Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

GIAO AN AM NHAC 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.05 KB, 49 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 22/08/2011. TUẦN 1 (tiết 1) ÔN TẬP 3 BÀI HÁT VÀ KÍ HIỆU GHI NHẠC ĐÃ HỌC Ở LỚP 3 I. Mục tiêu: -Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của ba bài hát đã học ở lớp 3: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng. -Biết hát kết hợp vỗ tay (gõ đệm) hoặc vận động theo bài hát. -Nhớ một số kí hiệu ghi nhạc đã học. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ quen dùng: Đàn organ, thanh phách. -Tranh minh họa các bài hát. III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: -Không kiểm tra bài cũ 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Ôn tập ba bài hát -Giáo viên đặt câu hỏi: Ở lớp 3 các em đã được học 11 bài hát, đó là những bài hát nào? -GV đánh giá và nêu tên 11 bài hát đã học và giới thiệu, trong tiết học này chúng ta sẽ ôn 3 bài hát trong 11 bài hát đã nêu tên. -Ôn bài hát Quốc ca Việt Nam: +Giáo viên đàn giai điệu một đoạn nhạc, học sinh nói đoạn nhạc đó nằm trong bài bài hát nào? +Giáo viên đệm đàn, bắt nhịp cho học sinh hát. +Sửa những chỗ các em hát còn chưa đạt +Học sinh trình bày bài hát. - Ôn bài hát: Bài ca đi học +Giáo viên gõ một đoạn tiết tấu trong bài hát, yêu cầu học sinh lắng nghe và nói tên bài hát. +Giáo viên đệm đàn, bắt nhịp cho học sinh hát đồng thanh. +GV hướng dẫn những chỗ hát còn sai +Yêu cầu học sinh hát bài hát: Bài ca đi học kết hợp gõ đệm theo phách và nhịp. + Mời từng tổ thực hiện. - Ôn bài hát: Cùng múa hát dưới trăng +HS quan sát tranh vẽ để đoán tên bài hát +Giáo viên đệm đàn, học sinh hát lại bài hát +Sửa những chỗ còn hát sai +Cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo phách +HS hát kết hợp vận động theo nhạc. Hoạt động của học sinh -Học sinh thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi -Lắng nghe, ghi nhớ. -Lắng nghe, nhận xét -Học sinh hát đồng thanh theo nhạc -Sửa sai -Đứng nghiêm, trình bày bài hát -Lắng nghe, nói tên bài hát -Hát đồng thanh -Sửa sai -Hát kết hợp gõ đệm theo phách và nhịp -Từng tổ thực hiện -Quan sát tranh, đoán tên bài hát -Lắng nghe đàn, hát đồng thanh -Sửa những chỗ hát sai -Thực hiện -Hát và vận động theo nhạc.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> +Mời một nhóm 3-5 em lên biểu diễn *Hoạt động 2: Ôn tập một số ký hiệu ghi nhạc -Yêu cầu học sinh kể tên những kí hiệu ghi nhạc đã được học ở lớp 3? -Cho hs tự kẻ khuông nhạc vào vở, yêu cầu học sinh nói tên dòng, tên khe -Yêu cầu học sinh viết khoá son vào đầu khuông nhạc -Tập nói tên nốt nhạc ở bài tập số 1 -Tập viết lên khuông nhạc các nốt nhạc ở bài tập số 2. -Biểu diễn -Kể tên: Khuông nhạc, khoá son, tên nốt nhạc và hình nốt -Thực hiện -Thực hiện nghiêm túc -Nói tên nốt nhạc -Thực hiện. 4. Củng cố - Dặn dò: -Cả lớp hát lại bài hát Bài ca đi học kết hợp gõ đệm theo nhịp -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Nhắc nhở học sinh về ôn tập lại ba bài hát và các kí hiệu ghi nhạc Ngày soạn: 29/08/2011. TUẦN 2 (tiết 2) HỌC HÁT: BÀI EM YÊU HÒA BÌNH Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn I. Mục tiêu: - Học sinh biết hát theo giai điệu và lời ca - Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp. -Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn - Qua bài hát giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước, yêu hoà bình. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ quen dùng: Đàn organ, thanh phách. -Tranh ảnh, bảng phụ chép bài hát -Đệm đàn và hát chuẩn xác bài Em yêu hòa bình III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: -Học sinh nhắc lại tên bài học của tiết trước -Bắt nhịp cho học sinh hát lại bài Cùng múa hát dưới trăng 3. Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Dạy bài hát Em yêu hòa bình -Treo tranh, giới thiệu bài hát -Treo bảng phụ -Giáo viên trình bày bài hát -Giáo viên cho học sinh đọc lời ca theo tiết tấu, vừa. Hoạt động của học sinh -Quan sát, lắng nghe -Quan sát -Lắng nghe -Đọc lời ca.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> đọc vừa gõ đệm theo tiết tấu. Chỉ định 1-2 học sinh đọc lại bài. -Khởi động giọng: từ 1-2 phút -Tập hát từng câu theo lối móc xích: Giáo viên hát mẫu câu 1, đàn giai điệu 2-3 lần sau đó bắt nhịp cho học sinh hát -Tập các câu tiếp theo tương tự -Sau khi tập xong, cho học sinh hát cả bài, hát lại nhiều lần, hát theo đàn để học sinh thuộc giai điệu và lời ca. -Chỉ định học sinh khá hát lại bài hát. -Nhận xét *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp -Giáo viên làm mẫu gõ đệm theo phách -Học sinh tập hát kết hợp gõ đệm theo phách. -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm hát và một nhóm gõ đệm theo phách. -Học sinh tập hát kết hợp gõ đệm theo nhịp -Nửa lớp hát và gõ đệm theo phách, nửa còn lại gõ đệm theo nhịp -Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước. -Nghiêm túc -Tập hát từng câu. -Tập các câu theo hướng dẫn của giáo viên -Hát cả bài. -Thực hiện -Lắng nghe. -Quan sát -Hát và gõ đệm theo phách -Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên -Gõ đệm theo nhịp -Thực hiện. 4.Củng cố - dặn dò: -Học sinh nhắc lại tên bài hát và tên tác giả -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát , hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. Ngày soạn: 05/09/2011. TUẦN 3 (tiết 3) ÔN TẬP BÀI HÁT: EM YÊU HÒA BÌNH BÀI TẬP CAO ĐỘ VÀ TIẾT TẤU I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. -Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. -Nhận biết các nốt Đô, Mi, Son, La trên khuông nhạc -Biết đọc nốt nhạc theo cao độ và tiết tấu II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách -Bảng phụ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> -Một số động tác phụ hoạ cho bài hát. III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Em yêu hòa bình - Đánh đàn cho học sinh nghe để nhớ lại giai điệu bài hát. - Yêu cầu học sinh nhớ tên bài hát và tác giả - Bắt nhịp cho học sinh hát tập thể vài ba lần. - Giáo viên đệm đàn, học sinh ôn tập bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. - Hướng dẫn học sinh trình bày bài hát bằng cách có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm. - Học sinh trình bày cách hát trên theo nhóm tổ - GV hướng dẫn lớp hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm -Hướng dẫn một vài động tác phụ họa -Cả lớp hát đồng thanh và vận động phụ họa -Nhận xét *Hoạt động 2: Bài tập cao độ và tiết tấu a. Vị trí các nốt: Đô, mi, son, la -Treo khuông nhạc và gọi một số học sinh lên nói tên các nốt nhạc -Cả lớp đồng thanh đọc tên nốt nhạc b. Luyện tập tiết tấu: -Viết tiết tấu lên bảng - Đặt câu hỏi: Bài tập trên có hình nốt và ký hiệu gì? -Yêu cầu học sinh đọc tên nốt và dấu lặng đen, quy ước cách vỗ tay thể hiện dấu lặng đen - Làm mẫu: Giáo viên vừa vỗ tay vừa đọc. - Bắt nhịp để học sinh cùng vỗ - Cho từng tổ vỗ tay và đọc. c. Luyện tập cao độ - Đàn giai điệu từng chuỗi âm thanh ngắn cho học sinh nghe và đọc hoà theo giọng đàn - Học sinh vừa đọc vừa vỗ tay theo tiết tấu. Hoạt động của học sinh -Lắng nghe -Nói tên bài hát và tên tác giả -Hát tập thể -Lắng nghe đàn, hát kết hợp gõ đệm theo nhịp -Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên -Hát theo tổ -Hát đối đáp, đồng ca -Tập động tác phụ họa -Vận động theo nhạc -Lắng nghe -Quan sát, nói tên nốt nhạc -Đồng thanh đọc -Quan sát -Lắng nghe, trả lời -Thực hiện -Nghiêm túc quan sát, ghi nhớ -Lắng nghe, thực hiện -Đọc theo tổ -Lắng nghe -Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. - Chỉ định học sinh khá đọc làm mẫu cho các bạn theo dõi -Học sinh khá làm mẫu -Từng nhóm, tổ đọc -Thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 4. Củng cố - Dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (Tuyên dương, phê bình) -Nhắc nhở học sinh về hát lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát, chú ý thể hiện sắc thái của bài hát. -Nhắc học sinh đọc lại bài tập cao kết hợp vỗ tay theo tiết tấu Ngày soạn: 12/09/2011. TUẦN 4. (tiết 4). HỌC HÁT: BÀI: BẠN ƠI LẮNG NGHE KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: TIẾNG HÁT ĐÀO THỊ HUỆ I.Mục tiêu: -Biết bài hát Bạn ơi lắng nghe là dân ca của dân tộc Bana (Tây nguyên) -Biết hát theo giai điệu và lời ca -Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca -Biết nội dung câu chuyện tiếng hát Đào Thị Huệ -Giáo dục học sinh về tác dụng của âm nhạc đối với cuộc sống. II.ChuÈn bÞ cña gi¸o viªn -Nhạc cụ: Đàn organ. -Nhạc cụ đệm, gõ: Thanh phách -Tranh ảnh, bảng phụ -Kể diễn cảm câu chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ III.Hoạt động dạy – học chủ yếu : 1.Ổn định tổ chức: Nhắc nhở học sinh ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: -Gọi 1,2 em hát lại bài hát em yêu hoà bình kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát . -Cho cả lớp hát lại bài hát kết hợp gõ đêm theo phách. 3.Bài mới: Hoạt động của Giáo viên *Hoạt động 1: Học hát bài Bạn ơi lắng nghe. -Giới thiệu bài hát: Giáo viên ghi bài lên bảng, giới thiệu bài hát: Ở Tây nguyên có những dân tộc như : Ba na, gia rai…Người tây nguyên rất dũng cảm trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đồng thời cũng là những người yêu lao động, yêu hoà bình, yêu ca hát… -Giáo viên hát mẫu -Đọc lời ca : +Giáo viên cho học sinh đọc lời ca +Hướng dẫn học sinh đọc theo tiết tấu lời ca. +Chỉ định học sinh thực hiện -Khởi động giọng : từ 1-2 phút -Tập hát từng câu :. Hoạt động của học sinh -Học sinh quan sát, chú ý lắng nghe. -Học sinh lắng nghe -Học sinh thực hiện -Đọc theo hướng dẫn -Cá nhân đọc -Nghiêm túc thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> +Giáo viên đàn giai điệu mỗi câu 2-3 lần +Bắt nhịp học sinh hát hoà cùng tiếng đàn. Học sinh tập hát từng câu kết hợp gõ theo tiết tấu lời ca +Hết 4 câu, giáo viên cho học sinh hát lại, chỉ định 1-2 học sinh hát lại 4 câu -Tập hát lời 2 : Giáo viên chia lớp thành 2 nửa, 1 nửa lớp hát giai điệu bằng nguyên âm U, nửa còn lại hát lời 2. -Hát cả bài : Giáo viên đệm đàn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách. -Học sinh hát lại toàn bài kết hợp gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca *Hoạt động 2 : Kể chuyện âm nhạc : TIẾNG HÁT ĐÀO THỊ HUỆ -Giáo viên treo tranh giới thiệu câu chuyện câu chuyện. -Kể chuyện -Đặt 1 vài câu hỏi củng cố -Lấy tinh thần xung phong, gọi hs kể lại câu chuyện -Giáo viên đề nghị hs nói lên suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện -Giáo viên nêu ý nghĩa của câu chuyện : Âm nhạc có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống.. -Học sinh lắng nghe -Học sinh thực hiện -Học sinh hát câu 1- 4 -Học sinh thực hiện -Học sinh hát cả bài -Học sinh thực hiện. -Quan sát, lắng nghe -Nghiêm túc lắng nghe -Học sinh trả lời -Học sinh thực hiện -Học sinh nói lên suy nghĩ của mình -Học sinh lắng nghe, ghi nhớ và nhắc lại. 4. Củng cố - Dặn dò: -Giáo viên cho học sinh hát kết hợp nhún theo nhịp 2 -Mời một học sinh nhắc lại tên bài học -Giáo viên nhận xét tiết học (Tuyên dương những em hát tốt, tập trung trong giờ học, nhắc nhở các em chưa chú ý) -Nhắc nhở học sinh về ôn tập lại bài hát, thuộc lời và giai điệu -Tập kể lại câu chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ Ngày soạn: 19/09/2011. TUẦN 5. (tiết 5). ÔN TẬP BÀI HÁT: BẠN ƠI LẮNG NGHE GIỚI THIỆU HÌNH NỐT TRẮNG BÀI TẬP TIẾT TẤU I.Mục tiêu: -Học sinh hát biết hát theo giai điệu và đúng lời ca bài hát: Bạn ơi lắng nghe. -Tập biểu diễn bài hát với một số động tác phụ hoạ trước lớp. -Biết giá trị độ dài của hình nốt trắng, biết thể hiện hình tiết tấu có nốt đen và nốt trắng. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ quen dùng: Đàn organ, thanh phách..