ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TRẦN HẠ GIANG
CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI NGƯỜI CĨ CƠNG
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
••
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
••••
TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TRẦN HẠ GIANG
CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI NGƯỜI CĨ CƠNG
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
••
Chun ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số:60.38.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ THUÝ HƯƠNG
TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Chế độ ưu đãi người có cơng theo pháp luật Việt
Nam” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi trên cơ sở phân tích lý luận, thực trạng
và thực tiễn áp dụng pháp luật về ưu đãi người có cơng tại tỉnh Bình Định, dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Thúy Hương. Đề tài này chưa được công bố trong
bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào.Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận
văn này là hoàn toàn hợp lệ và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ
TRẦN HẠ GIANG
DANH MỤC VIẾT TẮT
Số thứ tự
Từ viết tắt
Diễn giải
1
BMVNAH
Bà Mẹ Việt Nam anh hùng
2
CĐHH
Chất độc hóa học
3
ĐƠĐN
Đền ơn đáp nghĩa
4
HĐKC
Hoạt động kháng chiến
5
HĐCM
Hoạt động cách mạng
6
LĐTB&XH
Lao động - Thương binh và Xã hội
7
NCC
Người có cơng
8
UBTVQH
Uỷ ban thường vụ quốc hội
9
UBND
Uỷ ban nhân dân
10
ƯĐNCC
Ưu đãi người có cơng
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU
Mục lục Trang
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 1986 đến nay, Nhà nước ban hành nhiều văn bản hướng dẫn chính
sách ưu đãi xã hội, trong đó nổi bật nhất là Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách
mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến,
người có cơng giúp đỡ cách mạng năm và Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà
nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” năm 1994. Đây là hai văn bản pháp luật nhằm thể
chế hóa Hiến pháp năm 1992, đánh dấu sự tiến bộ trong hệ thống chính sách ưu đãi
xã hội đối với NCC.
Năm 2012, UBTVQH ban hành Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Pháp lệnh ƯĐNCC với cách mạng năm 2005 và áp dụng
thực hiện cho đến nay. Nhìn chung, pháp luật ƯĐNCC với cách mạng góp phần rất
lớn ổn định xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Qua đó, đối tượng hưởng chính sách ưu
đãi được mở rộng, các chế độ ưu đãi từng bước được hoàn thiện, thể hiện sự trân
trọng, biết ơn, chăm lo của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với NCC; góp phần giáo
dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và nâng cao nhận thức
của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về công lao to lớn
của các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, NCC; xác định rõ trách nhiệm
và các hoạt động thiết thực nhằm khơi dậy, phát huy tiềm năng to lớn trongxã hội để
chăm lo tốt hơn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của NCC. Bên cạnh kết quả đạt
được, cho đến pháp luật ƯĐNCC nói chung và Pháp lệnh ƯĐNCC với cách mạng
nói riêng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập như:
Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống các văn bản hướng dẫn
thực hiện chế độ ƯĐNCC chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ, thiếu tính cơng bằng.
Thứ hai, việc triển khai xác nhận ƯĐNCC với cách mạng ở một số địa
phương chưa đồng bộ, thiếu thống nhất.
Thứ ba, công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra còn nhiều hạn chế, thực hiện ưu
đãi người có cơng chưa mang lại hiệu quả cao.
9
Vì vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Chế độ ưu đãi người có cơng theo
pháp luật Việt Nam” làm Luận văn tốt nghiệp cho khóa cao học Luật dân sự và Tố
tụng dân sự tại Trường Đại học Kinh tế- Luật, nhằm góp phần kiến nghị hồn thiện
hệ thống pháp luật về chế độ ƯĐNCC.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, nghiên cứu lĩnh vực NCC với cách mạng có rất nhiều tác giả nghiên
cứu, chủ yếu tập trung vào một số nội dung như sau:
Đề tài “Hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội ở Việt Nam”, của Nguyễn Thị
Tuyết Mai, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.Luận
văn phân tích những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật về ưu đãi xã hội, trong đó
nhận xét, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật ƯĐNCC và nêu ranhững hạn chế và
kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Đề tài “Nâng cao năng lực của cơ quan hành chính Nhà nước trong thực hiện
pháp luật ƯĐNCC với cách mạng ở nước ta hiện nay”, của Phạm Hải Hưng, Luận
văn thạc sĩ Quản lý hành chính cơng, Học viện hành chính quốc gia, 2007. Luận văn
đã phân tích thực trạng và tổ chức thực hiện pháp luật ưu đãi đối với NCC của cơ
quan nhà nước, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cơ quan hành chính Nhà
nước thực hiện ƯĐNCC ở nước ta.
Đề tài “Chế độ, chính sách đối với người có cơng ở Việt Nam”, của Đặng
Quốc Gia, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002. Khóa luận
đã phân tích chế độ, chính sách đối với người có cơng ở Việt Nam và những quan hệ
trong lĩnh vực ưu đãi xã hội,một bên là Nhà nước, một bên là NCC.
