Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Pháp luật về đấu giá tài sản để thi hành án dân sự từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình định (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.01 KB, 59 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐẶNG THỊ NGỌC UYÊN

PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN ĐỂ
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH
••

Ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã ngành: 60.38.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
••••

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN THỊ LÁNG


Tp. Hồ Chí Minh Năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Luận văn là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào khác. Các số liệu, ví dụ và các trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thực hiện
xong các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Kinh tế - Luật Thành
phố Hồ Chí Minh.
Rất mong Trường Đại học Kinh tế - Luật Thành phố Hồ Chí Minh xem xét để
tôi được bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan



Đặng Thị Ngọc Uyên


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

THAD
S

Thi hành án dân
sự


PHỤ LỤC
••
Lời cam đoan
Phần mở đầu........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM...........................7
1.1. Lý luận về đấu giá tài sản để thi hành án dân sự của pháp luật Việt Nam ..... 7
1.1.1. Khái niệm về đấu giá tài sản để thi hành án dân sự............................ 7
1.1.2. Đặc điểm về đấu giá tài sản để thi hành án dân sự ............................ 8
1.1.3. Nguyên tắc về đấu giá tài sản để thi hành án dân sự .......................... 8
1.1.4. Ý nghĩa về đấu giá tài sản để thi hành án dân sự................................ 9
1.2. Điều kiện để tổ chức đấu giá tài sản thi hành án dân sự................................. 9
1.2.1. Điều kiện để tài sản Thi hành án đấu giá............................................ 9
1.2.2. Xác định giá khởi điểm để đấu giá tài sản THADS............................ 11
1.2.3. Chủ thể đấu giá tài sản THADS ........................................................ 15
1.2.4. Trình tự, thủ tục về đấu giá tài sản để THADS ..................................15
1.2.5. Bàn giao tài sản trúng đấu giá............................................................ 22

1.2.6. Chuyển quyền sở hữu cho người mua được tài sản đấu giá ............... 22
1.2.7. Thanh lý hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản ........................................23
Kết luận chương 1 .................................................................................................. 23
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH VÀ NHỮNG KIẾN
NGHỊ .................................................................................................................... 25
2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về đấu giá tài sản để thi hành án dân sự tại tỉnh
Bình Định .............................................................................................................. 25
2.1.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về đấu giá tài sản để THADS trong những
năm gần đây tại tỉnh Bình Định và kết quả đạt được.............................................. 25
2.1.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế những khó khăn, vướng mắc trong đấu
giá tài sản để thi hành án dân sự tại tỉnh Bình Định................................................41


2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong đấu giá tài sản để thi hành án
dân sự .................................................................................................................... 43
2.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật đấu giá tài sản để thi hành
án dân sự................................................................................................................ 43
2.2.2. Một số kiến nghị về thực hiện pháp luật đấu giá tài sản trong thi hành
án
dân sự .................................................................................................................... 50
Kết luận chương 2 ................................................................................................. 54
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo

56


1



2

Về phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ luận văn Thạc sĩ Luật học, luận văn
này tập trung nghiên cứu đề tài trong phạm vi các quy định của pháp luật Việt Nam
về đấu giá tài sản để THADS và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Định.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với tư tưởng đổi
mới đồng bộ thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với chủ
trương của Đảng và Nhà nước ta đối với lĩnh vực đấu giá tài sản nói chung và tài sản
THADS nói riêng trong q trình hội nhập quốc tế.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp lịch sử, phương pháp
phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn, so sánh cũng sẽ được sử dụng đồng thời với
các phương pháp quy nạp, hệ thống hóa các vấn đề cần nghiên cứu ở mức độ phù
hợp để hoàn thành mục tiêu của đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn này là một cơng trình nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu, góp
phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề pháp lý của pháp luật
về đấu giá tài sản THADS. Từ đó chỉ ra những bất cập và thiếu sót trong các quy
định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này hiện nay.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, giảng viên, khoa
luật và những người nghiên cứu khoa học quan tâm đến vấn đề này. Ngồi ra, nó
mang tính định hướng cho các nhà làm luật để sửa đổi các quy định của pháp luật về
đấu giá tài sản nói chung và tài sản THADS nói riêng để phù hợp với thực tiễn hiện
nay và nhất là sự vận động phát triển của xã hội theo quy luật của nó.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của Luận văn gồm 2 Chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về đấu giá tài sản để THADS của

pháp luật Việt Nam
Chương 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về đấu giá tài sản để THADS tại tỉnh


3

Bình Định và những kiến nghị.


CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
•••
1.1. Lý luận về đấu giá tài sản để THADS của pháp luật Việt Nam
1.1.1. Khái niệm về đấu giá tài sản để THADS
Theo Luật đấu giá tài sản năm 2016 thì đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản
có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy
định tại Luật đấu giá tài sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 49 của Luật này. Tài
sản đấu giá là tài sản được phép giao dịch theo quy định của pháp luật, là tài sản mà
pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá kể cả tài sản do tổ chức, cá nhân tự
nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá.
Tài sản thi hành án được xử lý thông qua đấu giá tài sản để thi hành án dân
sự, thi hành bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực, được thi hành theo quy định
pháp luật. Do đó, đấu giá tài sản trong THADS khác với đấu giá tài sản thông thường
ở thủ tục trước và sau khi tổ chức đấu giá. Trước khi tổ chức đấu giá, sự khác biệt
thể hiện ở thủ tục chuyển giao tài sản đấu giá được thực hiện giữa tổ chức thực hiện
đấu giá với cơ quan THADS. Cơ quan THADS tiến hành thủ tục kê biên, định giá tài
sản, ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản và tổ chức đấu giá tài sản và sau khi kết
thúc việc đấu giá tài sản thì cơ quan THADS tiến hành thủ tục bàn giao, thanh toán
chi phí thù lao dịch vụ đấu giá tài sản, phối hợp làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài

sản cho người mua được tài sản đấu giá.
Như vậy, đấu giá tài sản là hình thức mua bán đặc biệt, bản chất là một
phương thức mua bán công khai tài sản, có nhiều người tham gia trả giá, được tổ
chức theo những nguyên tắc và trình tự, thủ tục nhất định. Theo đó, người mua tự trả
giá dựa trên giá khởi điểm do bên bán đưa ra. Người nào trả giá cao nhất mà khơng
có người trả giá cao hơn và đáp ứng điều kiện quy định của cuộc đấu giá sẽ là người
trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá.


1.1.2. Đặc điểm về đấu giá tài sản để THADS
Đối với tài sản THADS đấu giá thì ý chí của người phải thi hành án không
mong muốn việc đấu giá mà bị ép buộc, cưỡng chế nên thường có tâm lý chây ỳ, cố
tình gây khó khăn, cản trở trong quá trình đấu giá tài sản THADS, nhưng sự cần thiết
của việc đấu giá tài sản THADS là nhằm thực thi pháp luật, quyết định, bản án của
Tịa án có hiệu lực pháp luật phải thi hành, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của
các bên được pháp luật bảo vệ và tài sản được mang ra đấu giá để THADS có tính
chất đặc thù về giá trị và giá trị sử dụng.
Vì vậy, việc đấu giá tài sản THADS thực hiện theo trình tự, thủ tục đấu giá tài
sản thơng qua các hình thức đấu giá cơng khai theo quy định Luật đấu giá tài sản,
pháp luật THADS và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên tham gia. Trong đấu giá
tài sản thi hành án thì ngồi bên có tài sản đấu giá (người phải thi hành án) và tổ
chức đấu giá tài sản làm dịch vụ đấu giá cịn có đại diện cơ quan THADS, chấp hành
viên là người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo quy định pháp luật.
1.1.3. Nguyên tắc về đấu giá tài sản để THADS
Tài sản THADS là một trong những loại tài sản đấu giá theo quy định pháp
luật và phải tuân thủ theo nguyên tắc đấu giá tài sản được quy định tại Điều 6 của
Luật đấu giá tài sản năm 2016, đó là các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật.
- Bảo đảm tính độc lập, trung thực, cơng khai, minh bạch, cơng bằng, khách
quan.

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia
đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản,
đấu giá viên.
- Cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do
Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.
Để tổ chức một cuộc đấu giá tài sản THADS đảm bảo quy định của pháp luật,
trước hết đòi hỏi việc đấu giá tài sản phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục của Luật đấu
giá tài sản và trên cơ sở những nguyên tắc nhất định, đó là nguyên tắc công khai, liên


