Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phân tích thực trạng rủi ro trong tín dụng nông thôn và biện pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.07 KB, 19 trang )

Phân tích thực trang rủi ro trong tín dụng nơng thôn và biện pháp khắc phục

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống tín dụng nơng thơn đóng vai trị khơng thể
thiếu trong q trình phát triển kinh tế. Nó cung cấp dịch vụ tài chính có chi phí
phù hợp với khả năng của người dân nông thôn để phát triển sản xuất, tăng thu
nhập, và nhờ đó vượt ra khỏi vịng nghèo đói. Ngồi ra, hệ thống tín dụng cịn có
vai trị quan trọng trong nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh tế
xã hội. Nhưng bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng ln tiềm ẩn những rủi ro, nhất là
với thị trường tín dụng nơng thơn. Rủi ro tín dụng ln ln là vấn đề cần được
quan tâm, do hoạt động tín dụng có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng đến sự ổn định
kinh tế xã hội. Rủi ro tín dụng có thể xảy ra ít hay nhiều phụ thuộc vào chất lượng
tín dụng. Vì vậy, việc tìm hiểu và giải quyết những rủi ro luôn là vấn đề quan
trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thị trường tín dụng nơng thơn. Do đó
em chọn đề tài “Phân tích thực trạng rủi ro trong tín dụng nông thôn và biện
pháp khắc phục” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung:
Tìm hiểu và phân tích những rủi ro trong hoạt động của thị trường tín dụng
nông thôn và đưa ra giải pháp khắc phục.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu đặc điểm của thị trường tín dụng nơng thơn.
- Phân tích những rủi ro trong tín dụng nơng thơn.
- Đề ra những biện pháp để đạt hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng nơng
thơn, đồng thời cải thiện đời sống của người nông dân.
3.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: số liệu thứ cấp qua sách, báo, tạp chí,


internet,…
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu các ngân hàng thương mại
trong hệ thống tín dụng nơng thơn ở Việt Nam.

SV thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Nhiên

1


Phân tích thực trang rủi ro trong tín dụng nơng thôn và biện pháp khắc phục

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG NƠNG THƠN
1.1. Khái qt về thị trường tín dụng nơng thơn
Ở nước ta, nơng nghiệp phát triển rất mạnh tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ
trong nước và xuất khẩu sang các nước khác. Vì vậy, chúng ta nên chú trọng các
ngành thuộc sản xuất nông nghiệp. Nhưng đa số người tham gia sản xuất nông
nghiệp thường là những người nông dân, các cơ sở kinh doanh nhỏ; do đó nguồn
vốn kinh doanh của họ bị hạn chế. Chính vì điều này, hệ thống tín dụng nông thôn
đã ra đời. Mục tiêu cuối cùng của hệ thống tín dụng nơng thơn là đáp ứng u cầu
vốn cho nông dân với lãi suất hợp lý. Hệ thống tín dụng nơng thơn bao gồm các
định chế chính thức và khơng chính thức. Như vậy, cải thiện hiệu quả hoạt động
của thị trường tín dụng nơng thơn chính là tùy thuộc vào hiệu quả hoạt động của
các định chế này.
1.2. Những đặc điểm của thị trường tín dụng nơng thơn
1.2.1. Yếu tố khách hàng
Khách hàng của tín dụng nông thôn thường sống ở các vùng nông thôn, xa
xôi, đi lại gặp nhiều khó khăn, điều kiện sinh hoạt cịn nhiều hạn chế. Khả năng tài

chính khách hàng yếu kém, năng lực sản xuất nhỏ bé, sản xuất kinh doanh cịn
theo tập qn, phong trào, trình độ nhận thức có nhiều hạn chế nên việc tổ chức
sản xuất kinh doanh, vận dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất chưa đạt
hiệu quả cao.
Đặc điểm này phần nào ảnh hưởng đến kết quả sử dụng vốn vay của
khách hàng, đưa đến rủi ro tín dụng cho các tín dụng nông thôn. Vấn đề này đặt ra
cho cán bộ tín dụng phải chú ý khâu kiểm tra sau khi cho vay để kịp thời hướng
dẫn, tư vấn khách hàng trong quá trình tổ chức sản xuất, nhằm đảm bảo an toàn
trong việc sử dụng vốn và thực hiện mục tiêu hỗ trợ thành viên phát triển kinh tế
hộ gia đình.
Tuy nhiên, tín dụng nơng thơn cũng có thuận lợi là có điều kiện gần gũi,
hiểu rõ khách hàng, thành viên hơn vì cùng sống chung trong khu vực làng, xã.