Bên cạnh những đề tài nghiên cứu, cịn có các bài viết, bài nghiên cứu về các
quy định của pháp luật hiện hành về chính sách người có cơng, thực trạng và phương
hướng hồn thiện pháp luật người có cơng được đăng tải trên các phương tiện thông
tin đại chúng trong thời gian gần đây.
Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu trên đã đưa ra cái nhìn tổng quan về lĩnh
vực ƯĐNCC. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu
10
cụthểnhững điểm bất hợp lý, không công bằng trong thực hiện chế độ NCC. Kế thừa
kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận văn này được nghiên cứu dựa trên
cơ sở lý luận, thực tiễnvà kết hợp khảo sát thực tế để đưa ra những điểm bất hợp lý
hoặc khơng cịn phù hợp về chính sách trong giai đoạn hiện nay và kiến nghị bãi bỏ,
sửa đổi, bổ sung. Vì vậy, tác giả cho rằng, việc thực hiện đề tài nghiên cứu: “Chế độ
ưu đãi người có công theo pháp luật Việt Nam” là hết sức cần thiết nhằm hoàn thiện
thể chế về thực hiện các quy định hiện hành nói riêng, góp phần hồn thiện pháp luật
về ƯĐNCC nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu
Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, tác giả nêu ra những hạn chế trong quá trình
thực hiện chế độ ƯĐNCC. Qua đó, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa
đổi Pháp lệnh ưu đãi người có cơng và các văn bản có liên quan.Luận văn tập trung
phân tích nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, làm rõ lý luận về chế độ ƯĐNCC.
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng, thực tiễnthực hiện pháp luật về
ƯĐNCC;nêu ra bất cập, hạn chế trong trong quá trình thực hiện tại Bình Định.
Ba là, trên cơ sở những tồn tại, hạn chế, tác giả đưa ra những đề xuất kiến nghị
cụ thể dựa trên những luận cứ khoa học nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật
về chế độ NCC theo pháp luật Việt Nam.
Tính mới và đóng góp của đề tài được lựa chọn có những điểm mới so với các
đề tài khác là nêu ra điểm bất hợp lý, sự khơng cịn phù hợp trong triển khai và thực
hiện chế độ ƯĐNCC trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về chế độ ƯĐNCC và khảo sát
trực tiếp cán bộ làm cơng tác chính sách, NCC để nêu ra những kiến nghị có tính
khách quan.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
11
Phạm vi thời gian:nghiên cứu đề tài từ năm 2013 đến 2017, vì Pháp lệnh
ƯĐNCC với cách mạngvà các văn bản hướng dẫn thi hành đến nay đã bộc lộ bất cập,
khơng phù hợp, qua đó đưa ra kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Phạm vi không gian:tác giả tập trung khảo sát thực tiễn thực hiện chế độ NCC
với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Định.
5. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn thực hiện chế độ ƯĐNCC, trong việc xây
dựng luận văn “ Chế độ ưu đãi người có cơng theo pháp luật Việt Nam” tác giả sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đó là:
Phương pháp phân tích tài liệu: Các tài liệu được tập trung thu thập bao gồm:
các văn bản, chính sách của Nhà nước cũng như của địa phương về NCC với cách
mạng, các bản báo cáo tổng kết về cơng tác thực hiện chính sách về NCC của Phịng
Người có cơng - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định.
Phương pháp trưng cầu ý kiến:Người nghiên cứu tiến hành thiết kế bảng hỏi
nhằm thu thập thơng tin về thực hiện chính sách ưu đãi NCC trên địa bàn tỉnh Bình
Định.
Bảng 1.1 Mô tả khách thể điều tra
Đối tượng
Số lượng (người)
Cán bộ Lao động TB và XH
100
NCC và thân nhân NCC
100
Phương pháp quan sát: bằng cách tiếp cận trực tiếp ghi chép lại những yếu tố
có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và có ý nghĩa đối với mục đích nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp thống kê: xử lý các thông tin, số liệu đã thu thập được
qua bảng hỏi, kết hợp với thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật ƯĐNCC để đưa
ra nhóm hạn chế và kiến nghị được thể hiện trong Chương 2.
12
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn này là một cơng trình nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu, góp
phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề pháp lý của việc thực
hiện chế độƯĐNCC, từ đó chỉ ra bất cập và thiếu sót trong các quy định của pháp
luật Việt Nam hiện nay.
Lợi ích thực tiễn của luận văn, có thể dùng làm tài liệu trong học tập và
nghiên cứu cho sinh viên, giảng viên những người nghiên cứu khoa học, các đơn vị
có liên quan.Ngồi ra, nó mang tính định hướng cho các nhà làm luật sửa đổi các quy
định về chế độ ƯĐNCC cho phù hợp với thực tiễn hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Lý luận chung về chế độ ưu đãi người có cơng.
Chương 2: Thực trạng,thực tiễn thực hiệnpháp luật về ưu đãi người có cơng
và một số kiến nghị hồn thiện.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI NGƯỜI CĨ CƠNG
1
.1. Khái niệm và đặc điểm về chế độ ưu đãi người có cơng
1.1.1.
