Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán, đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.89 KB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TRƯƠNG KỲ QUANG

MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN, ĐỔI MỚI CƠNG NGHỆ
•'•
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH -Năm 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TRƯƠNG KỲ QUANG

MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN, ĐỔI MỚI CƠNG NGHỆ
•'•

VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

Ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS -TS. NGUYỄN ANH PHONG

TP. HỒ CHÍ MINH -NĂM 2020


3

LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa q Thầy/Cơ, em tên là: Trương Kỳ Quang, học viên cao học khoá
16, trường Đại học Kinh tế - Luật. Tác giả của luận văn này xin cam đoan rằng: Luận
văn Thạc Sĩ với đề tài: “Mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khốn,
đổi mới cơng nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam” là do bản thân tự nghiên cứu
và thực hiện theo sự hướng dẫn khoa học của thầy PGS. TS Nguyễn Anh Phong.
Các thông tin, số liệu, kết quả trong nghiên cứu là hồn tồn trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
Em xin cam kết lời cam đoan này là hồn tồn sự thật.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
r

Từ viết
tắt
ADF

Tiếng việt
Augemented Dickey-Fuller test Kiểm định tính dừng theo ADF

CPI


Consumer Price Index

CIEM
FDI

Central Institute for Economic Management
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Foreign Direct Investment.

GII

Global Innovation Index

GDP

Gross Domestic Product

GO
HOSE

Gross Output

M2

Monetary aggregates

Tiếng anh

FT1* A


• /S J

Chỉ số giá tiêu dùng

Đối mới công nghệ

Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng giá trị sản xuất.
Sở giao dịch chứng khoán
TP.HCM
Cung tiền

NĐT Nhà đầu tư
OECD Organization for Economic Cooperation and Development
OLS
VA
VECM
VNINDE
X
R&D
TFP

Tổ chức hợp tác & phát triển kinh tế
Ordinary least squares
Phương pháp bình phương tối thiểu
Giá trị gia tăng của toàn bộ nền kinh tế;
Vector Error correction model Mơ hình hiệu chỉnh sai số
Chỉ số giá chứng khoán Việt
Nam

Nghiên cứu và phát triển sản
phẩm
Năng suất nhân tố tổng hợp

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTCK

Thị trường chứng khốn
Trung tâm giao dịch chứng
khốn
Thị trường tài chính

TTGDCK
TTTC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Trang


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
•7•
Hình Trang



MỤC LỤC

4.1.1.
Mối tương quan giữa biến tăng trưởng kinh tế (GDP) và phát triển thị
trường

1.3.................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO


TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Thị trường chứng khốn (TTCK) là một trong những kênh luân chuyển vốn
quan trọng của nền kinh tế. Sự biến động của giá chứng khoán, cụ thể là giá cổ
phiếu, là kết quả của những thay đổi trong nền kinh tế vĩ mô, của nhà đầu tư và của
chính các cơng ty niêm yết. Vì vậy, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa sự phát triển thị
trường chứng khốn, đổi mới cơng nghệ và tăng trưởng kinh tế giữ vai trò rất quan
trọng trong việc điều hành thị trường, định hướng đầu tư hiệu quả. Các nghiên cứu
về vấn đề này tuy không quá mới mẻ nhưng tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên
cứu được thực hiện.
Nghiên cứu đã chứng minh và phân tích mối quan hệ giữa thị trường chứng
khoán Việt Nam, tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ trong dài hạn và ngắn
hạn. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo Quý từ Quý I năm 2001 đến Quý IV năm
2019, có 76 quan sát trong mẫu nghiên cứu.
Phương pháp kiểm định ADF (Augemented Dickey-Fuller test) được sử dụng
để tìm ra trình trạng tồn tại nghiệm đơn vị (a Unit Root Test) trong tất cả dữ liệu của
các biến. Nghiên cứu cho thấy dữ liệu chuỗi thời gian của tăng trưởng kinh tế và phát
triển thị trường chứng khốn và đổi mới cơng nghệ đều dừng ở chuỗi gốc. Bên cạnh
đó, nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa phát triển thị trường chứng khốn, đổi mới
cơng nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua các kiểm định Granger và
kiểm định hồi quy theo VECM, OLS.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:
Trong dài hạn: Biến tăng trưởng kinh tế (GDP) có tác động cùng chiều đến sự
phát triển thị trường chứng khốn ở mức ý nghĩa 5%, trong khi đó các yếu tố đổi mới
công nghệ (GII), lạm phát (CPI) và tăng trưởng cung tiền (M2) tác động ngược chiều
đến sự phát triển thị trường chứng khoán ở mức ý nghĩa đều là 5% trong thời gian
giai đoạn quý 1 năm 2001 đến quý 4 năm 2019. R 2 = 56,1095% cho thấy trong dài
hạn sự tăng trưởng kinh tế (GDP), sự thay đổi công nghệ (GII), lạm phát (CPI) và


