Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

giao an ngu van lop 11 tuan 24

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.87 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 24 Ngày soạn: 12/01/2012 Tiết 84 + 85 ĐÂY THÔN VĨ DẠ (Hàn Mặc Tử) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế. - Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và ngòi bút tài hoa độc đáo của Hàn Mặc Tử. 1/ Kiến thức - Vẻ đẹp thơ mộng và đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống. - Phong cách thơ Hàn Mặc Tử: một hồn thơ luôn quằn quại yêu, đau; trí tưởng tượng phong phú, hình ảnh thơ có sự hòa quyện giữa yếu tố thực và ảo. 2/ Kĩ năng - Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Cảm thụ phân tích tác phẩm thơ. 3/ Thái độ - Củng cố lòng yêu thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. - Bồi dưỡng lòng yêu tiếng Việt qua việc cảm nhận ngôn ngữ bài thơ. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn, nêu vấn đề... - Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11, thơ Hàn Mặc Tử, tranh ảnh tác giả Hàn Mặc Tử, Hàn Mặc Tử - Về tác gia và tác phẩm, Thơ mới tác phẩm và dư luận... 2/ Học sinh Đọc bài và soạn bài đầy đủ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ * Câu hỏi - Đọc thuộc lòng bài thơ Tràng giang của Huy Cận. - Em hãy phân tích phong cảnh thiên nhiên trong bài thơ. - Tâm sự của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong bài thơ. 3/ Bài mới * Dẫn nhập: Thiên nhiên và con người xứ Huế là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca Việt Nam. Đã có rất nhiều thi nhân đắm mình trong vẻ đẹp của xứ Huế mộng mơ như: Tố Hữu, Hoàng Phủ Ngọc Tường… Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng du ngoạn cảnh đẹp xứ Huế qua những vần thơ của một nhà thơ đặc biệt trong phong trào thơ Mới: thi sĩ Hàn Mặc Tử và tác phẩm nổi tiếng: Đây thôn Vĩ Dạ. Hoạt động của Gv và Hs Tiết 1 * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - GV cho HS đọc phần tiểu dẫn SGK và đặt câu hỏi gợi mở: - Em nào có thể cho biết những nét chính trong cuộc đời Hàn Mặc Tử? - Khi tìm hiểu về cuộc đời Hàn Mặc Tử, chúng ta cần chú ý những điểm nào nhất? Vì sao? - HS trả lời và gạch vào sách những nội dung chính,. Nội dung cần đạt I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả: Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) a. Cuộc đời - Tên khai sinh Nguyễn Trọng Trí, sinh tại Lệ Mĩ - Quảng Bình. - Xuất thân trong một gia đình công giáo nghèo. - Ông có một số phận đau thương và bất hạnh đến nghiệt ngã điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hồn thơ của ông.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> giáo viên nhận xét, bổ sung và chiếu lên bảng chân dung, những hình ảnh về Hàn Mặc Tử. - Em hãy nêu một số tác phẩm của Hàn Mặc Tử và theo em thơ Hàn Mặc Tử có điểm nào đặc biệt, so với các nhà thơ mới mà em đã học? - Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và phân tích thêm một vài ví dụ để làm rõ đặc điểm thơ của Hàn Mặc Tử : + Hàn Mặc Tử là một hồn thơ mãnh liệt, nhưng đau thương lên đến tột đỉnh. “Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút Mỗi câu thơ đều dính não cân ta” (Rướm máu) + Đồng thời Hàn Mặc Tử cũng có những câu thơ rất trong sáng vui tươi: “ Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng…” (Mùa xuân chín) - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” có điểm nào đáng chú ý?. - Em nào có thể chỉ ra ý chính của ba khổ thơ? - HS phát biểu. - GV nhận xét và bổ sung thêm. - HS lắng nghe và ghi chép. * Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản - GV đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ: giọng đọc chậm rãi, thiết tha, vui (khổ 1), trầm buồn, da diết (khổ 2, 3) - Theo em câu thơ đầu tiên của bài thơ có thể hiểu theo những cách nào? Em thấy cách hiểu nào là hợp lí nhất? - HS thảo luận và phát biểu. - GV: thuyết giảng thêm: + Câu hỏi “Sao …thôn Vĩ”, vừa như lời trách nhẹ nhàng của cô gái, vừa như lời tự trách của Hàn thi nhân, nhưng trên hết đó là câu hỏi khơi gợi cho nhà thơ biết bao kỉ niệm, bao hình ảnh về thôn Vĩ. - Em có cảm nhận gì về bức tranh thôn Vĩ trong khổ thơ thứ nhất (thời gian, cảnh sắc) và cắt nghĩa vẻ đẹp độc đáo của các hình ảnh thiên nhiên Vĩ Dạ? + Nắng mới lên: Liên hệ với bài “Nắng mới” của Lưu Trọng Lưu.. b. Sự nghiệp - Hàn Mặc Tử làm làm thơ năm 16 tuổi, các bút danh khác: Lệ Thanh, Phong Trần; - Các sáng tác tiêu biểu: Gái quê (1936), Thơ điên,Xuân như ý (1938), Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, duyên kì ngộ (Kịch thơ – 1939) Quần tiên hội (Kịch thơ), Chơi giữa mùa trăng (Thơ văn xuôi – 1940). 2/ Bài thơ “Đây Thôn Vĩ Dạ” a. Xuất xứ Bài thơ được gợi cảm hứng từ một tấm thiệp của Hoàng Thị Kim Cúc gửi cho Hàn Mặc Tử để động viên, an ủi khi bà nghe tin nhà thơ bị bệnh phong. Lúc đầu có tên “Ở đây thôn Vĩ Dạ” (1938) in trong tập “Đau thương” b. Bố cục - Bố cục bài thơ gồm ba đoạn – Ba khổ thơ + Khổ 1: Bức tranh thôn Vĩ lúc bình minh + Khổ 2: Bức tranh thôn Vĩ lúc hoàng hôn và về đêm. + Khổ 3: Bức tranh tâm trạng của Hàn Mặc Tử II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN. 1/ Khổ 1: Bức tranh thôn Vĩ Dạ lúc bình minh “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” - Câu hỏi tu từ, một loạt từ thanh bằng tạo giọng thơ trầm lắng.  