Khái niệmvề người có cơng và chế độ ưu đãi người có cơng
Thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”,
trong những năm qua dù bất cứ hồn cảnh khó khăn nào của đất nước, công tác
thương binh, liệt sĩ và NCC luôn được coi trọng, được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt
của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình và trách nhiệm
của các ngành các cấp và toàn thể nhân dân. Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế
chính sách về tơn vinh, ưu đãi, chăm sóc NCC ngày càng được hồn thiện.Đặc biệt,
Hiến pháp 2013 “Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu
13
đãi đối với người có cơng với nước”1là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng
nhất để cụ thể hóa, xây dựng pháp luật về ƯĐNCC.
Theo đó, khái niệm NCC được hiểu theo 2 nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Theo
nghĩa rộng, NCC là người bình thường, làm việc đại nghĩa, có cơng lao lớn đối với
đất nước, đó là nghĩa vụ khơng bao giờ kể cơng và khơng địi hỏi cộng đồng phải báo
nghĩa. Cụ thể hơn, người có cơng là cống hiến của họ vì lợi ích của đất nước, được
nhân dân tôn vinh và được Nhà nước thơng qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi
nhận theo qui định của pháp luật, đồng thời đảm bảo cho họ các chế độ ưu đãi về
kinh tế, về chính trị, xã hội. Ở đây, có thể thấy rõ những tiêu chí cơ bản xác định nội
hàm khái niệm NCC.
Theo nghĩa hẹp, khái niệm NCC được xác định là những người tham gia hoặc
giúp đỡ cách mạng, họ đã hy sinh cả cuộc đời hoặc một phần thân thể hoặc có thành
tích đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Căn cứ pháp lý để thực hiện chính sách ưu đãi hiện nay
được quy định tại Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của
Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ƯĐNCC.
Theo Pháp lệnh ƯĐNCC có 12 nhóm đối tượngNCC đó là2: “Người hoạt động cách
mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945: là người được cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền cơng nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945: là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công
nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động
cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm
1945.
Liệt sĩ: là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ
Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được
Nhà nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" thuộc một trong các trường hợp sau
1Khoản 1, Điều 59. Hiến pháp 2013
2 Khoản 1, Điều 1, Pháp lệnh ƯĐNCC với cách mạng
14
đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu
tranh binh vận có tổ chức với địch; Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị
địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ
trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;Làm nghĩa vụ quốc tế; Đấu tranh chống tội
phạm; Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an
ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; Do ốm đau, tai
nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phịng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn; Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt
sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao; Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc
diễn tập phục vụ quốc phịng, an ninh có tính chất nguy hiểm; Thương binh hoặc
người hưởng chính sách như thương binh chết vì vết thương tái phát.
Bà mẹ Việt Nam anh hùng: là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự
nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế thuộc một trong
những trường hợp sau đây: “Có 2 con trở lên là liệt sĩ; Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt
sỹ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Chỉ có 1 con
mà người con đó là liệt sỹ; Có 1 con là liệt sỹ và có chồng hoặc bản thân là liệt sỹ;
Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81 %
trở lên”.3
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân:Người được Nhà nước tặng hoặc truy
tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" theo quy định của pháp luật.
Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến: Người được Nhà nước tuyên
dương Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến vì có thành tích đặc biệt xuất
sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến.
Thương binh: là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả
năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “giấy chứng
nhận bị thương” và “Huy hiệu thương binh”.
Người hưởng chính sách như thương binh: là người không phải là quân nhân,
3 Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 56/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy
định danh hiệu Nhà nước “ Bà Mẹ Việt Nam anh hùng”.
15
công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc
một trong các trường hợp sau đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; Bị
địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích
thực thể; Làm nghĩa vụ quốc tế; Đấu tranh chống tội phạm; Dũng cảm thực hiện công
việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài
sản của Nhà nước và nhân dân; Làm nhiệm vụ quốc phịng, an ninh ở địa bàn có điều
kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy
tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao; Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện
chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phịng, an ninh có tính chất nguy hiểm được cơ
quan có thẩm quyền cấp “giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương
binh”.
Bệnh binh: là qn nhân, cơng an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng
lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền
cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh" thuộc một trong các trường hợp sau đây:Chiến đấu
hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn từ mười lăm tháng trở lên; Hoạt động ở địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa đủ mười lăm tháng nhưng đã có đủ mười năm
trở lên công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;Đã công tác trong Quân
đội nhân dân, Công an nhân dân đủ mười lăm năm nhưng không đủ điều kiện hưởng
chế độ hưu trí;Làm nghĩa vụ quốc tế;Thực hiện cơng việc cấp bách, nguy hiểm phục
vụ quốc phòng, an ninh; Khi đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do
cơ quan có thẩm quyền giao.
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: là người được cơ
quan có thẩm quyền cơng nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ
tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ sử
dụng chất độc hoá học và do nhiễm chất độc hoá học dẫn đến một trong các trường
hợp sau đây: Mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; Vô sinh;
Sinh con dị dạng, dị tật.
Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: là
16
người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù,
đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, khơng làm tay sai cho
địch.
Đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế: là người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng Huân
chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến.
Người có cơng giúp đỡ cách mạng: là người đã có thành tích giúp đỡ cách
mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểmbao gồm: Người được tặng Kỷ niệm chương “Tổ
quốc ghi cơng” hoặc Bằng “Có cơng với nước”; Người trong gia đình được tặng Kỷ
niệm chương “Tổ quốc ghi cơng” hoặc Bằng “Có cơng với nước” trước cách mạng
tháng Tám năm 1945; Người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương
kháng chiến; Người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy
chương kháng chiến.”
Như vậy, NCC là những người khơng phân biệt tơn giáo, tín ngưỡng, dân tộc,
nam nữ, tuổi tác, có thành tích đóng góp hoặc cống hiến lớn lao, xuất sắc trong thời
kỳ trước cách mạng Tháng 8 năm 1945, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân
tộc và bảo vệ tổ quốc, được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cơng nhận. NCC bao
gồm người tham gia hoặc giúp đỡ cách mạng mà hy sinh xương máu một phần hoặc
một phần thân thể của mình hoặc cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách
mạng và được các cơ quan có thẩm quyền cơng nhận.
Qua đó, Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt đến đối tượng NCC nhằm đền
đáp sự cống hiến hy sinh xương máu của họ cho đất nước bằng các chính sách hỗ trợ
cụ thể.Từ thực tiễn thực hiện chế độ ƯĐNCC với cách mạng, có thể khái niệm: “Chế
độƯĐNCC với cách mạng là một bộ phận đặc thù của chính sách xã hội của Đảng và
Nhà nước ta; là tổng thể các chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật và kết quả hoạt
động thực tiễn ưu tiên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người có cơng với
cách mạng và gia đình họ, nhằm khơng ngừng nâng cao đời sống NCC, góp phần ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc .
17
Ở mỗi thời kỳkhác nhau thì chế độƯĐNCC với cách mạng cũng khác nhau.
nhưng suy cho cùng thì chế độ ƯĐNCClà sự ghi nhận những công lao của họ cho đất
nước, là những chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần, là sự bày tỏ lòng biết ơn đến
những người đã hy sinh, đã cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước.
Trong mấy chục năm qua, Đảng và Nhà nước ta coi việc thực hiện ưu đãi xã hội đối
với NCC là quốc sách.
Tóm lại, chế độ ƯĐNCC là ưu đãi xã hội,là một bộ phận trong hệ thống an
sinh xã hội của quốc gia, là sự đãi ngộ của Nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội về
đời sống vật chất cũng như tinh thần đối với NCC và thân nhân của họ. Tùy vào chế
độ chính trị, tình hình kinh tế xãhội của mỗi quốc gia mà đối tượng ưu đãi khác nhau
và mức độ thực hiện ưu đãi khác nhau nhưng đều thể hiện đượcmục đích thực hiện
chính sách.
1.1.2.
Đặc điểm chế độ ưu đãi người có cơng
Chế độ ƯĐNCC là chế độ ưu đãi mang tính nhân đạo, thể hiện sâu sắc bản
chất ưu việt của xã hội ta, có liên quan tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như:
Kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, lịch sử, pháp lý và truyền thống đạo lý của dân
tộc. Đảng và Nhà nước ta tổ chức nghiên cứu, hoạch định ban hành hệ thống chính
sách, chế độ và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện đến từng đối tượng tùy điều
kiện kinh tế - chính trị - xã hội ở từng giai đoạn mà Nhà nước điều chỉnh chế độ ưu
đãi xã hội theo hướng nâng cao và cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần
cho NCC thể hiện sự quan tâm, biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với sự
hy sinh, cống hiến của họ cho đất nước; bù đắp một phần nào đó cho họ về đời sống
vật chất cũng như tinh thần.
Thực hiện chế độ ƯĐNCCđó là trách nhiệm và là sự ghi nhận, tôn vinh những
cống hiến của họ đối với đất nước.Thông qua việc thực hiện chế độ ƯĐNCC phản
ánh bản chất của giai cấp thống trị; Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện
các chế độ ưu đãi xã hội được thể hiện bằng các chế định pháp luật về trợ cấp, chăm
sóc sức khỏe, bảo đảm việc làm.. .cho NCC và thân nhân của họ. Vì vậy, thực hiện
18
chế độ ƯĐNCC là vơ cùng quan trọng.Làm tốt chính sách đối với NCC sẽ góp phần
ổn định xã hội, giữ vững thể chế và ngược lại.
Bên cạnh đó, đối tượng được ưu đãi là NCC và thân nhân đã có những đóng
góp to lớn trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc.Vì vậy, tương ứng với sự đóng góp
của họ thì ưu đãi sẽ khác nhau. Ví dụ: người bị thương tỷ lệ suy giảm khả năng lao
động 21% sẽ có mức trợ cấp ưu đãi khác so với người bị thương tỷ lệ suy giảm khả
năng lao động 31%.