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> -Một vài động tác phụ hoạ đơn giản khi trình bày bài hát. -Bảng phụ: Chép bài tập tiết tấu. III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: -Giáo viên hỏi học sinh về tên bài hát đã được học ở tiết trước. -Bài hát là dân ca của dân tộc nào? -Kết hợp kiểm tra bài cũ trong quá trình ôn tập. 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Bạn ơi lắng nghe -Giáo viên cho học sinh nghe lại giai điệu bài hát. -Cho học sinh ôn lại bài hát kết hợp gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca. -Chỉ định học sinh hát theo nhóm, tổ, cá nhân. -Hướng dẫn học sinh hát nhắc lại: Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát, sau đó giáo viên hát nhắc lại làm mẫu cho học sinh nghe. -Chia lớp thành hai nửa, nửa hát trước, nửa hát nhắc lại. Sau đó đổi lại cách trình bày. -Hướng dẫn học sinh một vài động tác phụ hoạ -Cho học sinh vừa hát vừa kết hợp vận động phụ hoạ theo nhạc. -Từng nhóm, tổ lên biểu diễn. -Giáo viên nhận xét, đánh giá. *Hoạt động 2: Giới thiệu hình nốt trắng. -Giáo viên giới thiệu hình nốt trắng: +Về hình thức: Gồm thân nốt và đuôi nốt (thân nốt hình bầu dục hay quả trứng nằm nghiêng, đuôi nốt chạm vào bên phải thân nốt. +Về giá trị độ dài: độ dài của nốt trắng bằng hai giá trị độ dài nốt đen (bằng hai nốt đen cộng lại). Nếu ta quy định độ dài nốt đen bằng một phách thì độ dài nốt trắng bằng hai phách. -Giáo viên hướng dẫn học sinh tập ghi hình nốt trắng. -Bài tập: mở bài Con chim ri (SGK-trang 23) , xác định các hình nốt trắng, đọc tên đầy đủ cao độ và trường độ. *Hoạt động 3: Bài tập tiết tấu: **Bài tập 1: -Giáo viên treo bảng phụ có bài tập tiết tấu lên bảng, sau đó hỏi học sinh: +Bài tập tiết tấu có hình nốt gì? Đọc tên hình. Hoạt động của học sinh -Học sinh lắng nghe -Học sinh hát kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp và tiết tấu lời ca. -Học sinh hát theo tổ, nhóm, cá nhân -Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách hát nhắc lại. -Hát theo hướng dẫn của giáo viên. -Học sinh tập động tác phụ hoạ -Học sinh hát kết hợp vận động phụ hoạ theo nhạc. -Nhóm, tổ lên biểu diễn -Lắng nghe, rút kinh nghiệm. -Học sinh lắng nghe và ghi nhớ. -Học sinh tập ghi hình nốt trắng. -Làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên. -Học sinh theo dõi bài tập trên bảng -Học sinh trả lời.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> nốt. +Quy ước với học sinh thể hiện nốt trắng: phách -Học sinh ghi nhớ một vỗ hai tay, phách hai xoè hai tay, lòng bàn tay ngửa lên cao. +Giáo viên vỗ tay 6 nốt, chỉ định học sinh thực -Học sinh theo dõi giáo viên thực hiện, hiện, cho cả lớp thực hiện. sau đó thực hiện +Giáo viên vỗ tay cả 13 nốt, chỉ định học sinh -Học sinh theo dõi giáo viên thực hiện thực hiện, cả lớp thực hiện. rồi thực hiện lại. +Hỏi học sinh tiết tấu trên có trong bài hát nào? -Học sinh suy nghĩ trả lời. (Bài vào rừng hoa: vào đây chơi rừng hoa tươi chim líu lo hót nghe vui vui. Bài hoa lá mùa xuân: tôi là là tôi là hoa tôi là hoa lá hoa mùa xuân. Hay em yêu chim, em mến chim vì mỗi lần chim hót em vui). **Bài tập 2: -Tương tự như bài tập 1, giáo viên hướng dẫn -Học sinh vỗ tay tiết tấu theo sự hướng học sinh vỗ tay tiết tấu. dẫn của giáo viên +Bài tiết tấu trên có trong bài hát nào? (Múa -Học sinh trả lời. vui: Nắm tay nhau, bắt tay nhau, ta cùng vui múa ca. Hay bài Thật là hay: nghe véo von, trong vòm cây, hoạ mi với chim oanh). -Cho học sinh thực hiện lại tiết tấu vừa học. -Học sinh thực hiện lại bài tiết tấu 4. Củng cố - Dặn dò: -Cho học sinh hát lại bài hát kết hợp vận động phụ họa. -Giáo viên nhận xét tiết học (Tuyên dương – Phê bình). -Nhắc nhở học sinh về hát lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát. -Nhắc học sinh ghi nhớ nốt trắng, về tập lại hai bài tiết tấu. Ngày soạn: 26/09/2011. TUẦN 6 (tiết 6) TẬP ĐỌC NHẠC: TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 1 GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của hai bài hát đã học. -Học sinh đọc được bài tập đọc nhạc số 1, thể hiện đúng độ dài các nốt đen, trắng. -Nhận biết được một vài nhạc cụ dân tộc: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: Đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách -Chép sẵn các bài tập cao độ, tiết tấu, tập đọc nhạc số 1 vào bảng phụ. -Tranh, ảnh các nhạc cụ: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà. III.Các bước dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: -Học sinh nhắc lại nội dung bài học ở tiết trước. -Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát lại hai bài hát đã học ở tiết trước..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Tập đọc nhạc: TĐN số 1 Son la son -Giới thiệu bài tập đọc nhạc: Ở lớp dưới, các em chỉ học hai nội dung, đó là học hát và phát triển khả năng âm nhạc, lên lớp 4 các em mới phải học tập đọc nhạc. Nội dung tập đọc nhạc rất cận thiết vì nó giúp các em hiểu biết hơn về nghệ thuật âm nhạc thông qua việc ghi nhớ nốt nhạc, thể hiện cao độ và trường độ. Tập đọc nhạc còn giúp các em phát triển tai nghe và hỗ trợ cho việc học hát của các em. Hôm nay chúng ta lam quen với bài tập đọc nhạc đầu tiên trong chương trình âm nhạc lớp 4, bài tập đọc nhạc son la son. -Giáo viên treo bài tập đọc nhạc lên bàng. -Học sinh xác định tên nốt trong bài tập đọc nhạc. -Giáo viên chỉ từng nốt trong bài, học sinh tập nói tên nốt nhạc. -Giáo viên ghi tiết tấu lên bảng. +Hỏi học sinh trong bài có những hình nốt nào? +Giáo viên gõ tiết tấu, yêu cầu học sinh lắng nghe. +Học sinh tập gõ tiết tấu. +Học sinh nhìn vào bài tập đọc nhạc, vừa nói tên nốt vừa gõ tiết tấu. -Giáo viên hỏi học sinh tên nốt từ thấp đến cao? +Giáo viên ghi năm nốt nhạc đồ, rê, mi, son, la lên khuông nhạc. +Giáo viên đàn đồ, rê, mí, rê, đồ. Học sinh lắng nghe và đọc lại. +Giáo viên đàn các nốt đồ, rê, mi, son, la từ thấp lên cao. Học sinh lắng nghe và đọc lại. +Giáo viên đàn Các nốt la, son, mi, rê, đồ từ cao xuống thấp. Học sinh lắng nghe đọc lại. -Giáo viên đàn từng câu khoảng 3 lần, nhắc học sinh đọc nhẩm rồi bắt nhịp cho học sinh đọc. -Chỉ định một vài em đọc lại, sửa những chỗ sai cho học sinh. -Học sinh ghép cả bài tập đọc nhạc, đọc hoà cùng tiếng đàn, vừa đọc vừa gõ tiết tấu.. Hoạt động của học sinh. -Học sinh theo dõi, lắng nghe. -Học sinh chú ý lên bảng. -Học sinh xác định tên nốt nhạc -Đọc tên nốt nhạc -Học sinh theo dõi: +Hình nốt đen, trắng. +Học sinh lắng nghe +Học sinh tập gõ tiết tấu +Vừa nói tên nốt vừa gõ tiết tấu -Đồ, rê, mi, son, la +Học sinh chú ý +Học sinh lắng nghe, đọc cao độ +Học sinh lắng nghe, đọc cao độ +Học sinh lắng nghe, đọc cao độ -Học sinh nhẩm theo đàn, đọc từng câu. -Một vài học sinh đọc, sửa những chỗ sai. -Học sinh đọc cả bài.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> -Giáo viên chỉ định một vài em khá đọc nhạc làm mẫu cho cả lớp nghe và nhẩm theo. -Giáo viên đàn lại giai điệu bài tập đọc nhạc, nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp hát lời sau đó đổi lại. -Cả lớp đọc nhạc sau đó hát lời ca, kết hợp gõ đệm theo phách. -Chỉ định hai em học sinh, một em đọc nhạc, một em hát lời và kết hợp gõ đệm theo phách. *Hoạt động 2: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc. -Giáo viên treo tranh, giới thiệu bốn loại nhạc cụ: đàn nhị, đàn tam, đàn tứ và đàn tì bà. -Giáo viên nói: -Đàn nhị hay còn gọi là đàn cò có hai dây dùng cung kéo, người biểu diễn thường ngồi trên ghế, thân đàn đặt trên đùi, cần đàn hướng thẳng lên phía trên. Đàn nhị có âm thanh mềm mại giống như giọng người, là nhạc cụ phổ biến của các dân tộc ở Việt Nam như: Kinh, Mường, Thái, Tày, Dao, Nùng… -Đàn tam có ba dây thuộc loại đàn gảy. Đàn tam có âm thanh tươi sáng, giòn giã, vang và ấm. Người biểu diễn thường ngồi trên ghế, thân đàn đặt lên đùi, cần đàn nằm ngang hoặc hơi chếch lên cao. - Đàn tứ là loại nhạc cụ gảy, có bốn dây nên gọ là đàn tứ. Bầu đàn tròn giống đàn nguyệt nhưng cần đàn ngắn hơn. Khi biểu diễn thân đàn được đặt lên đùi và cần đàn nằm ngang. Tiếng đàn tứ sáng sủa, trong trẻo nghe hơi đanh nên đàn tứ có khả năng thể hiện những bản nhạc vui tươi, trong sáng và sôi nổi. -Đàn tì bà trông hơi giống hình chiếc lá bàng với cuống ngả về phía sau và cong lên, chạm trổ rất đẹp.Đàn có bốn dây và các phím. Âm thanh của đàn tì bà trong trẻo, tươi sáng và trữ tình. Khi biểu diễn người ta dùng móng gảy vào dây, chủ yếu là do phụ nữ biểu diễn, thân đàn được đặt trên đùi người biểu diễn, cần đàn đứng thẳng.. -Học sinh chỉ từng nhạc cụ, nói tên. -Học sinh khá đọc nhạc -Nửa lớp hát lời, nửa lớp đọc nhạc -Đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ đệm theo phách. -Một em đọc nhạc, một em hát lời kết hợp gõ phách. -Học sinh theo dõi các bức tranh. -Học sinh chỉ từng nhạc cụ, nói tên.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 4.Củng cố - dăn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học. -Nhắc học sinh về nhà đọc lại bài tập đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ đệm theo phách. -Ghi nhớ hình dáng của các loại đàn dân tộc. Ngày soạn: 03/10/2011. TUẦN 7 (tiết 7) ÔN TẬP HAI BÀI HÁT: EM YÊU HOÀ BÌNH, BẠN ƠI LẮNG NGHE TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 1 I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của hai bài hát: Em yêu hoà bình và bạn ơi lắng nghe. -Biết hát bài hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp và tiết tấu lời ca. -Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. -Tập biểu diễn trước lớp -Biết đọc nhạc và ghép lời ca bài tập đọc nhạc số 1. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: Đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách -Bảng phụ chép sẵn hai bài hát, các hình tiết tấu, bài tập đọc nhạc số 1: Son la son III.Các bước dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: -Kết hợp kiểm tra bài cũ trong quá trình ôn tập. 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Em yêu hoà bình -Giáo viên cho học sinh nhận biết bài hát bằng cách gõ lại tiết tấu hai câu đầu trong bài Em yêu hoà bình. -Gọi học sinh nhận xét tiết tấu trên là của câu hát nào trong bài hát gì? -Ai là tác giả bài hát: Em yêu hoà bình? -Giáo viên đệm đàn, học sinh trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách và nhịp. -Nhắc học sinh thể hiện sắc thái tình cảm tha thiết, đằm thắm của bài hát. -Học sinh xung phong trình bày bài hát theo nhóm hoặc cá nhân. *Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: Bạn ơi lắng nghe -Giáo viên đệm đàn, học sinh thể hiện bài hát kết hợp trình bày các động tác phụ hoạ.. Hoạt động của học sinh -Học sinh lắng nghe -Học sinh nhận xét -Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn -Học sinh trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách và nhịp -Học sinh chú ý, ghi nhớ -Học sinh trình bày bài hát theo nhóm, cá nhân. -Thể hiên bài hát kết hợp vận động phụ hoạ theo đàn..