc bảo vệ thực vật khi sử dụng.............................. 99

Sơ đồ 4.1. Sự kết hợp giữa bốn nhà trong phát triển sản xuất nông nghiệp
............................................................................................................................................................ 117

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hằng
Tên luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng
tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
Ngành: Phát triển nơng thơn

Mã số: 60 62 01 16

Tên cở sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển sản xuất nông
nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh. Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất
nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Nơng Cống, tỉnh
Thanh Hóa. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp
theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Nơng Cống, tỉnh Thanh Hóa.
Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường phát triển sản xuất nông nghiệp theo
định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp chọn điểm nghiên
cứu; Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp; Phương pháp tham vấn chuyên gia,
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu, Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.

Kết quả chính và kết luận
Đề tài đã hệ thống hóa được một phần cơ sở lý luận và thực tiễn

phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh và
các yếu tố ảnh hưởng… Từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm vận
dụng trong nghiên cứu phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng
tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Nơng Cống, tỉnh Thanh Hóa.
Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng
trưởng xanh trên địa bàn huyện Nơng Cống, tỉnh Thanh Hóa thời gian qua:

Công tác xây dựng kế hoạch hành động được chính quyền tỉnh,
huyện chú trọng quan tâm, với nhiều mục tiêu cụ thể.
-

Công tác tuyên truyền, xây dựng các mơ hình phát triển sản xuất nơng nghiệp

theo định hướng tăng trưởng xanh được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau.

-

Việc triển khai áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất

nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh được thực hiện tương đối tốt.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng
trưởng xanh: nhóm các yếu tố khách quan bao gồm chủ trương, chính sách của tỉnh

x


Thanh Hóa và huyện Nơng Cơng, các yếu tố về cơ sở hạ tầng kỹ; nhóm
các yếu tố chủ quan gồm có nhận thức của người dân và phong tục tập
quán sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương.
Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất nông

nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh, bao gồm: công tác tuyên truyền giáo
dục, nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ, đưa các giống
cây trồng vật nuôi mới vào trong sản xuất, tái sử dụng phụ phẩm và phế thải
nông nghiệp, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Hang
Thesis title: Solutions to develop agricultural production in the direction
of green growth in Nong Cong district, Thanh Hoa province.
Major: Rural development

Code: 60 62 01.16

Educational organization: Vietnam National University of
Agriculture Research Objectives
Contribute to systematize the theoretical and practical basis of agricultural
production development in the direction of green growth. To assess the situation of
agricultural production development in the direction of green growth in Nong Cong
district, Thanh Hoa province. To analyze the factors that affect to agricultural production
development in the direction of green growth in Nong Cong district, Thanh Hoa province.
Thence proposed solutions to strengthen the agricultural production development in the
direction of green growth in the district in the coming time.

Materials and Methods
The study used the following methods: Method of study site selection; The
method of secondary, primary data collection; Method of expert consultation;
Methods of analysis and processing data; Systematization of research indicators.


Main findings and conclusions
The subject has partially systematized of the theoretical and practical
basis of agricultural production development in the direction of green
growth and influencing factors. From there, draw some lessons learned to
apply in research the agricultural production development in the direction
of green growth in Nong Cong district, Thanh Hoa province.
Situation of the agricultural production development in the direction of
green growth in Nong Cong district, Thanh Hoa province in the last time:

Action planning was focused, concerned by provincial and district
government with many detail goals.
The propaganda and construction of the agricultural production development
in the direction of green growth of models were done in many different forms.

-

The implementation of technical progress aimed to develop the

agricultural production in the direction of green growth were done relatively well.
The factors that affect to agricultural production development in the direction

xii


of green growth: Group of objective factors include guidelines and
policies of Thanh Hoa province and Nong Cong district, elements of the
infrastructure; group of subjective factors including people's awareness
and customs of agricultural production of local people.
The research has suggested to develop the agricultural production in

