Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.7 KB, 104 trang )

iv

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT CHO
CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN N THỦY,

TỈNH HỊA BÌNH

CHUN NGÀNH: KINH TẾ NƠNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ TÂN

HÀ NỘI – 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực
và không sao chép từ bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Mọi số
liệu tham khảo đều có các thơng tin trích dẫn với nguồn gốc rõ ràng và đầy


đủ.
Tác giả

Nguyễn Thị Lan Hƣơng


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Lâm nghiệp theo
chƣơng trình đào tạo cao học khóa 25 ngành Kinh tế Lâm nghiệp. Trong q
trình thực hiện và hồn thành Luận văn, tơi đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp
đỡ của trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo Sau đại học - Đại học
Lâm nghiệp, Phịng Kinh tế huyện n Thủy - Hịa Bình, UBND các xã Lạc
Hƣng và Lạc Lƣơng cùng một số hộ gia đình chăn ni lợn trên địa bàn. Nhân
dịp này, tôi xin cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Tơi cũng xin cảm ơn Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam đã giúp đỡ
tơi trong q trình thu thập số liệu trong Chƣơng trình Phát triển vùng Yên
Thủy, Hịa Bình.
Đối với các cá nhân, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm
Thị Tân đã dành nhiều thời gian và công sức giúp đỡ tôi hồn thành luận văn
này.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới các đồng nghiệp, cộng sự,
bạn bè và ngƣời thân trong gia đình đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện cả về vật chất, tinh thần đề tơi hồn thành luận luận văn.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2019

Tác giả


Nguyễn Thị Lan Hƣơng


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ................................................................ vii
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN
NUÔI LỢN THỊT ......................................................................................................5

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt ............................................. 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................5
1.1.2. Vai trò của phát triển chăn ni lợn thịt ..............................................7
1.1.3. Các loại hình tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt ......................8
1.1.4. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi lợn thịt ..........10
1.1.5. Nội dung phát triển chăn nuôi lợn thịt ...............................................12
1.1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt ....................13

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn ni lợn thịt...............................14
1.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam...........................14
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho phát triển chăn nuôi lợn thịt ở huyện Yên
Thủy, tỉnh Hịa Bình ..................................................................................................19
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........21


2.1. Đặc điểm huyện Yên Thủy tỉnh Hịa Bình................................................21
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................21
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................24
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn .................................................29

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................29
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................29
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thơng tin .........................................................29
2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích thông tin ...................................31

2.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ...................................32


2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng chăn nuôi lợn thịt...........................32
2.3.2. Các chỉ tiêu liên quan đến kết quả chăn nuôi lợn thịt: .......................33
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN……………….35

3.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở huyện Yên Thủy ...................35
3.1.1. Tổng quan tình hình thực hiện các chủ chƣơng, chính sách phát
triển chăn ni lợn thịt ở huyện Yên Thủy ...............................................................35
3.1.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt ............................................37
3.1.3. Thực trạng phát triển đầu tƣ cho chăn nuôi lợn thịt...........................41
3.1.4. Phƣơng thức chăn nuôi lợn thịt ở huyện Yên Thủy ...........................48
3.1.5. Chọn giống phục vụ chăn nuôi ..........................................................51
3.1.6. Liên kết trong chăn nuôi lợn thịt ........................................................52
3.1.7. Kết quả và hiệu quả phát triển chăn nuôi lợn thịt ..............................53

3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt ở huyện Yên Thủy
...............................................................................................................................58
3.2.1. Nhóm yếu tố bên ngồi ......................................................................58

3.2.2. Nhóm yếu tố bên trong ......................................................................60

3.3. Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt ở huyện n Thủy, Hịa Bình...63
3.3.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển chăn
nuôi lợn thịt ở huyện Yên Thủy ............................................................................63
3.3.2.. Định hƣớng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở huyện Yên Thủy ...........68
3.3.3. Những giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn thịt ......................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................77


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

1.

Bán CN

Bán công nghiệp

2.

BCN

Bán công nghiệp


3.

Chăn nuôi TD

Chăn nuôi tận dụng

4.

CN

Chăn nuôi

5.

HT

Hệ thống

6.



Lao động

7.

NN

Nông nghiệp


8.

NTM

Nông thôn mới

9.

PTNT

Phát triển nông thôn

10.

TCN

Trƣớc Công nguyên

11.

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

12.

Tr.đ

Triệu đồng


13.

TT

Trang trại

14.

UBND

Ủy ban nhân dân

15.

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

TT


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Quy mô chăn nuôi lợn thịt phân theo phƣớng thức chăn nuôi ....... 39
giai đoạn 2015 - 2017 ...................................................................................... 39
Bảng 3.2. Sản lƣợng lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Thủy phân theo phƣơng
thức chăn nuôi giai đoạn 2015 - 2017 ............................................................. 40
Bảng 3.3. Nguồn lực đất đai cho chăn nuôi lợn trên địa bàn .......................... 44
Bảng 3.4. Nguồn lực lao động cho chăn nuôi lợn trên địa bàn....................... 45

Bảng 3.5. Nguồn lực vốn cho chăn ni lợn trên địa bàn............................... 47
Bảng 3.6. Chi phí, hạch tốn và hiệu quả kinh tế ........................................... 53
trong ni lợn thịt tại Lạc Hƣng và Lạc Lƣơng .............................................. 53
Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu kinh tế phản ánh hiệu quả sản xuất ....................... 54
Bảng 3.8. Giá trị và giá trị gia tăng trong nuôi lợn thịt tại địa bàn ................. 55
Bảng 3.9. Nguồn phát sinh chất thải trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra ...57
Bảng 3.10. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với chăn nuôi lợn
......................................................................................................................... 64


