Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.53 KB, 18 trang )

Bài tập được thầy giao với đề bài “Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối
với Việt Nam hiện nay”. Được nhóm 1 thực hiện trong thời gian khoảng 1 tuần với
sự nghiêm túc nghiên cứu của từng thành viên trong nhóm. Nhận thấy cịn gặp rất
nhiều khó khăn vì kiến thức còn yếu kém và sự hạn chế về tài liệu tham khảo. Do
vậy, không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm 1 rất mong nhận được sự chỉ bảo quý
báu của Thầy và các nhóm khác để nhóm 1 ngày càng hồn thiện hơn ở những bài
tập sau. Nhóm 1 xin chân thành cảm ơn.
Danh sách Nhóm 1:
STT
Họ và tên
1
Nguyễn Xn Hiếu
2
Nguyễn Văn Hịa
3
Ngơ Quốc Huy Hồng
4
Lê Văn Lên
5
Nguyễn Văn Lộc
6
Nguyễn Tấn Phong
7
Nguyễn Phước Sang
9
Hoàng Đức tài
10
Hồ Văn Tươi
11
Trần Văn Vũ


1. Khái quát Nhật Bản.
1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên.

Số Báo Danh
08
09
10
15
16
23
26
27
37
40


Nhật Bản nằm ở Đông Bắc Á thuộc Châu Á là quốc gia nghèo về tài nguyên thiên
nhiên, nhất là dầu lửa vì vậy muốn phát triển đất nước hùng cường... Nhật Bản phải
có chiến lược gia tăng quan hệ đối ngoại với các nước ở Đông Nam Á, đặt biệt là
với Việt Nam - nước có nguồn dầu lửa rất lớn và rất giàu các tài nguyên thiên nhiên
có thể cung cấp cho Nhật Bản trong chiến lược phát triển nền công nghiệp hiện đại
tạo lợi thế nâng cao hơn nữa địa vị kinh tế lẫn chính trị của Nhật Bản ở khu vực và
thế giới.
Nhật Bản là một quần đảo hình cánh cung ơm lấy lục địa Châu Á, với tổng diện
tích là 372.815 km2, ở vĩ tuyến 300 đến 450 Bắc. Nhật Bản là một quốc gia hải đảo
hình vịng cung, có tổng diện tích là 379.954km, nằm trải dài theo sườn phía đơng
của lục địa châu Á. Đất nước này nằm ở phía Đơng của Hàn Quốc, Nga và Trung
Quốc, trải dài từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển Trung Quốc ở phía Nam. Nhật
Bản 4 bề là biển, đất nước gồm 4 hòn đảo chính là Honshu, Hokkaido, Kyushu và
Shikoku.

Trong q trình kiến tạo, Nhật Bản là nơi xung động địa chấn ngang, hẹp chồng lên
nhau khiến cho vỏ Trái Đất vùng này rất không ổn định tạo thành nhiều núi lửa và
thường xuyên có động đất. Nhật Bản nằm đúng vào khu vực thường phát sinh bão
lớn kèm theo mưa to. Do đó, hàng ngàn năm nay người Nhật Bản luôn phải sống
triền miên trong mối lo lắng trong những môi trường khắc nghiệt nhất. Cuộc đấu
tranh vật lộn với thiên nhiên bảo vệ sức người sức của và giữ vững cuộc sống đã
tạo nên bản lĩnh can trường giúp người Nhật Bản vượt qua mọi khó khăn kiến tạo
đất nước Nhật hiện đại như ngày nay.
1.2. Kinh tế và khoa học kỹ thuật
Mặc dù phải gánh chịu thiệt hại nặng nề từ Thế Chiến Thứ II. Đất nước Nhật
Bản đã vươn lên và được đánh giá là một cường quốc kinh tế với nền kinh tế đứng
thứ 3 toàn cầu sau Hoa Kỳ và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đây là đất nước đứng
thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 về nhập khẩu.
Về khoa học kỹ thuật, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về lĩnh vực
nghiên cứu khoa học, cơng nghệ máy móc và nghiên cứu y học. Đây cũng là quốc


gia đứng thứ 3 trên thế giới về phát minh trong lĩnh vực ơ tơ, máy móc, quang học,
hóa chất hay chất bán kim loại. Nhật cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới và
là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tơ lớn nhất tồn cầu.
1.3. Về giáo dục
Nhật Bản được biết đến là một trong những đất nước có nền giáo dục hàng đầu thế
giới. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ người mù chữ thực tế bằng không và 72.5% số
học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp. Điều này đã tạo cơ sở
cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp của Nhật trong thời kỳ hiện đại.
Tại Nhật Bản, yếu tố con người rất được chú trọng, được xem là địn bẩy thúc đẩy
cơng cuộc hiện đại hóa và phát triển kinh tế đất nước. Tấm bằng được cấp bởi
những cơ sở đào tạo tại Nhật Bản có giá trị trên tồn thế giới.
1.4. Nét đặc trưng trong tính cách người Nhật
Người Nhật được biết đến với những nét tính cách đặc trưng, mang đậm tinh