the direction of green growth include: propaganda, education activities,
study on the application of organic farming techniques, put new plant and
animal species into production, reuse of by-products and agricultural
residues, developing infrastructure for agricultural production.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt
Nam đã có những chuyển biến tích cực. Cùng với các ngành cơng nghiệp,
dịch vụ và du lịch thì nơng nghiệp đã góp một phần khơng nhỏ trong sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp
đang dần được nâng cao và cải thiện trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế và không
bền vững do mức độ cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực hiện có,
quy mơ sản xuất nơng nghiệp cịn nhỏ lẻ, manh mún. Vì vậy để phát triển sản
xuất nơng nghiệp cần phải có những định hướng mới hơn để nâng cao được
chất lượng cuộc sống người dân cũng như tăng tỉ trọng GDP của đất nước.
Với xu hướng hội nhập và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
nông nghiệp, thời gian qua Việt Nam đã và đang có những bước tăng trưởng
kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường (tăng trưởng xanh). Cùng với đó, Việt
Nam và các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với một tình hình chung,
đó là các thách thức do hậu quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội
xảy ra liên tiếp. Đồng thời, bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng có nhiều diễn
biến phức tạp, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Đứng trước những
thách thức này, Tăng trưởng xanh được coi là một chương trình tồn diện,
tạo ra hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế, hướng tới phục hồi và
bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, nuôi dưỡng cuộc sống của con người và giảm

thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Chính vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới
đang tiếp cận theo xu hướng mới này nhằm hướng tới phát triển bền vững.
Tại Việt Nam, thời gian qua, Chính phủ cũng đã hiện thực hóa mục tiêu tăng
trưởng xanh thông qua phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, kế
hoạch quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020. Trong đó, nhấn mạnh
quan điểm "Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính
quyền, các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội". Ngoài ra,
chiến lược cũng xác định mục tiêu "Khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử
dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị tăng cao, hạn chế, tiến tới xóa bỏ
những ngành sử dụng lãng phí tài ngun thiên nhiên, gây ô

1


nhiễm môi trường, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh mới". Có
thể nói, đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để các ngành kinh tế phát
triển hướng đến tăng trưởng xanh. Điều này đã làm cho nơng nghiệp phát
triển theo một xu hướng hồn tồn mới, vừa nâng cao được giá trị sản phẩm
tạo ra, vừa đảm bảo chất lượng mơi trường trong quá trình sản xuất.
Huyện Nơng Cống, tỉnh Thanh Hóa cơ bản đang là huyện thuần nông,
công nghiệp, dịch vụ đang dần phát triển. Nhằm triển khai kế hoạch hành
động Quốc gia theo hướng tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020 của Thủ
Tướng chính phủ theo quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014, quyết định
4162/QĐ-UBND về phê duyệt đề cương kế hoạch hành động và Quyết định số
359/QĐ-UBND ngày 28/01/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt kế
hoạch hành động thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh tỉnh Thanh Hóa đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030, huyện Nông Cống đã và đang tổ chức
thực hiện các hoạt động nhằm hướng tới tăng trưởng xanh trong nhiều lĩnh
vực, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Mặc dù vậy, việc phát triển
sản xuất nông nghiệp của huyện theo định hướng tăng trưởng xanh cũng

gặp rất nhiều khó khăn thách thức do thói quen canh tác khơng khoa học,
lạm dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt, việc quản lý
chất lượng đầu vào của ngành chăn ni cịn hạn chế, ô nhiễm môi trường
trong chăn nuôi. Mặt khác việc tiếp cận mục tiêu tăng trưởng xanh trên địa
bàn huyện mới chỉ diễn ra trong thời gian ngắn gây khó khăn trong cơng tác
triển khai thực hiện. Vì vậy, làm thế nào để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
phát triển theo định hướng tăng trưởng xanh là vấn đề đã và đang thu hút sự
quan tâm của các cấp các ngành trong huyện. Chính vì vậy tơi lựa chọn đề
tài nghiên cứu: “Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng
tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Nơng Cống, tỉnh Thanh Hóa” để góp
phần phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp theo định
hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Nơng Cống, tỉnh Thanh Hóa;
từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường phát triển sản xuất nông nghiệp
theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển
sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh.
-

Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp theo định

hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Nơng Cống, tỉnh Thanh Hóa.

-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp theo

định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Nơng Cống, tỉnh Thanh Hóa.

-

Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường phát triển sản xuất nông nghiệp

theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp,
tập trung vào các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi theo định hướng
tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Nơng Cống, tỉnh Thanh Hóa.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Về nội dung
+
Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nơng
Cống.

+
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông
nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh.
+
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất
nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh.
1.3.2.2. Về không gian

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt,
chăn nuôi) theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Nông Cống.

