Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.24 KB, 104 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TRUNG TÂM

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ
QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã ngành:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Bùi Bằng

Đồn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn:
“Hồn thiện cơng tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Phú Thọ” là cơng
trình nghiên cứu khoa học độc lập của tơi.
Các tài liệu, số liệu trong luận văn do Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông
dân tỉnh Phú Thọ cung cấp và kết quả thu thập từ các nguồn tài liệu tin
cậy đã được cơng bố trung thực và có nguồn gốc rõ ràng./.


Hà Nội, ngày … tháng…. năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Trung Tâm

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài “Hồn thiện công tác quản lý
Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Phú Thọ” tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ, hướng dẫn, động viên của nhiều tập thể, cá nhân.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam, Khoa Kế tốn và Quản trị kinh doanh, Thường trực Hội Nông
dân tỉnh Phú Thọ và Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Phú Thọ đã
tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành Luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Bùi Bằng Đoàn đã chỉ bảo, hướng
dẫn, giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình làm Luận văn tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày ….. tháng… năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Trung Tâm

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................ ii

Mục lục............................................................................................................................................... iii
Danh mục bảng............................................................................................................................... v
Danh mục sơ đồ và hình.......................................................................................................... vi
Trích yếu của luận văn............................................................................................................. vii
Thesis abstract................................................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu............................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 3


1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu........................................................................................................ 4
2.1.

Cơ sở lý luận.................................................................................................................. 4

2.2.1.

Một số vấn đề chung về quản lý.......................................................................... 4

2.1.2.

Một số vấn đề về quản lý Quỹ HTND................................................................. 7

2.1.3.

Nội dung quản lý Quỹ HTND................................................................................ 10

2.2.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 24

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý Quỹ HTND ở một số tỉnh......................................... 24

2.2.2.


Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan................................................ 27

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu....................................... 29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................. 29

3.1.1.

Khái quát một số đặc điểm về tỉnh Phú Thọ............................................... 29

3.1.2.

Đặc điểm Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ............................................................. 32

3.2.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 34

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu............................................................................................ 34

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 35

3.2.3.


Phương pháp xử lý số liệu................................................................................... 36

iii


3.2.4.

Phương pháp phân tích.......................................................................................... 37

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận...................................................................... 38
4.1.

Thực trạng công tác quản lý quỹ htnd tỉnh Phú Thọ ............................. 38

4.1.1.

Tổ chức bộ máy quản lý Quỹ HTND................................................................ 38

4.1.2.

Quản lý tăng trưởng nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh...................................... 38

4.1.3.

Quản lý hoạt động cho vay của Quỹ HTND tỉnh Phú Thọ ....................42

4.1.4.

Quản lý hoạt động thu-chi của Quỹ HTND tỉnh Phú Thọ......................48


4.2.

Đánh giá về công tác quản lý quỹ htnd tỉnh Phú Thọ............................ 52

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh

Phú Thọ........................................................................................................................... 58
4.3.1.

Bộ máy quản lý............................................................................................................ 58

4.3.2.

Cơ chế - chính sách hoạt động.......................................................................... 59

4.3.3.

Sự phối hợp hoạt động với các bên liên quan.......................................... 60

4.4.

Tồn tại, hạn chế của công tác quản lý quỹ htnd tỉnh Phú Thọ .........61

4.4.1.

Về quản lý nguồn vốn Qũy HTND...................................................................... 61

4.4.2.


Về quản lý hoạt động cho vay và thu hồi vốn Quỹ HTND....................61

4.4.3.

Công tác kiểm tra, giám sát.................................................................................. 62

4.4.4.

Bộ máy tổ chức........................................................................................................... 62

4.4.5.

Các cơ chế chính sách............................................................................................ 62

4.4.6.

Ứng dụng cơng nghệ thơng tin.......................................................................... 63

4.5.

Ngun nhân của tồn tại, hạn chế.................................................................... 63

4.5.1.

Nguyên nhân khách quan...................................................................................... 63

4.5.2.

Nguyên nhân chủ quan........................................................................................... 64


4.6.

Định hướng, giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý quỹ HTND tỉnh

Phú Thọ........................................................................................................................... 64
4.6.1.

Định hướng hoàn thiện Quỹ HTND.................................................................. 64

4.6.2.

Giải pháp hoàn thiện Quỹ HTND Phú Thọ.................................................... 66

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................... 73
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 73

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 74

5.2.1.

Đối với Trung ương Hội nông dân Việt Nam............................................... 74

5.2.2.

Đối với Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Phú Thọ.......................................... 74


Tài liệu tham khảo....................................................................................................................... 75

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Đối tư

dân về
Bảng 4.1.

Tăng

2014-2
Bảng 4.2.

Cơ cấ

2014-2
Bảng 4.3.

Dư n
2016)

Bảng 4.4.

Mức p


Bảng 4.5.

Thu n

2014-2
Bảng 4.6.

Kết q

2016 .
Bảng 4.7.

Tình h

Bảng 4.8.

Đánh g

Bảng 4.9.

Đánh

Bảng 4.10.

Đánh

HTND
Bảng 4.11.


Đánh

Bảng 4.12.

Đánh

Bảng 4.13.

