Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.84 KB, 11 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỤC LỤC. A. PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...............................................................................1 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................1 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................1 B. PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................2 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................2 1. Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu....................................................2 2. Mục tiêu quan trọng của chương trình Tiểu học mới..................................2 3. Một số yêu cầu về giảng dạy phân môn luyện từ và câu hiện nay..............2 II. Khảo sát cơ sở thực tiễn.............................................................................3 III. BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 4..........................................................................................4 1. Lập kế hoạch bài học..................................................................................4 2. Chuẩn bị đồ dùng........................................................................................4 3. Hướng dẫn chuẩn bị bài..............................................................................4 4. Tổ chức thực hiện.......................................................................................4 5. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS5 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC...........................................................................8 C. PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................9 1. Tóm tắt........................................................................................................9 2. Đề xuất........................................................................................................9.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế, dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người. Những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục, những thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung đã dẫn tới những yêu cầu mới trong việc dạy tiếng Việt ở nhà trường nói chung, trong đó có phân môn Luyện từ và câu. Phân môn Luyện từ và câu chiếm thời lượng khá lớn trong môn tiếng Việt ở Tiểu học. Đây là phân môn đóng vai trò quan trọng hàng đầu, nhằm cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc cho HS, giúp HS có vốn từ cần thiết tạo cơ sở hình thành, phát triển vốn ngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng như chiếm lĩnh nguồn tri thức mới trong các môn học khác. Thực tế kết quả học tập phân môn Luyện từ và câu lớp 4 tại trường qua khảo sát chất lượng đầu năm còn rất thấp, đa số các em còn lúng túng, vụng về trong việc dùng từ, đặt câu. Trong các tiết học Luyện từ và câu còn thụ động, chưa mạnh dạn, tự tin do chưa có vốn từ và khả năng dùng từ, đặt câu. Xuất phát từ Ý nghĩa, tầm quan trọng của phân môn Luyện từ và câu và thực tế học tập phân môn này chưa được tốt của HS, cần mạnh dạn nghiên cứu: “Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4.” II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. Thực hiện đề tài này nhằm đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu lí luận. 1.1. Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài, SGK, SGV Tiểu học. 1.2. Hệ thống hóa những vấn đề có liên quan đến phân môn Luyện từ và câu 2. Phương pháp điều tra, khảo sát. 2.1.. Khảo sát kết quả học tập qua bài kiểm tra. 2.2.. Quan sát, dự giờ Luyện từ và câu ở lớp 4.. 2.3.. Trực tiếp đối thoại với học sinh Tiểu học ở lớp 4.. 3. Thực nghiệm sư phạm. Trực tiếp dạy và dự giờ Luyện từ và câu..