Ngồi ra, nguồn kinh phí thực hiện chế độ ƯĐNCC do ngân sách Nhà nước
đảm bảo. Vì vậy, tùy vào điều kiện kinh tế của đất nước thì mức trợ cấp, phụ cấp và
một số ưu đãi khác cho NCC sẽ có sự thay đổi.
Như vậy, Chế độ ƯĐNCC là ưu đãi xã hội thể hiện bù đắp sự mất mát, những
cống hiến hy sinh của NCC trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc bao gồm người
thực hiện ưu đãi là nhà Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, người được nhận ưu đãi là
NCC từ nguồn ngân sách của Nhà nước theo mức đóng góp của họ.
1.2.
Bản chất của chế độ ưu đãi người có cơng
Chế độ ƯĐNCC là một bộ phận của hệ thống an sinh xã hội, ưu đãi xã hội có
vai trị hết sức quan trọng, thực hiện sứ mệnh bảo vệ một số thành viên đặc thù của xã
hội. Ưu đãi xã hội là sự thể hiện truyền thống " đền ơn đáp nghĩa ", là sự sự báo đáp
công ơn những người xả thân vì đất nước vì dân tộc. Chế độ ƯĐNCC khơng chỉ góp
phần nâng cao đời sống vật chất cho những NCC mà còn giúp họ hòa đồng vào xã
hội.Chế độ ƯĐNCC (đặt biệt là chế độ ưu đãi trợ cấp) có vai trị hết sức quan trọng
nhằm bảo đảm và nâng cao đời sống cho NCC. Đặc biệt, đối với những người khơng
cịn khả năng lao động cũng như khơng cịn ai để nương tựa thì các khoản trợ cấp từ
chế độ ưu đãi có thể được coi là nguồn thu nhập chủ yếu từ đời sống của họ. Sự kính
trọng, biết ơn, những ưu tiên, ưu đãi đối với những NCC khơng chỉ là tấm lịng của
những người dân mà cịn được Nhà nước và tồn xã hội chính thức cơng nhận. Đây
khơng chỉ đơn thuần là sự thể chế các chính sách về ưu đãi mà cịn là sự đảm bảo về
mặt pháp lý cho các quyền ưu đãi của NCC được thực hiện trên thực tế.
Chế độ ƯĐNCC bảo đảm ngun tắc bình đẳng, cơng khai, công bằng xã
19
hội.NCC được chăm lo, đền đáp, đền ơn trả nghĩa, người cống hiến hy sinh nhiều
được chăm lo ưu đãi nhiều hơn. Họ được ưu tiên, ưu đãi trong giáo dục, đào tạo, giải
quyết việc làm ngoài ra những trường hợp như thương binh nặng, thân nhân liệt sĩ, bà
mẹ Việt Nam anh hùng được ưu tiên về nhà ở, đất ở, được chăm lo, phụng dưỡng về
vật chất và tinh thần của địa phương và các đoàn thể xã hội.
Tóm lại, chế độ ƯĐNCC thể hiện tính nhân văn sâu sắc, truyền thống “uống
nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” là đạo lý của dân tộc Việt Nam. Vì
vậy, thực hiện chính sách đối với NCC là sự kết hợp lợi ích giai cấp và lợi ích của dân
tộc, đảm bảo cho dân tộc, cho đất nước có sự phát triển lâu dài và bền vững.4
1.3.
Vai trị của chế độ ưu đãi người có cơng
Thực hiện tốt chính sách đối với NCC là việc làm có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng.Nó khơng chỉ ổn định đời sống của bộ phận dân cư đặc biệt này mà còn góp
phần vào sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Mỗi sai lầm
trong việc thực hiện chính sách NCC khơng chỉ ảnh hưởng đến đời sống của họ mà
còn đem lại những hậu quả khó lường cho đất nước.Chính vì vậy, việc thực hiện
ƯĐNCC được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
Pháp luật ƯĐNCC có vai trị, ý nghĩa rất to lớn trong việc giữ vững thành quả
cách mạng, củng cố ngày càng vững chắc rường cột nền dân chủ cộng hịa, góp phần
ổn định chính trị - xã hội- kinh tế của đất nước. Có thể khẳng định thêm sự ổn định
chính trị - xã hội cũng được nhân lên từ những yếu tố vừa trình bày ở trên đã đóng
góp khơng nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
ƯĐNCC là ưu đãi xã hội thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, truyền thống
đạo lý của dân tộc ta “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Được sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp quy lần lượt ra đời đưa ra những
chính sách ưu đãi đối với NCC, trong đó quy định các loại trợ cấp , mức trợ cấp phù
hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo NCC có cuộc sống ổn định để
phát triển kinh tế .
4Tạ Vân Thiều (2002), Cẩm nang dành cho người quản lý lĩnh vực thương binh, liệt sĩ và người có
cơng với cách mạng, NXBCTQG, tr.37, Hà Nội.