Đánh

v


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Sơ đồ 2.1. Quy trình cho vay và thu hồi vốn quỹ HTND....................................... 21
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức Hội Nông dân các cấp tỉnh Phú Thọ .....32
Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quỹ HTND tỉnh Phú Thọ .........................33

vi


TRÍCH YẾU CỦA LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Trung Tâm
Tên luận văn: Hồn thiện cơng tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Phú Thọ

Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60 34 01 02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp

Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề chung về Quỹ hỗ trợ nông dân và thực
trạng công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014-2016,
do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác quản lý Quỹ hỗ trợ
nơng dân tỉnh Phú Thọ cịn bộc lộ những tồn tại, hạn chế, nên chưa đáp ứng đầy
đủ nhu cầu thực tiễn ngày càng cao của hội viên, nơng dân. Từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm hồn thiện công tác này, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ các đối tượng
là hội viên, nông dân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, đóng góp vào thành
cơng chương trình quốc gia xây dựng nơng thơn mới tại địa phương.

Phương pháp nghiên cứu
+ Nội dung nghiên cứu:
-

Tổ chức bộ máy quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh.

-

Quản lý tăng trưởng nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh.

-

Quản lý hoạt động cho vay của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh.

-

Quản lý thu phí, thu hồi nợ gốc Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh.

-


Quản lý hoạt động thu-chi của Quỹ hỗ trợ nông

dân tỉnh. + Phương pháp nghiên cứu:
- Chọn điểm nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Thu thập số liệu thứ cấp:
+ Thu thập số liệu sơ cấp:
* Sử dụng phương pháp PRA

* Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích: thống kê mơ tả, so sánh.

vii


Kết quả chính và kết luận
- Về quản lý nguồn vốn Qũy HTND: Hiện nguồn vốn Quỹ vẫn còn rất ít và
hạn chế. Do vậy khó mà có thể gia tăng số lượt vay và số vốn vay trên món. Sự
khó khăn này một mặt do nguồn vốn hạn chế từ Trung ương, mặt khác do hạn
chế ngân sách cấp cho Quỹ, thường nguồn vốn này không đều, và phụ thuộc
nhiều vào thu ngân sách địa phương. Nguồn vận động ủng hộ của các tổ chức,
cá nhân còn hạn chế, vì hiện nay, có nhiều cuộc vận động ủng hộ, người dân
phải tham gia đóng góp rất nhiều các khoản thu, khoản phí.
- Về quản lý hoạt động cho vay và thu hồi vốn Quỹ HTND: Quy định về
mức vay của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh thấp, nên tác động của vốn vay từ Qũy
đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng hộ là không rõ nét. Việc theo dõi
thu, nộp gốc và phí của Quỹ tại nhiều địa phương còn chưa hệ thống, chưa khoa
học. Một số Hội nơng dân cấp xã cịn đứng ra thu gốc từ hộ vay và Hội nông dân
cấp huyện thu hồi tiền gốc từ Hội nông dân cấp xã chứ không trực tiếp thu từ

các hộ vay vốn. Điều này khơng những vi phạm điều lệ Quỹ mà cịn tạo lỗ hổng
trong khâu quản lý, dễ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.
- Cơng tác kiểm tra, giám sát: cịn làm qua loa, hình thức do Ban điều hành
Quỹ cấp huyện hoạt động kiêm nhiệm, có tình trạng khi xây dựng kế hoạch kiểm tra,
kiểm soát thường là lồng ghép cùng các đợt kiểm tra công tác Hội khác.

- Bộ máy tổ chức:
+ Cán bộ Hội do hội viên bầu theo nhiệm kỳ của Hội (5 năm), khi làm

công tác quản lý Quỹ thường xuyên thay đổi, hơn nữa rất ít cán bộ Hội
(bao gồm cả cấp tỉnh, huyện và xã) có trình độ chun mơn, nghiệp vụ về
quản lý tài chính, ngân hàng do vậy năng lực quản lý quỹ rất hạn chế.
+ Cán bộ phụ trách nghiệp vụ thuộc cấp huyện đều là cán bộ kiêm

nhiệm, chưa chủ động độc lập kế hoạch công tác do vậy, các hoạt động
của Quỹ đơi khi cịn chưa hiệu quả và chất lượng hồ sơ các dự án đề nghị
phê duyệt chưa đảm bảo, chậm tiến độ. Số lượng cán bộ cấp huyện
không đủ để đứng với việc trực tiếp giải ngân tới người vay và thu gốc.
- Các cơ chế chính sách:
+ Do chưa thống nhất về các quy định chính sách của Trung ương và tỉnh nên
có nhiều bất cập trong công tác quản lý như: Mức cho vay; phân cấp giải ngân.

viii


+ Sở Tài chính chưa có Hướng dẫn thống nhất đối với việc trích

nguồn ngân sách bổ sung cho Quỹ HTND các cấp, nên cấp huyện rất lung
túng trong việc chuyển nguồn ngân sách sang cho quỹ hoạt động.
+ Hiện nay trong cơng tác kế tốn và tín dụng của Quỹ HTND các cấp trong

tỉnh đều chưa có phần mềm; mọi cơng đoạn đang được tính thủ cơng trên máy
tính và sổ sách, bất tiện cho việc quản lý, rà sốt, tìm kiếm, tính tốn...
- Kết luận: luận văn đánh giá thực trạng và kết quả công tác quản lý Quỹ hỗ
trợ nông dân và đề xuất các giải pháp gồm: Hoàn thiện về tổ chức bộ máy; nâng
cao năng lực, hiệu quả quản lý của đội ngũ cán bộ làm công tác Quỹ; công tác
kiểm tra, giám sát; cơ chế huy động ủng hộ Quỹ; ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động quản lý Quỹ; công tác phối hợp với các ngành liên quan; thông
tin, tuyên truyền; công tác thi đua, biểu dương, khen thưởng.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Trung Tam
Thesis title: “Completed of the management of the Phu Tho Farmer Support Fund”

Major: Business Administration

Code: 60 34 01 02

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA) Research Objectives
The topic of research on the general issues about the Farmer Assistance Fund and
the current situation of the management of the Phu Tho Farmers Fund for the period
2014-2016, due to many objective and subjective reasons, the fund of management
supporting farmers in Phu Tho province also revealed the shortcomings and limitations,
so not fully meet the increasing practical needs of members and farmers. From that point
of view, there are solutions to improve this work, meeting the requirements of supporting
members, farmers to develop their economy, improve their livelihoods, contribute to the
successful national construction program building of new local village.