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện n Thủy, Hịa Bình..............................21
Biểu đồ 3.1. Quy mô chăn nuôi của các xã điều tra trên địa bàn huyện Yên
Thủy giai đoạn 2015 - 2017 (con) ...................................................................38
Biểu đồ 3.2. Hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn
huyện giai đoạn 2015 - 2017 ...........................................................................41
Biểu đồ 3.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng trong chăn ni tại huyện (%) ..............42
Hình 3.1. Tỷ lệ các phƣơng thức chăn nuôi đƣợc áp dụng trên địa bàn .........50


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thịt lợn là nguồn thực phẩm phổ biến và thiết yếu đối với cuộc sống
con ngƣời không chỉ ở Việt Nam mà trên tồn thế giới. Nó là sản phẩm của
ngành chăn ni có giá trị dinh dƣỡng cao cung cấp 17% nhu cầu năng lƣợng
và 33% nhu cầu protein cho loài ngƣời. Lợn thịt đƣợc con ngƣời thuần hóa,
chăn ni và sử dụng làm thực phẩm từ rất lâu. Khoảng 7000 năm TCN cho
đến nay. Thịt lợn còn là thực phẩm chủ yếu của con ngƣời ở hầu hết các quốc

gia trên thế giới. Ở Việt Nam, cùng với trồng trọt, chăn ni và trong đó có
ni lợn vẫn là các hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho các hộ nông
dân ở vùng đồng bằng cũng nhƣ miền núi.
Hiện nay, ở tất cả các địa phƣơng trên cả nƣớc, phát triển chăn ni lợn
thịt có vai trị, ý nghĩa vơ cùng quan trọng vì những đóng góp to lớn trên nhiều
khía cạnh của nó nhƣ: nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho ngƣời lao
động ở nơng thơn, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
của các địa phƣơng. Hơn nữa, ngành chăn ni lợn thịt cịn cung cấp nguồn
thực phẩm giàu dinh dƣỡng cho con ngƣời, cung cấp nguyên liệu cho các
ngành cơng nghiệp chế biến và cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt.
Chính vì vậy, phát triển chăn ni lợn thịt luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan
tâm đặc biệt, điều đó đƣợc thể hiện qua các chủ trƣơng, chính sách, chƣơng
trình, dự án cho sự phát triển ngành.
Yên Thủy là một huyện trung du ở phía Đơng Nam tỉnh Hịa Bình là
một trong những địa phƣơng có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi đặc
biệt là phát triển chăn nuôi lợn thịt. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế,
phát triển chăn nuôi lợn thịt ở Yên Thủy hiện nay chƣa tƣơng xứng với tiềm
năng, chƣa thực sự trở thành hoạt động kinh tế mũi nhọn trong ngành nông
nghiệp của huyện. Mặt khác, sự phát triển chăn nuôi lợn thịt một cách tự
phát, ồ ạt, chƣa có định hƣớng quy hoạch rõ ràng cũng dẫn đến nhiều bất cập
khó lƣờng trong q trình phát triển. Tính dễ bị tổn thƣơng của ngƣời nông


2
dân tham gia chăn ni lợn thịt khi có sự biến động về giá thức ăn
chăn nuôi, giá thịt lợn hơi trên thị trƣờng và những rủi ro trong quá trình
chăn ni nên chăn ni lợn thịt trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Chính
vì vậy, đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố tác động nhằm đề xuất
những giải pháp tháo gỡ những khó khăn gặp phải để q trình phát triển
chăn ni lợn thịt tại huyện Yên Thủy phát triển nhanh và bền vững là điều

hết sức cần thiết. Do vậy, nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển chăn nuôi
lợn thịt cho các hộ nơng dân trên địa bàn huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình”
là cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt trong các
hộ nông dân trên địa bàn huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình từ đó đề xuất các
giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn .
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận cũng nhƣ thực tiễn về phát

triển chăn nuôi lợn thịt.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát

triển chăn nuôi lợn thịt ở huyện Yên Thủy.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi lợn

thịt ở huyện Yên Thủy trong giai đoạn tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến q trình phát triển chăn ni lợn thịt của các hộ nơng dân
trên địa bàn huyện n Thủy, Hịa Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu


3
Phạm vi về không gian: Đề tài đƣợc tiến hành trên địa bàn toàn
huyện Yên Thủy tuy nhiên ngoài việc nghiên cứu những nội dung phản ánh
những đặc điểm chung liên quan, đề tài lựa chọn một số nội dung mang tính

chuyên sâu đại diện tại 2 xã bao gồm: Lạc Hƣng và Lạc Lƣơng.
Phạm vi thời gian: Số liệu cấp huyện và xã đƣợc thu thập từ năm
2015 đến năm 2017.
4. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở huyện Yên Thủy;
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt
ở huyện Yên Thủy;
- Đề xuất một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt cho các hộ
nông dân ở huyện Yên Thủy.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn thịt;
Chƣơng 2: Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghên cứu;
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.


5

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
LỢN THỊT
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Phát triển
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Ngày nay thuật ngữ phát triển nông nghiệp đƣợc dùng nhiều trong đời
sống kinh tế và xã hội. Phát triển nơng nghiệp thể hiện q trình thay đổi của
nền nông nghiệp ở gia đoạn này so với giai đoạn trƣớc đó và thƣờng đạt ở
mức độ cao hơn cả về lƣợng và về chất. Theo Đỗ Kim Chung và cộng sự

(2009) nền nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất khơng những
có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) đa dạng hơn về chủng loại và
phù hợp hơn về cơ cấu. Thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thỏa mãn tốt
hơn nhu cầu của xã hội về nông nghiệp.
Phát triển đƣợc hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận
động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hồn thiện hơn của sự vật. Q trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đƣa
tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát
triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lƣợng dẫn đến sự thay đổi về
chất, là quá trình diễn ra theo đƣờng xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại
dƣờng nhƣ sự vật ban đầu nhƣng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long và
cộng sự, 2009).
Phát triển trong sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ.
Trong đó con ngƣời ln đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật
chất sẵn có nhằm tạo ra lƣơng thực, thực phẩm, quần áo, nhà cửa, và những