SV thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Nhiên

2


Phân tích thực trang rủi ro trong tín dụng nơng thôn và biện pháp khắc phục
1.2.2. Yếu tố tự nhiên
Kinh tế nông thôn chủ yếu là hoạt động sản xuất nơng nghiệp, yếu tố thời
tiết, khí hậu, biến động giá cả ảnh hưởng nhiều đến kết quả sản xuất. Nếu thời
tiết, khí hậu, giá cả bất thường sẽ mang lại trong sản xuất nhiều rủi ro, tổn thất cho
khách hàng và cả ngân hàng thương mại.
1.2.3. Yếu tố thông tin, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật tại chỗ
Yếu tố này cũng có thể đem lại các rủi ro nhất định, ảnh hưởng kết quả
sản xuất, kinh doanh của người dân trong vùng. Ví dụ: Những nơi mà điều kiện
thơng tin cịn hạn chế, kiến thức tiến bộ khoa học, kỹ thuật đến với dân chưa đầy
đủ, thì việc cập nhật thông tin, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất chưa phổ biến, kịp
thời làm năng suất, hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất thấp, không đồng đều;

hay việc qui hoạch phát triển kinh tế vùng, địa phương có những điểm chưa hợp
lý (việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi chưa phù hợp, thị trường tiêu thụ
không ổn định, khó khăn cho đầu ra sản phẩm…) cũng sẽ mang lại những tác
động không tốt, làm giảm thu nhập cho các hộ nông dân và họ sẽ gặp khó khăn
trong việc trả nợ vốn vay cho các tổ chức tín dụng.

SV thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Nhiên

3


Phân tích thực trang rủi ro trong tín dụng nơng thơn và biện pháp khắc phục

Chương 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG TÍN DỤNG
NƠNG THƠN
2.1. Thực trạng chung của các ngân hàng
Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngồi nguồn vốn tự có
của mình, các doanh nghiệp phải sử dụng một nguồn vốn bên ngồi, đó là vốn vay
của các ngân hàng thương mại. Đây là nhu cầu vay vốn rất cần thiết nhằm đảm
bảo cho các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh một
cách bình thường. Tùy đặc điểm và tính chất hoạt động của từng loại hình doanh
nghiệp, việc sử dụng vốn vay ngân hàng thương mại cũng có sự khác nhau.
Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng và ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn được
thực hiện bằng những cam kết thỏa thuận theo những nội dung đã ấn định phù hợp
với các nguyên tắc tín dụng. Mỗi khoản cho vay được xác định một thời hạn trả nợ
nhất định. Trong phạm vi thời hạn nợ quy định khi đến hạn trả nợ, doanh nghiệp
vay vốn phải có trách nhiệm hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng thương mại.
Nhưng khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả gây ra lỗ thì
doanh nghiệp khơng trả được nợ và lãi cho ngân hàng khi nợ đã đến hạn trả. Do

đó, ngân hàng thương mại khơng thu hồi được vốn và lãi. Điều này đã làm cho
tổng số nợ quá hạn của các ngân hàng tăng lên.
Bảng 1: Tình hình doanh nghiệp nợ và phần trăm nợ quá hạn của hệ
thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian 2002 - 2007
Năm
Tiêu chuẩn
Tổng dư nợ (tỉ đồng)
toàn bộ nền kinh tế
Tỉ lệ nợ quá hạn/tổng
dư nợ

2002

2003

2004

2005

2006

2007

286.614 365.300 395.212 420.552 476.260 515.645
8,15%

8,02%

7,58%


6,24%

7,16%

6,82%

Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

SV thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Nhiên

4


Phân tích thực trang rủi ro trong tín dụng nơng thôn và biện pháp khắc phục
Từ số liệu của bảng 1 ta thấy:
- Tổng dư nợ năm sau cao hơn năm trước, biểu hiện sự tăng trưởng về tín
dụng của nền kinh tế.
- Tỉ lệ phần trăm nợ quá hạn ổn định và có xu hướng giảm là biểu hiện tốt.
Nhưng đến năm 2006 lại tăng vì Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) nên vốn đầu tư vào các doanh nghiệp tăng, đa số là từ việc vay ngân hàng.
Đến năm 2007 thì tỉ lệ phần trăm nợ quá hạn giảm, tuy phần trăm nợ quá hạn có
xu hướng giảm, song tính số tuyệt đối thì đây là khoản nợ quá hạn rất lớn của nền
kinh tế. Nếu số nợ này trở thành nợ khó địi, nợ xấu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp vay vốn trong nền kinh tế. Thực tế hiện nay một số ngân hàng
thương mại nhìn cục bộ, có phần trăm nợ q hạn cao, được biết là số nợ tồn đọng
kéo dài chưa hoặc không giải quyết được. Ở các nước trên thế giới hoặc trong khu
vực, phần trăm nợ quá hạn của ngân hàng thương mại phải đạt tỉ lệ phần trăm là
dưới 5%. Như vậy, tỉ lệ này của nước ta còn cao. Trong xu hướng hội nhập quốc
tế, chúng ta phải phấn đấu hạ thấp phần trăm quá hạn trong hoạt động kinh doanh

của ngân hàng thương mại.
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nếu nợ quá hạn không xử lý kịp thời
thì sẽ trở thành nợ xấu. Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỉ lệ để đánh giá chất lượng
tín dụng của tổ chức tín dụng.
Bảng 2: Tình hình nợ xấu của các ngân hàng thương mại (2002 – 2007)
Năm
Tiêu chuẩn
Tổng số nợ xấu (tỉ đồng)
Tỉ lệ nợ xấu/tổng dư nợ

