Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng công tác thống kê trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.04 KB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

́

́

NGUỴ KHĂC CHIÊN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC THỐNG KÊ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.


Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019
Tác giả luận văn

Ngụy Khắc Chiến

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố
gắng của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động
viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực
hiện luận văn thạc sĩ.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đếnPGS.TS. Mai Thanh Cúc
người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành luận văn
này. Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến tồn thể q thầy cơ trong khoa Kinh
tế & PTNT, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình truyền đạt những kiến thức
quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình học tập
nghiên cứu và cho đến khi hồn thành luận văn thacc̣sỹnày.
Tơi chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến Chi cục Thống kê huyện Tân Kỳ, tỉnh
Nghệ An đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời
gian nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh, chị và các bạn
đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh./.

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019
Tác giả luận văn


Ngụy Khắc Chiến

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục biểu đồ, sơ đồ........................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................. viii
Thesis abstract............................................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 2

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 2

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.5.

Ý nghĩa khoa học và đóng góp của luận văn.......................................................... 3

1.5.1.

Về lý thuyết.................................................................................................................. 3

1.5.2.

Về thực tiễn.................................................................................................................. 3


Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................ 4

2.1.1.

Một số khái niệm, lý thuyết có liên quan................................................................ 4

2.1.2.

Nội dung nghiên cứu nâng cao chất lượng công tác thống kê ........................... 12

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thống kê ................................... 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................... 21

2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác thống kê của Việt Nam...............21

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tân Kỳ trong nâng cao chất lượng công

tác thống kê............................................................................................................... 24

2.2.3.

Những nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................................. 24

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 26
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................. 26

iii


3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên..................................................................................................... 26

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội........................................................................................... 29

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 42

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin............................................................................. 42

3.2.2.


Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu......................................................... 43

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................. 44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận....................................................................... 47
4.1.
Thực trạng chất lượng công tác thống kê trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh Nghệ
An................................................................................................................................ 47
4.1.1.

Bô m
c̣ áy tổ chức hoạt động chuyên môn thống kê ............................................... 47

4.1.2.

Thực trạng công tác thống kê tại huyện Tân Kỳ.................................................. 49

4.1.3.

Thực trạng chất lượng công tác báo cáo thống kê............................................... 51

4.1.4.

Thực trạng chất lượng công tác tổng hợp thống kê............................................. 52

4.1.5.

Thực trạng chất lượng cơng tác phân tích số liệu thống kê ............................... 53


4.1.6.

Thực trạng công tác truyền tải thông tin thống kê............................................... 55

4.1.7.

Thực trạng công tác lưu trữ thông tin thống kê................................................... 56

4.1.8.

Đánh giá chung về chất lượng công tác thốngkê trên địa bàn huyện Tân Kỳ,
tỉnh Nghệ An............................................................................................................. 57

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lươngc̣ cơng tác thống kê ..................................... 69

4.2.1.

Chính sách của Đảng và Nhà nước về Thống kê................................................. 69

4.2.2.

Phương pháp thống kê............................................................................................. 70

4.2.3.

Đôịngũlàm công tác chuyên môn thống kê.......................................................... 71


4.2.4.

Đối tươngc̣ sử dụng thông tin thống kê................................................................... 72

4.2.5.

Cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác thống kê..................................................... 73

4.3.

Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thống kê trên địa

bàn huyện Tân Kỳ.................................................................................................... 74
4.3.1.

Định hướng phát triển.............................................................................................. 74

4.3.2.

Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thống kê .................................... 75

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 90
5.1.

Kết luận...................................................................................................................... 90

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 91


Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 94
Phụ lục....................................................................................................................................... 95

iv


Chữ viết tắt
AFTA
CBCC
DT-NS-SL
HĐND
IMF
KTXH
MTQG
NSNN
PP

QLTT
SXKD
TCTK
UBND
WB
WTO
XNK
TN&MT

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Tân Kỳ năm 2018.................................... 28
Bảng 3.2. Tıǹ h hıǹ h kinh tế - xã hội giai đoaṇ2016-2018............................................... 30
Bảng 3.3. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 hécta đất trồng trọt ..................................... 32
Bảng 3.4. Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây ........................................... 33
Bảng 3.5. Dân số, lao động vàviệc làm của huyện Tân Kỳqua các năm .......................34
Bảng 3.6. Phân nhóm và phân bổ số lượng mẫu điềutra khảo sát .................................. 43
Bảng 4.1. Số lượnǵobacáo thống kê trên đi c̣a bàn huyê nc̣ Tâǹ(BıKỳnh quân năm) .. 50
Bảng 4.2. Tı̀nh hı̀nh thưcc̣hiêṇbáo cáo của Chi cucc̣năm 2018.......................................... 51
Bảng 4.3. Số lượng báo cáo tổng hợp của Chi cục năm 2018 ......................................... 53
Bảng 4.4. Số lượng báo cáo phân tích của Chi cục năm 2018........................................ 54
Biểu 4.5. Tính kịp thời và mức độ hài lịng về thơng tin thống kê............................... 56
Biểu 4.6. Tình hình lưu trữ thơng tin của chi cục thống kê năm 2018 .........................57
Bảng 4.7. Tı̀nh hı̀nh thưcc̣hiêṇcác cuộc điều tra của Chi cucc̣năm 2018 .......................... 62
Bảng 4.8. Tổng hợp nội dung và phân bố mẫu điềurat chất lượng thông tin thống kê
trên địa bàn huyện............................................................................................... 63
Bảng 4.9. Số lượng báo cáo thống kê cấp xã thực hiện trong năm 2018 ......................71
Bảng 4.10. Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác thống kê trên địa bàn
huyện Tân Kỳ(2016 - 2018).............................................................................. 72
Biểu 4.11. Tình hình sử dụng số liệu thống kê................................................................... 73
Bảng 4.12. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ hụcp vụ hoạt động chuyên môn thống
kê tại Chi cục Thống kê huyện Tân Kỳ(2016 - 2018)................................... 74

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Giá trị sản xuất huyện Tân Kỳ giai đoaṇ2016-2018 .................................... 31
Sơ đồ 4.1.

Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục Thống kê huyện Tân Kỳ............................ 47


Biểu đồ 4.1. Năng suất một số cây trồng hàng năm qua các năm 2016, 2017, 2018 . . .54

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngụy Khắc Chiến
Tên luận văn: "Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thống kê trên địa bàn
huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An".
Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu có mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng chất lượng công tác
thống kê trên địa bàn huyện Tân Kỳ giai đoạn 2016 - 2018, từ đó đề xuất giải pháp
nâng cao chất lượng công tác thống kê trên địa bàn huyện Tân Kỳ giai đoạn tới.
Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp như: Phương pháp tiếp cận
(Tiếp cận hệ thống, tiếp cận chuyên môn, phương pháp chọn điểm nghiên cứu); Phương
pháp thu thập thông tin (Thông tin thứ cấp, thông tin sơ cấp); Phương pháp phân tích
(Thống kê mơ tả, thống kê so sánh, phương pháp cho điểm, chấm điểm bình quân) ...

Kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lươngc̣ công tác thống kê trên địa
bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An”. Đã làm rõ khung lý thuyết về nâng cao chất lượng
công tác thống kê gồm các khái niệm, đặc điểm, quy trình, nội dung và yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng công tác thống kê. Nghiên cứu đã tổng quan kinh nghiệm nâng

cao chất lượng công tác thống kê và rút ra một số bài học cho huyện Tân Kỳ, tỉnh
Nghệ An trong nâng cao chất lượng công tác thống kê thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những năm qua chất lượng công tác thống kê
trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An đã đạt được như sau: Từng bước đổi mới
công tác thống kê trên địa bàn huyện khá chặt chẽ, chất lượng số liệu ngày càng nâng
cao; số liêụdo ngành cung cấp đã đáp ứng yêu cầu bảo đảm phục vụ công tác quản lý,
xây dựng qui hoạch, kế hoạch và phục vụ cho việc đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch, mục tiêu của địa phương đề ra, ngành thống kê huyêṇTân Kỳ,tỉnh Nghệ An
từng bước đổi mới cả về nội dung, hình thức và đặc biệt chú trọng từng bước nâng cao
chất lượng số liê uc̣ thống kê kinh tế - xã hội.
Tuy chất lượng công tác thống kê trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An đã đạt
được những kết quả cao hơn trước. Song vẫn còn tồn tại một số hạn chế làm ảnh hưởng
đến chất lượng công tác thống kê như: Số liêụthống kê một số ngành, lĩnh vực chưa

viii


thật đầy đủ, nhất là một số chỉ tiêu mà các cấp, các ngành đang quan tâm nhưng chưa
được thực hiện như các chỉ tiêu phản ánh về năng suất, sản lượng, hiệu quả, các nhóm chỉ
tiêu phản ánh nguồn lực, kết quả sản xuất kinh doanh, các nhóm chỉ tiêu về xã hội; Chất
lượng số liêụđầu vào từ một số cuộc điều tra thống kê chưa cao; Độ tin cậy của một số chỉ
tiêu chưa cao, một số chỉ tiêu có số liệu cịn chưa thống nhất cao giữa ngành thống kê,
giữa thống kê cấp tỉnh với các cấp dưới với các ngành khác; Một số chỉ tiêu ngành Thống
kê chưa thẩm định được khi các ngành công bố như: Số người được giải quyết việc làm
trong năm, tỉ lệ hộ đói nghèo, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng; Nội dung các báo
cáo phân tích cịn nặng về mơ tả, thiếu những nhận định, đánh giá và dự báo ngắn hạn và
dài hạn bằng các phương pháp khoa học thống kê qua số liệu cụ thể; Cịn có hiện tượng
chồng chéo, chưa thống nhất về một số chỉ tiêu giữa cơ quan thống kê địa phương và các
ngành; Hoạt động phổ biến sốliêụthống kê qua trang Thơng tin điện tử của ngành cịn
chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của người sử dụng số liêụ…

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thống kê trên địa bàn huyện Tân Kỳ,
tỉnh Nghệ An: Chính sách của Đảng và Nhà nước; Phương pháp thống kê; Cơ sở vật chất
kỹ thuật đảm bảo cho công tác thống kê; Người làm công tác thống kê; Người sử dụng số
liệu thống kê … Trong các yếu tố này, yếu tố người làm công tác thống kê là quan trọng
nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chất lượng công tác thống kê.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
công tác thống kê trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An được đề xuất như sau:
Hoàn thiện phương pháp thống kê; Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng thống
kê theo sáu tiêu thức; Hồn thiện mơi trường pháp lý nhằm nâng cao chất lượng công
tác thống kê; Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thống kê với các cơ quan có liên
quan; Tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ của
ngành Thống kê; Tăng cường đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của ngành
thống kê.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguy Khac Chien
Thesis title: Solution to improve the quality of statistical activities in Tan Ky district,
Nghe An province.
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
This study aims to assess the status of statistical activities, thereby propose
solutions to improve the quality of statistical activities in Tan Ky district, Nghe An

province in the future.
Materials and Methods
The main research approachs used in this thesis are system approach,
professional approach and some research methods are also used as information
collection method (secondary information, primary information); Analysis method
(Descriptive statistics, comparative statistics, scoring method, average score) ...
Main findings and conclusions
The study clearly articulates the concepts, characteristics, processes, contents
of statistical activities' quality and factors affecting the quality of statistical activity. At
the same time, the study has reviewed the experience of improving the quality of
statistical activities and drawn some lessons for Tan Ky district, Nghe An province.
The research results shew that, the quality of statistical activities in Tan Ky
district, Nghe An province has been achieved some good results as follows: Step by
step renovating the strictness of statistical activity in the district, the quality of data is
increasing; The data provided by the sector has met the requirements of ensuring
management, planning, planning and serving for the assessment of the implementation
of plans and objectives of the local goverment. Statistics in Tan Ky district, Nghe An
province have been gradually renovated both in terms of content and form, especially
focused on step by step improving the quality of socio-economic statistics.
Although the quality of statistics in Tan Ky district, Nghe An province has achieved
higher results than before. However, there are some limitations such as: Statistics of some
sectors and fields are not really complete, especially some indicators that are concerned by
all of local sectors but mind not yet implemented as indicators of productivity, output,
efficiency, groups of indicators about resources, business results,