thần võ sĩ đạo. Họ ln có tinh thần trách nhiệm cao, sự chăm chỉ, ý thức tự giác,
tiết kiệm, trung thành và luôn luôn quý trọng thời gian. Dưới đây là một số nét tính
cách đặc trưng tạo nên một “tâm hồn Nhật” độc đáo, mang tính đặc thù riêng: tính
hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa các nước khác. Ý thức và tinh thần tập thể.Trọng
thứ bậc và địa vị, Óc thẩm mỹ và sáng tạo của người Nhật.
Ở Nhật Bản, có một số nét đặc sản trong văn hóa như văn hóa trà đạo, rượu
sake, trang phục truyền thống Kimono, tinh thần võ sĩ đạo
2.Chính sách đối ngoại của Nhật Bản
2.1. Đối với các nước
Tại châu Á, dưới thời Thủ tướng S. Abe, Nhật Bản được đánh giá là một
quốc gia chủ chốt, nhất là khi Nhật Bản thực hiện một chiến lược ngoại giao lấy
việc ủng hộ và tăng cường quan hệ với các nước trong ASEAN làm điều kiện chủ
đạo cho việc thúc đẩy vai trị của mình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. ơng
S. Abe đã đưa ra 5 nguyên tắc hợp tác với ASEAN, bao gồm cả các khía cạnh từ an
ninh - chính trị đến kinh tế, văn hóa, con người. Điểm nổi bật là, Chính quyền của
Thủ tướng S. Abe hết sức chú trọng khía cạnh an ninh. Các hình thái hợp tác kinh


tế và chính trị cũng được lồng ghép các nội dung về an ninh - quốc phòng. Nhật
Bản hiện được đánh giá là đối tác tin cậy và là nước tài trợ bảo đảm an ninh hàng
đầu của khu vực Đơng Nam Á. Có thể nói, Nhật Bản đang trở lại khu vực Đơng
Nam Á với một vai trị hồn tồn khác, chủ động hơn, tích cực hơn và đang góp
tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các vấn đề an ninh khu vực, so với một Nhật Bản chỉ
là cường quốc kinh tế trong những thập niên trước đây.
Tại châu Âu, Nhật Bản thể hiện là một đối tác quan trọng trong việc hỗ trợ
hệ thống đa phương và thúc đẩy việc áp dụng các tiêu chí tự do trong bối cảnh cạnh
tranh Trung Quốc - Mỹ ngày càng căng thẳng. Điều này thể hiện một phần qua các
chính sách thúc đẩy mối quan hệ đối tác giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản
trong những năm gần đây. Hiệp định Đối tác kinh tế EU - Nhật Bản (EPA) chính
thức có hiệu lực từ ngày 1-2-2019 là thỏa thuận thương mại song phương lớn nhất

từng được EU thực hiện về quy mô thị trường, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu
với khoảng 600 triệu dân. Hiệp định này giúp cắt giảm mạnh thuế quan giữa EU và
Nhật Bản, mở đường cho sự lưu chuyển thương mại đơn giản hơn và nhanh hơn
giữa thị trường lớn nhất và thị trường lớn thứ tư trên thế giới. Đặc biệt đối với Nhật
Bản, thơng qua việc hồn tất ký kết EPA với EU, “chính sách Abenomics” với chủ
trương sử dụng xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng tiếp tục được Chính phủ của Thủ
tướng S. Abe thực thi một cách quyết liệt. Bên cạnh EPA, EU và Nhật Bản cũng đã
thống nhất về Hiệp định Đối tác chiến lược EU - Nhật Bản (SPA).
Tại châu Phi, kể từ khi trở lại nắm quyền (năm 2012), Thủ tướng S. Abe đã
nỗ lực tăng cường vị thế tồn cầu của mình, trong đó châu Phi được coi là “miền
đất hứa” mà nhà lãnh đạo Nhật Bản đặt khá nhiều kỳ vọng. Chính sách đối ngoại
của Nhật Bản tại khu vực châu Phi xoay quanh các dự án hỗ trợ phát triển. Dựa trên
nền tảng sự dồi dào về vốn, ODA là một phương thức rất hiệu quả trong việc sử
dụng “quyền lực mềm” để tăng cường ảnh hưởng ngoại giao và chính trị.
Tại Trung Đông, an ninh năng lượng của Nhật Bản phần lớn phụ thuộc vào
khu vực này. Kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ trong những năm 70 của thế kỷ XX,
Nhật Bản đã triển khai chính sách “ngoại giao tài nguyên” đặc biệt, nhằm bảo đảm


nguồn cung của mình, bất chấp những biến động chính trị trong khu vực. Các
chuyến công du vào đầu năm 2020 của Thủ tướng S. Abe tới Saudi Arabia, Các
Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Oman, được coi là cơ hội giúp thúc đẩy những
nỗ lực ngoại giao tại khu vực nhiều tiềm năng này nhằm bảo đảm lợi ích chiến lược
của Nhật Bản.
2.2. Đối với Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973. Trong
những năm gần đây, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Từ
1992 sau khi Nhật Bản và Việt Nam tái thiết lập quan hệ ngoại giao thì giữa hai
nước đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Đặc
biệt từ hơn thập niên trở lại đây quan hệ này thực sự đơm hoa kết trái. Năm 1995,

Nhật Bản là nước G-7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam đến thăm; năm 2009,
thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam; năm 2011, công nhận quy chế
kinh tế thị trường của Việt Nam; tháng 5/2016, mời Việt Nam tham dự Hội nghị
Thượng đỉnh G7 mở rộng. Trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Nhật Bản của
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 3/2014, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên
thành Đối tác chiến lược sâu rộng vì hịa bình và thịnh vượng ở châu Á. Để có được
những kết quả đó là do chính phủ Nhật Bản và Việt Nam đã có những đổi mới
trong chính sách đối ngoại của mình. Nhật Bản trước đây đối đầu với Việt Nam và
lệ thuộc vào Mỹ, nhưng sau khi Việt Nam thống nhất đất nước vào năm 1975, với
học thuyết Fukuda của Nhật Bản đã thay đổi chính sách đối ngoại. Đặc biệt, từ sau
Chiến tranh Lạnh chính sách đó từ đối đầu chuyển sang đối tác với Việt Nam vì
Nhật Bản nhìn thấy rõ tiềm năng của đất nước Việt Nam - nằm ở ngã tư của Đơng
Nam Á. Hiện nay, Nhật Bản đã có đặt 1 Đại sứ quán tại Hà Nội, 02 Lãnh sứ quán
tại Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Việt Nam đặt Đại sứ quán tại thủ đô Tokyo, 02 Lãnh
sứ quán tại Fukouka và Osaka.
2.2.1. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam trong giai
đoạn trước năm 1945.


Quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam đã có từ lâu đời. Trong bộ từ điển bách
khoa Kodanshi của Nhật có ghi “Người Nhật Bản đầu tiên đến Việt Nam là Abe No
Nakamaro (có tên Trung Quốc là Triệu Hành), sống ở Trung Quốc thời Đường
Huyền Tông, với tư cách là Khiển đường sứ (người được Nhật Bản cử đi học thời
Nara-Heian). Sau một thời gian ông ở lại Trung Quốc làm quan cho nhà Đường,
năm 735 được cử sang An Nam làm tiết độ sứ. * Thế kỉ XV-XVI, bắt đầu có sự
giao lưu bn bán giữa Nhật Bản và Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ Nhật-Việt chỉ
có thể được coi là chính thức bắt đầu từ thế kỉ XVI dưới thời Mạc phủ Tokyganwa
với việc cấp giấy phép xuất dương cho tàu bn ra nước ngồi. Nhờ chính sách
này, tàu bn Nhật đi lại nhộn nhịp trong vùng biển châu Á-Đông Nam Á không
kém tàu buôn của phương Tây. Từ thế kỉ XVII quan hệ Nhật-Việt được tăng cường

với việc người Nhật đến Hội An sớm hơn thương nhân các nước khác. Ở Hội An có
một khu cư trú riêng cho người Nhật và có cả thương điếm của thương nhân Nhật.
Ngoài Hội An thương nhân Nhật Bản cịn bn bán ở Phố Hiến, Kẻ chợ, Thuận
Hố… Sau đó từ thế kỉ XVIII đến những năm đầu của thế kỉ XX do tình hình kinh
tế và chính trị mỗi nước nên quan hệ hai nước bị ngưng trệ. Đến những năm 30 của
thế kỉ XX, Nhật đưa ra khẩu hiệu “Đại Đông Á” lập khu vực thịnh vượng chung
sau đó Nhật chiếm tồn bộ Đơng Nam Á. Do thất bại trong chiến tranh thế giới thứ
hai đã đặt Nhật Bản vào tình hình vơ cùng khó khăn. Thủ tướng Nhật lúc đó là
Yoshida đã đưa Nhật hồn toàn vào sự đảm bảo an ninh của Mỹ và thực hiện chính
sách đối nội cũng như đối ngoại do Mỹ vạch ra để tập trung các nguồn lực nhằm
phục hồi và phát triển kinh tế. Do đó, Nhật ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến tranh ở
Việt Nam. Chiến dịch Đông Dương thuộc Pháp năm 1940 hay Chiến dịch Đông
Dương lần thứ nhất là quá trình Đế quốc Nhật Bản tấn công vào Đông Dương
thuộc Pháp năm 1940. Ngày 24/11/1940 Nhật Bản đổ bộ vào Hải Phịng
2.2.2. Chính sách Nhật Bản đối với Việt Nam từ năm 1945 đến 1986.
Ngày 21/9/1973, quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam chính thức
được thiết lập. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã chính thức khép
lại thời kì đối lập kéo dài giữa hai quốc gia, đồng thời đặt cơ sở mở đường cho sự


phát triển cao hơn nữa về mọi mặt trong thời gian tiếp theo. Trong thời kì 19541973, Nhật Bản (một nước tư bản lệ thuộc nhiều vào Mỹ) đã đứng. hẳn về phía Mỹ
và các nước ASEAN để đối đầu với Đơng Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia).
Nửa đầu thời kì Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản thi hành chính sách “thốt Á, nhập
Âu, tự coi mình là thành viên của phương Tây”. Nhưng tháng 1 năm 1973, chính
quyền Mỹ phải kí Hiệp định Pari tuyên bố rút quân không điều kiện ra khỏi miền
Nam Việt Nam. Điều này chính là cơ hội tốt cho Nhật có quan hệ chính thức với
Việt Nam Dân chủ Cộng hịa vì Nhật nhìn thấy lợi thế về vị trí địa lí của Việt Nam
nên Nhật Bản một mặt chủ động nối lại các cuộc đàm phán về viện trợ khơng hồn
lại để tiến tới lập Đại sứ quán, thúc đẩy quan hệ bình thường với Việt Nam.
Sau năm 1975, các nước Đông Nam Á bị chia thành hai khu vực khác biệt

nhau: khối ASEAN và các nước Đông Dương. Nhật Bản coi Đông Nam Á là một
trong những quan hệ đối ngoại quan trọng nhất vì đây là nơi cung cấp nguyên liệu,
nhiên liệu chủ yếu cho Nhật Bản, đồng thời đây cũng là nơi đầu tư trực tiếp rất
quan trọng và là nơi nhận được ODA lớn nhất từ Nhật Bản. Cũng bởi thế khi đất
nước Việt Nam được giải phóng, hịa bình thì đây cũng là điều Nhật Bản mong
muốn. Với chính sách đó Nhật Bản muốn thay thế vai trị của Mỹ ở châu Á, sau khi
Mỹ rút dần ra khỏi khu vực này. Công cụ mà Nhật Bản cho rằng hữu hiệu nhất là
dùng sức mạnh kinh tế của mình để ổn định tình hình Đơng Dương và Đơng Nam
Á. Trong một cuốn sách của Nhật Bản đã khẳng định: “Chính sách của nước ta đối
với các nước Đông Dương là cố gắng thiết lập quan hệ tốt với họ, dù chế độ chính
trị của họ khác với chúng ta”. Để thực hiện chủ trương đó, tháng 8 năm 1977, Thủ
tướng Nhật Bản Fukuda trong cuộc đi thăm các nước ASEAN đã đọc một bài diễn
văn trình bày quan điểm của Nhật Bản với Đông Nam Á. Nội dung của Học thuyết
Fukuda gồm ba điểm cơ bản sau:
- Nhật Bản cam kết không trở thành một cường quốc quân sự và sẽ đóng góp
vào việc gìn giữ hồ bình ở khu vực châu Á.
- Nhật Bản sẽ thiết lập mối quan hệ chân thành và tin cậy lẫn nhau với các
nước Đông Nam Á trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế và văn hoá, xã hội.