2002

2003

2004

2005

20.000
7,2%

16.000
5,3%

13.000
4%

17.500
3,18%


2006

2007

21.500 24.000
5,6%
5,4%

Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Bảng 2 cho ta thấy được tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng qua các năm có thay
đổi từ 7,2% năm 2002 đã giảm xuống 5,4% ở năm 2007. Nhưng khoản nợ xấu này
vẫn còn rất cao trong nền kinh tế nước ta. Do đó, các ngân hàng phải luôn quan
tâm và theo dõi tỉ lệ nợ xấu. Việc ngân hàng đầu tư, cho vay vốn nhưng chậm hoặc
không thu được vốn dẫn đến nợ quá hạn, thậm chí rủi ro mất vốn là điều khó tránh
SV thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Nhiên

5


Phân tích thực trang rủi ro trong tín dụng nơng thôn và biện pháp khắc phục
khỏi. Sở dĩ khách hàng không trả được nợ và lãi vay đúng hạn theo các cam kết có
thể do sản xuất, kinh doanh chưa hiệu quả, hàng hoá sản xuất ra tiêu thụ chậm,
hoặc tiêu thụ rồi những tiền chưa thu được. Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường
hợp khách hàng thua lỗ, không trả nợ cho ngân hàng được. Khi các ngân hàng phải
dùng khá nhiều nguồn khác nhau để bù đắp rủi ro, trong đó chủ yếu dùng lợi
nhuận để xử lý, bù đắp dẫn đến việc hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.
Thông tin từ Ngân hàng thế giới cho thấy, mức tăng trưởng tín dụng của hệ
thống ngân hàng Việt Nam đã được kiềm chế lại trong những năm trước, giảm
xuống còn 25% trong năm 2006. Tuy nhiên, mức tăng năm 2007 lại quá nhanh, đạt
mức 40% tính đến tháng 8/2007. Trong khi mức tăng trưởng tín dụng của các ngân

hàng thương mại quốc doanh đứng ở mức vừa phải, khoảng 23% thì tín dụng của
các ngân hàng thương mại cổ phần đã tăng ở mức rất cao là 77% tính đến tháng
8/2007. Mức tăng trưởng tín dụng nhanh như vậy khiến người ta không khỏi lo
ngại về chất lượng các khoản vay. Ngân hàng thế giới cũng đề cập đến một mức
tăng trưởng tiền gửi cao ở cả khối ngân hàng quốc doanh lẫn cổ phần, ước đạt
trung bình hơn 50% trong 12 tháng qua. Với mức tăng trưởng tiền gửi cao hơn
nhiều so với mức cho vay, các ngân hàng gặp phải tình trạng dư thừa vốn khả
dụng kéo dài.
Ngoài ra, trong giai đoạn 5 năm qua, Ngân sách Nhà nước đã bố trí bình
qn khoảng 6.000tỷ đồng/năm thông qua các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng, tín dụng đầu tư thơng qua Quỹ Đầu tư phát triển khoảng 8.021 tỷ đồng.
Chính phủ cũng đã ký kết với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế 3 dự án tài trợ
cho phát triển sản xuất, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nông nghiệp và
kinh tế nông thôn với tổng số tiền 373 triệu USD, đồng thời tạo điều kiện cho các
tổ chức phi chính phủ đầu tư vốn vào địa bàn nơng thôn thông qua quỹ tương trợ
của các tổ chức hội. Tuy nhiên, mức tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành nơng
nghiệp bình qn chỉ đạt 4,4% (riêng trồng trọt 4%), lâm nghiệp tăng 1,4%, cộng
với những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu, năng suất chất lượng tăng trưởng đã
đặt ra câu hỏi: Các chính sách hỗ trợ vốn và tín dụng của Nhà nước - địn bẩy
chính đã chưa thực sự hiệu quả?

SV thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Nhiên

6


Phân tích thực trang rủi ro trong tín dụng nơng thơn và biện pháp khắc phục
Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng trong kinh tế nơng, lâm nghiệp thời gian
qua có tốc độ nhanh, nhưng mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu vay vốn của các
tổ chức kinh tế và hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nơng dân được vay vốn cũng chỉ đạt