tăng trưởng cung tiền (M2) giải thích được 56,1095% sự thay đổi của sự phát triển
thị trường chứng khoán.
Trong ngắn hạn: Sự phát triển thị trường chứng khoán tác động cùng chiều
đến tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 1%. R 2 = 30,9634% cho thấy trong ngắn hạn
sự tăng trưởng kinh tế (GDP), biến đổi công nghệ (GII), lạm phát (CPI) và cung tiền
(M2) giải thích được 30,9634% sự thay đổi của sự phát triển thị trường chứng khốn
Ngồi ra, để khẳng định tính phù hợp của mơ hình, tác giả tiến hành kiểm
định các vi phạm giả định thống kê của mơ hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa
phát triển thị trường chứng khoán, biến đổi công nghệ đến tăng trưởng kinh tế cả
trong dài hạn và ngắn hạn đều không vi phạm các vi phạm thống kê. Điều đó cho
thấy, mơ hình cả trong dài hạn và ngắn hạn là phù hợp
Từ khóa: Mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán, đổi mới
công nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.


10

CHƯƠNG 1.
MỞ ĐẦU
1.1.


Lý do chọn đề tài

Thị trường chứng khoán (TTCK) đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển
của nền kinh tế của một quốc gia (Nguyễn Thành Long, 2010). Hiện nay, mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán cũng là một trong những vấn
đề được nhiều nhà nghiên cứu và xã hội rất quan tâm (Nguyễn Thành Long, 2010).
Một số nhà kinh tế chứng minh sự phát triển của thị trường chứng khốn (TTCK) có
tác động tích cực, là nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển kinh tế. Cụ thể là
nghiên cứu của Raymond W. Goldsmith (1969) trong giai đoạn 1860 - 1963 tại 35
quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thị trường tài chính phát triển cùng với sự
phát triển của nền kinh tế. Bencivenga, Smith và Starr (1996), Levine (1997) cho
rằng, tính thanh khoản của TTCK là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế. Kết quả
nghiên cứu của các nghiên cứu trên cho thấy sự phát triển của thị trường tài chính có
ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của nền kinh tế và đây là mối quan hệ nhân
quả trên nhiều phương diện.
Tuy nhiên, cũng có một số nhà kinh tế chứng minh điều ngược lại, cụ thể
Morck, Shleifer và Vishny (1990) cho rằng, sự phát triển của TTCK cịn có thể làm
ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế thông qua những ảnh hưởng tiêu cực nảy sinh từ
các hoạt động thâu tóm, sáp nhập.
Bên cạnh việc xác định tác động của phát triển thị trường chứng khoán đến
tăng trưởng kinh tế, thì việc xác định tác động của đổi mới khoa học - công nghệ đến
tăng trưởng kinh tế. Sau những cải cách mạnh mẽ từ những năm cuối thập niên 80,
đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, tăng trưởng kinh tế Việt Nam ghi nhận những
bước chuyển biến nhất định. Nen kinh tế thị trường dần được hình thành và có những
kết quả tích cực, chính là nền tảng vững chắc cho những thành công về sau của nền
kinh tế Việt Nam. Từ những năm đầu thập niên 90 đến nay, kinh tế Việt Nam tăng
trưởng tương đối nhanh và trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng


11


hàng đầu thế giới. Những thành công trong nghiên cứu và ứng dụng KHCN đã góp
phần làm cho chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện theo hướng bền vững và
ổn định. Tuy nhiên, tốc độ không đi cùng với quy mô nền kinh tế (Trần Bá Thọ,
2019). Thực tế này đặt ra yêu cầu cần thiết phải có sự đánh giá sự tác động của đổi
mới khoa học công nghệ đến phát triển kinh tế của Việt Nam sau 30 năm đổi mới, để
từ đó có các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong mỗi thời gian, điều kiện khác nhau, quốc gia khác nhau thì mối quan hệ
giữa phát triển thị trường chứng khoán, đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế sẽ
không giống nhau. Nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về mối quan hệ giữa phát
triển thị trường chứng khoán, đổi mới cơng nghệ và tăng trưởng kinh tế thì các kết
quả nghiên cứu về chủ đề này có nhiều sự khác biệt giữa các thị trường, thậm chí có
kết quả nghiên cứu trái chiều nhau (Nguyễn Thị Phương Nhung, 2014). Theo kết quả
của những nhà nghiên cứu trước đây có tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều và
mối quan hệ thuận chiều cũng như nghịch chiều cho các biến số quan trọng này. Với
mục đích nghiên cứu nhằm xem xét mối quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố
đổi mới công nghệ, tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của TTCK, tác giả thực hiện
đề tài “mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khốn, đổi mới cơng
nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam”.
1.2.
1.2.1.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Phân tích mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa sự
phát triển TTCK, đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu chung, cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khốn, đổi mới
cơng nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn (xem xét mối quan hệ giữa

