Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.34 KB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
——

ĐỖ THỊ NGỌC THỊNH
•••

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
••

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


Ì1

rf
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
——

ĐỖ THỊ NGỌC THỊNH
•••

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã ngành: 8310106



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
••

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. TRẦN THANH LONG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
xuất khẩu cà phê của Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Trần Thanh Long và các tài liệu tham khảo đã trích dẫn. Kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
TÁC GIẢ

Đỗ Thị Ngọc Thịnh


4

Từ viết tắt

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa đầy đủ tiếng Anh
Nghĩa đầy đủ tiếng Việt

EU


European Union

Liên minh Châu Âu

MRL

Maximum Residuals Level

Mức dư lượng tối đa

RTA

Regional Trade Agreement

Hiệp định thương mại khu vực

FEM

Fixed Effect Model

Mơ hình tác động cố định

GDP

Gross Domestic Products

Tổng sản phẩm quốc nội

Export Turnover


Kim ngạch xuất khẩu

Breusch - pagan Lagrange

Kiểm định nhân tử Lagrange để

Multiplier

chọn REM hay OLS

KNXK
LM

Harmonized

Commodity Mã phân loại của hàng hóa dùng

Description and Coding
System

để xác định thuế suất xuất nhập

GDP per capita

GDP bình quân đầu người

NK

Import


Nhập khẩu

OLS

Ordinary Least Squares

Mơ hình bình phương bé nhất thơ

REM

Random Effects Model

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

RTA

Regional Trade Agreement

Hiệp định thương mại khu vực

USD

United States Dollar

đô la Mỹ

VN

Vietnam


Việt Nam

VND

Vietnam Dong

Việt Nam đồng

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại Thế giới

Mã HS
PGDP

khẩu hàng hóa

DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC HÌNH VẼ



6

MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


7

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay xu thế tồn cầu hố và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ như vũ
bão trên phạm vi tồn thế giới, lơi cuốn hầu hết các nước trên thế giới tham gia,
Việt Nam cũng không thể nằm ngồi vịng xốy này và đang nỗ lực hết sức để có
thể hồ mình vào tiến trình một cách nhanh nhất. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ là
cầu nối hết sức quan trọng, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu, có vai trị rất lớn trong
việc thực hiện chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Sau 13
năm gia nhập WTO (11/2006 - 11/2019), nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội
nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, việc mở cửa nền kinh tế trở thành động lực
quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần khơng nhỏ để duy trì tốc độ
tăng trưởng cao hằng năm của nền kinh tế Việt Nam.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, Kim ngạch xuất khẩu
giai đoạn 2007-2019 tăng trưởng cao, giá trị xuất khẩu tăng hơn 2,5 lần, từ 48,5 tỷ
USD năm 2007 lên 264,18 tỷ USD năm 2019. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của nước ta hiện nay là: điện thoại các loại, máy vi tính và linh kiện, nông sản
(gạo, cà phê, chè,..), hàng dệt may, giày dép,...
Xuất khẩu cà phê trong những năm vừa qua vẫn được xem là ngành “xương

sống”, đóng góp lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, từ năm 2007 đến năm 2019, mỗi năm trung
bình nước ta xuất khẩu khoảng hơn 1,5 triệu tấn cà phê, cụ thể năm 2019, sản
lượng cà phê xuất khẩu hơn 1,6 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 2,8 tỷ
USD. Với diện tích cà phê đạt trên 664.000 ha, đến nay cả nước đã có 97 cơ sở
chế biến cà phê nhân, tổng công suất thiết kế 1.503 triệu tấn, tổng công suất thực
tế đạt 83,6%; 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, tổng công suất thiết kế 51,7
nghìn tấn sản phẩm/năm; 8 cơ sở chế biến cà phê hịa tan, tổng cơng suất thiết kế
36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 97,9%; 11 cơ sở chế biến
cà phê phối trộn, tổng công suất thiết kế 139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng cơng
suất thực tế đạt 81,6%. Các sản phẩm cà phê của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn
80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn


8

cầu (đứng thứ 2, sau Brazil); đặc biệt, cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu đã
chiếm 9,1% thị phần (đứng thứ 5, sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ), tạo
ra nhiều cơ hội cũng như triển vọng cho ngành cà phê khi Việt Nam thâm nhập
sâu hơn vào thị trường quốc tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do đã ký
kết.
EU là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cà phê của Việt Nam, chiếm 40% trong
tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; tiếp theo là Đông Nam
Á, chiếm 13% tổng lượng và tổng kim ngạch.
Trong những năm qua, dù kinh tế thế giới có nhiều thời điểm gặp khó khăn
dẫn đến sức mua sụt giảm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ
tăng trưởng rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, nhìn chung xuất khẩu cà phê của Việt
Nam có giá trị sản phẩm chưa cao, ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh, chi phí
vận chuyển có nhiều biến động, xuất khẩu cà phê dạng thơ của Việt Nam chiếm tới
90%, trong khi tỷ lệ cà phê chế biến sâu, giá trị gia tăng cao chỉ mới chiếm 10%

trong tổng sản lượng cà phê nhân, chưa tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm,
chưa tạo ra chuỗi sản xuất sâu,.. ..dẫn đến rất nhiều thiệt thòi khi xuất khẩu cà phê
vào các thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới. Do đó, việc quan trọng ở thời điểm
hiện tại là tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Đó
cũng chính là lí do tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
xuất khẩu cà phê của Việt Nam” để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng, đồng thời đề
xuất các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt
Nam.
1.1.1

Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê
tại Việt Nam giai đoạn 2008-2018 từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách tương ứng
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
1.1.2

Mục tiêu cụ thể

Từ mục tiêu chung của đề tài, tác giả đưa ra một số mục tiêu cụ thể của đề tài như
sau:


Xây dựng được mơ hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến xuất khẩu cà phê


9

của Việt Nam dựa trên nền tảng mơ hình trọng lực hấp dẫn trong thương mại
quốc tế.



Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2008-2018.




Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê
của Việt Nam.

1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu cụ thể của đề tài, tác giả đưa ra những câu hỏi nghiên cứu như sau:
Câu hỏi 1: Mơ hình nào là phù hợp để nghiên cứu các yếu tố tác động đến xuất
khẩu cà phê của Việt Nam?
Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các yếu tố này đến xuất khẩu cà phê của Việt
Nam?
Câu hỏi 3: Những hàm ý chính sách nào phù hợp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
cà phê của Việt Nam?
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.3.1

Các nghiên cứu ở nước ngoài về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất

khẩu nơng sản nói chung và cà phê nói riêng
Chen và cộng sự (2008) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông
sản của Trung Quốc bằng mơ hình trọng lực với dữ liệu thứ cấp được thu thập trong
giai đoạn 1992 - 2004. Kết quả cho thấy các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm do các
nước nhập khẩu áp đặt, khoảng cách địa lý, thuế nhập khẩu có tác động tiêu cực;

trong khi đó GDP nước nhập khẩu và sản lượng xuất khẩu có tác động tích cực đến
xuất khẩu nơng sản của Trung Quốc.
Hatab và cộng sự (2010) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông
sản Ai Cập đến 50 đối tác thương mại trong giai đoạn 1994-2008 bằng mô hình trọng
lực, cơng cụ phân tích REM. Tác giả đã bổ sung yếu tố độ mở cửa của nền kinh tế
của nước nhập khẩu và xuất khẩu đưa ra kết quả như sau: GDP của nước nhập khẩu,
độ mở nền kinh tế, tỷ giá hối đối thực, biến giả ngơn ngữ chung và biên giới chung
tác động cùng chiều, ngược lại tăng GDP bình quân đầu người (PGDP) của Ai Cập,


10

chi phí vận chuyển được xác định bởi khoảng cách có tác động ngược chiều đối với
xuất khẩu nơng sản.
Arega Shumetie Ademe & Molla Alemayehu Yismaw (2013) đánh giá mơ
hình thương mại cà phê của Ethiopia trong khoảng thời gian 16 năm từ 1997 - 2011
với 36 quốc gia nhập khẩu. Với việc sử dụng mơ hình trọng lực, kết quả nghiên cứu
chỉ ra rằng các biến số phía cầu xuất khẩu cà phê của Ethiopia có ý nghĩa trong việc
ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu cà phê. Cụ thể, yếu tố GDP nước ngoài của các đối
tác thương mại có ảnh hưởng quan trọng và theo hướng tích cực đối với hiệu suất
xuất khẩu cà phê, mỗi sự gia tăng về GDP của đối tác đều dẫn đến việc tạo ra nhu
cầu bổ sung cho xuất khẩu cà phê của Ethiopia. Tuy nhiên các yếu tố trong nước lại
có tác động khơng đáng kể đến mức cung xuất khẩu cà phê ở Ethiopia.
Crescimanno và cộng sự (2013) dựa vào mơ hình trọng lực với kỹ thuật phân
tích OLS tác giả đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản của Ý.
Kết quả cho thấy GDP của nước nhập khẩu, liên kết thuộc địa có tác động tích cực
cịn khoảng cách địa lý, diện tích đất nơng nghiệp có tác động tiêu cực đến xuất khẩu
nông sản của Italy đến các đối tác ở Địa Trung Hải không thuộc Châu Âu trong
khoảng thời gian 5 năm từ 1996 - 2010.
Nugroho (2014) sử dụng mơ hình trọng lực và phương pháp hồi quy dữ liệu

bảng với cơng cụ phân tích là OLS để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
cà phê Indonesia đến 10 thị trường nhập khẩu từ năm 2002 đến năm 2011. Kết quả
cho thấy GDP của nước nhập khẩu, sản lượng cà phê có tác động tích cực; khoảng
cách địa lý, mức tồn dư tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRL) được áp đặt
bởi nước nhập khẩu có tác động tiêu cực đến xuất khẩu cà phê của Indonesia.
Abdullah và cộng sự (2015) đã sử dụng mô hình trọng lực nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo ở Pakistan đi 54 thị trường đối tác trong vòng 13
năm từ năm 2000 - 2012 với cơng cụ phân tích FEM và dữ liệu thứ cấp. Kết quả cho
thấy GDP thực của Pakistan và nước nhập khẩu, GDP bình quân đầu người thực của
nước nhập khẩu, biến động tỷ giá hối đoái thực và biên giới chung ảnh hưởng tích
cực đến xuất khẩu của Pakistan; yếu tố khoảng cách địa lý tác động tiêu cực; ngôn
ngữ chung và độ mở của nền kinh tế Pakistan và nước nhập khẩu có ảnh hưởng