Lời trách nhẹ nhàng, có ý mời mọc tha thiết, chân thành. => Câu thơ là duyên cớ để khơi dậy những kỉ niệm sâu sắc, đẹp đẽ đáng yêu về con người và cảnh thôn Vĩ trong ánh bình minh. - “Nắng hàng cau - nắng mới lên - vườn - xanh như ngọc”: điệp từ, so sánh độc đáo  Sự trong trẻo, tinh khiết, ấm áp, tràn đầy sức sống - “ Nắng hàng cau”: nắng thanh tân, tinh khôi  Cây thước đo mực nắng. - “Mướt quá + xanh như ngọc”: tính từ gợi cảm.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>  Khu vườn non tơ, tươi tốt, lung linh, ngời sáng và đầy sức sống. - Hai câu hỏi tu từ: câu 1 và 3  Tâm trạng băn khoăn, ẩn chứa nỗi niềm uẩn khúc. - Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh lá trúc che - “Lá trúc - mặt chữ điền”: từ hình tượng, độc ngang mặt chữ điền? đáo, ấn tượng (hình ảnh cách điệu hóa): - GV giảng bổ sung:  Vẻ đẹp kín đáo, phúc hậu đặc trưng của con - Lá trúc  bản chất duyên dáng mềm mại. người xứ Huế tạo nên cái thần của thôn Vĩ. - Mặt chữ điền: khuôn mặt hiền lành, phúc hậu. Trong ca dao: Mặt má bầu ngó lâu muốn chửi Mặt chữ điền tiền rưỡi cũng mua" Hay: Mặt em vuông tượng chữ điền, Da em thì trắng áo đen mặt ngoài. Lòng em có đất có trời, Có câu nhân nghĩa, có lời thủy chung” Thiên nhiên và con người hài hòa với nhau theo một vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng. Hình ảnh thơ miêu tả theo hướng cách điệu hóa, tức là chỉ gợi lên vẻ đẹp của con người, không rõ là của ai. - Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của nhà thơ trong khổ một? - GV: Em hãy nhận xét chung về khổ thơ thứ nhất? => Khung cảnh thôn Vĩ được miêu tả rất tươi - HS phát biểu. đẹp, đơn sơ, ấn tượng, giàu sức sống và trữ tình. - GV bổ sung thêm: Bức tranh thôn Vĩ hiện lên trong Tiếng nói bâng khuâng rạo rực của một tâm hồn khổ thơ thật tươi đẹp và tràn dầy sức sống. sự cảm nhận và miêu tả của nhà thơ về thôn Vĩ là rất tinh tế yêu đời, khát sống, hướng về cái trong trẻo, và sâu sắc, bằng chứng là nhà thơ đã chọn những thánh thiện hình ảnh, những chi tiết đặc trưng nhất của thôn Vĩ để miêu tả. Đúng hơn khổ thơ là hồi ức tươi đẹp của nhà thơ về thôn Vĩ. Tiết 2 - Gv chuyển: Hình ảnh thôn Vĩ có còn hiện ra ở khổ thứ hai nữa hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu. - Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên xứ Huế được miêu tả trong hai câu đầu? Phân tích cái hay, cái độc đáo trong cách thể hiện của nhà thơ. - Gv diễn giảng: "Thơ là nói sai ngữ pháp". Có người đã nói vậy. Người ta chấp nhận những cách nói vô lí của ngôn ngữ bởi nhận ra cái hợp lí của người thơ ẩn trong "cái bề sau, bề sâu, bề xa" (Chế Lan Viên) của những con chữ. Lẽ thường thì gió thổi mây bay, phải chăng mặc cảm chia lìa đã chia xa cả những thứ vốn không thể chia tách? Nhà thơ cảm thấy như mình đang bị bỏ rơi, bị quên lãng. Trong khoảnh khắc đơn côi ấy, dường như chỉ còn biết bám víu trông chờ vào trăng. Trăng là điểm tựa, là niềm an ủi duy nhất, nhà thơ đặt toàn bộ niềm hy vọng vào trăng, vào con thuyền chở trăng về kịp. 2/ Khổ 2: Cảnh trời, mây, sông nước thôn Vĩ vào đêm trăng “Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” - Từ hình tượng, điệp từ, sáng tạo mới lạ độc đáo  Từ ngữ không theo quy luật tự nhiên.  Sự chuyển động buồn tẻ, tản mạn: gió mây hững hờ bay mỗi thứ một đường: ngang trái, phi lý. - Nhịp 4/3  tách biệt 2 vế - Qua hình ảnh thiên nhiên không hòa hợp  Tâm trạng của tác giả mặc cảm chia lìa, nguy cơ phải chia lìa cõi đời. - “Dòng nước buồn thiu”: từ chỉ tâm trạng, nghệ thuật nhân hóa  Nhấn mạnh nỗi buồn trĩu nặng tâm tư..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> tối nay. Trong khổ thơ, chỉ có một mình trăng là đi ngược lại xu thế chảy đi đó để về với thi sĩ. + Từ “kịp”: rất bình dị, nó hé mở cho người đọc về cảm nhận và tâm thế sống của Hàn Mặc Tử. Hiện tại ngắn ngủi, sống là chạy đua với thời gian, tranh thủ từng ngày, từng bước trong quỹ thời gian còn lại quá ít ỏi của số phận mình. Hàn Mặc Tử rất lo âu vì sự sống chẳng còn bao lâu. + Xuân Diệu cảm nhận về cái chết luôn chờ mỗi người ở cuối con đường, nên cần tranh thủ sống mà tận hưởng tối đa những hạnh phúc trần thế. Còn với Hàn Mặc Tử, cái chết đã cận kề, lưỡi hái của tử thần đã giơ lên rồi. Chữ “kịp” gợi nỗi xót thương sâu sắc ở người đọc. - Khác với ban ngày, Huế và dòng Hương Giang về đêm hiện lên như thế nào trong trí tưởng tượng của thi nhân? Em cảm nhận được điều gì về Huế qua hai câu thơ sau của khổ thứ hai?. - Trong ca dao và thơ văn xưa nay, thuyền, bến, trăng thường là những ẩn dụ nghệ thuật. Hãy cho biết ý nghĩa của những hình ảnh ẩn dụ đó. Từ đó, ai có thể nói giúp nhà thơ những tâm tư, tình cảm sâu kín?. - GV: Em có cảm nhận gì về câu thơ cuối của khổ thơ thứ hai? + Câu thơ: “Có trở trăng về kịp tối nay?”: Vừa như một sự hoài nghi vừa như một sự mong mỏi, hy vọng của tác giả về một người tri kỉ cho bớt cô đơn ( Trăng tri kỉ muôn đời của thi nhân). + Trong thơ của Hàn Mặc Tử luôn có sự hòa quyện giữa hai hình tượng sống động: hồn và trăng, tất cả được nhân hóa sáng tạo gợi nên ấn tượng độc đáo, mộng mơ trong thơ ông - Em đánh giá như thế nào về bức tranh thiên nhiên ở khổ hai? - Em có thể đặt một tiêu đề ngắn gọn cho khổ hai?. - Cảnh vật ở khổ thơ cuối có gì khác với hai khổ trước? Em hãy chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh làm nên sự khác biệt đó.. - Hình ảnh “Hoa bắp lay”  “lay”: động từ chỉ trạng thái động  Sự chuyển động nhẹ, khẽ khàng. - Nhịp điệu câu thơ chậm rãi như “Slow tình cảm dành riêng cho Huế” (Hoàng Phủ Ngọc Tường)  Nhấn mạnh tâm trạng không yên tĩnh của nhà thơ: nỗi buồn, cô đơn, mặc cảm.  Hình ảnh đẹp nhưng lạnh lẽo phảng phất tâm trạng buồn cô đơn của nhà thơ trước cuộc đời.. “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? - Sông trăng: lấp lánh ánh trăng vàng → Cõi mộng. - Câu hỏi tu từ và đại từ phiếm chỉ "ai":  Gợi sự mơ hồ, bất định. Tâm trạng phấp phỏng, lo âu, khắc khoải trăn trở, thực và ảo hòa quyện, đan xen. - “Thuyền + bến + trăng”: Biểu tượng hạnh phúc lứa đôi. - Bến sông trăng: một hình ảnh sáng tạo độc đáo, mới mẻ của thi nhân. - Hình ảnh thơ độc đáo, thi vị, giàu sức gợi, tâm trạng hoài nghi, mong ngóng, thể hiện khát vọng muốn bộc lộ tâm sự hòa mình giao cảm với thiên nhiên và con người. Tình yêu cuộc sống mãnh liệt..  Sơ kết: Bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ ảm đạm, nhuốm màu chia lìa, sự sống mỏi mệt, đau buồn.  Cảnh xứ Huế và dự cảm hạnh phúc chia xa. 3/ Khổ 3: Tâm sự của nhà thơ với người xứ Huế.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Khách đường xa là ai? Điệp từ khách đường xa gợi - “Mơ ... xa”: Điệp ngữ lên điều gì?  Nhấn mạnh sự mong đợi tha thiết - “xa” tính từ  người xưa thật xa xôi, tất cả trở thành vô vọng. - “Áo em trắng quá nhìn không ra”: hoán dụ - Em nhận xét như thế nào về hình ảnh "Áo em...ra"?  màu áo tâm tưởng tràn đầy kỉ niệm xa xăm nhạt nhoà  Xa cách. - Cụm từ sương khói mờ nhân ảnh càng cho thấy rõ - “Sương khói - mờ”: lớp từ đa nghĩa  Nhấn mạnh sự nhạt nhòa - đấy cảm nhận mờ hơn điều gì về cảnh vật và con người? áo, khắc sâu tâm trạng khao khát hòa nhập với thiên nhiên, con người và cuộc sống  Làm tăng vẻ hư ảo, mông lung.  Hàn Mặc Tử đắm say cảnh đẹp Huế đến mức hoà nhập vào cảnh; nói đến vẻ đẹp của cô gái Huế, nhà thơ như lùi ra xa một khoảng cách mờ mịt sương khói khiến cho người chỉ còn là bóng ảnh nhạt nhoà. + “Ai (1) biết tình ai (2) có đậm đà?”: - Em có nhận xét gì về tâm trạng của tác giả trong + “ai” (1): chủ thể thi sĩ khổ thơ cuối? Cho biết nhân vật chủ thể trong đoạn + “ai” (2): khách đường xa (nghĩa hẹp), tình thơ là ai? Những nhân vật cụ thể đó hiện lên khắc người trong cõi nhân gian  câu hỏi tu từ, điệp sâu tâm trạng, nỗi niềm ẩn chứa uẩn khúc như thế từ, đại từ phiếm chỉ “ai”. nào của thi nhân?  Nhấn mạnh tâm trạng mặc cảm, chứa nhiều - GV nhận xét và bổ sung thêm. uẩn khúc; không dám tin vào sự đậm đà của tình ai. Một nỗi niềm hoài nghi, khắc khoải xót xa, mong chờ trong vô vọng. Hàn Mặc Tử vẫn khao khát được sống, được giao cảm, được yêu thương, chia sẻ đau buồn.  Làm tăng nỗi cô đơn, trống vắng của tâm hồn tha thiết yêu thương con người vàcuộcđời  Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ Thếviệc giớitheo thựcnhóm. - Gv treo bảng phụ. Hs làm  Cảnh: -Thời bình minh - GV: Nhận xétgian: bút pháp miêu tả trong 3 khổ thơ có Không gian:gian, Miệtkhông vườn gian, khung cảnh)? Tươi sáng, đầy sức sống  Mông lung huyền ảo  gì khác nhau (Thời Khung tươi sáng, ấm áp, hài hoà VàKhổ theo  em đâucảnh là mạch cảm xúc xuyên suốt giữa bài Nhạt nhoà.  Tâm trạng nhà thơ: con người và thiên nhiên. thơ?1 Hồi tưởng ( nhớ)  Buồn, cô đơn  Tuyệt vọng - HS thảo luận và phát biểu. * Liên hệ thực tế: Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” cho ta thấy con Thế giới mộng người dẫu chịu nhiều đau thương trong cuộc - Thời gian: đêm trăng sống mà vẫn khát khao yêu thương, khát khao Khổ - Không gian: trời, mây, sông, nước yêu cuộc sống. 2  Khung cảnh u buồn, hoang vắng, chia III. TỔNG KẾT lìa… 1/ Nghệ thuật Nét đặc sắc về nhệ thuật trong bài thơ đó là: Thế giới ảo nhà thơ đã sử dụng rất thành công những từ Thời gian: không xác định. ngữ có tính gợi tả gợi cảm cao. Khổ - Không gian: đường xa, sương khói. 2/ Nội dung 3 -khung cảnh hư ảo… - Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh  Khát vọng yêu thương, đồng cảm! đẹp miêu tả cảnh vừa thực vừa ảo đan xen, tạo nên nét đặc sắc độc đáo; Đó là tiếng lòng của.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> một nhà thơ yêu đời, tha thiết gắn bó với cuộc sống.. - Suy nghĩ của bản thân em về tác giả sau khi học bài thơ?. * Hoạt động 3: Tổng kết - Theo em đâu là nét nghệ thuật đặc sắc nhất của bài thơ? - HS tranh luận và phát biểu - GV: Sau khi học xong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” em rút ra đuợc bài học gì cho cuộc sống? - GV nhận xét và định hướng cho HS.. 4/ Củng cố - Giáo viên cho học sinh đọc diễn cảm lại một lần bài thơ. - Vẻ đẹp đượm buồn của xứ Huế- trong trí tưởng tượng của nhà thơ. - Nỗi buồn cô đơn của con người tha thiết yêu đời, yêu thiên nhiên, sự sống trong một cảnh ngộ bất hạnh, hiểm nghèo. 