sự phát triển thị trường chứng khốn, đổi mới cơng nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt
Nam diễn ra theo một chiều, hai chiều hay không có mối quan hệ nhân quả)
-

Xác định mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán, đổi mới


12

công nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn (sự phát triển của
thị trường chứng khoán, đổi mới công nghệ tác động cùng chiều, ngược chiều
hay không tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên
cứu).
-

Đo lường mức độ tác động của sự phát triển của thị trường chứng khốn, đổi
mới cơng nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn
thơng qua mơ hình vectơ hiệu chỉnh sai số VECM, kiểm định nhân quả
Granger...

1.2.2.
-

Câu hỏi nghiên cứu

Mối quan hệ trong dài hạn giữa sự phát triển thị trường chứng khốn, đổi mới
cơng nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam như thế nào?

-


Mối quan hệ trong ngắn hạn giữa sự phát triển thị trường chứng khốn, đổi
mới cơng nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam như thế nào?

-

Mức độ tác động của sự phát triển thị trường chứng khốn, đổi mới cơng nghệ
đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn như thế nào?

1.3.
1.3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu

Mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán, đổi mới công nghệ và
tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Chỉ thực hiện nghiên cứu về chỉ số VNIndex, GDP, đổi
mới công nghệ cho Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Khoảng thời gian từ quý 1 năm 2001 đến quý 4 năm 2019
(số liệu được thu thập theo quý)
Phạm vi nội dung: Chỉ nghiên cứu mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường
chứng khoán, đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong đó tăng
trưởng kinh tế được đo lường bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế (ECOGROW = g). Sự


13


phát triển của thị trường chứng khoán được đo lường bởi chỉ số VN-Index. Đổi mới công
nghệ được đo lường thông qua chỉ số GII (Digital Transfomation).

1.4.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương
pháp nghiên cứu định lượng để nghiên cứu mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường
chứng khoán, đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Theo đó:
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng bao gồm phương pháp so
sánh, mô tả, phương pháp thống kê các lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu liên
quan từ đó làm cơ sở xây dựng mơ hình nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng theo mơ hình
Vector hiệu chỉnh sai số (VECM) kết hợp với các kiểm định tính dừng ADF; kiểm
định đồng liên kết Johansen; kiểm định nhân quả Granger... Bên cạnh đó, nghiên cứu
cịn sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm xem xét mối quan hệ sự phát triển
thị trường chứng khốn, đổi mới cơng nghệ đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Được
áp dụng thông qua ứng dụng mơ hình hồi qui với kỹ thuật Pooled OLS.
Dữ liệu được thu thập từ nguồn thứ cấp, dữ liệu thu thập theo quý trong giai
đoạn 2001-2019 vì thị trường chứng khốn Việt Nam chỉ chính thức hoạt động vào
tháng 07 năm 2000, do đó dữ liệu được thu thập theo quý từ Quý 1 năm 2001 đến
quý 4 năm 2019 đủ đảm bảo dữ liệu mang tính liên tục. Bên cạnh đó, Năm 2000
Trung tâm Giao dịch Chứng khốn TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) chính thức đi vào
hoạt động, thực hiện phiên giao dịch đầu tiên với 2 mã cổ phiếu REE và SAM. Năm
2005 Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội cũng chính thức ra mắt.
Bên cạnh đó năm 2006, Luật Chứng khoán được Quốc ban hành và chính thức có
hiệu lực từ đầu năm 2007, thì thị trường chứng khoán Việt Nam mới cải thiện những
bất cập, xung đột với các văn bản pháp lý khác, giúp thị trường chứng khốn Việt

Nam có khả năng hội nhập hơn với các thị trường vốn quốc tế và khu vực. Điều đó
cho thấy, trước giai đoạn 2001 thị trường chứng khốn Việt Nam chỉ mới hình thành
và cịn trong tình trạng hỗn loạn. Từ năm 2008 trở đi thị trường chứng khoán Việt


