Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuát khẩu hạt điều của việt nam giai đoạn 2006 2016 cách tiếp cận theo mô hình trọng lực hấp dẫn (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.05 KB, 102 trang )

ịl
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TRẦN THỊ XUÂN THỦY

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIM
NGẠCH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2006-2016: CÁCH TIẾP CẬN
THEO MƠ HÌNH TRỌNG LỰC HẤP DẪN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TRẦN THỊ XUÂN THỦY

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIM
NGẠCH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2006-2016: CÁCH TIẾP CẬN
THEO MƠ HÌNH TRỌNG LỰC HẤP DẪN

Ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ
Mã số: 1610106

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THANH LONG

TP. HỒ CHÍ MINH - 2019


1


2

Từ viết tắt

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa đầy đủ Tiếng Anh
Nghĩa đầy đủ Tiếng Việt
Khu vực Mậu dịch Tự do

AFTA
APEC

ASEAN Free Trade Area

ASEAN

Asia-Pacific Economic

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu

Cooperation


Á - Thái Bình Dương
Mơ hình tự hồi quy phân phối

ARDL

Autoregressive Distributed Lag

trễ

Association of Southeast Asian

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nations

Nam Á

Commonwealth of Independent

Cộng đồng các Quốc gia độc

States

lập

EEC

European Economic Community

Cộng đồng Kinh tế châu Âu


EU

European Union

Liên minh Châu Âu

Food and Agriculture

Tổ chức Lương thực và Nông

Organization

nghiệp Liên Hiệp Quốc

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

FEM

Fixed Effect Model

Mơ hình tác động cố định

FTA

Free Trade Agreement


Khu vực mậu dịch tự do

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GNI

Gross National Income

Tổng thu nhập quốc dân

GNP

Gross National Product

Tổng sản phẩm quốc dân

Harmonized Commodity

Hệ thống hài hịa mơ tả và mã

Description and Coding System

hóa hàng hóa

IMF


International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

KNNK

Import value

Kim ngạch nhập khẩu

KNXK

Export value

Kim ngạch xuất khẩu

ASEAN
CIS

FAO

HS

LM

Lagrange Multiplier


3

Mơ hình bình phương bé nhất
OLS

Ordinary Least Squares

thơ

Revealed Comparative
RCA
REM
SITC
TMQT

Advantage

Chỉ số lợi thế so sánh

Random Effects Model

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

Standard International Trade

Danh mục phân loại thương

Classification

mại quốc tế tiêu chuẩn

International trade


Thương mại quốc tế
Các tiểu Vương quốc Ả rập

UAE

United Arab Emirates

USD

United States Dollar

đô la Mỹ

VINACAS

Vietnam Cashew Association

Hiệp hội điều Việt Nam

Vietnam-Japan Economic

Hiệp định đối tác kinh tế giữa

VJEPA

Partnership Agreement

Việt Nam và Nhật Bản


VND

Vietnam Dong

Việt Nam Đồng

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

Thống nhất


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm (tổng hợp của tác giả)................17
Bảng 3.1. Nguồn thu thập một số thông tin cơ bản của luận văn ...........................26
Bảng 3.2. Các kiểm định sau để lựa chọn mơ hình phù hợp cho nghiên cứu .........30
Bảng 4.1. Tỷ lệ nguyên liệu điều thô nhập khẩu/sản lượng điều xuất khẩu của Việt
Nam giai đoạn 2006-2016 ......................................................................................39
Bảng 4.2. Diện tích và năng suất trồng điều của Việt Nam giai đoạn 2006-2016 ...41
Bảng 4.3. Thống kê mô tả các biến trong mơ hình .................................................47
Bảng 4.4. Tóm tắt kết quả ước lượng mơ hình OLS, REM, FEM đo lường mức độ
tác động của các nhân tố đến kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam .............48
Bảng 4.5. Giá trị VIF của các biến trong mơ hình ..................................................52
Bảng 4.6. Kết quả ước lượng mơ hình FEM sau khi khắc phục khuyết tật ............52
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ..............................................................................25
Hình 4.1. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam giai
đoạn 2001-2016.......................................................................................................35

