Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng giảng dạy môn lịch sử mĩ thuật việt nam cho sinh viên chuyên ngành văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.98 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƢƠNG

LÊ HOÀI ĐỨC

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ
MĨ THUẬT VIỆT NAM CHO SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA DU LỊCH Ở TRƢỜNG
ĐẠI HỌC HẢI PHÕNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MƠN MỸ THUẬT
Khóa 1 (2015 - 2017)

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƢƠNG

LÊ HOÀI ĐỨC

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ
MĨ THUẬT VIỆT NAM CHO SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA DU LỊCH Ở TRƢỜNG
ĐẠI HỌC HẢI PHÕNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật
Mã số: 60140111


Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Trần Đình Tuấn

Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất
kì cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2018
Tác giả luận văn
Đã ký
Lê Hoài Đức


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHHP

: Đại học Hải Phòng

GV

: Giảng viên

HDV

: Hƣớng dẫn viên

LSMTVN


: Lịch sử mĩ thuật Việt Nam

SV

: Sinh viên

VHDL

: Văn hóa Du lịch


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIẢNG DẠY LỊCH SỬ
MĨ THUẬT VIỆT NAM CHO SINH VIÊN VĂN HÓA DU LỊCH
Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG ......................................................... 9
1.1. Cơ Sở Lý Luận về Phƣơng pháp và Phƣơng pháp dạy học ................... 9
1.1.1.Khái niệm Phƣơng pháp ....................................................................... 9
1.1.2. Phƣơng pháp dạy học ........................................................................ 10
1.2. Môn học Lịch sử mĩ thuật Việt Nam ................................................... 11
1.2.1. Nội dung của môn học ...................................................................... 11
1.2.2. Mục tiêu, ý nghĩa của mơn học ......................................................... 12
1.3. Du lịch văn hóa .................................................................................... 13
1.3.1. Khái niệm về Du lịch Văn hóa .......................................................... 13
1.3.2. Vai trị của mơn học LSMTVN với các hoạt động du lịch văn hóa ... 14
1.4 . Vài nét về trƣờng Đại học Hải Phòng và ngành Việt Nam học ............... 15
1.4.1. Trƣờng Đại học Hải Phòng ............................................................... 15
1.4.2. Khoa Du lịch ..................................................................................... 16
1.4.3. Ngành Việt Nam học......................................................................... 17
1.4.4. Chuyên ngành Văn hóa du lịch ......................................................... 18

1.5. Thực tế giảng dạy môn Lịch sử mĩ thuật Việt Nam cho sinh viên
Văn hóa Du lịch........................................................................................... 20
1.5.1. Đặc điểm của sinh viên và đội ngũ giảng viên ................................ 20
1.5.2. Chƣơng trình giảng dạy môn Lịch sử mĩ thuật Việt Nam ................ 24
1.5.3. Phƣơng thức kiểm tra đánh giá ......................................................... 29
1.6. Những bất cập trong việc giảng dạy Lịch sử mĩ thuật Việt Nam cho
sinh viên Văn hóa Du lịch ........................................................................... 32
1.6.1. Về nội dung chƣơng trình ................................................................. 32


1.6.2. Về phƣơng pháp giảng dạy ............................................................... 33
1.6.3. Những vấn đề trong việc kiểm tra và đánh giá ................................. 34
Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................ 36
Chƣơng 2: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢNG DẠY
LỊCH SỬ MĨ THUẬT VIỆT NAM CHO SINH VIÊN VĂN HĨA
DU LỊCH ................................................................................................... 38
2.1. Tiêu chí và cách thức nâng cao chất lƣợng .......................................... 38
2.1.1. Tiêu chí nâng cao chất lƣợng ............................................................ 38
2.1.2. Cách thức nâng cao chất lƣợng ......................................................... 39
2.2. Điều chỉnh phƣơng pháp giảng dạy ..................................................... 43
2.2.1. Đối với phƣơng pháp thuyết trình ..................................................... 44
2.2.2. Đối với phƣơng pháp giảng dạy trực quan ....................................... 45
2.2.3. Đối với phƣơng pháp thảo luận......................................................... 47
2.2.4. Điều chỉnh những vấn đề trong kiểm tra đánh giá ............................ 48
2.3. Thực nghiệm sƣ phạm .......................................................................... 50
2.3.1. Mục tiêu và tiêu chí thực nghiệm...................................................... 50
2.3.2. Nội dung và tiến trình thực nghiệm .................................................. 50
2.3.3. Kết quả thực nghiệm ........................................................................ 54
Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................ 57
KẾT LUẬN ................................................................................................. 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 62
PHỤ LỤC .................................................................................................... 66


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhiều năm gần đây, du lịch đƣợc coi là ngành công nghiệp thần kỳ
đối với những quốc gia có nguồn tài nguyên hạn chế và nền cơng nghiệp
chƣa đủ mạnh. Cịn với các nƣớc đang phát triển thì du lịch lại là một tác
nhân phát triển sống còn và là một lựa chọn kinh tế lý tƣởng để phát triển
đất nƣớc. Trên thực tế ta đã thấy du lịch là một trong những nguồn thu
chính của một số quốc gia nhƣ Singapo, Thái Lan…
Từ nhiều thập kỷ nay, du lịch - trong đó có du lịch văn hóa, đã trở
thành một hoạt động phát triển mạnh mẽ . Nhu cầu của du khách đối với
việc hiểu biết và trải nghiệm những nét riêng trong nền văn hóa truyền
thống của các quốc gia hoặc các vùng miền đã dẫn tới việc khai thác các
loại hình nghệ thuật cổ truyền mang bản sắc dân tộc nhƣ một sản phẩm du
lịch, nhằm thu hút du khách và đem lại lợi ích về nhiều mặt cho đất nƣớc.
Đây là một xu thế toàn cầu đã và đang phát triển ở nhiều nƣớc trên thế giới
và Việt Nam không nằm ngồi quỹ đạo đó.
Một trong những loại hình của mĩ thuật đã và đang đƣợc đƣa vào
khai thác trong thị trƣờng du lịch Việt Nam chính là di sản của nghệ thuật
tạo hình. Đối với mỗi du khách tham gia loại hình du lịch nhân văn, ngồi
nhu cầu thƣởng thức những di sản nghệ thuật nhƣ một loại hình nghệ thuật
giải trí thuần túy, họ cịn muốn tìm hiểu về giá trị văn hóa, nghệ thuật chứa
đựng trong những di sản nghệ thuật đó. Vì vậy, việc tạo điều kiện cho du
khách có đƣợc sự trải nghiệm nhƣ hịa mình vào những cơng trình kiến trúc
nghệ thuật cổ, những tác phẩm hội họa, điêu khắc, tự mình in ra những bức
tranh dân gian tại làng tranh Đông Hồ, làng Sình… là một trong những

điểm nhấn tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nƣớc
Nằm trong những đối tƣợng có vai trị quan trọng, giúp cho du khách
dễ dàng tiếp cận với các loại hình nghệ thuật nhƣ vừa nói ở trên chính là


2
những ngƣời làm công tác du lịch, đặc biệt là các hƣớng dẫn viên (HDV).
Để có đƣợc những hiểu biết cũng nhƣ kỹ năng thực hành tối thiểu theo yêu
cầu của ngành về mỗi loại hình của mĩ thuật cổ truyền, các HDV phải đƣợc
trang bị kiến thức ngay từ trong mơi trƣờng đào tạo. Nếu có đƣợc đội ngũ
những ngƣời làm cơng tác văn hóa du lịch có kiến thức tốt về lĩnh vực này
thì lợi ích mà họ có thể mang lại sẽ là rất lớn. Đó khơng chỉ là lợi nhuận
kinh tế mà cịn là việc gìn giữ, quảng bá những di sản cũng nhƣ bản sắc văn
hóa của dân tộc.
Trƣớc tình hình nói trên, việc đào tạo những sinh viên có kiến thức,
kỹ năng để có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn của ngành du lịch trở
thành nhiệm vụ quan trọng của nhiều trƣờng đại học trong cả nƣớc, trong đó
có Trƣờng Đại học Hải Phòng (ĐHHP). Đây là một trong những trƣờng đại
học có mơ hình đào tạo sinh viên chun ngành Văn hóa du lịch (VHDL) từ
năm 2005 (khóa 6). Cho tới mùa tuyển sinh năm 2015, nhà trƣờng đã tiếp
nhận khóa sinh viên thứ 11.
Đƣợc sự đồng ý của hội đồng khoa học nhà trƣờng, từ khóa 6 (2005 2009) khoa Khoa học xã hội (KHXH) đã đƣa môn học Lịch sử mĩ thuật Việt
Nam vào khung chƣơng trình đào tạo cho sinh viên chuyên ngành VHDL.
Về cơ bản, chƣơng trình đƣợc thực hiện theo giáo trình Lịch sử mĩ thuật Việt
Nam của tác giả Phạm Thị Chỉnh.
Là cán bộ của nhà trƣờng, nhiều năm làm công tác quản lý sinh viên
trong đó có chuyên ngành VHDL của trƣờng ĐHHP, ngƣời viết nhận thấy
trong nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp giảng dạy nhiều năm qua cịn
có những hạn chế nhất định. Chính vì thế hầu hết sinh viên đều cho rằng
lƣợng kiến thức trong chƣơng trình quá lớn, trong khi nhiều mảng kiến

thức thực sự cần thiết cho công việc của họ sau khi ra trƣờng lại ít đƣợc đề
cập tới. Bởi vậy, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp, khi có nhu cầu tìm hiểu
những thơng tin về nghệ thuật tạo hình Việt Nam tại các điểm dẫn tour để


3
phục vụ cho công việc (nhƣ đƣa khách tham quan tại Bảo tàng mĩ thuật,
chùa Tây Phƣơng….), lại liên hệ với các giảng viên để xin đƣợc tƣ vấn.
Xuất phát từ những đặc điểm thực tiễn nói trên, ngƣời viết đã quyết
định lựa chọn đề tài: Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử mĩ
thuật Việt Nam cho sinh viên chuyên ngành Văn hóa du lịch ở trường
Đại học Hải Phòng để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và
phƣơng pháp dạy học bộ môn Mĩ thuật.
2. Lịch sử nghiên cứu
Cho tới nay đã có khá nhiều bài viết, cơng trình, giáo trình nghiên
cứu về lịch sử mĩ thuật Việt Nam cũng nhƣ nghiên cứu nhằm tìm ra biện
pháp hiệu quả để áp dụng vào quá trình giảng dạy ở trƣờng học từ bậc
Trung học đến Cao đẳng và Đại học. Có thể điểm ra sau đây một số tƣ liệu
thuộc hai dạng vừa nêu nhƣ sau:
-

Lê Bá Dũng - Đại cương mỹ thuật, Nxb Đại học quốc gia Hà

Nội (2009).
Tác giả giáo trình này tập trung phân tích những vấn đề cơ bản nhƣ Lý
luận chung về các loại hình nghệ thuật và Mĩ thuật, Kiến trúc và điêu khắc,
Hội họa, Đồ họa và Mĩ thuật ứng dụng. Đây là một cơng trình đầy đủ và
chi tiết về các loại hình của Mĩ thuật, dùng để giảng dạy cho sinh viên
chuyên ngành quản lý văn hóa.
- Nguyễn Quốc Toản (chủ biên), Hồng Kim Tiến, Giáo trình

phương pháp dạy học mĩ thuật, Nxb Đại học sƣ phạm (2010).
Giáo trình này đi sâu phân tích các phƣơng pháp dạy học mĩ thuật nhƣ
trực quan, gợi mở, vấn đáp, luyện tập, làm việc nhóm…. Là giáo trình đầy
đủ và chi tiết về các phƣơng pháp giảng dạy bộ môn mĩ thuật cho giáo viên
THCS.
- Nguyễn Thu Tuấn, Giáo trình phương pháp dạy học mĩ thuật, Nxb
Đại học sƣ phạm (2011)


4
Tác giả đề cập đến các phƣơng pháp giảng dạy ứng với các phân mơn
đƣợc dạy trong chƣơng trình học mĩ thuật của học sinh THCS nhƣ vẽ theo
mẫu, Vẽ ký họa, vẽ trang trí, thƣởng thức mĩ thuật....
- Phạm Thị Chỉnh, Lịch sử mĩ thuật Việt Nam, Nxb Đại học sƣ phạm
Hà Nội (2009).
Tác giả liệt kê tiến trình của lịch sử mĩ thuật Việt Nam từ thời nguyên
thủy đến thời kỳ dựng nƣớc. Đặc điểm chung của mĩ thuật Việt Nam các
giai đoạn Lý, Trần, Lê, Nguyễn, trƣớc và sau Cách mạng tháng Tám. Đây
là giáo trình chi tiết nhất về lịch sử mĩ thuật Việt Nam đƣợc dùng để đào
tạo hƣớng dẫn giáo viên THCS.
- Nguyễn Văn Cƣơng, Mỹ thuật đình làng đồng bằng bắc bộ, Nxb
Văn hóa thơng tin (2006)
Cơng trình đi sâu phân tích về nghệ thuật đình làng nhƣ: đình làng và
văn hóa làng đồng bằng bắc bộ, điêu khắc, kiến trúc, tranh vẽ ở đình làng, ý
nghĩa biểu tƣợng của những mơ típ trang trí đƣợc sử dụng trong điêu khắc
đình làng. Cơng trình này phù hợp với sinh viên nghiên cứu chuyên sâu về
Mĩ thuật đình làng.
- Trịnh Quang Vũ , Lược sử mĩ thuật Việt Nam, Nxb Mĩ thuật (2009).
Tác giả đề cập đến lịch sử mĩ thuật Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử nhƣ
Mĩ thuật thời cổ đại, Lý - Trần, Lê sơ - Mạc, Lê - Trịnh, Nguyễn và Mĩ thuật

Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. Bên cạnh nội dung về diễn trình lịch sử mĩ thuật
Việt Nam tác giả cịn có những khảo cứu chun biệt về nghệ thuật lăng mộ các
triều đại, hội họa sắc phong, trang trí thuyền, đồ sơn cung đình Việt Nam, kiến
trúc và điêu khắc trong các đền thờ, chùa cổ.
- Nguyễn Phi Hoanh (1970), Lược sử mĩ thuật Việt Nam, Nxb Mĩ
thuật (1977)
Ở cơng trình này tác giả cũng đi sâu phân tích đặc điểm nghệ thuật
của từng thời kỳ lịch sử Việt Nam từ thời kỳ Nguyên thủy đến cuối thế
kỷ XX.


5
- Trần Lâm Biền, Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người
Việt, Nxb Mĩ thuật (2011).
Tác giả phân tích lịch sử hình thành, ý nghĩa của những hình tƣợng
đƣợc sử dụng trong nghệ thuật điêu khắc, trang trí ở những di tích cổ của
ngƣời Việt.
- Nguyễn Đức Nùng (chủ biên) Mỹ thuật thời Lý. Nxb Văn hóa Hà
Nội (1973).
Nội dung đề cập đến nghệ thật kiến trúc, điêu khắc, hội họa thời Lý,
phân tích một số tác phẩm, cơng trình cịn lại của giai đoạn nghệ thuật này.
- Nguyễn Đức Nùng (chủ biên) Mỹ thuật thời Trần. Nxb Văn hóa Hà
Nội (1977).
Tác giả phân tích đặc điểm của mĩ thuật thời trần, những đặc trƣng
tiêu biểu về điêu khắc, kiến trúc, hội họa, trang trí trong các di tích thời
Trần còn lại.
- Nguyễn Đức Nùng (chủ biên), Mỹ thuật thời Lê sơ, Nxb Văn hóa
Hà Nội (1978).
Cũng nhƣ các cơng trình trƣớc về mĩ thuật thời Lý - Trần của tác giả.
Trong cơng trình Mĩ thuật thời Lê sơ này Nguyễn Đức Nùng cũng tập trung

phân tích về đặc điểm của nghệ thuật tạo hình thời Lê sơ.
Những tài liệu trên các tác giả đã đề cập rất chi tiết đến các vấn đề về
Lịch sử mĩ thuật Việt Nam (Nguyễn Phi Hoanh, Phạm Thị Chỉnh, Trịnh
Quang Vũ, Nguyễn Đức Nùng), di sản mĩ thuật Việt Nam (Nguyễn Văn
Cƣơng, Trần Lâm Biền..) và những phƣơng pháp học tập, giảng dạy bộ
môn mĩ thuật (Nguyễn Quốc Toản, Nguyễn Thu Tuấn)… đây là những tƣ
liệu rất quan trọng để sinh viên VHDL có thể tra cứu, làm TLTK trong q
trình học tập. Tuy nhiên, cho tới thời điểm thực hiện luận văn này, chúng
tôi chƣa thấy một bài viết hay một cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến


6
vấn đề nâng cao chất lƣợng đào tạo môn Lịch sử mĩ thuật Việt Nam cho
sinh viên chuyên ngành Văn hóa Du lịch.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là tìm ra những giải pháp thích hợp để điều
chỉnh chƣơng trình và phƣơng pháp giảng dạy, nhằm nâng cao chất lƣợng
cũng nhƣ hiệu quả đào tạo môn Lịch sử mĩ thuật Việt Nam cho sinh viên
chuyên ngành Văn hóa Du lịch ở trƣờng Đại học Hải Phòng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên của luận văn , nhiệm vụ trƣớc hết là
phải tìm ra những điểm hạn chế trong việc giảng dạy môn Lịch sử mĩ thuật
Việt Nam cho sinh viên chuyên ngành VHDL ở trƣờng ĐHHP. Trên cơ sở
đó tác giả luận văn đề xuất một số phƣơng hƣớng giải quyết những vấn đề
còn tồn đọng liên quan đến việc giảng dạy môn Lịch sử mĩ thuật Việt Nam
cho sinh viên chuyên ngành VHDL ở trƣờng ĐHHP.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến

việc giảng dạy môn Lịch sử mĩ thuật Việt Nam (LSMTVN) cho sinh viên
chuyên ngành VHDL tại trƣờng ĐHHP trong thời gian qua. Đó là: giáo
trình giảng dạy, phƣơng pháp giảng dạy, những hình thức kiểm tra đánh
giá. Ngoài đặc điểm của sinh viên liên quan đến việc tiếp thu kiến thức
Lịch sử mĩ thuật Việt Nam nhƣ năng lực, tâm lý, chƣơng trình đào tạo
chuyên ngành VHDL, cũng là đối tƣợng cần đƣợc quan tâm nghiên cứu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này ngƣời viết chỉ tiến hành nghiên cứu việc giảng
dạy môn Lịch sử mĩ thuật Việt Nam cho sinh viên chuyên ngành VHDL ở


7
trƣờng ĐHHP từ khóa 11 (năm học 2011-2012) đến khóa 16 (năm học
2016-2017).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, ngƣời viết sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu sau:
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp và so sánh - đối chiếu tài liệu:
Xuyên suốt trong tất các các phần của luận văn, tác giả luôn sử dụng
phƣơng pháp tiếp cận văn bản, phân tích dữ liệu văn bản. Đối chiếu các tài
liệu để thống kê các vấn đề liên quan đến luận văn.
- Phƣơng pháp điều tra, quan sát thực tiễn, phóng vấn sinh viên: Để
có những đánh giá khách quan, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nhƣ
điều tra, quan sát thực tiễn, phóng vấn sinh viên. Dựa vào những điều tra
qua thực tế, bảng hỏi, phỏng vấn các giảng viên đang giảng dạy và sinh
viên đang học cũng nhƣ sinh viên đã tốt nghiệp để có những số liệu và
thơng tin gắn với thực tế.
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: Quan phƣơng pháp thực
nghiệm sƣ phạm tác giả đã kiểm chứng, đánh giá lại những giải pháp đƣợc
nêu nên trong luận văn có phù hợp để ứng dụng trong việc giảng dạy bộ

môn. Những số liệu, kết quả của thực nghiệm sƣ phạm sẽ quyết định tính
khả thi của luận văn.
6. Những đóng góp của luận văn
Đây là luận văn nghiên cứu sâu về cách thức nâng cao chất lƣợng
giảng dạy môn Lịch sử mĩ thuật Việt Nam cho sinh viên chuyên ngành Văn
hóa Du lịch ở trƣờng Đại học Hải Phịng. Qua đó, tác giả luận văn mong muốn
đƣa ra đƣợc một số giải pháp phù hợp cho việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy
môn học này. Hy vọng rằng những đề xuất đƣa ra trong luận văn sẽ đƣợc Ban


8
lãnh đạo trƣờng Đại học Hải Phòng quan tâm, đồng thời cũng là một tài liệu
tham khảo cho các trƣờng có đào tạo sinh viên Văn hóa Du lịch.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận
văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn giảng dạy Lịch sử mĩ thuật
Việt Nam cho sinh viên văn hóa du lịch ở trƣờng Đại học Hải Phòng
Chƣơng 2: Biện pháp nâng cao chất lƣợng giảng dạy Lịch sử mĩ thuật
Việt Nam cho sinh viên ngành Văn hóa Du lịch ở trƣờng Đại học Hải Phòng


9
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIẢNG DẠY LỊCH SỬ
MĨ THUẬT VIỆT NAM CHO SINH VIÊN VĂN HÓA DU LỊCH
Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÕNG
1.1. Cơ Sở Lý Luận về Phƣơng pháp và Phƣơng pháp dạy học
1.1.1.Khái niệm Phương pháp
Phƣơng pháp là một thành tố hết sức quan trọng của quá trình hoạt

động. Khi đã xác định đƣợc mục đích và nội dung hoạt động thì phƣơng
pháp hoạt động có vai trị quyết định chất lƣợng hoạt động. Đêcactơ R
(1596-1650), một đại biểu của triết học Pháp thế kỉ XVII đã nói “ Khơng
có phƣơng pháp ngƣời tài cũng mắc lỗi, có phƣơng pháp ngƣời bình
thƣờng cũng có thể làm đƣợc những công việc phi thƣờng” [60, tr.15].
Trong triết học có hai hƣớng tiếp cận vấn đề phƣơng pháp nói chung:
Tiếp cận của Heghen (1770-1831): Phƣơng pháp là hình thức vận
động của nội dung sự vật. Theo quan điểm của Heghen, mỗi sự vật đều có
bản chất (nội dung) của nó và đƣợc thể hiện qua hình thức nhất định. Hình
thức vận động và nội dung của mỗi sự vật luôn luôn tồn tại gắn kết với
nhau, không tách rời nhau. Do đó, mỗi sự vật đều có phƣơng pháp vận
động riêng. Vận dụng cách tiếp cận này vào quá trình dạy học cho thấy mỗi
nội dung dạy học có một phƣơng pháp dạy học đặc thù, mang lại hiệu quả
nhất mà không phƣơng pháp dạy học nào thay thế đƣợc. Vì thế khơng nên
nói một cách trừu tƣợng rằng phƣơng pháp này tốt, phƣơng pháp kia không
tốt mà phải xác định với nội dung này thì phƣơng pháp phù hợp với nó là
gì? Hệ quả từ cách tiếp cận của Heeghen: Muốn xác định và sử dụng đƣợc
phƣơng pháp dạy học tối ƣu trƣớc hết phải trả lời câu hỏi dạy cái gì? Sau
đó mới đến câu hỏi dạy nhƣ thế nào. Phƣơng pháp dạy học phải phù hợp
với nội dung dạy học, sự thay đổi của nội dung dẫn đến sự thay đổi phƣơng
pháp dạy học. [58, tr.20].


