Tải bản đầy đủ (.docx) (335 trang)

Ảnh hưởng của rủi ro đến thu nhập và biện pháp ứng phó của hộ gia đình nông thôn việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 335 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ - LUẬT

NGUYỄN THỊ MAI

ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO ĐÉN THU NHẶP
VÀ BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ CỦA HỘ GIA ĐÌNH
••
NƠNG THƠN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


TP. Hồ Chí Minh năm 2020

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ - LUẬT

NGUYỄN THỊ MAI

ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO ĐÉN THU NHẶP
VÀ BIỆN PHÁP ỨNG PHĨ CỦA HỘ GIA ĐÌNH
••
NƠNG THƠN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 62310101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HẠ THỊ THIỀU DAO



Phản biện độc lập 1: PGS. TS Nguyễn Thuấn
Phản biện độc lập 2: TS Phạm Ngọc Dưỡng


TP. Hồ Chí Minh năm 2020

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NCS NGUYỄN THỊ MAI

ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO ĐẾN THU NHẬP
VÀ BIỆN PHÁP ỨNG PHĨ CỦA HỘ GIA ĐÌNH
••
NƠNG THƠN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, năm 2020


4

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Ảnh hưởng của rủi ro đến thu nhập và biện
pháp ứng phó của hộ gia đình nơng thơn Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của
riêng tơi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học.
Tất cả tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng, được cơng bố theo đúng
quy định và được trích dẫn đầy đủ. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung

thực. Nội dung của luận án chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong q trình nghiên cứu
khoa học của luận án này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Mai


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án này, tơi đã nhận được sự quan tâm, khích lệ và hỗ trợ
của Khoa Kinh tế, Phòng Sau đại học. Kết quả nghiên cứu khoa học dựa trên sự
hướng dẫn, động viên và hỗ trợ rất nhiều từ Quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế
- Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến PGS,
TS. Hạ Thị Thiều Dao, người hướng dẫn khoa học trong quá trình nghiên cứu và
hồn thành luận án. Những gợi ý, chỉnh sửa, góp ý và động viên của Cơ đã tạo cho
tôi nhiều động lực về tinh thần, giúp đỡ tơi trong những lúc tơi cảm thấy khó khăn
nhất, mang đến cho tôi những kiến thức khoa học rộng lớn và sâu sắc về chuyên
môn. Những kiến thức này không chỉ bổ ích cho luận án mà cịn hỗ trợ tôi rất nhiều
trong việc nghiên cứu sau này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS, TS. Nguyễn Chí Hải Trưởng Khoa Kinh tế và PGS, TS. Đỗ Phú Trần Tình - Trưởng Phịng Sau đại học,
Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Hai
Thầy ln nhắc nhở, khích lệ, góp ý giúp tơi hồn thành luận án tốt hơn. Tôi xin
cảm ơn Quý Thầy, Cô trong Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Kinh tế
Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ
trợ cơng tác đào tạo trong suốt thời gian tôi học tập tại đây.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
những người thân đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để

tôi có đủ nghị lực và sự tập trung hồn thành luận án này.
Trân trọng cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Mai
MỤC LỤC


7.1.
Một số khuyến nghị nhằm giảm thiểu thiệt hại do rủi ro và nâng cao
năng lực

ARDSPS

Chương trình hỗ trợ nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

BSPS

Chương trình hỗ trợ khu vực kinh doanh

CED

Hàm hiệu quả sản xuất với các biến phi truyền thống

CIEM

Viện quản lý Kinh tế Trung ương


CSA

Nông nghiệp thơng minh với khí hậu

DERG

Nhóm Nghiên cứu Kinh tế, Trường Đại học Tổng hợp
Copenhagen

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

FEM

Mơ hình hiệu ứng cố định

GSO

Tổng cục thống kê

ILSSA

Viện Khoa học Lao động và Xã hội

LSDV

Mơ hình biến giả bình phương nhỏ nhất

NN và PTNT


Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

Pooled OLS

Mơ hình hồi quy gộp cho hệ số khơng thay đổi

REM

Mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên

RRTN

Rủi ro tự nhiên

RRSB

Rủi ro sâu, dịch bệnh

RRKT

Rủi ro kinh tế

RRCN

Rủi ro cá nhân

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

TNNN

Thu nhập nông nghiệp

TNTL

Thu nhập tiền lương, tiền công

TNPNN

Thu nhập phi nông nghiệp

TNK

Thu nhập khác

UNU - WIDER
VARHS


Viện nghiên cứu Kinh tế Phát triển Thế giới thuộc Đại học Liên
Hiệp quốc
Bộ dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình



VED
VHLSS

Hàm hiệu quả sản xuất với các biến truyền thống

Điều tra mức sống dân cư Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC HÌNH VẼ


11

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

Rủi ro là một trạng thái bất thường có thể ảnh hưởng đến một hay nhiều cá thể,
với mức độ tổn thất khó đốn trước, nhưng có thể nhận biết, đo lường, kiểm soát và
giảm thiểu tác động (World Bank, 2005). Tại các nước đang phát triển, rủi ro là
nguyên nhân chính dẫn tới nghèo đói của nơng dân (Morduch, 2004; Fafchamps,
2009). Chẳng hạn một cú sốc ngoại cảnh, biến cố về thời tiết như mưa lũ ảnh hưởng
tiêu cực đến đời sống của con người (Alderman và cộng sự, 2006); hay thiên tai ở
châu Phi góp phần gia tăng các thảm họa khác, tác động phức tạp và nghiêm trọng
đến hộ gia đình và nền kinh tế (Boyd và các cộng sự, 2013; Niang và các cộng sự,
2014). Bên cạnh đó, các cú sốc giá lương thực cũng ảnh hưởng đến phúc lợi của hộ