6

của cải khác phục vụ cuộc sống.
1.1.1.2. Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là khái niệm có chung nội dung phản ánh rộng hơn so
với khái niệm tăng trƣởng kinh tế. Nếu nhƣ tăng trƣởng kinh tế về cơ bản chỉ
là sự gia tăng thuần tuý về mặt lƣợng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP,
GNP/đầu ngƣời hay GDP, GDP/đầu ngƣời… thì phát triển kinh tế ngồi việc
bao hàm q trình gia tăng đó, cịn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu
sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế - xã hội, mà trƣớc
hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH và kèm theo đó là
việc khơng ngừng nâng cao mức sống tồn dân, trình độ phát triển văn minh xã
hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí nhƣ: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ

chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ mơi trƣờng, và khả năng áp dụng
các thành tựu khoa học, kỹ thuật vào phát triển kinh tế - xã hội. Với nội hàm
rộng lớn trên đây, về cơ bản khái niệm phát triển kinh tế đã đáp ứng đƣợc các
nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã
hội… Tuy nhiên nhƣ đã biết, trong khoảng hơn hai thập niên vừa qua, do xu
hứớng hội nhập, khu vực hố, tồn cầu hố phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn
nên đã nảy sinh nhiều vấn đề dù là ở phạm vi từng quốc gia, lãnh thổ riêng
biệt, song lại có ảnh hƣởng chung đến sự phát triển của cả khu vực và tồn thế
giới, trong đó có những vấn đề cực kỳ phức tạp, nan giải địi hỏi phải có sự
chung sức của cả cộng đồng nhân loại, ví dụ nhƣ: mơi trƣờng sống.
Phát triển kinh tế đƣợc hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền
kinh tế. Phát triển kinh tế đƣợc xem nhƣ là quá trình biến đổi cả về lƣợng và
về chất; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn
đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia (Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim
Dung, 2008).
1.1.1.3. Phát triển chăn nuôi lợn thịt
Phát triển chăn nuôi lợn thịt là sự tăng lên về mặt số lƣợng với cơ cấu


7

tiến bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát
triển nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về sản phẩm chăn
nuôi lợn thịt. Phát triển chăn nuôi lợn thịt phải đảm bảo hiệu quả về kinh tế xã hội - môi trƣờng. Phát triển chăn nuôi lợn theo cơ chế thị trƣờng có sự
điều tiết của nhà nƣớc, phát triển chăn nuôi phải theo hƣớng sản xuất hàng
hóa. Do dó, đi đơi với việc phát triển chăn nuôi lợn phải chú ý mở rộng thị
trƣờng. Phát triển chăn ni lợn phải tính đến việc khai thác lợi thế so sánh
sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phƣơng và
theo hƣớng tập trung có trình độ chun mơn hóa ngày càng cao.
Chất lƣợng thịt lợn phải chứa hàm lƣợng Protein cần thiết đủ cho ngƣời

sử dụng, làm tăng thể lực và sức làm việc của con ngƣời. Trong điều kiện
nƣớc ta, lao động thủ công chiếm phần lớn, mức sống của ngƣời dân cịn
thấp, do đó thịt lợn là ngun liệu chủ yếu tăng cƣờng thêm các dƣỡng chất
trong mỗi bữa ăn. Thịt lợn còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nghành
công nghiệp chế biến thực phẩm tạo ra đồ hộp, đồ ăn liền có chất lƣợng cao.
1.1.2. Vai trị của phát triển chăn nuôi lợn thịt
- Phát triển chăn nuôi lợn thịt góp phần tăng thu nhập cho người lao động.
Ngồi thu nhập từ trồng trọt thì chăn ni sẽ giúp ngƣời nơng dân tăng
thu nhập của mình, bởi chăn ni khơng phụ thuộc vào mùa vụ, có thể thực
hiện quanh năm, xen cùng trồng trọt và các ngành khác mà vẫn đạt năng suất
và hiệu quả cao. Tuy nhiên, ngƣời chăn ni lợn sẽ khơng mấy có lãi với hình
thức chăn ni quy mơ nhỏ, tận dụng, do chi phí sản xuất cao, nơng dân
khơng thể có thu nhập cao (Nguyễn Đình Chính, 2004).
- Phát triển ngành chăn ni góp phần thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp
phát triển tồn diện mạnh mẽ và vững chắc
Việc sử dụng tốt các yếu tố cơ bản của sản xuất nông nghiệp cùng việc
kết hợp gắn bó chặt chẽ của các ngành trong nông nghiệp là điều quyết định
cho sản xuất nông nghiệp phát triển tốt. Thực tế cho thấy, các vùng có điều


8

kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế mới chỉ chú ý đến phát triển trồng trọt,
chăn nuôi chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, tự cung cấp nhu cầu bản thân họ, cịn
thừa mới đem bán hoặc ni để kinh doanh nhƣng quy mô nhỏ và phân tán.
Nhƣ vậy sẽ gây lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực. Phát triển chăn
nuôi tạo nên sự phát triển cân đối trong nơng nghiệp, làm cho nơng nghiệp
phát triển tồn diện vững chắc.
- Phát triển chăn ni lợn thịt góp phần cung cấp nguyên liệu cho ngành
công nghiệp chế biến