Materials and Methods
+Research contents:
- Organizing the management of the Provincial Farmer Assistance Fund.
- Managing the capital growth of the Provincial Farmer Assistance Fund.
- Managing of the lending activities of the Provincial Farmer Assistance Fund.
- Manage the collection of fees and recover the principal of the

provincial Farmer Assistance Fund.
- Manage the revenue and expenditure activities of the Provincial

Farmer Assistance Fund.
+ Methods:
- Select study sites:
- The method of data collection:
+ Secondary data collection:
+ Primary data

collection: * Use PRA method

* Professional solution
- Data processing methods.
- Analytical methods: Descriptive statistics, comparisons.

x


Main findings and conclusions
- On the management of the funds of the People's Committee: Currently, the
fund is still very limited and limited. It is therefore difficult to increase the number of

loans. This difficulty, on the one hand, is due to limited funding from the central
government and, on the other hand, due to budget constraints allocated to the Fund,
it is often uneven and highly dependent on local budget revenues. The advocacy of
organizations and individuals is limited, as there are many advocacy campaigns,
people have to contribute many contributions and fees.

- Regarding the management of lending activities and the recovery of the
funds of the People's Committee: The regulation on the loan level of the provincial
fund is low, so the impact of the loan from the fund on the production and business
efficiency of each household is not. clear. Monitoring the collection and payment of
funds and funds in many localities is not systematic, not scientific. Some communelevel Farmers' Unions collect loans from farmers and farmers' committees at district
level recover money from commune-level Farmers' Unions, not directly from
households. This not only violates the Fund Charter but also creates a hole in the
management, which can lead to serious consequences.

- The inspection and supervision work is carried out in the form of

district-level management boards which are concurrently engaged in the
formulation of inspection and control plans, which are often integrated
with inspection missions of the other association work.
- Organizational structure:
+ Staff members elected by the members according to the term of the
Association (5 years), when the fund management regularly changes, moreover,
very few Association staff (including provincial, district and commune) submitted
Expertise in financial and banking management is very limited.
+ The district level officials in charge of all operations are part-time and have
not yet independently proacted their work plans. Therefore, the Fund's activities are
sometimes ineffective and the quality of the dossiers of the proposed projects
Approval is not guaranteed, slow progress. The number of district staff is not
sufficient to stand with direct disbursement to the borrower and the principal


- Mechanisms and policies:
+ Due to lack of agreement on central and provincial policy

regulations, there are many shortcomings in the management such as:
Loan amount; Decentralization disbursement.

xi


+ The Department of Finance does not have a uniform guideline for

allocating additional funds to the PFDs at all levels, so the district is very
confused in transferring the budget to the operational fund.
+ Currently, there is no software in the accounting and credit of the People's
Committee at all levels in the province. Every step is being manually calculated on the
computer and books, inconvenient for the management, review, search, calculation ...

- Conclusion: The thesis evaluates the status and results of the
management of the Farmer Assistance Fund and proposes solutions including:
perfecting the organizational structure; Improving the capacity and efficiency of
management staff working in the Fund; Inspection and supervision; Mobilization
mechanism supporting the Fund; Application of information technology in fund
management activities; Coordination with relevant sectors; information and
communication; The work of emulation, praise, reward.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Là nước nơng nghiệp nên nơng dân Việt Nam có vai trị ý nghĩa hết sức quan
trọng và ln là lực lượng đông đảo trong mọi thời kỳ phát triển và xây dựng đất
nước. Mặc dù đã được Đảng, Nhà nước quan tâm giúp đỡ trên nhiều phương diện
nhưng nông dân vẫn luôn là bộ phận dễ bị tổn thương, một bộ phận khơng nhỏ
nơng dân có cuộc sống khó khăn, nhất là nông dân ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa,
sản xuất nơng nghiệp gặp nhiều rủi ro. Đã có nhiều chính sách hỗ trợ, giúp đỡ cho
nơng dân thốt nghèo và phát triển kinh tế, tuy nhiên do số lượng đơng đảo nên
những chủ trương, chính sách đó chưa đáp ứng được so với nhu cầu của họ.

Tại hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ban
hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn. Để đưa
nhanh Nghị quyết vào cuộc sống và để góp phần đẩy mạnh hơn nữa sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Trung
ương Hội Nông dân Việt Nam đã trình và được Ban Bí thư Trung ương Đảng phê
duyệt đề án tại Kết luận số 61-KL/TW, ngày 03/12/2009 về Đề án “Nâng cao vai
trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây
dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 20102020”. Trên cơ sở Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư, ngày 10/5/2011 Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định 673/QĐ-TTg về “Hội Nông dân Việt Nam trực
tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội nơng thơn giai đoạn 2011-2020”. Trong đó có nội dung, nhiệm
vụ tổ chức nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân.
Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) được thành lập năm 1996 theo văn bản số
4035/KTTH, ngày 26/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ, Quỹ HTND được thành lập
và trực thuộc Hội Nông dân Việt Nam. Thực hiện chủ trương trên, Ban Chấp
hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ban hành Quyết định số 80-QĐ/HND
ngày 02/3/1996 về việc thành lập Quỹ HTND. Thẩm quyền thành lập Quỹ HTND ở
các cấp do Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp ra quyết định. Ngày
15/11/2011 Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ban hành
Quyết định số 908-QĐ/HNDTW về ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của