Hình 4.2. Thị phần xuất khẩu hạt điều trên thế giới giai đoạn 2006-2016 ..............36
Hình 4.3. Thị phần xuất khẩu hạt điều Việt Nam giai đoạn 2006-2016 ..................37
Hình 4.4. Kim ngạch và sản lượng nhập khẩu điều thô của Việt Nam giai đoạn 20062016 ........................................................................................................................ 38
Hình 4.5. Chỉ số lợi thế so sánh (RCA) mặt hàng điều của Việt Nam và Ấn Độ giai
đoạn 2006-2016.......................................................................................................40
Hình 4.6. Kết quả kiểm định LM ...........................................................................49
Hình 4.7. Kết quả kiểm định Hausman ..................................................................50
Hình 4.8. Mơ hình FEM .........................................................................................51
Hình 4.9. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ........................................51
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ........................................iv
MỤC LỤC ..............................................................................................................v
Chương 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .............................................................1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................1
1.2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu....................................................................2
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước..........................................3
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài .........................................5
1.2.3. Đánh giá các nghiên cứu thực nghiệm ..................................................7

1.3.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................................8
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................8

1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................8

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................9
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................9
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................9

1.5.

Phương pháp nghiên cứu...............................................................................9
1.5.1. Nghiên cứu định tính .............................................................................9
1.5.2. Nghiên cứu định lượng .........................................................................10
1.5.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ...............................................................10
1.5.4. Cơng cụ phân tích dữ liệu .....................................................................10

1.6.

Ý nghĩa và giới hạn của đề tài ......................................................................10
1.6.1. Ý nghĩa..................................................................................................10
1.6.2. Giới hạn................................................................................................11

1.7.

Cấu trúc của luận văn...................................................................................11

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.....................13
2.1.
Lý thuyết về mơ hình trọng lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế .............13
2.2.


Mơ hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu.................................16


2.2.1. Cơ sở đề xuất mơ hình nghiên cứu.......................................................16
2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu..........................................................................19
2.2.3. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ................................................................23
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................25
3.1.
Quy trình nghiên cứu ..................................................................................25
3.2.

Cách thức thu thập dữ liệu ..........................................................................26

3.3.

Cơng cụ phân tích dữ liệu ...........................................................................27
3.3.1. Tổng hợp dữ liệu .................................................................................27
3.3.2. Các phương pháp phân tích dữ liệu......................................................27

3.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................32
3.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô xuất khẩu .........................................32
3.4.2. Chỉ tiêu đánh giá trình độ xuất khẩu ....................................................32

Chương 4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU
HẠT ĐIỀU CỦA VIỆT NAM ..............................................................................34
4.1.
Thực trạng hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam giai đoạn 2006-2016 .

..................................................................................................................... 34
4.1.1. Kim ngạch, sản lượng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam giai đoạn 2006
2016 .................................................................................................................34
4.1.2. Thị trường xuất khẩu chủ lực ..............................................................35
4.1.3. Thị phần xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ..........................................36
4.1.4. Tình hình nhập khẩu ngun liệu điều thơ của Việt Nam giai đoạn 2006
2016 .................................................................................................................38
4.1.5. Phân tích lợi thế so sánh trong xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ........40
4.1.6. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam...........43
4.2. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu hạt điều
của Việt Nam thơng qua mơ hình trọng lực hấp dẫn ............................................47
4.2.1. Thống kê mô tả các biến ......................................................................47


4.2.2. Kết quả ước lượng mơ hình .................................................................48
4.2.3. Kiểm định lựa chọn mơ hình và sự phù hợp của mơ hình....................49
Chương 5. HÀM Ý CHÍNH SÁCH .....................................................................57
5.1.

Cơ sở đề xuất hàm ý chính sách ..................................................................57

5.2.