20
Dưới sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta và hàng loạt những chính sách về
ưu đãi xã hội đối với NCC đã ra đời, đánh dấu sự phát triển về mặt lập pháp của nước
ta.Khi nói về chính sách, pháp luật ƯĐNCC là nói đến tổng thể các chế định thể chế
hóa quyền ưu đãi của NCC, cùng với những bảo đảm pháp lý để thực hiện. Chính
sách, pháp luật ƯĐNCC ghi nhận, trân trọng công lao, cống hiến của những người và
gia đình đã cống hiến, đóng góp sức lực, trí tuệ, tài sản vật chất, thậm chí cả máu
xương, sự sống cho sự nghiệp cách mạng. Ở đây muốn nói đến một nguyên tắc về
chế độ ưu đãi. Ở một đất nước cuộc chiến tranh cách mạng, giải phóng dân tộc kéo
dài từ thế hệ này đến thế hệ khác, quy mơ, tính chất của cuộc chiến lâu dài, gian khổ,
vô cùng khốc liệt, sự hy sinh về người, về của hết sức lớn lao; số NCC với cách mạng
trên 6 triệu người thì vấn đề ưu đãi xã hội là một vấn đề phức tạp.
1.4.
Các hình thức ưu đãi người có cơng
NCC với cách mạng tùy vào mức độ cống hiến, hồn cảnh gia đình của từng
đối tượng sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi khác nhau, cáchình thức ưu đãi đối với
NCC bao gồm:
Thứ nhất, ưu đãi bằng tiềnlà hình thức ưu đãi thể hiện qua các khoản trợ cấp,
phụ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước cho đối tượng ưu đãi trên cơ sở mức đóng góp,
sự hy sinh của họ và hậu quả của những hy sinh đó đối với bản thân và gia đình họ.
Thứ hai, ưu đãi bằng hiện vật là những ưu đãi thể hiện qua việc cung cấp các
phương tiện trợ giúp như: xe lăn, chân giả, tay giả..., với mục đích ổn định cuộc sống
NCC và phần nào bù đắp những thương tật, những mất mát mà họ phải trải qua do
chiến tranh.
Thứ ba,bên cạnh ưu đãi bằng tiền và hiện vật, Nhà nước còn quan tâm đến đời
sống tinh thần của những NCC.Tùy vào khả năng của địa phương mà hằng năm địa
phương tổ chức cho những NCC được đi tham quan, hoặc kết hợp giữa điều dưỡng
và tham quan.Vào dịp Tết Nguyên đán, ngày Thương binh - Liệt sĩ, các cấp chính
quyền thường tổ chức đi thăm, tặng quà cho các đối tượng, gia đình chính sách. Bằng
nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương, thành phố, quận, huyện. và sự đóng góp của
21
nhân dân, các tổ chức, cơng tác tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ, đầu tư xây dựng, nâng
cấp nghĩa trang, mộ liệt sĩ, xây dựng nhà bia ghi tên liệt sĩ được các cấp chính quyền
ở Trung ương, địa phương quan tâm rất nhiều. Nhà nước cịn có chính sách hỗ trợ cho
những gia đình chính sách có nguyện vọng giữ lại phần mộ liệt sĩ tại nghĩa trang gia
tộc. Những ưu đãi, trợ cấp đối với NCC và thân nhân của họ theo quy định của pháp
luật hiện hành là khá đầy đủ và tồn diện. Nó đã khẳng định được tầm quan trọng của
sự cống hiến, hy sinh của những NCC, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong
cơng tác chăm sóc, hỗ trợ người có công; thể hiện rõ truyền thống đạo lý tốt đẹp của
dân tộc ta, góp phần làm hồn thiện hơn hệ thống Luật Ưu đãi xã hội nói riêng và
Luật An sinh xã hội nói chung ở nước ta.
Thứ tư, ngồi ra Nhà nước, địa phương xét miễn, giảm tiền mua, thuê nhà ở
cho NCC và thân nhân của họ... Việc ưu đãi về nhà ở có thể được thực hiện dưới một
số hình thức như: tặng nhà tình nghĩa; hỗ trợ kinh phí để xây dựng và sửa chữa nhà ở;
mua nhà trả góp; miễn giảm tiền sử dụng đất; miễn giảm tiền chuyển quyền sử dụng
đất khi mua nhà của Nhà nước.
Khi chiến tranh kết thúc, bản thân và gia đình NCC có phần thiệt thịi so với
xã hội do hậu quả của chiến tranh để lại như: sức khỏe yếu đi do ảnh hưởng của cuộc
chiến đấu trường kỳ gian khổ; bản thân họ và gia đình họ chưa được học tập, nhà ở
đất đai chưa ổn định và kinh tế gia đình có phần hạn chế. Vì vậy, Nhà nước có một số
hình thức ưu đãi khác như hỗ trợ về y tế, giáo dục, đào tạo, việc làm, tín dụng, đất
đai, nhà ở. nhằm hỗ trợ họ vươn lên trong cuộc sống.
1.5.
Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật về chế độ ưu đãi người có
cơng
Đất nước ta đã trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt và lâu dài với rất nhiều sự
hy sinh và mất mát.ở bất kỳ thời kỳ nào những NCC đều được kính trọng, được
hưởng những chính sách ưu đãi từ phía Nhà nước, các tổ chức và cộng đồng xã hội.