Quỹ Hỗ trợ nơng dân. Quỹ HTND có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được
mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước

1


theo quy định của pháp luật. Quỹ HTND tuân thủ các quy định về
nghiệp vụ tài chính, tín dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Ở Phú Thọ, được sự đồng ý của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Quỹ Hỗ trợ nông dân
tỉnh được thành lập năm 1997, đến nay có bộ phận chun mơn riêng với tên gọi
là Ban điều hành Quỹ HTND. Thành phần của Ban Quản lý gồm các đồng chí Ủy
viên Ban Thường vụ Hội Nơng dân tỉnh. Ban Quản lý Quỹ HTND tỉnh Phú Thọ có
Ban kiểm sốt, có Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ HTND tỉnh. Thực hiện tinh thần
trên, Phú Thọ đã có đề án: “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ
nông dân tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012-2020” và đã được Tỉnh ủy Phú Thọ phê
chuẩn cho ý kiến chỉ đạo tại văn bản số 480-TB/TU, ngày 22/5/2012.
Thông qua việc xây dựng các phương án, dự án, Quỹ HTND tỉnh Phú Thọ
đã giúp nơng dân có vốn phát triển sản xuất kinh doanh, ứng dụng có hiệu quả
các tiến bộ KHKT, giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn, nâng cao thu
nhập, làm giầu chính đáng theo hướng liên kết sản xuất hàng hóa tập trung, gắn
phát triển sản xuất nông nghiệp với chế biến, tiêu thụ và dịch vụ… Các hoạt
động của Quỹ HTND tỉnh khơng những thể hiện vai trị, trách nhiệm của Hội
Nơng dân trong đáp ứng nguyện vọng chính đáng của hội viên, nơng dân, mà
cịn góp phần định hướng phát triển sản xuất nơng nghiệp, ổn định kinh tế,
chính trị, an ninh xã hội ở nông thôn và tham gia xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác
quản lý Quỹ HTND Phú Thọ còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế, nên chưa đáp
ứng đầy đủ nhu cầu thực tiễn ngày càng cao của hội viên, nơng dân. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu tìm giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý Quỹ HTND

tỉnh vừa là nhiệm vụ, vừa là điều kiện cần thiết để phát huy vai trò, trách
nhiệm của Hội Nông dân tỉnh trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông
thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh. Xuất phát từ thực tế
trên, tôi chọn nội dung đề tài “Hồn thiện cơng tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông
dân tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu những vấn đề chung về Quỹ HTND và thực trạng
quản lý Quỹ HTND tỉnh Phú Thọ, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác này, đáp ứng u cầu hỗ trợ các đối tượng là hội viên,
nông dân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, đóng góp vào thành cơng
chương trình quốc gia xây dựng nơng thơn mới tại địa phương.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quỹ HTND và

công tác quản lý Quỹ HTND ở các địa phương hiện nay.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý Quỹ HTND tại tỉnh

Phú Thọ trong thời gian vừa qua bao gồm:
+ Tổ chức bộ máy quản lý Quỹ HTND tỉnh.
+ Quản lý tăng trưởng nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh.
+ Quản lý hoạt động cho vay nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh.
+ Quản lý hoạt động thu - chi của Quỹ HTND tỉnh.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Quỹ HTND tỉnh bao gồm:
+ Bộ máy quản lý, chất lượng cán bộ làm công tác Quỹ HTND tỉnh

+ Cơ chế chính sách ảnh hưởng tới hoạt động của Quỹ HTND tỉnh.
+ Điều kiện kinh tế-xã hội tỉnh.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý Quỹ HTND tỉnh.
+ Sự phối hợp với các tổ chức liên quan đến hoạt động Quỹ HTND tỉnh.
- Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý Quỹ HTND

tỉnh Phú Thọ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, sử dụng quỹ,
phát triển kinh tế, đời sống của hội viên, nông dân tỉnh Phú Thọ.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào chức năng, nhiệm vụ,
mục tiêu và các nguyên tắc quản lý Quỹ HTND, đồng thời đề xuất các giải
pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý đối với Quỹ HTND tỉnh Phú Thọ.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu việc thực hiện các mục tiêu,

các nguyên tắc quản lý, thực trạng quản lý Quỹ HTND và các giải pháp
chủ yếu hồn thiện cơng tác quản lý Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh.
- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện tại Quỹ HTND tỉnh và

các địa phương liên quan trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng nghiên cứu đề tài từ năm

2014 đến 2016, số liệu điều tra đến năm 2017.

3



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2.1. Một số vấn đề chung về quản lý
Quản lý là một khái niệm liên quan đến công tác điều hành hoạt động
của một tổ chức, hoặc một nội dung cụ thể nào đó. Xuất phát từ những
góc độ nghiên cứu khác nhau nên quan niệm về quản lý giữa các nhà
nghiên cứu, các học giả và những nhà thực tiễn cũng khác nhau.
Theo Kinicki (2001), quản lý là quá trình làm việc với và thông qua người
khác để đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả và đạo đức trong
môi trường biến động. Như vậy, theo quan điểm này nhà quản lý đạt được các
mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác thực
hiện chứ khơng phải hồn thành cơng việc bằng chính mình.