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu Phân môn luyện từ và câu nhằm cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu (nói - viết) kỹ năng đọc cho học sinh. Cụ thể phân môn Luyện từ và câu sẽ giúp học sinh: - Mở rộng hệ thông hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. - Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; rèn luyện ý thức sử dụng Tiếng Việt có văn hóa trong giao tiếp. Với mục tiêu như vậy, việc dạy học Luyện từ và câu chiếm vị trí hết sức to lớn trong nhà trường cũng như cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để đi sâu vào tìm hiểu các lĩnh vực khác. 2. Mục tiêu quan trọng của chương trình Tiểu học mới Cùng với sự thay đổi về chương trình SGK thì việc đổi mới về phương pháp dạy học cũng là điều tất yếu. Sự đổi mới này phải theo hướng tăng cường tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành là một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình Tiểu học mới. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK lần này là đổi mới phương pháp dạy và học: Chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học trong đó người dạy đóng vai trò tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, bộc lộ mình và được phát triển. Đó cũng chính là bản chất của phương pháp dạy học mới. Theo phương pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, SGK Tiếng Việt 4 nói chung, phân môn Luyện từ và câu nói riêng không trình bày kiến thức như là những kết quả có sẵn mà xây hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh tự học, tự thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh tri thức và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. 3. Một số yêu cầu về giảng dạy phân môn luyện từ và câu hiện nay. 3.1. Phương pháp dạy học Luyện từ và câu hiện nay kế thừa và phát huy các ưu điểm của cách dạy Từ ngữ - Ngữ pháp trước đây. 3.2. Tổ chức dạy học Luyện từ và câu theo phương pháp day học hiện nay có nhiều điểm mới. Đó là tăng cường luyện tập thực hành, tổ chức nhiều hình thức làm bài tập khác nhau. 3.3. Học sinh có điều kiện bộc lộ năng lực, khả năng sử dụng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3.4. Học sinh là người đóng vai trò chủ đạo, làm trung tâm, tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. 3.5. Mỗi học sinh đều được hoạt động, bộc lộ mình và được phát triển. 3.6. Học sinh được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo. 3.7. Học sinh được rèn luyện thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu và ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với chuẩn mực văn hóa. 3.8. Trang bị cho học sinh phương pháp học tập để học sinh có thể tự học sau này. II. Khảo sát cơ sở thực tiễn Bước vào năm học mới nhà trường đã tiến hành kiểm tra chất lượng đầu năm. Trong môn tiếng Việt, phần kiểm tra đọc hiểu đã lồng ghép 3 câu hỏi trắc nghiệm về phân môn Luyện từ và câu (LTVC). Kết quả làm bài của HS lớp 4 như sau: Mức độ làm đúng Số lượng - Tỉ lệ. 3 câu. 2 câu. 1 câu. Không câu. Số học sinh Tỉ lệ Từ kết quả khảo sát chất lượng đầu năm cho thấy số HS làm đúng cả 3 câu đạt tỉ lệ rất thấp, chỉ với %; ngược lại số HS không làm đúng câu nào và làm đúng 1 câu chiếm tỉ lệ khá cao. Qua quan sát, dự giờ các tiết LTVC cho thấy các em học tập chưa tích cực, trả lời câu hỏi vụng về, đặt câu còn rườm rà, chưa rõ nghĩa, dùng từ thiếu chính xác, vốn từ của các em còn nghèo nàn. Kết quả điều tra 34 HS lớp 4.4 về mức độ yêu thích phân môn LTVC thể hiện qua bảng sau: Mức độ Rất thích Bình thường Không thích Số lượng - Tỉ lệ Số học sinh. 3. 18. 13. Tỉ lệ. 8,8 %. 53 %. 38, 2 %. Tỉ lệ HS không mặn mà với môn học (bình thường) chiếm tỉ lệ khá cao: 53 %; đặc biệt số HS không thích môn học này chiếm tới 38, 2 %; Còn số HS rất thích học môn này chỉ chiếm có 8, 8 %. Qua khảo sát chất lượng đầu năm và điều tra HS về mức độ yêu thích phân môn này cho thấy kết quả học tập phân môn LTVC còn thấp và HS chưa yêu thích phân môn này. Vì vậy cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy học phân môn LTVC..