Tải bản đầy đủ (.pdf) (298 trang)

Vai trò của năng lực doanh nhân, sáng nghiệp công ty và vốn xã hội đối với thành quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.22 MB, 298 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN THÀNH LONG

VAI TRÒ CỦA NĂNG LỰC DOANH NHÂN,
SÁNG NGHIỆP CÔNG TY VÀ VỐN XÃ HỘI ĐỐI VỚI
THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN THÀNH LONG

VAI TRÒ CỦA NĂNG LỰC DOANH NHÂN,
SÁNG NGHIỆP CÔNG TY VÀ VỐN XÃ HỘI ĐỐI VỚI
THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã chuyên ngành 62340501
Phản biện độc lập 1: PGS. TS Hoàng Văn Hải
Phản biện độc lập 2: PGS. TS Trần Đình Khơi Ngun
Phản biện 1:


PGS. TS Đỗ Bá Khang

Phản biện 2:

PGS. TS Vương Đức Hoàng Quân

Phản biện 3:

PGS. TS Bùi Nguyên Hùng

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Lê Nguyễn Hậu
2. TS. Nguyễn Thiên Phú

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của chính mình. Các kết quả nghiên
cứu và kết luận trong bản luận án này là trung thực và không sao chép từ bất kỳ nguồn
nào dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đều được thực hiện
trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng qui định.
Tác giả luận án

Nguyễn Thành Long

ii


TĨM TẮT LUẬN ÁN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển
kinh tế và thịnh vượng ở các quốc gia phát triển cũng như đang phát triển. Do đó, thành
quả hoạt động của DNVVN được các nhà lập chính sách lẫn giới nghiên cứu rất quan
tâm (Abe, 2009; OECD, 2012; Santarelli & Vivarelli, 2007).
DNVVN có nguồn lực rất hạn chế, trình độ quản trị thấp; tuy nhiên, DNVVN lại
có cấu trúc phẳng, linh hoạt, quán tính nhỏ (Deros, Yusof, & Salleh, 2006) nên có thể
vận dụng ba nguồn lực sau để đạt thành quả: (1) vốn xã hội (social capital) là các mạng
kết nối giữa doanh nghiệp đến cá nhân/tổ chức khác, cho phép thông tin và nguồn lực
dịch chuyển, trao đổi với chi phí thấp, hiệu quả cao (Westlund, 2006; Nahapiet &
Ghoshal, 1998), (2) sáng nghiệp công ty (entrepreneurial orientation) là ý định và hành
vi mang phong thái chủ động, đổi mới, chấp nhận rủi ro trong các quá trình chiến lược
của tập thể công ty (Covin & Slevin, 1991; Lumpkin & Dess, 1996); (3) doanh nhân là
người chủ sở hữu và điều hành doanh nghiệp với các năng lực doanh nhân
(entrepreneurial competencies) của chính mình (Bird, 1995; Rauch & et al., 2009; Man
& et al., 2002). Vấn đề đặt ra cho luận án là, ba khái niệm: năng lực doanh nhân, vốn xã
hội của doanh nghiệp và sáng nghiệp công ty quan hệ với nhau như thế nào và có vai
trị gì trong tạo dựng thành quả hoạt động của DNVVN.
Qui trình suy diễn được dùng để làm rõ vấn đề nghiên cứu này. Trước hết, một
tổng kết lý thuyết gồm tổng kết lý thuyết (thuần) được thự hiện để làm rõ về định nghĩa,
bản chất, tiền tố, hệ quả của ba khái niệm trên. Tiếp theo, 44 nghiên cứu thực nghiệm
(empirical) liên quan trong phạm vi DNVVN được tổng kết.
Tổng kết lý thuyết cho thấy năng lực doanh nhân, sáng nghiệp công ty, vốn xã hội
là 3 định tố của thành quả hoạt động; vốn xã hội là tiền tố của sáng nghiệp cơng ty. Bên
cạnh đó, tổng kết cũng chỉ ra hai khoảng trống nghiên cứu sau: Một là, vai trị năng lực
doanh nhân trong hình thành vốn xã hội; hai là, vai trò năng lực doanh nhân trong hình
thành sáng nghiệp cơng ty. Hai vấn đề này chưa được các nghiên cứu trước đặt ra và
kiểm định cụ thể. Đây là các cơ sở để các câu hỏi nghiên cứu chính được phát biểu như
sau:

iii





Năng lực doanh nhân nào bồi tụ vốn xã hội?



Năng lực doanh nhân nào phát triển sáng nghiệp công ty?
Để trả lời các câu hỏi trên, các lý thuyết về năng lực doanh nhân, sáng nghiệp công

ty, vốn xã hội được dùng làm cơ sở để phát biểu giả thuyết và xây dựng mơ hình lý
thuyết. Tiếp theo, DNVVN ở Việt Nam được chọn làm bối cảnh để thực hiện một nghiên
cứu để kiểm định giả thuyết và mơ hình trên gồm 3 bước như sau. Bước (1) - nghiên
cứu sơ bộ định tính: thực hiện phỏng vấn (bán cấu trúc) trực diện 8 chủ DNVVN để
hoàn chỉnh các bộ thang đo. Bước (2) - nghiên cứu sơ bộ định lượng: khảo sát (survey)
với cỡ mẫu 77 để kiểm định sơ bộ thang đo. Bước (3) - nghiên cứu chính thức định
lượng: dùng phương pháp SEM để kiểm định thang đo, mơ hình và các giả thuyết liên
quan với dữ liệu từ 198 hồi đáp. Trong đó, 5 năng lực doanh nhân mà Man và et al.
(2008) đề xuất: (1) quan hệ, (2) chiến lược, (3) nhân sự, (4) cơ hội, (5) đổi mới được
dùng để kiểm định các giả thuyết trong một mơ hình đa cấp phân tích.
Kết quả nghiên cứu khẳng định: (1) năng lực chiến lược trực tiếp tạo thành quả
hoạt động DNVVN; (2) năng lực quan hệ và nhân sự tác động tích cực đến vốn xã hội
và (3) năng lực tìm cơ hội và đổi mới là định tố cho định hướng đổi mới của sáng nghiệp
công ty. Điều này không chỉ lấp được một phần hai khoảng trống lý thuyết ở trên mà
còn hàm ý rằng tiếp cận năng lực doanh nhân có thể dùng cho giải thích sự hình thành
các nguồn lực cụ thể khác của tổ chức. Đây là đóng góp mới của luận án.
Ngồi ra, luận án cịn khẳng định tính độc lập của 2 thành phần sáng nghiệp công
ty (đổi mới và chấp nhận rủi ro) và quan hệ nhân quả của 2 thành phần vốn xã hội (mạng
chính và mạng ngoại vi). Các thành phần này có các hệ quả và tiền tố khác nhau. Điều