và khả năng phục hồi khác nhau giữa các hộ nghèo và không nghèo (Jacoby, 2013).
Rủi ro làm giảm hoạt động đầu tư vào nông nghiệp, giảm sáng kiến mới và cả cơ hội
thu lợi luận cao (Ellis, 1988; Yesuf, 2007).
Tác động của rủi ro nghiêm trọng hơn đối với hộ nghèo và làm tăng bất bình
đẳng. Rủi ro và các cú sốc thu nhập góp phần tăng mức độ tổn thương của các hộ gia
đình, đặc biệt hộ nghèo nông thôn (Nguyễn Ngọc Quỳnh, 2003; Oxfam và Aid,
2009). Bên cạnh ảnh hưởng do biến động giá và thiên tai, một trong các yếu tố ảnh
hưởng nhiều nhất đến sinh kế của nông dân là thiếu khả năng lao động do các vấn đề
về sức khỏe (Oxfam và Aid, 2009).
Ngoài ra, việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường
đã góp phần tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tăng lên nhanh chóng 6,25% trong
thời gian 2011 - 2017, giảm nghèo mạnh nhưng tình trạng tái nghèo vẫn nghiêm
trọng (tính tốn của tác giả từ báo cáo của Tổng cục thống kê, 2017). Với tăng trưởng
cao trong nền kinh tế mở, góp phần giảm nghèo, nhưng cũng làm tăng rủi ro cho các
hộ gia đình, đặc biệt những hộ nghèo (VASS, 2006). Theo đó, khoảng cách giữa thu
nhập nơng nghiệp và phi nơng nghiệp ngày càng dãn ra và bất bình đẳng thu nhập ở
nông thôn ngày càng tăng (Ngân hàng Thế giới, 2016). Thu nhập thấp và các rủi ro
thường là lý do quan trọng nhất đẩy nông dân Việt Nam ra khỏi sản xuất nông nghiệp
(Newman và Kinghan, 2015). Điều đó cho thấy nếu rủi ro khơng được giảm bớt, thiệt


12

hại dự kiến trong tương lai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọngđến phát triển nơng nghiệp,
nơng thơn. Do đó, nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của rủi ro đến các nguồn thu nhập
của hộ gia đình một nước đang phát triển như Việt Nam có ý nghĩa quyết định đến
chiến lược phát triển ổn định và bền vững cho nông nghiệp và nơng thơn.
Bên cạnh đó, vấn đề cốt yếu cần phải tìm hiểu là các hộ gia đình có khả năng
ứng phó với các rủi ro như thế nào (Dercon, 2002). Khái niệm ứng phó gồm giảm
thiểu và thích ứng. Giảm thiểu là các biện pháp hộ chủ động thực hiện để phịng

tránh rủi ro, trong khi thích ứng là chấp nhận rủi ro và tìm cách để khắc phục các tác
động tiêu cực của rủi ro, thường sau khi rủi ro xuất hiện. Để giảm thiểu rủi ro nông
nghiệp, nơng dân thường đa dạng hóa cây trồng, hoạt động tạo thu nhập, bảo hiểm,
tiết kiệm (Ellis, 1988). Để thích ứng, các hộ gia đình thường bán tài sản (Thomas và
các cộng sự, 2010), giảm tiêu dùng (McPeak, 2004; Carter và các cộng sự, 2007),
cho con nghỉ học (Trần Quang Văn, 2015), hoặc tăng giờ làm việc (Kochar, 1999;
Trần Quang Văn, 2015). Các hộ gia đình sống trong mơi trường nhiều rủi ro ln
phải tính tới các chiến lược thay thế để giảm thiểu tác động bất lợi của những rủi ro
đến sinh kế hộ gia đình (Dercon, 2002) và quản lý rủi ro tốt là chìa khóa ứng phó tốt
cho các rủi ro tương lai (Lavell và Maskrey, 2013).
Trong khi đó, ở Việt Nam, bảo hiểm xã hội đóng vai trò quan trọng giúp hộ
giảm phụ thuộc vào tiết kiệm để đối phó với các rủi ro có tác động riêng lẻ, nhưng
khơng giúp hộ hồi phục được hồn toàn (CIEM và các đối tác, 2012). Bảo hiểm cho
các dạng rủi ro do tự nhiên dưới dạng lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh hại cũng không hiệu
quả (Carol và các cộng sự, 2012). Các hộ nghèo không sẵn sàng đa dạng hóa thu
nhập, đầu tư vào sản xuất, hay thay đổi hoạt động sản xuất rủi ro nhưng có lợi nhuận
cao, và điều đó làm giảm thu nhập. Nếu khơng có những biện pháp ứng phó đồng bộ,
sẽ làm tăng rủi ro và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong nơng nghiệp. Tuy đã có
khá nhiều biện pháp ứng phó được thực hiện một cách tự phát, nghĩa là do nông dân
tự thực hiện mà không nằm trong chương trình của Nhà nước (Ngân hàng Thế giới,
2010). Như vậy, nếu phối hợp thực hiện tất cả các biện pháp ứng phó sẽ góp phần
phát triển nơng nghiệp bền vững trong bối cảnh đầy rủi ro và thách thức hiện nay.
Vì mỗi quốc gia, mỗi ngành là mỗi thực thể duy nhất; do vậy việc đánh giá mức


13

độ ảnh hưởng của một số loại rủi ro nhất định đến thu nhập và tìm ra các yếu tố ảnh
hưởng đến một số biện pháp ứng phó với rủi ro của hộ gia đình thì chỉ đúng cho quốc
gia hoặc loại rủi ro, biện pháp ứng phó đó. Điều đó có nghĩa là kết quả tìm thấy ở các

nghiên cứu thực nghiệm ở quốc gia này thì có thể chưa ứng dụng phù hợp với quốc
gia hoặc loại rủi ro khác. Chính vì điều này mà cần thêm nhiều nghiên cứu thực
nghiệm hơn để kiểm chứng mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro đến các nguồn thu
nhập và tìm ra các yếu tố chính ảnh hưởng đến các biện pháp ứng phó phổ biến ở cấp
độ hộ gia đình của từng quốc gia là cần thiết.
Hơn nữa, rủi ro ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở nơng thơn và biện
pháp ứng phó của hộ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Với q trình đơ
thị hóa và biến đổi khí hậu, việc giảm thiểu thiệt hại rủi ro và lựa chọn biện pháp ứng
phó giữ vai trị quan trọng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Do
vậy, một nghiên cứu hệ thống về mặt lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về ảnh
hưởng của rủi ro đến thu nhập và biện pháp ứng phó là cần thiết để đề xuất cách thức
khắc phục ảnh hưởng của rủi ro và nâng cao năng lực ứng phó cho hộ gia đình nơng
thơn Việt Nam trong q trình hội nhập.
1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu chung

Mục tiêu chung của luận án là đánh giá mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro
đến thu nhập, và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn biện pháp ứng phó
của hộ gia đình nơng thơn Việt Nam; từ đó khuyến nghị chính sách phù hợp nhằm
giảm mức độ ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro và tăng cường năng lực ứng phó của hộ
gia đình nơng thơn Việt Nam.
1.2.2.