5/ Dặn dò - GV dặn HS vể học thuộc bài thơ, học kĩ phần nội dung chính của bài thơ và tập bình câu thơ mình tâm đắc nhất. - HS đọc trước bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh: + Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ. + Tìm hiểu bản địch thơ so với nguyên tác. --------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn: 14/01/2012 Tiết 86 CHIỀU TỐI (Hồ Chí Minh) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa chiến sĩ và thi sĩ, yêu nước và nhân đạo. - Thấy được sắc thái vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ. 1/ Kiến thức - Lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; nghị lực kiên cường vượt lên trên hoàn cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc vừa cổ điển vừa hiện đại, giữa chất thép và chất tình. 2/ Kĩ năng - Đọc hiểu tác phẩm trữ tình. - Phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo đặc trưng thể loại. 3/ Thái độ Yêu chuộng hoà bình, lạc quan tin tưởng vào tương lai đất nước. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn, nêu vấn đề... - Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11, tập thơ Nhật kí trong tù... 2/ Học sinh Đọc bài và soạn bài đầy đủ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ * Câu hỏi - Đọc thuộc lòng bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử? - Phân tích nét đẹp của phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu. 3/ Bài mới * Dẫn nhập Xưa nay viết về chiều muộn vốn là nguồn cảm hứng không vơi cạn của văn chương nghệ thuật. Khó có thể kể hết những bức tranh chiều, những bản nhạc chiều, những áng thơ chiều mà các nghệ sĩ, tao nhân đã để lại cho đời sống con người. Về mặt này, Hồ Chí Minh trong tư cách một nhà thơ cũng không phải là ngoại lệ. Có thể thấy ngay từ tập thơ Nhật kí trong tù, trái tim của thi nhân ấy đã không chỉ một lần rung động trước vẻ gợi cảm của buổi chiều hôm để viết ra những vần thơ mà còn được nhiều người nhớ mãi như “Vãn chiều hôm”, “Hoàng hôn” ,.. Song trước tất cả và quen thuộc hơn tất cả những bài thơ chúng ta vừa kể đến vẫn phải là bài thơ mà hôm nay chúng ta sẽ được học dưới đây: “Mộ” (Chiều tối). Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung I. TÌM HIỂU CHUNG - Hs đọc tiểu dẫn Sgk. 1/ Hoàn cảnh ra đời tập thơ "Nhật kí trong tù" - Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời tập thơ Tháng 8/1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam "Nhật kí trong tù"? độc lập đồng minh và phân bộ quốc tế phản xâm lược, HCM sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới, sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh (Quảng Tây - TQ), bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch vô cớ bắt giam (8/1942 – 9/1943). Bác viết Nhật kí trong tù (134 bài thơ chữ Hán ). - Nêu xuất xứ của bài thơ? 2/ Bài thơ "Chiều tối" - Gv bổ sung: Trong chùm 5 bài : Đi - Đây là bài thơ thứ 31 của tập thơ, sáng tác trên chặng đường, Chiều tối, Đêm ngủ ở Long đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu Tuyền, Điền đông, Mới đến nhà lao năm 1942, là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình Thiên Bảo. HCM. (không trực tiếp bộc lộ cảm xúc mà biểu hiện qua cách cảm nhận hình ảnh, hiện thực khách quan) - Đề tài: quen thuộc (vãn, vãn cảnh, Chiều hôm nhớ nhà…), bài thơ hướng về miêu tả cảnh thiên nhiên, cuộc sống bình dị của con người. * Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN - Gv hướng dẫn Hs đọc bài. Hai câu 1/ Bức tranh thiên nhiên đầu: giọng đọc chậm rãi, trầm buồn, hai câu cuối: giọng đọc tươi vui. - Gv đọc mẫu. Hs đọc. - Gv yêu cầu Hs so sánh, đối chiếu và.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> nhận xét bản dịch thơ với phiên âm: + Câu 1dịch đạt. + Câu 2 không dịch chữ cô, mạn mạn dịch trôi nhẹ chưa chuẩn. + Câu 3: dịch thừa chữ tối, thiếu nữ dịch cô em chưa chuẩn, điệp vòng ma bao túc – bao túc ma hoàn bị hạn chế. + Câu 4 dịch tương đối thoát ý. - Bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối được phác hoạ bằng những hình ảnh nào? (gợi, không tả) - So sánh sự cảm nhận về hình ảnh cánh chim trong thơ xưa và trong thơ Bác? Cánh chim bạt gió lạc loài kêu sương (Đoàn Thị Điểm) Chim hôm thoi thót về rừng (Nguyễn Du) Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi (Bà Huyện Thanh Quan) Chúng điểu cao phi tận (Lí Bạch) - Hình ảnh "chòm mây" trong thơ Bác có gì khác so với mây trong thơ Lí Bạch và Thôi Hiệu? Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi – Thôi Hiệu Cô vân độc khứ nhàn (Lí Bạch - Độc tọa Kính Đình sơn) - Đánh giá về bức tranh thiên nhiên ở hai câu đầu? Cảm nhận của em về tâm hồn của nhà thơ (trong hoàn cảnh khắc nghiệt)?. - Bức tranh đời sống được Bác cảm nhận trong hai câu thơ sau như thế nào? - Hình ảnh người lao động có gì khác với thơ xưa? (Lom khom dưới núi tiều vài chú (Qua đèo Ngang), Gác mái ngư ông về viễn phố (Chiều hôm nhớ nhà) - Trong nguyên tác, ở hai câu thơ cuối nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Có hiệu quả gì? Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ, nhịp thơ, từ ngữ trong hai câu cuối? - Trong nguyên tác không nói tối mà người đọc vẫn cảm nhận được trời đã về đêm là nhờ vào hình ảnh nào? "lò than hồng"ngoài tác dụng báo hiệu thời gian, còn có giá trị thẩm mĩ gì? (Qua đèo Ngang - Bà huyện Thanh Quan - Có bóng người nhưng càng làm cho cảnh hoang vắng quạnh hiu, không. Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ. Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không - cánh chim  hình ảnh quen thuộc trong thi ca cổ điển (thơ xưa là cánh chim vô định, xa xăm, phiêu bạt)  chim đang bay về tổ, với nhịp sống thường ngày  cảm giác sự sống gần gũi, yên bình.  cánh chim mỏi  Cái nhìn tinh tế (không chỉ thấy sự chuyển động bên ngoài mà còn cảm nhận được trạng thái ở bên trong). Hình ảnh thơ có hồn và nhuốm màu tâm trạng; có sự hoà hợp, cảm thông giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật thiên nhiên. - Chòm mây  lẻ loi, cô đơn  gợi cảm giác buồn vắng.  trôi chậm rãi giữa bầu trời  mở ra không gian cao rộng, êm ả + gợi sự ung dung thư thái trong tâm hồn..  Bằng vài nét chấm phá đơn sơ, tác giả đã khắc hoạ bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối miền sơn cước bao la, tĩnh lặng, buồn vắng. Nhà thơ không chỉ tả cảnh mà còn gợi được hồn của cảnh. Ẩn sau bức tranh thiên nhiên là tâm hồn thiết tha yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Bác. (không gian trời chiều miền sơn cước + không gian tâm hồn) 2. Bức tranh sự sống Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng. - “cô gái xay ngô”  hình ảnh đời thường chân thực, giản dị tạo nên bức tranh lao động trẻ trung, khoẻ khoắn, đầy sức sống. - điệp ngữ liên hoàn + đảo từ (ma bao túc – bao túc ma)  diễn tả vòng quay liên tục, nhịp nhàng của cối xay ngô. Nhịp điệu, hơi thở cuộc sống đời thường đi vào thơ Bác hết sức tự nhiên  Sự gắn bó thiết tha với người lao động.. - “hồng”  sự vận động của thời gian từ chiều đến tối.  đem lại ánh sáng, hơi ấm cho cảnh vật, đem lại niềm vui bình dị cho người lao động, dường như xoá tan nỗi mệt nhọc của công việc xay ngô nặng nề, vất vả.  làm ấm lòng, làm vơi nỗi cô đơn của người đi trên đường xa..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> nồng nàn ấm áp như thơ Bác). - Em thử so sánh chủ thể trữ tình trong bài thơ này với một vài bài thơ cổ? Dừng chân ngoảnh lại trời non nước (Qua đèo Ngang) Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ. Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn (Chiều hôm nhớ nhà) - Ở hai câu cuối tứ thơ có sự vận động như thế nào? Vẻ đẹp tâm hồn của Bác thông qua hai câu thơ cuối?.  Từ “hồng” – nhãn tự của bài thơ, mang lại thần sắc cho bức tranh buổi chiều tối nơi miền sơn cước heo hút, quạnh vắng..  Sự vận động bất ngờ của tứ thơ (buổi chiều buồn vắng  lò lửa rực hồng, ấm áp). Vẻ đẹp tâm hồn của Bác: vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt để cảm thông, chia sẻ niềm vui bình dị người lao động. Tình yêu cuộc sống, yêu con người tha thiết của Bác. Nếu không có tình yêu thương tha thiết dành cho cuộc sống thì làm sao Bác có được cái nhìn tin yêu ấm áp như vậy giữa đất người xa lạ. * Hoạt động 3: Tổng kết II. TỔNG KẾT - Gv hướng dẫn Hs khái quát giá trị 1/ Nghệ thuật nghệ thuật và nội dung của tác phẩm. - Bút pháp trữ tình tinh tế. - Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? - Kết hợp hài hoà màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại Màu sắc cổ điển Tinh thần hiện đại - Bức tranh thiên nhiên - Hình tượng thơ có sự vận - Bút pháp chấm phá, tả động theo hướng ánh sáng, cảnh ngụ tình. sự sống. - Sự hoà hợp giữa con người - Con người là trung tâm với thiên nhiên. của bức tranh. 2/ Nội dung - Qua bài thơ em có cảm nhận gì về con Vẻ đẹp con người Bác: Tinh thần kiên cường, lạc quan; người Bác, tâm hồn Bác? phong thái ung dung, tự tại trong mọi hoàn cảnh. Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu con người thiết tha. Sự thống nhất, hoà quyện giữa chất thép và chất tình trong con người Hồ Chí Minh. - HS đọc ghi nhớ SGK.  Ghi nhớ: SGK/42 4/ Củng cố - Nhận xét chung về bức tranh “chiều tối” trong bài thơ? Xác định hình ảnh trung tâm của bài? (Cả bài thơ là một bức tranh vừa bao la, phóng khoáng (trời, mây, núi), vừa thân mật, ấm áp (cô thiếu nữ, lò than hồng). Trung tâm của bài thơ là con người với ngọn lửa của sự sống, ngọn lửa ấy toả ra từ cuộc sống bình dị của người lao động và từ tâm hồn ấm nóng lạc quan của Bác (khác thơ cổ).) 