khoảng 70%, lại gặp nhiều vướng mắc trong việc thực hiện các qui định về thế
chấp, thu hồi nợ… Các kênh tín dụng cịn phân tán, việc cho vay ưu đãi được thực
hiện qua nhiều đầu mối (như Quỹ hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nơng thơn, Ngân hàng chính sách xã hội) với các mức lãi suất cho vay
khác nhau, dẫn đến người thụ hưởng khó nhận biết đầy đủ để tiếp cận khoản vay
ưu đãi. Trong khi đó, tín dụng thương mại và tín dụng chính sách chưa tách bạch
rõ ràng, một số khoản vay theo chỉ định khó có khả năng thu hồi. Cơ cấu và qui
mô vay phát triển ngành nghề, vùng chuyên canh sản xuất còn chưa tập trung cho
mục tiêu trọng điểm, một số chương trình cho vay kém hiệu quả, cơ chế đảm bảo
tiền vay cịn khó khăn, ách tắc.
Năm 2007 là năm các hoạt động sản xuất kinh tế nói chung, ngành ngân
hàng nói riêng chịu nhiều tác động mạnh mẽ, do chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh,
bên cạnh thuận lợi cho người sản xuất, kinh doanh, thì đồng thời cũng gây áp lực
về nguồn vốn tín dụng; những biến động về giá vàng, giá USD, giá bất động sản
gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của nhà sản xuất và người người gửi tiền,
khí hậu thay đổi ảnh hưởng đến sản xuất... Điển hình ở huyện Thanh Sơn - tỉnh
Phú Thọ là một trong ba huyện bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ những đợt rét đậm,
rét hại hồi đầu năm 2008, tổng thiệt hại về sản xuất của Thanh Sơn lên đến hơn 3
tỷ đồng, trong đó riêng nguồn vốn vay tín dụng thương mại đã chiếm trên 2,3 tỷ
đồng. Để giúp người nơng dân nhanh chóng khắc phục tình trạng khó khăn trước
mắt, Ngân hàng nơng nghiệp - phát triển nông thôn huyện Thanh Sơn đã tập trung
nguồn vốn ưu tiên giải ngân cho vay các dự án khôi phục sản xuất. Bởi trong điều
kiện thời tiết khắc nghiệt như thời điểm vừa qua, thì nhu cầu nguồn vốn cho vật tư,
phân bón, thuốc trừ sâu để chăm sóc lúa, hoa màu và nhất là chăm sóc chè đều
tăng hơn hẳn so với mức đầu tư thơng thường. Vì thế nguồn vốn đáp ứng nhu cầu
khôi phục sản xuất sẽ phải lớn hơn rất nhiều con số 2,3 tỷ đồng bù đắp thiệt hại.
Như vậy Ngân hàng nông nghiệp Thanh Sơn phải có kế hoạch cho người nơng dân
vay hợp lý để đạt được chỉ tiêu thi đua của ngành đề ra.
SV thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Nhiên


7


Phân tích thực trang rủi ro trong tín dụng nơng thôn và biện pháp khắc phục
2.2. Nguyên nhân rủi ro trong tín dụng nơng thơn
2.2.1. Thực trạng từ khách hàng
* Rủi ro bất khả kháng
Khách hàng chủ yếu là những người kinh doanh nông nghiệp. Các mặt
hàng nông nghiệp thường phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết. Khi thời tiết xấu sẽ ảnh
hưởng đến sản lượng, năng suất của sản phẩm. Dịch bệnh, sâu, chuột... gây thiệt
hại đáng kể cho chăn nuôi, trồng trọt. Chẳng hạn dịch cúm gà cuối năm 2003 và
đầu năm 2004 làm thiệt hại 15% tổng đàn gia cầm, giảm gần 1% GDP cả nước...
ước chừng thiệt hại khoảng 350 triệu USD. Do có những thiệt hại như vậy nên ảnh
hưởng đến việc trả vốn vay và lãi suất của người dân đến các ngân hàng. Vì vậy,
các ngân hàng sẽ gặp khó khăn khi huy động vốn và cung cấp vốn cho khách hàng.
* Thông tin không đến với người nghèo
Những quy định mới về thế chấp tài sản và không phải thế chấp đã tháo
gỡ một phần khó khăn khi người vay thiếu tài sản thế chấp, nhưng vẫn bất cập đối
với một bộ phận nông dân kinh doanh trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ và cả
người nghèo. Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đi vào cuộc sống. Ngân
hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Chính sách đều dựa vào thơng tin của lãnh đạo
địa phương cung cấp. Tuy nhiên, lãnh đạo địa phương khơng có thơng tin đầy đủ
về các hoạt động tín dụng trong địa bàn của mình phụ trách, và cũng không
thể khẳng định tất cả hộ gia đình của địa phương đều được tiếp cận thơng tin. Đơi
khi những người có phương án đầu tư hiệu quả khơng được tiếp cận với các
chương trình cho vay vốn; trong khi họ hàng, bạn bè của các nhà chức trách địa
phương lại thường có tên trong danh sách được hưởng những chương trình vay
vốn ưu đãi.