F.W Taylor (1916), từ góc độ kinh tế-kỹ thuật lại cho rằng: quản lý là
hồn thành cơng việc của mình thơng qua người khác và biết được một
cách chính xác họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.
Henrry Fayol (1915) là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình, cho
rằng: quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân
công, điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu

qủa các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra.

J.H Donnelly et al. (2001), lại cho rằng: quản lý là một quá trình
do một người hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt
động của những người khác để đạt được kết quả mà một người
hành động riêng rẽ không thể nào đạt được.
Từ những quan điểm trên, có thể hiểu bản chất của quản lý là sự
tác động có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước.
Hệ thống quản lý bao gồm: chủ thể quản lý, đối tượng bị quản lý và bộ máy

quản lý; giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý có mối liên hệ với nhau bằng
các dịng thơng tin. Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm
sốt hành động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn
lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Theo đó, các công việc

4


hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát phải được thực hiện theo một trình
tự nhất định; những hoạt động này còn được gọi là các chức năng quản lý.
* Quản lý nói chung có những đặc điểm cơ bản sau:
- Quản lý là hoạt động mang tính tất yếu và phổ biến: Khi con

người cùng tham gia hoạt động với nhau thì tất yếu phải có tác nhân
quản lý nếu muốn đạt tới trật tự và hiệu quả. Chính vì vậy, hoạt động
quản lý tồn tại như một tất yếu ở mọi loại hình tổ chức khác nhau.
- Hoạt động quản lý biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người:
Thực chất của quan hệ giữa con người với con người trong quản lý là quan hệ giữa
chủ thể quản lý (người quản lý) và đối tượng quản lý (người bị quản lý). Trong khi
các hoạt động cụ thể của con người là quan hệ giữa chủ thể (con người) với đối
tượng của nó (phi con người), thì trong hoạt động quản lý, dù ở lĩnh vực hay cấp độ
nào cũng là sự biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người. Vì vậy, hoạt
động quản lý biểu hiện mối quan hệ giữa người với người.

- Quản lý là tác động có ý thức: Chủ thể quản lý tác động tới đối tượng

quản lý là những con người hiện thực để điều khiển hành vi, phát huy cao
nhất tiềm năng và năng lực của họ nhằm hồn thành mục tiêu của tổ chức. Vì
vậy, tác động quản lý của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý phải là tác
động có ý thức, nghĩa là tác động bằng tình cảm (tâm lý), dựa trên cơ sở tri

thức khoa học (khách quan, đúng đắn) và bằng ý chí (thể hiện bản lĩnh).
- Quản lý là tác động bằng quyền lực: Hoạt động quản lý được tiến hành
trên cơ sở các công cụ, phương tiện và cách thức tác động nhất định. Tuy nhiên,
khác với các hoạt động khác, hoạt động quản lý chỉ có thể tồn tại nhờ ở yếu tố
quyền lực. Quyền lực là nhân tố giúp cho chủ thể quản lý tác động tới đối tượng
quản lý để điều khiển hành vi của họ. Quyền lực được biểu hiện thông qua các
quyết định quản lý, các nguyên tắc quản lý, các chế độ, chính sách....
- Quản lý là tác động theo quy trình: Hoạt động quản lý được tiến hành

theo một quy trình: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Đó là quy
trình chung cho mọi nhà quản lý và mọi lĩnh vực quản lý. Với quy trình như
vậy, hoạt động quản lý được coi là một dạng lao động mang tính gián tiếp và
tổng hợp. Nghĩa là nó không trực tiếp tạo ra sản phẩm mà nhờ thực hiện các
vai trị định hướng, thiết kế, duy trì, thúc đẩy và điều chỉnh để từ đó gián tiếp
tạo ra nhiều sản phẩm hơn và mang lại hiệu lực và hiệu quả cho tổ chức.

5


- Quản lý là hoạt động để phối hợp các nguồn lực: Thơng qua tác động

có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình mà hoạt động quản lý mới có thể
phối hợp các nguồn lực bên trong và bên ngoài tổ chức. Các nguồn lực
được phối hợp bao gồm: nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực. Nhờ đó mà
quản lý trở thành tác nhân quan trọng trong việc tạo nên sức mạnh tổng hợp.
- Quản lý nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu chung: Hoạt động quản lý

ngoài việc thoả mãn nhu cầu riêng của chủ thể thì điều đặc biệt quan trọng là
phải đáp ứng lợi ích của đối tượng. Tuy nhiên, trong thực tiễn quản lý, không
phải bao giờ mục tiêu chung cũng được thực hiện một cách triệt để. Những

xung đột về lợi ích giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý tường xuyên
tồn tại. Vì vậy, hoạt động quản lý xét đến cùng là phải đưa ra các cách thức
để giải quyết xung đột ấy, nhằm đạt được mục tiêu chung.
- Quản lý là hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật:
Tính khoa học của hoạt động quản lý thể hiện ở chỗ, các nguyên tắc quản lý,
phương pháp quản lý, các chức năng của quy trình quản lý và các quyết định quản
lý phải được xây dựng trên cơ sở những tri thức, kinh nghiệm mà nhà quản lý có
được thơng qua q trình nhận thức và trải nghiệm trong thực tiễn. Tính nghệ thuật
của hoạt động quản lý thể hiện ở quá trình thực thi các quyết định quản lý trong
thực tiễn và được biểu hiện trong việc vận dụng các phương pháp quản lý, việc lựa
chọn các phong cách và nghệ thuật lãnh đạo. Tính khoa học và nghệ thuật trong
quản lý khơng loại trừ nhau mà chúng có mối quan hệ tương tác, tương sinh và
được biểu hiện ra ở tất cả các nội dung của tác động quản lý.