14

Nam phát triển ổn định hơn, do đó tác giả nghiên cứu trong giai đoạn này để đo
lường mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Như vậy tổng cộng có 76 quan sát vì dữ liệu được thu thập 19 năm cho 5 biến (GDP,
VNIndex, M2, CPI, GII). Dữ liệu từ thị trường chứng khốn được lấy từ hai sở giao
dịch TP.Hồ Chí Minh (HOSE) và Uỷ Ban Chứng Khoán nhà nước. Dữ liệu từ các
biến số vĩ mô được thu thập và so sánh dữ liệu từ Tổng Cục Thống Kê Việt Nam,
Ngân Hàng Thế Giới World Bank. Toàn bộ cơ sở dữ liệu được thu thập từ cơ sở dữ
liệu Thomson Reteur.
Chỉ số VN-Index đại diện cho chỉ số giá chứng khoán VN, chỉ số này được
thu thập theo quý, là trung bình của chỉ số VN-Index đóng cửa cuối mỗi ngày giao
dịch trong tháng. Cách này giảm bớt sai lệch so với việc lấy chỉ số đầu hoặc cuối mỗi
tháng.
1.5.

Những đóng góp của đề tài

Nghiên cứu này giúp hiểu rõ thêm mối quan hệ sự phát triển thị trường chứng
khoán, đổi mới công nghệ đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung đồng thời làm
rõ thêm một số nghiên cứu về thị trường chứng khoán, đặt trong mối quan hệ giữa
các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế và các biến số trên TTCK Việt Nam.
1.6.

Kết cấu của đề tài


Luận văn bao gồm 5 chương.
Chương 1: Chương mở đầu
Nội dung chương 1 trình bày một cách tổng quát nhất về nghiên cứu bao gồm:
lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu, dữ liệu nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, kết cấu của nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan cơ sở lý luận và các nghiên cứu liên quan.
Nội dung chương 2 sẽ trình bày các lý thuyết cơ sở liên quan đến thị trường
chứng khốn, đổi mới cơng nghệ, tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ sự phát triển thị
trường chứng khoán, đổi mới công nghệ đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.


15

Chương 3: Mơ hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Nội dung chương 3 trình bày nghiên cứu thực nghiệm về mơ hình đo lường
mối quan hệ sự phát triển thị trường chứng khốn, đổi mới cơng nghệ đến tăng
trưởng kinh tế Việt Nam bao gồm: Phương pháp nghiên cứu mơ hình, dữ liệu nghiên
cứu và các kết quả thực nghiệm phản ánh mối quan hệ sự phát triển thị trường chứng
khốn, đổi mới cơng nghệ đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Chương 4: Kết quả và thảo luận nghiên cứu
Chương 4 trình bày tổng quan về mối quan hệ sự phát triển thị trường chứng
khốn, đổi mới cơng nghệ đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trình bày quy trình
nghiên cứu. Các nội dung về phân tích mức độ tác động của sự phát triển thị trường
chứng khoán và đổi mới công nghệ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
trong ngắn hạn và dài hạn theo mô hình Vector hiệu chỉnh sai số (VECM)
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ kết
kết
quảquả

chính
thực
của
nghiệm,

hình,
nộimột
dung
sốchương
kiến nghị
này cùng
trìnhvới
bàynhững
những
hạn
chế
của
nghiên
cứu
này.


CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.1.

Tổng quan về cơ sở lý luận

2.1.1.