SV thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Nhiên


8


Phân tích thực trang rủi ro trong tín dụng nơng thôn và biện pháp khắc phục
2.2.2. Thực trạng từ ngân hàng
* Phí giao dịch quá cao
Đa số khách hàng trong tín dụng nơng thơn là người nghèo sống ở vùng
sâu vùng xa nên cán bộ tín dụng hầu như khơng thể tiếp cận. Thêm nữa, chi phí
giao dịch quá cao đã đẩy lãi suất cho vay lên và làm tăng gánh nặng nợ nần của
người dân nơng thơn.
Chi phí giao dịch tại ngân hàng hiện quá cao đối với đại bộ phận dân
cư. Điều này do địa bàn nông thôn rộng, món vay nhỏ và thủ tục quá phức tạp. Chi
phí giao dịch này đã đẩy lãi suất cho vay tăng và làm tăng gánh nặng nợ nần của
nông dân. Bởi nếu không tăng lãi suất, các tổ chức tài chính sẽ phải đối mặt với
khả năng thua lỗ.
Mạng lưới tài chính cịn chưa vươn tới vùng sâu vùng xa. Đa số người
nghèo ở đây chưa được cán bộ tín dụng tiếp cận. Hơn nữa, lượng vốn cũng chưa
đủ để đáp ứng nhu cầu vay của người dân nông thôn có mức sống trung bình.
* Bất bình đẳng nguồn vốn
Mơi trường cạnh tranh nguồn vốn vay còn nhiều bất cập. Ngân hàng
Chính sách đang gặp những khó khăn vì phụ thuộc vào tài trợ của Chính phủ, khả
năng huy động vốn hạn chế do mạng lưới hầu như khơng có chi nhánh độc lập, tỷ
lệ hồn vốn cho vay cịn thấp... nên không thể đồng thời cải thiện phúc lợi khu vực
nông thôn và bảo tồn vốn kinh doanh.
Nếu cho vay gặp thiên tai địch họa thì chỉ có các tổ chức tín dụng Nhà
nước được xố nợ, cịn các tổ chức tín dụng cổ phần phải tự bù đắp. Đây là một
bất bình đẳng. Trong cơ chế cạnh tranh lãi suất, nhiều tổ chức tín dụng nhỏ đã
khơng thể nâng lãi suất huy động quá cao, mà đành thu hẹp phạm vi hoạt động do
không đủ nguồn vốn đầu tư.

Nguồn nhân lực khu vực nơng thơn cịn nhiều yếu kém, nghiệp vụ tín
dụng nhiều hạn chế, dẫn đến những khoản cho vay dài hạn lẽ ra cần phải được
thẩm định kỹ lưỡng và tính tốn rủi ro, thì do trình độ cán bộ q yếu nên để thất
thốt tài sản. Đội ngũ cán bộ thiếu hiểu biết tiếng dân tộc để tuyên truyền cho vay
vốn.

SV thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Nhiên

9


Phân tích thực trang rủi ro trong tín dụng nơng thơn và biện pháp khắc phục
Hiện có rất nhiều tổ chức cung cấp tín dụng nơng thơn, song tỷ lệ vốn vay
trên tổng vốn đầu tư của nơng dân cịn thấp, mặc dù đa số nông dân vẫn muốn vay
vốn.

SV thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Nhiên

10


Phân tích thực trang rủi ro trong tín dụng nơng thôn và biện pháp khắc phục
Chương 3

CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO, NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NƠNG THƠN
3.1. Giải pháp chung cho tính hình hoạt động của ngân hàng
3.1.1. Huy động vốn
Khai thác và huy động tổng lực các nguồn vốn tín dụng trên thị trường
tín dụng nơng thơn để hình thành lượng vốn lớn, tập trung, góp phần đáp ứng yêu

cầu cao về vốn đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp,
nông thôn. Trước hết, cần huy động tối đa các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân cư
(dưới dạng vàng, bạc, đá quý, bất động sản). Để thực hiện được mục tiêu đó, phải
đa dạng hóa hình thức huy động vốn:
- Huy động vốn thơng qua hình thức tiết kiệm truyền thống, loại khơng
kỳ hạn, có kỳ hạn 3, 6, 9, 12 tháng, tăng cường huy động tiết kiệm trung và dài
hạn. Chủ động phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng với lãi suất và hình thức
thích hợp, hấp dẫn, được bảo đảm bằng vàng hoặc ngoại tệ, có xác định thời hạn
nhất định 1, 3, 5, 10 năm. Người mua kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng có thể dễ
dàng chuyển đổi quyền sở hữu một cách hợp pháp. Khi thanh toán kỳ phiếu, trái
phiếu, nếu gặp rủi ro về tỷ giá phải có nguồn tài chính cấp bù lỗ. Cần phát hành kỳ
phiếu, trái phiếu bằng vàng song hành với phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng tiền
mặt (nội tệ và ngoại tệ), v.v...
- Thu hút vốn (trong thời kỳ nhàn rỗi) từ các nguồn thu của các doanh
nghiệp Nhà nước ở nông thôn, bưu điện, bảo hiểm, cấp nước sạch, điện lực... vào
hệ thống ngân hàng, tạo nên tính năng động, hiệu quả trong huy động vốn.
- Tạo nguồn vốn tín dụng thơng qua việc đa dạng hóa các loại hình dịch
vụ: Dịch vụ ủy thác, dịch vụ tư vấn đầu tư, dịch vụ bảo đảm an tồn các vật có giá,
dịch vụ kiều hối...
- Thu hút vốn từ các khu vực kinh tế khác (thành thị, khu công nghiệp,
khu chế xuất) về nông thôn, thông qua dịch vụ gửi tiền một nơi có thể rút nhiều
nơi trong cùng một hệ thống ngân hàng.
- Khuyến khích các chủ thể sản xuất - kinh doanh thanh tốn khơng dùng
tiền mặt, mà qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, vừa giảm khối lượng tiền mặt
SV thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Nhiên