* Cho dù được tiếp cận theo các cách khác nhau nhưng quản lý
thực hiện các chức năng cơ bản dưới đây:
- Hoạch định, kế hoạch: là chức năng đầu tiên trong tiến trình quản lý, bao

gồm: việc xác định mục tiêu hoạt động, xây dựng chiến lược tổng thể để đạt
mục tiêu, và thiết lập một hệ thống các kế hoạch để phối hợp các hoạt động.
Hoạch định liên quan đến dự báo và tiên liệu tương lai, những mục tiêu cần
đạt được và những phương thức để đạt được mục tiêu đó. Nếu khơng lập kế
hoạch thận trọng và đúng đắn thì dễ dẫn đến thất bại trong quản lý.
- Tổ chức thực hiện: đây là chức năng thiết kế cơ cấu, tổ chức công việc và tổ
chức nhân sự cho một tổ chức. Công việc này bao gồm: xác định những việc phải
làm, người nào phải làm, phối hợp hoạt động ra sao, bộ phận nào được hình thành,
quan hệ giữa các bộ phận được thiết lập thế nào và hệ thống quyền hành trong tổ

6



chức đó được thiết lập ra sao. Tổ chức đúng đắn sẽ tạo nên môi
trường nội bộ thuận lợi thúc đẩy hoạt động đạt mục tiêu, tổ chức
kém thì cơng ty sẽ thất bại, dù hoạch định tốt.
- Kiểm tra, giám sát: sau khi đã đề ra những mục tiêu, xác định những kế
hoạch, vạch rõ việc xếp đặt cơ cấu, tuyển dụng, huấn luyện và động viên nhân
sự, công việc cịn lại vẫn cịn có thể thất bại nếu không kiểm tra. Công tác kiểm
tra bao gồm việc xác định thành quả, so sánh thành quả thực tế với thành quả
đã được xác định và tiến hành các biện pháp sửa chữa nếu có sai lệch, nhằm
bảo đảm tổ chức đang trên đường đi đúng hướng để hoàn thành mục tiêu.
- Lãnh đạo, ra quyết định: một tổ chức bao giờ cũng gồm nhiều người,

mỗi một cá nhân có cá tính riêng, hồn cảnh riêng và vị trí khác nhau. Nhiệm
vụ của lãnh đạo là phải biết động cơ và hành vi của những người dưới
quyền, biết cách động viên, điều khiển, lãnh đạo những ngườ khác, chọn lọc
những phong cách lãnh đạo phù hợp với những đối tượng và hoàn cảnh
cùng sở trường của người lãnh đạo, nhằm giải quyết các xung đột giữa các
thành phần, thắng được sức ỳ của các thành viên trước những thay đổi.
Lãnh đạo xuất sắc có khả năng đưa cơng ty đến thành công dù kế hoạch và
tổ chức chưa thật tốt, nhưng sẽ chắc chắn thất bại nếu lãnh đạo kém.
Các lĩnh vực hoạt động khác nhau sẽ có mục tiêu quản lý khác nhau. Mục
tiêu quản lý được hiểu là trạng thái mong đợi kết quả đạt được của chủ thể quản
lý (hệ thống) tại một thời điểm nào đó hoặc sau một thời gian nhất định.
Mục tiêu quản lý mang tính khách quan. Nó được đề ra trên cơ sở những
đòi hỏi của các quy luật khách quan đang chi phối sự vận động của hệ thống.
Đồng thời, mục tiêu quản lý chịu ảnh hưởng của nhân tố chủ quan vì mục tiêu
quản lý do chủ thể quản lý đề ra và được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu cụ thể.

Với nhà quản lý, mục tiêu quản lý là cái đích phải đạt tới sau một q
trình phấn đấu thực hiện hàng loạt các chức năng, các phương pháp quản lý.


2.1.2. Một số vấn đề về quản lý Quỹ HTND
2.1.2.1. Mục đích và nguyên tắc hoạt động của Quỹ HTND
Theo Quyết định số 908-QĐ/HNDTW, ngày 15/11/2011 của Ban Thường vụ
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ban hành ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt
động của Quỹ Hỗ trợ nông dân và Quyết định số 104-QĐ/HNDT, ngày 12/3/2014
của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ về ban hành Quy chế

7


quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Phú Thọ. Quy định mục
đích và nguyên tắc hoạt động Quỹ HTND gồm:
Mục đích hoạt động của Quỹ HTND là khơng vì mục đích lợi nhuận
mà nhằm hỗ trợ, giúp đỡ hội viên, nông dân về vốn vay để phát triển sản
xuất, xây dựng và nhân rộng các mơ hình phát triển kinh tế; nâng cao quy
mô sản xuất, phát triển ngành nghề; tạo việc làm, thúc đẩy ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp; khai thác tiềm
năng thế mạnh của từng vùng, để tạo ra các loại nơng sản hàng hóa, dịch
vụ đạt chất lượng, hiệu quả; tổ chức Hội có điều kiện đẩy mạnh các hoạt
động, tuyên truyền, tập hợp nông dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu,
chương trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xây dựng giai cấp nơng dân.
Về ngun tắc hoạt động, do quỹ được hình thành và sử dụng khơng vì
mục đích lợi nhuận nhưng nên nguyên tắc hoạt động phải lấy lợi ích phát
triển kinh tế của hội viên hội nông dân làm chủ đạo. Tuy nhiên trong quá trình
sử dụng quỹ phải bảo tồn, phát triển vốn và bù đắp các chi phí quản lý.
Quỹ HTND hoạt động như một quỹ tín dụng với các chức năng chính là:
huy động vốn, cho vay vốn, bảo toàn vốn và phát triển quỹ,… Tuy nhiên, Quỹ
HTND không được huy động vốn và vay vốn dưới hình thức tiền gửi tiết

