Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả của chế phẩm neolac trong phòng và trị hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn con theo mẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.52 KB, 78 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ TUYẾT

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM
NEOLAC TRONG PHÒNG VÀ TRỊ HỘI CHỨNG
TIÊU CHẢY TRÊN ĐÀN LỢN CON THEO MẸ

Ngành:

Thú y

Mã ngành:

60.64.01.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Chu Đức Thắng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



năm2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn,
tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo,
sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Chu Đức Thắng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Nội- Chẩn- Dược, Khoa Thú y- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới các chủ trang trại lợn trên địa bàn Hà Nội
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên
khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng năm2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.............................................................................................................................. ii
Mục lục.................................................................................................................................... iii
Danh mục viết tắt................................................................................................................. v
Danh mục bảng.................................................................................................................... vi
Danh mục hình.................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn............................................................................................................ viii
Thesis abstract...................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu..................................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề................................................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu............................................................................................... 3
2.1.


Một số hiểu biết về lợn con theo mẹ............................................................3

2.1.1. Đặc điểm sinh lý của lợn con..........................................................................3
2.1.2. Hệ vi sinh vật đường ruột của lợn con.......................................................4
2.2.

Hội chứng tiêu chảy lợn con theo mẹ (HCTC).........................................5

2.2.1. Những hiểu biết về HCTC.................................................................................. 5
2.2.2. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn.................................................................6
2.2.3. Cơ chế và hậu quả của HCTC.........................................................................9
2.2.4. Triệu chứng và bệnh tích của HCTC..........................................................10
2.2.5. Một số biện pháp phòng và điều trị HCTC..............................................11
2.2.6. Tình hình nghiên cứu về bệnh......................................................................13
2.3.

Hiểu biết về chế phẩm sinh học...................................................................15

2.3.1. Đặc điểm của probiotic....................................................................................15
2.3.2. Sản xuất chế phẩm Probiotic........................................................................16
2.3.3. Thành phần của chế phẩm probiotic.........................................................17
2.3.4. Tác dụng của probiotic....................................................................................18
2.3.5. Cơ chế tác dụng của probiotic.....................................................................21
2.4.

Những hiểu biết về chế phẩm neolac........................................................22

2.4.1. Cơ chế hoạt động của Neolac.......................................................................22

iii



Phần 3. Đối tượng, nội dung, nguyên liệu, phương pháp nghiên cứu .....25
3.1.

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................25

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................25
3.1.2. Địa điểm................................................................................................................... 25
3.1.3. Thời gian thực hiện........................................................................................... 25
3.2.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 25

3.3.

Nguyên liệu nghiên cứu................................................................................... 25

3.3.1. Chế phẩm Neolac................................................................................................ 25
3.3.2. Kháng sinh............................................................................................................. 26
3.4.

Phương pháp nghiên cứu..............................................................................26

3.4.1. Chuẩn bị thí nghiệm..........................................................................................26
3.4.2. Phương pháp tiến hành................................................................................... 26
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................28
Phần 4. Kết quả và thảo luận........................................................................................29
4.1.


Thực trạng lợn mắc HCTC tại một số trại lợn trên địa bàn hà nội
29

4.1.1. Tình hình lợn mắc HCTC theo các mùa trên năm................................29
4.1.2. Tình hình mắc HCTC ở lợn con theo mẹ..................................................30
4.1.3. Tình hình mắc HCTC theo các lứa đẻ của lợn mẹ...............................33
4.1.4. Ảnh hưởng của bệnh viêm tử cung của lợn mẹ đến tỷ lệ mắc HCTC....35
4.2.

Kết quả phòng lợn mắc HCTC sau cai sữa (từ 1- 21 ngày tuổi). . .37

4.2.1. Kết quả phòng bệnh lợn con mắc HCTC của Neolac.........................38
4.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Neolac đến khả năng tăng trọng của lợn con
theo mẹ.................................................................................................................... 41
4.3.

Đánh giá hiệu quả điều trị HCTC của chế phẩm neolac...................43

4.3.1. So sánh hiệu quả điều trị HCTC của các phác đồ...............................43
4.3.2. Kết quả điều trị đại trà bệnh HCTC.............................................................50
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................52
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 52

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................. 52

Tài liệu tham khảo............................................................................................................. 58


iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ĐC

Đối chứng

HCTC

Hội chứng tiêu chảy

E.M

Effective Microorganism

EU

Châu Âu

TN

Thí nghiệm

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.Các phác đồ điều trị lợn con mắc HCTC............................................. 27
Bảng 4.1.Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn mắc HCTC theo mùa vụ........................29
Bảng 4.2.Tỷ lệ lợn mắc HCTC theo các nhóm tuổi (từ 1- 21 ngày tuổi) ....31
Bảng 4.3. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của lứa tuổi đẻ của lợn mẹ đến tỷ lệ mắc
HCTC.................................................................................................................... 33
Bảng 4.4. Ảnh hưởng bệnh viêm tử cung ở lợn mẹ đến tỷ lệ mắc HCTC trên
đàn con

36

Bảng 4.5.Kết quả phòng lợn mắc HCTC của Neolac......................................... 38
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của Neolac đến khả năng tăng trọng của lợn con theo mẹ. 41
Bảng 4.7.Các phác đồ điều trị lợn con mắc HCTC............................................. 44
Bảng 4.8.Kết quả điều trị lợn mắc HCTC................................................................ 44
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của các phác đồ điều trị đến tỷ lệ tái phát là khả năng tăng
trọng của lợn.................................................................................................... 47
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế trong điều trị bằng chế phẩm Neolac.............49
Bảng 4.11. Kết quả điều trị đại trà lợn con theo mẹ mắc HCTC ...................51

vi


DANH MỤC HÌNH
Đồ thị 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con theo lứa đẻ của lợn mẹ
34

Hình 4.1. Tỷ lệ mắc HCTC sau khi phòng bằng Neolac................................. 39

Hình 4.2. Khả năng tăng trọng của lợn sau khi sử dụng Neolac..............42
Hình 4.3. Tỷ lệ khỏi bệnh của các phác đồ điều trị.......................................... 45
Hình 4.4. So sánh tỷ lệ tái phát của các phác đồ điều trị.............................. 47