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> III. BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 4 1. Lập kế hoạch bài học Việc lập kế hoạch bài học tức là tạo ra cho mình một cẩm nang cho việc dạy học. Vì vậy, việc lập kế hoạch bài học của giáo viên phải logic, tích hợp đầy đủ các nội dung dạy học ở trong đó, phải có đầy đủ mục đích, yêu cầu cũng như quy trình một bài dạy sao cho phù hợp, có hoạt động người dạy, người học. Khi lập kế hoạch bài học, giáo viên phải đặt ra những tình huống trong giờ dạy ngoài dự kiến của mình để có thể kịp thời xử lý, đồng thời tạo cho giờ học sinh động, hấp dẫn. 2. Chuẩn bị đồ dùng Việc dạy học theo phương pháp mới hiện nay đòi hỏi giáo viên phải năng động, sáng tạo tìm tòi học hỏi để làm tăng hiệu quả giờ dạy đồng thời nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi bài dạy là khâu quan trọng, mỗi bài yêu cầu mỗi loại đồ dùng riêng như: Phiếu học tập, bảng phụ, hình ảnh trực quan…Đồ dùng dạy học sẽ đóng góp phần lớn cho hiệu quả củng như thành công của tiết dạy. Ví dụ: Khi dạy bài "câu kể Ai là gì?" với yêu cầu dùng câu kể Ai là gì? viết đoạn văn giới thiệu về gia đình mình hoặc tập thể lớp mình. Chắc chắn rằng, giờ học này sẽ sinh động hơn khi học sinh có tấm ảnh chụp cả gia đình, các em sẽ nhìn vào đó để giới thiệu thành viên của gia đình cho cả lớp nghe qua tấm ảnh đó. 3. Hướng dẫn chuẩn bị bài Đây cũng là biện pháp góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả dạy học. Sau mỗi tiết học, giáo viên cần dành chút ít thời gian để hướng dẫn cho các em xem trước bài học sắp tới và những phần cần chuẩn bị, có như vậy khi học bài các em mới các em đã được làm quen, xem qua những kiến thức mình sắp học đồng thời cũng bổ sung những kiến thức đã học liên quan đến bài mới. 4. Tổ chức thực hiện Đây là điều kiện cần cho một giờ Tiếng Việt nói chung và luyện tập về câu nói riêng. Có thể có nhiều hình thức tổ chức khác nhau để thực hiện bài tập: + Làm việc độc lập. + Làm việc theo cặp, theo nhóm. + Làm việc theo lớp. - Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả làm việc bằng nhiều hình thức khác nhau và phải luân phiên nó bằng phiếu bài tập, có khi là phiếu học tập, có khi là bằng bảng giấy hay bảng lớp, có khi trình bày bằng miệng. Ngoài ra còn có thể cho thi đua giữa các nhóm. - Trao đổi với học sinh sửa đổi cho học sinh hoặc tổ chức cho các em góp ý đánh giá cho nhau trong quá trình làm bài..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Sơ kết tổng kết ý kiến, ghi bảng nếu cần thiết. 5. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS 5.1. Tích cực hóa hoạt động người học 5.1.1. Giáo viên tích cực hóa hoạt động của người học bằng cách: - Giao việc cho học sinh: + Cho học sinh trình bày yêu cầu, câu hỏi, bài tập. + Cho học sinh thực hiện một phần câu hỏi, bài tập trong SGK, nếu nhiệm vụ đặt ra là khó hoặc mới sau khi học sinh làm thử cần tổ chức chữa bài để các em nắm được cách làm. + Tóm tắt nhiệm vụ, nêu những điểm cần chú ý khi làm bài - Kiểm tra học sinh: Trong quá trình học sinh làm bài tập, giáo viên cần tới từng bàn để kiểm tra, khuyến khích các em làm việc: + Xem học sinh có làm việc không. + Xem học sinh có hiểu việc phải làm không. + Trả lời thắc mắc của học sinh, khuyến khích các em làm việc. - Tổ chức báo cáo làm việc sao cho mọi HS luân phiên đều được nói, được báo cáo, được đưa ra thắc nếu chưa hiểu. - Tổ chức đánh giá theo hướng khuyến khích, động viên HS, khéo léo, tế nhị trong nhận xét HS nêu chưa đúng. Luôn kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng đạt được ở học sinh. Đánh giá vừa nhằm mục đích xác định mức độ năng lực và kiến thức hình thành ở người học vừa giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy của mình. Sự đánh giá của thầy về kết quả học của trò dần phải chuyển thành kĩ năng tự đánh giá của trò. Sự tự đánh giá giúp cho sự phát triển khả năng tự học của học sinh. 5.1.2. Tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh Tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng. Điều này có ý nghĩa là phải tổ chức cho học sinh hoạt động một cách tích cực. Học sinh là người tham gia các hoạt động ấy, tự tìm tòi khám phá dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Ví dụ: Học sinh phải trao đổi, thảo luận để giải quyết nhiệm vụ, học sinh được đóng vai tham gia vào trò chơi học tập, đóng kịch, diễn xuất … Giáo viên chú ý cho học sinh nhiều cơ hội thực hành, để được thể hiện phát biểu trên lớp. Tổ chức các hoạt động nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh: Hướng dẫn học sinh cách tự học, cách đọc sách, cách lấy thông tin, cách phân tích và hiểu thông tin, cách quan sát hiện tượng xung quanh… 5.2. Khai thác triệt để sức mạnh của phương pháp dạy học luyện tập theo mẫu, phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp thực hành giao tiếp. 5.2.1. Phương pháp luyện từ theo mẫu.