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> -Từng tổ, nhóm đứng lên trình bày bài hát kết hợp vận động phụ hoạ. -Tập cho học sinh hát nhắc lại bài hát: +Học sinh nữ hát giai điệu chính, học sinh nam hát nhắc lại, sau đó đổi ngược lại. vừa hát vừa gõ đệm theo phách. -Mời học sinh xung phong trình bày bài hát theo nhóm, có hát nhắc lại. *Hoạt động 3: Ôn tập: tập đọc nhạc số 1 -Học sinh tập đọc cao độ của bài tập cao độ trong sách -Giáo viên gõ tiết tấu, học sinh nghe và thực hiện lại. -Giáo viên đàn giai điệu bài tập đọc nhạc số 1 -Giáo viên đàn giai điệu, học sinh đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ đệm theo phách. Giáo viên yêu cầu học sinh phải đọc diễn cảm, thể hiện tính chất mềm mại của giai điệu. -Từng nhóm, tổ đọc bài tập đọc nhạc Son la son kết hợp gõ đệm theo phách.. -Tổ, nhóm trình bày bài hát -Học sinh tập hát nhắc lại. -Học sinh xung phong trình bày bài hát theo nhóm. -Học sinh đọc cao độ -Lắng nghe giáo viên và gõ lại tiết tấu -Học sinh lắng nghe -Học sinh đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ đệm theo phách. -Tổ, nhóm đọc bài tập đọc nhạc. 4. Củng cố - Dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học. -Nhắc nhở học sinh về hát lại hai bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát, chú ý thể hiện sắc thái của hai bài hát. -Nhắc học sinh đọc bài tập đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ đệm theo phách, chú ý thể hiện sắc thái của bài tập đọc nhạc. Ngày soạn: 10/10/2011. TUẦN 8 (tiết 8) HỌC HÁT: BÀI: TRÊN NGỰA TA PHI NHANH Nhạc và lời: Phong Nhã I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca -Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Phong Nhã -Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Hát chuẩn xác và truyền cảm bài hát trên ngựa ta phi nhanh. -Nhạc cụ: đàn organ. -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. -Bảng phụ, tranh ảnh. III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi một học sinh nhắc lại bài học tiết trước..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Dạy hát bài trên ngựa ta phi nhanh. -Giới thiệu bài hát: Phong Nhã là nhạc sĩ rất thân thuộc với các em thiếu nhi, những bài hát của ông được thiếu nhi đón nhận, yêu thích: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, đội ta lớn lên cùng đất nước, đi ta đi lên….Bài hát trên ngựa ta phi nhanh gợi lên hình ảnh những em thiếu nhi đang phi ngựa băng qua núi đồi, vượt lên phía trước. Nhạc sĩ Phong Nhã đã phỏng theo hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa để sáng tác nên bài hát này. -Giáo viên trình bày bài hát -Giáo viên cho học sinh đọc lời ca theo tiết tấu, vừa đọc vừa gõ đệm theo tiết tấu. Chỉ định 1-2 học sinh đọc lại bài. -Giáo viên giải thích “vó câu” nghĩa là “vó ngựa” -Luyện thanh: từ 1-2 phút -Tập hát từng câu: theo lối móc xích +Giáo viên đàn giai điệu từng câu, đàn 2-3 lần. Học sinh lắng nghe và hát hoà theo đàn, vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu lời ca. -Giáo viên chỉ cho học sinh những chỗ có dấu luyến là khó hát, yêu cầu học sinh hát đúng giai điệu. Giáo viên làm mẫu cho học sinh trước. -Tập xong hai câu giáo viên cho học sinh hát nối hai câu hát. Hướng dẫn học sinh cách lấy hơi, nhắc học sinh hát rõ lời, hát diễn cảm. Giáo viên tập như vậy cho học sinh đến khi hết bài, sửa những chỗ học sinh còn hát sai. -Giáo viên đệm đàn, bắt nhịp cho học sinh hát hoà theo đàn. *Hoạt động 2: hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách. -Hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách. Giáo viên làm mẫu -Hướng dẫn học sinh hát đối đáp: Chia lớp thành hai nửa, nửa lớp hát: trên đường gập ghềnh, Nửa lớp kia hát: ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh. Tiếp tục hát như vậy cho đến: bạn bè yêu mến. Sau đó cả lớp hát hoà giọng đến hết bài.. Hoạt động của học sinh -Học sinh lắng nghe. -Học sinh lắng nghe, theo dõi -Đọc lời ca theo tiết tấu kết hợp gõ đệm -Học sinh ghi nhớ -Luyện thanh -Tập hát từng câu: +Học sinh lắng nghe giai điệu, sau đó hát hoà theo đàn. -Học sinh ghi nhớ, tập hát những chỗ có dấu luyến. -Học sinh hát nối hai câu, chú ý lấy hơi và cách phát âm. -Học sinh lắng nghe đàn, giáo viên bắt nhịp hát hoà theo đàn -Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách -Học sinh tập hát đối đáp.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> -Từng tổ, nhóm trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách -Tổ, nhóm trình bày kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát , hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. -Nhắc học sinh tìm động tác phụ hoạ cho bài hát. Ngày soạn: 17/10/2011. TUẦN 9 (tiết 9) ÔN TẬP BÀI HÁT: TRÊN NGỰA TA PHI NHANH TẬP ĐỌC NHẠC: TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 2 I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo đúng giai điệu và hát đúng lời ca. -Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. -Biết đọc bài tập đọc nhạc số 2. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách -Bảng phụ chép bài tập đọc nhạc số 2: Nắng vàng. -Một số động tác phụ hoạ cho bài hát. III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh. -Giáo viên treo tranh, hỏi học sinh nhận xét nội dung của bức tranh phù hợp với bài hát nào đã học? Tác giả là ai? -Học sinh hát đồng ca bài hát 2 lần, giáo viên đệm đàn. -Chỉ định một vài học sinh trình bày, sửa cho các em chỗ hát chưa đúng -Chia lớp thành hai nhóm, Một nhóm hát một nhóm gõ đệm theo phách. Sau đó đổi lại. -Hướng dẫn học sinh tập một vài động tác phụ hoạ đơn giản. -Học sinh hát kết hợp vận động phụ hoạ. -Mời một vài học sinh lên biểu diễn. Hoạt động của học sinh -Học sinh quan sát, nhận xét: Bài trên ngựa ta phi nhanh, nhạc sĩ Phong Nhã. -Học sinh hát đồng ca. -Học sinh trình bày bài hát, sửa sai. -Hát theo nhóm, theo sự chỉ định của giáo viên. -Tập động tác phụ hoạ. -Hát kết hợp vận động phụ hoạ -Học sinh lên biểu diễn trước lớp..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> -Nhận xét *Hoạt động 2: Tập đọc nhạc Tập đọc nhạc số 2. -Giáo viên treo bảng phụ, giới thiệu bài tập đọc nhạc số 2: Nắng vàng, bài tập do các tác giả sách giáo khoa biên soạn. -Hỏi học sinh: Nốt thấp nhất trong bài, nốt cao nhất trong bài là nốt nào? -Một học sinh nêu tên các nốt nhạc có trong bài? -Giáo viên chỉ từng nốt, học sinh đọc tên nốt nhạc. -Học sinh luyện tập cao độ theo thang âm các nốt có trong bài. -Học sinh luyện tập tiết tấu, giáo viên ghi tiết tấu lên bảng. +Giáo viên làm mẫu +Học sinh vừa gõ tiết tấu vừa đọc hình nốt. +Học sinh nhìn vào bài tập đọc nhạc, vừa đọc tên nốt, vừa gõ tiết tấu. -Bài tập đọc nhạc chia làm 2 câu ngắn, giáo viên đàn câu 1 khoảng 2-3 lần. Nhắc học sinh đọc nhẩm theo đàn, rồi bắt nhịp cho học sinh đọc hoà theo đàn. -Chỉ định một vài học sinh đọc lại câu 1. -Câu 2 tập tương tự câu 1. Đọc xong hai câu cho học sinh nối cả bài. -Giáo viên đàn giai điệu cả bài, học sinh đọc nhạc. -Chỉ định 1-2 em học khá đọc nhạc cả bài cho cả lớp cùng nghe. -Giáo viên đàn giai điệu cả bài 2 lần, lần thứ nhất học sinh đọc nhạc, lần thứ hai học sinh ghép lời ca, vừa đọc vừa gõ đệm theo phách. -Chia lớp thành hai nửa, một nửa đọc nhạc, một nửa hát lời ca sau đó đổi ngược lại. -Học sinh đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách. -Chỉ định cá nhân đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách.. -Lắng nghe, ghi nhớ. -Học sinh quan sát, lắng nghe và ghi nhớ. -Học sinh trả lời. -Nêu tên các nốt nhạc có trong bài, -Đọc tên nốt nhạc -Luyện cao độ -Luyện tập tiết tấu. +Học sinh quan sát +Gõ tiết tấu kết hợp đọc hình nốt +Đọc tên nốt nhạc kết hợp gõ tiết tấu. -Học sinh lắng nghe, đọc nhẩm theo đàn, đọc hoà theo đàn. -Một vài học sinh đọc lại câu 1. -Tập câu 2, nối cả bài. -Học sinh nghe giai điệu, đọc cả bài tập đọc nhạc. -Một, hai học sinh khá đọc bài -Đọc nhạc, ghép lời ca. -Một nửa đọc nhạc, một nửa hát lời ca. Sau đó đổi ngược lại. -Đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ đệm theo phách. -Cá nhân đọc.. 4. Củng cố - Dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học. -Nhắc nhở học sinh về hát lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát, chú ý thể hiện sắc thái của bài hát. -Nhắc học sinh đọc bài tập đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ đệm theo phách, chú ý thể hiện sắc thái của bài tập đọc nhạc..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Ngày soạn: 24/10/2011. TUẦN 10 (tiết 10) HỌC HÁT: BÀI: KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM Nhạc và lời: Ngô Ngọc Báu I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và lời ca -Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. -Biết bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em là một sáng tác của nhạc sĩ Ngô Ngọc Báu. -Qua bài hát, giáo dục các em vươn lên trong học tập, xứng đáng là thế hệ tương lai của đất nước. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Hát chuẩn xác và truyền cảm bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách -Bảng phụ, tranh ảnh. III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi một học sinh nhắc lại bài học tiết trước -Gọi hai học sinh đọc lại bài tập đọc nhạc Nắng vàng -Gọi một nhóm 5 em lên biểu diễn bài hát Trên ngựa ta phi nhanh 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Dạy bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em. -Tuổi thơ và mái trường là đề tài luôn được các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ…quan tâm, có rất nhiều bài hát hay viết về đề tài này. Bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em của nhạc sĩ Ngô Ngọc Báu được viết ở giọng Đô trưởng. Tính chất nhịp nhàng, vui tươi, lời ca giản dị, gợi lên niềm vui sướng, tự hào và những ước mơ đẹp của tuổi học trò được mang trên vai chiếc khăn quàng tươi thắm. Đây là 1 trong 50 bài hát được bình chọn là bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20. -Giáo viên trình bày bài hát -Giáo viên cho học sinh đọc lời ca theo tiết tấu, vừa đọc vừa gõ đệm theo tiết tấu. Chỉ định 1-2 học sinh đọc lại bài. -Giải thích: Gắng siêng có nghĩa là cố gắng chăm chỉ -Luyện thanh: từ 1-2 phút -Tập hát từng câu: theo lối móc xích +Tập đoạn một gồm 4 câu, có cùng chung một tiết tấu, chú ý nhắc học sinh tập hát những chỗ. Hoạt động của học sinh -Theo dõi, lắng nghe giáo viên giới thiệu bài hát.. -Học sinh lắng nghe. -Đọc lời ca theo tiết tấu. -Ghi nhớ -Luyện thanh -Tập hát từng câu +Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> hát luyến. +Giáo viên đàn giai điệu từng câu, đàn 2-3 lần. Học sinh lắng nghe và hát hoà theo đàn, vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu lời ca. +Tập các câu tiếp theo tương tự như câu 1, xong hai câu lại cho học sinh hát nối. Hướng dẫn học sinh lấy hơi, chú ý nhắc học sinh hát rõ lời, hát diễn cảm. +Xong đoạn một, chỉ định học sinh hát lại. Sau đó tập đoạn hai tương tự, chú ý trường độ của các nốt. -Cho học sinh hát cả bài, hát lại nhiều lần, hát theo đàn để học sinh thuộc giai điệu và lời ca. -Chỉ định học sinh khá hát lại bài hát. -Cho học sinh hát đoạn một của lời hai, sửa sai cho học sinh, sau đó hát cả lời hai và hát cả bài hát. *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách -Giáo viên làm mẫu -Học sinh tập hát kết hợp gõ đệm theo phách. -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm hát và một nhóm gõ đệm theo phách. *Hoạt động 3: Tập biểu diễn bài hát. -Mời cả lớp đứng dậy. hát bài hát kết hợp nhún chân theo nhịp 2. -Mời một nhóm lên biểu diễn bài hát.. +Lắng nghe giai điệu từng câu, hát nhẩm cùng đàn, sau đó nghe giáo viên bắt nhịp hát hoà theo đàn. +Tập các câu tiếp theo, hát nối các câu hát, chú ý lấy hơi. +Học sinh hát lại, chú ý trường độ các nốt nhạc. Tập đoạn điệp khúc. -Hát cả bài -Học sinh khá hát lại bài hát. -Hát đoạn một của lời hai, sửa sai sau đó hát cả bài. -Học sinh theo dõi -Tập hát kết hợp gõ đệm theo phách -Hát theo sự hướng dẫn của giáo viên. -Hát kết hợp nhún theo nhịp 2 -Một nhóm lên biểu diễn bài hát.. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát , hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. -Nhắc học sinh tìm động tác phụ hoạ đơn giản cho bài hát. Ngày soạn: 31/10/2011. TUẦN 11 (tiết 11) ÔN TẬP BÀI HÁT: KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM TẬP ĐỌC NHẠC: TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 3 I.Mục tiêu: -Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài hát. -Học sinh biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca. -Hát kết hợp vận động phụ họa, tập biểu diễn bài hát. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> -Một vài động tác phụ họa đơn giản bài Khăn quàng thắm mãi vai em. -Bảng phụ ghi bài tập đọc nhạc: Cùng bước đều III.Hoạt động dạy - học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi một học sinh nhắc lại bài học tiết trước -Kết hợp kiểm tra bài trong quá trình ôn tập. 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em. -Giáo viên đánh giai điệu của một câu hát, học sinh lắng nghe, nhận biết câu hát. -Trình bày bài hát -Cho cả lớp hát lại hai lần, giáo viên đệm đàn. -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm hát, nhóm còn lại gõ đệm theo nhịp và ngược lại. -Hướng dẫn một vài động tác phụ họa đơn giản: Giáo viên biểu diễn bài hát trước, sau đó tập cho học sinh từng động tác một. -Cả lớp hát kết hợp vận động phụ họa cho bài hát. -Mời từng nhóm, tổ biểu diễn. -Lấy tinh thần xung phong, gọi từ 3-5 em học sinh lên biểu diễn bài hát. -Giáo viên nhận xét. *Hoạt động 2: Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc số 3: Cùng bước đều. -Giáo viên treo bài tập đọc nhạc lên bảng, sau đó đặt câu hỏi: +Trong bài tập đọc nhạc có những hình nốt gì? +So sánh 6 ô nhịp đầu và 6 ô nhịp sau giống và khác nhau ở điểm nào? +Giáo viên chỉ từng nốt nhạc, học sinh đọc tên nốt nhạc. -Luyện tập tiết tấu: ghi tiết tấu lên bảng +Giáo viên gõ tiết tấu trước, học sinh chú ý lên bảng. +Chỉ định 1-2 em gõ lại sau đó cả lớp thực hiện. +Hướng dẫn học sinh nhìn vào bài tập đọc nhạc số 3, vừa đọc tên nôt, vừa gõ tiết tấu. -Luyện tập cao độ: +Gọi một học sinh nói tên nốt nhạc trong bài từ thấp đến cao, giáo viên ghi tên nốt lên bảng. +Đàn giai điệu từ thấp lên cao cho học sinh đọc. Sau đó đàn ngược lại từ cao xuống thấp. Học sinh đọc nhiều lần để nhớ cao độ của các nốt nhạc. -Tập đọc từng câu:. Hoạt động của học sinh -Học sinh lắng nghe, trả lời. -Theo dõi -Hát hòa theo đàn -Một nhóm hát, một nhóm gõ đệm theo hướng dẫn của giáo viên. -Tập một vài động tác phụ họa cho bài hát. -Hát kết hợp vận động phụ họa -Nhóm, tổ lên biểu diễn. -Học sinh lên biểu diễn bài hát -Lắng nghe -Học sinh quan sát, trả lời câu hỏi. +Đọc tên nốt nhạc -Học sinh theo dõi: +Lắng nghe +1-2 em gõ lại tiết tấu +Đọc tên nốt kết hợp gõ tiết tấu -Đồ, rê, mi, pha, son +Đọc cao độ từ thấp lên cao, sau đó ngược lại.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> +Giáo viên đàn từng chuỗi âm thanh ngắn, học sinh nghe, đọc nhẩm theo đàn, sau đó đọc hòa theo đàn. +Chỉ định một vài học sinh đọc . +Tập các chuỗi âm khác tương tự. -Giáo viên đàn giai điệu cả bài, học sinh đọc hòa theo đàn. -Học sinh đọc cả bài không sử dụng nhạc cụ, giáo viên lắng nghe, sửa sai. -Mời em học sinh khá đọc cho cả lớp cùng nghe. -Tập ghép lời ca: Giáo viên đàn giai điệu bài hát hai lần, lần một học sinh đọc nhạc, lần hai học sinh ghép lời. -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm đọc nhạc, nhóm còn lại hát lời. -Học sinh đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ đệm theo phách, giáo viên hướng dẫn. -Chỉ định học sinh thực hiện. -Giáo viên nhận xét.. -Học sinh lắng nghe, tập đọc từng chuỗi câu ngắn. +Học sinh đọc -Đọc cả bài, hòa theo đàn -Học sinh đọc, sửa sai -Học sinh khá đọc bài -Đọc nhạc sau đó ghép lời ca -Lớp chia hai nhóm, một nhóm đọc nhạc, một nhóm ghép lời -Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách. -Học sinh thực hiện -Lắng nghe, ghi nhớ. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học. -Nhắc nhở học sinh về hát lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát, chú ý thể hiện sắc thái của bài hát. -Nhắc học sinh đọc bài tập đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ đệm theo phách, chú ý thể hiện sắc thái của bài tập đọc nhạc. -Về nhà làm bài tập đầy đủ. Ngày soạn: 07/11/2011. TUẦN 12 (Tiết 12) HỌC HÁT: BÀI CÒ LẢ Dân ca đồng bằng Bắc Bộ I.Mục tiêu: -Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Cò lả -Biết bài hát Cò lả là dân ca đồng bằng Bắc Bộ. -Học sinh cảm nhận được tính chất âm nhạc vui tươi trong sáng, mượt mà của bài hát Cò lả, tinh thần yêu lao động, lạc quan, yêu đời của người nông dân được thể hiện ở lời ca. -Giáo dục học sinh yêu quý các làn điệu dân ca và trân trọng người lao động. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn giai điệu, hát chuẩn xác bài Cò lả -Nhạc cụ: Đàn organ, nhạc cụ gõ: Thanh phách. -Tranh minh họa bài Cò lả. III.Hoạt động dạy - học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi một học sinh nhắc lại bài học tiết trước -Gọi hai học sinh lên biểu diễn bài Khăn quàng thắm mãi vai em..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Dạy hát bài Cò lả -Treo bài hát cò lả và tranh minh họa lên bảng: Hình ảnh những cánh cò bay rập rờn trên đồng lúa mênh mông trong buổi chiều tà là hình ảnh rất thân thuộc với người nông dân. Cùng với lũy tre xanh, đồng lúa vàng, đàn trâu gặm cỏ thì cánh cò bay lả bay la gợi nên khung cảnh yên bình của biết bao làng quê. Cò lả là một bài dân ca rất quen thuộc với người dân đồng bằng Bắc Bộ. -Giáo viên hát mẫu -Đọc lời ca theo tiết tấu -Giải thích từ khó: từ “phủ” trong “cửa phủ” là đơn vị hành chính ngày xưa, tương đương với quận huyện ngày nay. -Luyện thanh: Từ 1-2 phút -Tập hát từng câu: Giáo viên đàn giai điệu từng câu khoảng 2-3 lần, nhắc học sinh lắng nghe, hát nhẩm theo đàn. Sau đó bắt nhịp cho học sinh hát hòa theo đàn. +Nhắc học sinh bài hát là một bài dân ca nên có nhiều tiếng luyến, láy. Chú ý thể hiện thật chính xác. +Hướng dẫn học sinh vừa tập hát vừa vỗ tay theo nhịp để tiếng vỗ tay mang tính dàn trải, phù hợp với giai điệu bài hát. +Tập xong hai câu, cho học sinh hát nối liền hai câu, hướng dẫn học sinh lấy hơi, hát rõ lời, tròn tiếng, hát diễn cảm. +Sửa những chỗ học sinh hát chưa đúng, tập các câu tiếp theo tương tự. -Cho học sinh hát cả bài, hát theo tổ, nhóm. Hát nhiều lần để nhớ giai điệu và thuộc lời ca. *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách -Giáo viên làm mẫu. -Học sinh hát kết hợp vỗ tay theo phách. -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm hát, một nhóm gõ đệm theo phách, sau đó đổi ngược lại. -Mời cá nhân học sinh hát lại bài hát. *Hoạt động 3: Nghe nhạc: Bài Trống cơm, dân ca đồng bằng Bắc Bộ (dân ca quan họ Bắc Ninh) -Học sinh nghe giai điệu -Giải thích: Trống cơm là một loại nhạc cụ gõ đã có ở nước ta thời nhà Lý, thế kỷ thứ X. Trước khi đánh trống, các nhạc công thời xưa thường lấy cơm nóng nghiền nát, miết một dúm vào giữa mặt trống để. Hoạt động của học sinh -Học sinh quan sát, chú ý lắng nghe. -Học sinh lắng nghe -Đọc lời ca. -Tập trung, ghi nhớ -Luyện thanh -Tập hát từng câu: Lắng nghe giai điệu, hát nhẩm theo đàn, sau đó hát hòa theo đàn. +Chú ý ghi nhớ, tập hát đúng +Học sinh hát và vỗ tay theo nhịp theo hướng dẫn của giáo viên +Hát nối hai câu hát, chú ý lấy hơi và cách phát âm. -Sửa sai, tập hát các câu tiếp theo tương tự. -Hát cả bài, hát theo tổ, nhóm. -Quan sát -Thực hiện -Hát theo nhóm -Cá nhân học sinh hát -Lắng nghe -Lắng nghe và ghi nhớ.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> định âm cho tiếng trống, vì vậy mà có tên gọi là trống cơm. Nhạc cụ này thường được dùng trong các dàn nhạc chèo, tuồng và tang lễ. -Mời học sinh nêu cảm nhận về bài hát -Nêu cảm nhận -Giáo viên nhận xét -Lắng nghe 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát , hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. -Tìm hiểu thêm về các làn điệu dân ca, yêu quý quê hương, đất nước. Ngày soạn: 14/11/2011. TUẦN 13 (tiết 13) ÔN TẬP BÀI HÁT: CÒ LẢ TẬP ĐỌC NHẠC: TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 4 I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca bài Cò lả -Thể hiện được tính chất mềm mại của dân ca -Biết hát kết hợp vận động phụ họa -Biết đọc bài tập đọc nhạc số 3 II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách -Bảng phụ chép bài tập đọc nhạc số 4: Con chim ri -Một số động tác phụ hoạ cho bài hát. III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Cò lả -Học sinh nghe lại bài hát Cò lả -Cho học sinh hát lại bài hát, sửa những chỗ học sinh hát chưa đúng. -Hát kết hợp gõ đệm theo phách. -Hướng dẫn học sinh hát và gõ đệm theo nhịp để tiếng gõ dàn trải, phù hợp với giai điệu bài hát -Cho học sinh hát theo tổ, nhóm, cá nhân -Hướng dẫn học sinh hát theo cách hát lĩnh xướng và hòa giọng:. Hoạt động của học sinh -Lắng nghe -Thực hiện -Hát kết hợp gõ đệm theo phách -Thực hiện -Hát theo nhóm, tổ, cá nhân -Hát lĩnh xướng và hòa giọng.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> +Một học sinh hát: Con cò…cánh đồng +Cả lớp hát: tình tính tang….Hay chăng -Hướng dẫn một vài động tác phụ họa đơn giản. -Cả lớp hát kết hợp vận động phụ họa cho bài hát -Mời một nhóm 4-5 em lên biểu diễn *Hoạt động 2: Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc số 4: Con chim ri. -Treo bảng phụ, giới thiệu bài tập đọc nhạc. -Hỏi học sinh: Nốt thấp nhất trong bài, nốt cao nhất trong bài là nốt nào? -Một học sinh nêu tên các nốt nhạc có trong bài từ thấp đến cao? -Giáo viên chỉ từng nốt, học sinh đọc tên nốt nhạc. -Trong bài gồm các hình nốt gì? -Luyện tập tiết tấu: Giáo viên ghi tiết tấu lên bảng, Gõ mẫu, học sinh lắng nghe và thực hiện -Hướng dẫn học sinh nhìn vào bài tập đọc nhạc, vừa đọc tên nốt vừa gõ tiết tấu. -Học sinh luyện tập cao độ theo thang âm các nốt có trong bài. -Tập đọc nhạc từng câu ngắn, giáo viên đàn giai điệu khoảng 2-3 lần rồi bắt nhịp hoc học sinh đọc hòa theo đàn. -Chỉ định một vài học sinh đọc lại, hướng dẫn những chỗ chưa đúng. -Tập các chuỗi âm sau tương tự như chuỗi âm đầu, cho học sinh đọc nối các chuỗi âm với nhau. -Học sinh đọc cả bài, giáo viên lắng nghe, sửa sai. -Mời 1-2 học sinh khá đọc lại bài cho cả lớp nghe. -Giáo viên đàn giai điệu cả bài, học sinh đọc nhạc sau đó ghép lời ca. -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm đọc nhạc một nhóm ghép lời ca. -Hướng dẫn học sinh đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ đệm theo phách -Chỉ định 1-2 học sinh thực hiện -Nhắc học sinh thể hiên sắc thái mềm mại của giai điệu. -Tập động tác phụ họa -Hát và vận động phụ họa -Học sinh lên biểu diễn -Quan sát, lắng nghe -Trả lời -Thực hiện -Đọc tên nốt nhạc -Trả lời -Luyện tập tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên -Thực hiện -Luyện tập cao độ -Tập đọc từng chuỗi âm ngắn -Thực hiện -Thực hiện -Đọc cả bài -Học sinh khá đọc bài -Ghép lời ca -Thực hiện -Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách -Thực hiện -Ghi nhớ. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học. -Nhắc nhở học sinh về hát lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát, chú ý thể hiện sắc thái của bài hát. -Nhắc học sinh đọc bài tập đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ đệm theo phách, chú ý thể hiện sắc thái của bài tập đọc nhạc..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Ngày soạn: 21/11/2011. TUẦN 14 (tiết 14) ÔN TẬP BA BÀI HÁT: TRÊN NGỰA TA PHI NHANH, KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM, CÒ LẢ. NGHE NHẠC I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca -Biết hát kết hợp vận động phụ họa. -Học sinh nghe một ca khúc thiếu nhi. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách -Đàn giai điệu và đệm hát 3 bài: Trên ngựa ta phi nhanh, khăn quàng thắm mãi vai em, cò lả. III.Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập ba bài hát 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh -Giáo viên đàn giai điệu câu đầu tiên của bài hát. Học sinh lắng nghe, nhận biết tên bài hát, tên tác giả. -Cho học sinh hát đối đáp, chia lớp thành hai nửa hát đối đáp nhau, câu cuối cùng cho học sinh hát hòa giọng. -Học sinh hát kết hợp vỗ tay theo phách. -Cho học sinh trình bày trước lớp theo nhóm, tổ, cá nhân. *Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em -Gõ tiết tấu câu đầu của bài hát, học sinh nhận biết tên bài hát và tên tác giả. -Chia lớp thành 4 nhóm, cho học sinh hát nối tiếp đoạn a. Đoạn b cho học sinh hát hòa giọng. Yêu cầu học sinh hát thuộc lời, rõ lời, diễn cảm. -Hát kết hợp vận động phụ họa theo nhạc -Từng nhóm 5 em lên biểu diễn *Hoạt động 3: Ôn tập bài hát Cò lả -Học sinh ôn tập bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. -Trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng và hòa giọng. -Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản -Một vài nhóm lên trình bày trước lớp. Hoạt động của học sinh -Lắng nghe, nhận biết -Hát đối đáp, hòa giọng -Hát kết hợp vỗ tay theo phách -Trình bày trước lớp. -Lắng nghe, nhận biết -Hát nối tiếp -Hát và vận độngt heo nhạc -Thực hiện -Thực hiện -Hát lĩnh xướng, hòa giọng -Hát và vận động theo nhạc -Trình bày trước lớp.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> -Giáo viên nhận xét *Hoạt động 4: Nghe nhạc -Ổn định lớp -Giới thiệu tác phẩm: Ru em là một trong những là điệu dân ca hay nhất của người Xê Đăng, một dân tộc sống ở Tây Nguyên. Bài hát có giai điệu du dương và tha thiết, thể hiện tình thương yêu, gắn bó giữa cha mẹ và các con, giữa anh chị em với nhau. -Nghe nhạc -Các em có cảm nhận gì khi nghe bài hát này? -Cho học sinh nghe lại bài Ru em. -Lắng nghe -Trật tự -Lắng nghe, ghi nhớ. -Lắng nghe -Nêu cảm nhận -Nghe lại tác phẩm. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học. -Nhắc nhở học sinh về hát lại ba bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát, chú ý thể hiện sắc thái của bài hát. -Tìm hiểu thêm về âm nhạc Ngày soạn: 28/11/2011. TUẦN 15 (tiết 15) HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. -Có thêm hiểu biết về bài hát của địa phương -Biết hát kết hợp vỗ tay theo phách II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách -Đàn giai điệu và đệm hát bài Em hát gọi mặt trời. ( Nhạc và lời: Nguyễn Thúy Liễu, mang phong cách Tây Nguyên). III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: Tiết trước là tiết ôn tập nên cô không kiểm tra bài cũ. 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Học hát bài: Em hát gọi mặt trời -Giới thiệu bài hát: Hôm nay chúng ta sẽ được học một bài hát mang phong cách Tây Nguyên. -Giáo viên hát mẫu -Đọc lời ca theo tiết tấu -Luyện thanh: Từ 1-2 phút -Tập hát từng câu: Giáo viên đàn giai điệu từng câu khoảng 2-3 lần, nhắc học sinh lắng nghe, hát nhẩm theo đàn. Sau đó bắt nhịp cho học sinh hát hòa theo. Hoạt động của học sinh -Lắng nghe -Nghe giai điệu bài hát -Đọc lời ca -Luyện thanh -Tập hát từng câu.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> đàn. +Tập xong hai câu, cho học sinh hát nối liền hai câu, hướng dẫn học sinh lấy hơi, hát rõ lời, tròn tiếng, hát đúng chất Tây Nguyên. +Sửa những chỗ học sinh hát chưa đúng, tập các câu tiếp theo tương tự. -Cho học sinh hát cả bài, hát theo tổ, nhóm. Hát nhiều lần để nhớ giai điệu và thuộc lời ca. -Mời một học sinh hát lại bài hát *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách -Giáo viên làm mẫu. -Học sinh hát kết hợp vỗ tay theo phách. -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm hát, một nhóm gõ đệm theo phách, sau đó đổi ngược lại. -Mời cá nhân học sinh hát lại bài hát.. -Nối các câu hát -Sửa sai -Thực hiện -Học sinh hát -Quan sát -Hát kết hợp vỗ tay theo phách -Thực hiện -Cá nhân hát. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát , hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. Hát kết hợp vỗ tay theo phách. -Học sinh tìm hiểu thêm về các bài hát mang phong cách Tây Nguyên hay là mang tính chất Tây nguyên Ngày soạn: 05/12/2011. TUẦN 16 (tiết 16) ÔN TẬP BA BÀI HÁT EM YÊU HÒA BÌNH, BẠN ƠI LẮNG NGHE, CÒ LẢ I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca -Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát -Tập biểu diễn bài hát II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách -Đàn giai điệu và đệm hát 3 bài: Em yêu hòa bình, bạn ơi lắng nghe, cò lả III.Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập ba bài hát 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Em yêu hòa bình. Hoạt động của học sinh.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> -Học sinh hát kết hợp vỗ tay theo nhịp -Hát nối tiếp kết hợp gõ đệm theo nhịp đến hết bài -Hát và vận động theo nhạc -Trình bày bài hát theo nhóm, tổ *Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Bạn ơi lắng nghe -Chia lớp thành 4 nhóm, cho các nhóm hát nối tiếp nhau đến hết bài, gõ đệm theo phách -Học sinh hát đối đáp kết hợp gõ đệm theo nhịp -Hát và vận động theo nhạc -Trình bày bài hát theo nhóm, tồ *Hoạt động 3: Ôn tập bài hát Cò lả -Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp - Học sinh hát theo cách hát lĩnh xướng và hòa giọng: +Một học sinh hát: Con cò…cánh đồng +Cả lớp hát: tình tính tang….Hay chăng -Hát và vận động theo nhạc -Trình bày bài hát theo nhóm, tổ. -Hát và vỗ tay theo nhịp -Thực hiện -Hát và vận động theo nhạc -Trình bày bài hát theo nhóm, tổ -Thực hiện -Hát đối đáp, gõ đệm theonhịp -Hát và vận động theo nhạc -Thực hiện -Hát và gõ đệm theo nhịp -Thực hiện. -Hát và vận động theo nhạc -Thực hiện. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học. -Nhắc nhở học sinh về hát lại ba bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát, chú ý thể hiện sắc thái của bài hát. -Ôn tập lại các bài hát đã học để tập biểu diễn bài hát Ngày soạn: 12/12/2011. TUẦN 17 (tiết 17) ÔN TẬP HAI BÀI TẬP ĐỌC NHẠC: SỐ 3 VÀ SỐ 4 I.Mục tiêu: -Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca một số bài hát đã học -Tập biểu diễn bài hát II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách -Đàn giai điệu và đệm hát 5 bài trong chương trình học kì 1 III.Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. -Giáo viên cho học sinh ôn tập lại các bài hát đã -Ôn tập các bài hát được học. -Hát và gõ đệm theo phách, nhịp hoặc tiết tấu lời ca -Thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> -Hát và vận động theo nhạc -Tập biểu diễn bài hát -Mời từng nhóm lên biểu diễn bài hát. -Hát và vận động theo nhạc -Tập biểu diễn bài hát -Từng nhóm lên biểu diễn bài hát. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học. -Nhắc nhở học sinh về hát lại các bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát, chú ý thể hiện sắc thái của bài hát. -Ôn tập lại các bài hát đã học để tập biểu diễn bài hát Ngày soạn: 19/12/2011. TUẦN 18 (tiết 18) TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT I.Mục tiêu: -Tập biểu diễn một số bài hát đã học II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn thuần thục các bài hát đã học -Ghi nhớ một vài các động tác phụ họa III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra trong quá trình tập biểu diễn các bài hát 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên -Cho học sinh tập biểu diễn các bài hát đã học -Học sinh biểu diễn theo nhóm, tổ, cá nhân -Nhận xét -Nhắc học sinh nhớ là chúng ta đã học xong chương trình học kỳ một, chương trình tiếp theo là học kỳ hai.. Hoạt động của học sinh -Thực hiện -Biểu diễn theo nhóm, tổ, cá nhân -Lắng nghe -Ghi nhớ. 4.Củng cố - Dặn dò: -Dặn dò học sinh về tiếp tục ôn tập các bài hát đã học -Tuần sau chúng ta sẽ chuyển sang học kỳ mới với các bài hát mới. Ngày soạn: 10/01/2012. TUẦN 19 (tiết 19) HỌC HÁT: BÀI CHÚC MỪNG Nhạc Nga Lời Việt: Hoàng Lân. MỘT SỐ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÀI HÁT I.Mục tiêu:.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> -Biết đây là bài hát nhạc nước ngoài -Biết hát theo giai điệu và lời ca -Biết một số hình thức trình bày bài hát: đơn ca, song ca… II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách -Đàn giai điệu và đệm hát bài Chúc mừng III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: Hát lại một trong các bài đã học ở học kì I 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Dạy hát bài: Chúc mừng -Học sinh nhắc lại các bài hát nhạc nước ngoài đã học: Đàn gà con, chúc mừng sinh nhật, con chim non…..Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một bài hát nước ngoài: bài Chúc mừng, nhạc Nga. -Treo bảng phụ, thuyết trình: Bài hát nói lên tình cảm ấm áp của những người thân được gặp nhau trong ngày tết tưng bừng. dù là Việt Nam hay ở nước nào, ngày tết luôn là một ngày vui. Mọi người trao cho nhau những tình cảm chân thành, tha thiết. Đó là những phút giây khó quên trong cuộc đời của mỗi con người. -Hát mẫu -Đọc lời ca: Mời 1-2 học sinh đọc lời ca, cả lớp đọc theo tiết tấu lời ca. Nhắc học sinh bài hát chia làm 4 câu -Luyện thanh: 1-2 phút -Tập hát từng câu: Giáo viên đàn giai điệu khoảng 23 lần, học sinh lắng nghe, hát nhẩm theo đàn. Giáo viên bắt nhịp 2-3, học sinh hát hòa theo đàn -Ở những tiếng chấm dôi, lưu ý học sinh hát đúng, ngắt nghỉ đúng nhịp. Đàn nhiều lần để học sinh nghe giai điệu, độ dài ngắn khác nhau của âm thanh -Xong hai câu cho học sinh hát nối các câu hát. Tập như vậy đến hết bài. Nhắc học sinh lấy hơi, hát rõ lời, hát diễn cảm bài hát. -Học sinh hát cả bài, hát nhiều lần để nhớ giai điệu và lời ca *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách -Giáo viên làm mẫu. -Học sinh hát kết hợp vỗ tay theo phách. -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm hát, một nhóm gõ đệm theo phách, sau đó đổi ngược lại. -Mời cá nhân học sinh hát lại bài hát.. Hoạt động của học sinh -Lắng nghe. -Chú ý, nghiêm túc lắng nghe và ghi nhớ.. -Lắng nghe -Đọc lời ca -Khởi động giọng -Tập từng câu -Ghi nhớ -Hát nối câu hát -Hát cả bài -Quan sát -Hát và vỗ tay theo phách -Thực hiện -Cá nhân hát.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> -Nhận xét *Hoạt động 3: Một số hình thức trình bày bài hát -Giới thiệu một số hình thức trình bày bài hát: Treo tranh ảnh -Học sinh nhắc lại -Cho học sinh hát lại bài Chúc mưng theo các hình thức trên. -Lắng nghe -Quan sát, ghi nhớ -Song ca, đơn ca, tam ca, tốp ca -Thực hiện. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát , hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. -Nhắc học sinh tìm động tác phụ hoạ đơn giản cho bài hát. Ngày soạn: 17/01/2012. TUẦN 20 (tiết 20) ÔN TẬP BÀI HÁT: CHÚC MỪNG TẬP ĐỌC NHẠC: TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 5 I.Mục tiêu: -Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca -Biết hát kết hợp vận động phụ họa II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách -Một vài động tác phụ họa đơn giản bài Chúc mừng -Bảng phụ ghi bài tập đọc nhạc: Hoa bé ngoan III.Hoạt động dạy - học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi một học sinh nhắc lại bài học tiết trước -Kết hợp kiểm tra bài trong quá trình ôn tập. 