Mục tiêu cụ thể


Từ mục tiêu chung nêu trên, đề tài có hai mục tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá mức độ tác động của các loại rủi ro (tần suất xuất hiện,
mức độ trầm trọng) đến từng nguồn thu nhập của hộ gia đình nơng thơn Việt Nam.
Mục tiêu 2: Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn từng biện pháp ứng
phó với mỗi loại rủi ro nhất định của hộ gia đình nơng thơn Việt Nam.
Từ đó, tác giả đưa ra khuyến nghị chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của


14

Việt Nam để khắc phục ảnh hưởng của rủi ro và nâng cao năng lực ứng phó của hộ
gia đình nông thôn Việt Nam.
1.2.3.

Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết mục tiêu 1, luận án tập trung trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu sau:
- Các loại rủi ro ảnh hưởng như thế nào đến các nguồn thu nhập khác nhau của
hộ gia đình nơng thơn Việt Nam?
- Mức độ nghiêm trọng của từng loại rủi ro và khả năng phục hồi sau mỗi loại
rủi ro ảnh hưởng như thế nào đến các nguồn thu nhập khác nhau của hộ gia đình
nơng thơn Việt Nam?
Để giải quyết mục tiêu 2, luận án tập trung trả lời câu hỏi nghiên cứu sau:
- Các yếu tố chính nào ảnh hưởng đến lựa chọn biện pháp ứng phó với rủi ro
của hộ gia đình nơng thơn Việt Nam? Trong đó tập trung vào các loại rủi ro và mức
độ nghiêm trọng của từng loại rủi ro.
- Có tồn tại sự khác biệt trong việc lựa chọn biện pháp ứng phó rủi ro giữa các
nhóm hộ (giàu, khá, trung bình, cận nghèo, nghèo) ở nơng thơn Việt Nam hay
khơng?
- Có tồn tại sự khác biệt trong việc lựa chọn biện pháp ứng phó rủi ro giữa các

nhóm hộ có thái độ đối với rủi ro khác nhau hay không?
1.3.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các loại rủi ro phổ biến của hộ gia đình nơng thơn Việt
Nam. Ngồi ra, luận án cũng phân tích các nguồn thu nhập của hộ gia đình gồm 4
nguồn thu nhập đặc trưng như: (1) thu nhập nông nghiệp, (2) tiền lương, tiền công,
(3) thu nhập phi nông nghiệp, (4) thu nhập khác. Bên cạnh đó, luận án cũng chi tiết
hóa các biện pháp ứng phó với rủi ro của hộ gia đình nơng thơn Việt Nam gồm bảy
biện pháp cơ bản.
1.4.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: luận án chủ yếu phân tích hơn 2000 hộ gia đình ở các
vùng nơng thơn của 12 tỉnh gồm Hà Tây cũ, Phú Thọ, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu,
Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hịa, Đăk Lăk, Đăk Nơng, Lâm Đồng và Long An.
Các vòng điều tra của bộ dữ liệu gồm các tỉnh được chọn lọc theo các dự án khảo sát


15

được tài trợ bởi Danida trong chương trình hỗ trợ khu vực kinh doanh (BSPS),
chương trình hỗ trợ nơng nghiệp và phát triển nơng thơn (ARDSPS), và chương trình
Hỗ trợ khu vực kinh doanh (BSPS).
Phạm vi thời gian: luận án phân tích, đánh giá thực trạng, mức độ ảnh hưởng
của các loại rủi ro đến thu nhập và biện pháp ứng phó của hộ gia đình nơng thơn Việt
Nam trong các năm 2008, 2010, 2012, 2014, 2016.
Phạm vi nội dung: luận án sẽ đi sâu phân tích mức độ ảnh hưởng theo thời gian

của từng loại rủi ro đến từng nguồn thu nhập và tổng thể các biện pháp ứng phó với
rủi ro của hộ, trong đó tập trung phân tích các đặc điểm hộ với đại diện là chủ hộ.
Giới hạn vấn đề nghiên cứu: tập trung vào các loại rủi ro đặc thù đối với hộ gia
đình nơng thôn Việt Nam mà bỏ qua những rủi ro chưa xác định cụ thể mức độ tác
động như rủi ro do tỷ giá hối đối và thể chế chính trị.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tổng quát của luận án là phương pháp hỗn hợp, trong
đó nghiên cứu định lượng làm chính (Creswell, 2014). Theo đó, trong phương pháp
phân tích định tính, luận án sử dụng phép trừu tượng hóa khoa học, phương pháp
phân tích logic - lịch sử, phương pháp quy nạp, diễn giải, thu thập các tài liệu, chắt
lọc thông tin từ các văn bản như báo cáo của Ngân hàng thế giới, báo cáo của CIEM
về dữ liệu điều tra từ bộ VARHS và kế thừa các nghiên cứu trước có liên quan để xác
định, đo lường mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến thu nhập, và biện pháp ứng phó của
hộ.
Tiếp theo, luận án sử dụng nghiên cứu định lượng để đo lường và đánh giá mức
độ ảnh hưởng của từng loại rủi ro đến các nguồn thu nhập và biện pháp ứng phó của
hộ. Cụ thể, luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xem xét tần suất các loại
rủi ro, thực trạng các nguồn thu nhập và biện pháp ứng phó của hộ gia đình. Sau đó,
luận án sử dụng mơ hình hồi quy hiệu ứng cố định (FEM) để đo lường mức độ ảnh
hưởng của các loại rủi ro đến từng nguồn thu nhập của hộ gia đình; và mơ hình logit
để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn biện pháp ứng phó của hộ. Các
quy trình nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu và xử lý dữ liệu sẽ được trình bày chi tiết
ở chương 4 của luận án.