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra các mẫu cụ thể về lời nói hoặc mô hình lời nói (cũng có thể cùng học sinh xây dựng mẫu lời nói) để thông qua đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của mẫu, có thể tạo mẫu, từ mẫu đó học sinh biết cách tạo ra các đơn vị lời nói theo định hướng của mẫu. Ví dụ: Khi dạy học về dấu câu với bài tập Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây? a, Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải. b,Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về ngay. c, Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua. Để giúp học sinh làm được bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh làm mẫu một phần chẳng hạn khi làm mẫu câu và bài tập trên. Giáo viên đọc lên câu đó (thể hiện rõ chỗ nghỉ hơi sau trạng ngữ và các thành phần cùng loại rồi nói: Trong câu a,chúng ta cần dùng đúng dấu phẩy, để tách các từ ngữ chỉ nguyên nhân (vì thương dân) với bộ phận câu còn lại và tách các loại công việc được kể ở trong câu với nhau ( cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải….). Khi đọc ta nghỉ hơi nhẹ sau dấu phẩy. "Vì thương dân, /Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, /nuôi tằm, /dệt vải". Sau khi làm mẫu và suy ra cách làm bài các bài tập tương tự còn lại giáo viên có thể lưu ý học sinh: Nếu trong câu nhắc đến nhiều nguyên nhân thì phải dùng dấu phẩy để tách các nguyên nhân đó với nhau. 5.2.2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ Yêu cầu phân tích ngôn ngữ đối với học sinh Tiểu học chỉ ở mức độ đơn giản, với sự giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên. Bởi vậy phương pháp này được áp dụng để dạy học dấu câu nhằm giúp học sinh làm rõ cấu trúc các kiểu đơn vị được học trong chương trình. Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập. Chép đoạn văn dưới đây vào vở sau khi đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu: Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi có lần, chính mắt tôi đã nhìn thấy ông tán đinh đồng chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi không thể thấy được, mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng của Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi. Với bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lướt, tìm các câu được viết theo các mẫu đã học (ai là gì? ai làm gì? ai thế nào?) rồi tách riêng các câu đó ra. Ông tôi vốn là thợ hàn loại giỏi. // Có lần, chính mắt tôi đã nhìn thấy ông tán đinh đồng.Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi không thể thấy được, mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng //. Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Khi đã xác định được các câu đã viết theo các mẫu đã học, các em có thể tìm cách ngắt câu, bằng cách đọc lên sau khi xác định nghỉ hơi hoặc giáo viên có thể chuyển thành bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn để học sinh lựa chọn, để học sinh thực hiện. Cụ thể học sinh phải đặt được dấu câu cho đoạn còn lại như sau: "Có lần, chính mắt tôi đã nhìn thấy ông tán đinh đồng chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi không thể thấy được, mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng". 5.2.3. Phương pháp thực hành giao tiếp Với phương pháp này không chỉ hướng học sinh vận dụng lí thuyết được học vào thục hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp mà còn là phương pháp cung cấp lí thuyết cho học sinh. Trong quá trình giao tiếp chẳng hạn, khi dạy xong bài luyện từ và câu Câu kể Ai làm gì? giáo viên có thể cho học sinh làm việc theo nhóm 4-6 để các em tự giới thiệu về gia đình mình. Sau khi các em thảo luận các em trong nhóm có thể tự giới thiệu về công việc của bố mẹ mình, anh chị, ông, bà. Như thế sẽ tạo ra không khí giờ học và giúp các em hiểu nhau hơn. Khi vận dụng phương pháp này thì chúng ta đã kiểm tra được kĩ năng sử dụng từ đặt câu và giúp học sinh rèn được kĩ năng học tập mới. 5.3. Sử dụng tốt các đồ dùng dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Một điều không thể thiếu là để nâng cao chất lượng dạy học các bộ môn cũng như phân môn Luyện từ và câu là phải sử dụng và phát huy hết khả năng của phương tiện đồ dùng dạy học như băng đĩa, tranh, ảnh, bảng phụ…giúp HS hứng thú trong các