Hàm ý chính sách.........................................................................................57
5.2.1. Dựa vào yếu tố GDP của nước nhập khẩu............................................58
5.2.2. Dựa vào yếu tố dân số của nước nhập khẩu .........................................59
5.2.3. Dựa vào yếu tố giá hạt điều thế giới.....................................................59
5.2.4. Dựa vào yếu tố giá nguyên liệu điều thô nhập khẩu ............................61
5.2.5. Dựa trên tỷ giá đồng tiền nước nhập khẩu/USD...................................62


5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp của đề tài ..................................................63
5.3.1. Hạn chế của đề tài.................................................................................63
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ................................................64
KẾT LUẬN ...........................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................ix
PHỤ LỤC .............................................................................................................. xiv


1


2
Bốn là, đề xuất hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hạt
điều của Việt Nam tầm nhìn đến năm 2025.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Một là, các nhân tố nào ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt
Nam?
Hai là, thực trạng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2016
như thế nào?
Ba là, mức độ tác động của từng nhân tố đến kim ngạch xuất khẩu hạt điều
của Việt Nam?
Bốn là, những hàm ý chính sách nào nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hạt
điều của Việt Nam trong thời gian tới?
1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang
thị trường các nước trên thế giới.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Về nội dung
Đánh giá và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến xuất khẩu hạt
điều của Việt Nam thông qua mô hình trọng lực hấp dẫn.
1.4.2.2. Về khơng gian
Luận văn nghiên cứu hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng hạt điều (mã HS:
080132) giữa Việt Nam và 20 thị trường nhập khẩu lớn nhất (chiếm 77,6% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2006-2016 theo tính toán
của tác giả chi tiết theo Phụ lục 1) bao gồm: Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Úc,
Đức, Canada, Thái Lan, I-xra-en, Ý, Nga, Ấn Độ, Pháp, các Tiểu vương quốc Ả Rập
Thống nhất, Li-Băng, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, mặc dù danh mục xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Việt Nam
bao gồm hai mã HS là: 080131 “Fresh or dried cashew nuts, in shell” và 080132
“Fresh or dried cashew nuts, shelled” nhưng tác giả chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu
của luận văn với mã HS 080132, lý do là vì hạt điều xuất khẩu mã 080132 chiếm


3
trung bình đến khoảng 99% giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tổng tất cả các loại
điều xuất khẩu (theo số liệu tổng hợp của tác giả từ Trademap).
1.4.2.3. Về thời gian
Luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp để nghiên cứu trong giai đoạn 20062016.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa từ các nghiên cứu trước, luận văn kết hợp các phương

pháp như:
1.5.1. Nghiên cứu định tính
Một là, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.

Hai là, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh.
1.5.2. Nghiên cứu định lượng
Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mơ tả, mơ hình kinh tế lượng hồi quy
dữ liệu bảng để xác định nhân tố đại diện hoặc các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác
động của từng nhân tố đến kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam.
Mơ hình kinh tế lượng hồi quy dữ liệu bảng gồm các phương pháp ước lượng
mơ hình: Pooled OLS, FEM, REM. Sau đó sử dụng kiểm định LM và Hausman để
lựa chọn phương pháp phù hợp với mơ hình.
1.5.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp theo năm được thu thập trong giai đoạn
2006-2016 để đạt được mức độ ý nghĩa nhất định. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập
từ Niên giám thống kê Việt Nam, Tổng cục Thống kê Việt Nam, Tổng cục Hải quan
Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Bộ Nông nghiệp, Hiệp hội điều Việt Nam
(VINACAS), Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp
Quốc, Trade map, UN Comtrade, Hiệp hội Lương thực thế giới.
1.5.4. Cơng cụ phân tích dữ liệu
Sử dụng phần mềm Stata 14.2 trong việc thống kê mô tả và thực hiện phân
tích mơ hình hồi quy dữ liệu bảng.
1.6.