10
Hƣớng tiếp cận của CacMac (1818-1883): Phƣơng pháp là cách
thức, là phƣơng tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những
nhiệm vụ nhất định. Theo quan điểm này, phƣơng pháp có tính độc lập
tƣơng đối với nội dung sự vật. Ví dụ cùng là việc sản xuất ra hạt lúa nhƣng
nếu bằng phƣơng pháp đào lỗ hoặc cày đất bằng tay với sức kéo của con
trâu khác với việc sản xuất bằng máy cày với sức kéo của máy. Cái tạo ra

khác biệt về trình độ và hiệu quả của việc làm ra hạt thóc là phƣơng pháp
và phƣơng tiện thực hiện. Hệ quả từ cách tiếp cận của Mác: Có nhiều
phƣơng pháp triển khai một nội dung dạy học, trong đó có một phƣơng
pháp tốt nhất. Vì thế, muốn đạt hiệu quả cao trong dạy học phải trả lời đƣợc
câu hỏi: Phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học nào là tối ƣu nhất để chuyển tải
nội dung dạy học đến cho ngƣời học? [9, tr.25].
Theo Từ điển tiếng Việt phổ thơng thì “phƣơng pháp là hệ thống các
cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó” [61, tr.723].
1.1.2. Phương pháp dạy học
Thuật ngữ phƣơng pháp có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là
"Methodos", có nghĩa là con đƣờng, cách thức hoạt động nhằm đạt đƣợc
mục đích. Theo Heghen (dƣới góc độ triết học) “phƣơng pháp là ý thức về
hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung”. Định nghĩa này
chứa đựng nội hàm sâu sắc. Phƣơng pháp hiểu theo nghĩa chung nhất là
cách thức đạt tới mục tiêu, là hoạt động đƣợc sắp xếp theo một trật tự nhất
định. Phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ với lý luận, có những phƣơng pháp
riêng cho từng lĩnh vực khoa học. [58, tr.5].
Phƣơng pháp dạy học là cách thức tổ chức hoạt động dạy học của
giáo viên và cách thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh, trong quan
hệ đó, phƣơng pháp dạy quyết định, điều khiển phƣơng pháp học, phƣơng
pháp học tập của học sinh là cơ sở để lựa chọn phƣơng pháp dạy. Tuy


11
nhiên, kết quả học tập đƣợc quyết định trực tiếp bởi phƣơng pháp học tập
của học sinh.
Nhƣ vậy, phƣơng pháp dạy học là sự kết hợp hữu cơ, biện chứng
giữa phƣơng pháp dạy của giáo viên và phƣơng pháp học của học sinh,
phƣơng pháp dạy đóng vai trị chủ đạo, phƣơng pháp học có tính chất độc
lập tƣơng đối, chịu sự chi phối của phƣơng pháp dạy, song nó cũng ảnh

hƣởng trở lại phƣơng pháp dạy.
Phƣơng pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất
của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học đƣợc tiến hành dƣới vai
trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ƣu mục tiêu và các nhiệm vụ
dạy học.
1.2. Môn học Lịch sử mĩ thuật Việt Nam
1.2.1. Nội dung của môn học
Nội dung môn học LSMTVN bao gồm các mảng kiến thức cơ bản
sau đây: Tổng quát về môn học LSMTVN, giới thiệu cho sinh viên khái
niệm mĩ thuật, nội dung cơ bản của nền mĩ thuật Việt Nam qua các thời kỳ
lịch sử: nghệ thuật sơ khai thời nguyên thủy đến nghệ thuật trang trí trên đá
và gốm thời tiền sử, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật trang trí
trên các chất liệu đá, đồng, gỗ, gốm… từ thời sơ sử đến các giai đoạn lịch
sử và vài nét về mĩ thuật Việt Nam thời cận - hiện đại.
Giới thiệu cho sinh viên một số cơng trình kiến trúc tiêu biểu qua các
thời kỳ lịch sử, các tác phẩm hội họa, đồ họa và điêu khắc có niên đại từ
sớm đến muộn, hiện đƣợc lƣu giữ tại các bảo tàng và các di tích lịch sử văn
hóa nhƣ đình, chùa, lăng miếu, bảo tàng… Sau khi học xong mơn này sinh
viên sẽ nắm đƣợc q trình hình thành và phát triển của mĩ thuật Việt Nam
từ thời nguyên thủy đến hiện đại, cách phân kì lịch sử mĩ thuật và các đặc
điểm cơ bản của mĩ thuật Việt Nam qua từng thời kì lịch sử và có thể phân
tích đƣợc một số yếu tố tạo hình của tác phẩm, tuy không chuyên sâu bằng