x


and social indicators; The quality of input data from some statistical surveys is not good;
The reliability of some indicators is not high, some indicators have not matched between

provincial statistics and lower levels and other sectors; Some indicators of the statistics
have not been appraised before announced such as: Number of people getting jobs in the
year, the rate of poor households, the rate of malnourished children under 5 years old; The
content of analytical reports still forcus on description, lack of short-term and long-term
evaluations and forecasts by statistical scientific methods through specific data; There is
also a phenomenon of overlap, not agreement on some indicators between local statistical
agencies and other sectors; the publiccation of statistics results on the webside still slowly,
not meeting the requirements of data users ..

There are alot of factors affecting above situation in Tan Ky district, Nghe An
province but the main ones are the statistical activities is not synchronized; Role of
commune statistics isn't good; Material and technical facilities not ensure for statistical
activities. In these factors, the statistical staffs is most importance and directly effect to
the quality of statistical activities.
On the basis of the evaluating the situation and analying some effecting factors,
the thesis promoted some solutions to improve the quality of statistical activities in
Tan Ky district, Nghe An province as follows: Perfecting the method of statistics;
Strengthening management and improve statistical quality according to six criterias;
Completing the legal environment to improve the quality of statistical activities;
Improving coordination between statistical agencies and relevant agencies;
Recruitment and training to improve professional qualifications for statistical officers;
Increasing investment and building material and technical bases of statistics.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tân Kỳ là huyện miền núi phı́a tây của tỉnh Nghệ An, địa hình bị chia cắt bởi
các dãy núi, khối núi và hệ thống sơng suối lớn nhỏ. Tính chung tồn huyện, diện

tích đồi núi chiếm tới 80% tổng diện tích đất tự nhiên. Quan sát trên bản đồ địa lý
tự nhiên huyện Tân Kỳ và qua khảo sát thực địa cho thấy, núi đồi cao thấp lớn nhỏ
bao quanh tất cả các xã, thị trấn, trên địa bàn huyện, tạo thành những vòng cung
lớn, vẽ nên một dạng địa hình lịng chảo, mang tính đặc thù của địa bàn miền núi
mà ta thường gặp khi đi lên miền tây Nghệ An.
Chi cục Thống kê cấp huyện đóng vai trị rất quan trọng trong công tác của
ngành thống kê, chi cục thống kê cấp huyện là cơ quan thống kê ở địa phương. Đối
với ngành thống kê công tác thu thập thơng tin rất quan trọng nó là sản phẩm đầu
vào và quyết định đến chất lượng thông tin thống kê, hiện nay công tác thu thập
thông tin chủ yếu được thống kê cấp huyện triển khai thực hiện.
Hàng năm, nhằm phục vụ công tác đánh giá, dự báo và hoạch định chiến lược
và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Thống kê huyện Tân
kỳ, tỉnh Nghệ An đã thu thập, tổng hợp và cung cấp cho các cấp lãnh đạo, đáp ứng
nhu cầu của người dùng tin.
Phân tích và dự báo thống kê phục vụ việc xây dựng, đánh giá thực hiện chiến
lược, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, làm rõ các đặc trưng của hiện
tượng kinh tế - xã hội; sự thay đổi và các yếu tố ảnh hưởng, vai trò và tác động qua lại
của từng yếu tố đối với hiện tượng theo thời gian và không gian. Dự báo thống kê
nhằm đưa ra xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội của huyện.

Trong những năm gần đây, số lượng các cuộc điều tra diễn ra nhiều, lươngc̣
thông tin thu thập lớn. Tuy nhiên, công tác phối hợp chưa đươcc̣khoa học và đồng
bộ, Phương pháp thống kê một số chuyên ngành còn chậm cải tiến dẫn tới việc
thiếu chỉ tiêu hoặc thiếu số liêụthống kê một số lĩnh vực; Đội ngũ cán bộ cơng
chức cịn thiếu... Do đó, đểđáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dùng
tin, ngành thống kê cần nhanh chóng nâng cao chất lượng cơng tác thống kê.
Qua tı̀nh hı̀nh thưcc̣ tếcấp thiết trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Giải pháp
nâng cao chất lượng công tác thống kê trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ
An”.


1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công
tác thống kê trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tıı̉nh Nghê c̣ An, từ đó đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng công tác thống kê trên địa bàn huyện giai đoạn tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lươngc̣ công tác

thống kê.
- Đánh giá thực trạng và phân tı́ch các yếu tố ảnh hưởng đến chất lươngc̣ công

tác Thống kê trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tıı̉nh Nghê c̣An.
- Đề xuất môṭsốgiải pháp nâng cao chất lượng công tác thống kê trên địa bàn

huyện Tân Kỳ, tıı̉nh Nghê c̣An giai đoạn tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến công
tác thống kê trên địa bàn huyện Tân Kỳ:
- Thực trạng chất lượng công tác thống kê trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tıı̉nh

Nghê c̣An thời gian qua diễn ra như thế nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác thống kê trên địa

bàn huyện Tân Kỳ, tıı̉nh Nghê A
c̣ n trong giai đoạn 2016 - 2018?
- Để nâng cao chất lượng công tác thống kê ở huyện Tân Kỳ thời gian tới cần


đề xuất những giải pháp gì?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Những vấn đềlý luận và thực tiễn về công
tác thống kê cấp huyện.
Đối tượng khảo sát: Người cung cấp thông tin, người sử dụng thông tin, và
người làm công tác thống kê.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu công tác Thống kê trên đi c̣a bàn huyện Tân Kỳ,
tıı̉nh Nghê A
c̣ n.
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng về công tác thống kê từ năm 2016 đến