này góp phần cung cấp thêm cứ liệu cho các vấn đề còn nhiều tranh luận hoặc chưa nhất
quán trong nghiên cứu 2 khái niệm này.
Kết quả nghiên cứu còn mang đến một số hàm ý thực tiễn về chính sách nhà nước
trong hỗ trợ tạo dựng liên kết mạng giữa các DNVVN, hỗ trợ kích khởi, khuyến khích
hoạt động đổi mới trong DNVVN. Bên cạnh đó, là các khuyến nghị dành cho doanh
nhân về tự đào tạo năng lực và bồi tụ 2 nguồn lực chiến lược là vốn xã hội và sáng
nghiệp cơng ty.
Nghiên cứu này cịn một số hạn chế sau: (1) cỡ mẫu nhỏ, lấy mẫu thuận tiện nên
giá trị tổng qt hóa cho thực tiễn cịn thấp, (2) thiết kế cắt ngang không cho phép chứng

iv


minh tác động có độ trễ của năng lực doanh nhân, (3) thiết kế thang đo định hướng chủ
động không tốt nên khơng kiểm định được vai trị của khái niệm này, (4) chưa đặt ra
vấn đề tiền tố của định hướng chấp nhận rủi ro. Sau cùng, các kết quả, hàm ý và hạn chế
nêu trên là căn cứ cho đề xuất một số định hướng cho các nghiên cứu tiếp sau.

v


ABSTRACT
Small and Medium-sized Enterprises (SMEs) play a crucial role in the
development, and for the prosperity of all nations (Abe, 2009; OECD, 2012). Therefore,
both policy makers and researchers are concerned about SMEs’ performance (Abe,
2009; OECD, 2012; Santarelli & Vivarelli, 2007).
SMEs have limited resources and low quality management; however, flat and
flexible structure, and low inertia enable SMEs to utilize the following three VRIN
resources:


(1)

social

capital:

networks

between

enterprises

and

individuals/organizations, which allows movements/exchanges of information and
resource at low cost, but high effieciency (Westlund, 2006; Nahapiet & Ghoshal, 1998),
(2) entrepreneurial orientation which demonstrates the intention and behavior of
proactive, innovative and risk-taking posture through a firm’s strategic processes (Covin
& Slevin, 1991; Lumpkin & Dess, 1996); (3) entrepreneur who owns and manages the
firm with entrepreneurial competencies (Bird, 1995; Rauch & et al., 2009; Man & et al.,
2002). Research problems focused on the interaction of three concepts: entrepreneurial
competencies, social capital and corporate entrepreneurship, and the role of these three
factors in bringing SMEs’ performance.
The deduction process was employed in this research. Firstly, literature review
provided clear definitions, natures, precedents and consequences of the three abovementioned constructs. Subsequently, 44 related empirical studies on SMEs were
selectively reviewed.
It is shown that entrepreneurial competencies, entrepreneurial orientation, and
social capital are three determinants of firm’s performance; social capital is an
antecedent of entrepreneurial orientation. In addition, two research gaps were indicated.
Firstly, the role of entrepreneurial competencies in generating social capital, and

secondly, the role of entrepreneurial competencies in developing entrepreneurial
orientation, have not been addressed and confirmed. Accordingly, main research
questions are stated as below:


Which entrepreneurial competencies generate social capital?



Which entrepreneurial competencies develop entrepreneurial orientation?

vi


In order to answer these questions, hypotheses and a theoretical model were
developed based on the theories of entrepreneurial competencies, corporate
entrepreneurship, and social capital. After that, a three-step study was carried out to test
these hypotheses and the model in the context of Vietnamese SEMs. Step (1) –
Qualitative pilot study: face-to-face (semi-structural) interviews with 8 SMEs’ owners
were conducted to modify measurement scales. Step (2) – Quantitative pilot study:
Preliminary tests of the measurement scales were carried out, using survey data from 77
responses. Step (3) - Quantitative main study: SEM model was applied to test the
measurement scales, and hypotheses, using survey data from 198 responses. Five
entrepreneurial competencies proposed by Man và et al. (2008), including (1)
relationship, (2) strategic, (3) human, and (4) innovative-opportunity competences were
tested in a multi-level analysis model.
Results showed that (1) strategic competence had direct positive impacts corporate
performance; (2) relationship and human competences had positive influence on social
capital; and (3) innovative-opportunity competence was a determinant of firm’s
innovation. The finding not only filled in the two mentioned gaps, but also implied that

the entrepreneurial competencies approach could be used to explain the formation of
other organizational resources. These are original contributions of this thesis.
In addition, this thesis confirmed the independence of components of
entrepreneurial orientation, i.e. innovation and risk-taking. A causal relationship of two
social capital components was found, i.e. main network and external network. These
two social capital components were also proved to have distinct determinants and
effects. Findings provided grounds for explaining controversial and inconsistent topics
relating to these two constructs.
The research findings also enlightened managerial implications as below: (1) more
effective policies are expected to build a network of SMEs, to support entrepreneurship,
and to encourage innovation among SMEs; (2) entrepreneurs are encouraged to be selftrained, aiming at development of two strategic competences, i.e. social capital and
entrepreneurial orientation.
There are several limitations in this research, including (1) small sample size and
convenience sampling, which result in low generalization ability, (2) the cross-sectional

vii


design that does not allow to investigate the lagging effects of entrepreneurial
competencies, (3) the inadequate measurement scales for proactiveness orientation
(entrepreneurial orientation) which caused failure to examine its antecedents, and (4)
the lack of addressing the precedents of risk-taking orientation (entrepreneurial
orientation). Finally, subsequent research was suggested based on the findings,
implications and limitations.

viii


LỜI CẢM ƠN
Tơi khơng thể hồn thành luận án này nếu không nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ

và động viên của nhiều người.
Đầu tiên, tôi muốn bày tỏ sự tri ân của mình đến PGS, TS Lê Nguyễn Hậu, người
đã hướng dẫn, chỉ giáo cho tôi trong suốt 6 năm, từ khi thực hiện đề cương dự tuyển đến
lúc hồn tất luận án. Qua đó, tơi có được các bài học lớn về phương pháp, tư duy, kỹ
năng và thái độ nghiên cứu khoa học. Tôi cảm ơn TS. Nguyễn Thiên Phú với các hướng
dẫn, góp ý về học thuật lẫn kinh nghiệm trong thời gian qua.
Kế tiếp, tôi xin cảm ơn PGS, TS Nguyễn Đình Thọ, TS. Vũ Thế Dũng, PGS,TS
Bùi Nguyên Hùng, TS Nguyễn Mạnh Tuân vì những nhận xét, góp ý xác đáng các
chuyên đề tiến sĩ của tơi. Nhờ đó, tơi nhận ra các hạn chế, khiếm khuyết của mình và
xác định được hướng học tập, nghiên cứu tiếp theo. Ngồi ra, tơi xin cảm ơn các giảng
viên khác của Khoa Quản lý Công nghiệp vì những đóng góp, trao đổi, thảo luận bổ ích
trong các buổi sinh hoạt học thuật liên quan đến luận án.
Tơi khơng thể trở thành và làm tốt vai trị nghiên cứu sinh nếu khơng có sự động
viên, hỗ trợ đáng q của TS. Trần Thị Kim Loan. Tơi xin gửi lời cảm ơn đến TS Trần
Thị Kim Loan, PGS, TS Bùi Nguyên Hùng và PGS, TS Lê Nguyễn Hậu là những người
đã giúp tơi vượt qua thời điểm khó khăn nhất.
Tôi gửi lời cảm ơn chung đến đồng nghiệp, đồng môn sau: Đặng Hùng Vũ, Nguyễn
Thị Ngọc Lan, Huỳnh Phú Thịnh, Nguyễn Thanh Xuân, Nguyễn Văn Khải, Võ Khánh
Toàn, Trương Quang Đô, Phạm Đức Kỳ, Huỳnh Bá Tùng, Lê Quang Huy, Hà Hồng
Thọ, Nguyễn Điền Thầu, vì sự động viên và giúp đỡ chân tình. Tơi gửi lời cảm ơn đến
các cựu sinh viên Trường Đại học An Giang, Trường Đại học Đồng Tháp đã tích cực
hỗ trợ trong thu thập dữ liệu.
Anh chị em trong gia đình và hai con là những người luôn quan tâm và kỳ vọng
đến công việc của tôi, là nguồn động lực để tơi vượt khó. Tơi xin gửi lời cảm ơn đến họ.
Và sau cùng, tôi cảm ơn Bùi Thiên Kim, người bạn học cũ, cũng là bạn đồng hành trên
đường đời của mình vì đã tự nguyện làm chỗ dựa tinh thần và vật chất vững chắc cho
tôi đi qua 8 năm học tập, nghiên cứu với khơng ít gian lao, thử thách.
Nguyễn Thành Long

ix



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

ii

TÓM TẮT LUẬN ÁN

iii

ABSTRACT

vi

LỜI CẢM ƠN

ix

MỤC LỤC

x

DANH MỤC BẢNG

xv

DANH MỤC HÌNH

xvii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

xviii

Chương 1
1.1

1.2

1.3
1.4
1.5
1.6
1.7

1.8

GIỚI THIỆU

1

Cơ sở hình thành vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Đặc trưng của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)
1.1.2 Quản trị chiến lược và quan điểm cơ sở nguồn lực trong giải thích
thành quả hoạt động của DNVVN
Năng lực doanh nhân, sáng nghiệp công ty và vốn xã hội trong DNVVN
1.2.1 Khái quát về doanh nhân, sáng nghiệp công ty và vốn xã hội
1.2.2 Khoảng trống lý thuyết và mục tiêu nghiên cứu
Bối cảnh nghiên cứu – DNVVN Việt Nam trong nền kinh tế chuyển đổi.

Đóng góp và ý nghĩa
Phương pháp nghiên cứu
Cấu trúc luận án
Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu
1.7.1 Đơn vị phân tích và đo lường khái niệm cấp tổ chức qua cá nhân.
1.7.2 Phạm vi ngành, loại hình và qui mô của DNVVN và thời gian
1.7.3 Tập năng lực doanh nhân
1.7.4 Vốn xã hội
1.7.5 Độ trễ trong tác động của năng lực doanh nhân và
sáng nghiệp công ty
Một số định nghĩa
1.8.1 Sáng nghiệp - Entrepreneurship
1.8.2 Doanh nhân - Entrepreneur
1.8.3 Năng lực doanh nhân - Entrepreneurial competencies
1.8.4 Sáng nghiệp công ty - Corporate entrepreneurship/Entrepreneurial
orientation

x

1
1
2
5
5
7
8
10
11
12
13

13
13
13
14
14
14
14
15
15
15


1.9

1.8.5 Thành quả hoạt động - Performance
Kết luận

Chương 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT: NĂNG LỰC DOANH NHÂN,

SÁNG NGHIỆP CÔNG TY VÀ VỐN XÃ HỘI
2.1
2.2
2.3

2.4

2.5


2.6

2.7

2.8

17

Giới thiệu
17
Tổng quan về sáng nghiệp
17
Doanh nhân (entrepreneur) & năng lực doanh nhân (entrepreneurial
competencies)
19
2.3.1 Định nghĩa doanh nhân
19
2.3.2 Tiếp cận vốn nhân lực
22
2.3.3 Tiếp cận tâm lý
23
2.3.4 Tiếp cận năng lực doanh nhân
25
Sáng nghiệp tập thể/Định hướng sáng nghiệp (corporate
entrepreneurship/entrepreneurial orientation)
38
2.4.1 Mơ hình khái niệm sáng nghiệp tập thể như hành vi công ty
của Covin và Slevin (1991)
40
2.4.2 Mơ hình định hướng sáng nghiệp của Lumpkin và Dess (1996)

41
2.4.3 Sáng nghiệp công ty và cơ chế tạo lợi thế cạnh tranh: dạng thức sáng
nghiệp, tương tác với học tập tổ chức và bản chất năng lực động 44
2.4.4 Một số vấn đề trong nghiên cứu sáng nghiệp công ty
47
Vốn xã hội.
50
2.5.1 Vốn xã hội: khái niệm cơ bản và các tiếp cận chính
51
2.5.2 Kết nối nội tại và ngoại vi – hệ quả 2 mặt của vốn xã hội
52
2.5.3 Vốn xã hội của công ty
54
2.5.4 Vốn xã hội – vốn tri thức (intellectual capital) và lợi thế tổ chức 55
Thành quả hoạt động
59
2.6.1 Thành quả hoạt động phạm vi rộng
60
2.6.2 Thành quả hoạt động phạm vi hẹp
61
Tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm
65
2.7.1 Tổng quan về các nghiên cứu thực nghiệm về
năng lực doanh nhân, sáng nghiệp công ty và vốn xã hội
65
2.7.2 Sáng nghiệp công ty
71
2.7.3 Vốn xã hội
74
2.7.4 Năng lực doanh nhân

78
Khoảng trống lý thuyết và các hướng nghiên cứu
82
2.8.1 Kết quả tổng kết lý thuyết về doanh nhân, sáng nghiệp công ty
và vốn xã hội
82
2.8.2 Khoảng trống lý thuyết
83
2.8.3 Các vấn đề chưa rõ cần kiểm định tiếp tục
85