1.3.2.3. Về thời gian
+
Dữ liệu thứ cấp của đề tài được thu thập trong 3 năm (2014
– 2016)
+
Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu thu thập trong 2 năm (2016
– 2017)

+
Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài từ tháng 9/2016 đến
10/2017.

1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận giải và phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông
nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh, làm rõ các hoạt động nhằm phát triển


3


sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh.
Đánh giá thực trạng tình hình phát triển sản xuất nơng nghiệp theo
định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Nơng Cống, phân tích
những thuận lợi và khó khăn của từng mơ hình sản xuất nơng nghiệp
theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn hiện nay. Mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến sự phát triển nông
nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh của huyện Nông Cống.

Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo định
hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Nơng Cống trong thời gian tới,
trong đó tập trung vào các giải pháp nhằm khác phục những tồn tại, vướng
mắc, khắc phục những khó khăn làm ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện.

1.5. KẾT CẤU NỘI DUNG LUẬN VĂN
Kết cấu nội dung luận văn bao gồm các phần sau:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông
nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh
Phần 3: Phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu
Phần 5: Kết luận và kiến nghị.

4


PHẦN 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm tăng trưởng xanh
Khái niệm “tăng trưởng xanh” lần đầu tiên được đề cập trên tờ Economist
ngày 27 tháng 1 năm 2000 và bắt đầu được sử dụng rộng rãi qua forum Davos.
Sau đó khái niệm này được đưa ra và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ tại hội
nghị của Uỷ ban Liên hợp quốc về kinh tế và xã hội khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương (UNESCAP) năm 2005. Đặc biệt trong tuyên bố hội nghị các bộ trưởng
của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD ngày 24 tháng 6 năm 2009 cũng
bao gồm những nội dung của Tăng trưởng xanh. Như vậy trước những bất ổn
về môi trường, thế giới cùng các nền kinh tế lớn đã triển khai sáng kiến “Tăng

trưởng xanh” với nhận định đó là sự lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển bền
vững của các quốc gia, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định, vừa làm dịu
những căng thẳng của thiên nhiên, ngăn chặn chảy máu tài nguyên và tạo nên
bùng nổ việc làm trong thế kỷ XXI.

Chưa có định nghĩa thống nhất về “Tăng trưởng xanh”. Tuy nhiên,
dựa trên quan điểm môi trường là một hệ thống các tài nguyên có giới
hạn và có năng lực tự điều chỉnh và tự tái tạo thì “Tăng trưởng xanh” nói
đến việc tạo dựng một hệ thống kinh tế phản ánh sự tích hợp giữa các hệ
sinh thái và đảm bảo khả năng phục hồi của các hệ thống hỗ trợ sự sống.
Theo Chương trình Mơi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP): "Tăng
trưởng xanh" là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mơ
hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp
tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng
ta phụ thuộc vào, cho thế hệ này cũng như cho những thế hệ mai sau.

Hay tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi
mơ hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so
sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua
việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở
hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát
thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm
nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.

5


Nếu dựa trên niềm tin rằng, văn hoá và giá trị của con người là các
nguồn lực quý giá nhất thì “Tăng trưởng xanh” là một hệ thống tăng
trưởng kinh tế sung túc, bền vững cần được tạo ra để đảm bảo mọi thành

viên của cộng đồng đều có khả năng tiếp cận những chuẩn mực sống căn
bản và đầy đủ, cũng như các cơ hội phát triển của bản thân và xã hội.
“Tăng trưởng xanh” hay còn gọi là “Tăng trưởng sạch”, là sự phát triển kinh
tế theo chính sách có định hướng là thị trường, nền tảng là các nền kinh tế truyền
thống, mục tiêu là sự hoà hợp của kinh tế và môi trường, sinh thái. Động lực mới
của Tăng trưởng xanh là bảo vệ môi trường, phát triển cơng nghệ sản xuất sạch,
nhanh chóng đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững. Cũng có thể hiểu rất đơn
giản “Tăng trưởng xanh” là những hoạt động kinh tế, đặc biệt là sản xuất thân thiện
với môi trường và phát triển năng lượng sạch. Sản phẩm của nó có thể là các tồ
nhà được xây dựng với các vật liệu ít gây ơ nhiễm hơn, tiết kiệm nhiên liệu trong
quá trình sử dụng và có thể tự tạo nhiên liệu; có thể là các sản phẩm sinh học (thực
phẩm, mỹ phẩm, quần áo,…) chống ô nhiễm môi trường (hệ thống xử lý nước thải,
rác,…), ngành giao thông vận tải (xe tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng các nhiên liệu
thiên nhiên nắng, gió, mặt trời,…), tất cả các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và
các ngành khác phù hợp với tiêu chí “sản phẩm xanh”.