- Nhật Bản sẽ phối hợp tích cực với các quốc gia thành viên ASEAN nhằm
tăng cường sự đoàn kết và tự cường trong các nước này, đồng thời phát triển quan
hệ với các nước Đông Dương trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau để góp phần vào việc
xây dựng một nền hồ bình và thịnh vượng ở khu vực. Đây là tuyên bố đầu tiên của
Nhật Bản thể hiện rõ chiến lược đối ngoại của nước này đối với khu vực Đơng
Nam Á.
Trong vịng 6 năm (1973-1978) quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển rất
thuận lợi. Từ việc bình thường hố quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác giữa hai
nước đã được mở rộng thêm một số lĩnh vực mà đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.
Khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia giúp nhân dân Campuchia lật đổ chế độ

diệt chủng Polpot, trong khi đó Mỹ và ASEAN đã liên kết chống Việt Nam làm cho
tình hình khu vực càng thêm căng thẳng. Trước tình hình trên Nhật Bản đã đứng về
phía Mỹ, ASEAN để phê phán Việt Nam. Việt Nam và Nhật Bản đã có cái nhìn
khác nhau về vấn đề Campuchia. Trong khi Chính phủ Việt Nam coi đây là vấn đề
nội bộ của ba nước Đơng Dương, thì trái lại Nhật Bản lại xem đây là vấn đề có tính
chất khu vực và quốc tế liên quan đến hịa bình và ổn định của toàn châu Á. Sau khi
Việt Nam tuyên bố rút dần quân khỏi Campuchia, thái độ của Nhật Bản với Việt
Nam có phần mềm mỏng hơn.
2.2.3. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam từ năm 1986
đến nay.
Với vị thế về kinh tế trong bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh Lạnh, hình ảnh
“người khổng lồ về kinh tế” nhưng lại là “chú lùn về chính trị” của Nhật Bản khơng
cịn phù hợp nữa. Nhật nhận thấy rằng khi nền kinh tế phát triển mạnh Nhật đồng
thời mình lại là thành viên của châu Á, cho nên cần thực hiện chính sách quay trở
lại châu Á để tìm kiếm vai trị chủ đạo ở khu vực. Nhật Bản đã có những điều chỉnh
trong chính sách của mình. Với mục tiêu vươn lên trở thành một cường quốc cả về
kinh tế lẫn chính trị, Nhật Bản đã chủ động, năng động hơn trong chính sách đối
ngoại. Nhật Bản từ bỏ quan niệm là một nước nhỏ, giấu mặt trong các vấn đề quốc
tế, chuyển sang chủ động ngoại giao nước lớn, tận dụng cơ hội để tạo dựng hình


ảnh một cường quốc và tham gia vào việc hình thành trật tự thế giới mới theo
hướng đa cực hoá. Các hoạt động đối ngoại của Nhật Bản trên trường quốc tế trong
những năm gần đây tăng lên đột ngột không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả về an
ninh, chính trị và văn hóa - xã hội.
Từ sau Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách đối ngoại theo
hướng tăng cường độc lập và tích cực hơn trong việc thực hiện đa phương hố
chính sách đối ngoại, giảm sự phụ thuộc vào Mỹ nhằm vươn lên thành cường quốc
thống trị, phát huy vai trò, ảnh hưởng trên thế giới và vùng châu Á-Thái Bình
Dương.

Theo đó chính sách đối ngoại được triển khai theo 5 hướng cơ bản:
- Giải quyết hồ bình các cuộc xung đột khu vực;
- Giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân ;
- Duy trì phát triển kinh tế thế giới ;
- Giải quyết các vấn đề toàn cầu ;
- Hợp tác với các nước đang phát triển và các nước đang trong giải đoạn
chuyển đổi kinh tế.
Chiến lược của Nhật Bản trong vài thập niên tới là củng cố thực lực và từng
bước nâng cao vai trò ảnh hưởng chính trị của Nhật ở tầm tồn cầu. Trong chiến
lược đó, châu Á vẫn được Nhật Bản coi là nơi xây dựng “cơ sở quyền lực” của
chiến lược nước lớn. Đông Nam Á là nơi Nhật Bản thực hiện nhiều nhất chiến lược
này. Do đó, Nhật Bản vẫn tăng cường viện trợ và đầu tư vào các nước Đông Nam Á
nói chung và Việt Nam nói riêng. Những nội dung cơ bản trong chính sách của
Nhật Bản đối với Việt Nam Trong bối cảnh quốc tế và khu vực như đã trình bày ở
trên, Nhật Bản đã tích cực điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình nhằm tăng
cường ảnh hưởng về kinh tế và chính trị trên thế giới và khu vực. Nhật Bản từ chỗ
gắn chặt với Mỹ và phương Tây chuyển sang chủ trương “quay trở lại châu Á” theo
hướng coi trọng châu Á hơn. Đông Nam Á được coi là trọng điểm trong chính sách
châu Á của Nhật Bản vì Đơng Nam Á là nơi cung cấp nguyên liệu cho các ngành
công nghiệp, là một trong những nơi buôn bán chủ chốt của Nhật Bản. Bên cạnh