12
sinh viên chuyên ngành mĩ thuật nhƣng sinh viên VHDL cũng nắm vững
đƣợc những giá trị cơ bản của tác phẩm.
Hiểu đƣợc giá trị nghệ thuật của di sản văn hóa vật thể truyền thống
của dân tộc Việt Nam, vận dụng kiến thức về đặc điểm nghệ thuật qua từng
thời kì lịch sử để định đƣợc niên đại cho các di tích, di vật văn hóa nghệ

thuật. Có kĩ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm trong việc nghiên
cứu, phân tích và nhận diện các di tích, di vật thuộc giai đoạn lịch sử khác
nhau dựa trên nghệ thuật tạo hình và trang trí.
Rèn luyện kĩ năng trình bày, thuyết trình một số vấn đề lý luận về mĩ
thuật cổ, nâng cao khả năng quan sát, phân tích và khảo tả các di sản văn
hóa vật thể do cha ơng để lại, có kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học
để nghiên cứu, đánh giá đƣợc giá trị của di sản văn hóa vật thể truyền
thống dân tộc.
1.2.2. Mục tiêu, ý nghĩa của môn học
Mục tiêu mà môn học LSMTVN hƣớng tới là trang bị cho sinh viên
một kiến thức khái quát về Lịch sử mĩ thuật Việt Nam, giúp các em cảm
thụ, hiểu và phân tích đƣợc những nét hay, nét đẹp của một số tác phẩm mĩ
thuật Việt Nam tiêu biểu. Sinh viên phải nắm vững các giai đoạn phát triển
của nền mỹ thuật dân tộc: có hiểu biết đầy đủ, chính xác những thành tựu
sáng tạo mỹ thuật của từng giai đoạn lịch sử; nắm vững niên đại, đặc trƣng
của từng giai đoạn mỹ thuật, các hiện vật, tác phẩm, cơng trình, lịch sử các
di tích mỹ thuật; nắm vững đặc điểm về phong cách, về phẩm chất tạo hình,
về trang trí, về những biểu hiện các bản sắc của mỹ thuật Việt Nam.
Đồng thời mơn học cịn khẳng định những đặc điểm của một nền mĩ
thuật dân tộc. Nền mĩ thuật đó có chịu ảnh hƣởng của một số nền văn hóa
xung quanh ở một vài nội dung và trong những thời kì nhất định, nhƣng
phong cách sáng tạo hoàn toàn mang đặc điểm, tinh thần, tƣ tƣởng và quan
niệm tạo hình của ngƣời Việt Nam. Do đó, những tác phẩm mĩ thuật Việt


13
Nam từ ngàn xƣa đến nay đã phản ánh đƣợc cuộc sống, sinh hoạt con
ngƣời và cảnh vật quê hƣơng đất nƣớc, với một phong cách Việt Nam
mang đậm đà bản sắc dân tộc.
1.3. Du lịch văn hóa

1.3.1. Khái niệm về Du lịch Văn hóa
Nhiều năm gần đây, thị trƣờng du lịch của Việt Nam trở nên rất sôi
động với nhiều loại hình du lịch mới. Đến với nơi đây du khách sẽ đƣợc
làm quen với nhiều hình thức du lịch với những tên gọi khá mới mẻ, ví dụ
nhƣ: Tham quan, Giải trí, Nghỉ dƣỡng, Khám phá, Thể thao, Tâm linh, Lễ
hội, Sắc tộc…đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách trong và ngoài nƣớc.
Một trong những loại hình du lịch phổ biến, có quan hệ mật thiết tới các di
sản văn hóa trong đó có di sản MTVN đó chính là du lịch văn hóa.
Theo định nghĩa của Luật du lịch (năm 2005): “du lịch văn hóa là
hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng
đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống” [30, tr.4].
Cịn trong tài liệu Nhập mơn khoa học du lịch, du lịch văn hóa
đƣợc định nghĩa là “hình thức du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trƣờng
nhân văn, hoặc hoạt động du lịch đó tập trung khai thác tài nguyên du
lịch nhân văn” [42, tr.63].
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố
văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến
trúc, các cơng trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các di sản văn
hóa vật thể, phi vật thể khác có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du
lịch [30, tr.8].
Trong xã hội đƣơng đại, với sự phát triển đa dạng về kỹ thuật,
kinh tế, văn hóa xã hội… nhu cầu của con ngƣời cũng phát triển đa dạng
hơn. Ngƣời ta đi du lịch khơng chỉ với mục đích nghỉ dƣỡng, nâng cao
thể chất đơn thuần mà còn nhằm thỏa mãn nhu cầu giao lƣu, khám phá


14
thế giới. Qua đó chúng ta có thể thấy du lịch văn hóa là một loại hình du
lịch hữu hiệu nhất, giúp cho du khách có đƣợc sự trải nghiệm và hiểu sâu
hơn về những nền văn hóa khác nhau, tạo lên điều kiện và cơ hội cho

con ngƣời xích lại gần nhau hơn.
1.3.2. Vai trị của mơn học LSMTVN với các hoạt động du lịch văn hóa
Luật Di sản văn hố đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hồ xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, khố X kỳ họp thứ 9 thơng qua đã khẳng định “Di sản văn hoá
Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một
bộ phận của Di sản văn hố nhân loại, có vai trị to lớn trong sự nghiệp
dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân ta”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm
Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII đã xác định 10 nhiệm vụ về
xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Trong đó nhiệm vụ thứ tƣ là bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa.
Nghị quyết đã chỉ rõ nội dung của nhiệm vụ này nhƣ sau: “Di sản văn hóa
là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc,
cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lƣu văn hóa. Hết sức coi trọng
bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và
dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.
Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông
để lại.”
Hệ thống di tích Việt Nam đƣợc phân thành bốn loại hình cơ bản là
di tích lịch sử, di tích kiến trúc - nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam
thắng cảnh. Trong đó liên quan đến lịch sử mĩ thuật Việt Nam là hệ thống
di tích kiến trúc - nghệ thuật.
Di tích kiến trúc - nghệ thuật (nhƣ chùa Tây Phƣơng, chùa Keo, chùa
Thầy, đình Tây Đằng…) chứa đựng những giá trị to lớn nếu bị mất đi
không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh thần
lớn lao không gì bù đắp nổi. Đồng thời, di tích kiến trúc - nghệ thuật còn


15
mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn,
sẵn có nếu đƣợc khai thác, sử dụng tốt sẽ góp phần khơng nhỏ cho việc

phát triển kinh tế đất nƣớc và nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất nƣớc đang
rất cần phát huy tối đa nguồn nội lực để phát triển.
Giá trị của di tích kiến trúc nghệ thuật thể hiện ở quy hoạch tổng thể và
bố cục kiến trúc, ở sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan, ở những
bức chạm khắc trên kết cấu gỗ (chạm khắc chùa Thái Lạc, đình Bảng…), ở vẻ
đẹp thánh thiện của những pho tƣợng cổ nhƣ tƣợng chùa Dâu, chùa Tây
Phƣơng, chùa Mía… ở nét chạm tinh xảo của những đồ thờ tự nhƣ hƣơng án
chùa Keo, chùa Thầy, bát bảo đền vua Đinh, vua Lê…
1.4 . Vài nét về trƣờng Đại học Hải Phòng và ngành Việt Nam học
1.4.1. Trường Đại học Hải Phòng
Trƣờng ĐHHP đƣợc thành lập vào ngày 9 tháng 4 năm 2004, trên
cơ sở phát triển từ trƣờng Đại học Sƣ phạm Hải Phòng (ĐHSPHP). Đây là
một trong những trung tâm đào tạo đại học đa lĩnh vực, đa ngành, là cơ sở
nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, cung cấp
nguồn nhân lực có chất lƣợng cao theo tiêu chuẩn quốc gia và khu vực,
phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng, các
tỉnh duyên hải Bắc Bộ và cả nƣớc.
Mục tiêu của trƣờng phấn đấu đến năm 2020 là trở thành Trung tâm
giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vững
mạnh của khu vực đồng bằng và duyên hải Bắc Bộ. Để đáp ứng yêu cầu
đào tạo mới, trong thời gian vừa qua, nhà trƣờng đã kiện toàn bộ máy tổ
chức, nhân sự và nâng cao chất lƣợng đào tạo bắt đầu từ việc chuẩn hóa
đội ngũ giảng viên, cũng nhƣ nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết
bị dạy học. Bên cạnh đó, nhà trƣờng đã có chủ trƣơng nâng cao chất
lƣợng đào tạo các khoa, ngành truyền thống, kịp thời bổ sung những khoa,
ngành, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trong tình hình mới.


16
Trong giai đoạn đầu phát triển đa ngành, Trƣờng Đại học Hải

Phòng đã thực hiện đƣợc những khâu quan trọng để đào tạo đáp ứng nhu
cầu của xã hội, đào tạo theo địa chỉ là hợp tác với các địa phƣơng, doanh
nghiệp và các cơ sở sử dụng lao động trong vùng tuyển sinh, tăng cƣờng
khảo sát, điều tra, xác định nhu cầu phát triển nhân lực của xã hội để mở
các ngành nghề đào tạo cho phù hợp. Trong đó nhà trƣờng đã chú ý phát
triển đào tạo các ngành kinh tế - kĩ thuật, công nghệ và du lịch. Với mục
đích nâng cao hiệu quả đào tạo, nhà trƣờng đã chủ động phối hợp với các
doanh nghiệp trong việc kiểm soát chất lƣợng, đảm bảo việc cung cấp cho
xã hội nguồn nhân lực có chất lƣợng tốt.
Cho đến nay, trƣờng Đại học Hải Phịng đã có 15 khoa - viện, phụ
trách đào tạo 56 ngành học, 5 trung tâm đào tạo, 15 phòng ban và 3
trƣờng thực hành. Với sự tổ chức chặt chẽ, nhà trƣờng ngày càng phát
triển, đặc biệt là sự phát triển của các khoa.
1.4.2. Khoa Du lịch
Khoa Khoa học xã hội (KHXH) là sự tiếp nối của các cơ sở đào tạo
giáo viên, các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn, trong hơn nửa thế kỉ
qua của thành phố Hải Phòng. Từ năm 1987 - 1999, khoa đã gắn liền với
những năm tháng xây dựng và phát triển nhanh chóng cả về chất lƣợng
đào tạo và đội ngũ giảng viên của trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Hải Phòng.
Từ năm 2000 trở lại đây, khoa có nhiệm vụ đào tạo giáo viên các ngành
Lịch sử, Địa lý, Mỹ thuật và Âm nhạc với các ban đào tạo: Địa lý, Sử Giáo dục công dân, Sử - Đoàn đội, Âm nhạc, Lịch sử, Mỹ thuật.
Từ năm 2005, đƣợc sự đồng ý của ban lãnh đạo nhà trƣờng, khoa
KHXH phát triển thêm một bộ môn mới, đó là tổ Văn hóa, phụ trách đào
tạo ngành đại học Việt Nam học chuyên ngành Văn hóa du lịch.
Tháng 10 năm 2014, tổ bộ mơn Văn hóa đƣợc tách ra thành một
đơn vị độc lập, đó là khoa Du lịch. Nhiệm vụ đào tạo chính của khoa là
giảng dạy các chuyên ngành trong ngành Việt Nam học.


17

1.4.3. Ngành Việt Nam học
Mục tiêu giảng dạy của ngành Việt Nam học là trang bị cho sinh
viên những kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực về Việt Nam
học (và cả về tiếng Việt trong trƣờng hợp sinh viên là ngƣời nƣớc ngoài),
giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đi sâu nghiên cứu và giảng
dạy về Việt Nam học; hoặc trở thành hƣớng dẫn viên cho ngành Du lịch;
hoặc để làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ
quan đại diện, văn phòng thƣơng mại, các tổ chức chính phủ và phi chính
phủ ở trong và ngồi nƣớc Việt Nam. Chƣơng trình cũng nhằm bồi dƣỡng
và nâng cao trình độ tiếng Việt và hiểu biết về đất nƣớc Việt Nam cho
những ngƣời gốc Việt ở nƣớc ngoài.
Cùng với chuyên ngành Văn hóa du lịch, cho tới mùa tuyển sinh năm
học 2015 - 2016, khoa Du lịch của trƣờng ĐHHP đã hồn thành thủ tục mở
mã ngành mới, đó là hệ đào tạo cử nhân đại học các chuyên ngành Quản trị
du lịch; Hƣớng dẫn du lịch; Quản trị nhà hàng và Kỹ thuật nấu ăn.
Năm học 2014 - 2015, khoa đã hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, ln
vƣợt định mức giảng dạy với chất lƣợng bài giảng tốt. Ngồi sinh viên
trong hệ đào tạo chính quy của nhà trƣờng, khoa còn tham gia giảng dạy
cho sinh viên các nƣớc trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Lào tại
nhà trƣờng.
Gắn lí thuyết với thực hành, nhà trƣờng hợp tác với xã hội trong đào
tạo và kiểm soát chất lƣợng, khoa đã thực hiện 100% các bài giảng thực tế,
thực địa, thực hành có trong chƣơng trình đạt kết quả tốt. Để tăng cƣờng
rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên, khoa và liên chi đoàn trong khoa đã tổ
chức câu lạc bộ (CLB) nghiệp vụ hƣớng dẫn viên du lịch hoạt động thƣờng
xuyên với kết quả rất tốt.
Câu lạc bộ Văn hóa du lịch, đƣợc thành lập vào dịp 20 tháng 11 năm
2006 khi còn trực thuộc khoa KHXH, với thành phần chủ chốt là các giảng