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chúc mừng -Đàn lại giai điệu bài Chúc mừng. Học sinh lắng nghe, nói tên bài hát, tên tác giả. -Học sinh hát lại bài hát kết hợp gõ đệm theo phách -Học sinh hát lại bài hát dưới hình thức trình bày: Đơn ca, song ca, tốp ca, tam ca -Hướng dẫn một vài động tác phụ họa. Nếu động tác của học sinh đẹp sẽ lấy hướng dẫn cho cả lớp. -Hát kết hợp vận động phụ họa -Mời một nhóm lên biểu diễn bài hát *Hoạt động 2: Tập đọc nhạc số 5: Hoa bé ngoan. Hoạt động của học sinh -Lắng nghe, nói tên bài hát -Thực hiện -Hát dưới nhiều hình thức -Tập động tác phụ họa -Hát kết hợp vận động phụ họa -Thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> -Treo bài tập đọc nhạc, giới thiệu: Bài TĐN số 5 là đoạn trích trong bài Hoa bé ngoan của tác giả Hoàng Văn Yến. -Hỏi học sinh: Nốt thấp nhất trong bài, nốt cao nhất trong bài là nốt nào? -Một học sinh nêu tên các nốt nhạc có trong bài từ thấp đến cao? -Giáo viên chỉ từng nốt, học sinh đọc tên nốt nhạc. -Trong bài gồm các hình nốt gì? -Luyện tập tiết tấu: Giáo viên ghi tiết tấu lên bảng, Gõ mẫu, học sinh lắng nghe và thực hiện -Hướng dẫn học sinh nhìn vào bài tập đọc nhạc, vừa đọc tên nốt vừa gõ tiết tấu. -Học sinh luyện tập cao độ theo thang âm các nốt có trong bài. -Tập đọc nhạc từng câu ngắn, giáo viên đàn giai điệu khoảng 2-3 lần rồi bắt nhịp hoc học sinh đọc hòa theo đàn. -Chỉ định một vài học sinh đọc lại, hướng dẫn những chỗ chưa đúng. -Tập các chuỗi âm sau tương tự như chuỗi âm đầu, cho học sinh đọc nối các chuỗi âm với nhau. -Học sinh đọc cả bài, giáo viên lắng nghe, sửa sai. -Mời 1-2 học sinh khá đọc lại bài cho cả lớp nghe. -Giáo viên đàn giai điệu cả bài, học sinh đọc nhạc sau đó ghép lời ca. -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm đọc nhạc một nhóm ghép lời ca. -Hướng dẫn học sinh đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ đệm theo phách -Chỉ định 1-2 học sinh thực hiện -Nhận xét. -Quan sát, lắng nghe -Trả lời -Thực hiện -Đọc tên nốt nhạc -Trả lời -Luyện tập tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên -Thực hiện -Luyện tập cao độ -Tập đọc từng chuỗi âm ngắn -Thực hiện -Thực hiện -Đọc cả bài -Học sinh khá đọc bài -Ghép lời ca -Thực hiện -Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách -Thực hiện -Nhận xét. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học. -Nhắc nhở học sinh về hát lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát, chú ý thể hiện sắc thái của bài hát. -Nhắc học sinh đọc bài tập đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ đệm theo phách, chú ý thể hiện sắc thái của bài tập đọc nhạc. Ngày soạn: 31/01/2012. TUẦN 21 (tiết 21) HỌC HÁT: BÀI BÀN TAY MẸ Nhạc: Bùi Đình Thảo.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Lời: Tạ Hữu Yên I.Mục tiêu: -Biết bài hát Bàn tay mẹ là do nhạc sĩ Bùi Đình Thảo sáng tác -Biết hát theo giai điệu và lời ca -Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, nhịp\ II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách -Tranh ảnh minh họa, bảng phụ -Đàn giai điệu và đệm hát bài Bàn tay mẹ III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: Cho cả lớp hát lại bài Chúc mừng. 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Dạy hát bài Bàn tay mẹ -Giáo viên treo tranh minh họa và bản nhạc đã chép bài Bàn tay mẹ lên bảng. Có chia câu hát , sau đó thuyết trình: Bài hát Bàn tay mẹ ra đời đã lâu được rất nhiều người yêu thích. Bài hát ca ngợi công ơn chăm sác, nuôi dưỡng của người mẹ trải qua bao gian nan vất vả để nuôi nấng con nên người. Từ bài thơ của Tạ Hữu Yên nhạc sĩ Bùi Đình Thảo đã phổ thơ thành nhạc, rất thành công để có một bài hát hay về mẹ. Bài hát là một trong 50 ca khúc được bình chọn là hay nhất thế kỷ 20. -Hát mẫu -Đọc lời ca: Mời 1-2 học sinh đọc lời ca, cả lớp đọc theo tiết tấu lời ca. Nhắc học sinh bài hát chia làm 5 câu -Luyện thanh: 1-2 phút -Tập hát từng câu: Giáo viên đàn giai điệu khoảng 2-3 lần, học sinh lắng nghe, hát nhẩm theo đàn. Giáo viên bắt nhịp 2-1, học sinh hát hòa theo đàn -Ở những tiếng có dấu luyến, lưu ý học sinh hát đúng, ngắt nghỉ đúng nhịp. Đàn nhiều lần để học sinh nghe giai điệu hát cho chính xác. -Xong hai câu cho học sinh hát nối các câu hát. Tập như vậy đến hết bài. Nhắc học sinh lấy hơi, hát rõ lời, hát diễn cảm bài hát. -Học sinh hát cả bài, hát nhiều lần để nhớ giai điệu và lời ca *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm cho bài hát -Giáo viên làm mẫu hát và gõ đệm theo nhịp. -Học sinh hát kết hợp vỗ tay theo nhịp -Giáo viên làm mẫu hát và gõ đệm theo phách. Hoạt động của học sinh -Quan sát, lắng nghe. -Lắng nghe -Đọc lời ca -Khởi động giọng -Tập từng câu -Lắng nghe, ghi nhớ -Hát nối câu hát -Hát cả bài -Quan sát -Hát và gõ đệm theo nhịp -Quan sát.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> -Học sinh hát kết hợp vỗ tay theo phách -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm hát và gõ đệm theo nhịp, một nhóm gõ đệm theo phách, sau đó đổi ngược lại. -Mời cá nhân học sinh hát lại bài hát. -Nhận xét. -Hát và gõ đệm theo phách -Thực hiện -Cá nhân hát -Lắng nghe, ghi nhớ. 4.Củng cố - dặn dò: -Nhắc học sinh về nhà phải vâng lời mẹ, học hành chăm ngoan cho mẹ vui lòng, hát tặng mẹ bài hát Bàn tay mẹ. -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát , hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. -Nhắc học sinh tìm động tác phụ hoạ đơn giản cho bài hát. Ngày soạn: 07/01/2012. TUẦN 22 (tiết 22) ÔN TẬP BÀI HÁT: BÀN TAY MẸ TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 6 I.Mục tiêu: -Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của bài hát -Biết hát kết hợp vận động phụ họa cho bài hát -Tập biểu diễn bài hát II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách -Một vài động tác phụ họa đơn giản bài Bàn tay mẹ -Bảng phụ ghi bài tập đọc nhạc: Múa vui III.Hoạt động dạy - học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi một học sinh nhắc lại bài học tiết trước -Kết hợp kiểm tra bài trong quá trình ôn tập. 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Bàn tay mẹ -Sau một tuần học bài hát Bàn tay mẹ, có bạn nào đã hát tặng mẹ bài hát chưa nhỉ? -Tuần này chúng ta tiếp tục ôn tập bài hát, tập biểu diễn bài hát thật hay để có thể múa hát cho mẹ xem nhé. -Đàn lại giai điệu bài hát -Học sinh hát lại bài hát, hát rõ lời diễn cảm. -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm hát và vỗ tay. Hoạt động của học sinh -Học sinh trả lời -Lắng nghe -Lắng nghe -Hát lại bài hát -Thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> theo phách, nhóm còn lại vỗ tay theo nhịp. Sau đó đổi ngược lại -Hát, múa đơn giản minh họa cho bài Bàn tay mẹ: Có thể lấy động tác phụ họa của học sinh, giáo viên hướng dẫn một vài động tác. -Một nhóm lên biểu diễn *Hoạt động 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 6 -Treo bảng phụ, giới thiệu bài Tập đọc nhac: Bài TĐN số 6 là trích đoạn trong bài hát Múa vui, một tác phẩm quen thuộc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. -Học sinh nói tên nốt nhạc trong bài -Một học sinh đọc tên nốt nhạc từ thấp đến cao, giáo viên ghi bảng -Trong bài tập đọc nhạc có những hình nốt nào? -Học sinh luyện tập tiết tấu, giáo viên ghi tiết tấu lên bảng. +Giáo viên làm mẫu +Học sinh vừa gõ tiết tấu vừa đọc hình nốt. +Học sinh nhìn vào bài tập đọc nhạc, vừa đọc tên nốt, vừa gõ tiết tấu. -Học sinh luyện tập cao độ theo thang âm các nốt có trong bài. -Bài tập đọc nhạc chia làm 2 câu ngắn, so sánh hai câu nhạc: Câu 1, 2 giống nhau, khác nốt nhạc ở cuối câu. -Giáo viên đàn câu 1 khoảng 2-3 lần. Nhắc học sinh đọc nhẩm theo đàn, rồi bắt nhịp cho học sinh đọc hoà theo đàn. -Chỉ định một vài học sinh đọc lại câu 1. -Câu 2 tập tương tự câu 1. Đọc xong hai câu cho học sinh nối cả bài. -Giáo viên đàn giai điệu cả bài, học sinh đọc nhạc. -Chỉ định 1-2 em học khá đọc nhạc cả bài cho cả lớp cùng nghe. -Giáo viên đàn giai điệu cả bài 2 lần, lần thứ nhất học sinh đọc nhạc, lần thứ hai học sinh ghép lời ca, vừa đọc vừa gõ đệm theo phách. -Chia lớp thành hai nửa, một nửa đọc nhạc, một nửa hát lời ca sau đó đổi ngược lại. -Học sinh đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách. -Chỉ định cá nhân đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách. -Nhận xét 4.Củng cố - dặn dò:. -Hát và vận động phụ họa -Lên biểu diễn -Quan sát, lắng nghe -Nói tên nốt nhạc -Trả lời -Nói tên hình nốt -Luyện tập tiết tấu -Quan sát -Gõ tiết tấu, đọc hình nốt -Thực hiện -Luyện cao độ -Ghi nhớ, so sánh -Lắng nghe, đọc nhẩm, hòa theo đàn -Thực hiện -Tập câu 2. Nối hai câu -Nghe giai điệu, đọc nhạc -1, 2 em đọc bài -Ghép lời ca -Thực hiện -Đọc nhạc, ghép lời, gõ đệm theo phách -Cá nhân đọc -Lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> -Giáo viên nhận xét tiết học. -Nhắc nhở học sinh về hát lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát, chú ý thể hiện sắc thái của bài hát. -Nhắc học sinh đọc bài tập đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ đệm theo phách. Ngày soạn: 14/02/2012. TUẦN 23 (tiết 23) HỌC HÁT: BÀI CHIM SÁO Dân ca: Khơ me (Nam Bộ) Sưu tầm: Đặng Nguyễn I.Mục tiêu: -Học sinh biết đây là bài dân ca -Biết hát theo giai điệu và lời ca -Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách -Tranh ảnh minh họa, bảng phụ -Đàn giai điệu và đệm hát bài Chim sáo III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: Cho cả lớp hát lại bài Bàn tay mẹ 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Dạy hát bài Chim sáo -Giáo viên treo tranh minh họa và bản nhạc đã chép lên bảng, giới thiệu bài hát, tên tác giả. Bài chim sáo có giai điệu vui tươi, lời ca giản dị, miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp của một vùng đất nước. -Hát mẫu -Đọc lời ca: Mời 1-2 học sinh đọc lời ca, cả lớp đọc theo tiết tấu lời ca. Nhắc học sinh bài hát chia làm 2 câu -Tập hát từng câu: Giáo viên đàn giai điệu khoảng 2-3 lần, học sinh lắng nghe, hát nhẩm theo đàn. Giáo viên bắt nhịp 2-3, học sinh hát hòa theo đàn -Ở những tiếng có dấu luyến, đảo phách lưu ý học sinh hát đúng, ngắt nghỉ đúng nhịp. Đàn nhiều lần để học sinh nghe giai điệu hát cho chính xác. -Xong hai câu cho học sinh hát nối các câu hát. Tập như vậy đến hết bài. Nhắc học sinh lấy hơi, hát rõ lời, hát diễn cảm bài hát. -Học sinh hát cả bài, hát nhiều lần để nhớ giai điệu và lời ca. Hoạt động của học sinh -Quan sát, lắng nghe. -Lắng nghe -Đọc lời ca -Tập từng câu -Lắng nghe, ghi nhớ -Hát nối câu hát -Hát cả bài.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách -Giáo viên làm mẫu hát và gõ đệm theo phách -Học sinh hát kết hợp vỗ tay theo phách -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm hát, một nhóm gõ đệm theo phách, sau đó đổi ngược lại. -Mời cá nhân học sinh hát lại bài hát. -Nhận xét. -Quan sát -Hát và gõ đệm theo phách -Thực hiện -Cá nhân hát -Lắng nghe, ghi nhớ. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát , hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. Hát kết hợp vỗ tay theo phách. -Tìm một vài động tác phụ họa cho bài hát Ngày soạn: 21/02/2012. TUẦN 24 (tiết 24) ÔN TẬP BÀI HÁT: CHIM S ÁO ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 5, SỐ 6 I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca -Biết hát kết hợp vận động phụ họa II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách -Một số động tác phụ hoạ cho bài hát. III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chim sáo -Học sinh nghe lại bài hát Chim sáo, nói tên bài hát, tên tác giả -Cho học sinh hát lại bài hát, sửa những chỗ học sinh hát chưa đúng. -Hát kết hợp gõ đệm theo phách. -Cho học sinh hát theo tổ, nhóm, cá nhân -Hướng dẫn một vài động tác phụ họa đơn giản. -Cả lớp hát kết hợp vận động phụ họa cho bài hát -Mời một nhóm 4-5 em lên biểu diễn *Hoạt động 2 Ôn tập đọc nhạc số 5 -Luyện tập cao độ: Học sinh đọc chuỗi âm Đồ-rê-mi-. Hoạt động của học sinh -Lắng nghe, trả lời -Thực hiện -Hát kết hợp gõ đệm theo phách -Hát theo nhóm, tổ, cá nhân -Tập động tác phụ họa -Hát và vận động phụ họa -Học sinh lên biểu diễn -Luyện tập cao độ.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> son-la -Luyện tập tiết tấu: Học sinh ôn lại tiết tấu bài tập đọc -Gõ lại tiết tấu của bài tập đọc nhạc nhạc số 5. -Học sinh đọc nhạc, hát lời kết hợp vỗ tay theo phách. -Đọc nhạc, hát lời và gõ đệm theo phách -Mời hai học sinh, một học sinh đọc nhạc, một học -Thực hiện sinh hát lời. *Hoạt động 3: Ôn tập đọc nhạc số 6 -Luyện tập cao độ: Học sinh đọc chuỗi âm Đồ-rê-mi- -Luyện tập cao độ son -Luyện tập tiết tấu: Gõ lại tiết tấu bài tập đọc nhạc số -Luyện tập tiết tấu 6 -Học sinh đọc nhạc, hát lời kết hợp vỗ tay theo phách. -Đọc nhạc, hát lời và gõ đệm theo phách -Đọc theo tổ -Đọc theo từng tổ -Mời hai học sinh, một học sinh đọc nhạc, một học -Thực hiện sinh hát lời. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học. -Nhắc nhở học sinh về hát lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát, chú ý thể hiện sắc thái của bài hát. -Nhắc học sinh đọc lại hai bài tập đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ đệm theo phách. Ngày soạn: 28/02/2012. TUẦN 25 (tiết 25) ÔN TẬP BA BÀI HÁT CHÚC MỪNG, BÀN TAY MẸ, CHIM SÁO NGHE NHẠC I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của ba bài hát -Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát -Biết hát kết hợp vận động phụ họa. -Học sinh nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách -Đàn giai điệu và đệm hát 3 bài: Chúc mừng, bàn tay mẹ, chim sáo. -Máy nghe, băng nhạc. III.Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập ba bài hát 3.Bài mới:.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Chúc mừng -Giáo viên đàn giai điệu câu đầu tiên của bài hát. Học sinh lắng nghe, nhận biết tên bài hát, tên tác giả. -Học sinh trình bày bài hát lại theo 3 hình thức: Đơn ca, song ca, tốp ca -Học sinh hát kết hợp vỗ tay theo phách. -Hát và vận động phụ họa cho bài hát *Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: Bàn tay mẹ -Gõ tiết tấu câu đầu của bài hát, học sinh nhận biết tên bài hát và tên tác giả. -Hỏi học sinh: Từ khi học xong bài hát đến nay, đã có em nào hát tặng mẹ chưa? -Học sinh hát và vỗ tay theo phách, nhịp -Hát kết hợp vận động phụ họa theo nhạc -Từng nhóm 5 em lên biểu diễn *Hoạt động 3: Ôn tập bài hát Chim sáo -Học sinh ôn tập bài hát kết hợp gõ đệm theo phách -Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản -Một vài nhóm lên trình bày trước lớp -Giáo viên nhận xét *Hoạt động 4: Nghe nhạc -Ổn định lớp -Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung tác phẩm -Nghe nhạc -Các em có cảm nhận gì khi nghe bài hát này? -Học sinh nghe nhạc lần thứ hai. Hoạt động của học sinh -Lắng nghe, nhận biết -Thực hiện -Hát kết hợp vỗ tay theo phách -Trình bày trước lớp -Lắng nghe, nhận biết -Trả lời -Hát và gõ đệm theo bài hát -Hát và vận động theo nhạc -Thực hiện -Ôn tập bài hát -Vận động theo nhạc -Trình bày trước lớp -Lắng nghe -Sửa tư thế ngồi ngay ngắn -Lắng nghe -Nghe nhạc -Nêu cảm nhận -Nghe nhạc. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học. -Nhắc nhở học sinh về hát lại ba bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát, chú ý thể hiện sắc thái của bài hát. -Tìm hiểu thêm về âm nhạc Ngày soạn: 06/03/2012. TUẦN 26 (tiết 26) HỌC HÁT: BÀI CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời 1. -Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách -Đàn giai điệu và đệm hát bài Chú voi con ở Bản Đôn.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> -Tranh ảnh minh họa, bảng phụ III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: Học sinh hát lại bài hát Bàn tay mẹ để khởi động giọng 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Học hát bài: Chú voi con ở Bản Đôn -Kể tên những bài hát nói về các con vật mà các em đã được học và biết đến: Đàn gà con, Chim chích bông, Chú ếch con, Chị ong nâu và em bé, Chú chim nhỏ dễ thương, Cùng múa hát dưới trăng… -Treo bảng phụ, giới thiệu bài hát: Hôm nay chúng ta sẽ được học một bài hát nói về một chú voi con rất là dễ thương, chú sống ơt Bản Đoon, một địa danh ở tỉnh Đăk Lăk Tây Nguyên. Bây giờ chúng ta cùng làm quen với chú voi con nhé -Giáo viên hát mẫu -Đọc lời ca theo tiết tấu: Nhắc học sinh bài hát có 2 lời, chúng ta học lời 1. Tiết sau sẽ học lời 2. -Bài hát chia thành 2 đoạn: +Đoạn 1: “Từ đầu….ham chơi” +Đoạn 2: “Voi con ơi….của ta” -Tập hát từng câu: Giáo viên đàn giai điệu từng câu khoảng 2-3 lần, nhắc học sinh lắng nghe, hát nhẩm theo đàn. Sau đó bắt nhịp 2-1 cho học sinh hát hòa theo đàn. -Tập xong hai câu, cho học sinh hát nối liền hai câu, hướng dẫn học sinh lấy hơi, hát rõ lời, tròn tiếng, hát đúng chất Tây Nguyên. -Nhắc học sinh hát đúng những tiếng luyến -Sửa những chỗ học sinh hát chưa đúng, tập các câu tiếp theo tương tự. -Cho học sinh hát cả bài, hát theo tổ, nhóm. Hát nhiều lần để nhớ giai điệu và thuộc lời ca. -Mời một học sinh hát lại bài hát *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp -Giáo viên hát mẫu, gõ đệm theo nhịp -Học sinh hát và gõ đệm theo nhịp -Giáo viên hát mẫu, gõ đệm theo phách -Học sinh hát và gõ đệm theo phách -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm hát và vỗ tay theo phách, nhóm còn lại vỗ tay theo nhịp. Sau đó đổi ngược lại. -Nhận xét. Hoạt động của học sinh -Kể tên các bài hát. -Lắng nghe. -Nghe giai điệu bài hát -Đọc lời ca -Ghi nhớ -Tập hát từng câu. -Nối các câu hát -Tập hát tiếng luyến -Sửa sai -Thực hiện -Học sinh hát -Quan sát -Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp -Quan sát -Hát và gõ đệm theo phách -Thực hiện -Lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát , hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. Hát kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp -Mong các em cũng chăm ngoan như chú voi con ở trong bài. Ngày soạn: 13/03/2012. TUẦN 27 (tiết 27) ÔN TẬP BÀI HÁT: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 7 I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời 2 -Biết hát kết hợp vận động phụ họa. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ quen dùng: Đàn organ -Chuẩn bị một vài động tác phụ họa cho bài hát -Đọc nhạc và đàn giai điệu bài tập đọc nhạc số 7 -Bảng phụ III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: -Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chú voi con ở Bản Đôn -Học sinh nghe giai điệu bài hát, nói tên bài hát và tên tác giả. -Hát kết hợp vỗ tay theo phách -Ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức: Hát theo tổ, nhóm, cá nhân… -Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp -Mời cá nhân học sinh hát lại -Hát theo cách hát lĩnh xướng, hòa giọng -Hướng dẫn một vài động tác phụ họa cho bài hát -Hát kết hợp vận động theo nhạc -Một nhóm lên biểu diễn trước lớp -Nhận xét *Hoạt động 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 7 -Treo bảng phụ, giới thiệu bài tập đọc nhạc:. Hoạt động của học sinh -Lắng nghe, trả lời -Hát và vỗ tay theo phách -Ôn tập bài hát -Hát và vỗ tay theo nhịp -Cá nhân hát -Thực hiện -Tập động tác phụ họa -Hát và vận động theo nhạc -Một nhóm lên biểu diễn -Lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Đồng lúa bên sông -Bài tập đọc nhạc được viết ở nhịp gì?có mấy ô nhịp? -Hỏi học sinh: Nốt thấp nhất trong bài, nốt cao nhất trong bài là nốt nào? -Một học sinh nêu tên các nốt nhạc có trong bài từ thấp đến cao? -Giáo viên chỉ từng nốt, học sinh đọc tên nốt nhạc. -Trong bài gồm các hình nốt gì? -Luyện tập tiết tấu: Giáo viên ghi tiết tấu lên bảng, Gõ mẫu, học sinh lắng nghe và thực hiện -Hướng dẫn học sinh nhìn vào bài tập đọc nhạc, vừa đọc tên nốt vừa gõ tiết tấu. -Học sinh luyện tập cao độ theo thang âm các nốt có trong bài. -Tập đọc nhạc từng câu ngắn, giáo viên đàn giai điệu khoảng 2-3 lần rồi bắt nhịp hoc học sinh đọc hòa theo đàn. -Chỉ định một vài học sinh đọc lại, hướng dẫn những chỗ chưa đúng. -Tập câu sau tương tự như câu đầu, cho học sinh đọc nối các câu với nhau. -Học sinh đọc cả bài, giáo viên lắng nghe, sửa sai. -Mời 1-2 học sinh khá đọc lại bài cho cả lớp nghe. -Giáo viên đàn giai điệu cả bài, học sinh đọc nhạc sau đó ghép lời ca. -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm đọc nhạc một nhóm ghép lời ca. -Hướng dẫn học sinh đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ đệm theo phách -Chỉ định 1-2 học sinh thực hiện -Nhắc học sinh thể hiên sắc thái vui tươi của bài tập đọc nhạc.. -Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ -Trả lời -Trả lời -Học sinh nêu -Đọc tên nốt nhạc -Trả lời -Luyện tập tiết tấu -Thực hiện -Luyện cao độ -Tập từng câu -Học sinh đọc -Nối các câu -Đọc cả bài -1,2 em đọc bài -Đọc nhạc, ghép lời -Thực hiện -Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách -Thực hiện -Ghi nhớ. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học. -Nhắc nhở học sinh về hát lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát, chú ý thể hiện sắc thái của bài hát. -Nhắc học sinh đọc bài tập đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ đệm theo phách, chú ý thể hiện sắc thái của bài tập đọc nhạc. Ngày soạn: 20/03/2012.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> TUẦN 28 (tiết 28) HỌC HÁT: BÀI THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời 1 -Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn và hát chuẩn xác bài Thiếu nhi thế giới liên hoan -Nhạc cụ quen dùng: Đàn organ -Bảng phụ, tranh ảnh. III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: -Hát lại bài Chú voi con ở Bản Đôn 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Dạy bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan -Giáo viên treo tranh ảnh minh họa, giới thiệu bài hát: Bài hát thiếu nhi thế giới liên hoan là một trong 50 ca khúc hay nhất thế kỷ 20. Bài hát nói lên tình cảm của các em thiếu nhi trên thế giới, mong muốn sống trong một thế giới tràn ngập tiếng cười, không có chiến tranh và bom đạn. -Treo bảng phụ -Mời học sinh nêu cảm nhận của mình về bài hát. -Đọc lời ca: theo tiết tấu. -Giải thích từ khó: “Khôn ngăn” có nghĩa là không ngăn được, “Biên giới sâu” nghĩa là biên giới xa xôi, “Cơn chiến trinh” nghĩa là cuộc chiến tranh. -Tập từng câu: Đàn giai điệu một câu khoảng 2-3 lần, học sinh hát nhẩm theo đàn. Bắt nhịp 1-2 để học sinh hát hòa theo đàn. -Nhắc học sinh lấy hơi chính xác để hát tốt -Mời một học sinh hát lại câu một. -Tập các câu sau tương tự như câu một.. Hoạt động của học sinh -Quan sát tranh, lắng nghe. -Theo dõi -Nêu cảm nhận -Đọc lời ca -Ghi nhớ -Tập từng câu. -Chú ý lấy hơi -Cá nhân học sinh hát -Tập các câu sau tương tự, hát nối các câu hát -Học sinh hát cả bài -Hát cả bài -Sửa những chỗ học sinh hát chưa chính xác, hát -Chú ý sửa sai với sắc thái vui, nhịp nhàng, rộn ràng -Mời một học sinh hát lại bài hát -Một học sinh hát lại *Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm cho bài hát -Giáo viên hát mẫu, gõ đệm theo nhịp -Quan sát -Học sinh hát và gõ đệm theo nhịp -Hát và gõ đệm theo nhịp.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> -Giáo viên hát mẫu, gõ đệm theo phách -Quan sát -Học sinh hát và gõ đệm theo phách - Hát và gõ đệm theo phách -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm hát và vỗ tay theo phách, nhóm còn lại vỗ tay theo nhịp. Sau đó đổi ngược lại. -Nhận xét -Lắng nghe 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát , hát thuộc lời ca và đúng giai điệu, thể hiện bài hát với sắc thái vui, rộn ràng -Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, phách -Tìm các động tác phụ họa cho bài hát Ngày soạn: 27/03/2012. TUẦN 29 (tiết 29) ÔN TẬP BÀI HÁT: THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN TẬP ĐỌC NHẠC: TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 8 I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời 2 -Biết hát kết hợp vận động phụ họa II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ quen dùng: Đàn organ -Chuẩn bị một vài động tác phụ họa cho bài hát -Đọc nhạc và đàn giai điệu bài tập đọc nhạc số 8 -Bảng phụ III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: -Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan -Đàn lại giai điệu bài hát. Học sinh nói tên bài hát và tên tác giả -Học sinh hát lời 1 của bài hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm theo nhịp -Học sinh đọc lời 2 -Hát lời 2 -Hướng dẫn một vài động tác phụ họa đơn giản: Cho. Hoạt động của học sinh -Lắng nghe -Hát theo cách hát đối đáp, đồng ca -Đọc lời 2 -Tập hát lời 2 -Tập động tác phụ họa.