16


1.6.

Nguồn dữ liệu

Luận án khai thác bộ dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình (VARHS)
các năm 2008, 2010, 2012, 2014 và 2016 do Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
(CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước
thực hiện. Tác giả tiếp cận bộ dữ liệu này thông qua một dự án được hỗ trợ của Viện
nghiên cứu Kinh tế Phát triển Thế giới thuộc Đại học Liên hợp Quốc (UNUWIDER). Bộ dữ liệu được thực hiện khảo sát lặp của hơn 2.000 hộ gia đình ở các
vùng nông thôn của 12 tỉnh Việt Nam. Cùng với những thơng tin nhân khẩu của hộ
gia đình, điều tra cũng thu thập thông tin về tài sản hộ gia đình, tiết kiệm, tín dụng,
bảo hiểm chính thức, các rủi ro và hành vi ứng phó với rủi ro, mạng lưới an sinh phi
chính thức và vốn xã hội. Rõ ràng bộ dữ liệu VARHS là bộ dữ liệu tốt phục vụ cho
nghiên cứu này. Thứ nhất, bộ dữ liệu cung cấp một bức tranh khá toàn diện về các
vấn đề mà luận án quan tâm: rủi ro và thu nhập của hộ. Những thông tin về các loại
rủi ro được thu thập chi tiết gồm: 14 loại rủi ro, thời gian xảy ra, mức độ thiệt hại, 15
biện pháp ứng phó, mức độ khắc phục, hậu quả của thiên tai. Thứ hai, bộ dữ liệu là
kết quả của một cuộc điều tra quy mơ, có sự phối hợp thực hiện giữa nhiều đơn vị
khoa học trong và ngoài nước như đã đề cập nên mức độ tin cậy khá cao.
1.7.

Đóng góp khoa học của luận án

Luận án có những đóng góp chủ yếu sau đây:
- Đóng góp về mặt lý luận: luận án hệ thống lại (kế thừa và phát triển) cơ sở lý
thuyết liên quan đến rủi ro, thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng lựa chọn biện pháp ứng
phó ở cấp độ hộ, trong đó tập trung vào ảnh hưởng của bốn loại rủi ro phổ biến trong
nông nghiệp đến 4 nguồn thu nhập, và bảy biện pháp ứng phó rủi ro chủ yếu của hộ
gia đình nơng thơn Việt Nam. Trong đó, luận án tập trung phân tích cơ chế ảnh
hưởng từ mức độ trầm trọng của từng loại rủi ro đến từng nguồn thu nhập; và nhấn

mạnh thêm vai trò của thái độ rủi ro ảnh hưởng đến sự lựa chọn biện pháp ứng phó
của hộ gia đình.
- Đóng góp về mặt thực tiễn
Một là, luận án phân tích thực trạng các loại rủi ro mà hộ gia đình nơng thơn
Việt Nam đang đối mặt, các nguồn thu nhập chính và biện pháp ứng phó với rủi ro


17

phổ biến của hộ trong giai đoạn 2008 - 2016. Theo đó, luận án sử dụng cách tiếp cận
định lượng để đo lường mức độ nghiêm trọng của các loại rủi ro theo thời gian đến
từng nguồn thu nhập.
Hai là, luận án đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng loại rủi ro đến các nguồn
thu nhập, các yếu tố chính ảnh hưởng đến lựa chọn biện pháp ứng phó với rủi ro của
hộ; trong đó, tập trung vào sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của từng loại rủi ro
theo đặc điểm của hộ; sự khác biệt giữa thái độ rủi ro và quyết định lựa chọn các biện
pháp ứng phó với rủi ro.
Ba là, luận án đề xuất các gợi ý chính sách để tìm ra cách thức nhận diện rủi ro,
nâng cao năng lực ứng phó với rủi ro, góp phần phát triển nơng nghiệp nơng thôn
Việt Nam bền vững.
1.8.

Cấu trúc luận án

Các nội dung nghiên cứu của luận án được thiết kế thành 7 chương. Những nội
dung chính của từng chương được trình bày như sau:
Chương 1 trình bày lý do lựa chọn đề tài thông qua lược khảo nghiên cứu thế
giới và Việt Nam từ đó luận án xác định khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của
đề tài so với các nghiên cứu trước. Tiếp theo là mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối
tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, dữ liệu, các đóng góp chính và cấu trúc

của luận án.
Chương 2 trình bày tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm được lược khảo
theo từng chủ đề về rủi ro ảnh hưởng đến thu nhập và biện pháp ứng phó; tập trung
vào các hộ gia đình ở nơng thơn các quốc gia đang phát triển và cả các nghiên cứu
thực nghiệm đã thực hiện ở Việt Nam. Phần sau cùng của chương 2 là khung phân
tích được sử dụng trong luận án.
Chương 3 phân tích cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nội dung
bao gồm các khái niệm về rủi ro, lý thuyết về thái độ đối với rủi ro, lý thuyết hộ gia
đình, thu nhập của hộ, lý thuyết giải thích ảnh hưởng của rủi ro đến thu nhập và biện
pháp ứng phó với rủi ro của hộ.
Chương 4 trình bày về phương pháp nghiên cứu, gồm nguồn dữ liệu, phương
pháp, mơ hình nghiên cứu lý thuyết ứng với hai mục tiêu nghiên cứu.