Ý nghĩa và giới hạn của đề tài


4
1.6.1. Ý nghĩa
Một là, đóng góp về lý thuyết: Góp phần hệ thống lại các lý thuyết về xuất
khẩu hàng hóa.
Hai là, đóng góp về thực tiễn: Cung cấp các luận cứ khoa học trong việc đề ra
các hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang nước ngoài,
đồng thời tạo nền tảng cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam có các biện pháp

thích hợp nhằm đẩy mạnh và tạo nền tảng vững chắc tạo thương hiệu cho hạt điều
Việt Nam trên thị trường thế giới.
1.6.2. Giới hạn
Do phạm vi nghiên cứu rộng, điều kiện về thời gian và ngân sách thực hiện
nghiên cứu có giới hạn, tác giả chỉ sử dụng dữ liệu thứ cấp, tác giả gặp nhiều khó
khăn, bị động trong việc tiếp cận các dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu. Phạm vi giới
hạn mặt hàng nghiên cứu như đã được giải thích ở phần 1.4.2.2, chỉ nằm trong mã
HS code 080132.
1.7.

Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 5 chương với

nội dung chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu.
Cung cấp thơng tin bao qt về tính cấp thiết của nghiên cứu, mục tiêu và câu
hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa
và hạn chế của nghiên cứu. Đồng thời trình bày tổng quan các nghiên cứu trong nước
và nước ngoài liên quan đến xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nơng sản và cụ thể là
hạt điều nói riêng để làm cơ sở đề xuất mơ hình nghiên cứu ở chương 2.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Trình bài lý thuyết nền về mơ hình trọng lực hấp dẫn được sử dụng trong
nghiên cứu dòng chảy thương mại. Trình bày cơ sở đề xuất mơ hình nghiên cứu, giả
thuyết nghiên cứu từ đó đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất để nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp định tính và định lượng và


5

nguồn dữ liệu nghiên cứu, nguồn dữ liệu, công cụ phân tích và các lý thuyết kiểm
định lựa chọn mơ hình, các khuyết tật tồn tại trong mơ hình.
Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu hạt
điều của Việt Nam giai đoạn 2006-2016.
Trình bày thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Việt Nam
trong giai đoạn nghiên cứu 2006-2016. Đồng thời chương này tác giả cũng phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hạt điều của Việt Nam bằng mơ hình trọng lực
hấp dẫn.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.
Từ kết quả chương 4, đưa ra hàm ý chính sách từ các nhân tố có ảnh hưởng
đến kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam giai đoạn 2006-2016, tác giả cũng
trình bày một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 cung cấp các thông tin khái quát về đề tài nghiên cứu. Từ tính cấp
thiết của đề tài, tác giả xác định đối tượng, phạm vi, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu và nội dung chính. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày ý nghĩa và hạn
chế của đề tài, hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài. Tác giả cũng trình bày các
nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước liên quan đến xuất khẩu nói chung và
xuất khẩu nơng sản, hạt điều nói riêng để là cơ sở và hướng đi cho nội dung được
trình bày ở các chương sau đây.


Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 2 trình bày lý thuyết về mơ hình trọng lực hấp dẫn - các giai đoạn
phát triển và hoàn thiện mơ hình. Đưa ra cơ sở đề xuất mơ hình, các giả thuyết
nghiên cứu, cuối cùng đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất cho đề tài. Nội dung chính
của chương 2 gồm những mục sau: 2.1 lý thuyết về mơ hình trọng lực hấp dẫn. 2.2
mơ hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu.
2.1.


Lý thuyết về mơ hình trọng lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế
Những năm gần đây, mơ hình hóa là phương pháp nghiên cứu được sử dụng