Chương 3
3.1

15
16

MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT 88

Phát triển các giả thuyết và đề xuất mơ hình
3.1.1 Sáng nghiệp cơng ty, vốn xã hội và thành quả hoạt động
3.1.2 Năng lực doanh nhân đối với vốn xã hội, sáng nghiệp công ty
và thành quả hoạt động của DNVVN

xi

89
90
97



3.2

3.1.3 Vai trị biến mơi trường, ngành và qui mơ cơng ty
Mơ hình cạnh tranh

Chương 4
4.1

4.2

4.3

4.4

Bối cảnh nghiên cứu: DNVVN ở Việt Nam
4.1.1 Tổng quan về sự phát triển và vai trị của DNVVN
4.1.2 Mơi trường kinh tế - xã hội và kinh doanh
4.1.3 Đặc trưng của DNVVN và doanh nhân
4.1.4 Năng lực doanh nhân, sáng nghiệp công ty và vốn xã hội
của DNVVN
Thiết kế nghiên cứu.
4.2.1 Nghiên cứu sơ bộ định tính
4.2.2 Nghiên cứu sơ bộ định lượng
4.2.3 Nghiên cứu chính thức định lượng
4.2.4 Thang đo
Kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính
4.3.1 Vốn xã hội.
4.3.2 Sáng nghiệp cơng ty
4.3.3 Năng lực doanh nhân

4.3.4 Thành quả hoạt động
Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng
4.4.1 Thông tin mẫu
4.4.2 Kiểm định các thang đo bằng EFA
4.4.3 Đánh giá chung và điều chỉnh cho nghiên cứu chính thức

Chương 5
5.1

5.2

5.3

5.4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

107
108

110
110
110
110
112
113
114
114
116
117

121
124
125
125
126
126
131
131
132
136

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

139

Thông tin mẫu
5.1.1 Doanh nghiệp
5.1.2 Doanh nhân
5.1.3 Môi trường kinh doanh
5.1.4 Mạng 141
5.1.5 Kiểm định phân bố chuẩn của biến đo lường
Đánh giá sơ bộ các thang đo
5.2.1 Thành quả hoạt động - PERF
5.2.2 Vốn xã hội – SC
5.2.3 Sáng nghiệp công ty – EO
5.2.4 Năng lực doanh nhân – EC
Đánh giá chính thức các thang đo bằng CFA
5.3.1 CFA - Thành quả hoạt động
5.3.2 CFA - Vốn xã hội
5.3.3 CFA - Sáng nghiệp công ty

5.3.4 CFA - Năng lực doanh nhân
5.3.5 CFA – Mơ hình đo lường tới hạn
5.3.6 Hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu và giả thuyết
Kiểm định mơ hình cấu trúc và các giả thuyết chính (từ H1 đến H6)
5.4.1 Kiểm định sự phù hợp của các mơ hình –
so sánh mơ hình chính thức và mơ hình cạnh tranh

139
139
140
141

xii

141
142
143
144
145
145
147
149
150
151
151
153
155
157
157



5.5
5.6

5.4.2 Kiểm định giả thuyết từ H1 đến H6
Kiểm định ảnh hưởng của biến môi trường và qui mô doanh nghiệp
bằng phân tích đa nhóm (giả thuyết từ H7 đến H9)
Kết luận và thảo luận về các giả thuyết nghiên cứu
5.6.1 Cấu trúc khái niệm sáng nghiệp công ty, vốn xã hội và
năng lực doanh nhân
5.6.2 Vốn xã hội, sáng nghiệp công ty và thành quả hoạt động
(H1, H2, H3)
5.6.3 Năng lực doanh nhân với vốn xã hội, sáng nghiệp công ty và
thành quả hoạt động (H4, H5, H6)
5.6.4 Ảnh hưởng của môi trường và qui mô doanh nghiệp (H7, H8, H9)

Chương 6
6.1

6.2
6.3

6.4

6.5
6.6

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý

Vấn đề nghiên cứu và kết quả nghiên cứu

6.1.1 Vấn đề nghiên cứu và tiếp cận để giải quyết
6.1.2 Cơ sở lý thuyết và khoảng trống nghiên cứu
6.1.3 Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết
Kết luận về vấn đề nghiên cứu
Hàm ý lý thuyết
6.3.1 Lý thuyết sáng nghiệp công ty
6.3.2 Lý thuyết vốn xã hội
6.3.3 Lý thuyết năng lực doanh nhân
Hàm ý thực tiễn quản trị
6.4.1 Vốn xã hội
6.4.2 Sáng nghiệp công ty
6.4.3 Năng lực doanh nhân
Hạn chế của nghiên cứu
Đề xuất các nghiên cứu tiếp sau

159
162
167
168
171
176
182

186
186
186
187
189
192
193

193
194
194
195
195
196
197
198
199

DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ

201

TÀI LIỆU THAM KHẢO

202

PHỤ LỤC

214

Phụ lục 1. Định nghĩa DNVVN ở một số quốc gia
Phụ lục 2. Đặc trưng của DNVVN so sánh với DNL
Phụ lục 3. Một số định nghĩa Sáng nghiệp công ty
Phụ lục 4. Đặc trưng nhà quản trị, doanh nhân và doanh nhân nội bộ
Phụ lục 5. Tổng hợp phân loại chiến lược, bối cảnh theo mức sáng nghiệp
của công ty
Phụ lục 6. So sánh vốn xã hội và các loại vốn khác
Phụ lục 7. Tổng hợp số lượng bài báo về các chủ đề liên quan

từ các cơ sở dữ liệu điện tử (đến 01-2013)
Phụ lục 8. Phân tích tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm

xiii

214
215
216
217
218
219
220
221


Phụ lục 9. Phân tích nghiên cứu thực nghiệm về SÁNG NGHIỆP CƠNG TY
Phụ lục 10. Phân tích nghiên cứu thực nghiệm về VỐN XÃ HỘI
Phụ lục 11. Phân tích nghiên cứu thực nghiệm về
NĂNG LỰC DOANH NHÂN
Phụ lục 12. Thông tin chung về các doanh nhân và doanh nghiệp
trong nghiên cứu sơ bộ
Phụ lục 13. Khung phỏng vấn bán cấu trúc
Phụ lục 14. Bản câu hỏi (NGHIÊN CỨU SƠ BỘ)
Phụ lục 15. Bản câu hỏi (NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC)
Phụ lục 16. Kiểm định phân phối chuẩn: Skewness Index và Kutoris Index
Phụ lục 17. Ma trận hiệp phương sai/hệ số tương quan của các biến quan sát
Phụ lục 18. Kết quả CFA: Vốn xã hội
Phụ lục 19: Kết quả CFA: Sáng nghiệp công ty
Phụ lục 20. Kết quả CFA: Năng lực doanh nhân
Phụ lục 21: Kết quả kiểm định mô hình đo lường tới hạn

Phụ lục 22. SEM mơ hình cấu trúc (chính)
Phụ lục 23. Phân bố DNVVN theo ngành nghề - 2012
Phụ lục 24. Các thang đo khách quan đánh giá thành quả hoạt động tổ chức

xiv

238
244
249
259
260
261
264
267
268
270
271
272
273
276
278
279


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Định nghĩa doanh nhân theo vai trị và q trình