11

không đáng kể đến kết quả xuất khẩu gạo của Pakistan.
Hussien Mohammed Oumer & Nandeeswara Rao (2015) sử dụng mô hình
trọng lực nghiên cứu các yếu tố quyết định đến xuất khẩu cà phê Sidama của
Ethiopia. Nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đáng kể trong thương mại của
cà phê Sidama bao gồm quy mô kinh tế của quốc gia xuất khẩu, chênh lệch thu nhập
bình quân đầu người và khoảng cách địa lý giữa các quốc gia.
Atif và cộng sự (2016) đã sử dụng mơ hình trọng lực và phương pháp biên
ngẫu nhiên nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của
Pakistan trong giai đoạn 1995 - 2014 với 63 đối tác thương mại lớn. Kết quả cho
thấy GDP của Pakistan, GDP của quốc gia nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, hiệp định
thương mại khu vực (RTA), đường biên giới chung, liên kết thuộc địa có tác động
tích cực đến xuất khẩu nơng sản của Pakistan; trong khi đó khoảng cách địa lý và
thuế suất nhập khẩu lại có tác động tiêu cực đến xuất khẩu nông sản của Pakistan.
Aguirre và cộng sự (2018) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch

xuất khẩu nông sản của Nicaraguan trong giai đoạn 1990 - 2010, tác giả sử dụng mơ
hình trọng lực và phương pháp OLS làm cơng cụ phân tích. Kết quả cho thấy GDP
bình quân đầu người của Nicaraguan, GDP bình qn đầu người của nước nhập khẩu
nơng sản từ Nicaraguan, dân số nước nhập khẩu, tỷ giá hối đoái thực và biến giả FTA
có tác động tích cực; trong khi đó khoảng cách địa lý giữa Nicaraguan và nước nhập
khẩu lại tác động tiêu cực đến xuất khẩu nông sản của Nicaraguan.
Wondesen Teshome Bekele & Fekadu Gelaw Mersha (2019) ứng dụng mơ
hình trọng lực nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu cà phê ở Ethiopia.
Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp gồm 71 quốc gia nhập khẩu cà phê của
Ethiopia trong vòng 11 năm từ 2005 - 2015. Kết quả nghiên cứu đưa ra bảy nhân tố
tác động đến xuất khẩu cà phê ở Ethiopia bao gồm: Kim ngạch xuất khẩu của năm
liền kề, GDP bình quân đầu người của quốc gia nhập khẩu, GDP bình quân đầu
người của Ethiopia, dân số của Ethiopia, độ mở cửa nền kinh tế của quốc gia nhập
khẩu, chất lượng thể chế của Ethiopia và khoảng cách địa lý giữa Ethiopia và nước
nhập khẩu. Các nhân tố như dân số quốc gia nhập khẩu, độ mở cửa nền kinh tế
Ethiopia thì khơng ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Ethiopia.


12

Aimable Nsabimana & Wondmagegn Tafesse Tirkaso (2020) nghiên cứu
hiệu suất xuất khẩu cà phê ở các nước Đông và Nam Phi, cụ thể là 8 quốc gia:
Burundi, Kenya, Ethiopia, Tanzania, Zambia, Malawi, Rwanda và Uganda. Nghiên
cứu sử dụng mơ hình trọng lực trong thương mại quốc tế với nguồn dữ liệu thu thập
giai đoạn 1998 - 2013 và cho ra kết quả chắc chắn rằng các hiệp định thương mại
khu vực đóng vai trị quan trọng đối với xuất khẩu cà phê của các quốc gia Đông và
Nam Phi. Các yếu tố như: khoảng cách địa lý, thu nhập và quy mô dân số ở cả hai
quốc gia xuất và nhập cũng mang yếu tố quyết định cho xuất khẩu cà phê. Kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy các nước xuất khẩu hiện nay đang hoạt động kém hiệu quả
so với tiềm năng xuất khẩu tối đa vốn có và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao

hiệu suất xuất khẩu cà phê cho khu vực này.
Tóm lại, từ tổng quan các nghiên cứu nước ngồi, có thể rút ra một số nhận xét
sau:
Thứ nhất, tất cả các nghiên cứu đều tiếp cận hoạt động xuất khẩu dưới góc độ các
yếu tố vĩ mô đến xuất khẩu cà phê hoặc nông sản ở các ngữ cảnh nghiên cứu khác
nhau. Thứ hai, các yếu tố tác động đến xuất khẩu nơng sản nói chung hoặc cà phê nói
riêng của các nghiên cứu được chia thành 3 yếu tố: (1) Yếu tố tác động đến cung:
GDP/PGDP (Hatab và cộng sự (2010), Abdullah và cộng sự (2015), Hussien
Mohammed Oumer & Nandeeswara Rao (2015), Aimable Nsabimana &
Wondmagegn Tafesse Tirkaso (2019), Aguirre và cộng sự (2018)), dân số của quốc
gia xuất khẩu (Aimable Nsabimana & Wondmagegn Tafesse Tirkaso (2019)), diện
tích đất nơng nghiệp (Crescimanno và cộng sự (2013)). (2) Các yếu tố tác động đến
cầu: GDP/PGDP của quốc gia nhập khẩu (Chen và cộng sự (2008), Hatab và cộng sự
(2010), Atif và cộng sự (2016)), dân số của quốc gia nhập khẩu (Aguirre và cộng sự
(2018), Aimable Nsabimana & Wondmagegn Tafesse Tirkaso (2019)), tỷ giá hối đoái
(Abdullah và cộng sự (2015), Atif và cộng sự (2016)), (3) Các yếu tố rào cản, hấp
dẫn: Khoảng cách địa lý (Atif và cộng sự (2016), Abdullah và cộng sự (2015)), biến
giả FTA (Aguirre và cộng sự (2018), Aimable Nsabimana & Wondmagegn Tafesse
Tirkaso (2019).
Thứ ba, các nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp theo năm với cỡ mẫu và các phương