11


Phân tích thực trang rủi ro trong tín dụng nơng thôn và biện pháp khắc phục

trong lưu thông, tiết kiệm được chi phí trong kiểm đếm, bảo quản, vừa làm tăng
tính hiệu quả riêng của đồng vốn ngân hàng.
Bên cạnh đó, phải xây dựng Chiến lược khách hàng, xây dựng cơ chế
chính sách thu hút khách hàng có số dư tiền gửi lớn, thường xuyên tại ngân hàng
bằng lợi ích vật chất, áp dụng lãi suất hợp lý, khuyến khích khách hàng gửi vốn
trung và dài hạn. Có thể áp dụng lãi suất cao đối với những khoản tiền gửi lớn, dài
hạn tại ngân hàng để khuyến khích người gửi tiền.
3.1.2. Mở rộng mạng lưới giao dịch của các tổ chức tín dụng
Mở rộng mạng lưới giao dịch của các tổ chức tín dụng thơng qua việc
củng cố, kiện tồn hoạt động của các chi nhánh ngân hàng huyện, thị và ngân hàng
cấp IV đã có mặt tại thị xã, thị trấn, thị tứ, xã, phường; đầu tư xây dựng các trụ sở
giao dịch với khách hàng. Bên cạnh đó, phải xây dựng các trụ sở cố định, cần hình
thành những ngân hàng di động, đa năng thông qua việc trang bị ô tô, xe máy
chuyên dùng, đảm bảo cho nguồn tín dụng có mặt ở khắp các vùng, miền kể cả
những vùng xa xơi, hẻo lánh, có điều kiện tiềm năng phát triển kinh tế hàng hóa;
phấn đấu mục tiêu mọi hộ dân đều có thể tiếp cận được tới các dịch vụ tín dụng
chính thức.
3.1.3. Nâng cao năng lực của các thành viên tham gia thị trường tín dụng
nơng thơn.
* Đối với các tổ chức tín dụng:
Cần nghiên cứu kỹ thị trường để xác định được nhu cầu vốn tín dụng,
làm cơ sở cho việc hoạch định Chiến lược khách hàng để đầu tư vốn phù hợp với
yêu cầu phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu
quả hoạt động của các tổ chức tín dụng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả
hoạt động, các tổ chức tín dụng cần phải đổi mới hoạt động tín dụng đồng bộ, từ
việc hợp lý hóa quy trình, thủ tục huy động và cho vay, đa dạng hóa hình thức tín
dụng, phương thức cho vay, tuyển chọn cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, có chế
độ đãi ngộ thỏa đáng bằng lợi ích vật chất đối với cán bộ làm tốt công tác được
giao, cũng như xử lý nghiêm minh đối với những người khơng hồn thành nhiệm
vụ, vi phạm pháp luật trong hoạt động tín dụng, đổi mới cơng nghệ ngân hàng theo


SV thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Nhiên

12


Phân tích thực trang rủi ro trong tín dụng nơng thôn và biện pháp khắc phục
hướng đi thẳng và công nghệ hiện đại, góp phần đắc lực cho chiến lược hội nhập
quốc tế.
* Đối với khách hàng:
Cần phải đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến các nghiệp vụ tín
dụng có liên quan đến khách hàng vay vốn, tạo điều kiện cho họ nắm bắt và thực
hiện tốt các nguyên tắc, quy trình, thủ tục vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả,
khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm rủi ro đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản
phục vụ sản xuất kinh doanh, nhằm phân tán rủi ro, giảm tối đa những thiệt hại rủi
ro cho khách hàng khi sử dụng vốn tín dụng, khuyến cáo, thơng tin kịp thời về tình
hình sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính và những rủi ro (nếu có) để các tổ
chức tín dụng có điều kiện giúp đỡ, xử lý kịp thời, thuyết phục khách hàng tham
gia vào các hiệp hội ngành nghề, tổ chức quần chúng..., nhằm tăng cường mối liên
kết kinh tế, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình khi vay vốn tín dụng.
3.1.4. Hoàn thiện khung pháp luật đồng bộ
Hoàn thiện khung pháp luật đồng bộ theo hướng minh bạch, rõ ràng, tác
động thuận chiều với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn
đề tăng cường đầu tư tín dụng cho các khu vực nơng nghiệp, nơng thơn, tạo ra một
sân chơi bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể tham gia cung cầu vốn
tín dụng trên thị trường tín dụng nơng thơn, phát huy cao độ quyền tự chủ kinh
doanh của các chủ thể đó, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp mang tính “hành chính
hóa” cũng như “hình sự hóa” các quan hệ tín dụng của chính quyền các cấp trong
hoạt động huy động - cho vay vốn tín dụng, vừa đảm bảo độ an tồn khi phát triển
thị trường tín dụng nơng thơn.