Trong hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam thì chế độ ƯĐNCC chiếm một vị trí rất
quan trọng là minh chứng cho truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc ta,
là tình cảm và là sự biết ơn của thế hệ đi sau đối với những người đã hy sinh xương
22
máu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Thực hiện tốt chế độ ƯĐNCC không những tạo
điều kiện tốt cho NCC mà còn là những đối tượng khác niềm tin vào một xã hội tốt
đẹp, vào sự công bằng của đất nước, là sự động viên, khích lệ họ cống hiến, hy sinh
cho đất nước...
Từ sau khi giành được chính quyền cho đến nay, Nhà nước ta đã ban hành một
loạt hệ thống các văn bản pháp luật để điều chỉnh vấn đề này. Các văn bản pháp luật
qua từng giai đoạn, từng thời kỳ đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hơn, phù hợp
hơn với thực tiễn. Những năm gần đây, nền kinh tế của đất nước ta đã có sự tăng
trưởng vượt bậc, đời sống của người dân được nâng cao và từ đó những chính sách
dành cho NCC có những bước tiến đáng kể, góp phần làm ổn định đời sống cho các
đối tượng chính sách, đảm bảo sự công bằng xã hội. Tuy nhiên, pháp luật về ưu đãi
xã hội mà cụ thể là ƯĐNCC hiện nay cịn một số mặt hạn chế. Có thể thấy như mức
trợ cấp còn thấp so với tốc độ gia tăng giá cả của đời sống xã hội đã dẫn đến tình
trạng đời sống của nhiều người, nhiều gia đình chính sách chưa được bảo đảm. Thủ
tục để được cơng nhận là đối tượng chính sách (liệt sĩ, thương binh...) nhìn chung là
đầy đủ, khá đơn giản nhưng lại không linh hoạt; thực tiễn tồn tại rất nhiều trường hợp
do thời gian hay những lý do khác đã không đáp ứng được những yêu cầu về mặt thủ
tục, giấy tờ mà pháp luật yêu cầu nên đã không được cơng nhận là đối tượng chính
sách để được hưởng ưu đãi xã hội...
Như vậy, Pháp luật về chế độ ƯĐNCC là bộ phận của hệ thống pháp luật Việt
Nam cần điều chỉnh và hoàn thiện cho phù hợp với tình tình thực tế. Pháp luật
ƯĐNCC được ban hành làm xuất hiện quan hệ pháp luật. Các quan hệ pháp luật này
liên quan đến các đối tượng ưu đãi NCC, mức trợ cấp, các hỗ trợ khác.. .Điều chỉnh
pháp luật ƯĐNCC còn là sự đáp ứng và hỗ trợ kịp thời đời sống NCC so với mặt
bằng chung của xã hội.Trong quản lý, Nhà nước luôn luôn ghi nhận những thay đổi
nhanh chóng từ các quan hệ xã hội về ưu đãi NCC, vì vậy điều chỉnh pháp luật về chế
độ ưu đãi NCClà sự tự điều chỉnh hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách
NCC của Nhà nước trong việc thực hiện chế độ ưu đãi đối với NCC.
Chính bảo
vì vậy,
điều
chỉnh
pháp
luật
chế
độ
ƯĐNCC
là
rất
cần
thiết.Trong
những
mang
tính
giai
nhân
đoạn
văn
hiện
sâu
nay,
sắc
việc
màvề
cịn
điều
mang
chỉnh
tính
này
chính
khơng
trị
trong
vệ
tổ
quốc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chế độ ƯĐNCC là bộ phận căn cốt của nền an sinh xã hội.Quan hệ ƯĐNCC
hình thành giữa hai bên, đó là người ưu đãi và người được ưu đãi.Người ưu đãi
thường là nhà nước, người đại diện thay mặt cho quốc gia có trách nhiệm đền ơn đáp
nghĩa đối với những cống hiến, hy sinh của người có cơng.Người ưu đãi cịn là các
tổ chức, cộng đồng nhân dân trong và ngoài nước.Người được ưu đãi là NCC và thân
nhân NCC, là những cá nhân đã có những cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp cách
mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trong Chương 1, tác giả đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, bản chất, vai trò và ý
nghĩa của NCC và chế độ ƯĐNCC. Qua đó, có cơ sở để đánh giá chế độ ƯĐNCC ở
nước ta mang đậm tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự cơng bằng, bình đẳng và cơng
khai, phù hợp cơng sức đóng góp của NCC. Chế độ ƯĐNCC ngày càng được nghiên
cứu mở rộng với nhiều hình thức hỗ trợ đã góp phần ổn định đời sống NCC và thân
nhân của họ.Có thể khẳng định, thành tựu nổi bật và đã trở thành định hướng,
phương châm hành động, đó là NCC với cách mạng được tồn xã hội quan tâm chăm
lo về vật chất, tinh thần; được trân trọng, tơn vinh, biết ơn, đền ơn trả ngliìa....