Chăn nuôi lợn thịt cung cấp nhiều loại nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến: thịt, da, xƣơng,... Các sản phẩm chăn nuôi lợn thịt qua chế biến là các hàng
hoá xuất khẩu có giá trị. Số lƣợng ngoại tệ thu về thơng qua q trình xuất khẩu
lợn thịt sẽ góp phần tạo nguồn tích luỹ ngoại tệ phục vụ cho sự nghiệp cơng
nghiệp hố - hiện đại hố của đất nƣớc. Trong ngành công nghiệp chế biến, các
doanh nghiệp ở những nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Canada đã sớm nhìn nhận sự
thiếu kinh nghiệm, kỹ năng và công nghệ của ngành chế biến thực phẩm, trong
đó có lợn thịt ở những nƣớc đang phát triển sẽ là cơ hội lớn để họ tham gia
(Phạm Thị Tân và Phạm Văn Hùng, 2013). [26]
- Cung cấp thực phẩm cho nhu cầu xã hội
Các sản phẩm chăn nuôi nhƣ: thịt, trứng, sữa là sản phẩm có hàm lƣợng
protein cao, nó rất cần cho đời sống con ngƣời, làm tăng thể lực, tăng sức làm
việc của con ngƣời. Trong điều kiện nƣớc ta, lao động thủ công là chủ yếu,
mức sống thấp, sản phẩm trồng trọt còn chiếm chủ yếu trong các bữa ăn. Khi
xu thế cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển, dân số ngày càng
đơng thì phát triển chăn ni lợn thịt là một lựa chọn quan trọng để đáp ứng
nhu cầu protein cho xã hội (Phạm Thị Tân và Phạm Văn Hùng, 2013). [26]
Nhƣ vậy, đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi nhằm tạo nguồn thực phẩm
lớn phục vụ cho nhu cầu đời sống con ngƣời là hết sức cần thiết.
1.1.3. Các loại hình tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt


9

1.1.3.1. Kinh tế nông hộ
Hộ nông dân là tổ chức kinh tế phổ biến nhất cho mọi nền nông nghiệp,
chiếm đại đa số trong cƣ dân nông nghiệp. Hộ nông dân tồn tại cả ở chế độ
phong kiến, tƣ bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Khái niệm và bản chất của
hộ nông dân đƣợc nhiều học giả trên thế giới thảo luận và có các cách nhìn
khác nhau, nhƣng các học giả đều có quan điểm chung là: Hộ nơng dân là hộ

có phƣơng tiện kiếm sống dựa trên ruộng đất, chủ yếu sử dụng lao động gia
đình vào sản xuất, luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhƣng về cơ
bản đƣợc đặc trƣng bởi sự tham gia từng phần vào thị trƣờng với mức độ
không hoàn hảo (Đỗ Kim Chung và cộng sự, 2009). [7]
1.1.3.2. Trang trại, kinh tế trang trại
Khái niệm kinh tế trang trại, lần đầu tiên trong văn bản pháp lý của nhà
nƣớc ta, Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 đã nêu rõ: “kinh tế
trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nơng nghiệp, nơng
thơn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu
quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, NTTS, trồng rừng, gắn sản
xuất với chế biến và tiêu thụ nơng, lâm, thủy sản” (Hồng Việt, 2000). [34]
Kinh tế trang trại là khái niệm rộng hơn, là tổng thể các yếu tố bao gồm
cả kinh tế, xã hội, mơi trƣờng. Nhƣ vậy, nói đến trang trại là nói đến chủ thể
của các yếu tố đó. Cịn nói đến kinh tế trang trại chủ yếu đề cập đến yếu tố
kinh tế của trang trại và cũng là vấn đề mấu chốt của các đơn vị kinh tế
(Hồng Việt, 2000). [34] Trong khi nơng hộ thuộc sở hữu tƣ nhân thì trang
trại có thể thuộc sở hữu tƣ nhân hay tập thể. Tiêu chí cơ bản để đánh giá trang
trại là giá trị sản phẩm hàng hóa làm ra trên một đơn vị nguồn lực (ruộng đất,
lao động…). Ngồi ra, ngƣời ta cũng dựa theo quy mơ nguồn lực nhƣ diện
tích đất trồng, số lao động, số đầu con vật ni để đánh giá. Tiêu chí này khác
nhau ở tùng vùng miền và từng thời kỳ.


10

1.1.4. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi lợn thịt
1.1.4.1. Đặc điểm kinh tế
Chăn nuôi lợn không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho
tiêu dùng trong nƣớc mà còn là nguồn thực phẩm xuất khẩu có giá trị cao.
Một đặc điểm quan trọng mang tính ƣu việt của chăn ni lợn là thời gian

chăn nuôi ngắn, sức tăng trƣởng nhanh và chu kỳ tái sản xuất ngắn. Tính bình
qn một lợn nái trong một năm có thể đẻ trung bình 2 - 2,5 lứa, mỗi lứa 8-12
con và có thể tạo ra một khối lƣợng thịt hơi tăng trọng từ 800 - 1000 kg đối
với giống nội và tới 2000 kg đối với lợn lai ngoại. Mức sản xuất và tăng
trƣởng cao 5 - 7 lần so với chăn ni bị trong cùng điều kiện nuôi dƣỡng.
Hơn nữa tỷ trọng thịt sau giết mổ so với trọng lƣợng thịt hơi tƣơng đối cao,
có thể đạt tới 70 - 72%, trong lúc đó thịt bị chỉ đạt từ 40 - 45% (Cục chăn
ni, 2007). [8]
Bên cạnh đó, lợn là loại vật ni tiêu tốn ít thức ăn so với tỷ lệ thể
trọng và thức ăn có thể tận dụng từ nhiều nguồn phế phụ phẩm trồng trọt,
công nghiệp thực phẩm và phụ phẩm sinh hoạt. Chính vì vậy trong điều kiện
nguồn thức ăn có ít, khơng ổn định vẫn có thể phát triển chăn nuôi lợn phân
tán theo qui mô nhƣ từng hộ gia đình.
Đầu tƣ cơ bản ban đầu cho chăn ni lợn ít, chi phí ni dƣỡng trải đều
suốt q trình sản xuất, chu kỳ sản xuất ngắn nên chăn nuôi lợn có thể đầu tƣ
phát triển ở mọi điều kiện gia đình nơng dân. Đối với nhiều vùng nơng thơn,
và nhất là trong xu thế phát triển nền nông nghiệp hữu cơ sinh thái, chăn ni
lợn cịn góp phần tạo ra nguồn phân bón hữu cơ quan trọng cho phát triển
ngành trồng trọt, góp phần cải tạo đất, cải tạo mơi trƣờng sinh sống của các vi
sinh vật đất.
Với ý nghĩa kinh tế trên, ngành chăn nuôi lợn ở nƣớc ta đã sớm phát
triển ở khắp mọi vùng nông thôn với phƣơng thức chăn ni gia đình là chủ