3.1.5. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn theo
hướng hiện đại hóa
Giảm tỷ trọng nơng nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, nâng
cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát triển mạnh kinh tế hàng hóa, nâng cao chất
lượng tăng trưởng kinh tế, hình thành năng lực nội sinh từ chính khu vực nơng
thơn, thúc đẩy thị trường tín dụng nơng thơn phát triển nhanh, hiệu quả và bền
vững.
3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong tín dụng nơng thơn
SV thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Nhiên

13


Phân tích thực trang rủi ro trong tín dụng nơng thơn và biện pháp khắc phục
Khách hàng của tín dụng nông thôn đa phần là những người nông dân sản
xuất nơng nghiệp. Trong khi đó, ngành nơng nghiệp thường xun gặp rủi ro lớn
hơn các ngành kinh tế khác mà chủ yếu tính chất sản xuất, năng suất sản lượng lại
phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, chẳng hạn như bão,lũ lụt, thiên tai… gây hại nặng
nề . Đây là những rủi ro bất khả kháng chỉ có thể hạn chế thiệt hại chứ khơng thể
tránh khỏi được.
Ngồi những ngun nhân rủi ro bất khả kháng còn nhiều nguyên nhân ảnh
hưởng tới sản xuất và tiêu thụ nơng sản, như: chính sách của Nhà nước không phù
hợp, chưa ổn định hoặc ảnh hưởng giá cả thị trường trên thế giới, các quy định
hoạt động của các tổ chức kinh tế thế giới...
Ngành nơng nghiệp hàng hóa muốn phát triển phải có đầu tư lớn cho hạ tầng
cơ sở, về giống, về công nghiệp sản xuất chế biến, về vật tư cần thiết (phần lớn
phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc thú y...). Chu kỳ sản xuất nông nghiệp dài,
thời gian kiến thiết cơ bản lâu, thu hồi vốn đầu tư ít nhất 1 năm, dài 6-8 năm.
Trong khi đó, vốn tự có của nơng dân rất ít, tiếp xúc với vốn vay tín dụng lại cịn
q hạn chế.

Để tạo điều kiện cho hộ gia đình, trang trại sản xuất nơng nghiệp tiếp cận với
các nguồn vốn vay tín dụng và ngược lại tạo điều kiện thu hút ngân hàng đầu tư
cho nông nghiệp nhiều hơn và yên tâm hơn, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
* Tạo sức thu hút vốn đầu tư cho sản xuất nông lâm thủy sản:
- Có quy hoạch thành vùng sản xuất hàng hóa lớn cho mỗi tỉnh, mỗi vùng
cụ thể.
- Xây dựng các dự án sản xuất kinh doanh nông nghiệp cho các chủ trang
trại, nhóm hộ và mỗi gia đình, các dự án phải đảm bảo tính khả thi, hiệu quả cao.
- Xây dựng hợp đồng liên kết "Bốn Nhà" trong sản xuất, chế biến, tiêu
thụ sản phẩm (Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà khoa học).
- Lựa chọn giống cây con công nghệ mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật ni thích hợp với thị trường trong và ngồi nước.
- Các doanh nghiệp đứng ra tín chấp với ngân hàng cho nơng dân vay
vốn...
* Về phía các ngân hàng cho vay tín dụng:
SV thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Nhiên

14


Phân tích thực trang rủi ro trong tín dụng nơng thôn và biện pháp khắc phục
- Huy động các nguồn vốn vay để có đủ vốn cho vay với lãi suất thấp,
với các nguồn vốn lớn, dài hạn, trung hạn để đầu tư cho nơng nghiệp nơng thơn.
- Góp phần thẩm định các dự án vay vốn, sử dụng vốn, quản lý và thu hồi
vốn. Đa dạng hóa các hình thức vay và cho vay vốn.
- Thực hiện cho vay vốn phù hợp với thời vụ, chu kỳ sản xuất trong nông
nghiệp. Ưu tiên cho vay với các dự án, các chương trình quan trọng như: cơ sở chế
biến, sản xuất nơng sản hàng hóa có giá trị cao, đầu tư cho khoa học công nghệ
mới...
- Tạo mọi thủ tục thuận lợi, đơn giản, tránh phiền hà cho nông dân vay

vốn.
- Cung cấp thông tin giá cả thị trường, dự báo thị trường trong và ngồi
nước, giúp hộ nơng dân kinh doanh theo hướng có hiệu quả.
- Củng cố hệ thống ngân hàng tín dụng, chú trọng mở rộng hình thức tín
dụng nhân dân theo Luật Hợp tác xã, tạo các nguồn vốn, thống nhất quản lý tránh
tình trạng nhiều tổ chức đứng ra quản lý vốn các chương trình, dự án tạo nên nhiều
cấp trung gian gây lãng phí, tăng chi phí dịch vụ cho người nơng dân vay vốn.
* Đối với Nhà nước:
- Cần ban hành những quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi của các tổ
chức tín dụng cũng như tổ chức của người vay như mức vay không cần thế chấp,
từ 50 tới 100 triệu đồng với lãi suất mềm dẻo; các trường hợp giãn nợ, khoanh nợ
phải được quy định và có hướng dẫn cụ thể.
- Nhà nước cần có chính sách ổn định lâu dài cho các thành phần kinh tế
tham gia sản xuất kinh doanh nông nghiệp: đất đai, giá cả, thuế, quỹ bình ổn...
nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngồi nước cho lĩnh vực nơng nghiệp
nơng thơn, tạo điều kiện cho thị trường vốn nông thôn hoạt động hiệu quả.
- Nhà nước cần có nguồn vốn bổ sung và cấp bù các khoản chênh lệch,
thâm hụt cho q trình hoạt động kinh doanh tài chính, do những rủi ro xảy ra đối
với các ngành nông nghiệp.
- Sớm hoàn chỉnh chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, hộ
kinh tế trang trại, cấp giấy chứng nhận sản xuất kinh doanh cho các loại hình kinh
tế trang trại, hợp tác xã, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nông nghiệp, nông thôn.
SV thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Nhiên