13

pháp ước lượng khác nhau cũng cho ra kết quả nghiên cứu khác nhau.
1.3.2 Các nghiên cứu ở trong nước về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
Tác giả đã nỗ lực tìm kiếm được các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến
xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam
vẫn cịn rất ít nghiên cứu định lượng nên trong phần này tác giả đề cập đến những
nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nói chung và mặt hàng cụ

thể, chi tiết các nghiên cứu như sau:
Đỗ Thái Tri (2006), nghiên cứu các yếu tố tác động đến thương mại Việt NamEU. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng giai đoạn 1993-2004 và dùng phương pháp
REM đã xác định được các yếu tố tác động cùng chiều với thương mại Việt Nam-EU
bao gồm: GDP và dân số của nước xuất khẩu, GDP và dân số của nước nhập khẩu.
Bên cạnh đó, có một yếu tố tác động ngược chiều là tỷ giá hối đối.
Nguyễn Bắc Xn (2010) sử dụng mơ hình lực hấp dẫn để phân tích hoạt động
xuất khẩu ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các biến thu nhập, tỷ giá hối
đối và ASEAN có ảnh hưởng tích cực, tức là xuất khẩu của Việt Nam sang một
nước sẽ tăng nếu thu nhập của Việt Nam và nước đó tăng, tỷ giá hối đối tăng và
nước đó nằm trong khu vực ASEAN. Ngược lại, biến khoảng cách lại có ý nghĩa tiêu
cực.
Bùi Thị Hồng Hạnh và cộng sự (2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
xuất khẩu gạo của Việt Nam sang 15 đối tác thương mại trong giai đoạn 2000-2013
thơng qua mơ hình trọng lực và phương pháp FEM với dữ liệu mảng. Kết quả nghiên
cứu cho thấy: dân số của nước xuất khẩu, giá trung bình xuất khẩu gạo của Việt
Nam, GDP của nước nhập khẩu có tác động tích cực đến xuất khẩu gạo của Việt
Nam, trong khi đó tỷ giá hối đối giữa đồng tiền của nước nhập khẩu với đồng USD
có tác động tiêu cực đến xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị Mỹ (2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam giai đoạn 1997 - 2013 ra thị trường
thế giới thơng qua mơ hình lực hấp dẫn và phương pháp REM. Kết quả nghiên cứu
cho thấy: GDP, dân số gộp của nước xuất khẩu và nhập khẩu, khoảng cách về trình
độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và nước nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, biên độ mở


14

của nền kinh tế, biến giả WTO và APEC có tác động cùng chiều với kim ngạch xuất
khẩu nông sản của Việt Nam. Ngược lại diện tích đất nơng nghiệp của nước nhập
khẩu và Việt Nam, khoảng cách địa lý tỷ lệ nghịch với kim ngạch xuất khẩu nông

sản của Việt Nam.
Trần Thanh Long và Phan Thị Huỳnh Hoa (2015) cũng dựa trên cách tiếp
cận mơ hình trọng lực để xác định các yếu tố tác động đến xuất khẩu thủy sản Việt
Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra GDP của Việt Nam và các nước đối tác, khoảng cách
giữa các nước, tỷ giá hối đoái, sự tham gia vào các hiệp định thương mại của các
nước đối tác và Việt Nam là các yếu tố tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam.
Mai Thị Cẩm Tú (2017) nghiên cứu các yếu tố tác động đến xuất khẩu của
Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng hỗn hợp của 70 đối tác xuất khẩu lớn
của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2013 và phương pháp ước lượng HausmanTaylor. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, GDP của Việt Nam, GDP của nước nhập
khẩu, dân số của quốc gia nhập khẩu và độ mở thương mại của quốc gia nhập khẩu
là các yếu tố tác động cùng chiều với xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, chi phí
xuất khẩu có tác động ngược chiều.
Trần Thị Bạch Yến, Trương Thị Phương Thảo (2017) cũng sử dụng mơ hình
trọng lực để phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị
trường ASEAN trong giai đoạn 2000-2015. Thơng qua kết quả nghiên cứu từ mơ
hình, nhóm tác giả đã chỉ ra được các yếu tố Tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam
(GDP), Khoảng cách địa lý, Lạm phát của Việt Nam, Diện tích đất trồng lúa của Việt
Nam có ảnh hưởng tích cực, cùng chiều đến giá trị kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt
Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Trái lại, các yếu tố khoảng cách kinh tế thì có tác
động ngược chiều với giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2000-2015.
Đỗ Thị Hoà Nhã và Nguyễn Thị Thanh Hà (2019) nghiên cứu các yếu tố tác
động đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU. Nghiên cứu sử dụng
mô hình REM với số liệu giai đoạn 2005-2016. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: GDP
bình quân đầu người gộp, dân số gộp, chất lượng thể chế và biến giả WTO có tác
động cùng chiều, trong khi đó, khoảng cách địa lý và khoảng cách cơng nghệ có tác