18

Chương 5 phân tích thực trạng rủi ro, thu nhập và biện pháp ứng phó với rủi ro
của hộ gia đình nơng thơn Việt Nam giai đoạn 2008 - 2016.
Chương 6 trình bày và phân tích hai kết quả chính ứng với hai mục tiêu nghiên
cứu chính: đo lường ảnh hưởng của các loại rủi ro đến thu nhập và phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến lựa chọn biện pháp ứng phó với rủi ro của hộ. Kết quả của chương
này sẽ là cơ sở để đưa ra những giải pháp ở chương tiếp theo.
Chương 7 là chương cuối cùng của luận án nhận diện cơ hội, thách thức và
quan điểm về giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro và nâng cao năng lực ứng phó; cũng
như khuyến nghị chính sách. Sau cùng luận án nêu ra những hạn chế của đề tài và
hướng nghiên cứu tiếp theo.
Tóm tắt chương 1: Chương 1 của luận án trình bày các vấn đề sau: (1) lý do
lựa chọn đề tài, (2) mục tiêu nghiên cứu; (3) câu hỏi nghiên cứu; (4) đối tượng
nghiên cứu; (5) phạm vi nghiên cứu; (6) phương pháp nghiên cứu; (7) nguồn số liệu;
(8) đóng góp và (9) cấu trúc của luận án. Theo đó, từ những khoảng trống nghiên cứu

cần được thống nhất và vấn đề thực tiễn đặt ra trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của
rủi ro đến thu nhập của hộ và khả năng ứng phó của hộ, luận án tập trung làm rõ hai
nội dung trên. Thông qua phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, luận án xác định mức độ
ảnh hưởng của các loại rủi ro đến các nguồn thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến
lựa chọn biện pháp ứng phó với rủi ro của hộ gia đình nơng thơn Việt Nam được
khảo sát trong bộ dữ liệu điều tra tiếp cận hộ gia đình ở nơng thơn Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu được kỳ vọng sẽ phác họa bức tranh tổng thể về rủi ro ở nông thôn Việt
Nam.
CHƯƠNG 2. TỒNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro đến thu

nhập của hộ
Có nhiều bằng chứng thực nghiệm xác định mức độ ảnh hưởng của từng loại
rủi ro đến thu nhập của hộ, theo những yếu tố đặc trưng riêng của hộ trong mỗi
nghiên cứu theo thời gian và không gian khác nhau có thể khái quát thành một số
nhóm nhân tố được đề cập nhiều trong nhiều nghiên cứu điển hình ở các nước đang
phát triển có mức độ tương đồng về rủi ro của hộ gia đình so với Việt Nam, cụ thể


19

như sau:
2.1.1.

Ảnh hưởng của tần suất xảy ra rủi ro đến thu nhập của hộ

Ảnh hưởng của rủi ro phụ thuộc vào đặc điểm của rủi ro bao gồm tần suất, mức
độ nghiêm trọng, và khả năng ứng phó của các hộ gia đình trước những rủi ro

(Shaffer, 2008). Theo Morduch (2004), các rủi ro nhỏ xảy ra thường xuyên dễ dàng
giải quyết hơn những rủi ro không thường xuyên nhưng tác động tiêu cực lớn (như
các cú sốc tàn tật hoặc bệnh mãn tính). Gertler và Gruber (2002) thấy rằng các hộ gia
đình ở Indonesia chỉ có thể giữ được 30% mức tiêu dùng như cũ khi gặp rủi ro về sức
khoẻ tần số thấp mà ảnh hưởng lâu dài, nghiêm trọng và giảm đến khoảng 70% đối
với các rủi ro tần suất cao. Tương tự, khả năng hài hịa tiêu dùng của các hộ gia đình
ở Pakistan gặp khó khăn hơn đối với các rủi ro tần suất liên tục, hơn là các rủi ro đơn
lẻ (Alderman và Paxson, 1994). Rủi ro có thể ảnh hưởng lâu dài như rủi ro về sức
khỏe, ảnh hưởng đến nguồn cung lao động và các nguồn phúc lợi khác của hộ.
Như vậy, tần suất, cường độ và tính tự tương quan của rủi ro theo thời gian là
những đặc điểm quan trọng có thể làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của rủi ro đối với
thu nhập. Rủi ro cường độ cao, tần số thấp khó xử lý hơn những rủi ro nhỏ và thường
xuyên. Fafchamps và các cộng sự (1998) chỉ ra rằng rủi ro có thể khơng được phân
phối độc lập theo thời gian. Một loại rủi ro có thể gây tổn thương dẫn đến các rủi ro
phát sinh khác, và trong trường hợp này, việc đối phó khó khăn hơn. Hơn nữa, một số
rủi ro có thể khơng ổn định vì chúng gây ra hậu quả lâu dài.
Để đo lường việc các hộ gia đình từng trải qua ít nhất một loại rủi ro, nhiều
nghiên cứu sử dụng biến giả (Dercon, 2006). Kế thừa các nghiên cứu trước, luận án
cũng sử dụng biến giả để đo lường hộ đã gặp rủi ro hay chưa, và đo lường mức độ
nghiêm trọng của các rủi ro thông qua tỷ lệ mất mát trung bình trong thu nhập phát
sinh từ những rủi ro trong giai đoạn 2008 - 2016. Những biến này có thể nắm bắt
được tần số và cường độ của những rủi ro.
2.1.2.

Ảnh hưởng của các loại rủi ro đến thu nhập của hộ

Một trong những nghiên cứu đầu tiên về ảnh hưởng của thiên tai đến thu nhập
của người dân là nghiên cứu của Paxson (1992) về tác động của mưa, lũ lên thu nhập
của hộ gia đình tại Thái Lan trong giai đoạn 1975 - 1986. Kết quả cho thấy mưa, lũ