kiệm, phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, vay thương mại của các tổ
chức, cá nhân như hoạt động của các tổ chức tín dụng khác.
Quỹ HTND cho vay không thu lãi mà chỉ thu một phần phí nhỏ để trang trải,
bù đắp chi phí quản lý. Quỹ HTND không được sử dụng nguồn vốn hoạt động để
thực hiện các mục đích kinh doanh tiền tệ, đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất
động sản, đầu tư tài chính và các hoạt động kinh doanh khác. Quỹ tự chịu trách
nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật; tuân thủ các quy định về nghiệp
vụ tài chính, tín dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2.1.2.2. Mục tiêu quản lý của Quỹ HTND
Từ quan niệm chung về quản lý các hoạt động, quản lý đối với Quỹ
HTND cũng thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý và được cụ thể
hóa qua chức năng, nhiệm vụ và các nội dung hoạt động của Quỹ. Cụ thể
hơn, quản lý của Quỹ HTND là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý trong quá trình tiến hành các hoạt động của Quỹ HTND,
nhằm đạt được các mục tiêu đề ra với kết quả và hiệu quả cao nhất.

8


Mục tiêu quản lý Quỹ HTND trước hết dựa trên mục tiêu hoạt
động của Quỹ nhằm đạt được các nội dung cụ thể dưới đây:
- Mục tiêu xã hội: Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo nói chung, giảm nghèo bền
vững cho hộ nghèo tham gia vay vốn nói riêng. Giải quyết việc làm thường xuyên và
thời vụ cho lao động nông thôn và thành thị. Tổ chức tuyên truyền, nhân rộng các
mơ hình tăng thu nhập, vận động hội viên nơng dân đồn kết hỗ trợ giúp nhau sản
xuất tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Thông qua việc hỗ trợ vốn, xây dựng mơ
hình nhằm nâng cao vai trị của tổ chức Hội nơng dân các cấp trong việc tham gia
các hoạt động kinh tế- xã hội ở cơ sở; góp phần củng cố tổ chức Hội vững mạnh.


- Mục tiêu kinh tế: Triển khai các mơ hình tăng thu nhập thông qua

việc hỗ trợ vốn Quỹ HTND, phấn đấu nâng mức thu nhập của các hộ sau
khi vay vốn tăng 1,5 lần so với trước khi vay vốn. Xây dựng các dự án vay
vốn Quỹ HTND thành mơ hình sản xuất giỏi điển hình trong sản xuất
nơng, lâm, ngư nghiệp để nông dân tham quan học tập và nhân rộng.

2.1.2.3. Chủ thể quản lý Quỹ HTND
Là cơ quan Hội Nông dân, cụ thể là Ban điều hành Quỹ HTND. Ban
điều hành Quỹ HTND cấp nào do Ban Thường vụ Hội Nơng dân cấp đó
quyết định thành lập và bổ nhiệm các chức danh trên cơ sở tổ chức bộ
máy và biên chế được giao. Cơ cấu tổ chức của Ban điều hành Quỹ HTND
ở mỗi cấp gồm: Trưởng Ban, các Phó Ban, kế tốn và bộ phận hoặc cán
bộ chuyên môn giúp việc. Cán bộ, nhân viên Ban điều hành Quỹ HTND
các cấp làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
Đối tượng quản lý của Quỹ HTND, là tất cả các thành tố cấu thành và liên
quan đến hoạt động quỹ, đó là tổ chức, con người liên quan đến hoạt động quản
lý, huy động và sử dụng quỹ. Cụ thể, đối tượng quản lý Quỹ HTND, gồm:
- Ban điều hành Quỹ HTND cấp dưới;
- Cán bộ ban điều hành Quỹ HTND;
- Người vay vốn từ Quỹ HTND;
- Nguồn vốn Quỹ HTND;
- Các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý Quỹ HTND.

2.1.2.4. Vai trò của quản lý Quỹ HTND
Trong tất cả mọi lĩnh vực của hoạt động kinh tế nói chung, để đảm bảo
hoạt động đều phải có vai trị của con người tác động vào, những tác động

9



mang tính tất yếu đó gọi là quản lý. Hay thực chất của quản lý là thiết
lập và tổ chức thực hiện hệ thống các phương pháp và biện pháp, tác
động một cách có chủ định nhằm đạt được kết quả nhất định

Quản lý Quỹ HTND có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng
trong hệ thống các khâu hoạt động, bảo đảm thực hiện các
chức năng của quỹ, các mục tiêu nhiệm vụ của Hội đề ra. Trong
hoạt động Quỹ HTND hiện nay, giữ những vai trò chủ yếu sau:
- Tạo ra sự thống nhất ý chí, định hướng, tổ chức, điều hoà, phối hợp

và hướng dẫn các hoạt động của quỹ nhằm đạt được mục tiêu quản lý.

Đảm bảo huy động các nguồn vốn và quản lý vốn tốt, kịp
thời chuyển tải nguồn vốn quỹ đến đúng đối tượng.
-

- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: Quản lý quỹ đóng vai

trị quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án, hộ dân trên cơ
sở phân tích khả năng và mức độ rủi ro của dự án từ đó góp phần
chọn ra dự án đầu tư tối ưu, nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn.
- Quản lý giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động trong quá

trình triển khai, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc, từ
đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp.
- Giúp cho việc quản lý nguồn vốn, cho vay vốn, thu, chi, hạch toán và

quyết toán thu chi tài chính Quỹ HTND theo đúng Luật kế tốn,
chế độ tài chính chung của Nhà nước đảm bảo đúng quy định.