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Tuyết
Tên Luận văn: “Đánh giá hiệu quả của chế phẩm Neolac trong phòng và
trị hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn con theo mẹ ”.
Ngành: Thú y

Mã số: 60.64.01.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu quy trình chăn ni, vệ sinh phịng bệnh tại một số trại
lợn tại khu vực Hà Nội: Chương Mỹ, Ứng Hịa, Mỹ Đức.
- Điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy lợn con.
- Đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị hội chứng tiêu chảy lợn con của
chế phẩm Neolac.
- Từ việc sử dụng chế phẩm Neolac trong chăn nuôi sẽ hạn chế

được sự tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, giảm thiểu sự ô nhiễm môi
trường và đảm bảo cho sức khỏe cộng đồng.
Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra tình hình lợn mắc HCTC tại một số trại trên địa bàn Hà Nội.
- Đánh giá hiệu quả phòng bệnh HCTC trên lợn con theo mẹ bằng chế phẩm


Neolac.
- Đánh giá hiệu quả điều trị HCTC ở lợn con theo một số phác đồ

điều trị có sử dụng chế phẩm Neolac và thuốc kháng sinh tại trại.
Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra thực trạng lợn mắc HCTC tại một số trại lợn trên địa bàn Hà Nội.
- Sử dụng chế phẩm Neolac để phòng lợn con mắc HCTC.
- Sử dụng chế phẩm Neolac để phối hợp điều trị lợn con mắc HCTC.
- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý theo phương pháp thống
kê sinh vật học, với sự trợ giúp của chương trình phần mềm excel 2003.

Kết quả chính và kết luận:
- Tỷ lệ mắc bệnh HCTC theo các mùa vụ khác nhau có sự khác nhau. Vụ
đơng xn có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn (28,47%) so với vụ hè thu (20,19%) do bị
chi phối bởi các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng,…

viii


- Ở các giai đoạn tuổi khác nhau của lợn con thì tỷ lệ mắc HCTC

cũng khác nhau. Trong đó cao nhất là ở giai đoạn từ 8 đến 14 ngày tuổi
(14,54%) và thấp nhất là giai đoạn từ 1 đến 7 ngày tuổi (5,17%).
- Qua theo dõi số lứa đẻ từ lứa đẻ thứ 1 đến lứa đẻ thứ 8 cho thấy: ở các
lứa đẻ khác nhau thì tỷ lệ lợn con mắc bệnh HCTC cũng khác nhau, trong đó
cao nhất là ở lứa thứ 8 (40,00%) và thấp nhất là ở lứa thứ 4 (17,64%).

- Việc sử dụng chế phẩm Neolac trong phòng bệnh HCTC cho thấy

hiệu quả cao nhất ở liều 0,5g/con/ngày tiếp đó là liều 0,4g/con/ngày.

Đồng thời cũng có tác dụng tốt đến tăng trọng của lợn con.
- Sử dụng Neolac với liều 1g/con/ngày trong việc phối hợp điều trị

bệnh HCTC thu được kết quả tốt nhất, thể hiện ở tỷ lệ khỏi bệnh đạt
100%, thời gian điều trị trung bình ngắn.
- Điều trị đại trà bệnh HCTC bằng các phác đồ 2 và 3 cho tỷ lệ khỏi bệnh và tỷ
lệ tái phát kết quả tương đương với kết quả thí nghiệm (phác đồ 2 tỷ lệ khỏi đạt
92,94%, tỷ lệ tái phát 8,33%, phác đồ 3 tỷ lệ khỏi đạt 97,24%, tỷ lệ tái phát 4,13%).

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Tuyet
Thesis title: “Evaluate the efficacy of Neolac in preventing and treating
diarrheal syndrome in mother piglets”.
Major: Veterinary Medicine

Code: 60.64.01.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).

Research Objectives
- Understand the process of animal husbandry and preventive
hygiene in some pig farms in Hanoi: Chuong My, Ung Hoa, My Duc.
- Investigate the situation of piglet diarrhea syndrome.
- Evaluate the efficacy of Neolac piglet diarrhea treatment support.
- The use of Neolac in livestock products will limit the residue of
antibiotics in food, reduce environmental pollution and ensure public health.


Research Area
- Investigate the situation of pigs with diarrhea syndrome in some farms in Hanoi.
- Evaluate the efficacy of prevention of diarrheal diarrheal syndrome
in maternal piglets using Neolac.
- Evaluate the effectiveness of treating diarrhea syndrome in piglets
according to some treatment regimens using Neolac and antibiotics in the farm.

Materials and Methods
- Investigation of pigs with diarrhea syndrome in some pig farms in Hanoi.
- Use Neolac to prevent piglets with diarrhea syndrome.
- Use Neolac to coordinate treatment of piglets with diarrhea syndrome.
- Data processing method: The data is processed according to
biostatistics method, with the help of excel 2003 software program.

Main results and conclusions
- The incidence of diarrhea syndrome in different seasons varies. Winterspring disease has a higher incidence rate (28.47%) than summer-autumn crop
(20.19%) due to factors such as temperature, humidity, lighting, etc.

- At different stages of piglet age, the incidence of diarrhea
syndrome is also different. The highest rate is in the period of 8 to 14
days of age (14.54%) and the lowest is from 1 to 7 days of age (5.17%).

x


- Through follow-up parities from parity number 1 to parity number 8 shows that:
in different parities, the proportion of piglets with diarrhea syndrome also varies, the
highest in the parcel number 8 (40.00%) and the lowest in fourth (17.64%).

- The use of Neolac in the prevention of diarrhea syndrome showed

the highest efficacy at a dose of 0.5 g / unit / day followed by a dose of
0.4 g / unit / day. At the same time good effect on piglet weight gain.
- Use of Neolac at a dose of 1 g / day / day in combination for the
treatment of diarrhea syndrome results in the best results, expressed in
the cure rate of 100%, the average duration of treatment is short.
- Complicated treatment of diarrhea syndrome with regimens 2 and 3 for cure
rate and recurrence rate were similar to those of the trial (regimen 2 was 92.94%
Recurrence rate was 8.33%, regimen 3 was 97.24%, relapse rate was 4.13%).