tục; nguyên tắc khách quan, trung thực, bình đẳng; nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi
ích của các bên tham gia và mọi cuộc đấu giá đều phải do đấu giá viên điều hành
theo đúng trình tự, thủ tục đấu giá và ngoài những nguyên tắc chung về đấu giá tài
sản do Luật đấu giá tài sản quy định thì đối với tài sản thi hành án là một loại tài sản
đấu giá và khi tổ chức đấu giá phải thực hiện theo trình tự, thủ tục của Luật đấu giá
tài sản và theo quy định của pháp luật về THADS như kê biên, cưỡng chế, định giá
tài sản và ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản theo quy
định pháp luật.
1.1.4. Ý nghĩa về đấu giá tài sản để THADS
Đấu giá tài sản nói chung và tài sản THADS nói riêng là cách thức tổ chức
đấu giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Và tùy vào
từng loại tài sản đấu giá sẽ áp dụng pháp luật liên quan đến tài sản đấu giá cho phù
hợp. Từ đó, đấu giá tài sản THADS ngồi việc thực hiện trình tự, thủ tục theo quy
định pháp luật về đấu giá tài sản còn phải thực hiện những quy định của pháp luật về
THADS và pháp luật có liên quan đến tài sản đấu giá.
Tài sản thi hành án thông qua đấu giá nhằm đảm bảo pháp luật được thực thi,
các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành trong đời sống, quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên tham gia được pháp luật bảo vệ theo quy định của pháp
luật, đồng thời góp phần hồn thành nhiệm vụ chung của cơng tác THADS, của
ngành Tư pháp nhất là đáp ứng nhu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong

quá trình hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.
1.2. Điều kiện để tổ chức đấu giá tài sản THADS
1.2.1. Điều kiện để tài sản THADS đấu giá
Điều 4 của Luật đấu giá tài sản năm 2016 quy định về tài sản đấu giá, trong
đó tài sản thi hành án là một trong các loại tài sản đấu giá theo quy định pháp luật.
Tại điểm a, b và c, khoản 1, Điều 8 của Luật đấu giá tài sản năm 2016 thì giá
khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định tại thời điểm: trước khi ký kết hợp đồng
dịch vụ đấu giá tài sản; trước khi thành lập Hội đồng đấu giá tài sản, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác và trước khi tổ chức Nhà nước sở hữu 100% vốn Điều lệ


do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá và điểm a,
khoản 2, Điều 8 quy định giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định như sau:
“Đối với tài sản đấu giá quy định tại khoản 1, Điều 4 của Luật đấu giá tài sản năm
2016 thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật áp dụng đối với
loại tài sản đó”. Như vậy, “Tài sản thi hành án đấu giá, thì giá khởi điểm được xác
định theo quy định của pháp luật về THADS”.
Để xác định được hình thức bán tài sản kê biên, khoản 2, Điều 101 của Luật
THADS năm 2008 quy định những tài sản thuộc diện bán đấu giá do tổ chức bán đấu
giá thực hiện, bao gồm: tài sản là bất động sản và tài sản là động sản có giá trị từ trên
10 triệu đồng. Từ đó, đối với mọi tài sản kê biên là bất động sản thì đều phải thực
hiện bán tài sản thơng qua thủ tục đấu giá do tổ chức đấu giá tài sản thực hiện. Còn
đối với tài sản kê biên là động sản thì chấp hành viên căn cứ vào giá khởi điểm để
lựa chọn cách thức xử lý tài sản cho phù hợp và đảm bảo quy định pháp luật.
Việc kê biên tài sản là thủ tục đầu tiên hết sức quan trọng để xác định tài sản
kê biên có đủ điều kiện được đưa ra đấu giá hay không. Việc kê biên, xử lý tài sản
của người phải thi hành án chính là việc Cơ quan THADS tước đi quyền tự định đoạt
đối với tài sản của chủ sở hữu, sử dụng tài sản. Do đó, bên cạnh việc đảm bảo quyền
và lợi ích của người được thi hành án theo phán quyết của Tịa án thì cũng phải đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án đối với tài sản bị kê biên,

xử lý nên trình tự thủ tục kê biên, xử lý tài sản được quy định hết sức chặt chẽ qua
nhiều giai đoạn. Từ đó, đấu giá viên cần hiểu rõ quy trình, thủ tục kê biên tài sản để
xem xét hồ sơ ban đầu của Chấp hành viên đưa ra đề nghị đấu giá có đúng quy định
của pháp luật khơng, tránh việc đã đưa tài sản ra đấu giá mà người phải thi hành án
có khiếu nại về trình tự, thủ tục kê biên không đúng làm gián đoạn tiến trình đấu giá
tài sản để THADS.
Như vậy, người có thẩm quyền kê biên tài sản của người phải thi hành án là
Chấp hành viên được giao thi hành bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp
luật. Khi hết thời gian tự nguyện mà người phải thi hành án có điều kiện thi hành án
(có tài sản) nhưng khơng tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên có quyền kê biên