Cơ sở lý luận về phát triển thị trường chứng khoán

Việc đo lường sự phát triển của thị trường chứng khoán được nhiều nhà
nghiên cứu thực hiện thông qua các chỉ tiêu định lượng, và có nhiều chỉ tiêu đo lường
sự phát triển thị trường chứng khốn như đo lường qui mơ, kích cỡ thị trường, đo
lường tính thanh khoản... (Ross Levine và Zervos, 1996). Phần lớn các nghiên cứu
trên thế giới và trong nước như nghiên cứu của Ross Levine và Zervos, 1996);
Nguyễn Thị Phương Nhung (2013). đều tán thành việc đo lường sự phát triển thị
trường chứng đều tập trung vào 3 chỉ tiêu chính: (i) Chỉ tiêu thứ nhất là việc đo lường
kích cỡ thị trường so với qui mơ GDP được thể hiện qua tỷ lệ vốn hóa thị trường; (ii)
Chỉ tiêu thứ hai đo lường tính thanh khoản hay tốc độ luân chuyển cổ phiếu; (iii) tốc
độ tăng trưởng của chỉ số chứng khoán. Cụ thể như sau:
*về tỷ lệ vốn hoá thị trường: Đây là biến số giúp đo lường kích cỡ của thị
trường bởi kích cỡ thị trường càng lớn thì thị trường càng năng động, càng dễ dàng
vận động có hiệu quả trong việc huy động vốn và giảm thiểu rủi ro trên thị trường. Tỷ
lệ này sẽ bằng tổng giá trị cổ phần niêm yết chia cho GDP (Ross Levine và Zervos,
1996). Theo Ross Levine và Zervos (1996) cho rằng việc sử dụng tỷ lệ vốn hoá của
thị trường sẽ là một chỉ điểm quan trọng để đo lường sự phát triển của thị trường
chứng khoán.
Một TTCK hiệu quả sẽ phản ánh tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai dựa
vào giá chứng khoán hiện tại. Lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp lại liên quan đến
tỷ lệ tăng trưởng tổng hợp. Do đó cần gia tăng vốn hóa thị trường trước khi muốn gia
tăng tăng trưởng kinh tế (King, R. G., and R. Levine, 1993b).
*Về tính thanh khoản hay tốc độ luân chuyển cổ phiếu dùng để đo sự phát
triển TTCK. Trong đó tính thanh khoản bằng tổng giá trị giao dịch trên GDP và tốc
độ luân chuyển cổ phiếu sẽ bằng giá trị những cổ phần được giao dịch chia cho tổng


giá trị vốn hoá của thị trường (Demirguoc-Kunt, A., & Levine, R. 1995). Tính thanh
khoản là một thuật ngữ của đầu tư, liên quan đến khả năng của một loại tài sản dễ

dàng được mua bán, trao đổi và chuyển nhượng sao cho có sự chuyển dịch về giá và
tối thiểu hoá sự mất mát về giá trị. Thị trường có tính thanh khoản càng cao thì chi
phí giao dịch càng ít (Giffin, 1998). Với một thị trường có tính thanh khoản cao,
những nhà đầu tư ban đầu sẽ không mất tiền tiết kiệm của họ trong khoảng thời gian
đầu tư của dự án bởi vì họ dễ dàng và nhanh chóng bán cổ phần của mình
(Demirguoc-Kunt, A., & Levine, R. 1995). Vì thế tính thanh khoản giúp đầu tư được
dễ dàng trong dài hạn, làm dự án có lợi nhuận khả thi, vì cải thiện việc phân phối tư
bản và ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng kinh tế (Levine và Zervos, 1996)
Tính thanh khoản TTCK sử dụng hai chỉ số. Chỉ số thứ nhất chính là tổng giá
trị giao dịch trên GDP(%), nó đo lường giá trị giao dịch cổ phiếu trên qui mô nền
kinh tế. Chỉ số thứ hai là tốc độ luân chuyển (Turnover ratio) được đo bằng tổng giá
trị giao dịch trên vốn hoá thị trường đo lường giá trị giao dịch cổ phần tương quan
với kích cỡ thị trường chứng khốn. Thị trường càng có tính thanh khoản cao thì các
nhà đầu tư càng có cơ hội thay đổi danh mục của mình với chi phí rẻ hơn và nhanh
hơn (Agrawalla, R.K. & Tuteja, S.K., 2001). Vì vậy, tác giả mong đợi tính thanh
khoản có tác động tích cực trên vốn hố thị trường. Cả hai chỉ số đo lường tính thanh
khoản này khơng đo lường trực tiếp những nhà đầu tư dễ dàng như thế nào để có thể
mua hay bán cổ phiếu tại một mức giá. Tuy nhiên nó đo lường mức độ giao dịch
trong sự so sánh cả kích cỡ thị trường và nền kinh tế. Vì vậy chúng phản ánh tích cực
tính thanh khoản của TTCK trên độ rộng như thế nào của nền kinh tế và TTCK. Có
thể sử dụng một trong hai chỉ số này để đo tính thanh khoản của thị trường hoặc sử
dụng cả hai chỉ số để bổ sung cho nhau. Ví dụ một nước có giá trị cổ phần được giao
dịch/GDP (%) là 1,9% và tốc độ luân chuyển là 210% có nghĩa là thị trường này tuy
nhỏ nhưng rất năng động, thanh khoản cao. Ngược lại, một nước khác có giá trị cổ
phần được giao dịch/GDP (%) là là 153% nhưng tốc độ luân chuyển là 25% có nghĩa
là thị trường thì lớn nhưng thị trường kém năng động và tính thanh khoản kém (Võ
Thị Hà Hạnh, 2010).