11

yếu. Những năm trƣớc đây, khi chăn ni lợn cịn mang tính chất tận dụng
các phế phụ phẩm của ngành trồng trọt, tận dụng các phụ phẩm trong sinh
hoạt của các gia đình, nguồn thức ăn chăn ni khơng ổn định và chƣa độc
lập thì giống lợn ni chủ yếu là lợn nội dễ thích nghi với điều kiện ni

dƣỡng, khơng địi hỏi đầu tƣ nhiều. Khi chăn ni lợn chuyển sang phƣơng
thức chăn nuôi tập trung và chăn nuôi theo phƣơng thức thâm canh đầu tƣ lớn
để đẩy nhanh hiệu suất tăng trọng thì giống lợn ni đƣợc thay dần bằng
giống các loại lợn lai kinh tế, lai ngoại với đặc tính sinh trƣởng nhanh, tiêu
tốn thức ăn cao và chất lƣợng thức ăn phải ổn định và sử dụng thức ăn tổng
hợp chế biến sẵn (Nguyễn Ngọc Xuân, 2014). [32]
1.1.4.2. Đặc điểm kỹ thuật, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt lợn
Lợn là sinh vật sống, chịu ảnh hƣởng rất nhiều của chế độ chăm sóc và
điều kiện ngoại cảnh do đó có thể tồn tại, nó ln cần đến một lƣợng tiêu tốn
thức ăn tối thiểu cần thiết thƣờng xuyên, không kể các đối tƣợng này có nằm
trong q trính sản xuất hay khơng.
Ngồi chất lƣợng thịt, hƣơng vị của thịt cũng đƣợc ngƣời tiêu dùng chú
ý. Đƣợc biết các yếu tố ảnh hƣởng tới mùi vị của thịt gồm nhiều khâu, nhƣ
chọn giống, thức ăn, cơng nghệ giết mổ, qui trình xử lý sau giết mổ…
Do vậy để có thể sản xuất đƣợc thịt có chất lƣợng cao an tồn cho
ngƣời tiêu dùng trong chăn nuôi lợn cần chú ý một số điểm nhƣ sau:
- Giống gia súc và lợn khác nhau đáng kể về các đặc tính quan trọng nhất,
do vậy nơng dân cần chọn giống thích hợp và hệ thống chăn ni phù hợp.
- Để có đƣợc thịt chất lƣợng cao với hƣơng vị độc đáo và đƣợc ủng hộ
bởi ngƣời tiêu dùng, nơng dân cần có nhiều năm kinh nghiệm và kiến thức về
chăn nuôi, sản xuất thịt, cũng nhƣ vật nuôi, kiểu gen và sự kết hợp. Lai tạo
khéo léo cho phép hoạt động kinh tế và lợi ích hoạt động.
- Một yếu tố khác cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hƣơng vị của thịt
là chế độ dinh dƣỡng hợp lý. Tăng lƣợng rau trong thức ăn cho chăn nuôi lợn


12

tƣơng ứng với mơ hình ni động vật tự nhiên để góp phần vào cải thiện
thành phần mơ, số lƣợng và chất lƣợng của thịt thu đƣợc.

1.1.5. Nội dung phát triển chăn nuôi lợn thịt
Từ các quan điểm về tăng trƣởng, phát triển, đặc điểm kinh tế kỹ thuật
chăn nuôi lợn thịt, cho thấy phát triển chăn nuôi là một quá trình lớn lên về
mọi mặt của quá trình sản xuất trong một thời kì nhất định. Là quá trình tăng
cƣờng các nguồn lực, các yếu tố sản xuất của hộ trong chăn nuôi lợn thịt cả
về số lƣợng lẫn chất lƣợng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế đồng thời là q trình
giải quyết hài hịa các mối quan hệ kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh,
phát triển chăn nuôi lợn thịt phải đặt trong sự phát triển bền vững. Trong nền
kinh tế với nhiếu biến đổi và thách thức trƣớc thềm hội nhập nhƣ hiện nay đề tài
nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn thịt với các nội dung nhƣ sau:
- Thứ nhất: Phát triển theo chiều rộng thể hiện ở việc quy mô sản xuất
(đất đai, vốn, lao động, tổng số đầu con lợn thịt và tổng số hộ tham gia sản
lợn thịt đƣợc tăng lên không ngừng theo thời gian.