tài sản thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án, kể cả tài sản này do người thứ
ba giữ theo trình tự, thủ tục luật định. Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế kê biên
tài sản theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại các Điều 70, 71, 72, 73, 74 và từ Điều
87 đến Điều 96 của Luật THADS năm 2008. Việc kê biên phải lập thành biên bản
cưỡng chế kê biên tài sản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên
Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm
chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mơ tả tình trạng
từng tài sản, u cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng. Biên bản kê biên
có chữ ký của đương sự hoặc người được ủy quyền, người làm chứng, đại diện chính
quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ dân phố tổ chức cưỡng chế, Chấp hành
viên và người lập biên bản, sau đó tiến hành định giá tài sản kê biên để tổ chức đấu
giá tài sản đã kê biên.
1.2.2. Xác định giá khởi điểm để đấu giá tài sản THADS
1.2.2.1. Định giá tài sản kê biên
Định giá tài sản là một khâu quan trọng trong quy trình cưỡng chế kê biên, xử
lý tài sản để thi hành án. Việc định giá tài sản kê biên nhằm mục đích xác định giá
khởi điểm của tài sản thi hành án để bán đấu giá, thi hành nghĩa vụ trả tiền của người
phải thi hành án. Do đó, việc định giá này có ý nghĩa rất quan trọng trong q trình

giải quyết việc THADS. Định giá và đấu giá tài sản THADS là một hoạt động
thường gắn liền với biện pháp cưỡng chế thi hành án, vì vậy cần phải có những quy
định cụ thể, rõ ràng, tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan THADS và chấp hành viên thực
hiện nhiệm vụ theo quy định pháp luật, đảm bảo cho hiệu lực của bản án, quyết định
dân sự của Tòa án đã tuyên được thi hành trên thực tế đạt hiệu quả.
Như vậy, định giá tài sản kê biên nhằm xác định giá khởi điểm của tài sản thi
hành án. Giá khởi điểm là giá ban đầu thấp nhất của tài sản đấu giá trong trường hợp
đấu giá theo phương thức trả giá lên; giá ban đầu cao nhất của tài sản đấu giá trong
trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống. Đây là một khâu rất quan trọng,
liên quan đến việc xác định giá khởi điểm của tài sản THADS đấu giá. Giá khởi
điểm của tài sản THADS được xác định bằng nhiều hình thức khác nhau và tuân


theo trình tự luật định, địi hỏi chấp hành viên cũng như đấu giá viên cần nắm và vận
dụng chính xác quy định pháp luật về xác định giá khởi điểm của tài sản THADS
đấu giá.
* Quy định của pháp luật về định giá tài sản kê biên bán đấu giá để
THADS.
Định giá tài sản kê biên, bán đấu giá để giải quyết việc thi hành án hiện nay
được thực hiện theo quy định tại Điều 98 của Luật THADS năm 2008.
Ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thỏa thuận được về giá tài sản hoặc về
tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó. Giá tài sản
do đương sự thỏa thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá. Trường hợp đương sự có
thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ
chức thẩm định giá đó. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản,
Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên trong các trường hợp sau:
+ Đương sự không thỏa thuận được về giá và không thỏa thuận được việc lựa
chọn tổ chức thẩm định giá;
+ Tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch

vụ;
+ Thi hành phần bản án, quyết định quy định tại khoản 1, Điều 36 của Luật
THADS năm 2008.
- Chấp hành viên xác định giá trong các trường hợp sau đây:
+ Không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ như quy định nêu trên (Tổ
chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ);
+ Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà
đương sự khơng thỏa thuận được với nhau về giá. Chính phủ quy định về tài sản có
giá trị nhỏ.
Ngồi ra, tại Điều 15 của Nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của
Chính phủ quy định chi tiết của Luật THADS về thủ tục THADS còn quy định việc
xác định giá đối với tài sản kê biên như sau: chấp hành viên xác định giá đối với tài


sản kê biên có giá trị nhỏ là tài sản mà tại thời điểm xác định giá, sản phẩm cùng loại
chưa qua sử dụng có giá bán trên thị trường không quá 2.000.000 đồng (hai triệu
đồng); Trường hợp do không ký được hợp đồng dịch vụ quy định tại Điều 98 Luật
THADS, chấp hành viên tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chun
mơn có liên quan trước khi xác định giá của tài sản kê biên.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về THADS thì việc định giá tài sản kê
biên để đấu giá hiện nay được tiến hành thơng qua các hình thức:
- Giá do các đương sự thỏa thuận: Căn cứ vào khoản 1, Điều 98 của Luật
THADS năm 2008 thì ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thỏa thuận được giá tài
sản thì Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó. Giá tài sản do đương sự thỏa
thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá. Khoản 2, Điều 3 của Luật THADS năm 2008
cũng quy định “đương sự bao gồm người được thi hành án, người phải thi hành án”.
- Giá do tổ chức thẩm định giá xác định: là giá khởi điểm để bán đấu giá. Gía
khởi điểm của tài sản bán đấu giá sẽ được thể hiện tại Chứng thư thẩm định giá do tổ
chức thẩm định giá phát hành.
- Chấp hành viên xác định giá: căn cứ khoản 3, Điều 98 của Luật THADS