15


động ngược chiều tới kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Tóm lại, qua tổng quan các nghiên cứu trong nước, có thể rút ra các nhận xét
sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu ở trong nước về xuất khẩu chủ yếu phân tích ở khía
cạnh: xuất khẩu Việt Nam nói chung (Mai Thị Cẩm Tú (2017), Đỗ Thái Tri (2006),
Nguyễn Bắc Xn (2010)), xuất khẩu nơng sản nói chung (Trần Nhuận Kiên và Ngơ
Thị Mỹ (2015), Đỗ Thị Hồ Nhã và Nguyễn Thị Thanh Hà (2019)), xuất khẩu gạo
(Bùi Thị Hồng Hạnh và cộng sự (2015), Trần Thị Bạch Yến, Trương Thị Phương
Thảo (2017)), xuất khẩu thuỷ sản (Trần Thanh Long và Phan Thị Huỳnh Hoa
(2015)).
Thứ hai, các nghiên cứu ở trong nước cũng giống như các nghiên cứu ở nước
ngồi cũng đều sử dụng mơ hình trọng lực hấp dẫn để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến xuất khẩu và cũng được chia thành 3 nhóm yếu tố: (1) Các yếu tố ảnh hưởng đến
cung: các nghiên cứu ở trong nước cũng đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố
GDP/PGDP của nước xuất khẩu (Đỗ Thái Tri (2006), Nguyễn Bắc Xuân (2010), Mai
Thị Cẩm Tú (2017), Trần Nhuận Kiên và Ngơ Thị Mỹ (2015), Đỗ Thị Hồ Nhã và
Nguyễn Thị Thanh Hà (2019)), dân số của nước xuất khẩu (Bùi Thị Hồng Hạnh và
cộng sự (2015), Trần Nhuận Kiên và Ngơ Thị Mỹ (2015)), diện tích đất nông nghiệp
(Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị Mỹ (2015), Trần Thị Bạch Yến, Trương Thị Phương
Thảo (2017)). (2) Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu: các nghiên cứu ở trong nước cũng
đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố PGDP/GDP của nước nhập khẩu (Bùi Thị
Hồng Hạnh và cộng sự (2015), Mai Thị Cẩm Tú (2017), Trần Thanh Long và Phan
Thị Huỳnh Hoa (2015)), dân số của nước nhập khẩu (Đỗ Thị Hoà Nhã và Nguyễn
Thị Thanh Hà (2019), Mai Thị Cẩm Tú (2017)), tỷ giá hối đoái (Trần Thanh Long và
Phan Thị Huỳnh Hoa (2015), Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị Mỹ (2015), Bùi Thị
Hồng Hạnh và cộng sự (2015)). (3) Các yếu tố rào cản, hấp dẫn bao gồm: khoảng
cách địa lý (yếu tố cơ bản trong mơ hình), biến giả (Trần Thanh Long và Phan Thị
Huỳnh Hoa (2015), Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị Mỹ (2015)).
Thứ ba, các nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp theo năm với cỡ mẫu và các
phương pháp ước lượng khác nhau cũng cho ra kết quả nghiên cứu khác nhau. Từ



16

những phân tích trên, tác giả nhận thấy:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi về các yếu tố ảnh hưởng
khơng thể áp dụng hồn tồn cho trường hợp ở Việt Nam do ngữ cảnh nghiên cứu
khác nhau như về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế.
Thứ hai, phần lớn các nghiên cứu ở nước ngoài sử dụng phương pháp định
lượng với các ước lượng đa dạng nhưng ở Việt Nam chỉ có vài nghiên cứu định
lượng. Về lĩnh vực cà phê vẫn đang còn ít nghiên cứu định lượng, đa phần là sử dụng
phương pháp thống kê mơ tả để phân tích tác động của các yếu tố lên xuất khẩu cà
phê của Việt Nam do đó chưa đo lường được mức độ tác động cụ thể của từng yếu
tố.
Xuất phát từ vấn đề trên, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động
đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam và mức độ tác động của từng yếu tố bằng cả
phương pháp thống kê mô tả, so sánh và định lượng thơng qua mơ hình trọng lực.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê với
mã HS là 0901 bao gồm: cà phê rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất
caphêin, vỏ quả và vỏ lụa cà phê, các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ
nào đó của Việt Nam (Foreign Trade Online, 2018)
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà
phê của Việt Nam.
Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi Việt Nam và 25 nước nhập khẩu cà
phê mã HS: 0901 lớn nhất của Việt Nam, bao gồm: Algeria, Úc, Bỉ, Trung Quốc,
Ecuador, Ai Cập, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Malaysia, Mexico,
Hà Lan, Philippines, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Nga, Nam Phi, Tây Ban Nha,
Thái Lan, Anh, Mỹ.

Về thờ i gian: Luận văn nghiên cứu dựa trên những dữ liệu thứ cấp được phân
tích trong giai đoạn 11 năm (từ năm 2008-2018)
1.6 Phương pháp nghiên cứu


17

1.6.1

Nghiên cứu định tính

Sử dụng nghiên cứu định tính trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu thực nghiệm
trong và ngồi nước. Cụ thể luận văn sử dụng cơng cụ phân loại và hệ thống.
1.6.2

Nghiên cứu định lượng

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phương
pháp hồi quy dữ liệu bảng trên phần mềm STATA 13 để xác định mức độ ảnh hưởng
của từng yếu tố đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Với phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, tác giả sử dụng ba công cụ là: Pooled
OLS, FEM, REM. Sau đó sử dụng kiểm định LM và Hausman để lựa chọn phương
pháp phù hợp với mơ hình.
1.7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
được cấu thành 5 chương với nội dung chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu.
Chương này cung cấp thông tin tổng quát về lý do chọn đề tại, mục tiêu và câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và
đóng góp của nghiên cứu. Ngồi ra cịn trình bày các nghiên cứu thực nghiệm trong,

ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa, đánh giá tổng quan các
nghiên cứu thực nghiệm đó.
Chương 2: Lý thuyết và mơ hình nghiên cứu.
Chương này trình bày các lý thuyết liên quan đến xuất khẩu và các lý thuyết trong
thương mại quốc tế. Qua đó tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá và
xây dựng khung phân tích làm cơ sở để đề xuất mơ hình nghiên cứu phù hợp với các
biến độc lập được kỳ vọng cùng hoặc ngược chiều với biến phụ thuộc trong mơ hình.
Chương 3: Phương pháp và quy trình nghiên cứu.
Chương này trình bày phương pháp thực hiện các bước nghiên cứu như: quy trình
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng,
lựa chọn mẫu và thu thập dữ liệu, cơng cụ phân tích và kiểm định mơ hình.
Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hướng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam.