2


năm 2018; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác thống kê
đến giai đoạn tới.
Số liệu thứ cấp thu thập báo cáo trong giai đoạn 2016 - 2018, số liệu sơ cấp
thực hiện điều tra phản ánh nội dung của năm 2018.
Về nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn trong công
tác thống kê ở huyện Tân Kỳ, tıı̉nh Nghê c̣An. Đặc biệt, nghiên cứu tập trung đánh
giá thực trạng chất lượng thông tin thống kê, các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải
pháp nâng cao chất lượng thông tin thống kê cấp huyện.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Về lý thuyết
Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
chất lượng công tác thống kê, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lươngc̣ công tác thống kê trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
1.5.2. Về thực tiễn

Nghiên cứu đã làm rõ thực trạng chất lượng thông tin thống kê, chỉ ra những
khó khăn, bất cập trong cơng tác thống kê của huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An trong
giai đoạn 2016 - 2018. Nghiên cứu đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng thông tin thống kê, và công tác thống kê trên địa bàn huyện Tân Kỳ. Trên cơ
sở đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác thống kê của huyện Tân Kỳ,
tỉnh Nghệ An trong giai đoạn tới. Kết quả nghiên cứu là nguồn thông tin quan
trọng cho các nhà quản lý nói chung, cán bộ làm cơng tác thống kê nói riêng sử
dụng nhằm nâng cao chất lượng công tác thống kê của Chi cục thống kê huyện Tân
Kỳ thời gian tới.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm, lý thuyết có liên quan
2.1.1.1. Khái niêṃ về thống kê
Tất cả các công việc từ theo dõi diễn biến của các hiện tượng, ghi chép tài
liệu, tổng hợp tài liệu ở phạm vi rộng hơn, phân tích rút ra kết luận về bản chất,
tính quy luật và đề ra các biện pháp chỉ đạo... là một quá trình nghiên cứu thống
kê.
Như vậy, thống kê không chỉ là việc cộng dồn đơn thuần các số liệu sẵn có
mà là cả một q trình nghiên cứu theo trình tự nhất định có nội dung, mục đích và
phương pháp khoa học để đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Một cách tổng quát,
chúng ta có thể đi đến khái niệm về thống kê như sau:
Thống kê học là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân
tích các con số (mặt lượng) của hiện tượng kinh tế-xã hội để tìm hiểu bản chất và
tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và không gian
cụ thể.
Như vậy, “Thống kê” có 2 nghĩa: Nghĩa thơng thường là thu thập số liệu;

nghĩa rộng là một môn khoa học về bố trí, hoạch định các quan sát và thí nghiệm;
thu thập và phân tích các số liệu và rút ra kết luận về các số liệu đã phân tích. Do
đó, thống kê được coi là một cơng cụ của nghiên cứu khoa học, quản lý kinh tế và
quản lý xã hội. Đây chính là "bộ đồ nghề" của các nhà nghiên cứu và lãnh đạo
(Ngô Thị Thuận và cs., 2006).
2.1.1.2. Khái niệm thông tin thống kê
Theo Luâṭthống kê đươcc̣Quốc hôịthông qua năm 2015 quy đinḥ như sau:
Thông tin là một phạm trù được dùng để mô tả các tin tức của một hiện tượng, một
sự vật, một sự kiện, một quá trình... đã xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt
động kinh tế - xã hội của con người.
Thông tin thống kê là sản phẩm của hoạt động thống kê, bao gồm số liệu
thống kê và bản phân tích các số liệu đó. Như vậy, thơng tin thống kê khơng chỉ là
những con số mà cịn là các bản phân tích các con số đó.
Theo khoản 18 điều 3, Luật thống kê năm 2015 quy định: "thông tin thống kê

4


là dữliêụthống kê đươcc̣xửlý,tổng hơpc̣ vàphân tı́ch theo phương pháp, quy trı̀nh,
chuyên môn, nghiêpc̣vu c̣ thống kê đểphản ánh đăcc̣trưng, thuôcc̣tı́nh của hiêṇtươngc̣
nghiên cứu. Thông tin thống kê gồm sốliêụthống kê vàbản phân tı́ch sốliêụđó”. Có
thể hiểu: Thơng tin thống kê là tin tức của hiện tượng hay quá trình kinh tế - xã hội
do cơ quan thống kê thu thập trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Như
vậy, thông tin thống kê là một trong các loại thơng tin nên nó cũng mang những
đặc trưng và giá trị của thơng tin nói chung như:
Một là: nội dung mới nghĩa là khơng có cái mới thì khơng phải là thơng tin;
Hai là: Hình thức biểu hiện đa dạng như ngôn ngữ, con số, chữ viết...;
Ba là: Được thể hiện trên nhiều vật dẫn khác nhau như sóng âm, trang giấy,
băng đĩa từ ...;
Bốn là: phải có nội dung tin tức nghĩa là phải thể hiện được ý định, sự biểu

đạt mang tính thơng điệp cụ thể, rõ ràng.
Một thơng tin thống kê được xem là có ích (hữu dụng) cũng phải thỏa mãn ba
yêu cầu cơ bản đó là:
Đầy đủ, nghĩa là nội dung phải đầy đủ, đúng về các đơn vị hoặc các hiện
tượng thuộc phạm vi nghiên cứu;
Chính xác, nghĩa là phản ánh đúng thực tế tình hình các đơn vị, các nội dung
mà con người cần biết;
Kịp thời, nghĩa là thông tin phải phản ánh đúng lúc mà đối tượng dùng tin
cần sử dụng.
Như vậy, thơng tin thống kê có ích phải là những thơng tin có độ chính xác
cao, độ bất định thấp và phải đảm bảo ba yêu cầu trên.
2.1.1.3. Đặc điểm, tính chất của thơng tin thống kê
Thơng tin thống kê là những bảng số liệu, những báo cáo mang những nội
dung phản ánh tình hình kinh tế xã hội có thể đáp ứng nhu cầu của người sử dụng
thông tin. Thơng tin thống kê có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Một thông tin thống kê bao giờ cũng bao hàm hai yếu tố: Bảng số liệu và bản
phân tích các số liệu đó. Người ta thường nói con số thống kê là con số biết nói.
Con số thống kê không chỉ là những con số số học thông thường mà tiềm ẩn trong
con số đó là nội dung phản ánh về một hiện tượng, một quá trình cụ thể nào đó. Vì
vậy nó khơng phải là những con số khơ cứng, kết hợp với bản phân tích số