21

Bảng 2.2. Các mơ hình năng lực quản trị


31

Bảng 2.3. Một số mơ hình năng lực doanh nhân

35

Bảng 2.4. Năng lực công ty và kết quả học tập thực nghiệm

45

Bảng 2.5. Danh mục các nghiên cứu thực nghiệm được chọn để tổng kết lý thuyết 67
Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả các nghiên cứu thực nghiệm về sáng nghiệp cơng ty

73

Bảng 2.7. Loại hình và phạm vi của vốn xã hội

77

Bảng 2.8. Năng lực doanh nhân: Phân loại chi tiết các thành phần năng lực
trong các nghiên cứu thực nghiệm

81

Bảng 4.1. Ba giai đoạn của quá trình nghiên cứu

115

Bảng 4.2. Cơ cấu mẫu


119

Bảng 4.3. Thang đo: cấu trúc chính và nguồn trích dẫn

121

Bảng 4.4. Thang đo gốc và hiệu chỉnh, bổ sung
(sau nghiên cứu sơ bộ định tính)

127

Bảng 4.5. Thơng tin chung về doanh nghiệp, doanh nhân
(ng.cứu sơ bộ định lượng)

131

Bảng 4.6. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp (nghiên cứu sơ bộ định lượng) 132
Bảng 4.7. Mạng quan hệ của doanh nghiệp (nghiên cứu sơ bộ định lượng)

132

Bảng 4.8. Kết quả EFA của Vốn xã hội và Sáng nghiệp công ty
(nghiên cứu sơ bộ định lượng)

133

Bảng 4.9. Kết quả EFA của Năng lực doanh nhân (nghiên cứu sơ bộ)

135


Bảng 4.10. Kết quả EFA của Năng lực doanh nhân (nghiên cứu sơ bộ định lượng) 135
Bảng 4.11. Phương án hiệu chỉnh thang đo sau nghiên cứu sơ bộ định lượng

137

Bảng 5.1. Thông tin mẫu: doanh nghiệp và doanh nhân

140

Bảng 5.2. Thông tin mẫu: mức biến động và cường độ cạnh tranh của môi trường 141
Bảng 5.3. Thông tin mẫu: các loại hình mạng

141

Bảng 5.4. Danh mục khái niệm và thủ tục EFA

143

Bảng 5.5. EFA – Thành quả hoạt động: PERF

144

Bảng 5.6. EFA – Vốn xã hội: SC

144

Bảng 5.7. EFA – Sáng nghiệp công ty: EO

145


Bảng 5.8. EFA – Năng lực doanh nhân: EC

146

Bảng 5.9. Danh mục cấu trúc và trình tự kiểm định CFA

149

Bảng 5.10. CFA – Thành quả hoạt động PERF

149

xv


Bảng 5.11. CFA – Vốn xã hội: MANE và EXNE

150

Bảng 5.12. CFA – Sáng nghiệp công ty: INNO và RISK

151

Bảng 5.13. CFA – Năng lực doanh nhân – EC

152

Bảng 5.14. CFA – Mơ hình đo lường tới hạn


154

Bảng 5.15. Các giả thuyết hiệu chỉnh sau kiểm định CFA

156

Bảng 5.16. Kiểm định mơ hình cấu trúc và so sánh

158

Bảng 5.17. Kết quả kiểm định quan hệ giữa các cấu trúc Kiểm định các giả thuyết từ H1 đến H6

160

Bảng 5.18. Hệ số tác động (chuẩn hóa) giữa các cấu trúc

161

Bảng 5.19. Cỡ mẫu cho các nhóm

162

Bảng 5.20. Kiểm định các mơ hình trong phân tích nhóm:
mức biến động mơi trường 163
Bảng 5.21. Quan hệ các cấu trúc theo mức biến động của mơi trường

164

Bảng 5.22. Kiểm định các mơ hình trong phân tích nhóm: cường độ cạnh tranh


164

Bảng 5.23. Quan hệ các cấu trúc theo cường độ cạnh tranh của môi trường

165

Bảng 5.24. Kiểm định các mơ hình trong phân tích nhóm: qui mơ DNVVN

166

Bảng 5.25. Quan hệ các cấu trúc theo qui mô DNVVN

166

Bảng 5.26. Các giả thuyết kiểm định và kết quả

167

Bảng 5.27. Kết quả kiểm định quan hệ doanh nhân – sáng nghiệp công ty của 3
nghiên cứu thực nghiệm.

179

Bảng 5.28. Tình huống, phương pháp và kết quả các nghiên cứu thực nghiệm
kiểm định quan hệ năng lực doanh nhân đối với thành quả hoạt động
và nguồn lực doanh nghiệp

180

Bảng 6.1. Các giả thuyết kiểm định và kết quả


191

xvi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Năng lực và các khái niệm liên quan

29

Hình 2.2. Tổng hợp các khung/mơ hình năng lực doanh nhân

38

Hình 2.3. Tổng hợp các khung/mơ hình khái niệm sáng nghiệp cơng ty

50

Hình 2.4. Khung/mơ hình khái niệm vốn xã hội

59

Hình 3.1. Mơ hình lý thuyết tổng qt

90

Hình 3.2. Mơ hình quan hệ giữa vốn xã hội, sáng nghiệp công ty
và thành quả hoạt động (các giả thuyết H1, H2 và H3)


96

Hình 3.3. Mơ hình quan hệ giữa năng lực doanh nhân, sáng nghiệp công ty
và vốn xã hội (H4, H5 và H6)

107

Hình 3.4. Mơ hình cạnh tranh

109

Hình 5.1. Kiểm định mơ hình đo lường vốn xã hội – SC

150

Hình 5.2. CFA mơ hình năng lực doanh nhân – EC

153

Hình 5.3. Mơ hình nghiên cứu chính – hiệu chỉnh sau kiểm định CFA

155

Hình 5.4. Mơ hình cạnh tranh hiệu chỉnh

157

Hình 5.5. Kiểm định mơ hình lý thuyết chính

161


xvii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CE
DN
DNL
DNN
DNRL
DNVVN
EC
EO
EXNE
HUCO
INCO
INNO
IOCO
MANE
OPCO
PERF
PMS
PROA
RBV
RECO
REQU
RISK
SC
SME
SOIN

