Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.31 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
- - -o0o- - -

TRẦN THỊ HÀN NI

BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU
•••
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
••

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
- - -o0o- - -

TRẦN THỊ HÀN NI

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU
•••
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
••

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN VÕ


TP. HỒ CHÍ MINH -NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên là Trần Thị Hàn Ni - Học viên cao học Luật kinh tế khóa 16, Trường
Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tơi xin cam đoan
luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của
Tiến sĩ Phạm Văn Võ. Các trích dẫn trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TRẦN THỊ HÀN NI


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP
KHẨU PHẾ LIỆU.................................................................................................8
1.1. Khái niệm phế liệu và nhập khẩu phế liệu............................................... 8
1.1.1. Khái niệm phế liệu.................................................................................... 8
1.1.2. Khái niệm nhập khẩu phế liệu .................................................................. 1 1
1.2. Tác động của nhập khẩu phế liệu ............................................................ 12
1.2.1. Tác động tích cực ..................................................................................... 12
1.2.2. Tác động tiêu cực ..................................................................................... 15
1.3. Khái niệm về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu .................. 17
1.4. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.................... 18
1.4.1. Điều kiện đối với phế liệu nhập khẩu ...................................................... 18
1.4.2. Điều kiện đối với chủ thể nhập khẩu phế liệu........................................... 22

1.4.3. Thủ tục nhập khẩu phế liệu ...................................................................... 24
1.4.4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm............................................................ 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN............35
2.1. Điều kiện đối với phế liệu nhập khẩu ......................................................... 35
2.2. Điều kiện đối với chủ thể nhập khẩu phế liệu..............................................43
2.3. Thủ tục nhập khẩu phế liệu ......................................................................... 45
2.4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.............................................................. 55
KẾT LUẬN..........................................................................................................61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



1


2

- Nhập khẩu phế liệu có tác động như thế nào đến phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trường?
- Pháp luật về bảo vệ môi trường quy định như thế nào về nhập khẩu phế liệu?
còn những vướng mắc, hạn chế nào?
- Pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu cần phải sửa đổi,
bổ sung như thế nào để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam như
- Quy định của pháp luật về khái niệm phế liệu, nhập khẩu phế liệu;
- Các quan điểm khoa học về nhập khẩu phế liệu;
- Quy định của pháp luật về điều kiện nhập khẩu phế liệu;

- Quy định của pháp luật về kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu;
- Quy định các chế tài hành chính cũng như hình sự đối với hoạt động nhập
khẩu phế liệu;
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về nhập khẩu phế liệu.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: hoạt động nhập khẩu phế liệu tương đối rộng cho nên
trong luận văn tác giả chỉ đi sâu và nghiên cứu pháp luật về bảo vệ môi trường trong
nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam như điều kiện nhập khẩu
phế liệu, kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu cũng như là các chế tài khi có hành
vi vi phạm hoạt động nhập khẩu phế liệu, không đi sâu vào nghiên cứu các hoạt động
tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hoặc quá cảnh phế liệu nhập khẩu.
- Phạm vi không gian: Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng tại các địa
phương có cơ sở nhập khẩu phế liệu lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hải
Phòng, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật về bảo
vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến
2018. Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp hoàn thiện
pháp luật về bảo vệ môi trường đối với nhập khẩu phế liệu trong thời gian tới.


3

6. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó tác giả
chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp: tác giả đã tập hợp lại các các văn bản pháp luật cũng
như các tài liệu, số liệu nghiên cứu để có cái nhìn tổng qt và nhận thức đúng đắn,
đầy đủ các quy định của pháp luật môi trường hiện hành cũng như thực trạng về nhập
khẩu phế liệu tại Việt Nam.
- Phương pháp phân tích, đánh giá: trên cơ sở các văn bản pháp luật và các tài

liệu, số liệu có được, tác giả phân chia đề tài thành từng vấn đề nhỏ để phân tích, sau
đó đánh giá ưu điểm, hạn chế của từng vấn đề đó.
- Phương pháp so sánh: căn cứ vào quy định trong các văn bản pháp luật hiện
hành liên quan đến nhập khẩu phế liệu, tác giả tiến hành so sánh giữa các quy định
trong cùng một văn bản pháp luật hoặc nhiều văn bản pháp luật hoặc văn bản pháp
luật từ các Cơ quan quản lý khác nhau về nhập khẩu phế liệu để xem xét các quy
định hiện hành có thống nhất hay mâu thuẫn nhau hay khơng, từ đó đề xuất những
giải pháp hồn thiện pháp luật trong nhập khẩu phế liệu.
Ngoài những phương pháp trên, đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác
như: phương pháp thống kê, bình luận,... để nghiên cứu làm rõ thực trạng các quy
định của pháp luật hiện hành về hoạt động nhập khẩu phế liệu cũng như những bất
cập, hạn chế còn tồn tại cần được sửa đổi, bổ sung.
7. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
Nội dung và kết quả nghiên cứu của Luận văn đã làm rõ thực trạng các quy
định của pháp luật hiện hành về nhập khẩu phế liệu, chỉ ra những hạn chế còn tồn tại
và đã đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm giúp các Cơ quan có thẩm quyền hồn thiện
pháp luật hiện hành điều chỉnh về nhập khẩu phế liệu phù hợp với thực tiễn và hợp lý
hơn.
Ngoài ra, Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho những người quan tâm
tìm hiểu về hoạt động nhập khẩu phế liệu.
8. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 02 chương như sau:


4

Chương 1: Tổng quan về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế
liệu và giải pháp hồn thiện.
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU
1.1. Khái niệm phế liệu và nhập khẩu phế liệu
1.1.1. Khái niệm phế liệu
Phế liệu theo định nghĩa thông thường “là vật (nguyên liệu, sản phẩm) bỏ đi
sau khi đã qua chế biến hay đã sử dụng” 5, nghĩa là tất cả những vật chất bị loại ra
trong quá trình sản xuất hoặc sau quá trình sử dụng đều trở thành phế liệu. Theo định
nghĩa này thì phế liệu có đặc điểm giống với chất thải vì chất thải được định nghĩa là
“rác và các vật bỏ đi sau một q trình sử dụng” 6. Do đó, theo cách hiểu thông
thường phế liệu là một dạng chất thải.
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, cụm từ “phế liệu” xuất hiện lần đầu tiên tại
khoản 2 Điều 28 Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 hướng dẫn thi hành Luật Bảo
vệ môi trường năm 1993 “Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn các
ngành, các địa phương lập danh mục các nguyên liệu thứ phẩm, các phế liệu bảo
đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường được phép nhập từ nước ngồi vào làm ngun
liệu sản xuất để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định”, nhưng thời điểm này khơng
có bất kỳ văn bản pháp luật nào định nghĩa thế nào là phế liệu. Ngày 11/12/2001, Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành Quyết định số 65/2001/QĐBKHCNMT về việc ban hành Danh mục các loại phế liệu đã được phép xử lý đảm
bảo yêu cầu về môi trường được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất, cũng
khơng có định nghĩa về phế liệu mà chỉ đưa ra danh mục các loại phế liệu đã được xử
lý đảm bảo yêu cầu về môi trường được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất.
Khái niệm phế liệu mới bắt đầu có định nghĩa vào năm 2004, cụ thể tại Khoản
1 Điều 3 Quy định về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu
5 Hoàng Phê (biên soạn, 2018), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
6 Hoàng Phê (biên soạn, 2018), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh


5

sản xuất ban hành kèm theo Quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT do Bộ Tài nguyên

và Môi trường ban hành ngày 02/04/2004 “Phế liệu là sản phẩm, vật liệu được loại
ra trong sản xuất hoặc tiêu dùng nhưng đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất”.
Khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 ra đời, khái niệm về phế liệu tiếp tục được đề
cập tại Khoản 3 Điều 13 “Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản
xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất”. Tuy có sự khác
nhau về một số từ ngữ nhưng về cơ bản định nghĩa phế liệu trong hai văn bản quy
phạm pháp luật nêu trên có nội hàm giống nhau.
Định nghĩa về phế liệu chỉ có sự thay đổi khi Luật Bảo vệ mơi trường năm
2014 ra đời thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, theo đó tại khoản 16 Điều 3
quy định “Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu,
sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên
liệu cho một quá trình sản xuất khác”.
Theo định nghĩa được nêu trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, phế liệu
là những vật liệu đáp ứng các tiêu chí sau:
Thứ nhất, có nguồn gốc từ vật liệu hoặc sản phẩm. Vật liệu được hiểu là nói
chung những vật chất để làm việc gì theo mục đích của con người. Sản phẩm là
những gì do lao động của con người tạo ra 7, các sản phẩm mà con người tạo ra có
thể tồn tại dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất, nhưng chỉ có những sản phẩm tồn tại
dưới dạng vật chất mới được xem xét là phế liệu.
Thứ hai, là những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc
tiêu dùng. Việc loại bỏ các vật liệu, sản phẩm trong quá trình sản xuất được hiểu là
hành vi của chủ thể bất kỳ chủ động loại bỏ sản phẩm hoặc vật liệu đó do khơng cịn
cơng dụng trong q trình sản xuất. Những vật liệu, sản phẩm được xác định là bị
loại bỏ trong quá trình tiêu dùng khi chủ thể bất kỳ không tiếp tục khai thác giá trị,
cơng dụng của vật liệu, sản phẩm đó nữa.
Thứ ba, những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ nói trên có thể được sử dụng
làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác, được hiểu là mặc dù trong quá trình
sản xuất hoặc tiêu dùng trước những vật liệu, sản phẩm này đã bị loại bỏ do khơng
7Hồng Phê (biên soạn, 2018), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh



6

cịn cơng dụng hoặc do khơng được các chủ thể tiếp tục khai thác giá trị, cơng dụng
nhưng ta cịn có thể khai thác cơng dụng của những vật liệu, sản phẩm bị loại bỏ này
để sản xuất ra những sản phẩm khác. Đây là tiêu chí cơ bản và quan trọng nhất để
phân biệt giữa phế liệu và chất thải.8
Theo Khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì chất thải được
định nghĩa là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
hoạt động khác.
Từ định nghĩa về phế liệu và chất thải nêu trên cho thấy phế liệu có nhiều đặc
điểm giống chất thải nhưng giữa chúng vẫn có sự khác biệt9.
Thứ nhất, những yếu tố trở thành chất thải và phế liệu đều là những vật chất
hữu hình nhưng những yếu tố trở thành chất thải rộng hơn phế liệu. Tất cả các vật
chất được thải ra đều có thể trở thành chất thải, nhưng chỉ có những vật liệu, sản
phẩm bị thải ra được phân loại, lựa chọn mới có thể trở thành phế liệu.
Thứ hai, những vật chất trở thành chất thải và phế liệu đều là những vật chất
bị loại bỏ trong quá trình sản xuất, tiêu dùng,.. ..nhưng ý chí loại bỏ của chủ sở hữu
vật chất để trở thành chất thải và phế liệu khác nhau. Đối với chất thải, việc từ bỏ giá
trị công dụng của chủ sở hữu vật chất bao gồm cả trường hợp chủ động và bị động
(ví dụ buộc phải từ bỏ do vật hết giá trị sử dụng), còn với trường hợp trở thành phế
liệu, việc từ bỏ giá trị, công dụng của chủ sở hữu vật chất chỉ mang tính chủ động.
Thứ ba, chất thải và phế liệu khác nhau về mục đích sau khi bị thải ra. Đối
với chất thải thì pháp luật về mơi trường hiện hành khơng đề cập tới mục đích sau khi
vật chất bị thải ra mà quy định phải có biện pháp xử lý, tiêu hủy phù hợp với từng
loại chất thải. Đối với phế liệu thì sau khi vật liệu, sản phẩm bị thải ra có thể được
thu hồi và tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác.
Qua những phân tích trên cho thấy phế liệu là một dạng của chất thải. Luật
Bảo vệ môi trường năm 2014 cấm nhập khẩu chất thải dưới mọi hình thức nhưng lại
cho phép nhập khẩu phế liệu nếu đảm bảo điều kiện về môi trường để làm nguyên

8Nguyễn Văn Phương (2007), ‘Khái niệm phế liệu và bản chất pháp lý của phế liệu', Tạp chí Khoa học pháp
lý, 01, 38;
9Nguyễn Văn Phương (2007), ‘Khái niệm phế liệu và bản chất pháp lý của phế liệu', Tạp chí Khoa học pháp
lý, 01, 39;


7

liệu phục vụ cho q trình sản xuất, do đó việc phân định giữa phế liệu và chất thải là
rất quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế có khơng ít trường hợp không thể xác định
được vật chất bị loại bỏ ra đó là phế liệu hay chất thải dẫn đến những khó khăn và bất
cập trong cơng tác quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu.
1.1.2. Khái niệm nhập khẩu phế liệu
Theo giải thích từ ngữ tại khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 thì
hàng hóa là tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai hoặc
những vật gắn liền với đất đai. Do đó, phế liệu được xem là một loại hàng hóa và
nhập khẩu phế liệu chính là nhập khẩu hàng hóa.
Xét về góc độ ngữ nghĩa, nhập khẩu hàng hóa được hiểu là hoạt động đưa
hàng hóa từ nước ngồi qua cửa khẩu vào nước mình. Trong khoa học pháp lý, nhập
khẩu hàng hóa được định nghĩa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ
nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực
hải quan riêng theo quy định của pháp luật.10
Khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam
được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi
hàng hóa với phần lãnh thổ cịn lại và nước ngồi là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.11
Như vậy, nhập khẩu phế liệu được hiểu là hoạt động đưa phế liệu từ khu vực
hải quan riêng nằm trên lãnh thổ Việt Nam hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt
Nam.
Nhập khẩu phế liệu là một bộ phận của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

và việc mua bán hàng hóa này có những đặc điểm riêng, phức tạp hơn mua bán trong
nước như giao dịch với những cá nhân, tổ chức có quốc tịch khác nhau; đồng tiền
thanh toán là ngoại tệ; thị trường rộng lớn khó kiểm sốt; mua bán qua trung gian
chiếm tỷ trọng lớn; hàng hoá phải vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu các quốc gia
khác nhau phải tuân thủ các tập quán, thông lệ quốc tế cũng như của địa phương khác
nhau.
10Khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại năm 2005
11Khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017


8

Phế liệu là một dạng chất thải theo pháp luật Việt Nam, là chất thải theo pháp
luật quốc tế về môi trường và pháp luật các quốc gia khác - do họ không phân biệt
phế liệu và chất thải mà chỉ sử dụng khái niệm duy nhất là chất thải (tiếng Anh:
waste, tiếng Đức: Abfall), theo họ thì tất cả những vật chất được thải ra từ hoạt động
của con người, cho dù nó có thể được tái chế hay không đều được định nghĩa là chất
thải; nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng nếu khơng
có biện pháp phịng ngừa thích hợp nên có nhiều quốc gia cấm nhập khẩu phế liệu
(chất thải), nhưng cũng có một số quốc gia vẫn cho nhập khẩu phế liệu kèm theo
nhiều rào cản kỹ thuật để hạn chế việc nhập khẩu ồ ạt chất thải khiến quốc gia của họ
trở thành bãi rác phế thải của thế giới vào quốc gia của họ.
1.2. Tác động của nhập khẩu phế liệu
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, xây dựng, phát triển nền kinh tế thị
trường và từng bước tiến hành cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong điều
kiện đó, hoạt động nhập khẩu phế liệu không thể thiếu để phát triển kinh tế đất nước
cũng như bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước với những ảnh hưởng tích
cực của nó.
1.2.1. Tác động tích cực
Thứ nhất, việc sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất giúp

giảm chi phí sản xuất, từ đó giúp giảm giá thành sản phẩm.
Q trình khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra nguyên
liệu nguyên sinh phục vụ cho sản xuất phải mất rất nhiều thời gian và chi phí, trong
khi đó giá phế liệu rẻ và chỉ tốn thêm chi phí xử lý trước khi đưa vào làm nguyên liệu
sản xuất. Do đó trong q trình sản xuất, nếu tận dụng phế liệu làm nguyên liệu thay
thế một phần hoặc tồn bộ ngun liệu ngun sinh thì chi phí sản xuất ra sản phẩm
đó sẽ giảm xuống đáng kể, từ đó giúp giảm giá thành của sản phẩm khi đưa ra lưu
thông trên thị trường hoặc xuất khẩu sang các nước khác, tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường mua bán hàng hóa quốc tế. Chẳng hạn trong lĩnh vực sản xuất nhựa,
chi phí nguyên liệu chiếm khoảng 70-80% giá thành sản phẩm12, nếu khơng có nguồn
12Trần Vũ Nghi (2018), ‘Ngành nhựa hụt nguyên liệu nghiêm trọng', Báo Tuổi trẻ, truy cập lần cuối ngày 15
tháng 11 năm 2018, từ < />

9

nguyên liệu từ nhựa phế liệu pha trộn với hạt nhựa ngun sinh để giảm giá thành
sản phẩm thì khơng thể cạnh tranh được với các nước có sản phẩm xuất khẩu tương
tự.
Thứ hai, nhập khẩu phế liệu giúp giải quyết bài toán cân đối giữa nhu cầu sản
xuất sản phẩm của các chủ thể kinh doanh và khả năng cung ứng nguyên liệu trong
nước.
Việc tận dụng phế liệu để sản xuất giúp giảm chi phí do giá thành phế liệu rẻ,
giảm thiểu chi phí để xử lý so với việc phát thải phế liệu ra mơi trường. Vì vậy, rất
nhiều ngành sản xuất công nghiệp đã và đang sử dụng phế liệu làm nguyên liệu cho
sản xuất như ngành nhựa, ngành giấy, ngành thủy tinh, ngành thép...
Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu trong nước nói chung và nguồn phế liệu nói
riêng khơng thể đủ cung ứng cho nhu cầu sản xuất trong nước trong khi đó nguồn
nguyên liệu từ phế liệu nhập khẩu lại có tiềm năng khai thác rất cao với nguồn cung
lớn, đa dạng cộng thêm sự hợp lý về chi phí, nguyên nhân là do nguồn cung cấp phế
liệu trong nước ngày càng khan hiếm hoặc nguyên liệu đó Việt Nam chưa sản xuất

được, nếu có sản xuất được thì cũng rất hạn chế về chất lượng lẫn số lượng nguồn
nguyên liệu phục vụ sản xuất sản phẩm. Ví dụ trong ngành giấy, Hiệp hội Giấy và
Bột giấy Việt Nam ước tính sơ bộ, tỷ lệ thu gom giấy tại Việt Nam chỉ đạt dưới
ngưỡng trung bình thế giới, khoảng dưới 40% trước khi đưa vào phân loại và xử 13


13
.

Thứ ba, nhập khẩu phế liệu là cơ sở để bảo vệ một cách hiệu quả nguồn tài
nguyên thiên nhiên, giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu việc chặt phá
rừng, giúp bảo vệ các loài động vật hoang dã. Để sản xuất ra 1 tấn bột giấy (giấy
thành phẩm) phải dùng đến 2,2-4,4 tấn gỗ trong khi chỉ cần 1,4 tấn giấy phế liệu.
Như vậy, với cùng 1 tấn bột giấy, nếu sử dụng giấy phế liệu nhập khẩu sẽ giúp tiết
kiệm 24 cây rừng tự nhiên (tương đương 2,2-4,4 tấn gỗ). Ngoài ra phương pháp sử
.htm>.
13Nguyễn Hường - Hoàng Lan (2018), ‘Bàn giải pháp phát triển bền vững ngành sản xuất giấy Việt Nam', Báo
Công Thương Điện Tử, truy cập lần cuối ngày 18 tháng 10 năm 2018, từ < giaiphap-phat-trien-ben-vung-nganh-san-xuat-giay-viet-nam-110320.html>.


1
0
dụng giấy phế liệu cịn có thể tiết kiệm được lượng oxy đủ cho 12 người thở và
lượng điện đủ dùng cho một căn nhà với 3 phòng ngủ trong 1 năm, cộng với 40.000
lít nước, 600 lít dầu thơ và giảm 95% lượng khí thải ơ nhiễm so với sản xuất bột 14
giấy từ gỗ. 14
Nhập khẩu nhựa phế liệu giúp bảo tồn tài nguyên không thể tái tạo. Nhựa
được sản xuất từ dầu mỏ, giảm sản xuất hạt nhựa giúp tiết kiệm tài nguyên không thể
tái tạo là dầu mỏ. Ví dụ tái chế 1 tấn nhựa có thể tiết kiệm năng lượng sử dụng cho 2
người trong 1 năm, tương đương với 2000 pound dầu (tương đương khoảng 90kg)

(WRAP, 2008), như vậy nếu tái chế 250.000 tấn nhựa sẽ tiết kiệm được khoảng 23
ngàn tấn dầu mỗi năm.15
Mỗi tấn thép mới được làm từ thép phế liệu tiết kiệm được 1,115 kg quặng
sắt, 625 kg than và 53 kg đá vôi.16
1.2.2. Tác động tiêu cực
Bất kỳ sự vật hoặc hiện tượng nào cũng có hai mặt, nhập khẩu phế liệu cũng
khơng nằm ngồi quy luật đó. Phế liệu là một mặt hàng nhạy cảm, bản chất của nó là
một dạng của chất thải, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với môi trường nên bên cạnh những
tác động tích cực, nhập khẩu phế liệu cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như:
Thứ nhất, nếu chúng ta cho phép nhập khẩu phế liệu nhưng khơng quản lý,
kiểm sốt tốt sẽ tồn tại nguy cơ biến quốc gia mình thành bãi rác phế thải của thế
giới, chưa kể quốc gia phải tốn nhiều chi phí để xử lý những chất thải nguy hại làm
vì khi nhập khẩu phế liệu thì ngồi phế liệu ra chúng ta cịn nhập khẩu ln cả những
tạp chất đi kèm cịn bám dính, gắn chặt với phế liệu, trong đó bao gồm cả những tạp
chất khơng thể tái sử dụng, khó phân hủy, thậm chí là nguy hại nghiêm trọng đến mơi
trường. Bên cạnh đó cịn có trường hợp một số cá nhân, tổ chức trong nước vì lợi
nhuận đã “bắt tay” với các tổ chức, cá nhân ngoài nước để đưa chất thải vào Việt
14Khi nhà máy phân loại rác 10 triệu USD đắp chiếu (2018), Trang tin điện tử của Công ty trách nhiệm hữu
hạn xử lý Chất thải Việt Nam, truy cập lần cuối ngày 01 tháng 11 năm 2018, từ
< News/News/Khi-nha-may-phan-loai-rac-10-trieu-USD--ap-chieu.aspx>.
15Tái chế tiết kiệm năng lượng (2018), Trang tin điển tử của Vinaplast, truy cập lần cuối ngày 01 tháng 11
năm 2018, từ < 90%E1%BB%81_t%C3%A0i_vinaplast>.
16Lợi ích|Kim loại phế liệu (2017), Trang tin điện tử của Công ty tái chế Norstar, truy cập lần cuối ngày 01
tháng 11 năm 2018, từ < Recycling/Processing/Benefits.aspx>.


11

Nam bằng những thủ đoạn khác nhau.17 Khi nhập khẩu những loại phế liệu không
đúng quy chuẩn kỹ thuật hoặc là chất thải thì tiềm ẩn những nguy cơ về dịch bệnh,

gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, thậm chí với những chất thải độc hại
nhập khẩu, khó phân hủy trong mơi trường tự nhiên, có khả năng di chuyển và phát
tán rộng, hấp thụ dễ dàng trong các cơ thể sống dẫn đến ảnh hưởng lâu dài đối với
sức khỏe con người.
Thứ hai, một số tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu về Việt Nam nhưng
không đủ điều kiện được nhập khẩu phế liệu hoặc phế liệu nhập khẩu không đạt quy
chuẩn chất lượng, khi Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra phát hiện thì không
được thông quan, khiến những lô hàng phế liệu này tồn đọng tại các cảng, gây ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của các cảng biển, hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa của các các chủ thể xuất nhập khẩu khác như làm chậm tốc độ
thông quan hàng hóa, giảm dung lượng bãi chứa container, ảnh hưởng đến hoạt động
của các hãng tàu, làm gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức khác
và quan trọng là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
Thứ ba, việc xử lý các lô hàng phế liệu tồn đọng không đủ điều kiện thông
quan như bắt buộc tái xuất, thanh lý, tiêu hủy không hề dễ dàng bởi vì chi phí xử lý
thơng thường cao hơn nhiều so với tiền phế liệu nên khi bị truy cứu, buộc phải tái
xuất, khắc phục hậu quả thì những cá nhân, tổ chức đã đưa phế liệu về cảng này bỏ
trốn hoặc lấy lý do bên xuất khẩu gửi nhầm hàng chứ lơ hàng phế liệu đó khơng phải
của họ,18.. ..Theo quy định nếu hàng hóa là chất thải hoặc phế liệu khơng được phép
nhập khẩu vào Việt Nam có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường thì Nhà nước u cầu
hãng tàu phải vận chuyển những hàng hóa này ra khỏi Việt Nam, tuy nhiên cũng rất
khó vì hãng tàu cũng không biết phải đưa hàng đi đâu, chưa kể khi các cá nhân, tổ
chức nước ngoài đã đẩy được phế thải độc hại ra khỏi đất nước họ, thì khơng dễ gì họ
đồng ý tái nhập những lơ hàng này trở lại, vì vậy những lơ hàng phế liệu tồn đọng
17Nguyễn Hoài (2018), ‘Phế liệu ồ ạt vào Việt Nam, lỗ hổng nào?', Báo điện tử Tiền Phong, truy cập lần cuối
ngày 07 tháng 10 năm 2018, từ < nao
1306969.tpo>
18Trang Trần (2018), ‘Để thoát khỏi nguy cơ trở thành “bãi rác” của thế giới', Báo Kinh tế và dự báo, truy cập
lần cuối ngày 07 tháng 11 năm 2018, từ <http://kinhteva dubao.vn/chi-tiet/100-11967-de-thoat-khoi- nguy-cotro-thanh-bai-rac-cua-the-gioi. html>.



1
2
này lại phải xử lý tại Việt Nam gây tốn kém cho ngân sách Nhà nước.
Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay việc nhập khẩu phế liệu vẫn còn cần thiết
cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam khi mà nguồn nguyên liệu trong nước nói
chung và nguồn phế liệu nói riêng khơng thể cung ứng đủ cho nhu cầu sản xuất trong
nước trong khi đó nguồn nguyên liệu từ phế liệu nhập khẩu lại có tiềm năng khai
thác rất cao với nguồn cung lớn, đa dạng cộng thêm giá phế liệu rẻ và chỉ tốn thêm
chi phí xử lý trước khi đưa vào làm nguyên liệu sản xuất, từ đó giúp giảm giá thành
của sản phẩm khi đưa ra lưu thông trên thị trường hoặc xuất khẩu sang các nước
khác, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường mua bán hàng hóa quốc tế. Chưa kể
nhập khẩu phế liệu cịn giúp giảm tình trạng chặt phá rừng, giảm thiểu khai thác tài
nguyên thiên nhiên.
Tuy nhiên, một số cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp với động cơ vụ lợi lợi dụng
chính sách nhập khẩu phế liệu của Nhà nước đã nhập khẩu những loại phế liệu không
đúng quy định tiềm ẩn những nguy cơ về dịch bệnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến mơi trường, thậm chí nhập khẩu những chất thải độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe
lâu dài đối với sức khỏe con người, chưa kể nhập khẩu phế liệu còn gây tốn kém cho
ngân sách Nhà nước khi phải xử lý những lô hàng chất thải, phế liệu không đáp ứng
yêu cầu thông quan theo quy định của pháp luật về nhập khẩu phế liệu.
Do đó, chúng ta cần thống nhất về nhận thức là nhập khẩu phế liệu khơng
phải là hoạt động cần khuyến khích. Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, việc
nhập khẩu phế liệu phải từng bước thu hẹp và có sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ
hơn.
1
.3. Khái niệm về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
Hoạt động bảo vệ mơi trường là hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn chế các
tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy
thối, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên

nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.19
19Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014


1
3
Môi trường bị hủy hoại chủ yếu là do sự phá hoại của con người, chính con
người trong q trình khai thác các yếu tố của môi trường đã mất sự cân bằng sinh
thái, gây ơ nhiễm. Vì vậy, muốn bảo vệ môi trường trước hết phải tác động đến con
người. Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của
con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường.
Hoạt động nhập khẩu phế liệu không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới mơi
trường trong q trình thực hiện các công đoạn của hoạt động nhập khẩu (vận
chuyển, lưu kho bến bãi,...) mà còn gây ảnh hưởng rất lớn tới mơi trường trong q
trình sử dụng các phế liệu nhập khẩu đó.
Chính vì vậy, một vấn đề hết sức quan trọng đặt ra là Nhà nước phải kiểm sốt
chặt chẽ vấn đề bảo vệ mơi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu. Trong điều
kiện hiện nay các nước phát triển đang tìm mọi cách để xuất khẩu các loại chất thải
có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường sang các nước chậm phát triển nhằm né tránh
trách nhiệm xử lý các chất thải này thì Nhà nước ta phải có những biện pháp thích
hợp để bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu được hiệu quả nhất.
Do đó, chúng ta có thể hiểu bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu là các
điều kiện, biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm, loại trừ, khắc phục nhũng tác động xấu
đến môi trường của hoạt động nhập khẩu phế liệu.
1.4. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
1.4.1. Điều kiện đối với phế liệu nhập khẩu
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, phế
liệu muốn được nhập khẩu về Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất phải thỏa mãn hai
điều kiện sau:
Thứ nhất, phế liệu phải nằm trong danh mục 36 loại phế liệu được phép nhập

khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ
tướng Chính phủ. Bao gồm: thạch cao; xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt
hoặc thép; các ngun tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa,
tấm mỏng, hoặc các dạng tương tự; phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme
etylen (PE): Dạng xốp, không cứng, từ polyme etylen (PE): Loại khác, từ polyme
styren (PS): Dạng xốp, không cứng, từ polyme styren (PS): Loại khác, từ polyme


1
4
vinyl clorua (PVC): Dạng xốp, không cứng, từ polyme vinyl clorua (PVC): Loại
khác, phế liệu và mẩu vụn từ plastic (nhựa) khác; giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế
liệu và vụn thừa): Giấy kraft hoặc bìa kraft hoặc giấy hoặc bìa sóng, chưa tẩy trắng,
giấy hoặc bìa khác được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình hóa học đã
tẩy trắng, chưa nhuộm màu tồn bộ, giấy hoặc bìa được làm chủ yếu bằng bột giấy
thu được từ q trình cơ học (ví dụ, giấy in báo, tạp chí và các ấn phẩm tương tự),
giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Loại khác, kể cả phế liệu và
vụn thừa chưa phân loại; tơ tằm phế liệu (kể cả kén khơng thích hợp để quay tơ, xơ
sợi phế liệu và xơ sợi tái chế); thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác;
thủy tinh ở dạng khối; phế liệu và mảnh vụn của gang; phế liệu và mảnh vụn của
thép hợp kim: bằng thép không gỉ; phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: Loại
khác (khác với loại bằng thép không gỉ); phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép
tráng thiếc; phế liệu và mảnh vụn khác của sắt hoặc thép: Phoi tiện, phoi bào, mảnh
vỡ, vảy cán, phoi cắt và bavia, chưa được ép thành khối hay đóng thành kiện, bánh,
bó; phế liệu và mảnh vụn khác của sắt hoặc thép: Loại khác; thỏi đúc phế liệu (bằng
sắt, thép, gang) nấu lại; phế liệu và mảnh vụn của Đồng, nhôm, niken, kẽm, thiếc,
vonfram, molypden, magie, titan, zircon, antimony, mangan, crom.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ được phép nhập khẩu phế liệu không
thuộc danh mục này đó là trường hợp nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên
liệu sản xuất quy định tại Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải

và phế liệu do Chính phủ ban hành ngày 24/04/2015 (Sau đây viết tắt là Nghị định số
38/2015/NĐ-CP), theo đó nếu tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu phế liệu không
thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu theo quy định của Cơ quan có thẩm
quyền để thử nghiệm làm ngun liệu sản xuất thì ngồi việc phải đáp ứng các yêu
cầu, điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP như
phải có kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu: có hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu
gom và biện pháp xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu
đảm bảo đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mơi trường; có cao độ nền đảm bảo
không bị ngập lụt, mặt sàn trong khu vực lưu giữ phế liệu được thiết kế để tránh


1
5
nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, sàn bảo đảm kín khít, khơng rạn nứt, bằng vật
liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính
tốn; có tường và vách ngăn bằng vật liệu khơng cháy; có mái che kín nắng, mưa cho
toàn bộ khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu khơng cháy; có biện pháp hoặc thiết
kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong. Phải có bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu: có
hệ thống thu gom và biện pháp xử lý nước mưa đợt đầu chảy tràn qua bãi phế liệu
nhập khẩu và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu đảm bảo
đạt quy chuẩn kỹ thuật mơi trường; có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; sàn
bảo đảm kín khít, khơng rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải
trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính tốn; có biện pháp giảm thiểu bụi phát
sinh từ bãi lưu giữ phế liệu. Phải có cơng nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu
phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định. Phải có cơng nghệ,
thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật mơi trường, trường hợp
khơng có cơng nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có
chức năng phù hợp để xử lý. còn phải gửi văn bản đề nghị nhập khẩu mẫu phế liệu để
phân tích đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để được xem xét, chấp thuận bằng văn
bản; văn bản chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ sở để Cơ quan Hải

quan xem xét, cho phép mẫu phế liệu được nhập khẩu vào Việt Nam.
Thứ hai, những phế liệu nhập khẩu nằm trong danh mục phải đáp ứng Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu được nhập khẩu làm nguyên
liệu sản xuất như chủng loại phế liệu đã được cụ thể hóa, đã được lựa chọn, phân loại
riêng biệt theo tên phế liệu, mã HS, mô tả phế liệu, dạng phế liệu, cũng như quy cách
đóng kiện hàng phế liệu như ở dạng rời hoặc được buộc thành bó; ép thành khối, cục
hay đóng thành kiện và bánh,.. ..từng khối hàng phế liệu nhập khẩu phải được sắp
xếp tách riêng trong lô hàng hoặc công ten nơ nhập khẩu, trong mỗi khối hàng phế
liệu nhập khẩu được phép lẫn không vượt quá 20% lượng phế liệu cùng mặt hàng có
mã HS khác cũng thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu so với mã HS khai
báo trong hồ sơ nhập khẩu. Bên cạnh đó phế liệu cũng phải được làm sạch, loại bỏ
các chất, vật liệu, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và


1
6
các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
như:
+ Hóa chất, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất thải y tế nguy hại.
+ Vũ khí, bom, mìn, đạn, bình kín, bình ga mà chưa được cắt phá, tháo dỡ

tại nước ngoài hoặc lãnh thổ xuất khẩu để loại bỏ nguy cơ về an toàn cháy, nổ.
+ Vật liệu chứa hoặc nhiễm chất phóng xạ vượt quá mức miễn trừ quy định

tại QCVN 05:2010/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - miễn
trừ khai báo, cấp giấy phép ban hành kèm theo Thông tư số 15/2010/TT- BKHCN
ngày 14/09/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
+ Tạp chất nguy hại.

Khái niệm “làm sạch” ở đây chỉ là làm sạch hồn tồn các chất, vật liệu, hàng

hóa cấm nhập khẩu như đã nêu trên chứ không phải là phế liệu phải được làm sạch
hồn tồn khơng được lẫn bất kỳ tạp chất nào cả bởi vì trong các Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có cho
phép một số tạp chất khơng mong muốn được phép còn lẫn trong phế liệu nhập khẩu
như:
+ Tạp chất bám dính như: gỉ, bụi, đất, cát, dây buộc và vật liệu sử dụng để

đóng kiện phế liệu nhập khẩu;
+ Các vật liệu cịn sót lại sau khi sử dụng, cịn bám dính vào sắt, thép, kim

loại màu như dầu, mỡ, sơn, lớp mạ, vật liệu khác không phải là sắt, thép hoặc gang
và kim loại màu;
+ Tạp chất do in ấn, các loại mác, nhãn cịn bám dính trên phế liệu nhựa

hoặc đã bị rời ra trong quá trình vận chuyển, xếp, dỡ;
+ Dư lượng hóa chất chống nấm, mốc, côn trùng sử dụng để bảo quản phế

liệu giấy trước khi vận chuyển;
+ Lớp sơn phủ trên bề mặt thủy tinh
+ Các tạp chất khác cịn sót lại khơng phải là sắt, thép, gang, nhựa, giấy,

thủy tinh, kim loại màu đăng ký nhập khẩu hoặc hợp kim của kim loại màu đó cịn
bám dính hoặc rời ra từ phế liệu nhập khẩu (không thuộc các loại tạp chất đã nêu


1
7
trên) đáp ứng yêu cầu quy định về tạp chất không được lẫn trong phế liệu nhập khẩu.
Trong mỗi lô hàng, tổng khối lượng các loại tạp chất khác còn sót lại này khơng được
vượt q 1% tổng khối lượng của lô hàng sắt hoặc thép; 2% tổng khối lượng của lô

hàng nhựa hoặc giấy hoặc thủy tinh hoặc kim loại màu.
1.4.2. Điều kiện đối với chủ thể nhập khẩu phế liệu
Tại Điều 55 Nghị định 38/2015/NĐ-CP quy định chỉ có hai đối tượng được
phép nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam, cụ thể là:
Thứ nhất, tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trực
tiếp nhập khẩu thỏa mãn các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 56 Nghị định số
38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2 Điều 6 Nghị định số
136/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc
lĩnh vực tài nguyên và mơi trường do Chính phủ ban hành ngày 05/10/2018 như phải
có kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu: có hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom
và biện pháp xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu đảm
bảo đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mơi trường; có cao độ nền đảm bảo không bị
ngập lụt, mặt sàn trong khu vực lưu giữ phế liệu được thiết kế để tránh nước mưa
chảy tràn từ bên ngoài vào, sàn bảo đảm kín khít, khơng rạn nứt, bằng vật liệu chống
thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính tốn; có
tường và vách ngăn bằng vật liệu khơng cháy; có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ
khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu khơng cháy; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn
chế gió trực tiếp vào bên trong. Phải có bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu: có hệ thống
thu gom và biện pháp xử lý nước mưa đợt đầu chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu
và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu đảm bảo đạt quy
chuẩn kỹ thuật mơi trường; có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; sàn bảo đảm
kín khít, khơng rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của
lượng phế liệu cao nhất theo tính tốn; có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi
lưu giữ phế liệu. Phải có cơng nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu phải đáp ứng
yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định. Phải có cơng nghệ, thiết bị xử lý
tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật mơi trường, trường hợp khơng có
cơng nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức


1

8
năng phù hợp để xử lý. Phải ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu và có văn bản cam
kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không
đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Thứ hai, tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử
dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cần đáp ứng đủ các điều kiện quy
định tại Khoản 2 Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP như phải có hợp đồng ủy
thác nhập khẩu ký với tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu
sản xuất đã đáp ứng đúng các điều kiện đối với tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu
nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất như đã nêu trong phần thứ nhất. Phải ký quỹ bảo
đảm phế liệu nhập khẩu và có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu
trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Không được phép lưu giữ phế liệu nhập khẩu nếu không có kho lưu giữ phế liệu
nhập khẩu: có hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các
loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu đảm bảo đạt Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về mơi trường; có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt, mặt sàn
trong khu vực lưu giữ phế liệu được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên
ngồi vào, sàn bảo đảm kín khít, khơng rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền
chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính tốn; có tường và vách ngăn
bằng vật liệu khơng cháy; có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ phế
liệu bằng vật liệu khơng cháy; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào
bên trong và khơng có bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu: có hệ thống thu gom và biện
pháp xử lý nước mưa đợt đầu chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước
thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật mơi
trường; có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; sàn bảo đảm kín khít, khơng rạn
nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao
nhất theo tính tốn; có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu.
Trong cả hai trường hợp dù là tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu làm nguyên
liệu sản xuất trực tiếp nhập khẩu hay tổ chức, cá nhân được nhận ủy thác nhập khẩu
cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thì khi

muốn nhập khẩu phế liệu đều phải thực hiện ký quỹ bảo đảm cho phế liệu nhập khẩu.


1
9
1.4.3. Thủ tục nhập khẩu phế liệu
Thủ tục tiến hành hoạt động nhập khẩu phế liệu hiện nay được quy định cụ
thể tại Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế
liệu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
ngày 09/09/2015 và được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT sửa
đổi quy định về thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm
vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường do Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 14/08/2018, Thông tư số 08/2018/TTBTNMT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành ngày 14/09/2018 và Thông tư 09/2018/TT-BTNMT
ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành ngày 14/09/2018 (Sau đây viết tắt là: Thông tư số
41/2015/TT-BTNMT, Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT, Thông tư số 08/2018/TTBTNMT và Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT).
1.4.3.1. Thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập
khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
làm nguyên liệu sản xuất (Sau đây viết tắt là Giấy xác nhận) có thời hạn 03 năm và
Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận là:20
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận đối với
trường hợp tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu
sản xuất có khối lượng phế liệu nhập khẩu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo
Thông tư 41/2015/TT-BTNMT và tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ
chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
- Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế
liệu để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất không thuộc các trường hợp thuộc thẩm

20Điều 3 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT


2
0
quyền quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản
xuất nộp hồ sơ quy định tại Điều 4 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT (được sửa đổi,
bổ sung bởi khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT) và tổ
chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu nộp hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông
tư số 41/2015/TT-BTNMT để xin cấp Giấy xác nhận bằng hình thức nộp trực tiếp
hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi trên Cổng thơng tin một cửa 21
quốc gia.21
Thời hạn cấp Giấy xác nhận là bốn mươi (40) ngày làm việc nếu thuộc thẩm
quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường và ba mươi (30) ngày làm việc nếu thuộc
Sở Tài nguyên và Môi trường.
1.4.3.2. Thủ tục ký quỹ đảm bảo phế liệu nhập khẩu
Theo quy định tại Điều 57 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP thì việc ký quỹ bảo
đảm phế liệu nhập khẩu là để bảo đảm chủ thể nhập khẩu phế liệu chịu trách nhiệm
xử lý rủi ro, nguy cơ ơ nhiễm mơi trường có thể phát sinh từ lô hàng phế liệu nhập
khẩu. Chủ thể nhập khẩu phế liệu thực hiện ký quỹ tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt
Nam hoặc ngân hàng thương mại nơi chủ thể nhập khẩu mở tài khoản giao dịch
chính.
Khoản tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào mặt hàng
phế liệu nhập khẩu và khối lượng nhập khẩu, như đối với phế liệu là sắt, thép thì
khoản tiền ký quỹ là 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu nếu nhập khẩu dưới
500 tấn, 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu nếu nhập khẩu từ 500 tấn đến
dưới 1000 tấn, 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu nếu nhập khẩu từ 1000
tấn trở lên; đối với phế liệu giấy và nhựa thì khoản tiền ký quỹ là 15% tổng giá trị lô
hàng phế liệu nhập khẩu nếu nhập khẩu dưới 100 tấn, 18% tổng giá trị lô hàng phế

liệu nhập khẩu nếu nhập khẩu từ 100 tấn đến dưới 500 tấn, 20% tổng giá trị lô hàng
phế liệu nhập khẩu nếu nhập khẩu từ 500 tấn trở lên; đối với các loại phế liệu được
phép nhập khẩu cịn lại thì khoản tiền ký quỹ là 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu
nhập khẩu.
21Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT


×