- Thứ hai: Phát triển theo chiều sâu bao gồm việc nâng cao hiệu quả
sản xuất kể cả về kinh tế, xã hội, môi trƣờng của các hộ chăn nuôi lợn thịt.
Điều này thể hiện sự thay đổi chất lƣợng con giống, thức ăn chăn nuôi, chất
lƣợng các nguồn lực trong sản xuất, sự tăng lên về mức độ áp dụng các công
nghệ kỹ thuật mới vào chăn ni… Thêm vào đó, phát triển theo chiều sâu
cịn đƣợc thể hiện thơng qua việc thay đổi hình thức tổ chức sản xuất (từ
chuyển từ mơ hình kinh tế hộ nhỏ lẻ thành các trang trại có quy mơ lớn hơn,
sản lƣợng hàng hóa cao hơn). Điều này liên quan tới việc hình thành/mất đi
của các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thông thƣờng các
đơn vị sản xuất có quy mơ lớn có xu hƣớng liên kết chặt chẽ với các tác nhân
trong ngành hàng/chuỗi giá trị nhằm đảm bảo ổn định đầu vào/đầu ra trong


13

sản xuất. Các hình thức liên kết này khá đa dạng, từ các thỏa thuận miệng, tới

các hợp đồng chính thức, hoặc thậm chí sáp nhập thành các đơn vị lớn hơn.
- Thứ ba: Tăng cƣờng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có
thể theo chiều ngang, dọc hoặc kết hợp. Xu hƣớng hiện nay trong sản xuất
nơng nghiệp là tăng cƣờng liên kết nhằm tăng tính ổn định, sản lƣợng, chất
lƣợng cho sản phẩm hàng hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Về
hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất thì tùy với điều kiện cụ thể của địa
phƣơng và loại sản phẩm mà hình thức tổ chức sản xuất phù hợp đặc thù, và
xét trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn.
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt

(1). Đất đai trong nông nghiệp là tƣ liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt và
không thể thay thế. Muốn xây dựng và mở rộng quy mô chăn nuôi hết cần có
đất, có một diện tích đất cần thiết và đủ lớn để xây dựng hệ thống chuồng
trại, kho chứa, hệ thống xử lý chất thải. Một trong những yêu cầu của việc
nuôi lợn nếu ở quy mô lớn là địa điểm chăn nuôi phải nằm trong khu quy
hoạch và cách xa khu dân cƣ, có đầy đủ hệ thống chuồng trại, kho và hệ
thống xử lý chất thải. Muốn thực hiện đƣợc điều này, trƣớc hết cần có đất
chính vì vậy đất đai là yếu tố ảnh hƣởng lớn đến sự hình thành và phát triển
của trang trại;
(2). Nguồn lực vốn và khả năng huy động vốn của hộ. Vốn là yêu cầu
không thể thiếu đối với bất kỳ đơn vị kinh tế nào và đối với các hộ chăn nuôi
lợn lại hết sức cần thiết. Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới
các bƣớc tiếp theo của q trình sản xuất kinh doanh. Có vốn các hộ mới có
thể mua sắm các các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất nhƣ sức lao động,
đối tƣợng lao động và tƣ liệu lao động. Có vốn các hộ mới có điều kiện đầu
tƣ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tƣ trang thiết bị phù hợp để
nâng cao năng suất chất lƣợng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm. Ngƣời có


14


vốn nhiều sẽ đầu tƣ một cách tổng thể hơn và nhanh chóng đạt đƣợc hiệu quả
trong sản xuất, có khả năng đứng vững trƣớc những biến động thị trƣờng.
Những vấn đề liên quan đến vốn nhƣ quy mô đầu tƣ, cơ cấu sử dụng, cơ cấu
nguồn vốn, khả năng huy động vốn….
(3). Nguồn lực lao động là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất
kinh doanh, ảnh hƣởng trực tiếp tới phƣơng hƣớng, hiệu quả và quy mô sản
xuất của hộ. Đặc biệt là tuổi, giới tính, số năm kinh nghiệm, năng lực quản lý,
trình độ của chủ hộ, quyết định đến việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, khả năng
chấp nhận rủi ro, mức độ mạnh dạn đầu tƣ sản xuất kinh doanh, khả năng
phát triển chăn ni. Vì vậy sức khỏe, trình độ ngƣời lao động ảnh hƣởng rất
lớn đến việc hiệu quả chăn nuôi và khả năng mở rộng quy mơ chăn ni
(4). Nhóm nhân tố thị trƣờng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, cầu - cung
là yếu tố quyết định đến sự ra đời và phát triển một nghành sản xuất, hay một
hàng hóa, dịch vụ nào đó. Ngƣời sản xuất chỉ sản xuất ra những hàng hóa,
dịch vụ mà thị trƣờng có nhu cầu và xách định khả năng của mình khi đầu tƣ
vào lĩnh vực, hàng hóa, dịch vụ nào đó mang lại lợi nhuận cao nhất, thông
qua các thông tin và các tín hiệu giá cả phát ra từ thị trƣờng. Thị trƣờng với
các quy luật cầu - cung, cạnh tranh và quy luật giá trị, nó có tác động rất lớn
đến các nhà sản xuất. Thị trƣờng ở đây đƣợc đề cập tới cả hai yếu tố cầu cung, có nghĩa là sức mua và sức sản xuất đều ảnh hƣởng rất lớn đến phát
triển sản xuất, mất cân bằng một trong hai yếu tố đó thì sản xuất sẽ ngƣng trệ;
(5). Nhóm chính sách của Nhà Nƣớc. Thể hiện qua các chính sách về
đất đai, vốn tín dụng, đầu tƣ cơ sở hạ tầng và hàng loạt chính sách khác liên
quan đến sản xuất nông nghiệp chăn nuôi lợn.
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn thịt
1.2.1. Tình hình phát triển chăn ni lợn thịt ở Việt Nam
Theo thống kê, năm 2015, thịt lợn tiêu thụ bình quân đầu ngƣời đạt