STCO
TP
TPHCM

Corporate Entrepreneurship – Sáng nghiệp tập thể
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp lớn
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp rất lớn
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Entrepreneurial Competencies – Năng lực doanh nhân
Entrepreneurial Orientation – Định hướng sáng nghiệp
External network - Mạng ngoại vi
Human competencies - Năng lực nhân sự
Innovative competencies - Năng lực đổi mới
Innovativeness - Đổi mới
Innovative-Opportunity competencies - Năng lực cơ hội-đổi mới
Main network - Mạng chính
Opportunity competencies - Năng lực cơ hội
Performance - Thành quả hoạt động
Performance measurement system – Hệ thống đo lường thành quả
Proactiveness - Chủ động
Resource-based View – Quan điểm cơ sở nguồn lực
Relationship compentencies - Năng lực quan hệ
Relation Quality - Chất lượng quan hệ
Risk taking - Chấp nhận rủi ro
Social Capital – Vốn xã hội
Small and Medium-sized Enterprise – Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Social interaction - Tương tác xã hội
Strategic competencies - Năng lực chiến lược

Thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh

xviii


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1 Cơ sở hình thành vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Đặc trưng của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)
DNVVN hiện được thừa nhận là một nhân tố quan trọng cho sự thịnh vượng không
chỉ của các quốc gia đang vận hành nền kinh tế thị trường mà cả các quốc gia có nền kinh
tế chuyển đổi. Điều này thể hiện qua số lượng việc làm, tỉ trọng trong tổng sản lượng
quốc gia và xuất khẩu, các đổi mới kinh doanh-cơng nghệ mà DNVVN đóng góp vào
nền kinh tế quốc dân (Abe, 2009; Aidis, 2005; van Praag & Versloot, 2007). Trong khối
APEC và EU, DNVVN chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp đăng ký, tạo ra 50% tổng
số việc làm và góp vào khoảng 50% GDP (ECORYS, 2012; Yuhua, 2013). Trong nền
kinh tế tri thức, vai trò DNVVN trong tăng trưởng, phát triển ngày càng tăng so với doanh
nghiệp lớn (DNL) (Wennekers & Thurik, 1999). Không chỉ trong kinh tế, DNVVN cịn
đóng vai trị rất quan trọng trong biến cải xã hội (Heberer, 1999). Do đó, các nghiên cứu
lý thuyết và thực hành về DNVVN rất đáng được quan tâm.
Đóng góp của DNVVN vào phát triển kinh tế ln gắn liền với quá trình khởi
nghiệp của doanh nhân và quá trình cạnh tranh của DNVVN qua sự chọn lọc của cơ chế
thị trường. Kết quả của các q trình đó ở mỗi DNVVN là rất khác nhau. Tổng quát,
trong 10 nước khối OECD, có 20%-40% doanh nghiệp đóng cửa sau 2 năm kể từ khi
thành lập; sau đó, chỉ cịn 40%-50% doanh nghiệp tồn tại sau 7 năm hoạt động; đồng
thời, có mối tương quan dương giữa tốc độ gia nhập và rời bỏ thương trường – nghĩa là
doanh nghiệp yếu liên tục bị thải loại và doanh nghiệp mới liên tục ra đời thay thế

(Santarelli & Vivarelli, 2007). Ngoài ra, một số DNVVN có thể phát triển lớn mạnh và
trở thành doanh nghiệp lớn (DNL) hoặc doanh nghiệp rất lớn (DNRL) như trường hợp
Apple hay Microsoft ở Hoa Kỳ.
Với qui mô giới hạn, DNVVN khác biệt đáng kể với DNL về nguồn nhân lực, văn
hóa và hành vi, cấu trúc và qui trình, thị trường và khách hàng (xem thêm Phụ lục 1 và
Phụ lục 2). Cụ thể, DNVVN chịu ảnh hưởng lớn bởi cá nhân, gia đình nghiệp chủ (ownermanager). Bên cạnh ưu điểm nổi trội là cấu trúc phẳng, quán tính nhỏ, linh hoạt và mềm
dẻo, DNVVN có nhược điểm cố hữu là nguồn lực vơ hình lẫn hữu hình yếu – nhất là vốn
1


tài chính, cơng nghệ và nhân lực, trình độ chun nghiệp trong quản trị kinh doanh ở
mức thấp (Deros & cgs., 2006).
Với các đặc trưng đó của DNVVN, câu hỏi đặt ra là: nhân tố bên trong nào của
DNVVN tạo ra thành quả hoạt động khác nhau giữa các DNVVN?
1.1.2 Quản trị chiến lược và quan điểm cơ sở nguồn lực trong giải thích thành quả
hoạt động của DNVVN
Câu hỏi tại sao một số công ty thành công trong khi số khác thất bại là một chủ đề
trọng tâm của lý thuyết quản trị chiến lược (Rumelt, Schendel, & Teece, 1991). Chiến
lược là quá trình liên tục tìm kiếm rents (tạm dịch: lợi nhuận thặng dư) (Rumelt & cgs.,
1991), được định nghĩa là khoản vượt trội giữa thu nhập mang lại cho cơng ty từ nguồn
lực và chi phí cơ hội của nguồn lực đó (Mahoney & Pandian, 1992). Cơng ty có thể
giành được các loại lợi nhuận thặng dư sau: độc quyền (monopoly rents) khi có thế lực
thị trường nhờ chính phủ bảo hộ hay thơng đồng nhóm; Ricardo (Ricardian rents) nếu
sở hữu nguồn lực có giá trị và khan hiếm; sáng nghiệp (entrepreneurial rents) khi liều
lĩnh kinh doanh trong môi trường phức tạp, bất định (Mahoney & Pandian, 1992; Rumelt,
2005).
Lý thuyết quan điểm cơ sở nguồn lực (resource-based view – RBV) đã đóng góp
đáng kể cho lý thuyết quản trị chiến lược trong việc giải thích làm thế nào công ty tạo ra
lợi nhuận thặng dư từ nguồn lực nội bộ của mình. Theo lý thuyết này, cơng ty được nhìn
như một tổ hợp các nguồn lực được nhà quản trị huy động, khai thác để tạo đầu ra. Có

hai dạng nguồn lực cơ bản: hữu hình và vơ hình, trong đó, nguồn lực vơ hình bao gồm
tài sản vơ hình và năng lực tổ chức đóng vai trò quyết định trong tạo thành quả hoạt động.
Các nguồn lực này là hồn tồn khơng đồng nhất giữa các cơng ty, do đó, cơng ty sở
hữu nguồn lực có giá trị, khan hiếm hoặc vị thế độc quyền sẽ có lợi thế cạnh tranh và
thu được lợi nhuận thặng dư Ricardo hoặc độc quyền, trong khi các công ty khác chỉ có
thể hịa vốn hoặc hoạt động hiệu quả âm. Tuy nhiên, để duy trì bền vững lợi nhuận thặng
dư này trước sự cạnh tranh của đối thủ, các nguồn lực này phải khơng thể bắt chước
hồn hảo, khơng thể thay thế được, không thể mua bán trên thị trường nhân tố
khơng hồn hảo – thường được gọi chung là nguồn lực VRIN (Valuable, Rare,
Imperfectively immitable, Nonsubtituable) (Amit & Schoemaker, 1993; Barney, 1991;
Fahy & Smithee, 1999; Peteraf, 1993; Wernerfelt, 1984). Đây là nền tảng cho các dòng
2