18

Chương này trình bày tình hình thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong giai
đoạn 2008-2018. Cũng trong chương này, tác giả vận dụng mơ hình lượng hóa các
yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Từ đó phân tích kết quả kiểm
định, so sánh với các đề tài nghiên cứu liên quan để rút ra kết luận.
Chương 5: Hàm ý chính sách.
Từ kết quả chương 4, chương này trình bày hàm ý chính sách từ các yếu tố có ảnh
hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam, tác giả trình bày một số hạn
chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
1.8 Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu
Luận văn có ý nghĩa đóng góp về mặt thực tiễn.
Một là, luận văn giúp người đọc hiểu rõ về tác động của các yếu tố ảnh hưởng
đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng
nhằm lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng một cách xác thực nhất.


Hai là,
luận
văn làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và các
nhà
nghiên
cứu.


Tóm tắt chương 1
Trong chương 1, tác giả giới thiệu về tính cấp thiết của đề tài, xác định câu hỏi
nghiên cứu và trình bày các nghiên cứu thực nghiệm trong, ngoài nước về các yếu tố
ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa nơng sản nói chung và mặt hàng cà phê nói
riêng, từ đó đánh giá các nghiên cứu thực nghiệm một cách tổng quát. Sau đến là
đối tượng, phạm vi, mục tiêu nghiên cứu và nội dung cấu trúc của đề tài. Chương
này cung cấp được cái nhìn tổng quát về đề tài nghiên cứu cũng như cách tiếp cận
đối với nội dung chính được trình bày ở những chương tiếp theo trong luận văn
nghiên cứu.


CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương này tập trung nghiên cứu các lý thuyết về các khái niệm chun ngành, lý
thuyết thương mại và các mơ hình liên quan đến xuất khẩu hàng hóa như mơ hình trọng lực
hấp dẫn. Từ đó, tác giả dựa vào tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước,
đánh giá chung và thiết kế khung phân tích để xây dựng mơ hình nghiên cứu cùng các biến
độc lập ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong khoảng thời gian nhất định.
2.1. Cơ sở lý thuyết
Theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, các quốc gia nên chuyên sản xuất hàng
hóa mà họ có lợi thế tuyệt đối và sau đó trao đổi những thứ này lấy hàng hóa do các quốc
gia khác sản xuất. Điều này ngụ ý rằng một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất
một sản phẩm cụ thể khi nó hiệu quả hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong việc sản xuất nó.

Do đó, một quốc gia khơng bao giờ nên sản xuất hàng hóa mà họ có thể mua với chi phí
thấp hơn từ các quốc gia khác.
Theo D. Ricardo về lý thuyết lợi thế so sánh nhấn mạnh rằng ngay cả khi một quốc gia
kém hiệu quả hơn quốc gia kia trong sản xuất cả hai mặt hàng, vẫn có cơ sở cho thương mại
đơi bên cùng có lợi. Quốc gia nên chun sản xuất và xuất khẩu hàng hóa trong đó bất lợi
tuyệt đối nhỏ hơn và nhập khẩu hàng hóa trong đó bất lợi tuyệt đối lớn hơn.
Lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế hoặc định lý Hecksher-Ohlin (H.O) đề xuất
rằng thương mại là kết quả của sự khác biệt về nguồn lực nhân tố ở các quốc gia khác nhau.
Theo lý thuyết này, sự sẵn có tương đối của các nguồn cung cấp yếu tố chủ yếu quyết định
mô hình sản xuất, chun mơn hóa và thương mại giữa các khu vực nơi một số quốc gia có
nguồn vốn dồi dào trong khi các quốc gia khác lại dồi dào về lao động. Do đó, những nước
có nhiều vốn sẽ xuất khẩu hàng hóa thâm dụng vốn và những nước có nhiều lao động sẽ
xuất khẩu hàng hóa thâm dụng lao động. Lý thuyết tiếp tục quy định rằng nguyên nhân
chính của thương mại giữa các khu vực là sự khác biệt về giá của hàng hóa, do đó thương
mại chứng tỏ là khá có lợi cho các quốc gia thương mại (Feenstra, 2014).


Mặt khác, lý thuyết thương mại truyền thống cho rằng các quốc gia có ít điểm chung sẽ
có xu hướng giao dịch nhiều hơn, nhưng khơng thể giải thích được hiện tượng tỷ lệ giao
dịch thương mại giữa các quốc gia có nhiều điểm chung trong quy mơ nền kinh tế tác động
lớn đến thương mại của các quốc gia phát triển. Đây là động lực để lý thuyết thương mại
mới ra đời vào thập niên 80 (Đỗ Thái Tri, 2006). Theo Kepaptsoglou và cộng sự (2010),
trong số những tác giả có cơng sức đóng góp phát triển các lý thuyết thương mại mới này
dựa trên giả định về sự khác biệt sản phẩm và quy mô kinh tế, Krugman (1979), Lancaster
(1980), Helpman (1981, 1984, 1987 và 1989), Helpman và Krugman (1985, 1989), và
Deardorff (1984) đặc biệt giải thích nội dung liên quan đến lý thuyết thương mại mới thông
qua nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết. Nội dung của lý thuyết mới về thương mại cho
rằng: quốc gia có GDP/GNP càng lớn thì sự đa dạng hàng hóa được cung cấp càng lớn; các
quốc gia có GDP/GNP càng giống nhau thì khối lượng thương mại song phương càng lớn
(Paas, 2000).