5


liệu thông tin thống kê "hé mở" cho chúng ta những nhận biết ở một mức độ nhất
định bản chất của sự vật, hiện tượng hay q trình mà thơng tin thống kê phản ánh;
Thông tin thống kê luôn gắn với điều kiện thời gian, địa điểm và môi trường thông
tin cụ thể. Khi nghiên cứu, sử dụng một thông tin bao giờ người ta cũng đặt ra và
trả lời các câu hỏi: thông tin thống kê này từ đâu? Vào thời điểm nào? trong
môi trường nào? điều kiện nào? ...

Thơng tin thống kê ln có quan hệ gắn bó mật thiết với cơng nghệ thơng tin.
Trình độ phát triển và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống xã hội
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thơng tin và chất lượng thơng tin thống kê.
Mặt khác sự phát triển của cơng nghệ thơng tin cịn góp phần nâng cao tính hữu
dụng và tiện ích của thông tin thống kê đối với người dùng tin;
Giá trị thông tin thống kê phụ thuộc vào động cơ, mục đích của đối tượng
nhận tin (đối tượng sử dụng thơng tin) cùng một thơng tin thống kê nhưng sẽ có ý
nghĩa và tác dụng khác nhau khi người sử dụng thơng tin đó sử dụng vào mục đích
gì, với động cơ gì? (Nguyễn Bích Lâm và Trần Thị Kim Thu, 2012).
Với những đặc điểm trên chúng ta cần tiếp tục tìm hiểu và phân tích các tính
chất cơ bản của thơng tin thống kê để từ đó có một quan niệm thống nhất: Thông
tin thống kê là một nguồn lực vơ giá, có thể sử dụng cho nhiều mục tiêu và sử
dụng nhiều lần. Vì vậy, khi sử dụng thơng tin cần phải xử lý thông tin và xây dựng
ngân hàng cơ sở dữ liệu thông tin thống kê một cách khoa học, tiện lợi. Có thể
khái qt, thơng tin thống kê có các tính chất cơ bản sau:
Tính khách quan: Bản chất của thông tin thống kê là sự phản ánh. Các sự vật,
hiện tượng và quá trình trong hiện thực diễn ra như thế nào được thông tin thống
kê phản ánh lại một cách trung thực khách quan, khơng nhào nặn, xun tạc, bóp
méo ...
Tính phụ thuộc: Thơng tin thống kê phụ thuộc vào các diễn biến phát sinh trong
quá trình vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng và q trình trên thực tế.
Khơng có những phát sinh đó cũng có nghĩa là khơng có thơng tin thống kê.

Tính lan truyền và cộng hưởng: Là thông tin, đương nhiên thông tin thống kê
sẽ dễ dàng tiếp cận với nhiều đối tượng dùng tin, ngược lại các đối tượng dùng tin
cũng dễ dàng tiếp cận thông tin thống kê mà không bị hạn chế bởi một rào cản
chung nào. Khi thông tin thống kê được lan truyền rộng rãi trong các đối tượng sử
dụng và trong xã hội thì sẽ có tác dụng cơngc̣ hưởng đến nhiều người, thậm chí đến
cộng đồng xã hội...


6


Tính hiệu lực: Hiệu lực của thơng tin thống kê có được nhờ tính khách quan,
trung thực, chính xác của thông điệp mà thông tin thống kê truyền tải. Một thơng
tin chính xác, chân thực... sẽ là cơ sở tin cậy để đề ra các quyết định quản lý. Vì
vậy, một thơng tin thống kê hữu ích bao giờ cũng có tính hiệu lực.
Tính biến động, khuyếch tán: Sự vật, hiện tượng và q trình mà thơng tin
thống kê phản ánh ln trong q trình vận động, biến đổi và phát triển. Nói một
cách cụ thể, đối tượng phản ánh của thông tin thống kê luôn luôn ở trạng thái
động, khơng phải ở trạng thái tĩnh. Vì vậy, các số liệu cùng với bản phân tích của
thơng tin thống kê cũng luôn luôn biến động theo từng thời gian, thời điểm khác
nhau của đối tượng phản ánh. Mặt khác, đối tượng mà thông tin thống kê luôn vận
động và phát triển trong mối quan hệ biện chứng với các đối tượng khác. Sự vận
động, phát triển của một đối tượng này ln có tác động ảnh hưởng đến sự vận
động và phát triển của các đối tượng khác. Do vậy, thơng tin thống kê ln có khả
năng khuyếch tán, lan tỏa mạnh mẽ...
Tính thu gọn: Sự vật, hiện tượng và q trình mà thơng tin thống kê phản ánh
ln vận động, biến đổi và phát triển trên nhiều phương diện, nhiều góc độ, khía
cạnh và bình diện khác nhau... Sự đa dạng, phức tạp và vơ cùng phong phú đó
được thông tin thống kê phản ánh bằng những số liệu và bảng phân tích số liệu cụ
thể. Các số liệu và bảng phân tích số liệu đó đã thu gọn lại tồn bộ q trình vận
động và phát triển của đối tượng phản ánh (Lê Mạnh Hùng và Nguyễn Bích Lâm,
2012).
2.1.1.4. Khái niệm về chất lượng thông tin thống kê
Niềm tin của người sử dụng đối với thông tin thống kê kinh tế - xã hội của cơ
quan thống kê là yếu tố rất quan trọng, nó tác động đến sự tồn tại của tổ chức này.
Khái niệm chung nhất, phổ biến nhất của thuật ngữ chất lượng đó là “Sự phù
hợp cho sử dụng”. Trong lĩnh vực thống kê, khái niệm chất lượng là “sự phù hợp
cho sử dụng” ngụ ý hai nội dung: thứ nhất đó là sự phù hợp của thông tin thống kê

đối với nhu cầu của người sử dụng và đặc trưng của thông tin thể hiện qua các tiêu
thức phản ánh chất lượng của nó.
Để đáp ứng nhu cầu của “khách hàng” đối với thông tin thống kê, cơ quan
thống kê phải xác định yêu cầu của người sử dụng là gì. Xuất phát từ nhận thức đó,
các nhà thống kê đã xác định và đưa ra những tiêu thức phản ánh chất lượng thơng
tin. Dựa vào điều kiện và hồn cảnh thực tế của từng quốc gia, dựa vào ý

7


thức phục vụ thông tin cho người sử dụng, mỗi cơ quan thống kê có cách tiếp cận
tới khái niệm chất lượng thông tin thống kê và đưa ra các tiêu thức phản ánh chất
lượng thông tin thống kê khác nhau để hướng tới thực hiện (Nguyễn Bích Lâm và
Trần Thị Kim Thu, 2012).
2.1.1.5. Tiêu chí đánh giá chất lượng sốliê ̣u thống kê
Dựa vào Điều 4 Luật Thống kê năm 2015, xét điều kiện thực tế của Việt
Nam, đồng thời tham khảo việc lựa chọn các tiêu thức phản ánh chất lượng thông
tin của tổ chức thống kê các nước và quốc tế, Tổng cục Thống kê đề xuất sáu tiêu
thức nên lựa chọn trong công tác quản ký và nâng cao chất lượng thông tin thống
kê. Sáu tiêu chí phản ánh chất lượng thơng tin thống kê có nội dung như sau:
- Tính phù hợp và đầy đủ của thông tin thống kê: được thể hiện qua mức độ

đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng. Đánh giá mức độ phù hợp của thông
tin thống kê phụ thuộc vào nhu cầu khác nhau và hay thay đổi của người dùng tin.
- Tính chính xác của thông tin thống kê: thể hiện qua mức độ phản ánh sát

thực các hiện tượng kinh tế- xã hội của các chỉ tiêu thống kê. Khơng thể địi hỏi
thơng tin thống kê phản ánh đúng hiện tượng vỡ thông tin thống kê đầu vào dùng
để tính tốn ln chứa đựng sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.
- Tính kịp thời của thông tin thống kê: biểu thị độ trễ về thời gian giữa thời


kỳ hay thời điểm thông tin thống kê phản ánh với thời điểm công bố thơng tin.
Ln có sự đánh đổi giữa tính chính xác và tính kịp thời của thơng tin thống kê,
u cầu thơng tin càng nhanh thì độ chính xác của thơng tin càng kém.
- Khả năng tiếp cận của thông tin thống kê: thể hiện mức độ dễ dàng để có

được thông tin từ các cơ quan thống kê. Khả năng tiếp cận thể hiện ở hai khía
cạnh: Mức độ dễ dàng để có thể xác minh được thơng tin thống kê cần có và sự
phù hợp của các phương thức tiếp cận thơng tin thống kê.
- Khả năng giải thích của thông tin thống kê: phản ánh mức độ sẵn có của

những thơng tin bổ sung và các bảng giải thích cần thiết giúp cho người dùng tin
hiểu và sử dụng thơng tin một cách chính xác và hợp lý, bao gồm: khái niệm của
chỉ tiêu, các phương pháp phân loại đang áp dụng, phương pháp thu thập và xử lý
thông tin, phương pháp luận dùng trong biên soạn chỉ tiêu và chỉ ra mức độ chính
xác của thơng tin thống kê.
- Tính chặt chẽ của thơng tin thống kê: phản ánh mức độ kết hợp thông tin

8


từ các nguồn khác nhau để đưa vào cùng một lược đồ thơng tin rộng hơn theo thời
gian. Tính chặt chẽ đòi hỏi cơ quan thống kê phải sử dụng thống nhất các khái
niệm, phân loại chuẩn và phương pháp luận trong toàn bộ hệ thống thống kê. Các
tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin thống kê mang ý nghĩa định tính.
2.1.1.6. Chất lượng cơng tác thống kê
Ngày 05 tháng 01 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 01/2019/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng cơng tác thống kê được
ban hành gồm có 19 tiêu chí:
1. Tiêu chí về Quản lý hoạt động điều phối, phối hợp thực hiện các hoạt động


thống kê bao gồm: Có quy định về điều phối, phối hợp thực hiện các hoạt động
thống kê; Thực hiện việc đánh giá hoạt động điều phối, phối hợp thực hiện các
hoạt động thống kê.
2. Quản lý mối quan hệ với các bên liên quan bao gồm: Có danh sách cơ

quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin và sử dụng thơng tin thống kê; Có tài
liệu hướng dẫn về việc tổ chức tham khảo ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân cung
cấp thông tin và sử dụng thông tin thống kê; Có văn bản thỏa thuận với các cơ
quan quản lý cơ sở dữ liệu hành chính về sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt
động thống kê; Có văn bản thỏa thuận với các cơ quan báo chí về hợp tác phổ biến
thông tin thống kê.
3. Quản lý các tiêu chuẩn thống kê bao gồm: Phổ biến các tiêu chuẩn thống

kê và những thay đổi về tiêu chuẩn thống kê (nếu có); Các tiêu chuẩn thống kê
trước đây (phiên bản cũ) có sẵn để cung cấp (nếu có yêu cầu); Lưu trữ thông tin
thống kê ban đầu theo phân loại thống kê ở mức chi tiết nhất; Công bố, phổ biến
các sản phẩm thống kê có kèm theo hoặc có chỉ dẫn đến tài liệu về tiêu chuẩn
thống kê liên quan.
4. Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê bao gồm: Tổ

chức thống kê được thành lập theo quyết định của cấp có thẩm quyền; Người đứng
đầu tổ chức thống kê đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định
của cấp có thẩm quyền; Cơng khai kế hoạch và báo cáo thực hiện các hoạt động
thống kê; Có quy trình tiếp nhận, trả lời và tư liệu hóa các ý kiến về chun mơn
nghiệp vụ thống kê.
5. Bảo đảm tính khách quan và tính cơng bằng bao gồm: Có quy định về

chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người làm cơng tác thống kê; Có quy trình