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất
nước ngành chăn ni nói chung và ngành chăn ni lợn nói riêng cũng
có những bước phát triển khơng ngừng. Hàng năm, chăn nuôi lợn đã
cung cấp một khối lượng lớn thịt, mỡ làm thực phẩm cho con người.
Sản phẩm từ thịt lợn không những đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nước mà còn từng bước chiếm lĩnh thị trường khu vực và quốc tế.
Trước đây, ở nước ta tập qn chăn ni nhiều nơi cịn lạc hậu theo kiểu tận
dụng, sử dụng thức ăn, sản phẩm nông nghiệp thừa của con người để nuôi lợn.
Con lợn được coi là cái quỹ tiết kiệm, góp vốn lâu dài cho người dân. Hiện nay,
chăn nuôi lợn theo phương thức truyền thống đang dần dần được thay thế bằng
các hình thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tập trung tại các trang trại có
quy mơ chăn ni lớn, có sự đầu tư về trang thiết bị, chuồng trại, con giống, thú y.
Tuy nhiên, do trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật, trình độ nhận thức cũng như
quản lý sản xuất của người chăn ni cịn hạn chế, dẫn đến tình trạng dịch bệnh
xảy ra ngày càng nhiều với biến động ngày càng phức tạp, nguy hiểm. Cùng với đó
là tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh một cách tuỳ tiện, bừa bãi, dẫn đến sự mất

cân bằng trong mối quan hệ giữa các vi khuẩn có lợi và có hại trong đường tiêu
hố, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn ni, làm xuất hiện các chủng vi khuẩn
kháng thuốc dẫn tới điều trị bệnh càng khó khăn và những nguy cơ về an toàn vệ
sinh thực phẩm với con người và động vật sử dụng.
Trong chăn nuôi lợn sinh sản, một trong những bệnh thường xuyên xảy ra là
bệnh lợn con phân trắng trong giai đoạn theo mẹ. Bệnh tuy không nổ ra thành dịch
lớn nhưng thường xảy ra, chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh của đường tiêu hoá, xuất
hiện ở mọi hình thức chăn ni. Bệnh xảy ra là do lợn bị viêm ruột, ỉa chảy, mất
nước và điện giải dẫn đến giảm sức đề kháng, còi cọc và chết nếu không được
điều trị kịp thời. Cũng xoay quanh bệnh này, rất nhiều trang trại đã sử dụng tuỳ tiện
kháng sinh bổ sung vào thức ăn, nước uống, điều trị không căn bản cho đàn lợn
nhiễm bệnh nên hiện tượng kháng thuốc, tồn dư kháng sinh rất cao. Chăm sóc lợn
con theo mẹ là giai đoạn vơ cùng quan trọng nhằm đảm bảo cung cấp con giống có
chất lượng tốt cho chăn nuôi ở giai đoạn sau.

1


Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các chế phẩm thay thế dần, khắc phục
hạn chế của kháng sinh trong chăn nuôi là cần thiết và cấp bách. Đáp ứng yêu
cầu đó, các nhà khoa học đã tập chung nghiên cứu để tìm ra những giải pháp
tối ưu, trong đó xu hướng sử dụng chế phẩm sinh học được đặc biệt khuyến
khích sử dụng. Với những ưu điểm nổi bật: an tồn đối với vật ni và con
người, cải thiện khả năng tiêu hoá sử dụng thức ăn, hạn chế tồn dư kháng sinh
trong thực phẩm, hạn chế tính đa kháng thuốc của vi sinh vật, đảm bảo sự ổn
định trạng thái cân bằng của môi trường sinh thái, giảm thiểu sự ô nhiễm môi
trường chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp cho vật nuôi sinh trưởng,
phát triển, tăng cường khả năng miễn dịch.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chế phẩm sinh học rất tốt, một

trong các chế phẩm sinh học đang được nhiều cơ sở nghiên cứu, sản xuất
và đưa vào sử dụng là chế phẩm men tiêu hố. Cơng ty cổ phần thuốc thú y
Toàn Thắng cũng đã nghiên cứu sản xuất và đưa ra thị trường chế phẩm
sinh học - men tiêu hố sống Neolac. Để đánh giá vai trị của chế phẩm
Neolac cũng như để có cơ sở khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả của chế phẩm Neolac
trong phòng và trị hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn con theo mẹ ”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu quy trình chăn ni, vệ sinh phịng bệnh tại một số

trại lợn tại khu vực Hà Nội: Chương Mỹ, Ứng Hịa, Mỹ Đức.
- Điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy lợn con.
- Đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị hội chứng tiêu chảy lợn con

của chế phẩm Neolac.
- Từ việc sử dụng chế phẩm Neolac trong chăn nuôi sẽ hạn chế

được sự tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, giảm thiểu sự ô nhiễm
môi trường và đảm bảo cho sức khỏe cộng đồng.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ LỢN CON THEO MẸ
2.1.1. Đặc điểm sinh lý của lợn con
Lợn con trong giai đoạn theo mẹ có khả năng sinh trưởng, phát dục rất
nhanh để hoàn thiện dần cơ thể. So với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn
con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần.

Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh nhưng chưa hồn thiện
do một số men tiêu hố thức ăn chưa có hoạt tính mạnh. Theo Phạm Ngọc
Thạch và cs.(2004), đặc điểm sinh lý tiêu hoá của gia súc non như dạ dày và
ruột non trong 3 tuần tuổi đầu chưa có khả năng tiết dịch vị, thức ăn trực tiếp
kích thích vào niêm mạc mà tiết dịch, trong dịch vị chưa có HCL, hàm lượng và
hoạt tính của men pepsin rất thấp. Vì thế, khi thiếu men pepsin, sữa mẹ khơng
được tiêu hố hết sẽ kết tủa dưới dạng cazein gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy
phân màu trắng ( màu của cazein khơng được tiêu hố).
Khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con còn kém do nhiều nguyên nhân:

- Lớp mỡ dưới da còn mỏng, lượng mỡ và glycogen dự trữ

trong cơ thể lợn con thấp, trên thân lợn lơng cịn thưa nên khả năng
giữ nhiệt kém làm giảm khả năng chống rét của lợn con.
- Diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lượng chênh

lệch tương đối nên lợn con mất nhiệt nhiều khi bị lạnh.
Nói chung, khả năng điều tiết nhiệt của lợn con dưới 3 tuần tuổi
còn kém, nhất là trong tuần tuổi đầu mới đẻ ra. Mặt khác phản xạ có
điều kiện của lợn con chưa ổn định, thích ứng kém với những thay
đổi của ngoại cảnh. Do vậy lợn con rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến tiêu
chảy, đặc biệt vào những tháng mưa lạnh và độ ẩm cao.
Khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn con hoàn toàn thụ động, phụ thuộc
vào lượng kháng thể hấp thụ được nhiều hay ít từ sữa đầu của lợn mẹ.
Theo Barabara Straw, hệ thống miễn dịch bắt đầu phát triển ở thai lợn 50 ngày
tuổi, ở 70 ngày tuổi thai lợn đã có thể phản ứng với kháng nguyên lạ. Tuy nhiên,
lợn con mới đẻ ra trong máu hầu như chưa có kháng thể, lượng kháng thể tăng rất
nhanh sau khi lợn con được bú sữa đầu. Trong sữa đầu của lợn nái hàm lượng
protein rất cao. Những ngày đầu mới đẻ hàm lượng protein trong sữa


3


chiếm tới 18 - 19%, trong đó lượng γ- globulin chiếm số lượng khá
lớn (34-45%), γ- globulin có tác dụng tạo sức đề kháng cho nên sữa
đầu có vai trị quan trọng đối với khả năng miễn dịch của lợn con.
Theo Đặng Xuân Bình (2003), lượng protein trong sữa đầu gấp 3
lần sữa thường trong đó một nửa là kháng thể γ- globulin. Vì vậy, nếu
lợn con khơng được bú sữa đầu thì từ 20- 25 ngày tuổi mới có khả
năng tự tổng hợp kháng thể. Do đó những lợn con khơng được bú
sữa đầu thì sức đề kháng rất kém, tỷ lệ chết rất cao.
2.1.2. Hệ vi sinh vật đường ruột của lợn con
Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn con có vai trị nâng
cao sức sử dụng thức ăn đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ
thể lợn. Sự phát triển mạnh của vi khuẩn sinh axit và vi khuẩn tổng
hợp các chất có hoạt tính sinh học, đồng thời ức chế vi khuẩn gây
thối là một q trình có lợi cho cơ thể (Đào Trọng Đạt và cs., 1996).
Khi còn trong bụng mẹ, hệ tiêu hố của các con vật hầu như khơng có vi
khuẩn. Ngay sau khi sinh ra thì vi khuẩn đã bắt đầu có sự xâm nhập vào cơ thể từ
thức ăn, nước uống và môi trường qua đường miệng vào ruột, sống sinh sơi nảy
nở ở đó và hình thành hệ vi khuẩn đường tiêu hoá gồm 3 loại: vi khuẩn có lợi, vi
khuẩn có hại và vi khuẩn cơ hội. Trong đó 2 nhóm vi khuẩn được đề cập đến là
nhóm vi khuẩn có lợi và nhóm vi khuẩn có hại: Các vi khuẩn có lợi là probiotic. Các
vi khuẩn có hại là những vi khuẩn có khả năng gây ra các bệnh lý đường ruột cho
động vật non. Vi khuẩn có lợi giữ vai trị như lá chắn bảo vệ cơ thể. Chúng tạo ra
môi trường đường ruột có lợi cho sự tiêu hố hấp thu thức ăn, ức chế vi khuẩn có
hại và gây bệnh, tăng cường hệ miễn dịch đường ruột. Con vật ở trạng thái bình
thường khi hệ vi sinh vật đường ruột duy trì được sự cân bằng. Điều này có được
do có mối quan hệ tương tác giữa các vi khuẩn với môi trường, giữa các vi sinh vật
trong hệ vi sinh vật đường tiêu hoá với nhau.

Theo Đào Trọng Đạt và cs. (1996), trong hệ tiêu hóa của động vật, hệ vi sinh
vật luôn luôn ổn định đảm bảo cân bằng cho hệ tiêu hóa, khi đó phần lớn các

vi khuẩn có lợi là vi khuẩn lactic, vi khuẩn này chiếm 90% và hoạt

động hữu ích cho đường ruột.
Khi sự cân bằng này bị phá vỡ do những nhân tố như thời tiết khí hậu, vệ
sinh, chăm sóc quản lý,... thì những vi khuẩn có hại cạnh tranh phát triển gây rối

4


loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy (nhất là lợn con theo mẹ), loại vi khuẩn
thường gặp là E.coli và Samonella…
Theo Sanders.M.E and Klaenhammers.T.R (2003), trong trường hợp do
dùng kháng sinh hay ăn uống bất hợp lý, sống trong môi trường lạnh ẩm,
… Việc tiêu hoá hấp thu các chất dinh dưỡng khó khăn làm rối loạn tiêu hố
dẫn tới suy giảm sức đề kháng của cơ thể, hệ vi khuẩn gây hại chiếm ưu
thế do vi khuẩn có lợi bị sụt giảm, khiến cho con vật dễ bị mắc các bệnh
nhiễm khuẩn qua đường tiêu hóa. Việc tiêu hố hấp thu các chất dinh
dưỡng khó khăn dẫn tới suy giảm sức đề kháng đối với các bệnh khác.