2.1.3. Nội dung quản lý Quỹ HTND
2.1.3.1. Quản lý vốn Quỹ HTND
* Nguồn vốn Quỹ HTND được hình thành từ các nguồn sau:
- Vốn được cấp từ ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách

Trung ương và ngân sách địa phương).
- Vận động cán bộ, hội viên nông dân, các hộ phi nông nghiệp, cán

bộ công nhân, viên chức, cán bộ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong
lực lượng vũ trang, các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân
trong và ngồi nước ủng hộ, cho mượn khơng lãi hoặc lãi suất thấp.

10


- Vốn tiếp nhận từ các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ

chức và người nước ngồi giúp đỡ phát triển kinh tế-xã hội nơng thơn
- Vốn ủy thác của Nhà nước, của các tổ chức trong và ngồi

nước tài trợ cho phát triển nơng nghiệp nông thôn.
- Vốn bổ sung hàng năm.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Trước hết Quỹ HTND được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước
theo nguyên tắc quản lý và phân bổ ngân sách nhà nước các cấp hàng năm.
Do hình thành từ nguồn ngân sách nên quỹ phải được quản lý, sử dụng tuân
thủ theo các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước theo quy trình chung từ
khâu kế hoạch, dự tốn đến khâu chấp hành ngân sách và quyết toán.


Trong quá trình hoạt động, Quỹ sẽ được bổ sung, phát triển từ nhiều
nguồn: huy động từ tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước, các doanh
nghiệp và các hình thức huy động khác… Cho dù huy động từ nguồn nào,
nhưng quỹ này vẫn phải được quản lý, sử dụng theo đúng mục đích,
chức năng hoạt động của quỹ và theo quy định của pháp luật.
Quỹ sẽ được sử dụng vào nhiều mục đích, như: triển khai các chương
trình dự án, cho vay đối với nông dân. Cho dù sử dụng vào mục đích, nội
dung hoạt động nào cũng đều phải hướng đến đối tượng chủ yếu là hội viên,
nông dân và giúp đỡ, hỗ trợ cho họ phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển
kinh tế, xã hội nông thôn theo hướng hiện đại. Với các yêu cầu trên, quỹ phải
được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, khơng vì mục đích lợi nhuận
và phải được bảo tồn, phát triển quỹ bền vững.
Từ những nội dung trên đặt ra nhiều vấn đề trong quản lý sử dụng quỹ và
giải quyết các mối quan hệ liên quan đến hình thành, phát triển và sử dụng quỹ.

Trước hết, về giải quyết quan hệ các mối quan hệ liên quan đến
Quỹ HTND, đó là các quan hệ:
- Quan hệ của Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp: Quỹ HTND các

cấp chịu sự lãnh đạo, quản lý của Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên và
sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp.
- Mối quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước về tài chính: Quỹ

HTND các cấp chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của cơ quan
tài chính cùng cấp và cấp trên.

11


- Mối quan hệ giữa Quỹ HTND các cấp: Ban điều hành Quỹ HTND


các cấp dưới chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ và kiểm tra,
kiểm soát của Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân cấp trên.

2.1.3.2. Quản lý việc cho vay vốn Quỹ HTND
Đây là nguồn vốn cho vay để thực hiện các chính sách phục vụ phát triển kinh
tế cho nơng dân, khơng vì mục tiêu lợi nhuận nên việc cho vay phải được kiểm sốt,
quản lý theo những ngun tắc, nội dung và trình tự nhất định. Công tác quản lý cho
vay vốn từ Quỹ được thể hiện qua nhiều khâu, nhiều nội dung sau.

* Xây dựng kế hoạch, hồ sơ vay vốn
Dựa trên tổng nguồn theo năm hoặc theo từng thời kỳ được hình thành do
Hội cấp trên ủy thác, vốn do Ngân sách tỉnh cấp và các nguồn huy động khác là
căn cứ để xây dựng kế hoạch cho vay vốn từ Quỹ. Việc xây dựng kế hoạch cũng
phải dựa trên thời gian đến hạn của các dự án đang triển khai; các dự án sẽ triển
khai và thực tế nhu cầu vay vốn của các đối tượng hội viên, nông dân. Ban điều
hành Quỹ các cấp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cho vay vốn tại cấp mình.

Kế hoạch cho vay vốn phải đặt ra yêu cầu đảm bảo sử dụng tối đa
nguồn vốn đang có, tránh ứ đọng vốn lâu ngày (30 ngày) gây lãng phí.

- Xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn.
Theo quy định, trong giai đoạn hiện nay, vốn Quỹ HTND chỉ cho
vay theo dự án, không cho vay đơn lẻ tới từng hộ hội viên, nông
dân. Người vay vốn, tham gia dự án phải thuộc đối tượng sau:
+ Hộ gia đình hội viên nơng dân tự nguyện tham gia dự án

nhóm hộ vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh theo sự chỉ đạo,
hướng dẫn của Hội Nông dân các cấp.
+ Tổ hợp tác của hội viên nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp có ký


Hợp đồng hoặc Thỏa thuận hợp tác với Hội Nông dân về việc hỗ trợ nông
dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo trong vùng tổ chức sản xuất, kinh
doanh, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập.

Người vay phải có đủ các điều kiện sau:
+ Có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi Quỹ cho vay vốn.
+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và

chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

12


×