nghiên cứu về những dạng nguồn lực VRIN như: (1) quản trị tri thức và học tập tổ chức
(vd:Alavi & Leidner, 2001; Grant, 1996; Nonaka, 1994; Spender, 1996); (2) năng lực
động (vd: Teece, 2007; Teece, Pisano, & Shuen, 1997)... trong các nguồn lực trên, tri
thức từ học tập luôn được cho là nguồn lực quan trọng để giành lợi thế cạnh tranh trước
môi trường biến động như hiện nay,
Công ty cịn có thể tạo ra lợi nhuận thặng dư sáng nghiệp bằng các hoạt động
sáng nghiệp trong bối cảnh thị trường-sản phẩm hoặc nội bộ tổ chức (Rumelt, 2005).
Sáng nghiệp (entrepreneurship) đề cập đến các quá trình nhận dạng, đánh giá và khai
thác cơ hội kinh doanh mang đến từ mơi trường bên trong hoặc bên ngồi. Các quyết
định khai thác luôn dẫn đến một sáng tạo hay một quan hệ phương tiện-kết cục mới (sản
phẩm-dịch vụ mới, thị trường mới, tổ chức mới, một quá trình mới hay tổ hợp của những
điều này) trong điều kiện bất định của mơi trường. Do đó, lợi nhuận thặng dư sáng nhiệp
mang tính bất định1. Sáng tạo này giúp cơng ty giành lợi thế độc quyền (có thể ngắn hạn)
của người dẫn đầu để thu thành quả hoạt động. Chủ thể của sáng nghiệp có thể là cá nhân
doanh nhân (entrepreneur) hoặc tập thể công ty (Kwasnicki, 2007; Maes, 2003; Shane &
Venkataraman, 2000).

Một nguồn lực có thể tạo lợi nhuận thặng dư kinh tế đáng chú ý là vốn xã hội. Vốn
xã hội gồm các cấu trúc xã hội như mạng (networks), dây nối (ties) gắn liền với các chuẩn
mực, giá trị hành động của các thành viên bên trong và bên ngồi cơng ty. Vốn xã hội là
một tài sản vơ hình khơng đồng nhất giữa các cơng ty và có khả năng tạo lợi nhuận thặng
dư kinh tế thông qua khai thác, sử dụng nguồn lực thu thập được qua các cấu trúc xã hội
đó để tạo lợi thế cạnh tranh (Chisholm & Nielsen, 2009; Westlund & Bolton, 2003).
Đối với DNVVN trong môi trường cạnh tranh biến động và khốc liệt hiện nay, (1)
năng lực sáng nghiệp của doanh nhân, (2) phong thái sáng nghiệp của tập thể công ty, và
(3) vốn xã hội của công ty là những định tố của thành quả hoạt động (hay rents) đáng chú
ý vì các lý do sau.
Một là, sự tồn vong của DNVVN không thể tách rời doanh nhân – người làm chủ
và điều hành DNVNN. Họ là người đóng vai trị quyết định chiến lược và tác nghiệp
trong thu thập, tạo dựng, phân bổ, phối kết nguồn lực công ty để tạo đầu ra; họ chịu trách

Rumelt (2005) định nghĩa lợi nhuận thặng dư sáng nghiệp là sai biệt giữa giá trị (dòng thu nhập) hậu chứng của
hoạt động kinh doanh và chi phí (giá trị) tiên lượng của nguồn lực đưa vào hoạt động kinh doanh.
1

3


nhiệm toàn bộ về thành quả hoạt động bằng cam kết tài sản và năng lực đặc trưng của cá
nhân mình (Foss & Klein, 2004; Horne, Lloyd, Pay, & Roe, 1992; Wennekers & Thurik,
1999). Trên quan điểm cơ sở nguồn lực, doanh nhân với khả năng nhận thức cơ hội, thẩm
định và khai thác chúng bằng logic nghiệm suy và sự sẵn lòng chấp nhận rủi ro để giành
lợi thế cạnh tranh là nguồn lực thỏa tiêu chí VRIN (Akio, 2005; Alvarez & Busenitz,
2001). Có thể nói, doanh nhân là nguồn lực quan trọng cho tạo sinh và duy trì lợi nhuận
thặng dư Ricardo và sáng nghiệp.
Hai là, hạn chế qui mô, nguồn lực của DNVVN cũng đi liền với cấu trúc phẳng,
mềm dẻo, gần khách hàng, quán tính nhỏ (Deros & cgs., 2006). Đây là các điều kiện cơ

bản để DNVVN có thể hình thành ý chí và tạo dựng khả năng chủ động học tập nhanh,
tự làm mới nguồn lực và qua đó, rời bỏ q trình và đầu ra cũ, chấp nhận rủi ro để đổi
mới nhằm thích ứng với các biến động nhanh, mạnh, bất định hiện nay của môi trường
(Rauch & Frese, 2000). Đây cũng chính là biểu hiện của q trình sáng nghiệp cấp cơng
ty mà nhờ nó, DNVVN có thể giành được lợi nhuận thặng dư sáng nghiệp. Trên quan
điểm RBV, sáng nghiệp cấp cơng ty có các tính chất cơ bản của một năng lực động theo
quan điểm của Helfat và cgs. (2007) cũng như Teece và cgs. (2007).
Ba là, hạn chế nguồn lực của DNVVN cịn có thể được khắc phục bằng tiếp cận
nguồn lực ngồi cơng ty với chi phí thấp, chất lượng cao nhờ vốn xã hội. Vốn này nằm
trên mạng quan hệ của doanh nhân với gia đình, thân tộc cho đến quan hệ của doanh
nhân hay doanh nghiệp với các tổ chức chính phủ, viện – trường, các doanh nghiệp khác.
Nhờ mạng này, các nguồn lực cần thiết như vốn tài chính, sự hợp tác-cộng tác, thơng tin
kinh doanh… có thể dịch chuyển đến cho doanh nghiệp sử dụng để tạo lợi thế cạnh tranh
(Capó-Vicedo, Expósito-Langa, & Molina-Morales, 2008; Ghisi & Martinellli, 2006).
Dịng thơng tin qua mạng cịn có thể giúp DNVVN nhận dạng, xác định cơ hội kinh
doanh; tri thức trao đổi trong mạng là nguyên liệu cho học tập tổ chức trong chính
DNVVN, tạo sinh tri thức (một nguồn lực VRIN) kích thích đổi mới và kích khởi q
trình sáng nghiệp (Nonaka, Toyama, & Nagata, 2000; OECD, 2000).
Bốn là, các lý thuyết tổng quát về sáng nghiệp cơng ty và vốn xã hội đã có có thể
khơng thật sát hợp cho DNVVN do những đặc thù riêng của nó. Do vậy, các nghiên cứu
riêng cho DNVVN đáng được quan tâm.