15


35,7 kg hơi/ngƣời. Chăn nuôi trang trại: Đến năm 2015, cả nƣớc đã có 4.293
trang trại chăn ni lợn. Đàn lợn trong các trang trại chăn nuôi hiện nay chiếm
khoảng 35,0% tổng đàn, 40 - 45% về tổng sản lƣợng thịt lợn xuất chuồng. Chăn
nuôi nông hộ: Năm 2015 cả nƣớc có 4,13 triệu hộ chăn ni lợn.
Đến năm 2017, xuất phát từ thực trạng ngành chăn nuôi và nhu cầu
ngày càng gia tăng của toàn xã hội về tạo nguồn thực phẩm thịt an tồn,
Chính phủ Việt Nam cùng với sự giúp đỡ của hiệp hội phát triển Quốc tế
(IDA) thuộc ngân hàng thế giới (WB) đã tài chợ cho ngành chăn nuôi Dự án
nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Chăn ni và An tồn thực phẩm
(Livestock Competitiveness and Food Safety Project - LIFSAP). Nhằm tăng
cƣờng năng lực cho hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và hỗ trợ chăn ni theo hƣớng an
tồn hơn, Dự án cạnh tranh ngành chăn ni và an tồn thực phẩm (LIFSAP)
đƣợc thực hiện từ tháng 3/2010 đến 31/12/2017. Đến đầu năm 2017 đã có 46
vùng chăn ni áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) trên phạm
vi 45 huyện với 173 xã và tổng số hộ chăn nuôi tham gia vào nhóm GAHP là
11.201 tại 12 tỉnh thành phố trên cả nƣớc bao gồm: Cao Bằng, Hà nội, Hƣng
Yên, Hải Dƣơng, Hải Phịng, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng,
Đồng Nai, Long An, và TPHCM thành phố trên cả nƣớc với tổng số vốn tài
trợ là 79,03 triệu USD (Nguyên An, 2015). [33]
Sau hơn 3 năm thực hiện dự án, đến nay dự án đã hỗ trợ 529 hộ hình
mẫu nâng cấp chuồng trại an toàn sinh học, trên 6.500 hộ chăn nuôi nâng cấp
chuồng trại, gần 7.000 hộ đƣợc hỗ trợ trang thiết bị chăn nuôi, hỗ trợ trang
thiết bị an toàn sinh học cho gần 9.900 hộ. Dự án cũng đã hỗ trợ cho hơn 10.000
hộ chăn nuôi cải thiện điều kiện môi trƣờng, thông qua việc hỗ trợ xây dựng gần
9.000 bình biogas. Tỷ lệ hộ chăn nuôi đƣợc hỗ trợ cải thiện môi trƣờng của dự
án là gần 94%, vƣợt xa mức 70% mức dự án đặt ra đến năm 2019.
Một vài thơng tin về tình hình phát triển chăn ni lợn trên một số địa
phƣơng của cả nƣớc cụ thể bao gồm:



16

1.2.2.1. Ở Hà Nội
Tính đến nay trên địa bàn TP. Hà Nội, dự án LIFSAP đƣợc tiến hành
trên 4 huyện gồm: Chƣơng Mỹ, Thanh Oai, Thƣờng Tín, Quốc Oai. Tính đến
4/2019 dự án đã thành lập đƣợc 40 nhóm GAHP với tổng số hộ tham gia là
800 hộ. Trong đó huyện Chƣơng Mỹ có số nhóm và số hộ tham gia GAHP
lớn nhất với 15 nhóm và 300 hộ tham gia. Dự án cũng đã tiến hành đánh giá
cấp chứng nhận cho 159 hộ thành viên nhóm GAHP đạt tiêu chí VietGAHP.
Tuy nhiên tỷ lệ hộ đƣợc cấp chứng nhận so với tổng số hộ tham gia dự án
chiếm tỷ lệ thấp nhất đạt 11,67% và cao nhất mới chỉ đạt 25,63%, bình quân
chung giữa các huyện mới chỉ đạt 19,88%. Tính đến 4/2019 tổng đàn lợn xuất
chuồng của các hộ chăn nuôi theo hƣớng VietGAHP đặt 47.980 con (Nguyễn
Ngọc Xuân, 2014) [32]. Chăn nuôi lợn tập trung theo hƣớng VietGAHP trên
địa bàn thành phố chủ yếu theo hình thức hộ gia đình nằm phân tán trong khu
dân cƣ với quy mô chăn nuôi chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ. Tỷ lệ hộ đạt tiêu
chí về vị trí thấp 47,18%, chuồng trại chủ yếu đƣợc xây dựng theo hƣớng
cơng nghiệp hiện đại cịn thấp 39,49%. Đa số các hộ chăn nuôi đã chú trọng
đến công tác vệ sinh mơi trƣờng (tỷ lệ hộ có hầm biogas cao 81,54%), tỷ lệ
hộ mua con giống từ các thƣơng lái và từ các hộ chăn ni khác cao, tỷ lệ hộ
có hệ thống phun thuốc sát trùng chuồng trại và phƣơng tiện vận chuyển thấp
gần 27%. Ngƣời tiêu dùng chƣa có sự phân biệt sản phẩm chăn nuôi theo
hƣớng VietGAHP và sản phẩm chăn nuôi thƣờng, ngƣời chăn nuôi thiếu vốn,
tiêu thụ sản phẩm khó khăn, chi phí thực hiện theo VietGAHP cao, chƣa có
quy hoạch khu chăn ni tập trung theo thƣớng VietGAHP là những khó
khăn trong phát triển chăn nuôi tập trung theo hƣớng VietGAHP trên địa bàn
TP. Hà Nội (Nguyễn Ngọc Xuân, 2014) [32].
1.2.2.2. Ở Hưng Yên
Năm 2015, Dự án “Cạnh tranh ngành chăn nuôi và ATTP - Lifsap” đã

đƣợc triển khai ở 4 xã của tỉnh Hƣng Yên, bao gồm: Đình Dù (Văn Lâm);