20

làm giảm thu nhập trong ngắn hạn nhưng không tác động lên thu nhập trong dài hạn.
Tương tự, Datt và Hoogeween (2003) nghiên cứu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino
lên thu nhập bình qn đầu người tại Phillippines. Nhóm tác giả sử dụng bộ dữ liệu
điều tra hộ gia đình năm 1998 bao gồm 38.710 quan sát với phương pháp hồi quy
tuyến tính. Kết quả cho thấy hiện tượng El Nino (gây ra hạn hán ở Philippines) làm
giảm thu nhập bình qn đầu người từ 7% đến 9%. Ngồi ảnh hưởng đến thu nhập,
thiên tai còn tác động đến tốc độ tăng thu nhập (Fuente, 2010) và bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập (Yamamura, 2015). Fuente nghiên cứu ảnh hưởng của cơn bão
Mitch lên các nước Mỹ La Tinh với dữ liệu khảo sát hộ gia đình trong giai đoạn 1998
- 2001 trong khi Yamamura nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thiên tai khác nhau
lên bất bình đẳng thu nhập của 86 quốc gia trên thế giới với dữ liệu bảng từ 1965 2004. Kết quả cho thấy bão Mitch làm giảm 20% tốc độ tăng trưởng thu nhập tại các
nước Mỹ La tinh. Yamamura (2015) cho rằng thiên tai làm tăng sự bất bình đẳng
trong thu nhập, tăng khoảng cách giàu nghèo của người dân.
Để kiểm tra sự tồn tại của trạng thái cân bằng trong điều kiện rủi ro, đánh giá
sự tương tác giữa tài sản và sự hợp thành của các loại hình đầu tư nắm giữ,
Rosenzweig và Binswanger (1992) sử dụng bộ dữ liệu điều tra cấp hộ trong nhiều
năm ở Ấn Độ và phát hiện sự gia tăng bất ổn hệ sinh thái là nguyên nhân bùng phát
dịch bệnh cho cây trồng, gia súc, hạn hán, lũ lụt, hoặc gia tăng các thảm họa thiên
nhiên. Những hiện tượng trên làm tăng rủi ro cho hộ, đặc biệt các hộ ở nông thôn.
Bàn về sự thích nghi trong điều kiện biến đổi khí hậu, FAO (2008) đã chứng
minh những thay đổi về khí hậu sẽ ảnh hưởng tới hệ thống nông nghiệp ở tất cả các
nước, kể cả những nước xuất và nhập khẩu. Sự thay đổi về lượng mưa, nhiệt độ trung
bình cũng như sự gia tăng các hiện tượng khắc nghiệt của thời tiết sẽ tác động tiêu
cực đến nông nghiệp, chăn ni, lâm nghiệp và thủy sản. Có rất nhiều tác động, như
sự gia tăng thối hóa đất và xói mòn đất, thay đổi nguồn nước, mất đa dạng sinh học,
sâu bệnh xảy ra thường xuyên với mức độ nguy hiểm cao hơn và bùng phát dịch
bệnh cũng như các thảm họa khác.

Rayhan và Grote (2007) sử dụng bộ dữ liệu của 600 hộ gia đình nơng thơn của
Bangladesh đánh giá nghèo đói, rủi ro và tính dễ bị tổn thương của các hộ bị ngập lụt


21

thông qua so sánh giữa những hộ bị ngập lụt và những hộ không bị ngập lụt. Kết quả
nghiên cứu cho thấy lũ lụt và nghèo đói có mối liên hệ rất chặt chẽ, những hộ bị ngập
lụt thường có khả năng rơi vào nghèo đói hơn các hộ khơng bị ngập lụt. Hơn nữa, họ
cũng tìm thấy thiệt hại từ các rủi ro cá nhân (như thương tích, bệnh tật, chết...)
thường cao hơn ở hộ chịu ảnh hưởng của lũ vào mùa mưa. Tuy nhiên, các hộ có
thành viên trong gia đình học vấn cao, chủ hộ là nam giới, và có nhà ở thì ít bị tổn
thương hơn. Trong một nghiên cứu khác của Rayhan và Grote (2010) sử dụng bộ dữ
liệu điều tra 1050 hộ gia đình nông thôn (2 tuần sau mưa lũ và lũ quét) ở Bangladesh
năm 2005, cho thấy 58% hộ gia đình ở nông thôn bị ngập lụt được đánh giá là nghèo,
trong đó 67% hộ dễ bị tổn thương. Mưa lũ gây thiệt hại cho hoa màu trong khi lũ
quét là một tác nhân gây thiệt hại cho cây lương thực. Grote (2009) sử dụng bộ dữ
liệu điều tra 3 tỉnh của Thái Lan kết hợp với mơ hình hồi quy probit để nghiên cứu về
khả năng ứng phó của hộ trong nông nghiệp đối với các rủi ro và sự thay đổi của môi
trường. Kết quả cho thấy khá nhiều hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp
chịu tác động của cả rủi ro ngoại cảnh (như hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh) và rủi ro cá
nhân (như bệnh tật, cái chết các thành viên của hộ gia đình, mất khả năng trả nợ).
Tuy nhiên, tần số và mức độ nghiêm trọng của các rủi ro phụ thuộc vào thu nhập, đa
dạng hóa thu nhập và hệ thống sản xuất nơng nghiệp của hộ.
Ngồi ra, theo Alderman và Paxson (1994), một số rủi ro liên quan đến sức
khoẻ có thể ảnh hưởng lâu dài. Các hộ dễ tổn thương đối với rủi ro gồm 5 nhóm: hộ
có phụ nữ làm chủ hộ, hộ dân tộc thiểu số, hộ không có đất, hộ nghèo, và các hộ ở
đồng bằng sơng Hồng (Nguyễn Ngọc Quỳnh, 2003). Phân biệt giữa các rủi ro kinh tế
và nhân khẩu học là quan trọng vì có thể có những hệ quả khác nhau đối với điều
kiện sống của hộ và cho phép hoặc đòi hỏi các biện pháp ứng phó khác nhau. Kenjiro

(2005) nhận thấy ở nông thôn Campuchia, thiệt hại về kinh tế do bệnh tật gây ra
nghiêm trọng hơn là do mất mùa. Gertler và Gruber (2002) tìm thấy bằng chứng ở
Indonesia, chi phí liên quan đến bệnh nặng cao, làm giảm đáng kể mức tiêu dùng gia
đình. Hơn nữa, các rủi ro nhân khẩu học có thể ngăn cản các hộ gia đình sử dụng một
số biện pháp ứng phó, ví dụ hộ ít có khả năng sử dụng cung ứng lao động để đối phó
với những rủi ro về sức khoẻ vì chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp sức