5/ Dặn dò - Học thuộc lòng bài thơ. (Cả phiên âm và dịch thơ) - Tìm đọc những bài thơ trong tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. - Soạn bài Từ ấy – Tố Hữu. + Đọc văn bản. + Soạn theo những câu hỏi gợi ý Sgk. ---------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn: 30/01/2012 Tiết 87 + TC23. TỪ ẤY (Tố Hữu) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Cảm nhận được niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu... 1/ Kiến thức - Niềm vui và nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm... của người thanh niên khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản. - Nghệ thuật diễn tả tâm trạng. 2/ Kĩ năng Phân tích thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. 3/ Thái độ Học sinh rút ra bài học đúng đắn về lẽ sống trên đời, biết sống vì mọi người, cống hiến sức mình cho quê hương đất nước. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn, nêu vấn đề... - Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11, tập thơ Từ ấy... 2/ Học sinh Đọc bài và soạn bài đầy đủ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ * Câu hỏi - Đọc thuộc lòng bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh. (Đọc cả phiên âm và dịch thơ) 3/ Bài mới * Dẫn nhập Khi bị giam trong xà lim nhà tù đế quốc, Tố Hữu đã nhớ lại giây phút giác ngộ của mình: Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời Vơ vẫn theo mãi vòng quanh quẩn Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời Rối một hôm nào, tôi thấy tôi Nhẹ nhàng như con chim cà lơi Say đồng hương vui ca hát Trên chín tầng cao bát ngát trời.. Vậy giây phút giác ngộ ấy như thế nào, hôm nay cô và trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài thơ “ Từ ấy” của ông để trả lời cho câu hỏi này. Hoạt động của Gv và Hs * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - Hs đọc tiểu dẫn Sgk. - Qua phần bạn vừa đọc, em hãy nêu vài nét cơ bản về nhà thơ Tố Hữu? Gv bổ sung: Vì sao ông lại lấy bút danh là Tố Hữu? Giải thích điều này, ông kể rằng, giữa năm 1938 sang Lào thăm người anh. Ở đây ông gặp cụ đồ nho người Quảng Bình. Sau khi hàn huyên, cụ đã đặt bút danh cho nhà thơ là Tố Hữu. Cụ đã giải thích: theo Khổng Tử nói “Ngô nhi Tố Hữu đại chí”, nghĩa là: trẻ ta sẵn có chí lớn. Tố Hữu là sẵn có, hai chữ ấy để chỉ cái tiềm ẩn trong con người nhà thơ. Nhà thơ trân trọng nhận bút danh do cụ đồ tặng, nhưng chỉ dám hiểu với nghĩa khác là: Tố là trong trắng, hữu là bạn, hai chữ Tố Hũu nghĩa là người bạn trong trắng. Từ đó, nhà thơ. Nội dung cần đạt I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả - Tố Hữu (1920 – 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê Thừa Thiên – Huế. - Sớm giác ngộ Cách mạng. Năm 1938 được kết nạp vào Đảng Cộng sản. - Sự nghiệp thơ ca gắn liền với sự nghiệp cách mạng (Từ ấy – Việt Bắc – Gió lộng – Ra trận – Máu và hoa)..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> lấy bút danh với nghĩa mà mình đưa ra. - Nêu vài nét chính về tập thơ Từ ấy? - Gv bổ sung: Từ ấy mở đầu cho con đường thơ ca và sự nghiệp cách mạng của Tố Hữu. Bài thơ là tuyên ngôn về lẽ sống cũng như tuyên ngôn nghệ thuật của ông.Cho đến cuối đời ông vẫn luôn sáng tác theo đúng con đường đã vạch ra trong “Từ ấy”. Bài thơ được ra đời khi Tố Hữu tìm đến với lí tưởng của Đảng, ánh sáng của Cách mạng và thực sự được đứng vào hàng ngũ của Đảng (T7.1938).. 2/ Tác phẩm a. Tập thơ “Từ ấy” - Phản ánh chặng đường từ khi giác ngộ lí tưởng cách mạng đến CMT8 của Tố Hữu. - Là tiếng hát hân hoan, nồng nhiệt của người thanh niên cộng sản.. b. Bài thơ “Từ ấy” - Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời khi Tố Hữu tìm đến với lí tưởng của Đảng, ánh sáng của Cách mạng và thực sự được đứng vào hàng ngũ của Đảng (năm 1937, lúc đó nhà thơ mới 18 tuổi). - Xuất xứ: “Từ ấy” là bài thơ mở đầu cho phần thơ “Máu lửa” trong tập thơ “Từ ấy”.. - Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của bài thơ? - Gv hướng dẫn Hs đọc bài. Khi đọc bài thơ cần đọc với giọng hân hoan, vui tươi, hào hứng thể hiện được tâm trạng vui sướng, hạnh phúc của người thanh niên trẻ tuổi lần đầu tiên đến với lí tưởng cộng sản. Em hãy đọc diễn cảm bài thơ với giọng điệu như thế. - Để tiện cho việc phân tích bài thơ, chúng ta sẽ đi - Bố cục bài thơ: gồm 3 phần tìm hiểu bố cục của bài thơ. Qua phần cô và bạn + Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng vừa đọc, qua phần chuẩn bị bài ở nhà em hãy cho của Đảng. cô biết bố cục của bài thơ được chia làm mấy + Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống. phần? Nội dung của từng phần? + Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm của nhà thơ. * Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN - Em nhận xét như thế nào về nhan đề của bài thơ? - Gv nói thêm: "Từ ấy" là mốc son đánh dấu bước ngoặt, lối rẽ mới trong cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu, đối với ông " từ ấy" là một thời gian rất cụ thể, ông đã xác định được hướng đi đúng đắn cho cuộc đời ... mà trước đây, ông đã từng lầm đường lạc lối. Trong buổi ban đầu, những người thanh niên như Tố Hữu dù có nhiệt huyết nhưng vấn chưa tìm được đường đi trong kiếp sống nô lệ, họ bị ngột thở dưới ách thống trị của thực dân phong kiến và "băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời". Chính trong hoàn cảnh đó ông đã bắt gặp lí tưởng cộng sản và hướng ông đến một lẽ sống cao đẹp hơn vì một tương lai tươi sáng của dân tộc. "Con lớn lên, con tìm Cách mạng Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi Mẹ không còn nữa, con còn Đảng Dìu dắt khi con chửa biết gì" (Quê mẹ) - Gv chuyển ý: Nếu các nhà thơ mới đương thời mơ ước có được một niềm vui bằng những hình ảnh trừu tượng: “Tôi muốn hóa một con chim để cùng gió Bay lên cao mơn trớn sợi mây hồng Muốn uống vào trong buồng phổi vô cùng.