đó, đây cũng được coi là tuyến phịng ngự ngồi của Nhật Bản, là con đường huyết
mạch dẫn tới Nhật Bản. Có thể nói, Đơng Nam Á là nơi thử nghiệm chính sách đối
ngoại năng động và độc lập của Nhật Bản, là bàn đạp để Nhật Bản đóng vai trò lớn
hơn trong các vấn đề quốc tế. Sự giảm sút ảnh hưởng của Mỹ sau chiến tranh Việt
Nam, và Nga sau Chiến tranh Lạnh…là cơ hội để Nhật tăng cường ảnh hưởng đối
với khu vực này.
Nhật Bản muốn nâng cao năng lực chính trị trong khu vực cho ngang tầm với
cường quốc về kinh tế của mình. Trong khi đó Đơng Nam Á là “sân sau” ổn định

hồ bình để an tâm phát triển kinh tế vì Nhật Bản là nước đảo khơng có điều kiện
thiên nhiên phong phú như nước Mỹ. Đông Nam Á ổn định không thể thiếu vai trị
của Việt Nam nên Nhật Bản đã có những bước điều chỉnh chính sách đối ngoại theo
hướng hợp tác với Việt Nam trong thời kì đầu thập kỷ 90 thế kỉ XX đến nay. Việc
tăng cường ảnh hưởng của Nhật Bản ở Việt Nam cũng có ý nghĩa kiềm chế bớt ảnh
hưởng của Trung Quốc đang gia tăng mạnh mẽ, nhất là khu vực biển Đông. Với các
tổ chức như ASEAN, APEC, AFTA, ARF đã tạo nên nền tảng thuận lợi cho Nhật
Bản triển khai chính sách ngoại giao của mình.
Nhật Bản thực hiện vai trị “cầu nối” giữa ASEAN và Đông Dương mà trọng
tâm là Việt Nam. Chính phủ Nhật Bản ln ý thức được rằng phát triển quan hệ với
một nước Việt Nam hồ bình, độc lập phát triển, tích cực hội nhập quốc tế và khu
vực có ý nghĩa rất quan trọng đối với Nhật Bản. Đẩy mạnh quan hệ tồn diện với
Việt Nam có lợi cho Nhật Bản cả về kinh tế và chính trị. Về kinh tế, Việt Nam là
địa bàn thích hợp cho việc mở rộng tồn cầu hố sản xuất của các cơng ty Nhật
Bản. Về chính trị, xây dựng quan hệ đối tác chặt chẽ với Việt Nam là một nước
ln có cách nhìn về phía trước sẽ góp phần nâng cao vị thế của Nhật Bản trong
khu vực. Cho nên, Chính phủ Nhật Bản ln ủng hộ tích cực đường lối đổi mới,
mở cửa của Việt Nam. Một quan chức Bộ ngoại giao Nhật Bản đã đánh giá vai trị
của Việt Nam như sau “Việt Nam sẽ đóng vai trị quan trọng về mặt chính trị kinh
tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương ở thế kỉ XXI này.


Nhật Bản và Việt Nam là hai nước đều giữ vị trí quan trọng với nhau nên
Nhật Bản sẽ khơng ngần ngại hợp tác với Việt Nam trong khi Việt Nam đang tiếp
tục cố gắng xây dựng đất nước theo tinh thần hồ bình, ổn định và phát triển ở khu
vực châu Á-Thái Bình Dương vì Việt Nam là nước có khả năng giữ vai trị quan
trọng trong sự nghiệp này” Vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Nhật
Bản Việt Nam đang thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ trên
cơ sở năm ngun tắc: cùng tồn tại, hịa bình, bình đẳng, cùng có lợi, lấy mục tiêu
hịa bình và ổn định làm chuẩn mực cho mọi hoạt động đối ngoại. Việt Nam coi ổn

định chính trị là một bộ phận của an ninh quốc gia và an ninh quốc gia là một bộ
phận cấu thành và không thể tách rời khỏi an ninh chung của khu vực và thế giới.
Như vậy, cả Nhật Bản và Việt Nam đều có lợi ích chung là duy trì hịa bình, ổn
định ở khu vực Đơng Nam Á. Do đó, tăng cường quan hệ với Việt Nam - Nhật Bản
sẽ tạo cơ hội thành công cho chính sách phát triển quan hệ tồn diện của Nhật Bản
với các nước Đông Nam Á.
Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên tương đối phong phú và đa
dạng, có nguồn lao động dồi dào và một mơi trường chính trị ổn định. Với tiềm
năng, lợi thế trên cùng với chính sách đổi mới, Việt Nam trở thành địa bàn lý tưởng
để Nhật Bản có thể thâm nhập, mở rộng thị trường buôn bán, đầu tư, tiêu thụ hàng
hóa và trao đổi nguồn nguyên, nhiên liệu. Việt Nam được coi là thị trường lớn còn
lại ở châu Á chưa được khai thác. Hiện nay, Nhật Bản đang chuyển hướng chiến
lược đầu tư tại Đông Nam Á, xây dựng một số cơ sở của mình ở các nước Đông
Nam Á để lợi dụng lợi thế cạnh tranh, đồng thời tạo ra một khu vực kinh tế phụ
thuộc vào Nhật Bản. Việt Nam có thể trở thành một cơ sở sản xuất, chế tạo của
Nhật khi Nhật tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Một trong những mục đích của
Nhật Bản thúc đẩy quan hệ với Việt Nam trong tổng thể khu vực Đông Nam Á là
để cạnh tranh ảnh hưởng của mình với Trung Quốc. Vì hiện nay, cả Nhật Bản và
Trung Quốc đều tìm cách phát huy ảnh hưởng của mình ở khu vực Đơng Nam Á.
Cho nên, cả hai nước đều mong muốn mình có ảnh hưởng lớn hơn ở khu vực này.
Nhật muốn xây dựng Đơng Nam Á thành khu vực hịa bình ổn định, chịu sự chi