22

lao động của hộ (Kochar, 1999).
Như các nước trên thế giới, Việt Nam cũng chịu tác động từ rủi ro thiên tai rất
lớn. Trong nghiên cứu của Hasegawa (2010) sử dụng bộ dữ liệu cấp hộ gia đình Việt
Nam năm 2002 và 2004 để điều tra các biện pháp ứng phó với các loại rủi ro khác
nhau. Ơng nhận thấy thu nhập và tiêu dùng chịu tác động của thiên tai và khả năng
ứng phó rủi ro của hộ. Ví dụ, một rủi ro ngoại cảnh, nhất là các biến cố về thời tiết
như mưa lũ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người. Trong một nghiên
cứu khác, Thomas và cộng sự (2010) sử dụng bộ dữ liệu điều tra mức sống dân cư
Việt Nam trong 3 năm (2002, 2004 và 2006) để ước lượng tác động của thảm họa tự
nhiên đối với phúc lợi của hộ. Kết quả cho thấy thiệt hại trong ngắn hạn do thiên tai
gây ra khá lớn, lũ lụt ven sông làm giảm 23% phúc lợi và bão làm giảm 52% phúc lợi
của các hộ.
Ngoài ra, Vũ Băng Tâm và Eric Iksoon Im (2014) nghiên cứu mối liên hệ giữa
thiên tai với thu nhập hộ gia đình, đầu tư vào nhà ở và hoạt động nội thương. Nhóm
tác giả đã sử dụng phương pháp GMM với dữ liệu 63 tỉnh thành Việt Nam trong giai
đoạn 2002 - 2011. Kết quả khẳng định thiên tai khơng có tác động đến thu nhập bình
qn đầu người, nhưng tác động đồng biến lên đầu tư nhà ở và hoạt động nội thương
Việt Nam. Ngược lại với kết quả trên, Arouri và các cộng sự (2015) khẳng định thiên
tai có tác động tiêu cực đến thu nhập của hộ gia đình Việt Nam, thơng qua mơ hình
FEM với bộ dữ liệu điều tra mức sống dân cư Việt Nam 2004 - 2010. Nhìn chung các

nghiên cứu về chủ đề này có hai kết luận chính là thiên tai có tác động hoặc là khơng
có tác động đến thu nhập. Sự khác biệt trong kết quả được giải thích là do những
nghiên cứu khác nhau, sử dụng những phương pháp với dữ liệu nghiên cứu khác
nhau.
Bên cạnh đó, tài sản của người dân bị ảnh hưởng như thế nào và khả năng phục
hồi sau thiên tai cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Carter và các cộng sự
(2007) nghiên cứu ảnh hưởng của thiên tai lên tài sản bị thiệt hại và khả năng phục
hồi sau thiên tai của các hộ gia đình tại Ethiopia và Honduras. Kết quả cho thấy
những hộ gia đình có thu nhập thấp ít có khả năng phục hồi, và thời gian phục hồi lâu
hơn những hộ gia đình có thu nhập cao. Anttila-Hughes và Hsiang (2013) cho rằng


23

các cơn bão làm giảm thu nhập của hộ gia đình vào năm sau bị bão, do những thiệt
hại vật chất trực tiếp và hoạt động kinh tế bị gián đoạn, ngược lại với giả thuyết cho
rằng thiệt hại ngay lập tức của Mendelsohn và các cộng sự (2012). Hơn nữa, AnttilaHughes và Hsiang (2013) cho rằng những hộ ở Phillippin có thu nhập thấp thường sẽ
chịu mức thiệt hại tích lũy cao hơn các hộ có thu nhập cao, với mức thiệt hại được đo
lường thông qua tổng giá trị tiền tệ mất mát được tích lũy qua thời gian từ khi xảy ra
bão.
Leekoi (2014) cho rằng những rủi ro mà các hộ gia đình ở nơng thơn Pattani
phải đối mặt là mất việc làm, giảm lương, thành viên trong hộ gia đình đã chết, thành
viên trong độ tuổi lao động của hộ gia đình bị tai nạn, bị trục trặc hôn nhân, hoặc cây
trồng, vật nuôi bị dịch bệnh. Trong số sáu loại rủi ro mà hộ gia đình có trải qua, chỉ
có ba rủi ro (như mất việc làm, thành viên trong hộ gia đình đã chết và gặp trục trặc
hơn nhân) có tác động đáng kể đến thu nhập của hộ gia đình. Khanal và Mishra
(2016) cho rằng biến đổi của điều kiện thời tiết có mối liên hệ chặt chẽ với sự thay
đổi về thu nhập nông nghiệp ở nông thôn, nên tác giả đã sử dụng rủi ro thời tiết như
một ví dụ về rủi ro thu nhập của nông dân. De Mey và các cộng sự (2012) nhận định
rằng các rủi ro về giá cả, sản xuất và tài chính tác động tiêu cực đáng kể đến thu nhập

hộ trên hai trang trại bị sữa điển hình của Bỉ trong giai đoạn 2005- 2008. Mandal và
Bezbaruah (2013) sử dụng số liệu khảo sát của 342 hộ nông dân thung lũng Barak
của Assam, Ấn Độ để xem xét các yếu tố quyết định đa dạng hố cây trồng, và đánh
giá vai trị đa dạng hố mùa màng trong việc tăng thu nhập của nơng dân đối với
nông nghiệp bị ảnh hưởng lũ lụt. Kết quả hồi quy kiểm duyệt cho thấy sự đa dạng
hoá cây trồng được xem như là một cơ chế để đối phó với lũ lụt, góp phần tăng thu
nhập cho nông dân.
Trong nhiều nghiên cứu, các rủi ro được xem như là một yếu tố ảnh hưởng
chính đến tình trạng nghèo đói. Chẳng hạn, Neilson và các cộng sự (2008) nhận thấy
những rủi ro về sức khoẻ làm tăng xác suất rơi vào đói nghèo của các hộ gia đình ở
Chile. Khi phân tích 379 hộ gia đình nơng thơn từ 21 làng ở Bangladesh từ năm 1987
đến năm 2000, Sen (2003) cũng đưa ra kết luận rằng gia tăng của đói nghèo liên quan
đến lũ lụt và bệnh tật của thành viên trong hộ. Dữ liệu bảng điều tra về 183 hộ gia