Xuất phát từ cơ sở trên, nhiều tác giả đã nghiên cứu, sản xuất
các chế phẩm thuộc các dạng khác nhau từ vi khuẩn hữu ích như
những probiotic đưa vào đường ruột để tạo sự cân bằng cho hệ vi
sinh vật đường ruột. Ở nước ta trong những năm gần đây, các cơng
trình nghiên cứu về vấn đề này cũng đã được công bố và đưa vào sử
dụng khá rộng rãi đem lại kết quả đáng kể cho người chăn nuôi.
2.2. HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY LỢN CON THEO MẸ (HCTC)
2.2.1. Những hiểu biết về HCTC

Tiêu chảy là thuật ngữ để chỉ hiện tượng đại tiện phân lỏng,
thường là đi trên 5 lần trong 24 giờ. Tiêu chảy được mô tả phân lỏng
nhiều nước hoặc có máu hoặc có mủ hoặc có nơn.
Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù ở đường
tiêu hóa. Hiện tượng lâm sàng này tùy theo đặc điểm, tính chất diễn biến, tùy
theo độ tuổi mắc bệnh, tùy theo yếu tố được xem là nguyên nhân chính mà
được gọi theo nhiều tên gọi khác nhau: HCTC, chứng khó tiêu, tiêu chảy sau
cai sữa, chứng rối loạn tiêu hóa, Colibaccillosis, Salmonellosis,… hoặc tiêu
chảy là triệu chứng thường gặp ở bệnh ký sinh trùng, bệnh do vi khuẩn, vurus.

Tuy nhiên, thực chất tiêu chảy là hội chứng bệnh lý liên quan đến
nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là
nguyên nhân thứ phát. Phân loại nguyên nhân chỉ có tính chất tương đối,
điều quan trọng là phải nêu lên được yếu tố nào là chính, yếu tố nào là phụ,
yếu tố nào xuất hiện trước, yếu tố nào xuất hiện sau. Song, cho dù nguyên
nhân nào gây nên tiêu chảy thì hậu quả viêm nhiễm, tổn thương thực thể
đường tiêu hóa và cuối cùng là một q trình nhiễm trùng.

5


Bệnh xuất hiện ở thể cấp tính hoặc mãn tính, tình trạng bệnh nặng
hay nhẹ, tùy thuộc vào tính chất và nguyên nhân gây bệnh tác động.
Ở nước ta, trong những năm gần đây, hội chứng tiêu chảy của

lợn vẫn đang là vấn đề nan giải, xảy ra trên hầu hết các tỉnh thành,
gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi. Bệnh xảy ra ở mọi
lứa tuổi lợn từ sơ sinh đến lứa tuổi sinh sản (Hoàng Văn Tuấn, 1998).
2.2.2. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về ngun gây nên hội chứng

tiêu chảy, có thể nguyên nhân thể nguyên phát hay thứ phát. Dưới
đây là một số nguyên nhân cơ bản:
* Nguyên nhân do đặc điểm sinh lý của gia súc non
Gia súc non là những cơ thể đang phát triển với tốc độ nhanh và
q trình đồng hóa diễn ra ở mức độ cao. Tuy nhiên, ở gia súc non
chức năng hoạt động của một số cơ quan đó mới dần dần hoàn thiện
và đảm nhận được chức năng sinh lý bình thường.
- Hệ tiêu hóa
Lợn con bộ máy tiêu hóa chưa hồn thiện, dung tích dạ dày ở lợn con
từ 2-4 tháng tuổi mới dần dần được hoàn thiện. Cùng với sự phát triển của
đường ruột dịch tiết cũng tăng lên. Dịch vị của lợn con trong vòng một
+

tháng tuổi có nhiều biến đổi, nồng độ ion H rất thấp nên khả năng diệt
trùng rất yếu vì thế lợn con trong giai đoạn này rất dễ bị mắc với tỷ lệ cao.

- Hệ thần kinh
Hệ thần kinh của lợn chưa phát triển hồn tồn, lợn con chưa có
phản xạ có điều kiện một cách ổn định, khả năng điều hòa thân nhiệt
rất kém, đặc biệt là lợn con rất mẫn cảm với thời tiết lạnh.
- Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn của lợn có tầng mỡ cơ tim phát triển, cơ tim tương đối mềm
yếu, trương lực của các van tim không ổn định, tần số tim đập giảm theo độ tuổi,
tần số mạch dao động khoảng 180-220 lần/phút, trung bình cứ khoảng 203 lần/phút
lợn con tần số mạch đập nhanh vì vậy hay loạn nhịp sinh lý. Nhu cầu Fe 2+ luôn tăng
để tạo hồng cầu, hàm lượng các muối khống ln biến đổi để tạo xương. Trong
thời gian này, lợn con cần rất nhiều sắt từ 4-11 mg sắt/ngày nhưng

6



lợn mẹ chỉ cung cấp 2 mg sắt/ngày qua sữa vì thế nếu khơng được
bổ sung lợn con sẽ thiếu máu dẫn đến cịi cọc, chậm lớn.
* Hệ hơ hấp
Lợn con có thể tích lồng ngực nhỏ hẹp nên lợn thở nhanh nhưng thở
nông, chủ yếu là thở bụng. Tổ chức nhu mô phổi mềm yếu, hệ thống hạch
lâm ba phổi kém phát triển nên sức đề kháng kém lợn dễ bị viêm phổi khi
thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Vì vậy, chúng ta phải ln ln giữ ấm áp
về mùa đông và mát mẻ về mùa hè để nâng cao sức khỏe cho vật ni.
Tóm lại, những đặc điểm yếu kém của cơ thể lợn con cũng như đặc tính
sinh lý của cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa và hệ thần kinh mẫn cảm với các tác
nhân, tác động của ngoại cảnh gây bệnh (nhất là hội chứng tiêu chảy ở lợn).

* Ảnh hưởng của môi trường
Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ môi trường khơng thích hợp, đặc biệt
là lạnh. Do ảnh hưởng của lạnh, nhiệt độ cơ thể giảm xuống làm cho mạch máu
ngoại vi co lại dồn máu vào cơ quan phủ tạng. Khi đó, mạch máu thành ruột bị sung
huyết làm trở ngại đến tiêu hóa, thức ăn bị đình trệ tạo điều kiện cho các

vi sinh vật sinh sôi phát triển, đặc biệt là quá trình lên men tạo ra các sản
vật độc, các chất độc này kích thích vào nội thụ cảm thần kinh ruột gây
hưng phấn làm cho ruột co bóp mạnh và nhiều lần, đẩy thức ăn ra ngoài.
Đồng thời do hiện tượng sung huyết làm cho tính thấm thành mạch tăng
lên, đẩy thức ăn ra ngoài gây tiêu chảy. Trong thực tế, những tháng mưa
nhiều tỷ lệ mắc HCTC tăng lên rõ rệt. Trong các yếu tố đó thì độ ẩm và nhiệt
độ là quan trọng nhất. Đào Trọng Đạt và cs. (1995) đều cho rằng trong các
tháng mưa nhiều thì số lợn con bị bệnh phân trắng tăng lên rõ rệt: 90-100%.