năm 2008 thì Chấp hành viên xác định giá trong hai trường hợp sau:
+ Không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ quy định tại khoản 2, Điều
98 của Luật THADS.
+ Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà
đương sự khơng thỏa thuận được với nhau về giá. Tài sản có giá trị nhỏ là tài sản mà
tại thời điểm xác định giá, sản phẩm cùng loại chưa qua sử dụng có giá bán trên thị
trường khơng q năm triệu đồng.
Chấp hành viên là người chịu trách nhiệm về việc xác định giá tài sản khởi
điểm tài sản. Giá do chấp hành viên xác định trong trường hợp này cũng là giá khởi
điểm để bán đấu giá tài sản THADS.
1.2.2.2. Định giá lại tài sản kê biên
Theo quy định của Luật THADS năm 2008 thì việc định giá lại tài sản được
thực hiện trong các trường hợp sau:


- Thứ nhất, Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 98
của Luật THADS 2008 dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản (khoản 1, Điều 99);
- Thứ hai, đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thơng báo cơng khai
về việc bán đấu giá tài sản (khoản 2, Điều 99);
- Thứ ba, Điều 104 Luật THADS sửa đổi năm 2014 quy định "trong thời hạn
10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của chấp hành viên và yêu cầu đương sự
thỏa thuận về mức giảm giá tài sản, nếu đương sự không thỏa thuận hoặc thỏa thuận
không được về mức giá thì chấp hành viên quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục
bán đấu giá và mỗi lần giảm giá không quá 10% giá khởi điểm của lần bán đấu giá
liền kề trước đó. Từ sau lần giảm giá thứ hai trở đi mà khơng có người tham gia đấu
giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì người được thi hành án có quyền nhận
tài sản trừ vào số tiền được thi hành án”. Song thực tế thì người được thi hành án
thường khơng nhận tài sản và tài sản lại tiếp tục giảm giá để bán đấu giá cho đến khi
tài sản bán đấu giá thành.
* Về thủ tục định giá lại: Theo quy định tại khoản 2 Điều 99 Luật THADS

năm 2008, việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện theo quy định tại khoản 2
và khoản 3, Điều 98 của Luật THADS năm 2008 thì khi định giá lại đương sự cũng
có quyền lựa chọn tổ chức thẩm định giá và Chấp hành viên phải ký hợp đồng dịch
vụ với tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn. Vì vậy, một trong những thủ tục
rất quan trọng khi định giá lại là Chấp hành viên phải cho các đương sự thỏa thuận
về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá. Nếu các đương sự không thỏa thuận được thì
Chấp hành viên mới ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành
phố, trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên. Do đó, khi có kết quả định giá lại
Đấu giá viên cũng cần lưu ý quy định này để xem xét tính hợp pháp của hồ sơ thi
hành án trước khi ký hợp đồng bán đấu giá tài sản.
1.2.3. Chủ thể đấu giá tài sản THADS
1.2.3.1. Tổ chức đấu giá tài sản và Đấu giá viên
Theo khoản 12, Điều 5 của Luật đấu giá tài sản năm 2016 thì Tổ chức đấu giá
tài sản bao gồm Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và Doanh nghiệp đấu giá tài sản.


Đấu giá viên là người được cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá. Là chủ thể
tham gia quan hệ đấu giá tài sản nói chung và tài sản THADS nói riêng và đấu giá
viên phải làm trong tổ chức đấu giá tài sản như Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và
Doanh nghiệp đấu giá tài sản.
1.2.3.2. Người có tài sản đấu giá và người sở hữu tài sản đấu giá
Người có tài sản đấu giá là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, người được chủ sở
hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá
theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Đối với tài sản THADS đấu giá thì Thủ trưởng Cơ quan THADS hay Chấp
hành viên là người có tài sản đấu giá, có quyền đưa tài sản THADS ra đấu giá theo
quy định của pháp luật.
1.2.3.3. Người tham gia đấu giá tài sản
Người tham gia đấu giá tài sản là cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện tham gia
đấu giá để mua tài sản đấu giá theo quy định của Luật đấu giá tài sản và quy định

khác của pháp luật có liên quan.
1.2.3.4. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan đấu giá tài sản THADS
Trong THADS, người được thi hành án có quyền lợi liên quan đến việc đấu
giá tài sản THADS. Họ có quyền thỏa thuận quyết định tổ chức thẩm định giá, tổ
chức đấu giá, yêu cầu định giá lại tài sản và nhận tiền bán đấu giá tài sản thành.
1.2.4. Trình tự, thủ tục về đấu giá tài sản để thi hành án dân sự
1.2.4.1. Ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản
Căn cứ khoản 1, Điều 33 của Luật đấu giá tài sản và khoản 2, Điều 101 của
Luật THADS năm 2008 thì người có tài sản đấu giá ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá
tài sản với tổ chức đấu giá tài sản. Đối với tài sản thi hành án thì Chấp hành viên có
thẩm quyền xử lý tài sản của cơ quan THADS. Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá
tài sản hoặc Giám đốc doanh nghiệp đấu giá tài sản hoặc đại diện hợp pháp hoặc đại
diện theo ủy quyền của tổ chức đấu giá tài sản.
Chấp hành viên làm việc trực tiếp với tổ chức đấu giá tài sản để thảo thuận
một số điều khoản cần thiết trong hợp đồng. Khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bán đấu giá


tài sản THADS, Đấu giá viên được phân công nhiệm vụ phải kiểm tra thẩm quyền
của Chấp hành viên trong việc ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản. Đồng thời
xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện theo Hợp đồng dịch vụ đấu giá
tài sản được quy định của Luật đấu giá tài sản năm 2016, Luật THADS sự hiện hành
và pháp luật có liên quan. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản phải được lập thành văn
bản gồm một số nội dung chính quy định tại Điều 33 Luật đấu giá tài sản.
Điều 33 của Luật đấu giá tài sản năm 2016 quy định việc ký hợp đồng dịch
vụ đấu giá tài sản theo đó người có tài sản đấu giá ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá
tài sản với tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá tài sản. Hợp đồng dịch
vụ đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản, được thực hiện theo quy định của
pháp luật về dân sự và quy định của luật này. Khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài
sản, người có tài sản đấu giá có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức đấu giá tài sản
bằng chứng chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền được bán tài sản theo

quy định của pháp luật và chịu trách nhệm trước pháp luật về bằng chứng đó. Tổ
chức đấu giá tài sản có trách nhiệm kiểm tra thông tin về quyền được bán tài sản do
người có tài sản đấu giá cung cấp. Tổ chức đấu giá tài sản không chịu trách nhiệm về
giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá, trừ trường hợp tổ chức đấu giá tài sản không
thông báo đầy đủ, chính xác cho người tham gia đấu giá những thơng tin cần thiết có
liên quan đến giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài
sản. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thực
hiện theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, quy định của Luật đấu giá tài sản, pháp
luật về Luật THADS và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Về thời hạn bán đấu giá tài sản thi hành án trong hợp đồng dịch vụ đấu giá tài
sản ký giữa Chấp hành viên với Tổ chức đấu giá tài sản phải phù hợp với quy định
tại khoản 2, Điều 101 của Luật THADS năm 2008, đó là: “Việc bán đấu giá tài sản
kê biên là động sản có giá trị từ trên 10 triệu đồng và bất động sản do tổ chức bán
đấu giá thực hiện phải được thực hiện. Đương sự có quyền thỏa thuận về tổ chức bán
đấu giá trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá. Chấp hành viên ký hợp
đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá do đương sự thỏa thuận.


Trường hợp đương sự khơng thỏa thuận được thì chấp hành viên lựa chọn tổ chức
bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản. Việc ký hợp đồng dịch vụ
bán đấu giá tài sản trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày định giá. Việc bán đấu giá đối
với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là
45 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng. Qua đó, người có tài sản đấu giá hoặc tổ chức đấu
giá tài sản có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ đấu giá tài
sản theo quy định của pháp luật về dân sự trước khi tổ chức đấu giá tài sản nhận hồ
sơ tham gia đấu giá của người tham gia đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định
khác. Người có tài sản đấu giá có quyền hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản khi
có một trong các căn cứ sau đây:
- Tổ chức khơng có chức năng hoạt động đấu giá tài sản mà tiến hành cuộc
đấu giá hoặc cá nhân không phải là đấu giá viên mà điều hành cuộc đấu giá, trừ

trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện;
- Tổ chức đấu giá tài sản cố tình cho phép người khơng đủ điều kiện tham gia
đấu giá theo quy định của pháp luật tham gia đấu giá và trúng đấu giá;
- Tổ chức đấu giá tài sản có một trong các hành vi: không thực hiện việc niêm
yết đấu giá tài sản; không thông báo công khai việc đấu giá tài sản; thực hiện không
đúng quy định về bán hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, tổ chức đăng ký tham gia đấu
giá; cản trở, hạn chế người tham gia đấu giá đăng ký đấu giá;
- Tổ chức đấu giá tài sản thơng đồng, móc nối với người tham gia đấu giá
trong quá trình tổ chức đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ
sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
- Tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cuộc đấu giá khơng đúng quy định về hình
thức đấu giá, phương thức đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá dẫn đến làm sai lệch
kết quả đấu giá tài sản.
Như vậy, Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm kiểm tra thông tin về quyền
được bán tài sản do người có tài sản đấu giá cung cấp. Đối với tài sản thi hành án
đấu giá cần xem xét kỹ hồ sơ pháp lý như: các thơng tin, giấy tờ có liên quan đến tài
sản bán đấu giá, các thông tin về quyền sở hữu tài sản, các thông tin về cá nhân, cơ


quan, tổ chức đang quản lý, sử dụng tài sản bị kê biên, thông tin về giá trị tài sản.
Khi xem xét thông tin về giá trị của tài sản, Đấu giá viên cần hiểu rõ quy định tại
Điều 98 của Luật THADS năm 2008 về giá khởi điểm nhằm tránh hậu quả xảy ra khi
tổ chức đấu giá tài sản để THADS không đúng quy định pháp luật.
1.2.4.2. Niêm yết, thông báo công khai và trưng bày tài sản bán đấu giá
Điều 35 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định “Niêm yết việc đấu giá tài sản”
1. Tổ chức đấu giá tài sản niêm yết việc đấu giá tài sản như sau:
a, Đối với tài sản là động sản thì tổ chức đấu giá tài ản phải niêm yết việc
đấu giá tài sản tại trụ sở của tổ chức mình, nơi trưng bày tài sản (nếu có) và nơi tổ
chức cuộc đấu giá ít nhất là 07 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá;
b, Đối với tài sản là bất động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết

việc đấu giá tài sản tại trụ sở của tổ chức mình, nơi tổ chức cuộc đấu giá và UBND
cấp xã nơi có bất động sản ít nhất 15 ngày trước ngày mở cuộc đấu giá;
2. Các thơng tin chính phải niêm yết bao gồm:
a, Tên, địa chỉ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá
b, Các nội dung quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 2, Điều 34 của
Luật đấu giá tài sản năm 2016.
3. Tổ chức đấu giá tài sản lưu tài liệu, hình ảnh về việc niêm yết đấu giá tài
sản quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 35 của Luật đấu giá tài sản trong hồ sơ đấu
giá. Đối với trường hợp niêm yết tại UBND cấp xã nơi có bất động sản đấu giá thì tổ
chức đấu giá tài sản lưu tài liệu, hình ảnh về việc niêm yết hoặc lập văn bản có xác
nhận về việc niêm yết của UBND cấp xã.
4. Ngoài việc niêm yết quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều này, tổ chức đấu
giá tài sản thực hiện thông báo công khai việc đấu giá tài sản theo quy định tại Điều
57 của Luật đấu giá tài sản và theo yêu cầu của người có tài sản đấu giá.
Điều 57 của Luật đấu giá tài sản năm 2016 quy định “Thông báo cơng khai
việc đấu giá tài sản”.
1. Ngồi quy định về việc niêm yết việc đấu giá tài sản quy định tại các
khoản 1, 2 và 3 Điều 35 của Luật đấu giá tài sản, đối với tài sản đấu giá là động sản


có giá khởi điểm từ 50 triệu đồng trở lên và bất động sản thì tổ chức đấu giá tài sản
phải thơng báo cơng khai ít nhất hai lần trên báo in hoặc báo hình của Trung ương
hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản đấu giá và trang thông tin
điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản; mỗi lần thông báo công khai cách nhau ít
nhất 02 ngày làm việc
2. Trường hợp đấu giá theo thủ tục rút gọn quy định tại điểm b khoản 1, Điều
53 của Luật đấu giá tài sản thì tổ chức đấu giá tài sản thông báo công khai một lần
việc đấu giá tài sản trên báo in hoặc báo hình của Trung ương hoặc tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương nơi có tài sản đấu giá.
3. Thời gian thơng báo cơng khai lần thứ hai ít nhất là 07 ngày làm việc đối

với tài sản là động sản, 15 ngày đối với tài sản là bất động sản trước ngày mở cuộc
đấu giá. Việc thông báo công khai quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện
đồng thời với việc niêm yết đấu giá tài sản quy định tại khoản 2, Điều 53 của Luật
đấu giá tài sản.
4. Nội dung thông báo công khai việc đấu giá tài sản bao gồm:
a, Tên, địa chỉ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá;
b, Thời gian, địa điểm đấu giá tài sản;
c, Tên tài sản, nơi có tài sản đấu giá;
d, Giá khởi điểm của tài sản trong trường hợp công khai giá khởi điểm; tiền
đặt trước;
đ, Thời gian, địa điểm, điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá.
5. Tổ chức đấu giá tài sản lưu tài liệu, hình ảnh về việc thông báo công khai
quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều này trong hồ sơ đấu giá.
1.2.4.3. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá tài sản
Điều 38 của Luật đấu giá tài sản quy định “Đăng ký tham gia đấu giá”.
1. Cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá thông qua việc nộp hồ sơ tham
gia đấu giá hợp lệ và tiền đặt trước cho tổ chức đấu giá tài sản theo quy định của
Luật đấu giá tàn sản và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp
pháp luật có quy định về điều kiện khi tham gia đấu giá thì người tham gia đấu giá