9


thực hiện việc lựa chọn nguồn dữ liệu, phương pháp biên soạn thông tin thống kê
một cách khách quan; Ban hành và thực hiện lịch phổ biến thông tin thống kê; Có
quy chế phổ biến thơng tin thống kê; Có quy định về việc sửa lỗi của thông tin
thống kê đã cơng bố.
6. Bảo đảm tính minh bạch bao gồm: Công khai danh sách các cá nhân được

phép tiếp cận thơng tin thống kê trước khi cơng bố; Có quy định về việc thông báo
cho cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin biết về quyền và nghĩa vụ của họ;
Có quy định về việc thơng báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin
thống kê biết quy trình bảo mật đã được thực hiện làm ảnh hưởng đến mức độ đầy
đủ của thông tin thống kê; Có quy định về việc thơng báo trước những điều chỉnh
hoặc thay đổi về phương pháp luận, dữ liệu nguồn.
7. Bảo đảm tính bảo mật và an ninh thơng tin thống kê bao gồm: Có tài liệu

hướng dẫn thực hiện việc bảo mật và an ninh thông tin thống kê; Có quy trình bảo
mật thơng tin gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân cung
cấp thông tin; Cam kết thực hiện nghĩa vụ bảo mật thông tin thống kê; Thực hiện
các biện pháp bảo đảm an ninh thông tin thống kê.
8. Bảo đảm cam kết chất lượng thống kê bao gồm: Tuyên bố cam kết bảo

đảm chất lượng thống kê; Có đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý chất
lượng thống kê; Có sổ tay hướng dẫn quản lý chất lượng thống kê; Công chức,
viên chức thống kê được đào tạo, bồi dưỡng về chất lượng thống kê; Có kế hoạch
bảo đảm chất lượng cho từng chương trình thống kê trước khi thực hiện; Có quy
trình tiếp nhận, trả lời và tư liệu hóa các ý kiến về chất lượng thống kê của cơ
quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê; Thực hiện việc đánh giá và báo
cáo chất lượng thống kê; Có kế hoạch hành động khắc phục những hạn chế về chất

lượng thống kê.
9. Bảo đảm đầy đủ các nguồn lực cho hoạt động thống kê bao gồm: Bảo đảm

nhân lực cho hoạt động thống kê; Bảo đảm kinh phí cho hoạt động thống kê; Bảo
đảm hạ tầng công nghệ thông tin và các nguồn lực khác cho hoạt động thống kê.
10. Bảo đảm tính đúng đắn của phương pháp luận thống kê bao gồm: Các

phương pháp luận thống kê đang sử dụng đều phù hợp với các tiêu chuẩn, thực
hành thống kê tốt của quốc tế và khu vực; Quy định việc áp dụng thống nhất các
phương pháp luận thống kê; Hợp tác với các chuyên gia, nhà khoa học nhằm cải
tiến và nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp luận thống kê; Thực hiện

10


việc đánh giá sự phù hợp của các hình thức thu thập dữ liệu, thông tin thống kê;
Quy định việc sử dụng các phương pháp phù hợp để hiệu chỉnh dữ liệu, gắn dữ
liệu cịn thiếu; Cơng chức, viên chức được đạo tạo, bồi dưỡng thường xuyên về
phương pháp luận thống kê.
11. Bảo đảm sự phù hợp giữa hiệu quả và chi phí bao gồm: Thực hiện các

biện pháp giám sát việc sử dụng các nguồn lực cho hoạt động thống kê; Thực hiện
các biện pháp chuẩn hóa các tiêu chuẩn thống kê và quy trình sản xuất thơng tin
thống kê; Rà sốt các dữ liệu nguồn sẵn có để sử dụng trước khi dự kiến thu thập
dữ liệu mới; Tham gia một cách chủ động với cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hành
chính để cải thiện tiềm năng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê; Ứng dụng
tối đa công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động thu thập, xử lý và phân
tích dữ liệu thống kê.
12. Bảo đảm tính đúng đắn của việc thực hiện các chương trình thống kê bao


gồm: Thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng trong từng bước của quy trình
sản xuất thơng tin thống kê; Có dữ liệu về hoạt động và chi phí thực hiện các
chương trình thống kê; Thực hiện việc đánh giá tính hiệu quả của chương trình
thống kê.
13. Quản lý gánh nặng trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thơng

tin bao gồm: Có tài liệu hướng dẫn về quản lý gánh nặng trả lời của cơ quan, tổ
chức, cá nhân cung cấp thơng tin; Áp dụng các hình thức, phương pháp thu thập
thông tin khác nhau; và các tiêu chuẩn thống kê để giảm gánh nặng trả lời cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thơng tin; Có quy trình tiếp nhận, trả lời và tư liệu
hóa các ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin; Thực hiện việc
đánh giá phiếu điều tra, mẫu biểu báo thống kê để xác định các hạn chế của chúng.
14. Bảo đảm tính phù hợp bao gồm: Có cơ sở dữ liệu về người sử dụng

thơng tin thống kê; Tổ chức tham khảo ý kiến người sử dụng thông tin thống kê;
Xác định và phản ánh nhu cầu ưu tiên của người sử dụng thông tin thống kê vào
chiến lược, kế hoạch công tác của cơ quan; Xây dựng và thực hiện chương trình
hành động về cải thiện tính phù hợp của thơng tin thống kê; Xác định tỷ lệ đầy đủ
của số liệu thống kê.
15. Bảo đảm tính chính xác và độ tin cậy bao gồm: Thực hiện việc đánh giá

một cách hệ thống sai số chọn mẫu; Thực hiện việc đánh giá một cách hệ thống sai
số phi chọn mẫu; Xác định tỷ lệ vượt quá phạm vi; Xác định tỷ lệ đơn vị