Theo Phạm Khắc Hiếu và Lê Thị Ngọc Diệp (1998), Nước ta là
một nước nhiệt đới, khí hậu q nóng, q lạnh, mưa gió, độ ẩm cao,

kết hợp với điều kiện vệ sinh chuồng trại khơng hợp lý, khơng thống
mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, … đều là tác nhân Stress bất lợi
dẫn tới viêm dạ dày - ruột, dẫn đến tiêu chảy.
Niconxki V.V (1986), Sử An Ninh (1993), Hồ Văn Nam và cs. (1997) cho
biết: khi gia súc bị lạnh sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác dụng thực bào
do đó gia súc dễ bị các vi khuẩn cường độc gây bệnh, đặc biệt với lợn sơ sinh và
lợn sau cai sữa ít ngày vì các phản ứng thích nghi bảo vệ của lợn con lúc này là

7


chưa hồn thiện. Vì vậy, việc đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho tiểu khí
hậu chuồng ni là rất cần thiết trong việc phòng chống HCTC cho lợn con.

* Nguyên nhân về thức ăn - nước uống
Thức ăn là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho cơ thể tồn tại và
phát triển. Nhưng trong nhiều ca ỉa chảy, nguyên nhân là do sự sai sót trong kỹ
thuật chăn nuôi. Theo nhận xét về nguyên nhân gây viêm ruột ỉa chảy ở vật
nuôi nước ta (Hồ Văn Nam và cs., 1997), đều cho rằng: Thức ăn kém phẩm chất
(bẩn, mốc,…), khẩu phần ăn khơng thích hợp, ni dưỡng khơng đúng, thức ăn
q nóng, q lạnh, … là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột ỉa chảy.

Chúng ta đều biết, nước là yếu tố quan trọng trong cơ thể gia
súc nhất là gia súc non. Nếu mất nước 10% ảnh hưởng nghiêm trọng
đến chức năng sinh lý, mất 20% gia súc non sẽ bị chết
Đào Trọng Đạt và cs. (1996) cho biết: đối với lợn con đang trong thời kỳ bú
sữa, tiêu chảy còn do chúng không được bú sữa đầu kịp thời nên không nhận
được kháng thể từ sữa mẹ (IgA, IgM, IgG). Nhiều trường hợp còn do lợn con bú
phải sữa mẹ kém phẩm chất, lợn mẹ khơng được chăm sóc, ni dưỡng hợp lý.


* Nguyên nhân do vi khuẩn
Hầu hết các tác giả nghiên cứu về HCTC của lợn đều kết luận rằng: trong
bất cứ trường hợp nào cũng có vai trị tác động của vi khuẩn (Hồ Văn Nam,
Trương Quang và cs., (1997), Trịnh Văn Thịnh (1964), Vũ Văn Ngữ (1970))…

* Nguyên nhân do virus
Ngồi sự góp mặt của vi khuẩn, người ta cũng chứng minh được
virus cũng là một tác nhân gây tiêu chảy.
Theo Lecce J.G et al. (1976), Bohl E.H (1978) đã xác định được
vai trò của Rotavirus trong hội chứng viêm ruột ỉa chảy.
Theo tài liệu của Bergeland trong số những mầm bệnh thường
gặp ở lợn trước và sau cai sữa bị tiêu chảy có rất nhiều loại virus:
20% lợn bệnh phân lập được Rotavirus, 11,2% có virus viêm dạ dày ruột truyền nhiễm, 2% Enterovirus.
Theo Khoo Teng Huat đã thống kê được hơn 10 loại virus có tác
động làm tổn thương đường tiêu hóa gây viêm ruột ỉa chảy như:
Adenovirus type IV, Enterovirus, Rotavirus.

8


* Nguyên nhân do ký sinh trùng
Theo Phan Lục, Phạm Văn Khuê: ký sinh trùng nói chung và ký sinh trùng
đường tiêu hóa nói riêng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn
và nhiều loài gia súc khác. Tác hại của nó khơng chỉ là cướp chất dinh dưỡng
của vật chủ mà còn tác động lên vật chủ thông qua những nội ngoại độc tố do
chúng tiết ra làm suy giảm sức đề kháng, gây trúng độc, tạo điều kiện cho các
bệnh khác phát sinh và phát triển. Đồng thời trong thời gian ký sinh, chúng còn
gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, từ đó dẫn đến viêm ruột ỉa chảy.

2.2.3. Cơ chế và hậu quả của HCTC

* Cơ chế
Khi tác động của từng nguyên nhân khác nhau thì quá trình sinh
bệnh khác nhau. Tuy nhiên, cơ thể chịu một q trình sinh bệnh cũng
có những nét đặc trưng chung.
Những nguyên nhân gây bệnh từ bên ngồi hay bên trong cơ thể có tác động
vào hệ thống nội thụ cảm của ruột. Các mô bào của vách ruột bị phá hoại đồng thời
tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh vật đường ruột phát triển, làm tăng cường
quá trình lên men và thối rữa của ruột. Loại vi khuẩn lên men chất bột đường sinh
ra nhiều axit hữu cơ như: axit lactic, axit axetoaxetic, axit butiric, axit propionic,…
với hơi như: CH4, CO2, H2, …Loại vi khuẩn phân giải protit sinh ra Idol, Scatol,
phenol, H2S, NH3…và các aminoaxit. Từ sự lên men và thối rữa đó làm thay đổi độ
pH trong ruột gây trở ngại về tiêu hóa và hấp thu ở ruột.