Trong q trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, pháp luật về ƯĐNCC
phải tự điều chỉnh nhằm phù hợp với tình hình thực tế. Mục đích nhằm hồn chỉnh
pháp luật về ƯĐNCC trong hệ thống pháp luật về an sinh xã hội; mặt khác, thực hiện
đúng và đầy đủ các chế độ ưu đãi đối với NCC và thân nhân của họ, bảo đảm quyền
lợi tương xứng với công sức đóng góp của họ trong q trình tham gia kháng chiến
bảo vệ tổ quốc.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI
NGƯỜI CĨ CƠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
2.1.
2.1.1.
Thực trạng thực hiện pháp luật về ưu đãi người có cơng
Thực trạng cơng nhận người có cơng và thân nhân người có cơng
2.1.11. Thực trạng cơng nhận người có cơng
Ngày 29/06/2005,UBTVQH ban hành Pháp lệnh ƯĐNCC với cách mạng số
26/2005/PL-UBTVQH11, có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2005 (thay thế cho Pháp lệnh
ƯĐNCC với cách mạng năm 1994, sửa đổi năm 2000 và năm 2002). Pháp lệnh này đã mở
thêm một số đối tượng được hưởng ưu đãi (từ 7 lên đến 11 nhóm với 11 đối tượng, bao
gồm NCC và thân nhân của họ).
Hiện nay, Pháp lệnh ƯĐNCCvới cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 của
UBTVQH sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ƯĐNCC với cách mạngquy định
12 nhóm đối tượng NCC và thân nhân được NCC.Tuy nhiên, người tham gia chiến đấu
bảo vệ tổ quốc ở biên giới Tây Nam và Biên giới phía Bắc có thời gian từ sau 30/4/1975,
chưa được xem xét cơng nhận nhóm đối tượng NCC mặc dù bản chất là tham gia chiến
đấu bảo vệ tổ quốc. Việc công nhận Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01
năm 1945 và Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945, chưa thống nhất về căn cứ xem xét giữa đối tượng còn sống
và đã chết. Một số địa phương, việc giải quyết đối tượng là cơ sở cách mạng phục vụ hoạt
động kháng chiến ở cơ sởnhưng hiện nay khơng có giấy tờ chứng minh; hay việc công
nhận thương binh, liệt sĩ căn cứ xác nhận có “danh sách lưu tại cơ quan, đơn vị được lập
trước ngày 31/12/1994”\heo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLTBLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc
phịng hướng dẫn rất khó thực hiện vì một số đơn vị giải thể hoặc sáp nhập nên hồ sơ lưu
trữ tài liệu khơng cịn. Mặt khác, theo quy định Tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định số
31/2013/NĐ-CP '“người bị thương đã giám định thương tật nhưng cịn sót vết thương
chưa giám định thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động
để hưởng chế độ ưu đãi”. Thực tế, sau chiến tranh, thiết bị về y tế lạc hậu không thể chụp
chiếu phát hiện các vết thương, cho nên khi đối tượng có nhu cầu giám định bổ sung thì
khơng thể chứng minh các vết thương “cịn sót” chưa được giám định để yêu cầu giám
định lại và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. Ngoài ra, thương binh có tỷ lệ suy
giảm khả năng lao động dưới 21% chưa có quy định giám định vết thương tái phát.
Đối với Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hố học là người được cơ
quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ
tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng
chất độc hoá học và do nhiễm chất độc hoá học dẫn đến một trong các trường hợp Mắc
bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; Vô sinh; Sinh con dị dạng, dị
tật.Theo quy định Thông tư số 20/2016/TTLT-BYT- BLĐTBXH ngày 30/06/2016 hướng
dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị vật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc
hoá học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ là đúng với tình hình chiến
tranh của Việt Nam do Mỹ rải chất độc hoá học. Tuy nhiên, quy định “ bệnh đái tháo
đường type 2” trong danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị vật có liên quan đến phơi nhiễm với
chất độc hố học là chưa thực tế, vì hiện nay trẻ em, người lao động bình thường khơng
liên quan đến chiến tranh vẫn có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao.
Ngoài ra, theo Pháp lệnh và Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, thẩm quyền hướng dẫn
của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an là như nhau, nhưng thực tế mỗi Bộ lại ban hành
Thông tư hướng dẫn theo những phạm vi đối tượng khác nhau dẫn đến sự chồng chéo. Ví
dụ: Thơng tư số 61/2013/TT-BCA của Bộ Cơng an khơng hướng dẫn xác nhận đối tượng
là người bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, trong khi đó,
Thơng tư số 202/2013/TT-BQP của Bộ Quốc phòng lại hướng dẫn xác nhận đối tượng
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; người bị địch bắt tù, đày;
người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc (cả tại ngũ và đã xuất ngũ).
2.1.12. Thực trạng cơng nhận thân nhân người có cơng
Theo quy định, thân nhân NCC là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con
ni).Thân nhân liệt sĩ cịn là NCC nuôi dưỡng liệt sĩ 5.Trên thực tế, thân nhân NCC không
5Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi