Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.95 KB, 12 trang )

Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách
giáo khoa nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn
Lịch sử 8
Tác giả: Nguyễn Văn Cơi, Nguyễn Thị Thúy Liễu
Đơn vị: Trường THCS Bàu Năng.
: Thực trạng của việc dạy học lịch sử ở trường Trung
học cơ sở nói chung và trường Trung học cơ sở Bàu
Năng nói riêng qua trực tiếp giảng dạy và dự giờ các
đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy những vấn đề sau:
* Về giáo viên: Giáo viên chưa sử dụng triệt để và hợp lí
trong việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa khi
lên lớp, đôi khi các thầy cô sử dụng qua loa, sơ sài…
Chưa chú ý đến việc học sinh tri giác kiến thức qua các
hình ảnh như thế nào, từ đó các tiết học lịch sử chưa thu
hút học sinh học tập, lớp chưa sinh động.
* Về học sinh:
Thưc trạng hiện nay đa số học sinh còn hời hợt các môn
học xã hội, ít quan tâm đến lịch sử dân tộc, lịch sử thế
giới qua thông tin sách giáo khoa, khi học các em chỉ học
theo quántính, thái độ học tập chưa tích cực, lười học,
chưa tự giác tiếp thu kiến thức.
Trong các giờ học, tình trạng chung là học sinh còn thụ
động, chưa mạnh dạn phát biểu, chưa chủ động trong tiết
học, chứng tỏ rằng các em chưa hứng thú với bộ môn
Lịch sử. Các em chưa hiểu đầy đủ và sâu sắc các kênh
hình minh họa nội dung bài học trong sách giáo khoa của
bộ môn.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
-Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo
khoa nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử 8
-Khối lớp 8 trường Trung học cơ sở Bàu Năng.


3. Giải pháp hoặc tính mới, tính sáng tạo của đề tài:
Tầm hiểu biết cũng như nhận thức của các em học sinh
lớp 8 cao hơn so với các em lớp 6, 7 nên các em sẽ tiếp
cận với chương trình lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam
một cách sâu sắc và sinh động hơn, do đó ngoài các kiến
thức lý thuyết các em cần nắm vững
thì khai thác kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử sẽ
phong phú và đa dạng nội dung bài học. Nhưng có nhiều
loại hình, mỗi loại cần có sự khai thác hợp lí mới mang
lại ý nghĩa và làm nổi bật nội dung bài học khác nhau
nên cách sử dụng cũng khác nhau.
Phải biết tập trung khai thác những vấn đề trong sách
giáo khoa một cách hiệu quả để đạt kết quả cao như sau:
-Khai thác lược đồ, tranh ảnh trong sách giáo khoa môn
Lịch sử lớp 8.
-Khai thác chân dung các nhân vật lịch sử trong sách
giáo khoa môn Lịch sử lớp 8.
-Công tác quản lý, chỉ đạo của nhà trường trong việc sử
dụng có hiệu quả các thiết bị dạy và khai thác các kênh
thông tin trong sách giáo khoa nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh khi khai thác kênh hình.
3.1 Khai thác lược đồtrong sách giáo khoa Lịch sử 8:
Về cách khai thác kênh hình là lược đồ giáo viên cần lưu
ý:
+ Trước hết giáo viên cho học sinh xem bảng chú giải,
các kí hiệu, màu sắc.
+ Giáo viên đầu tư nghiên cứu kĩ các sự kiện hiện tượng
lịch sử trên lược đồ.
+ Khi sử dụng cần chọn đúng thời điểm, kết hợp với hệ
thống câu hỏi hợp lí làm cho học sinh đều quan sát được.

Ví dụ bài 12 : Nh ật Bản giữa thế kỉ XIX –đầu thế kỉ XX
Mục II : Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc
Giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao kinh tế Nhật Bản từ cuối
thế kỉ XIX phát triển
mạnh ? Gọi học sinh trả lời: nhờ số tiền bồi thường và
của cải cướp được ở Triều Tiên và
Trung Quốc nên kinh tế Nhật Bản pháttriển mạnh.
Cho học sinh quan sát hình 49 sgk/68
Giáo viên đặt câu hỏi: Dựa vào lược đồ trình bày sự mở
rộng thuộc địa của đế
quốc Nhật ?
Giáo viên gợi ý và khắc họa cho học sinh sự bành trướng
của đế quốc Nhật cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Yêu cầu họcsinh quan sát
bảng chú giải:
3.2 Khai thác tranh ảnh trong sách giáo khoa Lịch sử 8:
Việc khai thác tranh ảnh lịch sử được tiến hành như sau:
+ Khai thác triệt để các chi tiết trên tranh, ảnh để gợi ý
cho học sinh nắm kiến thức
mới và ôn kiến thức cũ.
+ Cho học sinh quan sát tranh, ảnh để các em xác định
một cách khái quát nội
dung cần khai thác.
+ Giáo viên đưa ra câu hỏi nêu vấn đề và tổ chức hướng
dẫn cho học sinh tìm hiểu
nội dung tranh ảnh.
+ Học sinh trình bày kết quả, nội dung tranh ảnh sau khi
đã quan sát kết hợp với
gợi ý của giáo viên và tìm hiểu nội dung trong bài học.
+ Giáo viên nhận xét, bổ sung ý kiến trả lời của học sinh,

hoàn thiện nội dung khai
thác, tranh ảnh cho học sinh.
Ví dụ Bài 4 “Phong trào công nhân và sự ra đời chủ
nghĩa Mác”(Lịch Sử 8)
Mục 1: Phong trào đập phá máy móc và bãi công.
-Giáo viên đặt câu hỏi và cho học sinh thảo luận: Vì sao
ngay lúc mới ra đời, giai cấp
công nhân đã đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản?
-Để học sinh hiểu rỏ hơn về sự bóc lột nặng nề của giai
cấp tư sản đối với công nhân
đặc biệt là họ sử dụng công nhân trẻ em. Ngoài tranh
trong sách giáo khoa giáo viên có thể
cho học sinh quan sát thêm một bức tranh khác về cảnh
bóc lột sức lao động trẻ em ở Anh,
hướng dẫn học sinh quan sát kĩ các chi tiết trên bức
tranh.
-Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi như sau: Qua bức tranh
trên em phát biểu suy nghĩ của
mình về quyền trẻ em hôm nay ? Sau khi học sinh trả lời
xong giáo viên gọi 1 học sinh
khác nhận xét và chốt ý. Qua bức tranh này giáo viên
giáo dục tư tưởngcho học sinh như
sau: Trẻ em hôm nay được đi học, được tự do vui chơi
giải trí, được gia đình và xã hội
quan tâm, pháp luật bảo vệ. Chính vì th ế mà chúng ta
cần phải cố gắng học tập để không
phụ lòng cha mẹ, thầy cô và mai sau trở thành người có
ích cho xã hội.
3.3 Khai thác chân dung các nhân vật lịch sử trong sách
giáo khoa:

-Chân dung các nhân vật lịch sử có ý nghĩa rất lớn trong
việc giảng dạy và học tập
lịch sử ở trường Trung học cơ sở. Chân dung nhân vật
lịch sử trong sách giáo khoa thường
có hai loại: Chân dung nhân vật phản diện và chân dung
nhân vật chính diện.
Ví dụ Bài 7 : PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ
CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU
THẾ KỶ XX
Mục II : Phong trào công nhân Nga và cuộc cách mạng
1905 –1907
-Giáo viên đặt câu hỏi “Trình bày nh ững nét chính về
cuộc đời và hoạt động cách
mạng cuả Lê-nin ?” Ngoài những nội dung kênh chữ
trong sách giáo khoa giáo viên bổ
sung vài nét: Lê-nin tham gia tuyên truyền chủ nghiã
Mác từ đầu những năm 90 cuả thế kỉ
XIX. Năm 1895, ông hợp nhất các tổ chức Macxit ở Pê-
tec-bua thành hội liên hiệp đấu
tranh giải phóng công nhân –mầm móng đầu tiên cuả
chính đảng vô sản. Là người đã lãnh
đạo lật đổ chính quyền tư sản xây dựng chủ nghĩa xã hội.
3.4 Quản lý, chỉ đạo việc sử dụng đồ dùng dạy học của
giáo viên khi lên lớp
-Với nhiệm vụ trực tiếp quản lý, chỉ đạo việc giáo viên
sử dụng thiết bị dạy học,
phong trào tự làm đồ dùng dạy học và vận động cán bộ,
giáo viên, nhân viên ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác quản lý và giảng dạy.
Bản thân đã thực hiện mộtsố biện

pháp giúp giáo viên sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy
học trong đó có việc khai thác các
kênh hình trong sách giáo khoa nói chung, môn lịch sử
lớp 8 nói riêng.
-Đối với Phó Hiệu trưởng:
+ Phối hợp cùng với các phó hiệu trưởng khác trong nhà
trường tạo điều kiện về
tinh thần, vật chất khuyến khích giáo viên tự làm đồ
dùng dạy học.
+ Họp chuyên môn trường triển khai lại các công văn chỉ
đạo về chuyên môn liên
quan đến phương pháp mới, đến việc sử dụng đồ dùng
dạyhọc khi lên lớp.
+ Có sổ theo dõi hàng ngà y việc sử dụng đồ dùng dạ y
học của giáo viên.
+ Kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất đồ dùng dạy học
của giáo viên khi lên lớp.
+ Thường xuyên dự giờ nhất là dự giờ đột xuất, đối
chiếu giữa phiếu bào giảng,
danh mục đồ dùng dạy học và giờ dạy trên lớp xem
có sử dụng đúng đồ dùng dạy học
không.
+ Có danh mục đồ dùng dạ y học ở thiết bị để tiện việc
quản lý, đối chi ếu.
+ Có sự kết hợp chặtchẽ giữa hiệu trưởng, hiệu phó
chuyên môn, cán bộ thiết bị
và tổ trưởng trong việc quản lý, chỉ đạo sử dụng đồ dùng
dạy họccủa giáo viên.
+ Có đánh giá, khen thưởng đối với đồ dùng dạy
học có chất lượng nhằm kích