phối của Nhật để kiềm chế Trung Quốc, lôi kéo Trung Quốc vào giải quyết tranh
chấp với các nước láng giềng bằng đàm phán, hịa bình. Tuy nhiên, Trung Quốc là
một nhân tố khó dự đốn lại đang tăng cường chiến lược biển Đông và là mối lo
ngại của nhiều nước trong khu vực. Nhật Bản có thể lợi dụng điều này để thắt chặt
hơn nữa quan hệ với các nước ASEAN. Trong chiến lược đó theo tính tốn của
Nhật Bản, hiện nay Việt Nam và Trung Quốc cịn có những vấn đề chưa giải quyết
được về biên giới, lãnh thổ đặc biệt là vùng biển Đông. Đây là yếu tố Nhật Bản cần

tính đến trong quan hệ với Việt Nam. Hơn nữa, Nhật Bản cũng có thể tranh thủ Việt
Nam trong tương lai nếu tranh giành vị trí ảnh hưởng giữa Nhật Bản và Trung
Quốc. Đại sứ Nhật Bản đã nhận xét đúng khi nói rằng: “Việt Nam sẽ là nước đóng
vai trị quan trọng về mặt chính trị, kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương
ở thế kỉ XXI này và Nhật Bản và Việt Nam là hai nước đều giữ vị trí quan trọng với
nhau nên Nhật Bản sẽ không ngần ngại hợp tác với Việt Nam”
Kết luận, chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay là cố gắng khép lại quá khứ, nhìn về tương lai, phát triển truyền
thống hữu nghị giữa hai dân tộc, phát huy điểm tương đồng về văn hoá, phát huy
thế mạnh của mỗi nước để thúc đẩy hợp tác kinh tế toàn diện với Việt Nam. Công
bằng và khách quan để đánh giá thì Việt Nam khơng phải là nước ưu tiên hàng đầu
trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản; nhưng với Nhật Bản, Việt Nam vốn có vị
trí quan trọng trong chính sách của Nhật ở Đơng Nam Á. Với những tiềm năng và
vị trí như đã nói ở trên, Nhật Bản khơng thể khơng tính đến Việt Nam trong chiến
lược của mình ở khu vực vì Nhật có lợi ích trong việc thúc đẩy quan hệ với Việt
Nam. Mặt khác, Nhật cũng cần tranh thủ Việt Nam ủng hộ việc mở rộng vai trị
quốc tế của mình vì tiếng nói của Việt Nam ngày càng được coi trọng. Tuy nhiên,
Nhật Bản vẫn phải xem xét đến nhân tố Trung. Quốc và Mỹ trong quan hệ với Việt
Nam. Năm 2013, hai nước Việt Nam - Nhật Bản kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ
ngoại giao, hai nước đã có những hoạt động không chỉ là các chuyến thăm lẫn nhau
mà Nhật cịn tích cực đầu tư các dự án cho Việt Nam. Bốn thập kỷ qua đã chứng
kiến những thăng trầm trong quan hệ hai nước và ngày nay, Việt Nam và Nhật Bản


đã trở thành đối tác hợp tác chiến lược của nhau. Điều đó chứng tỏ quan hệ giữa hai
nước tiếp tục đạt được những thành tựu tốt đẹp trong những năm tiếp theo
2.3. Một số lĩnh vực hợp tác trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối
với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
2.3.1. Về lĩnh vực kinh tế:
Nhật Bản đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt

Nam và ngược lại Việt Nam cũng đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Nhật Bản. Đáng
chú ý, trong hơn 10 năm qua, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã phát triển rất mạnh
mẽ, nhất là dưới thời kỳ chính quyền của Thủ tướng Abe. Tất cả các số liệu về sự
hợp tác giữa hai nước đều tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực đầu tư,
thương mại và giao lưu nhân dân. Điều đó cho thấy quan hệ Việt-Nhật đã trở thành
kiểu mẫu cho mối quan hệ hữu nghị, đơi bên cùng có lợi, tạo ra nền tảng cho sự
hợp tác vì ổn định và hịa bình của khu vực Đơng Nam Á và khu vực rộng lớn hơn.
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7
đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011). Nhật
Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư thứ hai (tính theo số lũy kế), đối tác
du lịch thứ ba, thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Hai nước đã dành cho nhau
thuế suất tối huệ quốc từ 1999. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng năm 2020
đạt 28,6 tỷ USD; nhập khẩu đạt 14,6 tỷ USD; xuất khẩu đạt 14 tỷ USD. Về đầu tư
trực tiếp, lũy kế đến tháng 9/2020, Nhật Bản có 4.595 dự án FDI còn hiệu lực tại
Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 59,87 tỷ USD, đứng thứ hai trong tổng số
136 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. 9 tháng năm 2020, Nhật Bản
có 209 dự án cấp mới, 100 dự án tăng vốn và 448 lượt góp vốn mua cổ phần với
tổng vốn đầu tư là 1,73 tỷ USD, đứng thứ tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ
đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, Nhật Bản là nước cung cấp vốn vay bằng đồng Yên cho Việt
Nam lớn nhất, tổng giá trị vay cho đến tháng 12/2019 là 2.578 tỷ Yên (tương đương
khoảng 23,76 tỷ USD, chiếm 26,3% tổng vốn ký kết vay nước ngồi của Chính
phủ).