4


Vậy, trong DNVVN, cá nhân doanh nhân, vốn xã hội và hoạt động sáng nghiệp
ở cấp độ công ty tác động như thế nào đến thành quả hoạt động doanh nghiệp; ba
khái niệm đó quan hệ với nhau ra sao là câu hỏi nghiên cứu tổng quát của luận án.
1.2 Năng lực doanh nhân, sáng nghiệp công ty và vốn xã hội trong DNVVN
Để trả lời câu hỏi trên, một qui trình nghiên cứu suy diễn được áp dụng. Trước hết,

một tổng kết các nghiên cứu lý thuyết (thuần) về ba khái niệm: (1) doanh nhân và năng
lực doanh nhân; (2) sáng nghiệp công ty, (3) vốn xã hội để làm rõ nội hàm cũng như các
tiền tố, hệ quả của chúng về mặt lý thuyết. Tiếp theo, là kết quả phân tích 44 nghiên cứu
thực nghiệm (cơng bố từ 2000 đến 2015) liên quan đến ba khái niệm này trong phạm vi
DNVVN. Kết quả tổng kết này được thẩm định và đối chiếu với ý nghĩa lý thuyết để xác
định vấn đề nghiên cứu nhận dạng ra các khoảng trống cần lấp và phát triển các giả
thuyết. Toàn bộ nội dung trên được giới thiệu tóm tắt sau đây.
1.2.1 Khái quát về doanh nhân, sáng nghiệp công ty và vốn xã hội
Doanh nhân. Có 3 hướng tiếp cận để giải thích hiện tượng tạo lập doanh nghiệp, sự
tăng trưởng hay thành quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và mới là cá tính
(personality), vốn nhân lực (human capital) và hành vi (behavior) của cá nhân nghiệp
chủ. Trong đó, tiếp cận hành vi qua kỹ năng (skill), khả năng (ability) được đánh giá là
hiệu quả, nhất quán và tin cậy hơn (Rauch, Wiklund, Lumpkin, & Frese, 2009). Bird
(1995) là người đầu tiên giới thiệu khái niệm năng lực doanh nhân (entrepreneurial
competence) trong một khung lý thuyết có hệ thống. Khái niệm này bao gồm các đặc
trưng thái độ/động cơ, tri thức/kinh nghiệm, kỹ năng/khả năng dẫn đến thành công của
cá nhân và doanh nghiệp. Sau đó, nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các đặc trưng năng lực
doanh nhân khác nhau, nhưng tựu trung gồm 4 nhóm năng lực: sáng nghiệp, kinh doanh
và quản trị, nhân sự, khái niệm và quan hệ (Mitchelmore & Rowley, 2010). Trong số đó,
mơ hình năng lực doanh nhân của Man, Lau, và Chan (2002) và Man, Lau, và Snape
(2008) với 8 thành phần: (1) tổ chức, (2) quan hệ, (3) phân tích, (4) đổi mới, (5) tác
nghiệp, (6) nhân sự, (7) chiến lược, (8) cam kết là tồn diện và có tính hệ thống khi kiểm
định thang đo qua mơ hình tích hợp cả yếu tố mơi trường ngồi, yếu tố tổ chức như một
bộ ba tương tác để tạo thành quả hoạt động.

5


Sáng nghiệp công ty đề cập hiện tượng tinh thần, phong thái sáng nghiệp của cá
nhân hay nhóm nhỏ được mở rộng cho cả tập thể cơng ty. Có hai khái niệm sáng nghiệp

cấp công ty là sáng nghiệp tập thể và định hướng sáng nghiệp. Theo Covin và Slevin
(1991), sáng nghiệp tập thể2 (corporate entrepreneurship) là khái niệm trung tâm thể hiện
các q trình hành động mang tính sáng nghiệp của cả công ty với 3 đặc trưng: đổi mới,
chấp nhận rủi ro và chủ động. Sáng nghiệp tập thể tác động dương đến thành quả hoạt
động (tài chính và phi tài chính) và chịu sự tác động của (1) mơi trường bên ngồi, (2)
chiến lược cơng ty, (3) và môi trường bên trong. Ba biến môi trường này còn điều tiết
quan hệ giữa sáng nghiệp tập thể và thành quả hoạt động. Lumpkin và Dess (1996) phê
phán và phát triển khái niệm sáng nghiệp tập thể thành định hướng sáng nghiệp
(entrepreneurial orientation). Mơ hình định hướng sáng nghiệp cũng bao hàm các đặc
trưng đổi mới, chấp nhận rủi ro và chủ động như Covin và Slevin (1991) đề xuất nhưng
khác biệt nổi bật là : (1) định hướng sáng nghiệp có thêm 2 đặc trưng là tự chủ và quyết
liệt cạnh tranh, (2) mỗi đặc trưng là một thành phần độc lập và có tác động khác nhau
đến thành quả hoạt động tùy theo tình huống; (3) các biến mơi trường và tổ chức chỉ đóng
vai trị điều tiết tác động của định hướng sáng nghiệp đến thành quả hoạt động. Trên thực
tế nghiên cứu, định hướng sáng nghiệp được dùng rộng rãi hơn, nhưng rất nhiều trường
hợp cấu trúc đơn hướng như sáng nghiệp tập thể.
Vốn xã hội (social capital) có nguồn gốc xã hội học, tồn tại ở nhiều cấp độ: cá nhân,
tổ chức, địa phương, vùng, quốc gia. Vốn xã hội được định nghĩa tổng quát là các đặc
điểm của tổ chức xã hội gồm mạng quan hệ xã hội của các tác nhân; niềm tin và chuẩn
mực hành động của các tác nhân trong mạng đó (Coleman, 1988; Putnam, 1993;
Westlund & Bolton, 2003). Các đặc điểm này thúc đẩy sự cộng tác và hợp tác, thúc đẩy
sự hỗ trợ nguồn lực, trao đổi thông tin và tri thức giữa các tác nhân trong mạng. Nhờ đó,
một tác nhân có thể nhận được nguồn lực cần thiết cho hoạt động đúng lúc với chi phí
giao dịch rất thấp, điều này tác động tích cực đến thành quả hoạt động. Đối với cơng ty,
có hai hình thái vốn xã hội trong và ngồi cơng ty. Vốn bên trong đề cập đến khơng khí,
tinh thần cộng lực của các thành viên; vốn bên ngoài đề cập đến quan hệ với môi trường,
thị trường và các đối tác dịng trên và dịng dưới của cơng ty. Về cấu trúc, vốn xã hội cấp
công ty gồm 3 thành phần: cấu trúc, quan hệ và nhận thức của Nahapiet và Ghoshal
2


Tạm dịch. Xem thêm mục 1.8.4 và 2.4

6


×