thích động viên sự tích cực hoạt động, phát huy trí tuệ
của đội ngũ giáo viên.
-Đối với tổ chuyên môn:
+ Họp các tổ trưởng chuyên môn, giao nhiệm vụ quản lý
giáo viên trong tổ, có sổ
kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học, báo cáo theo
định kỳ cho hiệu phó chuyên môn.
+ Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn họp tổ ngay từ đầu
năm học, thống kê các tiết
không có đồ dùng dạy học ở thiết bị đối với các khối
lớp phân công giáo viên làm. Những
đồ dùng dạy học có chất lượng, phức tạp sẽ làm theo
nhóm hoặc cả tổ,có họp đánh giá.
+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng các chuyên
đề về việc sử dụng đồ dùng
dạy học trong giảng dạy để tiết dạy đạt hiệu quả cao,
mang tính phổ biến rộng rãi.
-Đối với giáo viên:
+ Giáo viên phải thực hiện đầy đ ủ các tiết có đồ dùng
dạy học (có ở thiết bị hoặc
tự làm).
+ Có kế hoạch chuẩn bị trước theo yêu cầu của từng bài
cụ thể.
+ Tự làm các thiết bị, đồ dùng dạy học cần thiết.
+ Phải xem việc sử dụng đồ dùng dạy học là một công
việc không thể thiếu được
trong tiết dạy nhằm đạt hiệu quả cao, mang tính phổ biến
rộng rãi.
4. Hiệu quả đem lạ i:
-Đề tài được thực hiện ngay từ đầu năm học 2011-2012

và trong thời gian nghiên
cứu, khai thác kênh hình trong sách giáo khoa môn lịch
sử lớp 8, chúng tôi thường xuyên
kiểm tra, so sánh thá i độ và hiệu quả trước tác động và
sau tác động. Chúng tôi nhận thấy
giờ lịch sử 8 các em tham gia tích cực trong khai thác
thông tin kiến thức bài học một cách
năng động hứng thú qua tìm hiểu các kênh hình sách giáo
khoa, nên hiệu quả các tiết học
lịch sử được nâng cao hơn, các em thích tìm tòi khám
phá nội dung bài học và nhớ kiến
thức lâu hơn.
+ Vào đầu năm học, khi chưa vận dụng đề tài này thì
điểm trung bình trở lên của
khối lớp 8 chỉ đạt 133/175 học sinh chiếm tỉ lệ là 76,0 %.
+ Trong quá trình thực hiện thì chất lượng của học sinh
nâng dần. Cuối Học Kì I
có 157/175 học sinh đạt điểm trên trung bình chiếm
89,7%.
+ Đến giữa Học Kì II thì ch ất lượng biển hiện rõ nét
hơn, có 165/175 học sinh đạt
điểm trung bình trở lên chiếm 94,3%.
5. Khả năng và áp dụng cho đến thời điểm hiện tại:
5.1 Tính mới và tính sáng tạo: Áp dụng trong mỗi tiết
dạy lịch sử, chúng tôi nhận
thấy học sinh nắm rõ hơn về lịch sử thế giới cũng như
lịch sử Việt Nam, phát huy tính tích
cực tự giác học tập, chịu khó tìm tòi qua các kênh hình
thông qua báo chí, phim ảnh.
5.2 Hiệu quả xã hội: Sau khi thực hiện đề tài trên chúng

tôi sẽ vận dụng vào thực tế
giảng dạy và tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để giúp học
sinh y êu thích bộ môn lịch sử khắc
phục hạn chế học sinh yếu kém. Đồng thời tìm ra biện
pháp tốt nhất để nâng cao chất
lượng bộ môn Lịch sử, giúp học sinh khám phá kiến thức
từ quá khứ đến hiện tại, phát
triển tư duy một cách toàn diện.
5.3 Về triển vọng áp dụng và triển khai: Đề tài được áp
dụng môn Lịch sử lớp 8,
Lịch sử các khối lớp trường Trung học cơ sở Bàu Năng
và phổ biến đến một số trường
Trung học cơ sở trong địa bàn huy ện, tỉnh nhà.

×