Bản chất của tăng trưởng xanh là mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường.

Tăng trưởng xanh 1 (Kinh tế -> Môi trường) có nghĩa là tăng
trưởng kinh tế khơng làm hại đến môi trường và Tăng trưởng xanh
2 (Môi trường -> Kinh tế) có nghĩa là mơi trường được bảo tồn có
thể tạo điều kiện tăng trưởng mới cho kinh tế (Vũ Anh Dũng, 2011).
Tăng trưởng xanh 1 (Kinh tế -> Môi trường): Tăng trưởng kinh
tế mà không làm suy thoái môi trường.
Tăng trưởng xanh 1 theo đuổi sự tăng trưởng kinh tế không
làm suy thoái môi trường dựa trên việc tối đa hoá hiệu quả sử dụng
tài nguyên thiên nhiên trong khi giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tăng trưởng kinh tế mà khơng làm suy thoái mơi trường là mục tiêu
chính sách đã được nhấn mạnh bởi OECD kể từ năm 1990.
Thực chất ô nhiễm môi trường không tự động giảm khi phát

triển kinh tế nhưng nó có thể đạt được với ý chí chính trị của Chính
phủ và những nỗ lực đáp ứng nhu cầu của người dân mỗi nước.

6


Tăng trưởng xanh 2 (Môi trường -> Kinh tế): Tăng trưởng kinh
tế mà sử dụng môi trường như một động cơ tăng trưởng mới.
Tăng trưởng kinh tế sử dụng công nghệ xanh, các ngành công
nghiệp xanh, thân thiện với môi trường. Công nghệ xanh được coi
là điểm mấu chốt nhất cho tăng trưởng xanh vì những hiệu quả sinh
thái của nó trong sản xuất các sản phẩm, giảm tiêu thụ năng lượng
và giảm thiểu các chất ô nhiễm và chất thải trong tiêu thụ sản phẩm.
2.1.1.2. Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử
dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi
làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực
phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp (Phạm Quốc Trí, 2014).

a. Phát triển sản xuất nơng nghiệp
* Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp gắn liền với nơng thơn, quá trình sản xuất gắn liền với thiên
nhiên, với môi trường và gặp nhiều rủi ro, đặc biệt với nước chưa phát triển,
khoa học kỹ thuật, kỹ thuật canh tác cịn lạc hậu, trình độ lao động thấp.

Người nông dân vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu thụ sản
phẩm của chính họ làm ra. Do đó, tính phối hợp liên ngành như cung
ứng vật tư, chế biến, tiêu thụ sản phẩm còn ở mức thấp, đóng góp từ
khu vực nơng nghiệp vào thu nhập quốc dân chưa cao và bất ổn định.


* Vai trò, vị trí của sản xuất nơng nghiệp
Nơng nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế,
đặc biệt đối với các nước đang phát triển do các nước này đa số
người dân sống dựa vào nghề nông.
Nông nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế. Do
đó cần có các chính sách hợp lý để thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp.
Nơng nghiệp cịn là ngành cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến. Phát triển nơng nghiệp một cách tồn diện nhằm
tích lũy cho cơng nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp - Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

7


+

Đất đai: Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong nông nghiệp;

cây trồng – vật nuôi là đối tượng sản xuất trong nơng nghiệp. Chính vì thế, nhân
tố quan trọng hàng đầu đối với sản xuất nông nghiệp là đất đai rồi mới đến khí
hậu và nguồn nước. Đất đai ảnh hưởng quyết định đến quy mô, cơ cấu và phân
bố nông nghiệp (đặc biệt với ngành trồng trọt) (Phạm Quốc Trí, 2014).