15


Phân tích thực trang rủi ro trong tín dụng nơng thôn và biện pháp khắc phục

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Rủi ro ngân hàng không phải là nỗi ám ảnh của hệ thông ngân hàng một nước
mà là nỗi ám ảnh chung của các hệ thống ngân hàng trên thế giới. Những bất ngờ
luôn xảy ra, ngay cả đối với các ngân hàng giỏi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất cũng
khó phỏng đốn.Vì thế, rủi ro ngân hàng và quản lý nó ln ln là những vấn đề
thời sự cho mỗi nền kinh tế trong mỗi thời kỳ.
Trong hoạt động kinh doanh rủi ro là điều không thể tránh. Những hoạt động
kinh doanh mang lại càng nhiều lợi nhuận ẩn chứa rủi ro càng cao. Trong mơi
trường đó, một số ngân hàng không chịu được rủi ro đi đến thất bại phá sản, một
số ngân hàng khác nguợc lại đứng vững trước rủi ro đạt được thành công và phát
triển. Như vậy, các ngân hàng có khả năng tự đề kháng với rủi ro trong nền kinh
tế. Ngân hàng nào khả năng kháng yếu để rủi ro xâm nhập sẽ thất bại, ngược lại
ngân hàng nào khả năng nâng cao tính đề kháng sẽ thu được nhiều lợi nhuận.
Các ngân hàng phải tìm hiểu và có các biện pháp phịng ngừa những rủi ro để
hoạt động có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ cung cấp vốn đầy đủ với lãi
suất hợp lý giúp người nông dân phát triển sản xuất kinh doanh của mình. Khi các
ngân hàng nông nghiệp phát triển sẽ thúc đẩy nền nông nghiệp nước ta phát triển
theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Kiến nghị
- Chính phủ cần phải chú trọng xây dựng chính sách phát triển thị trường tín
dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn: Phải tăng cường dịch chuyển các nguồn
vốn tín dụng từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ thành thị về nông thôn nhanh hơn, nhiều
hơn và vốn có thời hạn dài hơn. Có được như vậy các doanh nghiệp và cá nhân có
nhu cầu vốn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và lựa chọn các nguồn vốn trên thị
trường tín dụng. Xây dựng chính sách tín dụng đối với nơng nghiệp, nơng thơn với
mục đích có thể tạo mơi trường và điều kiện thúc đẩy việc thu hút các nguồn vốn
từ nước ngoài phục vụ việc phát triển lĩnh vực trọng điểm của các ngành sản xuất
nông nghiệp ở trong nước.

SV thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Nhiên


16


Phân tích thực trang rủi ro trong tín dụng nơng thôn và biện pháp khắc phục
- Các ngân hàng nên chú trọng cho vay các tổ chức mang tính sản xuất hàng
hoá: Chú trọng cho vay các tổ chức sản xuất có tính chun mơn hố sản xuất
hàng hố và thị trường hơn là những khoản cho vay nhỏ lẻ của loại hình kinh tế
gia đình và tự túc tự cấp.
- Nhà nước nên xây dựng chính sách thu hút tín dụng quốc tế đối với khu vực
nơng nghiệp, nơng thơn: Xây dựng cho mình một chính sách tín dụng theo hướng
mở và hội nhập quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa là, chính sách huy động vốn phải
được cân đối cả nguồn trong nước và ngồi nước, chính sách cho vay vừa đảm bảo
tính thương mại quốc tế, vừa đảm bảo yêu cầu bảo hộ trong nước.
- Nhà nước cần xây dựng chính sách lãi suất tín dụng nơng nghiệp nông thôn
theo hướng mở và tiến tới tự do hoá trong kinh tế thị trường: Chuyển hướng, tăng
cường vai trị thị trường bằng việc tự do hố lãi suất từng bước, phù hợp với quan
hệ cung cầu vốn tín dụng trên thị trường.

SV thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Nhiên

17


Phân tích thực trang rủi ro trong tín dụng nơng thôn và biện pháp khắc phục

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Phi Hổ, Kinh tế nông nghiệp, 2003, Nhà xuất bản thống kê.

2. Phạm Vũ Lử Hạ, Phát triển hệ thống tín dụng nơng thơn ở Việt Nam.

3. />4. />5. />6.
7. />8. />9. />
SV thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Nhiên

18



×