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Tất cả ánh sáng dưới gầm trời lồng lộng” thì Tố Hữu lại diễn tả niềm vui đến với lí tưởng bằng những hình ảnh thực, cụ thể. Để hiểu rõ điều đó ta đi tìm hiểu sang khổ 1. - Như chúng ta đã biết “Từ ấy” đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời nhà thơ, đó là khi ông được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Vậy trong hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng những hình ảnh gì? Em hiểu gì về hình ảnh ấy? Hình ảnh “Nắng hạ” và “ Mặt trời” là những nguồn sáng rực rỡ mang hơi ấm nồng nàn, là biểu tượng của sự sống, lí tưởng của Đảng. Qua hình ảnh “ Mặt trời chân lí” người thanh niên khẳng định: Lí tưởng của Đảng Cộng sản là chân lí của thời đại, là hiện thân của lẽ phải, lí tưởng ấy đem đến cho con người nhiều điều tốt lành. - Ngoài ra trong hai câu thơ đầu tác giả còn sử dụng động từ gì? Em hiểu như thế nào về hai động từ đó? - Phân tích hình ảnh so sánh trong hai câu thơ tiếp?. - Vậy ý nghĩa của khổ 1 là gì?. - Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào? - Quan niệm sống đó có gì khác với quan niệm của tầng lớp tư sản, tiểu tư sản? (Liên hệ Thơ mới) Một chiếc … thiên cổ sầu – Huy Cận Ta là Một… cùng ta – Xuân Diệu Con nai vàng… vàng khô – Lưu Trọng Lư - Gắn cái tôi với cái ta để được làm gì? Khi chia sẻ yêu thương người khác, ta được điều gì? (sự cộng hưởng trái tim  sức mạnh). 1/ Khổ 1 Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim - Hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”, “mặt trời chân lí…”, động từ mạnh “bừng”, “chói”  Khẳng định, nhấn mạnh lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới, nguồn sáng vĩ đại làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ, mở ra một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm.. Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đẫm hương và rộn tiếng chim …  Bút pháp trữ tình lãng mạn, hình ảnh so sánh gợi tả một thế giới tràn đầy sức sống với màu sắc, hương thơm, âm thanh…, diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Chính lí tưởng cộng sản đã làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, khơi dậy cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. => Sự vui sướng, hạnh phúc của tác giả khi bắt gặp và đi theo lí tưởng Cách mạng. 2/ Khổ 2 Tôi buộc lòng tôi với mọi người -> Ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hoà với mọi người, đồng cảm sâu xa với từng hoàn cảnh con người cụ thể.  Quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hoà giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người.. Để. hồn trang trải … trăm nơi hồn tôi … bao hồn khổ… mạnh khối đời. Điệp từ “để” tạo nhịp thơ dồn dập, thôi thúc, hăm hở. Sự đồng cảm, chia sẻ, yêu thương - tình hữu ái giai cấp  Sức mạnh của tình đoàn kết  Tố Hữu đã đặt mình giữa dòng đời và trong.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Tố Hữu còn nhận thức được điều gì với tư cách môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, ở đấy nhà thơ? (nhà thơ không thể chỉ là khách tình si… nhà thơ đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới bằng (Thế Lữ), ru với gió, mơ theo trăng…(Xuân Diệu) nhận thức, bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. Qua đó, nhà thơ cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân. => Nhận thức mới về lẽ sống, là nhận thức đúng đắn và tiến bộ. - Hs đọc khổ 3. 3/ Khổ 3 - Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ  con nhà được biểu hiện ra sao? Vạ - Gv giảng: Khổ thơ này tiếp tục ghi nhận những Tôi đã là  em kiếp phôi pha nn chuyển biến nhận thức và hành động của nhà thơ về lẽ sống thể hiện trong quan hệ với các tầng lớp  anh em nhỏ – không khác nhau của quần chúng nhân dân lao động. Ở áo cơm… khổ thơ này các em nên chú ý đến những từ khó Cách xưng hô ruột thịt, số từ ước lệ “vạn” nhấn như: mạnh, khẳng định tình cảm gia đình nồng ấm, thân + “Kiếp phôi pha”: kiếp nghèo khổ, sa sút, vất thiết. Nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc mối quan hệ giữa vả, cơ cực. bản thân với quần chúng lao khổ. + “Vạn nhà”: tập thể, lớn lao, rộng rãi + “Cù bất cù bơ” (thành ngữ): lang thang, bơ vơ, không nơi nương tưạ giống như: em Phước trong bài “Đi đi em” hay em bé mồ côi trong bài “Mồ côi, Tiếng hát sông Hương…” - Khổ thơ cho thấy vẻ đẹp gì trong nhân cách của  Tấm lòng đồng cảm xót thương của nhà thơ đối nhà thơ? với những cuộc đời bất hạnh. Lòng căm giận trước những bất công ngang trái của cuộc đời cũ. - Qua bài thơ, em thấy nhà thơ đứng trên quan  Nhà thơ đã đứng trên quan điểm của giai cấp vô điểm nào? Nhận thức được điều gì? sản, nhận thức sâu sắc về mối liên hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao.  