Đất sản xuất nơng nghiệp ở nước ta có hai nhóm chính là đất feralit
và đất phù sa. Tùy theo các nhân tố, điều kiện hình thành và sự tác động
của con người mà các loại đất trên có sự phân hóa khác nhau.
+

Khí hậu: nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, khí hậu nước ta


cơ bản là nhiệt đới. Nhưng do hình thể trải dài theo chiều vĩ tuyến ở rìa Đông
Nam của lục địa châu Á. Từ đèo Hải Vân trở ra chịu ảnh hưởng của khối khơng
khí lạnh cực đới, từ đèo Hải Vân trở vào nóng quanh năm với một mùa khơ và
một mùa mưa. Tính chất nhiệt đới làm cho tổng lượng bức xạ mặt trời lớn, chế
độ mưa phong phú (1.500 – 2.000 mm/năm) (Phạm Quốc Trí, 2014).

Khí hậu nước ta lại có sự phân hóa đa dạng theo chiều Bắc –
Nam, theo mùa và theo độ cao. Ở miền Bắc có khí hậu nhiệt đới, ẩm,
gió mùa với một mùa Đơng lạnh. Ở vùng núi cao có sương giá và rét
đậm. Ở miền Nam khí hậu nhiệt đới điển hình với một mùa khơ và mùa
mưa. Ở miền Trung là nơi giao thoa khí hậu giữa hai miền Nam – Bắc.
Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp: việc cung cấp
lượng bức xạ lớn, nguồn ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt phong phú cho
cây trồng phát triển quanh năm và cho năng suất cao. Độ ẩm khơng khí
cao, lượng mưa dồi dào cho phép cây trồng có sức tái sinh mạnh mẽ,
thúc đẩy nở hoa, kết trái. Cũng trong điều kiện nóng - ẩm còn giúp cho
cây ngắn ngày tăng thêm từ 1 – 2 vụ/năm; đối với cây dài ngày có thể khai
thác nhiều đợt, nhiều lứa/năm. Do các đặc trưng của khí hậu nước ta, đã
tạo điều kiện để bố trí một tập đồn cây trồng – vật ni đa dạng bao gồm
cả nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới với hệ sinh thái phát triển bền vững.

mỗi vùng khí hậu lại có sự tác động khác nhau đến sản xuất
nơng nghiệ:
ở phía bắc đèo Hải Vân với sự nhiễu loạn về thời tiết đã tạo cho nửa phần phía Bắc
nước ta một hệ sinh thái cực đoan giữa 2 mùa nóng – lạnh, ở đây thích hợp hơn cả
là các cây ngắn ngày và cây ngày ngắn; đối với cây dài ngày và cây lâu năm, nên
chọn cây trồng có biên độ sinh thái rộng của vùng cận nhiệt thì mới cho

8



năng suất cao. Ở phía nam đèo Hải Vân: nền sinh thái ổn định hơn về thời
tiết, về nhịp điệu mùa cũng như nền nhiệt ẩm, điều này cho phép nền
nơng nghiệp có tính chất ổn định hơn, sự phân hóa cây trồng ở đây chỉ
đơn thuần là phân theo loại đất từ cây hàng năm đến cây lâu năm.
Trở ngại của khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa đến sản xuất nơng nghiệp:
tính chất biến động và sự phân hóa về khí hậu đã dẫn đến các tai biến thiên
nhiên như bão, lũ, khô hạn trong những năm gần đây có chiều hướng gia
tăng; độ ẩm khơng khí lớn cũng là điều kiện sâu bệnh lây lan và phát triển.
+

Nguồn nước: nằm trong vùng nhiệt đới, vì vậy nước ta có nguồn nước khá

dồi dào, nhưng các hệ thống sơng lớn đều bắt nguồn từ nước ngồi: sơng Hồng từ
Trung Quốc, sông Mã, sông Cả từ Lào, sông Cửu Long từ Mianma; nếu như ở
thượng nguồn việc sử dụng khơng hợp lý sẽ nằm ngồi tầm kiểm soát của nước ta.
Lượng mưa trung bình năm khá lớn càng làm cho nguồn nước trên các sông của
Việt Nam thêm phong phú. Đối với sản xuất nông nghiệp, nước rất cần

thiết, ông cha ta đã khẳng định “Nhất nước, nhì phân”; với mức tiêu thụ nước
3

trong nông nghiệp khoảng 6 tỷ m thì về nguyên tắc chỉ cần khai thác 10 – 15%
trữ lượng nước là đủ cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Mạng lưới sơng ngịi
phân bổ rộng khắp và khá dày đặc, các hệ thống sông lớn lại bao phủ tồn bộ
các vùng nơng nghiệp trù phú. Ngồi việc cung cấp nước cho sản xuất nơng
nghiệp, sơng ngòi còn cung cấp lượng phù sa lớn (Phạm Quốc Trí, 2014).