Hơn nữa, tính thanh khoản thị trường là một trong những chức năng cần thiết

nhất của TTCK, nó giúp các nhà đầu tư, đầu tư vào và rút các khoản đầu tư ra khi cần
thiết, điều đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Demirguc-Kunt & Ross Levine (1995)
cho rằng tính thanh khoản đóng vai trị quan trọng trong tăng trưởng kinh tế bởi một
TTCK có tính thanh khoản tốt, nhiều khoản đầu tư dài hạn sẽ không thể kỳ vọng lợi
nhuận trong tương lai bởi những NĐT không sẵn lòng giữ lại khoản đầu tư của họ
trong dài hạn. Các nhà nghiên cứu Demirguc-Kunt & Ross Levine (1995), Ross
Levine và Zervos (1996), đều cho rằng tính thanh khoản TTCK dự đoán được tỷ lệ
tăng trưởng tương lai của nền kinh tế.
Ngược lại, thị trường vốn có tính thanh khoản cao cho phép NĐT dễ dàng bán
cổ phần của họ, cho phép các công ty tăng vốn dễ dàng. Thị trường có tính thanh
khoản cao giúp cải thiện việc phân phối nguồn vốn và nâng cao khả năng triển vọng
cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (Ross Levine và Zervos, 1996). Demirguc-Kunt
và Levine (1995) chỉ ra rằng tính thanh khoản cao sẽ quyết định tăng trưởng thơng
qua ít nhất 3 kênh:
(i) Kênh thứ nhất là lợi nhuận gia tăng đến các khoản đầu tư, tính thanh khoản
TTCK càng lớn sẽ giảm tỷ lệ tiết kiệm thông qua thu nhập và hiệu ứng thay
thế. Nếu tỷ lệ tiết kiệm giảm đủ và nếu có nhân tố bên ngồi đến sự tích luỹ
vốn, tính thanh khoản càng lớn càng làm chậm tăng trưởng kinh tế;
(ii) Kênh thứ hai là giảm sự không chắc chắn liên quan đến các khoản đầu tư,
TTCK càng có tính thanh khoản có thể giảm tỷ lệ tiết kiệm bởi tác động mơ
hồ không chắc chắn của các khoản tiết kiệm;
(iii)

Kênh thứ ba là khuyến khích NĐT mua bán trong ngắn hạn bất lợi cho

việc dùng nguồn vốn dài hạn của các công ty, điều này sẽ ảnh hưởng đến quản
lý doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế.
* Về tốc độ tăng trưởng chỉ số chứng khoán (stock index growth rate =
SIGR) dùng để đo lường sự phát triển thị trường chứng khoán.
Biến động (Volatility) là một thước đo cho thấy khuynh hướng của một thị



trường hoặc một chứng khoán sẽ tăng giá hay rớt giá trong một khoảng thời gian.
Biến động có thể quan sát bằng cách nhìn vào những thay đổi trong quá khứ của giá
cổ phiếu (Krainer, 2002). Chỉ số giá chứng khốn có thể được xem như là nền tảng và
thước đo sự biến động cơ bản cho thị trường chứng khoán. Tốc độ tăng trưởng chỉ số
chứng khoán được đo lường thông qua công thức sau:
SIGRi,t = [(SIi, t - SIi,t-1)/SIi,t-1)*100%] (2.1)
Trong đó:
SGIRi,t là tỷ lệ tăng trưởng chỉ số chứng khoán của thời điểm i trong năm t.
SIi,t là chỉ số chứng khoán thời điểm i trong năm t.
SIi,t-1 là chỉ số chứng khoán thời điểm i trong năm t-1.
Nghiên cứu này tiếp cận sự phát triển thị trường chứng khốn theo khía cạnh
tỷ lệ tăng trưởng chỉ số chứng khốn vì dữ liệu thu thập được tính theo quý và thu
thập từ tổng cục thống kê, Vietstock. Bên cạnh đó, để đồng nhất đơn vị chung cho
tồn bộ dữ liệu (đơn vị tính %) nên cơng thức 2.1 đáp ứng được điều kiện đặt ra.
2.1.2.