Bài thơ là tuyên ngôn cho tập Từ ấy nói riêng và cho toàn bộ tác phẩm của Tố Hữu nói chung. * Hoạt động 3: Tổng kết III. TỔNG KẾT Gv hướng dẫn Hs khái quát giá trị nghệ thuật và 1/ Nghệ thuật nội dung của bài thơ. - Hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh… gợi cảm, ngôn ngữ giàu nhạc điệu, giọng thơ, HS đọc ghi nhớ trong SGK. nhịp điệu say sưa, dồn dập, hăm hở, hệ thống vần cuối phong phú có sức ngân vang. - Từ ấy rất tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu: nhà thơ của lý tưởng cộng sản, của niềm vui lớn đối với cách mạng và của cảm hứng lãng mạn say sưa, sôi nổi. 2/ Nội dung Bài thơ diễn tả niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng cộng sản, tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ. Bài thơ là tuyên ngôn của tập Từ ấy nói riêng và toàn bộ tác phẩm của Tố Hữu nói chung.  Ghi nhớ : SGK tr.44 TC23 IV. CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP Bài tập 1. Viết một đoạn văn nói lên cảm nghĩ về - Gv yêu cầu Hs viết đoạn văn nói lên cảm nghĩ khổ thơ mà mình cho là hay nhất trong bài. của em về khổ thơ mà mình cho là hay nhất trong - Khổ 1: niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của bài. Đảng..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Gv hướng dẫn: Hs viết đoạn văn theo hướng tự - Khổ 2: nhận thức mới về lẽ sống. do (viết về bất cứ khổ nào mình thích). Tuy vậy, - Khổ 3: chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố vẫn phải nêu được những ý cơ bản của khổ thơ. Hữu. - Hs viết đoạn văn vào vở. - Hs trình bày trước lớp. - Gv lựa chọn những bài hay cho điểm. Bài tập 2. Giải thích vì sao nhà thơ Chế Lan Viên - Hs đọc bài tập 2/Sgk/Tr44. viết: “Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những - Gv yêu cầu Hs lên bảng viết lại lời nhận xét. yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, - Hs gạch chân dưới những từ quan trọng. anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng mình cùng - Hs trình bày. nhân loại…”. Gợi ý: Bài thơ Từ ấy có ý nghĩa mở đầu, định hướng cho toàn bộ quá trình sáng tác của Tố Hữu. Đó là hai yếu tố làm ra anh:  Thi pháp (phương thức biểu hiện: dùng thể thơ truyền thống, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu…)  Tuyên ngôn (quan điểm, nhận thức và sáng tác: gắn bó với quần chúng lao khổ, phấn đấu vì cuộc sống hạnh phúc của đồng bào, tương lai tươi sáng của đất nước…). Dựa vào phần phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý giải thích. Bài tập 3: Hãy so sánh quan niệm sống của ba nhà - Gv treo bảng phụ. thơ qua những câu thơ sau: - Gv yêu cầu Hs đọc những câu thơ của Xuân “Tôi là con nai bị chiều giăng lưới Diệu, Chế Lan Viên và Tố Hữu. Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối” - Trình bày quan niệm của sống của mỗi nhà thơ (Xuân Diệu) qua những câu thơ ấy. “Với tôi tất cả như vô nghĩa - Hs trình bày ý kiến của bản thân. Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau” - Em lựa chọn quan niệm sống nào? Vì sao? (Có (Chế Lan Viên) thể có quan niệm riêng của bản thân) "Tôi đã là con của vạn nhà - Thực ra quan niệm của Tố Hữu cũng có những ...Không áo cơm, cù bất, cù bơ" điểm chưa hoàn thiện. Theo em đó là gì? (Tố Hữu) Bài thơ cũng thể hiện nhược điểm của một tâm Gợi ý: hồn thanh niên mới giác ngộ lí tưởng, chưa lăn Nếu các nhà thơ lãng mạn đương thời quay lưng lại lộn nhiều với đời sống nhân dân trong đấu tranh với cuộc đời như Xuân Diệu: nên hình ảnh cái tôi chủ quan rất đậm nét, còn “Tôi là con nai bị chiều giăng lưới hình ảnh quần chúng còn chung chung, trừu Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối”, tượng. hay thu hẹp mình trong cái tôi cá nhân giống Chế “Phải qua một cuộc kháng chiến, những năm xây Lan Viên: dựng chủ nghĩa xã hội , trong lí tưởng chúng ta “Với tôi tất cả như vô nghĩa cũng như của thi sĩ, quần chúng mới có cái nội Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau” dung cụ thể” (Chế Lan Viên – Thơ Tố Hữu) thì với Tố Hữu, ông lại tìm đến với đông đảo quần chúng nhân dân lao động: Tôi đã là...cù bất cù bơ…”. Sự chuyển biến trong tình cảm đó của nhà thơ được bắt đầu từ khi Tố Hữu được giác ngộ cách mạng, được thay đổi trong nhận thức. Em lựa chọn lí tưởng sống của bản thân theo quan niệm của nhà thơ nào?.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 4/ Củng cố - Ý nghĩa nhan đề của bài thơ. Hành trình đến với nhân dân, cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu dưới ảnh hưởng của lí tưởng Cách mạng. 5/ Dặn dò - Hoàn thành hoàn chỉnh bài tập 1. - Tìm đọc thêm một số bài thơ trong tập “Từ ấy”. - Chuẩn bị tiết: Đọc thêm: Lai tân (Hồ Chí Minh), Nhớ đồng (Tố Hữu), Tương tư (Nguyễn Bính), Chiều xuân (Anh Thơ) + Đọc văn bản. + Trả lời những câu hỏi gợi ý Sgk. ----------------------------------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×