11


không trả lời; Xác định tỷ lệ khoản mục không trả lời; Xác định quy mơ trung bình
điều chỉnh số liệu thống kê; Xác định tỷ lệ gán số liệu cịn thiếu.
16. Bảo đảm tính kịp thời và tính đúng hạn bao gồm: Xác định thời gian trễ


của kết quả đầu ra thống kê được công bố lần đầu; Xác định thời gian trễ của kết
quả đầu ra thống kê được cơng bố cuối cùng; Xác định tính đúng hạn của kết quả
đầu ra thống kê; Xây dựng và thực hiện chương trình hành động về cải thiện tính
kịp thời và tính đúng hạn của kết quả đầu ra thống kê.
17. Bảo đảm tính dễ tiếp cận, rõ ràng và dễ hiểu bao gồm: Có đơn vị thực

hiện chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ người sử dụng thông tin thống kê; Có quy định
việc trình bày và lưu trữ số liệu thống kê, dữ liệu đặc tả thống kê, các xuất bản
phẩm thống kê để bảo đảm dễ tiếp cận, rõ ràng, dễ hiểu; Có danh mục các xuất bản
phẩm và dịch vụ thống kê; Ứng dụng tối đa công nghệ thông tin và truyền thông
trong hoạt động phổ biến, lưu trữ thơng tin thống kê; Có quy định việc truy cập
vào cơ sở dữ liệu thống kê vi mô; Công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng
về các kỹ năng: Viết báo cáo phân tích thống kê; viết giải thích số liệu thống kê;
viết thơng cáo báo chí; trả lời phỏng vấn ...
18. Bảo đảm tính chặt chẽ và tính so sánh bao gồm: Thực hiện việc đánh giá

tính chặt chẽ và tính so sánh của số liệu thống kê; Có cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn
thống kê dùng chung; Biên soạn số liệu thống kê từ các nguồn dữ liệu và chu kỳ
khác nhau đều dựa trên các tiêu chuẩn chung về phạm vi, định nghĩa, đơn vị và
phân loại thống kê; Xác định độ dài của dãy số thời gian có tính so sánh; Có giải
thích về các trường hợp ngắt quãng trong dãy số thời gian.
19. Quản lý dữ liệu đặc tả thống kê bao gồm: Tài liệu hướng dẫn việc biên

soạn dữ liệu đặc tả thống kê; Công bố và phổ biến số liệu thống kê kèm theo dữ
liệu đặc tả thống kê tương ứng, hoặc có chỉ dẫn đến dữ liệu đặc tả thống kê; Có cơ
sở dữ liệu đặc tả thống kê dùng chung; Công chức, viên chức được đào tạo, bồi
dưỡng về dữ liệu đặc tả thống kê; Xác định tỷ lệ đầy đủ của dữ liệu đặc tả thống
kê.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu nâng cao chất lượng công tác thống kê

2.1.2.1. Chất lượng báo cáo thống kê
- Báo cáo thống kê định kỳ: Khái niệm báo cáo thống kê: là một trong hai

hình thức thu thập thơng tin thống kê chủ yếu được tiến hành theo chế độ quy định
với hệ thống biểu mẫu thống kê do cấp có thẩm quyền ban hành và sử dụng

12


thống nhất trong nhiều năm trên cơ sở nguồn thông tin ban đầu được theo dõi, ghi
chép và tổng hợp một cách có hệ thống.
- Phân loại báo cáo thống kê:
+ Nếu căn cứ vào tính chất đầy đủ và độ tin cậy của thông tin thống kê,

người ta chia báo cáo thống kê thành hai loại:
Báo cáo thống kê chính thức, là loại báo cáo thống kê được lập dựa trên các
nguồn số liệu và thông tin đã được thu thập đầy đủ với độ tin cậy cao nhất;
- Báo cáo thống kê ước tính, là loại báo cáo thống kê được lập dựa trên các

nguồn số liệu và thông tin thu thập chưa đầy đủ hoặc chỉ mới là những số liệu,
thông tin ước lượng và dự báo, đánh giá khái quát xu hướng phát triển của hiện
tượng và các quá trình tự nhiên, kinh tế-xã hội nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của
người sử dụng.
+ Nếu căn cứ vào tính chất thường xun và khơng thường xuyên của báo

cáo, người ta chia báo cáo thống kê thành hai loại:
- Báo cáo thống kê định kỳ, là loại báo cáo được tiến hành theo kỳ hạn nhất

định và theo một chế độ báo cáo do cấp có thẩm quyền quy định.
- Báo cáo thống kê đột xuất, là loại báo cáo thống kê không theo kỳ hạn nhất


định, chỉ được lập khi có những hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội xảy ra bất
thường như thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn...
+ Nếu căn cứ vào đơn vị lập và gửi báo cáo, người ta chia báo cáo thống kê

thành hai loại:
- Báo cáo thống kê cơ sở, là loại báo cáo thống kê do các đơn vị cơ sở lập và

báo cáo cho các đơn vị quản lý cấp trên. Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo thống
kê cơ sở gồm: Doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước ở trung ương và ở địa phương,
các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội
- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị

khác được quy định cụ thể trong từng chế độ báo cáo thống kê cơ sở.
- Báo cáo thống kê tổng hợp, là loại báo cáo thống kê do các đơn vị cấp trên

cơ sở lập và báo cáo dựa trên số liệu và thông tin của các báo cáo thống kê cơ sở
và các nguồn thông tin khác. Báo cáo thống kê tổng hợp bao gồm nhiều loại như:
Báo cáo thống kê của các Chi cục Thống kê huyện, thành phố thuộc tỉnh; báo cáo
thống kê của các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; báo cáo

13


×