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> học sinh thực hiện trước, sau đó nếu động tác phù hợp sẽ tập cho cả lớp. -Cả lớp hát kết hợp vận động phụ họa cho bài hát -Mời một nhóm 4-5 em lên biểu diễn -Nhận xét *Hoạt động 2: Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc số 8: Bầu trời xanh -Treo bảng phụ, giới thiệu bài tập đọc nhạc: Hôm nay chúng ta sẽ học bài TĐN số 8 mang tên Bầu trời xanh -Bài tập đọc nhạc được viết ở nhịp gì?có mấy ô nhịp? Bài hát chia thành hai câu, mỗi câu có 4 nhịp. -Hỏi học sinh: Nốt thấp nhất trong bài, nốt cao nhất trong bài là nốt nào? -Một học sinh nêu tên các nốt nhạc có trong bài từ thấp đến cao? -Giáo viên chỉ từng nốt, học sinh đọc tên nốt nhạc. -Trong bài gồm các hình nốt gì? -Luyện tập tiết tấu: Giáo viên ghi tiết tấu lên bảng, Gõ mẫu, học sinh lắng nghe và thực hiện -Hướng dẫn học sinh nhìn vào bài tập đọc nhạc, vừa đọc tên nốt vừa gõ tiết tấu. -Học sinh luyện tập cao độ theo thang âm các nốt có trong bài. -Tập đọc nhạc từng câu ngắn, giáo viên đàn giai điệu khoảng 2-3 lần rồi bắt nhịp hoc học sinh đọc hòa theo đàn. -Chỉ định một vài học sinh đọc lại, hướng dẫn những chỗ chưa đúng. -Tập câu sau tương tự như câu đầu, cho học sinh đọc nối các câu với nhau. -Học sinh đọc cả bài, giáo viên lắng nghe, sửa sai. -Mời 1-2 học sinh khá đọc lại bài cho cả lớp nghe. -Giáo viên đàn giai điệu cả bài, học sinh đọc nhạc sau đó ghép lời ca. -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm đọc nhạc một nhóm ghép lời ca. -Hướng dẫn học sinh đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ đệm theo phách -Chỉ định 1-2 học sinh thực hiện -Nhắc học sinh thể hiên sắc thái vui tươi của bài tập đọc nhạc.. -Hát kết hợp vận động theo nhạc -Một nhóm lên biểu diễn -Lắng nghe -Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ -Trả lời -Trả lời -Học sinh nêu -Đọc tên nốt nhạc -Trả lời -Luyện tập tiết tấu -Thực hiện -Luyện cao độ -Tập từng câu -Học sinh đọc -Nối các câu -Đọc cả bài -1,2 em đọc bài -Đọc nhạc, ghép lời -Thực hiện -Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách -Thực hiện -Ghi nhớ. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học. -Nhắc nhở học sinh về hát lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát, chú ý thể hiện sắc thái vui tươi, rộn ràng của bài hát.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> -Nhắc học sinh đọc bài tập đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ đệm theo phách, chú ý thể hiện sắc thái tươi vui của bài tập đọc nhạc. Ngày soạn: 03/04/2012. TUẦN 30 (tiết 30) ÔN TẬP HAI BÀI HÁT CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN, THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca -Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát -Biết hát kết hợp vận động phụ họa II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn và hát chuẩn xác hai bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn, Thiếu nhi thế giới liên hoan. -Nhạc cụ quen dùng: Đàn organ, nhạc cụ đệm gõ: Thanh phách III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: -Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn -Giáo viên đàn giai điệu bài hát Chú voi con ở Bản Đôn. Học sinh nhận biết -Ôn bài hát dưới nhiều hình thức: Hát theo nhóm, tổ, cá nhân -Hát và gõ đệm theo phách -Hát theo cách hát lĩnh xướng, hòa giọng -Học sinh hát và vận động theo nhạc. -Mời một nhóm học sinh lên biểu diễn trước lớp *Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan -Lớp hát lại bài hát bằng cách hát đối đáp, đồng ca -Học sinh hát kết hợp vỗ tay theo nhịp. -Nhắc học sinh thể hiện tính chất thiết vui, rộn ràng của bài hát -Học sinh hát và vỗ tay theo phách -Hát và vận động theo nhạc -Từng nhóm, tổ biểu diễn *Học sinh đọc bài đọc thêm: Nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn 4.Củng cố - dặn dò:. Hoạt động của học sinh -Lắng nghe, nhận biết -Hát theo nhóm, tổ, cá nhân -Hát và vỗ tay theo phách -Thực hiện -Hát và vận động theo nhạc -Biểu diễn trước lớp -Học sinh hát -Hát và vỗ tay theo nhịp -Thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát -Hát và vỗ tay theo phách -Hát và vận động theo nhạc -Nhóm, tổ biểu diễn -Đọc bài.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> -Giáo viên nhận xét tiết học. -Nhắc nhở học sinh về hát lại hai bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát, chú ý thể hiện sắc thái của bài hát. Ngày soạn: 10/04/2012. TUẦN 31 (tiết 31) ÔN TẬP: TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 7, SỐ 8 I.Mục tiêu: -Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca một số bài hát đã học II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn giai điệu hai bài TĐN số 7, 8 -Nhạc cụ quen dùng: Đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: Thanh phách III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: -Hát lại bài Em vẫn nhớ trường xưa 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Ôn tập đọc nhạc số 7 -Luyện tập cao độ: Học sinh đọc chuỗi âm Đồ-rêmi-son-la -Luyện tập tiết tấu: Học sinh ôn lại tiết tấu bài tập đọc nhạc số 7. -Nửa lớp đọc nhạc nửa lớp gõ tiết tấu, sau đó đổi lại phần trình bày. -Mời cá nhân học sinh đứng dậy đọc nhạc, đọc theo nhóm. -Học sinh đọc nhạc, hát lời kết hợp vỗ tay theo phách. -Mời hai học sinh, một học sinh đọc nhạc, một học sinh hát lời. *Hoạt động 2: Ôn tập đọc nhạc số 8 -Luyện tập cao độ: Học sinh đọc chuỗi âm Đồ-rêmi-son-la. -Luyện tập tiết tấu: Gõ lại tiết tấu bài tập đọc nhạc số 8 -Nửa lớp đọc nhạc nửa lớp gõ tiết tấu, sau đó đổi lại phần trình bày. -Mời cá nhân học sinh đứng dậy đọc nhạc, đọc theo nhóm. -Học sinh đọc nhạc, hát lời kết hợp vỗ tay theo phách. -Mời hai học sinh, một học sinh đọc nhạc, một học. Hoạt động của học sinh -Luyện tập cao độ -Gõ lại tiết tấu của bài tập đọc nhạc -Học sinh thực hiên -Cá nhân học sinh đọc, đọc theo nhóm -Đọc nhạc, hát lời và gõ đệm theo phách -Thực hiện -Luyện tập cao độ -Luyện tập tiết tấu Học sinh thực hiên -Cá nhân học sinh đọc, đọc theo nhóm -Đọc nhạc, hát lời và gõ đệm theo phách -Thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> sinh hát lời. 4.Củng cố-Dặn dò: -Về ôn lại hai bài tập đọc nhạc. -Nghe nhạc nhiều để tăng khả năng cảm thụ âm nhạc Ngày soạn: 17/04/2012. TUẦN 32 (tiết 32) HỌC HÁT: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG TỰ CHỌN BÀI HÁT: VẦNG TRĂNG CỔ TÍCH Nhạc : Phạm Đăng Khương Lời: Thơ Đỗ Trung Quân I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và lời ca. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách -Đàn giai điệu và đệm hát bài Vầng trăng cổ tích -Tranh ảnh minh họa, bảng phụ III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: Học sinh hát lại bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan để khởi động giọng 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Học hát bài: Vầng trăng cổ tích -Treo bảng phụ, giới thiệu bài hát -Giáo viên hát mẫu -Đọc lời ca theo tiết tấu. -Tập hát từng câu: Giáo viên đàn giai điệu từng câu khoảng 2-3 lần, nhắc học sinh lắng nghe, hát nhẩm theo đàn. Sau đó bắt nhịp 2-1 cho học sinh hát hòa theo đàn. -Tập xong hai câu, cho học sinh hát nối liền hai câu, hướng dẫn học sinh lấy hơi, hát rõ lời, tròn tiếng, hát theo xu hướng mang phong cách dân ca. -Nhắc học sinh hát đúng những tiếng luyến -Sửa những chỗ học sinh hát chưa đúng, tập các câu tiếp theo tương tự. -Cho học sinh hát cả bài, hát theo tổ, nhóm. Hát nhiều lần để nhớ giai điệu và thuộc lời ca. -Mời một học sinh hát lại bài hát *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp -Giáo viên hát mẫu, gõ đệm theo nhịp -Học sinh hát và gõ đệm theo nhịp. Hoạt động của học sinh -Quan sát, lắng nghe -Nghe giai điệu bài hát -Đọc lời ca -Tập hát từng câu. -Nối các câu hát -Tập hát tiếng luyến -Sửa sai -Thực hiện -Học sinh hát -Quan sát -Hát và vỗ tay theo nhịp.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm hát và vỗ tay -Thực hiện theo phách, nhóm còn lại vỗ tay theo nhịp. Sau đó đổi ngược lại. -Nhận xét -Lắng nghe 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát , hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp -Ôn tập lại các bài hát đã học Ngày soạn: 24/04/2012. TUẦN 33 (tiết 33 ) ÔN TẬP BA BÀI HÁT I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. -Biết vận động phụ họa theo bài hát. -Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ quen dùng: Đàn organ -Hát chuẩn xác các bài hát trong chương trình học kì 2 III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: -Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên *Ôn tập ba bài hát Chúc mừng, Bàn tay mẹ, Chú voi con ở Bản Đôn lần lượt theo các bước: -Học sinh nghe giai điệu, nói tên bài hát, tên tác giả. -Hát hòa theo đàn -Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, phách -Trình bày bài hát theo các cách: Hát lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca. -Trình bày bài hát dưới nhiều hình thức: hát đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca -Hát và vận động phụ họa -Một vài nhóm lên biểu diễn -Nhận xét. Hoạt động của học sinh -Lắng nghe, trả lời -Hát hòa giọng -Thực hiện -Thực hiện -Thực hiện -Hát và vận động phụ họa -Biểu diễn trước lớp -Lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại các bài tập đọc nhạc Ngày soạn: 01/05/2012. TUẦN 34 (tiết 34 ) ÔN TẬP HAI BÀI TẬP ĐỌC NHẠC I.Mục tiêu: -Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca một số bài đã học trong học kì 2 II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ quen dùng: Đàn organ -Nhạc cụ gõ: Thanh phách III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: -Cả lớp hát lại bài Thiếu nhi thế giới liên hoan 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Ôn tập hai bài tập đọc nhạc lần lượt theo các bước: -Học sinh nghe giai điệu, nói tên bài tập đọc nhạc, -Lắng nghe, trả lời tên tác giả. -Luyện tập tiết tấu -Luyện tiết tấu -Đọc nhạc và hát lời hòa theo đàn -Thực hiện -Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, phách -Thực hiện -Đọc nhạc và hát lời không theo đàn -Thực hiện -Trình bày bài hát theo nhóm, tổ, cá nhân -Nhóm, tổ, cá nhân đọc nhạc -Mời cá nhân học sinh đọc nhạc, hát lời -Cá nhân đọc, hát lời -Nhận xét -Lắng nghe 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, đọc nhạc tốt, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại các bài hát đã học ở học kì 2 Ngày soạn: 08/05/2012. TUẦN 35 (tiết 35 ) TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT I.Mục tiêu: -Hát thuộc lời và giai điệu bài hát đã được học ở học kì 2 -Học sinh tự tin biểu diễn một vài bài hát đã học.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn thuần thục các bài hát đã học -Ghi nhớ một vài các động tác phụ họa III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra trong quá trình tập biểu diễn các bài hát 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên -Cho học sinh tập biểu diễn các bài hát đã học -Học sinh biểu diễn theo nhóm, tổ, cá nhân -Nhắc học sinh biểu diễn bài hát phải tự tin, mạnh dạn, hát rõ lời, thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát. -Nhận xét.. Hoạt động của học sinh -Thực hiện -Biểu diễn theo nhóm, tổ, cá nhân -Lắng nghe, ghi nhớ -Lắng nghe. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hát tốt, vận động đẹp, nghiêm túc trong giờ học. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) . -Nhắc học sinh về nhà phải ôn tập lại tên các nốt nhạc, nhớ vị trí của các nốt nhạc. -Nhận xét học sinh đã hoàn thành chương trình lớp 4..

<span class='text_page_counter'>(50)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×