Hạn chế: tuy tài nguyên nước phong phú nhưng phân bổ không đều cả

về thời gian và không gian. Vào mùa lũ, lượng nước chiếm tới 70 – 80%, mùa
kiệt chỉ 20 – 30% tổng lượng nước. Đây là một khó khăn rất lớn đối với nền
nơng nghiệp, để hạn chế việc thiếu và dư thừa nước phải xây dựng các cơng
trình thủy lợi để chủ động tưới – tiêu nước. Ngồi ra, chất lượng nước ở một
số sơng, hồ nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng; ở các khu vực ven biển,
nước mặn có chiều hướng lấn sâu vào đất liền, điều này lại càng khó khăn
hơn đối với Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô.

- Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội
+

Nguồn lao động: trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, lực

lượng lao động nước ta vẫn tập trung nhiều trong khu vực nông nghiệp và mức
độ tập trung sẽ còn cao hơn nữa khi các ngành kinh tế khác chỉ thu hút lao động
trong các đô thị và lao động có trình độ chun mơn – kỹ thuật. Trong nông

9


nghiệp, tình trạng phân cơng lao động diễn ra chậm chạp, mặc dù trong những
năm gần đây lao động trong nơng nghiệp có chiều hướng giảm về tỷ trọng,
nhưng vẫn cịn cao. Số dân nước ta đơng, gia tăng cịn lớn, vì vậy, nguồn lao
động dồi dào và thường xuyên được bổ sung, chất lượng cũng đã được nâng
lên; tuy chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới, song nó vẫn được coi là nhân
tố quan trọng để phát triển nông nghiệp cả theo chiều rộng và chiều sâu.
Nguồn lao động cũng là một khó khăn cho nơng nghiệp, số lao động hàng
năm tăng với nhịp độ nhanh, phần lớn lại là lao động phổ thông, kỹ thuật thấp đã
làm nóng thêm tình hình việc làm ở khu vực này. Mặt khác, nguồn lao động sử
dụng chưa hợp lý, phân bố cũng không đều giữa các ngành và các vùng (tập

trung quá đông ở 2 đồng bằng) và chủ yếu lại ở trong ngành trồng trọt.
Về trình độ tiếp thu kỹ thuật thì lực lượng lao động (nhất là lao động trẻ) trong
nơng nghiệp có đủ sức đón nhận các chương trình khuyến nơng, có kinh nghiệm
thâm canh trong sản xuất nông nghiệp. Như vậy, nguồn lao động với tính chất 2 mặt
của nó đã tạo ra cả những thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất nơng nghiệp.
+

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật: về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ

sản xuất nơng nghiệp bước đầu đã được hình thành và hoàn thiện. Một trong nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu là thủy lợi hóa. Vấn đề tưới – tiêu về cơ bản đã được giải
quyết ở các vùng đồng bằng. Hệ thống đồng ruộng đã được cải tạo đảm bảo cho
việc thâm canh, cơ giới hóa. Cơng tác phịng trừ dịch bệnh cho cây trồng

– vật ni được triển khai có thể nhanh chóng dập tắt các nguồn gây
bệnh. Các loại giống mới cho năng suất cao đã dần dần thay thế các
giống cũ. Bước vào thời kỳ CNH – HĐH, nền nông nghiệp được tăng
cường đáng kể: thủy lợi, điện, phân bón, vật tư nơng nghiệp, cơ giới hóa,
nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được đưa vào sản xuất tạo ra bước
chuyển biến mới về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nông nghiệp.
Về cơ sở hạ tầng và dịch vụ nơng thơn cũng có nhiều tiến bộ. Nếu xét theo
từng vùng, thì ở vùng núi của Trung du – miền núi phía Bắc và Tây Nguyên một số
chỉ tiêu thấp hơn các vùng khác, ở đồng bằng sông Hồng các chỉ tiêu đều đạt ở mức
cao và đồng đều, vì đây là khu vực được khai thác sớm nhất, có trình độ phát triển
tốt. Ở đồng bằng sông Cửu Long vào loại thấp do sự thuận lợi và khó khăn về giao
thơng đường sơng, kênh rạch tại địa bàn này. Ở miền Trung, cơ sở hạ tầng nơng
thơn cịn yếu, trong khi những tuyến liên hệ cơ bản đều do Trung ương trợ giúp.

10



×