18
viên thuộc chi đoàn giáo viên trong ban chủ nhiệm câu lạc bộ. Sinh viên
tham gia theo các chi hội, mỗi lớp là một chi hội. Ngoài ra, các giảng viên
khác trong khoa cũng thƣờng xuyên tham dự với vai trị thành viên của các
hội đồng cố vấn chun mơn. Mục tiêu và những phƣơng hƣớng hoạt động
của (CLB) đều có sự kiểm sốt chặt chẽ của ban chủ nghiệm khoa theo kế
hoạch từng học kì, tập trung vào một số hoạt động thiết thực nhƣ sau:
Tổ chức một số lớp học nghiệp vụ cho hội viên các chi hội với những
nội dung: Lễ tân ngoại giao, hƣớng dẫn; hoạt náo viên, khách sạn. Ngồi ra
CLB cịn tổ chức rèn luyện cho các hội viên những kĩ năng nhƣ: kể truyện cƣời,
thuyết trình trƣớc đám đơng, trình chiếu về di sản của Việt Nam, thuyết trình
bằng powerpoint, cách khai thác internet hiệu quả, làm việc nhóm, cắm hoa,
trang điểm, hát dân ca và đặc biệt là kỹ năng xử lí các tình huống nghiệp vụ.
Hàng năm, vào các mùa du lịch (xuân - hạ), để đáp ứng với việc gia
tăng đột biến của du khách đến với thành phố Hải Phòng, CLB đã lựa chọn
những sinh viên xuất sắc giới thiệu với các công ty du lịch trong địa phận
thành phố để họ có cơ hội rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trong thực tế.
1.4.4. Chuyên ngành Văn hóa du lịch
Là chuyên ngành chính, ra đời cùng với ngành Việt Nam học, mục
tiêu đào tạo của chuyên ngành Văn hóa du lịch là: Đào tạo những cử nhân
cho ngành du lịch có hiểu biết về lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội trong
nƣớc và trên thế giới; các địa danh du lịch, các di sản văn hóa du lịch và
kiến thức chun mơn về quản lí nhà hàng, khách sạn.
Với phƣơng châm đào tạo “Học để trở thành sứ giả văn hóa dân tộc”,
học đi đơi với hành, sinh viên chuyên ngành văn hóa du lịch sẽ đƣợc tham
gia các hoạt động ngoại khóa và tham gia thực tế tại các khách sạn, các khu
du lịch điển hình, các khu di tích lịch sử, văn hóa, khu du lịch sinh thái và
các điểm tham quan hấp dẫn du khách, các nhà hàng đạt tiêu chuẩn, đồng



19
thời sinh viên còn đƣợc tham gia nghiên cứu khoa học về các di sản văn
hóa Việt Nam và thế giới.
Sinh viên chuyên ngành văn hóa du lịch đƣợc ƣu tiên thời gian cho
Chƣơng trình Anh ngữ thực hành, để đảm bảo cho các bạn khi ra trƣờng có
thể giao tiếp đƣợc với ngƣời nƣớc ngoài bằng tiếng Anh.
Yêu cầu của ngành đối với sinh viên sau khi ra trƣờng là:
Có khả năng xây dựng, tổ chức, điều hành tốt, hiệu quả các chƣơng
trình du lịch (tour); có khả năng xây dựng những bài thuyết minh có cấu
trúc hợp lý, khoa học, chứa đựng nội dung thông tin phong phú, đặc sắc…
tƣơng ứng với từng tuyến, điểm du lịch cụ thể và tiến hành hƣớng dẫn du
lịch tại các tuyến, điểm tham quan du lịch đó, hồn thành tốt vai trị nhiệm
vụ của ngƣời hƣớng dẫn du lịch suốt tuyến.
Có trình độ lý luận và chun mơn nghiệp vụ bậc đại học; có phẩm
chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện
đại và thiết thực với chuyên môn nghiệp vụ của thực tế đặt ra. Có nhận thức
đúng về nghề nghiệp, yêu ngành, yêu nghề, gắn bó với nghề nghiệp đã chọn.
Có kiến thức chun mơn vững vàng để có thể hồn thành tốt nhiệm
vụ ở các vị trí khác nhau trong cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, trong
các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng hay cơ sở lƣu trú khác.
Có khả năng sáng tạo, xây dựng các chƣơng trình, dự án phát triển
du lịch, hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội có liên quan ở địa phƣơng. Tổ
chức khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng để kinh doanh
du lịch đạt hiệu quả tối ƣu.
Có kiến thức và kỹ năng tổ chức điều hành, hồn thành tốt tất cả
những cơng đoạn trong một chu trình kinh doanh du lịch lữ hành đạt hiệu
quả kinh tế - văn hóa - xã hội cao.



×