Trong q trình phát bệnh, những kích thích lý, hóa ở trên sẽ gây
nên viêm, niêm mạc ruột sung huyết, thối hóa, cơ năng tiết dịch
tăng, đồng thời cùng với sự thẩm xuất tiết ra trong quá trình viêm làm
cho nhu động ruột tăng, con vật sinh ra ỉa chảy.
Những chất phân giải sinh ra trong quá trình lên men ở ruột ngấm vào
máu gây nhiễm độc, những hơi được sinh ra trong ruột kích thích làm tăng
nhu động ruột gây đau bụng. Nếu quá trình viêm kéo dài làm cho vách ruột
thay đổi về cấu trúc. Vách ruột mỏng ra, tuyến ruột bị teo, lớp tế bào
thượng bì thối hóa, tổ chức liên kết tăng sinh, trên niêm mạc ruột bị loét
hay thành sẹo. Trong thời gian này nhu động ruột giảm, sinh táo bón. Thức
ăn trong ruột tích lại lên men, kích thích niêm mạc ruột lại gây ỉa chảy. Như
vậy, quá trình ỉa chảy và táo bón xen kẽ nhau theo chu kỳ.

9


* Hậu quả

Các tư liệu nghiên cứu của nhiều tác giả đều thống nhất: hậu
quả cuối cùng của HCTC là làm cho con vật bị mất nước, mất các
chất điện giải, trúng độc và suy giảm sức đề kháng.
- Mất nước: ở cơ thể khỏe mạnh nước chiếm khoảng 75% trọng lượng cơ
thể, được giữ ở dịch nội bào (50% thể trọng) và dịch ở ngoại bào (25%). Theo Tạ
Thị Vịnh (1996), do thức ăn không tiêu làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột
cao hơn trong máu và tổ chức mô bào sẽ kéo theo nước vào trong lịng ruột. Khi
lượng nước trong ruột tăng lên sẽ kích thích ruột co bóp sinh ra ỉa chảy.

- Mất các chất điện giải: Khi vật bị tiêu chảy, một số chất điện giải quan
-

+

+

-

trọng như: HCO3 , K , Na , Cl cũng bị hao hụt (theo phân ra ngồi),
góp phần gây nên quá trình bệnh lý, làm giảm sức khỏe của vật nuôi.
+

+ Mất ion Na : trong cơ thể muối NaCl được phân ly hoàn toàn thành Na

+

-

và Cl ở thành ruột, có áp lực thẩm thấu ưu trương. Gia súc duy trì nồng độ
đẳng trương bằng cách lấy nước từ hệ thống tuần hoàn hay dịch từ các bộ

phận khác. Tuy nhiên, lấy nước từ hệ tuần hồn xảy ra nhanh chóng hơn.
+

+

+ Mất ion K : K có thể được huy động từ tế bào ra nên hàm lượng K

+

trong máu có chiều hướng tăng (nhất là trong trường hợp Acidosis) làm
ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ tim mạch (tim đập chậm, loạn nhịp).
+ Mất muối Bicarbonat: khi ỉa chảy cấp tính, cơ thể mất nhiều

muối Bicarbonat từ đó làm giảm độ dự trữ kiềm trong máu, nếu giảm
quá nhiều cơ thể sẽ bị trúng độc toan (Acidosis).
- Trúng độc: là hậu quả của sự mất nước, mất các chất điện giải kéo
dài và quá trình lên men phân giải các chất tồn đọng trong đường tiêu hóa.

2.2.4. Triệu chứng và bệnh tích của HCTC
* Triệu chứng:
Hồ Văn Nam (1982): khi bị tiêu chảy kéo dài làm cho con vật mất
nước làm giảm lưu lượng tuần hoàn và mất các chất điện giải, giảm
độ dự trữ kiềm trong máu từ đó gây toan huyết.
Triệu chứng điển hình: Con vật khát nước, da khơ và giảm tính đàn hồi, niêm
mạc mắt và niêm mạc miệng nhợt nhạt, mắt lõm sâu, thở nhanh và thở sâu, nhịp
tim nhanh, mạch nhanh, ít đái, một số con bụng trướng to, căng đầy hơi như

10



vừa ăn no. Lợn đi ỉa nhiều lần trong ngày, ỉa vọt cần câu, ỉa tóe loe
lên thành tường hoặc nền chuồng. Phân loãng, nhiều nước hoặc nát,
mùi thối khắm, dính bết ở đi và khoeo chân, trong phân có những
mảnh thức ăn chưa tiêu, có con lúc nằm phân chảy ra ở hậu mơn.
* Bệnh tích:
Theo Tạ Thị Vịnh (1996), khi lợn bị tiêu chảy kéo dài thì xác chết
gầy, bẩn. Niêm mạc mắt, miệng nhợt nhạt, da khô, mất đàn hồi. Phân
dính bết ở hậu mơn, mơng, khoeo chân.
Mổ khám thấy ở dạ dày nhiều thức ăn không tiêu, lổn nhổn bọt
khí. Niêm mạc dạ dày lác đác có đám xuất huyết, ruột non có đoạn
phình to, chứa đầy hơi, niêm mạc ruột sung huyết.
2.2.5. Một số biện pháp phòng và điều trị HCTC
2.2.5.1. Một số biện pháp phòng nguyên nhân tiêu chảy
Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc phịng bệnh cho
gia súc ln là những vấn đề đóng vai trị quan trọng đối với cơ sở chăn
nuôi, nhằm hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể vật chủ, đồng
thời còn ngăn chặn được những thiệt hại do bệnh gây ra, đó là những tổn
thất về số lượng vật nuôi, chất lượng sản phẩm, chi phí điều trị.

- Phịng bệnh bằng ni dưỡng, quản lý
Trong chăn ni, một trong những mắt xích có liên quan chặt chẽ tới
sự phát sinh bệnh là yếu tố vệ sinh mơi trường. Mơi trường trong sạch ít
mầm bệnh sẽ hạn chế nguyên nhân gây bệnh tác động đến cơ thể động vật.
Một trong những bệnh chiếm tỷ lệ cao ở gia súc non ở giai đoạn bú sữa
phải kể tới bệnh đường tiêu hóa. Đây là một quá trình bệnh lý phức tạp và
được coi như là một hội chứng. Bệnh do sự tác động và kết hợp bởi nhiều
yếu tố, trong đó ảnh hưởng đáng kể là: stress từ ngoại cảnh, những sai sót
trong chăm sóc, quản lý, thức ăn, nước uống và sự nhiễm khuẩn …..

Theo Trịnh Văn Thịnh (1985), trong q trình chăm sóc nuôi

dưỡng lợn, nếu chuồng nuôi đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thống khí,
khơ ráo sẽ làm giảm tỷ lệ bệnh đường tiêu hoá.
Các yếu tố của ngoại cảnh ảnh hưởng đến cơ thể động vật gồm: sự thay đổi
đột ngột của nhiệt độ, ẩm độ hoặc nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ
của gia súc, tạo ra các stress cho cơ thể, dễ phát sinh bệnh, trong đó phổ biến

11


nhất là những bệnh về đường tiêu hóa (Phạm Khắc Hiếu và cs., 1997;
Sử An Ninh, 1993).
- Một số sinh phẩm dùng trong phòng bệnh tiêu chảy
Nguyễn Như Viên đã sử dụng chế phẩm vi sinh vật Subcolac để phòng
HCTC. Subcolac là một hỗn hợp gồm 3 loại vi khuẩn sống: Bacillus Subtilus,
Colibacterium và Lactobacillus. Chế phẩm Subcolac được đưa vào đường tiêu
hóa để cung cấp một số men cần thiết, một số vi khuẩn có ích để lặp lại sự cân
bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột. Nguyễn Như Viên đã sản xuất thành công
chế phẩm Bacillus Subtilis bằng cách cấy vi khuẩn Bacillus Subtilis vào môi
trường đậu tương, nước cám gạo, thậm chí cả nước râu ngơ để được chế
phẩm sinh học mà theo tác giả trong đó có hàm lượng vi khuẩn Bacillus
Subtilis đủ hạn chế các vi khuẩn Gram (-); Gram (+) gây bệnh. Chế phẩm này
khơng những phịng bệnh mà cịn có thể chữa bệnh viêm ruột ở gia súc.

Những năm gần đây ở Nhật Bản đã đưa ra chế phẩm E.M
(Effective Microorganism) trong đó sử dụng các vi khuẩn có ích, đặc
biệt là nhóm vi khuẩn lactic để phịng HCTC.
- Phịng bệnh bằng thuốc hóa học trị liệu
Ở lợn con giai đoạn bú sữa thường có triệu chứng thiếu sắt, do

đó lợn con thường rối loạn tiêu hóa và ỉa chảy. Trần Minh Hùng

( 1978); Hoàng Danh Dự (1993), đã nghiên cứu chế phẩm Dextran-Fe
để bổ sung cho lợn con, phòng bệnh thiếu máu, suy dinh dưỡng và
các bệnh đường ruột, tăng sức đề kháng cho lợn con.
Trong thời gian trước đây các nhà chăn ni chủ trương cho thuốc hóa
học trị liệu (kháng sinh hoặc các Sulfamide) vào thức ăn, nước uống hàng ngày
của lợn để phịng HCTC, ví dụ: Dùng Biovit 40, Viton 70,… Tuy nhiên, để lại hậu
quả là các vi khuẩn nhờn thuốc, tồn dư kháng sinh trong thịt và thực phẩm gây
ảnh hưởng đến quá trình chế biến, sức khỏe người tiêu dùng.

2.2.5.2. Điều trị tiêu chảy ở lợn
Việc điều trị HCTC ở lợn, các nhà thú y đều thống nhất cho rằng:
bệnh lý của HCTC gồm hai q trình là rối loạn tiêu hóa và nhiễm khuẩn.
Mọi biện pháp điều trị đều nhằm khôi phục rối loạn tiêu hóa và chống
nhiễm khuẩn E. coli , Salmonella và các vi khuẩn bội nhiễm khác.

- Điều trị bằng kháng sinh

12


Những năm gần đây, biện pháp kháng sinh tỏ ra kém hiệu lực do vi
khuẩn gây bệnh chủ yếu là E. coli và Salmonella đã kháng thuốc cao. Song
hiệu lực của các thuốc trong việc phòng và trị HCTC ở mọi nơi, mọi lúc
khác nhau, đặc biệt hiệu quả điều trị của các thuốc giảm theo thời gian.

Tùy theo điều kiện có thể sử dụng Enrofloxacin, Streptomycin,
Oxytetracyclin, Sulfadimerazil, Sulfaguanidin, Penicillin, avilamycin.
Những kháng sinh trên khi sử dụng kèm theo các chất điện giải và
vitamin C, B1, B12,… thì hiệu quả điều trị mới cao.
- Điều trị bằng Đông dược

Theo Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1996), khi nghiên cứu tác
dụng của một số phytoncid và thuốc hóa học trị liệu với E. coli phân
lập từ HCTC cho biết: Tỏi và Hẹ là hai dược liệu có tác dụng tốt với E.
coli , Nghệ và cây Vàng đắng là hai dược liệu có tác dụng trung bình.
- Điều trị bằng truyền dịch
Các dung dịch hay dùng trong thú y gồm: dung dịch 5% dextrose,
dung dịch dischodium clorit, dung dịch dưỡng ngồi đường tiêu hóa,…

Tùy theo tình trạng bệnh lý của từng con vật và điều kiện thiết bị
các dung dịch trên được đưa vào cơ thể bằng các đường uống, tiêm
dưới da, tiêm tĩnh mạch, tiêm phúc mạc.
- Điều trị bằng chế phẩm sinh học
Các chế phẩm sinh học được các tác giả nghiên cứu và sử dụng
để điều trị lợn bị ỉa chảy bao gồm:
+ Viên Subtilis dùng phòng trị các hội chứng nhiễm khuẩn

đường ruột của gia súc (Lê Thị Tài và cs., 1968 – 1978).
+ Chế phẩm Saccharomyces buolardie dùng trị HCTC (Phan

Thanh Phượng và cs., 1960 – 1978).
+ Yaourt và canh trùng Subtilis dùng trị bệnh phân trắng lợn con

(Đào Trọng Đạt và Vũ Đức Thủy, 1962).
2.2.6. Tình hình nghiên cứu về bệnh
2.2.6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo Smith et al. (1963), đã công bố về khả năng của “Enterobactereae”
truyền Plasmid cho Salmonella typhymurium, Samonella cholerae suis bằng

13



×