17

Tân Tiến (Văn Giang); Liên Khê (Khoái Châu); Dị Chế (Tiên Lữ) và từ năm
2016 thêm 2 xã Mễ Sở (Văn Giang) và Thụy Lơi (Tiên Lữ). Đến nay, tồn
tỉnh có 1.000 hộ tham gia dự án, chăn ni khoảng 30.000 con lợn. Tham gia
dự án, các hộ nông dân sẽ chăn ni lợn theo hƣớng an tồn sinh học đƣợc
triển khai theo quy trình khép kín từ cung ứng con giống, quy trình chăn ni
và sản phẩm khơng có dƣ lƣợng thuốc kháng sinh, hooc - môn tăng trƣởng,
nhiễm ký sinh trùng khi cung ứng đến ngƣời tiêu dùng. Các hộ đƣợc hỗ trợ
các dụng cụ chăn nuôi an tồn sinh học; hỗ trợ chi phí sửa chữa, nâng cấp
chuồng trại; hỗ trợ chi phí xây hầm biogas với mức 200USD/hầm. Định kỳ
hàng năm, dự án tổ chức lấy mẫu cám ở các hộ chăn nuôi và các đại lý cung
cấp thức ăn chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi trong vùng GAHP để kiểm tra
hàm lƣợng dinh dƣỡng, chất cấm và hàm lƣợng chất tồn dƣ trong sản phẩm…
(Hƣơng Giang, 2015). [14]
Để có dấu hiệu nhận diện sản phẩm sạch, Dự án “Cạnh tranh ngành chăn
nuôi và ATTP - Lifsap” đã thực hiện thí điểm việc bấm thẻ tai cho lợn của
các hộ tham gia nhóm GAHP. Đến nay, tồn tỉnh có khoảng 4.000 con lợn
đƣợc bấm thẻ tai để tạo căn cứ xác định sản phẩm chăn ni an tồn. Sau 5
năm triển khai Dự án “Cạnh tranh ngành chăn nuôi và ATTP - Lifsap” tại
Hƣng Yên, ý thức của ngƣời chăn nuôi đã đƣợc nâng cao để cung cấp những
sản phẩm chăn ni an tồn cho ngƣờitiêu dùng. Ngƣời chăn nuôi trong vùng
GAHP đã biết chủ động bảo vệ đàn lợn của mình thơng qua việc tiêm phòng
các loại vắc - xin theo quy định, vệ sinh chuồng trại hàng ngày cũng nhƣ
phun thuốc sát trùng định kỳ để phịng chống dịch bệnh nhờ đó giúp các hộ
chăn ni nắm đƣợc quy trình kỹ thuật chăn nuôi khoa học tiên tiến, tạo ra
nguồn thực phẩm sạch, an toàn, cho năng suất, hiệu quả cao. Với những hiệu

quả dự án mang lại, thời gian tới, tỉnh Hƣng n sẽ nhân rộng mơ hình chăn
ni theo hƣớng an tồn sinh học góp phần giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm môi
trƣờng, hạn chế dịch bệnh, giúp ngƣời chăn nuôi nâng cao thu nhập và cung
cấp sản phẩm an toàn phục vụ thị trƣờng (Hƣơng Giang, 2015). [14]


18

1.2.2.3. Ở Đồng Nai
Với đàn lợn khoảng 1,5 triệu con, đàn gà gần 14 triệu con, Đồng Nai
đƣợc xem là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nƣớc. Để chuẩn bị cho ngành chăn
nuôi gia súc gia cầm hội nhập, tỉnh đã từng bƣớc tổ chức lại ngành chăn nuôi
đi vào chiều sâu theo hƣớng nâng chất ngành chăn nuôi theo hƣớng phát triển
bền vững để hội nhập. Mục tiêu của tỉnh Đồng Nai là sẽ đầu tƣ gần 3.000 tỷ
đồng cho chăn nuôi lợn, gà và thủy sản, nhằm tạo vùng chăn ni lớn an
tồn, đem lại hiệu quả kinh tế cao và để làm đƣợc điều đó trong gia đoạn hiện
nay tỉnh Đông Nai đang thực hiện hai giải pháp lớn đó là: Thứ nhất: Quy
hoạch vùng chăn ni tập trung trong giai đoạn hội nhập việc hình thành các
vùng chăn ni tập trung, an tồn dịch bệnh, đặc biệt đảm bảo việc truy xuất
nguồn gốc sản phẩm là điều rất cần thiết. Theo đó, tỉnh đã quy hoạch và triển
khai xây dựng 139 vùng chăn nuôi tập trung thuộc 8 huyện, thị xã Long
Khánh với tổng diện tích trên 15.674 ha. Nhiều năm qua, tỉnh quan tâm, đốc
thúc các địa phƣơng triển khai thực hiện. Nhƣng đến nay, nhiều vùng quy
hoạch chăn nuôi tập trung vẫn chƣa thu hút đƣợc ngƣời chăn nuôi đến đầu tƣ.
Thực tế, quy hoạch chỉ mới dừng lại ở mức khoanh vùng chăn nuôi mà chƣa
đƣợc đầu tƣ cơ sở hạ tầng. Các hộ chăn nuôi hoặc trại quy mô nhỏ không
mấy quan tâm vì họ thƣờng xây chuồng ni ngay sau nhà và e ngại bất tiện
khi phải dời khu chăn nuôi cách xa khu dân cƣ. Để gỡ khó cho vấn đề trên,
tỉnh Đồng Nai cũng đang thực hiện đầu tƣ theo hƣớng có chọn lọc và tập
trung làm các dự án điểm chứ khơng đầu tƣ mang tính dàn trải nhƣ trƣớc. Cụ

thể, tồn tỉnh có 4 huyện, gồm: Thống Nhất, Trảng Bom, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ
đƣợc chọn làm điểm để thực hiện. Mỗi huyện cũng chọn lọc dự án điểm để
triển khai đầu tƣ hiệu quả. Hiện đã có 138 hộ chăn ni lợn, gà, bị tại các
khu: Tây Bạch Lâm, Đông Đức Long (xã Gia Tân 2), Bàu Bà Thống (xã
Hƣng Lộc). Huyện cũng đã thành lập đƣợc 1 Hợp tác xã chăn nuôi với 20
thành viên tại khu Tây Bạch Lâm. Huyện Trảng Bom cũng thu hút đƣợc


×