giờ học. Giáo viên cần biết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, biết thiết kế các bài giảng powerpoints, công nghệ multinmedia trong dạy học, sử dụng các phần mềm dạy học…vừa khơi dậy niềm vui học tập ở HS vừa tiết kiệm thời gian cho GV, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn LTVC theo tinh thần "hướng tập trung vào người học". IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Trong quá trình thử nghiệm, bản thân tôi đã tư vấn cho giáo viên chủ nhiệm lớp 4.4 vận dụng những phương pháp đổi mới và những phương pháp nêu ở trên vào dạy học Luyện từ và câu. Kết quả cho thấy bước đầu học sinh đã có những chuyển biến về tâm lý, khả năng nhận diện, tiếp thu kiến thức của các em tăng lên rõ rệt. * Khả năng hiểu nghĩa của từ Tỉ lệ học sinh hiểu nghĩa từ sâu sắc và tương đối sâu sắc tăng lên, học sinh hiểu nghĩa từ còn hời hợt giảm. Số lượng học sinh hiểu nghĩa từ sâu sắc và tương đối tăng do các em đã nắm bắt được cách học, giáo viên và học sinh đã quen với chương trình mới. Học sinh đã biết sử dụng từ điển Tiếng Việt một cách thành thạo. * Khả năng dùng từ, mở rộng vốn từ Tỉ lệ học sinh dùng từ chính xác, hay tăng lên rõ rệt, số học sinh dùng từ chưa chính xác giảm dần. Giáo viên đã theo dõi quan sát các em trong giao tiếp hàng ngày từ.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> đó sửa chữa cho học sinh. Số lượng học sinh dùng từ hay tăng, các em đã mạnh dạn hơn trong các hoạt động giao tiếp hằng ngày, đọc sách, ứng dụng thực tế một cách linh hoạt.Hơn nữa,phương pháp dạy của giáo viên cùng với phương pháp học của học sinh đổi mới rõ rệt theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học, tạo cho các em hứng thú trong học tập. * Khả năng nhận diện và sử dụng dấu câu, loại câu Khả năng nhận diện và sử dụng dấu câu, loại câu tốt hơn. KẾT QUẢ: Môn Tiếng Việt: Giỏi: 9 em Khá: 15 em TB: 8 em Yếu: 0 em.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> C. PHẦN KẾT LUẬN 1. Tóm tắt Để nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 trước hết giáo viên phải làm cho học sinh thấy rõ Tiếng Việt rất lý thú và bổ ích. Phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh hiểu được sự phong phú cái hay, cái đẹp của tiếng Việt, nâng cao cảm thụ thẫm mĩ. Với vai trò quan trọng như vậy, bản thân tôi trong quá trình làm đề tài cũng có nhiều trăn trở, tìm tòi để làm sao tìm được phương pháp tối ưu nhất để nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4. Đây còn là vấn đề bức thiết để đáp ứng nhu cầu học tập cho bản thân học sinh ngay từ bậc học đầu tiên các em mới bước vào ngưỡng của văn hóa giáo dục, phải trang bị cho các em vốn từ phong phú, chính xác để giúp các em đi vào cuộc sống, tạo cho các em thói quen biết sử dụng tiếng Việt có văn hóa. Tiếng Việt rất giàu và rất đẹp có thể diễn tả được tất cả các sắc thái tình cảm rất tinh tế trong suy nghĩ của mỗi người. Chúng ta sẽ không hài lòng khi đọc một bài văn, một suy nghĩ, ý kiến của các em mà vốn từ còn nghèo nàn, cách diễn đạt thiếu trôi chảy, mạch lạc. Trách nhiệm đó một phần thuộc về người giáo viên Tiểu học. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra trong quá trình giảng dạy xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp và mong các đồng nghiệp đóng góp ý kiến. 2. Đề xuất Từ những kết luận trên, bản thân tôi khi thực hiện đề tài “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4” có những đề xuất sau: 2.1. Với người chỉ đạo: - Nên có những tài liệu chính thống và triển khai việc đổi mới phương pháp kịp thời. - Nên tổ chức những hội thảo về phương pháp giảng dạy Tiếng Việt để trao đổi rút kinh nghiệm. 2.2. Về phía trường Tiểu học: - Tổ chức ngoại khóa về bộ môn Tiếng Việt. - Tạo cho học sinh có thói quen rèn luyện khi dùng tiếng Việt. - Tổ chức tham quan thực tế cho giáo viên..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học chu kỉ III (2003 –2007) tập 2 (2005), Nhà xuất bản giáo dục. 2. Bộ giáo dục và đào tạo, Tiếng Việt Sách giáo viên 4 - Tập 1 (2006), Nhà xuất bản giáo dục. 3. Nguyễn Minh Thuyết, Hỏi và đáp về dạy học Tiếng Việt 4 (2006), Nhà xuất bản giáo dục. 4. Các tạp chí Giáo dục Tiểu học số 91, 92, 93, 95. 5. Các tạp chí Thế giới trong ta số 105, 107..
<span class='text_page_counter'>(12)</span>