Từ năm 2014, trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản của Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang, hợp tác nơng nghiệp có bước đột phá. Tháng 9/2015, hai
bên đã ký kết “Tầm nhìn trung và dài hạn trong hợp tác Nông nghiệp Việt Nam Nhật Bản” và ký lại Tầm nhìn chung sửa đổi vào tháng 5/2018.
2.3.2. Về lĩnh vực thông vận tải
Nhật Bản đã hỗ trợ Bộ GTVT Việt Nam lập QH tổng thể phát triển GTVT

toàn quốc nửa đầu những năm 90, việc khôi phục Quốc lộ số 1 được ưu tiên hàng
đầu, trong đó Nhật Bản hỗ trợ khôi phục các cây cầu, NH Thế giới và NH Phát
triển Châu Á hỗ trợ nâng cấp các con đường. Cùng với đó, một số dự án khác cải
thiện lưu thơng hàng hóa ở miền Bắc để thu hút đầu tư nước ngoài. Nhật Bản đã hỗ
trợ cải tạo cầu đường sắt trên tuyến đường sắt Thống nhất Bắc - Nam. “Đoàn tàu
Hữu nghị Việt – Nhật” là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 40 năm
quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. Nhật Bản cũng đã hỗ trợ tăng cường chức
năng đô thị với các dự án XD đường vành đai 3 (Hà Nội), Đại lộ Đông-Tây
(TP.HCM), đường sắt nội đô tại Hà Nội và TP.HCM,…, và nâng cấp các cửa ngõ
QT với dự án cải tạo Cảng Hải Phòng, Sân bay QT Nội Bài,…; hiện đang hỗ trợ
thực hiện thay thế cầu trên quốc lộ đi qua địa phương trên cả nước. Bên cạnh đó,
các dự án phát triển nguồn nhân lực cũng được triển khai để cải thiện AT và chất
lượng dịch vụ GT đô thị, đồng thời đáp ứng nhu cầu QT hoá của ngành. Hợp tác
này cũng được thực hiện trên cả phần cứng và phần mềm.
Ví dụ: Dự án Phát triển CSHT GT để cải thiện lưu thông hàng hóa ở miền
Bắc (Năm TK 1992 đến nay), Dự án phát triển nguồn nhân lực an tồn giao thơng
Hà Nội (Năm TK 2006 – 2008), Dự án tăng cường năng lực đào tạo cảnh sát giao
thông (Năm TK 2010 – 2013).
2.3.3. Về lĩnh vực y tế
Những năm tháng chiến tranh đã tàn phá hệ thống y tế của Việt Nam. Năm
1974, Nhật Bản đã hỗ trợ xây dựng khu buồng bệnh mới tại BV Chợ Rẫy, TP. Hồ
Chí Minh – một bệnh viện trọng điểm của miền Nam. Từ năm 1992, Nhật Bản tiếp


tục hỗ trợ để tu bổ CSHT đã xuống cấp của BV và cung cấp trang thiết bị y tế, từ
năm 1995 bắt đầu thực hiện hợp tác kỹ thuật.
Một số ví dụ trong hợp tác y tế, Dự án “nâng cao năng lực xét nghiệm cho
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Dự án tại 3 BV trọng điểm: “Dự án BV Chợ Rẫy
(Năm TK 1995-1998)”, “Dự án BV Bạch Mai (Năm TK 1999-2004)”, Dự án “Cải
thiện dịch vụ y tế khu vực miền Trung (Năm TK 2005 – 2010)”.

2.3.4. Về hợp tác lao động
Nhật Bản là một thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam. Từ năm 1992
đến nay, Việt Nam đã cử khoảng hơn 31.000 tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Năm
2004, Việt Nam đã lập Văn phòng quản lý lao động tại Tokyo. Theo Hiệp hội xuất
khẩu lao động Việt Nam tính đến hết tháng 10 năm 2014, đã có 16.282 lao động
(LĐ) Việt Nam đến Nhật Bản để làm việc. Đây là năm đầu tiên Việt Nam vượt mốc
đưa 15.000 Lao động sang Nhật Bản.
2.3.5. Về hợp văn hố thơng tin
Nhật Bản có nhiều dự án giúp Việt Nam nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo các ngôi
nhà ở dân gian truyền thống tiêu biểu ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam. Hai bên đã lập
Ủy ban chuyên gia Việt-Nhật về bảo tồn Hoàng thành Thăng Long và họp phiên
đầu tiên (3/2007). Hai bên cũng đã cử nhiều đoàn sang thăm, làm việc, biểu diễn
nghệ thuật, tham dự triển lãm, liên hoan phim, tổ chức Lễ hội tại mỗi nước. Nhật
Bản đã thành lập Trung tâm giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (3/2008).
2.3.6. Về lĩnh vực giáo dục đào tạo:
Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới
nhiều hình thức: hợp tác giữa hai Chính phủ, giữa các trường học, giữa các tổ chức,
giữa các cá nhân. Những năm gần đây, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ
khơng hồn lại lớn nhất cho ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam. Trong
chuyến thăm Nhật Bản của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (3/2008)
(nay là Chủ tịch mặt trận Tổ Quốc Việt Nam), hai bên đã ký Bản ghi nhớ về việc
Nhật Bản giúp Việt Nam đào tạo 1000 tiến sỹ cho Việt Nam đến năm 2020 và tiếp
tục tăng học bổng cho Việt Nam trong các năm tới. Việt Nam cũng đã mời nhiều