Cơ sở lý luận về đổi mới công nghệ

Trụ cột đổi mới công nghệ được tính bằng điểm trung bình của các chỉ tiêu
thành phần. Từng chỉ tiêu thành phần lại được tính bằng điểm trung bình của các chỉ
tiêu nhỏ hơn (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, 2018).
Chỉ số biến đổi khoa học công nghệ là kết quả tổng hợp của các điểm số thành
phần. Ở mọi cấp độ tổng hợp, điểm cho các nhóm chỉ số, các thành phần được tính
theo trung bình số học, trừ một vài ngoại lệ. Điểm số GII là trung bình cộng của các
điểm số thành phần. Đối với các chỉ số riêng lẻ, giá trị dữ liệu thô được chuyển theo
thang điểm từ 0 đến 100, với 100 là điểm lý tưởng (The Global Competitiveness
Report, 2018).
Chỉ số đo lường đổi mới công nghệ được tác giả thu thập, xử lý từ Báo cáo

cạnh tranh toàn cầu (The Global Competitiveness Report) và báo cáo chỉ số đổi mới
toàn cầu (The Global Innovation Index Report). Trong đó, báo cáo cạnh tranh tồn


cầu được xuất bản bởi Diễn đàn kinh tế thế giới nhằm đánh giá thường niên về các
yếu tố thúc đẩy năng suất và tăng trưởng kinh tế dài hạn. Báo cáo chỉ số đổi mới toàn
cầu là báo cáo đánh giá năng lực và kết quả đổi mới của các nền kinh tế, do WIPO,
Đại học Cornell (Mỹ) và viện INSEAD (Singapore) hợp tác thực hiện hằng năm.


Bảng 2.1. Đo lường sự biến đổi khoa học công nghệ
Các thành phần

Trọng số

Sự tương tác và đa dạng

33,3%

Diversity of workforce

Tính đa dạng của lực lượng lao động

State of cluster development

Mức độ phát triển các cụm ngành

International co-inventions

Đồng phát minh sáng chế quốc tế


Multistakeholder collaboration

Hợp tác đa bên

Nghiên cứu và Phát triển

33,3%

Scientific publications

Ấn phẩm khoa học

Patent applications

Số bằng phát minh, sáng chế

R&D expenditures

Chi phí R&D

Research institutions prominence

Chỉ số phát triển các viện, đơn vị nghiên

index

cứu
Thương mại hóa


33,3%

Buyer sophistication

Mức độ tinh thông của khách hàng

Trademark applications

Đăng ký nhãn hiệu

Nguồn: The Global Competitiveness Report và The Global Innovation Index Report
Cách thức này thay thế cho phương pháp tính có trọng số tùy theo mức độ
phát triển của các nền kinh tế trước đây. Phương pháp mới được cho là phù hợp trong
bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 khi mà các yếu tố cạnh tranh có tác động như
nhau đến tất cả các nền kinh tế bất kể trình độ thu nhập (The Global Competitiveness
Report, 2018).


Trong nghiên cứu này, tác giả đo lường chuyển đổi công nghệ (GII) thông qua
kỹ thuật đặt biến giả, theo đó nhận giá trị 1 nếu quý đó chỉ số chuyển đổi công nghệ
của Việt Nam trên 50 điểm và nhận giá trị 0 khi quý đó chỉ số chuyển đổi công nghệ
của Việt Nam < 50 điểm.
2.1.3.

Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế

Đo lường tăng trưởng kinh tế là một vấn đề được các quốc gia, các nhà kinh tế
hết sức quan tâm. Theo quan điểm của kinh tế học vĩ mô hiện đại ngày nay, thước đo
tăng trưởng kinh tế được xác định theo hệ thống tài sản quốc gia (SNA), các chỉ tiêu
này bao gồm:

*Các chỉ tiêu lượng hóa quy mơ sản lượng quốc gia
-

Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross Output) là tổng giá trị sản phẩm vật chất và
dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ
nhất định thường là một năm. Chỉ tiêu này có thể tính bằng hai cách. Thứ nhất,
đó là tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong nền
kinh tế quốc dân. Thứ hai, tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí
trung gian và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ,

-

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Product) là tổng giá trị tính
của những hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên phạm vi lãnh
thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
Để tính GDP, có ba cách tiếp cận cơ bản là từ sản xuất, tiêu dùng và phân phối
Nếu tiếp cận từ sản xuất, GDP là giá trị gia tăng tính cho tồn bộ nền kinh tế.

Nó được đo bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các đơn vị sản xuất thường trú trên
một lãnh thổ.
VA= ^VA (2.2)
i =1

Trong đó:
VA là giá trị gia tăng của toàn bộ nền kinh tế;
VAi : giá trị gia tăng của ngành i


VAi= GOi - ICi.
Trong đó:

GOi là Tổng giá trị sản xuất ngành i
ICi chi phí trung gian ngành i.
Nếu tiếp cận từ chi tiêu, GDP là tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của các hộ
gia đình (C), chi tiêu của Chính phủ (G), đầu tư tích luỹ tài sản (I) và chi tiêu thông
qua thương mại quốc tế (X - M).
GDP = C + G + I + (X -M) (2.3)
Nếu tiếp cận từ thu nhập, GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình thành
thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, bao gồm: thu nhập của người có sức lao
động dưới hình thức tiền cơng và tiền lương (W); thu nhập người có đất cho thuê (R);
thu nhập của người có tiền cho vay (In); thu nhập của người có vốn kinh doanh (P r);
khấu hao tài sản cố' định (Dp); thuế gián thu (Ti)
GDP = w + R + In + Pr + Dp + Ti (2.4)
-

Tổng thu nhập quốc dân (GNI - Gross National Income) là tổng giá trị của
những hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi yếu tố sản xuất của một
nước trong một khoảng thời gian nhất định.
Giữa GNI và GNP là như nhau. GNI là tiếp cận thu nhập cịn GNP là tiếp cận

ở góc độ sản phẩm.
-

Thu nhập quốc dân (NI - National Income) là phần giá trị hàng hóa và dịch vụ
mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. NI chính là tổng thu
nhập quốc dân sau khi trừ đi vốn khấu hao cố định của nền kinh tế.


NI = GNI - Dp (2.5)
* Các chỉ tiêu đo lường thu nhập bình quân đầu người:
PCI = Y/P (2.6)

Trong đó :
PCI: Per Capita Income - Thu nhập bình qn đầu người
Y: GDP, GNI
rr-ĩ Ă 1 /V Á
p: Tổng dân số.
Với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiêu GDP, GNI còn được sử dụng để đánh
giá mức thu nhập bình qn đầu người. Quy mơ và tốc độ tăng thu nhập bình quân
đầu người là những chỉ tiêu quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống
của dân cư.
* Các chỉ tiêu đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trong phân tích kinh tế, để phản ánh mức độ mở rộng quy mô của nền kinh tế,
chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được sử dụng:
Gọi g là tốc độ tăng trưởng kinh tế, có ba cách tính tốc độ tăng trưởng
(2.7)
Trong đó:
Yt là GDP hay GNI của năm t
Y0 là GDP hay GNI của năm làm gốc
Cách thứ 2, tính tốc độ tăng trưởng liên hoàn:
g = Yt - 1 1 (%) (2.8)
Trong đó:
Yt là GDP hay GNI của năm t
Yt-1 là GDP hay GNI của năm t-1


Cách thứ 3, tính tốc độ tăng trưởng bình qn năm:
-1 (2.9)
Trong đó:
Yt là GDP hay GNI của năm t
Yo là GDP hay GNI của năm làm gốc
n : tổng số năm trong giai đoạn tính tốn, tính từ năm thứ nhất.

Nghiên cứu này tác giả sử dụng công thức 2.8 để đo lường tăng trưởng kinh tế
vì dữ liệu thu thập được tính theo quý và thu thập từ tổng cục thống kê, Vietstock.
Bên cạnh đó, để đồng nhất đơn vị chung cho toàn bộ dữ liệu xử lý (đơn vị tính %)
nên cơng thức 2.8 đáp ứng được điều kiện đặt ra.
* Lý thuyết nền về tăng trưởng kinh tế giải thích mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và sự phát triển thị trường chứng khoán
Luận văn dựa trên lập luận của các lý thuyết tăng trưởng cổ điển, tân cổ điển,
lý thuyết tăng trưởng nội sinh và lý thuyết tăng trưởng Keynes để làm nền tảng cho
nghiên cứu. Các nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng điểm hình có thể kể đến là tài
ngun thiên nhiên, vốn, lao động, công nghệ.. .được sử dụng hiệu quả sẽ gia tăng số
lượng và chất lượng tăng trưởng trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Trong một nền
kinh tế đóng, mơ hình tăng trưởng cổ điển Harrod - Domar đã cho thấy tỷ lệ tiết kiệm
quốc gia, vốn - sản lượng quốc gia sẽ hỗ trợ mức tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc
dân. Sự mở rộng nguồn vốn mới thông qua đầu tư chỉ thực hiện được khi nền kinh tế
tiết kiệm được một phần thu nhập quốc dân. Mơ hình này có một số điểm hạn chế
nhất định do dựa vào giả định hệ số cố định làm mơ hình trở nên khơng chính xác
trong một khoảng thời gian dài, thiếu sự linh hoạt khi một doanh nghiệp thay đổi các
yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thực tế. Solow (1956) đã giới thiệu mô hình
tăng trưởng tân cổ điển dựa trên sự phát triển mơ hình Harrod- Domar, các tỷ số vốn sản xuất và vốn-lao động thay đổi theo nguồn vốn và lao động của nền kinh tế và quá
trình sản xuất. Cả Harrod - Domar và Solow đều xét đến vai trò của vốn sản xuất


×