ngày càng phổ biến trong phân tích về vấn đề xuất khẩu nơng sản nói chung và các
nơng sản cụ thể nói riêng. Mơ hình được thể hiện qua việc xem xét các yếu tố có tác
động đến kim ngạch xuất khẩu. Từ đó sẽ cho ra kết quả tác động cụ thể của từng yếu
tố để từ đó đưa ra cơ sở khuyến nghị và hàm ý chính sách nhằm phát huy những yếu
tố tích cực có ảnh hưởng cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu, hạn chế tác động của
các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng ngược chiều đến kim ngạch xuất khẩu.
Các lý thuyết tiêu biểu về xuất khẩu hàng hóa: lý thuyết cổ điển, lý thuyết tân
cổ điển, lý thuyết thương mại mới và lý thuyết lợi thế cạnh tranh là những nền tảng
và đã cung cấp cơ sở lý thuyết khoa học, logic và có tính thực tiễn cao về ngun
nhân dẫn đến thương mại quốc tế và làm thế nào phát huy lợi thế quốc gia và lợi thế
kinh tế làm nền tảng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình. Thương mại quốc
tế có nguồn gốc từ sự chun mơn hóa trong sản xuất. Sự chun mơn hóa có được
bởi vì mỗi nền kinh tế có những lợi thế nhất định trong sản xuất hàng hóa, chẳng hạn
sự khác biệt về công nghệ (lý thuyết Ricardo), sự dồi dào về các yếu tố sản xuất (lý
thuyết H-O) hoặc hiệu quả tăng theo quy mô (lý thuyết thương mại mới). Tuy nhiên,
các lý thuyết này lại chưa thể giải thích tại sao quy mơ thương mại của một số quốc
gia lại lớn hơn các quốc gia khác. Mơ hình trọng lực được xây dựng nhằm khắc phục
hạn chế này.
Mô hình trọng lực lần đầu tiên được giới thiệu bởi Tinbergen (1962) ứng
dụng định luật vạn vật hấp dẫn theo đó lực hấp dẫn giữa hai vật thể có tỷ lệ thuận với
khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng, ý


tưởng


này áp dụng vào kinh tế tương ứng với dòng chảy thương mại của hai quốc gia tỷ lệ

thuận với quy mô nền kinh tế của hai quốc gia (được tính bằng GDP hoặc GNP) và
tỷ lệ nghịch với khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia. Mơ hình lý thuyết cơ bản giữa
hai nền kinh tế A và B được biểu diễn theo cơng thức sau:
Trong đó G là số không đổi,FFAB là= tổng
G X mức lưu chuyển ngoại thương giữa hai
AB kinh tế của hai quốc gia A và quốc
quốc gia A và quốc gia B, M và M là quy mô nền
gia B (thường là GDP hoặc GNP), D là khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia A và
quốc gia B. Logarit cả hai vế của phương trình, ta có thể chuyển đổi thành một cơng
thức tuyến tính sử dụng cho phân tích kinh tế lượng như sau (lưu ý: hằng số G là một
phần của Pữ).
D

LnF

AB

=Po + Pỉ ln (MA

) +P2 ln (MB ) - /h ln (DAB ) +s

Linneman (1966) cho rằng phương trình trọng lực có thể được suy ra từ sự
cân bằng giữa cung của nước xuất khẩu A và cầu của nước nhập khẩu B. Các yếu tố
tác động tới xuất khẩu từ quốc gia A và B được chia thành 3 nhóm: nhóm 1 gồm các
yếu tố tác động đến tổng cung tiềm năng của nước xuất khẩu A (gồm có: tổng sản
phẩm quốc dân, quy mơ dân số và có thể cả yếu tố thu nhập hoặc sản phẩm quốc nội
bình qn đầu người); nhóm 2 gồm các yếu tố tác động đến tổng cầu tiềm năng của
nước nhập khẩu B (gồm có tổng sản phẩm quốc dân, quy mơ dân số và có thể cả yếu
tố thu nhập hoặc sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của nước nhập khẩu);
nhóm thứ 3 gồm các yếu tố cản trở dòng thương mại giữa hai nước A và B như chi

phí vận chuyển, hàng rào thuế quan. Mơ hình giả định tỷ giá hối đối khơng đổi từ
đó giá hàng hóa giữa các quốc gia là tương đồng. Như vậy mơ hình trọng lực được
xác định là cân bằng giữa cung và cầu.
Anderson (1979) và Bergtrad (1985) cùng một số nhà nghiên cứu khác sau
đó đã cho rằng giả định tỷ giá hối đối khơng đổi trong nghiên cứu của Linneman là
khơng chính xác, do tồn tại hiệu ứng biên giới và do đó tác động của biến giá là hiện
hữu. Tuy nhiên Anderson tiếp cận ở góc độ tổng thể nền kinh tế, kế thừa nghiên cứu
của Linneman và bổ sung giá hàng hóa các quốc gia sẽ giống nhau ở thị trường nội
địa và khác nhau khi xuất khẩu qua biên giới do đó mơ hình trọng lực thể hiện thông
qua hệ thống chi tiêu quốc gia có sự ràng buộc thu nhập của nước xuất khẩu và nước
nhập khẩu. Trong khi đó Bergtrad tiếp cận dưới góc độ vi mơ kinh tế học, ơng bổ


sung thêm giả định, đó là có sự khác biệt về sản phẩm giữa các quốc gia (thị trường
sản phẩm là cạnh tranh độc quyền) từ đó bổ sung thêm hai yếu tố là giá hàng hóa
(đại diện bằng chỉ số điều chỉnh GDP) và tỷ giá hối đoái thực. Bergtrad (1989) kế
thừa quan điểm của lý thuyết thương mại mới và bổ sung thêm vào mơ hình hai biến
mới là sự dồi dào của các yếu tố đầu vào theo mơ hình H-O và biến thị hiếu. Đây
cũng là mơ hình tổng qt nhất và được các nhà nghiên cứu vận dụng nhiều nhất.
Koo và cộng sự (1994, 82) cho rằng, “Hàng hóa di chuyển từ quốc gia có giá
thấp đến quốc gia có giá cao. Dịng chảy thương mại được giả định có tác động tích
cực đến sự thay đổi giá xuất khẩu và tác động tiêu cực đến sự thay đổi giá nhập khẩu
của nước nhập khẩu”. Koo và cộng sự (1994) đã lần đầu tiên đưa biến giá hàng hóa
như là một biến độc lập vào mơ hình trọng lực.
Sau này, cũng đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện để bổ sung nền tảng
cơ sở lý thuyết cho mơ hình trọng lực. Phần lớn các nghiên cứu này đều được thực
hiện dựa trên các lý thuyết thương mại truyền thống như lý thuyết Ricardo, lý thuyết
H-O và lý thuyết thương mại mới. Điều đó giúp cho mơ hình trọng lực ngày càng
hiệu quả và có độ tin cậy cao trong việc lượng hóa các yếu tố tác động đến dịng
thương mại hai chiều.

Tóm lại có thể hệ thống lại các nhân tố ảnh hưởng đến luồng xuất nhập khẩu
chung của quốc gia dựa trên nền tảng mơ hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế
cơ bản theo nghiên cứu Linneman (1966) thành ba nhóm như sau:
Một là, nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung được đại diện bởi: GDP bình
quân đầu người của quốc gia xuất khẩu; dân số quốc gia xuất khẩu; đầu tư trực tiếp
vào quốc gia xuất khẩu.
Hai là, nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu được đại diện bởi: GDP bình
quân đầu người quốc gia nhập khẩu; dân số quốc gia nhập khẩu.
Ba là, nhóm các yếu tố cản trở/thúc đẩy thương mại được đại diện bởi: tỷ giá
hối đoái giữa đồng tiền hai quốc gia, tỷ lệ lạm phát hai quốc gia; sự mở của thương
mại của các quốc gia, hàng rào thuế quan và phi thuế quan; ngôn ngữ sử dụng của
các quốc gia, khoảng cách giữa hai quốc gia.


2.2.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu

2.2.1. Cơ sở đề xuất mơ hình nghiên cứu
Như trình bày ở phần 1.3 chương 1, trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất
khẩu nơng sản nói riêng, cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sử dụng
mơ hình trọng lực. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về mặt hàng điều nói riêng, chỉ
tập trung vào các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cacao và lĩnh vực nơng nghiệp
nói chung.
Do các điều kiện về thời gian và khơng gian, bản chất các loại hàng hóa khác
nhau nên các nhân tố ảnh hưởng có thể khơng giống nhau. Tác giả tiến hành tổng
hợp một số nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu dựa trên các nghiên cứu sử dụng mơ
hình trọng lực, chi tiết cụ thể được hiện trong Bảng 2.1 như sau:



17
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm (tổng hợp của tác giả)
Tên biến

Xu hướng tác động

Các yếu
tố tác
động đến
cung

Richard K Abrams (1980), Gbetnkom và Khan (2002), Joel Hinaunye Eita (2008), Thai Tri
GDP nước xuất khẩu

Cùng chiều (+)

Giá nguyên liệu nhập
khẩu điều thô

động đến
cầu

Do (2006), Ngô Thị Mỹ (2016), Trần Thị Bạch Yến và Trương Thị Thanh Thảo (2017)
Safdari và Motiee (2011), Koo, W. W., Karemera, D., & Taylor, R. (1994), Thi Hong Hanh

Cùng chiều (+)

Các yếu
tố tác


Cơng trình nghiên cứu

Bui, Qiting Chen (2015)
Ekrem Erdem & Saban Nazlioglu (2008), Hatab, Romstad, Huo (2010), Joel Hinaunye Eita

GDP nước nhập khẩu

Cùng chiều (+)

Dân số nước nhập
khẩu

(2008), Thi Hong Hanh Bui, Qiting Chen (2015), Nguyen Hai Tho (2013)
Trần Thị Bạch Yến và Trương Thị Thanh Thảo (2017), Ngô Thị Mỹ (2016), Ekrem Erdem

Cùng chiều (+)

& Saban Nazlioglu (2008), Sevela (2002)
Ekrem Erdem & Saban Nazlioglu (2008), Sevela (2002), Hatab, Romstad, Huo (2010),

Các yếu
tố hấp
dẫn/cản
trở
thương
mại

Khoảng cách địa lý


Ngược chiều (-)

Giá thế giới

Cùng chiều (+)

Tran Lan Huong (2017)
Safdari và Motiee (2011), Koo, W. W., Karemera, D., & Taylor, R. (1994), Thi Hong Hanh

Tỷ giá hối đoái

Cùng chiều (+) hoặc

Gbetnkom và Khan (2002), Safdari và Motiee (2011), Ngô Thị Mỹ (2016), Thi Hong Hanh

ngược chiều (-)

Bui, Qiting Chen (2015), Nguyen Anh Thu (2012)

Tham gia các hiệp
định thương mại tự do

Bui, Qiting Chen (2015)

Richard K Abrams (1980), Trần Trung Hiếu và Phạm Thị Thanh Thủy (2010), Nguyen
Cùng chiều (+)

Anh Thu (2012), Tran Lan Huong (2017)
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)



1
8


1
9
Biến giả FTA : nhận giá trị 1 nếu Việt Nam và nước nhập khẩu j tham gia vào hiêp
định thương mại tự do nhận giá trị 0 nếu không có;
p : sai số ngẫu nhiên

i là nước xuất khẩu Việt Nam
j = 1, 2,. , 20 là chỉ số tương ứng cho 20 nước nhập khẩu điều chính của Việt
Nam.
t = 2006, 2007,.... , 2016
A, A, A, A4, A, A, A; A: mức tác động của từng nhân tố đến mơ hình;

Dấu kì vọng: Ai, @2, A 3, @4, A,, @7 As>0; P5 <0.
Tổng kết chương 2
Chương 2 tác giả đã trình bày lý thuyết về mơ hình trọng lực được sử dụng
trong thương mại quốc tế, giải thích vì sao mơ hình trọng lực là phù hợp nhất để ước
lượng dòng chảy thương mại và chi tiết quá trình hồn thiện và phát triển mơ hình
này. Trên cơ sở đó, kết hợp với tổng hợp của tác giả về các nghiên cứu trong nước và
nước ngoài sắp xếp theo tiêu chí nghiên cứu ở chương 1, tác giả đã đưa ra cơ sở đề
xuất mơ hình nghiên cứu, đưa ra các giải thuyết nghiên cứu xem xét dựa trên tính
phù hợp với đặc điểm cụ thể của mặt hàng và địa điểm nghiên cứu. Từ đó tác giả
đưa ra mơ hình nghiên cứu cho nghiên cứu này.
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu mà tác giả sử dụng trong bài nghiên
cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày các cách thức thu thập dữ liệu, nguồn thu

thập dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu, các cơng cụ phân tích dữ liệu và hệ
thống chỉ tiêu nghiên cứu. Trong chương này tác giả trình bày những mục sau: 3.1
quy trình nghiên cứu, 3.2 cách thức thu thập dữ liệu, 3.3 cơng cụ phân tích dữ liệu,
3.4 hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.
3.1.

Quy trình nghiên cứu


2
0

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)


2
1
3.2.

Cách thức thu thập dữ liệu
Tồn bộ thơng tin được sử dụng trong luận văn được thu thập từ nhiều nguồn:

FAO, World Bank, Trademap và một số kênh khác. Nguồn thu thập thơng tin được
trình bày chi tiết ở Error! Reference source not found..
Bảng 3.1. Nguồn thu thập một số thông tin cơ bản của luận văn
Thông tin
Nguồn thu thập dữ liệu
Kim ngạch, sản lượng
xuất khẩu, nhập khẩu


Trademap

/>
World Bank

/>
World Bank

ldbank. org/

điều
GDP thực của nước nhập
khẩu
Dân số của quốc gia
nhập khẩu
Khoảng cách địa lý giữa
Hà Nội và thủ đô các

www.freemaptools.com

nước nhập khẩu
Sản lượng sản xuất điều
của Việt Nam

FAO

Giá nhập khẩu nguyên

FAO và tính


liệu điều thơ của Việt

tốn của tác

Nam

giả

. org/home/en/

/>
Trademap
Giá điều nhân của thế
giới

và tính tốn

/>
của tác giả

Tỷ giá hối đối giữa
đồng tiền nước NK/USD
Biến giả FT A

IMF

/>
WTO


/>(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

3.3.

Cơng cụ phân tích dữ liệu


2
2
3.3.1. Tổng hợp dữ liệu
Kiểm tra dữ liệu. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được sẽ tiến hành so sánh, kiểm
tra giữa các nguồn khác nhau để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu trước khi sử
dụng để tính tốn. Ngồi ra, kiểm tra dữ liệu nhằm phát hiện những thiếu sót, sai lệch
trong q trình thu thập để có những điều chỉnh kịp thời. Từ đó sẽ hình thành nên bộ
dữ liệu đầy đủ và chính xác nhất, đảm bảo việc phân tích sau này được chính xác và
khách quan.
Sắp xếp dữ liệu. Dữ liệu kiểm tra xong sẽ được phân loại, sắp xếp theo một
trình tự logic và khoa học cho phù hợp với nội dung các chỉ tiêu nghiên cứu. Từ
nguồn dữ liệu đã thu thập được, luận văn sử dụng hai cơng cụ chính để xử lý là phần
mềm máy tính EXCEL (tính các chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối) và phần mềm
chuyên dụng Stata 14.2 (chạy mơ hình phân tích hồi quy dữ liệu bảng). Các dữ liệu
sau khi tổng hợp sẽ được trình bày bằng hai hình thức chủ yếu là bảng thống kê và đồ
thị thống kê.
3.3.2. Các phương pháp phân tích dữ liệu
3.3.2.1. Phân tích định tính
Một là, phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. Phương pháp này được
vận dụng trong chương 2 của luận văn để tìm hiểu về mơ hình lý thuyết nền được
vận dụng trong nghiên cứu và phân tích dịng chảy thương mại quốc tế từ đó tổng
hợp và lựa chọn mơ hình trọng lực như sự phù hợp nhất trong hướng nghiên cứu của
đề tài.

Hai là, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết. Phương pháp này
được vận dụng trong chương 2 của luận văn để hệ thống hóa các lý thuyết như khái
niệm xuất khẩu, các nghiên cứu về dòng chảy thương mại, hoạt động xuất khẩu trong
nước và ngồi nước để từ đó làm cơ sở cho chủ đề nghiên cứu của luận văn.
Ba là, phương pháp so sánh. Phương pháp này được sử dụng trong luận văn
để phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa nói chung và hạt điều nói riêng của Việt
Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2006-2016.
3.3.2.2. Phân tích định lượng


×