giáo sư, chuyên gia Nhật Bản sang giảng dạy, tiếp nhận các học giả Nhật Bản sang
tìm hiểu về văn hoá, lịch sử Việt Nam. Với sự trợ giúp của chính phủ Nhật Bản,
Việt Nam đang thí điểm dạy tiếng Nhật tại một số trường phổ thông cơ sở tại các
thành phố lớn như: Hà Nội, TP. HCM, Huế và Đà Nẵng. Nhật Bản đang triển khai
kế hoạch mời 2.000 thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản trong 5 năm, theo nhiều

chương trình trong đó bao gồm cả chương trình dành cho học sinh cấp 2 và cấp 3.
2.3.7. Về lĩnh Cơng nghệ:
Việt Nam - Nhật Bản cịn đang hướng đến những ngành cơng nghệ cao khác
có thể hỗ trợ hữu ích cho phát triển bền vững hiện nay, đó là công nghệ vũ trụ. Đây
là lĩnh vực được coi là biểu tượng sức mạnh và công nghệ của mỗi quốc gia được
tích hợp từ nhiều ngành khoa học cơng nghệ khác nhau nhằm chế tạo, điều khiển và
khai thác ứng dụng các phương tiện như vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ, tên lửa, trạm
mặt đất..., góp phần cảnh báo sớm các thảm họa tự nhiên, quản lý tài nguyên thiên
nhiên, giám sát môi trường, và thực hiện truyền thông quốc tế. Việt Nam là một
trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu tồn cầu và gần
đây phải liên tiếp hứng chịu các thảm họa do thiên tai gây ra. Do đó phát triển công
nghệ vũ trụ thông qua việc nghiên cứu ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh nhằm phòng
chống thảm họa thiên tai, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường cho
đất nước là mục tiêu ưu tiên lớn của Việt Nam hiện nay. Những năm gần đây Việt
Nam mới bắt đầu ứng dụng công nghệ vũ trụ trong các ngành thơng tin liên lạc, khí
tượng thủy văn. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ còn
khá hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Theo tính tốn
của các chun gia Nhật Bản, nếu làm chủ cơng nghệ vũ trụ, cơng tác dự báo có thể
giảm được 10% các thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra ở Việt Nam18. Như vậy
dưới góc độ một bài tốn kinh tế, đầu tư vào cơng nghệ vũ trụ có thể nhìn thấy
ngay hiệu quả kinh tế. Trong bối cảnh đó, tháng 6/2006, Chính phủ Việt Nam đã
phê duyệt “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020”,
tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng


ngành công nghệ đặc biệt này. Với sự hỗ trợ của Nhật Bản, Trung tâm Vũ trụ Việt
Nam tại Hòa Lạc đã được quy hoạch và đi vào thiết kế, xây dựng.
Mục tiêu của dự án là ứng dụng công nghệ vũ trụ phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững thông qua giảm thiểu thiên tai, quản lý tài nguyên thiên nhiên và
giám sát môi trường19. Theo tiến độ, toàn bộ dự án được hoàn thành chậm nhất
cho đến 2017 và Khu cơng nghệ cao Hồ Lạc sẽ là đối tác thường xuyên hợp tác

với các cơ quan nghiên cứu vũ trụ của Nhật Bản. Trong các hoạt động gần đây, tại
chương trình Hạt giống tương lai Châu Á 2010-2011, Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam(VAST) đã hợp tác với Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và
Viện Sinh học Tây Nguyên đưa thành công một số loại hạt giống hoa vào vũ trụ
tháng 1-201120. Nhưng vấn đề quan trọng nhất trong hợp tác công nghệ vũ trụ giữa
hai quốc gia gần đây là, theo báo Yomiuri Shimbun, Chính phủ Nhật đã quyết định
dành khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trị giá lên tới 40 tỷ Yên
(khoảng 480 triệu USD) cho chương trình thăm dị vũ trụ của Việt Nam. Đây sẽ là
lần đầu tiên vốn ODA của Nhật Bản được phân bổ cho lĩnh vực vũ trụ. Khoản vốn
vay này tập trung vào ba dự án, bao gồm: trung tâm mặt đất, vệ tinh quan sát; và
chương trình đào tạo kỹ sư. Những động thái trên cho thấy, Tokyo đang muốn gia
tăng uy tín tồn cầu của mình về cơng nghệ vũ trụ và ngược lại dự án sẽ góp phần
thúc đẩy sự phát triển cơng nghiệp tại chính đất nước “mặt trời mọc”. Mục tiêu của
Tokyo là sẽ hoàn tất một hợp đồng chính thức vào mùa thu năm 2011. Như vậy,
việc quyết định cấp vốn ODA cho chương trình phát triển cơng nghiệp vũ trụ tại
Việt Nam đã đánh dấu một sự chuyển hướng đặc biệt trong chính sách ODA của
Nhật. Trước đây vốn ODA của nước này chủ yếu tập trung vào phát triển cơ sở hạ
tầng như cầu đường, trong khi những dự án như phóng vệ tinh nhân tạo hay phát
triển tên lửa bị xem là “xa xỉ”. Nhưng với dữ liệu quan sát do vệ tinh cung cấp đang
đóng một vai trị rất lớn quan trọng trong việc dự báo và giảm thiểu tác động của
thiên tai, vấn đề đang được sự quan tâm mạnh của các nước chịu ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu.


Quan hệ Nhật Bản – Việt Nam hiện nay đã thực sự bước sang một giai đoạn
mới ở tầm vóc đối tác chiến lược toàn diện nhằm xây dựng sự phồn vinh của mỗi
nước và góp phần bảo đảm an ninh chung ở châu Á và thế giới.




×