24

đình từ 5 ngơi làng ở Ấn Độ trong suốt giai đoạn 1975-1984 cho thấy một số lượng
lớn các hộ gia đình nơng thơn đã trải qua một thời gian dài nghèo đói (trên ba năm)
ngay cả khi khơng có rủi ro. Các rủi ro cây trồng dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ hộ đói
nghèo ngắn (từ 1 đến 2 năm). Những người nông dân nhỏ dễ bị tổn thương sau
những đợt đói nghèo kéo dài (Gaiha và Imai, 2004). Không những thế bệnh tật và tử
vong của một thành viên trong gia đình, mất mùa và gia súc chết ảnh hưởng đến xác
suất rơi vào tình trạng nghèo khổ kinh niên và khả năng thoát nghèo của hộ ở
Bangladesh (Quisumbing, 2011). Tương đồng với quan điểm trên, Hulme và McKay
(2007) chỉ ra rằng đói nghèo tạm thời là kết quả của sự thất bại mùa màng ở Rwanda.
Thomas và cộng sự (2010) đã nghiên cứu các tác động của thiên tai ở Việt Nam và
nhận thấy rằng người dân dễ bị ảnh hưởng bởi các rủi ro do thiên tai ngày càng tăng,
như lốc xoáy và lũ lụt, có thể phá hủy sinh kế, loại bỏ hy vọng thốt nghèo.
Trong khi đó, Dercon (2006) khơng tìm thấy ảnh hưởng dai dẳng của những rủi

ro bệnh tật đối với tình trạng đói nghèo của hộ ở nơng thơn Ethiopia. Tương tự,
Lokshin và Ravallion (2000), Jalan và Ravallion (2004) khi xem xét ảnh hưởng của
những rủi ro đến nghèo đói ở Bulgaria và Trung Quốc cho thấy những rủi ro có xu
hướng tác động ngắn hạn; sau khoảng ba năm, các hộ gia đình dường như phục hồi
hồn tồn. Akter và Basher (2014) xem xét tác động kết hợp của giá thực phẩm, rủi
ro thu nhập đối với an ninh lương thực và phúc lợi kinh tế trong các cộng đồng nơng
thơn có thu nhập thấp. Kết quả phân tích mơ hình logit phân cấp ba giai đoạn để xác
định các nguồn chính của mất an ninh lương thực của 1.800 hộ gia đình nơng thơn từ
12 huyện của Bangladesh trong giai đoạn 2007 - 2009 cho thấy (1) giá lương thực
tăng cao, (2) những rủi ro về thu nhập tiếp theo trong năm 2007-2009 đã làm trầm
trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực ở các vùng nông thôn của Bangladesh;
(3) tác động tiêu cực của những rủi ro này dường như đã biến mất theo thời gian do
điều chỉnh lao động, thị trường hàng hóa và chính sách tăng trưởng kinh tế.
Dựa trên các nghiên cứu trước, luận án tập trung phân tích bốn loại rủi ro gồm:
tự nhiên, sâu, dịch bệnh, kinh tế và cá nhân, bỏ qua các loại rủi ro khác có số lượng
quan sát q ít. Ngồi ra, đây cũng là các loại rủi ro được đề cập trong nhiều nghiên
cứu thực nghiệm, xảy ra phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp, nông


25

thơn Việt Nam.
2.1.3.

Ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến thu nhập của hộ khi có

rủi ro
Đa dạng hóa các nguồn thu nhập, đặc biệt tiếp cận với các nguồn thu nhập ổn
định hơn là những chiến lược quan trọng mà các hộ gia đình có thể theo đuổi để giảm
thiểu tác động của những rủi ro đến thu nhập. Theo Rashid và các cộng sự (2006),

thu nhập và giá trị tài sản lớn vẫn không bảo vệ các hộ gia đình Bangladesh trước rủi
ro khi hộ khơng có biện pháp ứng phó. Việc đa dạng hóa các nguồn thu nhập cũng
góp phần giúp hộ linh hoạt hơn trong việc áp dụng các cơ chế ứng phó.
Một hướng khám phá thứ hai là tác động của rủi ro đến thu nhập thơng qua cơ
chế ứng phó. Cụ thể, khi đối mặt với rủi ro, phúc lợi của hộ sẽ khơng bị ảnh hưởng
tiêu cực nếu hộ có cơ chế ứng phó đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng cho
thấy các hộ nghèo dễ bị tổn thương trước những rủi ro khi họ chủ yếu dựa vào chính
mình để ứng phó. Hơn nữa, thị trường bảo hiểm và tín dụng chính thức kém phát
triển góp phần làm cho các hộ gia đình, đặc biệt hộ nghèo khơng phải lúc nào cũng
được bảo hiểm đầy đủ trước những rủi ro (Jalan và Ravallion, 2004). Theo Hill và
Mejia-Mantilla (2017), đa dạng hóa thu nhập cung cấp cho hộ gia đình khả năng bảo
vệ tiêu dùng khỏi ảnh hưởng từ những rủi ro thời tiết, nhưng ít hiệu quả hơn trong
việc giảm thiểu mức độ ảnh hưởng từ những rủi ro thu nhập. Vì vậy, giáo dục là điều
cần thiết để các hộ đa dạng hóa và đảm bảo tiêu dùng từ những rủi ro thời tiết. Tuy
nhiên, nếu hộ chỉ đa dạng hóa sẽ khơng đủ để bảo vệ hồn tồn tiêu dùng của hộ khỏi
những rủi ro.
Có nhiều cách thức đo lường đa dạng hóa thu nhập, tuy nhiên nhiều nghiên cứu
đã chỉ ra chỉ Herfindahl nghịch đảo là phù hợp nhất do tập hợp nhiều ưu điểm như
tính đến số lượng lẫn tỷ trọng của nguồn thu nhập và thể hiện được sự đa dạng hay
ổn định thu nhập (Ersado, 2006), cách tính đơn giản so với một số chỉ số còn lại, cụ
thể như sau:
Pi = (?);
_ 1 D = (9)

(8)


×