2.2 Mơ hình trọng lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế (Gravity Model)
Mơ hình trọng lực hấp dẫn hay cịn gọi là mơ hình trọng lực (Gravity model) giải thích
trao đổi thương mại song phương dựa trên ba biến là quy mô của hai nền kinh tế và khoảng
cách giữa chúng, được sử dụng lần đầu vào năm 1962. Mơ hình này được dùng phổ biến để
đánh giá tác động của các hiệp định đến các dòng chảy thương mại, giải thích nhu cầu nhập
khẩu song phương với một loạt các biến số khác nhau như thu nhập của quốc gia nhập khẩu,
của quốc gia xuất khẩu, thu nhập bình quân đầu người của quốc gia nhập khẩu, của quốc gia
xuất khẩu, khoảng cách giữa nhập khẩu và xuất khẩu của một quốc gia và các biến số khác.
Tinbergen (1962) dựa trên định luật trọng lực hấp dẫn của Newton dự đoán rằng trao
đổi thương mại song phương phụ thuộc vào quy mô của hai nền kinh tế và khoảng cách
giữa chúng (Nello và cộng sự, 2009), mơ hình trọng lực tổng quát ứng dụng trong thương
mại hai chiều giữa quốc gia i và quốc gia j có dạng như sau:

FAB = G *

MA*MB
D

AB

Trong đó:
FAB là kim ngạch trao đổi thương mại giữa quốc gia A và quốc gia B MA, MB lần
lượt là quy mô của nền kinh tế quốc gia A và quốc gia B DAB là khoảng cách giữa
quốc gia A và quốc gia B
G là một hằng số.
Khi lấy Logarit cả hai vế của phương trình, ta có thể chuyển đổi thành một cơng thức tuyến


tính sử dụng cho phân tích kinh tế lượng như sau (lưu ý: hằng số G là một phần của a):


ln(Fi4B) = a+01 ln(MA)+02 ln(MB>03 ln(DAB)+e
Theo nghiên cứu của Radman (2003), cho rằng Linnemann (1966) là tác giả đầu tiên
cung cấp nền tảng lý thuyết cho mơ hình trọng lực. Linnemann (1966) chỉ ra rằng phương
trình trọng lực có thể được suy ra từ sự cân bằng giữa cung của nước xuất khẩu i và cầu của
nước nhập khẩu j thơng qua 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng bao gồm: tổng cung tiềm năng của
quốc gia i, tổng cầu tiềm năng của quốc gia j, và các nhân tố cản trở, hấp dẫn dòng thương
mại giữa hai quốc gia i và j. Như vậy, nghiên cứu của Linnemann (1966) không chỉ hồn
thiện mơ hình trọng lực hấp dẫn mà cịn phân chia các yếu tố tác động thành ba nhóm trên.
Mặt khác, ông đã bổ sung một số biến giải thích mới vào mơ hình, đó là thu nhập bình quân
đầu người, thuế quan. Anderson (1979) nghiên cứu khoảng trống về giá hàng hóa giữa hai
quốc gia khơng thay đổi của Linnemann (1966) tiếp cận mơ hình trọng lực ở mức độ tổng
thể nền kinh tế, đồng thời sử dụng hầu hết các giả định của lý thuyết Ricardo và H-O, chỉ bổ
sung rằng giá hàng hóa của các quốc gia như nhau trong thị trường nội địa nhưng sẽ khác
nhau khi được xuất khẩu qua biên giới. Từ đó, phương trình trọng lực được suy ra từ hệ
thống chi tiêu dưới ràng buộc về thu nhập của nước nhập khẩu và nước xuất khẩu.
Bergstrand (1985) cũng xác định các lý thuyết về thương mại song phương trong một loạt
các bài báo trong đó phương trình lực hấp dẫn đã được kết hợp với các mơ hình cạnh tranh
độc quyền đơn giản. Ơng cho rằng mơ hình của Linneman (1966) chưa hoàn thiện do đã bỏ
qua sự tác động của biến giá. Đặc biệt, mơ hình đã bổ sung thêm hai yếu tố là giá hàng hóa
(đại diện bằng chỉ số điều chỉnh GDP) và tỷ giá hối đoái thực - các yếu tố bị thiếu hụt trong
mơ hình của Linneman (1966). Bergtrad (1989) tiếp tục mở rộng nghiên cứu, ông kế thừa
quan điểm của lý thuyết thương mại mới về sự tồn tại của vấn đề hiệu suất tăng dần theo
quy mô, đồng thời bổ sung thêm vào mô hình hai biến mới là sự dồi dào của các yếu tố đầu
vào theo mơ hình H-O và biến thị hiếu theo mơ hình của Linder (1961). Mathur (1999) xây
dựng mơ hình trọng lực từ nền tảng của lý thuyết thương mại mới, cụ thể là sự khác biệt của
sản phẩm và hiệu quả tăng theo quy mơ. Theo đó, Mathur cho rằng quy mô quốc gia (thể
hiện qua GDP hoặc GNP) và tính kinh tế theo quy mơ là các yếu tố quan trọng của dòng
thương mại. Cụ thể, quốc gia có quy mơ kinh tế (GDP, GNP) càng lớn thì càng có nhiều
chủng loại hàng hóa bán ra, đồng thời chi phí sản xuất sản phẩm sẽ càng giảm và thương
mại của nước đó sẽ càng phát triển. Do vậy, khối lượng thương mại phụ thuộc rất nhiều vào

GDP (GNP).
2.3 Mơ hình nghiên cứu


2.3.1

Cơ sở đề xuất mơ hình nghiên cứu
Việc lựa chọn các biến đưa vào mơ hình nghiên cứu của luận văn phải có đầy đủ

đại diện ba nhóm chính của mơ hình trọng lực hấp dẫn tổng qt và dựa trên cơ sở của
khung phân tích và các nghiên cứu trước đây có nét tương đồng về điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội với Việt Nam (được tổng hợp ở Bảng 2.1). Cụ thể như sau:
Một là, Các yếu tố tác động đến cung (nước xuất khẩu i): PGDP của nước xuất
khẩu đại diện cho sự dồi dào tư bản, các yếu tố sản xuất của nước xuất khẩu; dân số của
nước xuất khẩu đại diện cho số lượng lao động và quy mô thị trường của nước xuất
khẩu, diện tích đất nơng nghiệp của nước xuất khẩu.
Hai là, Các yếu tố tác động đến cầu (nước nhập khẩu j): PGDP của nước nhập
khẩu đại diện cho thu nhập bình quân đầu người nước nhập khẩu; dân số nước nhập
khẩu đại diện cho quy mô thị trường nước nhập khẩu; tỷ giá hối đoái đại diện cho giá
bán sản phẩm.
Ba là, Các yếu tố hấp dẫn, cản trở: khoảng cách địa lý đại diện cho chi phí vận
chuyển; biến giả FTA.


Bảng 2. 1: Các yếu tố chính tác động đến kim ngạch xuất khẩu từ các nghiên
cứu thực nghiệm trước đây
Đại diện
Chiều
Nguồn các nghiên cứu


r
rpA

1



Tên biến
độc lập

tác động
Hatab và cộng sự (2010), (Abdullah và
cộng sự (2015), Hussien Mohammed
Oumer & Nandeeswara Rao (2015),

PGDP nước
xuất khẩu

Sự dồi dào của
các yếu tố sản

Aimable Nsabimana & Wondmagegn
+

xuất

Tafesse Tirkaso (2019), Aguirre và cộng
sự (2018), Nguyễn Bắc Xuân (2010),
Mai Thị Cẩm Tú (2017), Trần Nhuận
Kiên và Ngô Thị Mỹ (2015).

Chen và cộng sự (2008), Hatab và cộng

Thu
PGDP nước
nhập khẩu

nhập

bình

quân đầu người
của

người

tiêu

sự (2010), Atif và cộng sự (2016), Bùi
+

Thị Hồng Hạnh và cộng sự (2015), Mai
Thị Cẩm Tú (2017), Trần Thanh Long và

dùng

Phan Thị Huỳnh Hoa (2015).

PGDP gộp của
nước xuất


+

khẩu và nhập

Đỗ Thị Hoà Nhã và Nguyễn Thị Thanh
Hà (2019), Đỗ Thái Tri (2006).

khẩu
Số lượng lao động
Dân số nước

và quy mô thị

xuất khẩu

trường nước xuất

Aimable Nsabimana & Wondmagegn
+

Hạnh và cộng sự (2015).

khẩu
Dân số nước
nhập khẩu

Quy




Aguirre và cộng sự (2018), Aimable

thị

trường nước nhập
khẩu

Tafesse Tirkaso (2019), Bùi Thị Hồng

+

Nsabimana & Wondmagegn Tafesse
Tirkaso (2019), Mai Thị Cẩm Tú (2017)


-f-x /V Ẳ
/\
Dân số gộp

Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị Mỹ (2015),
+

của nước xuất

Đỗ Thị Hoà Nhã và Nguyễn Thị Thanh
Hà (2019), Đỗ Thái Tri (2006).

khẩu và nhập
Trần Nhuận Kiên và Ngơ Thị Mỹ (2015),


khẩu
Diện tích đất
nơng nghiệp

Khả năng sản xuất
của nước xuất

Trần Thị Bạch Yến, Trương Thị Phương
+/-

khẩu

Thảo (2017), Crescimanno và cộng sự
(2013).
Trần Thanh Long và Phan Thị Huỳnh
Hoa (2015), Trần Nhuận Kiên và Ngô

Tỷ giá hối

Giá bán sản phẩm

đoái

+/-

Thị Mỹ (2015), Bùi Thị Hồng Hạnh và
cộng sự (2015)), Abdullah và cộng sự
(2015), Atif và cộng sự (2016).

Khoảng cách


Chi phí

địa lý

chuyển

vận

Atif và cộng sự (2016), Abdullah và cộng
-

sự (2015).
Trần Thanh Long và Phan Thị Huỳnh
Hoa (2015), Trần Nhuận Kiên và Ngô

Biến giả FTA

+

Thị Mỹ (2015), Aguirre và cộng sự
(2018),

Aimable

Nsabimana

&

Wondmagegn Tafesse Tirkaso (2019).

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
2.3.2

Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Dựa vào lý thuyết về mơ hình trọng lực hấp dẫn được trình bày ở mục 2.2, tổng

quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về xuất khẩu nói chung và xuất khẩu
nơng sản, cà phê nói riêng, bảng tổng hợp 2.1, tác giả đề xuất mô hình như sau:
Một là, mơ hình gồm 06 yếu tố: PGDP gộp của Việt Nam và nước nhập khẩu, dân số
gộp của Việt Nam và nước nhập khẩu, khoảng cách địa lý, diện tích đất nơng nghiệp của
Việt Nam, tỷ giá hối đoái giữa đồng VNĐ và đồng tiền nước nhập khẩu, biến giả FTA.
Hai là, trong mơ hình tác giả có sử dụng kỹ thuật gộp biến, ở 2 biến độc lập
(gồm: PGDP, dân số) được tính gộp chung kết quả của cả nước xuất khẩu và nước nhập
khẩu. Ở Việt Nam, kỹ thuật gộp biến được nhiều nghiên cứu thực nghiệm sử dụng nhằm
phản ánh rõ hơn tác động của các yếu tố tới kim ngạch xuất khẩu, chẳng hạn Đỗ Thái


×