phải đáp ứng điều kiện đó. Người tham gia đấu giá có thể ủy quyền bằng văn bản
cho người khác thay mặt mình tham gia đấu giá.
2. Tổ chức đấu giá tài sản bán hồ sơ tham gia đấu giá, tiếp nhận hồ sơ tham
gia đấu giá trong giờ hành chính, liên tục kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản
cho đến trước ngày mở cuộc đấu giá 02 ngày.
3. Ngoài các điều kiện đăng ký tham gia đấu giá quy định tại Luật đấu giá tàn
sản và pháp luật có liên quan, người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản không
được đặt thêm yêu cầu, điều kiện đối với người tham gia đấu giá.
4. Những người sau đây không được đăng ký tham gia đấu giá:

a, Người khơng có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc
người tại thời điểm đăng ký tham gia đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi
của mình;
b, Người làm việc trong tổ chức đấu giá tài sản thực hiện cuộc đấu giá; cha,
mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của đấu giá viên điều hành cuộc đấu
giá; người trực tiếp giám định, định giá tài sản; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chi
ruột, em ruột của người trực tiếp giám định, định giá tài sản;
c, Người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền xử lý tài sản, người có quyền
quyết định bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật;
d, Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quy định tại
điểm c khoản này;
đ, Người khơng có quyền mua tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật áp
dụng đối với loại tài sản đó.
1.2.4.4. Tổ chức đấu giá tài sản để xác định giá bán tài sản đấu giá
Điều 55 của Luật đấu giá tài sản năm 2016 quy định “Trình tự thủ tục đấu giá
tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá”.
Việc đấu giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật đấu giá tài sản năm
2016 được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của Luật đấu giá tài sản. Từ đó,
trước khi thực hiện việc đấu giá tài sản để THADS, tổ chức đấu giá tài sản lập hồ sơ


đấu giá, soạn thảo Quy chế cuộc đấu giá theo quy định tại Điều 34 của Luật đấu giá
tài sản năm 2016. Tuy nhiên, đây là tài sản thi hành án đấu giá nên cần quy định
những điều kiện đấu giá tài sản thi hành án cho phù hợp với Luật THADS năm 2008,
Luật đấu giá tài sản năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành như việc xem xét
kỹ quyền nhận lại tài sản trước ngày tổ chức bán đấu giá 01 ngày theo khoản 5, Điều
101 của Luật THADS năm 2008. Vì vậy, cần quy định cụ thể trong quy chế về
trường hợp này để người tham gia đấu giá tính tốn, cân nhắc khi quyết định tham
gia đấu giá và quy định về việc người mua được tài sản đấu giá phải tự đi làm thủ t ục

chuyển quyền sở hữu tài sản và phải chịu tồn bộ các chi phí làm thủ tục chuyển
quyền sở hữu cũng như rủi ro trong việc bàn giao tài sản thi hành án cho người trúng
đấu giá, hạn chế khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp.
Sau khi hồn tất các trình tự, thủ tục niêm yết, thơng báo công khai việc đấu
giá tài sản và bán hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ của người tham gia đấu giá, đủ điều kiện để
tổ chức cuộc đấu giá tài sản theo Luật đấu giá tài sản năm 2016. Đấu giá viên mời
chấp hành viên ký hợp đồng bán đấu giá tài sản tham gia chứng kiến việc tổ chức
đấu giá tài sản. Đối với tài sản là bất động sản thì cần mời Cơng chứng viên tham dự.
Đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá giới thiệu bản thân, người giúp việc; thông báo
quy chế cuộc đấu giá tài sản; công bố danh sách người đăng ký mua tài sản đấu giá;
điểm danh để xác định người tham gia đấu giá tài sản; giới thiệu từng tài sản đấu giá;
nhắc lại giá khởi điểm; thông báo bước giá và trả lời các câu hỏi của người tham gia
đấu giá. Đấu giá viên yêu cầu người tham gia đấu giá tài sản trả giá và quyết định,
công bố người trúng đấu giá và ký hợp đồng hoặc lập Biên bản trúng đấu giá chuyển
cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả trúng đấu giá theo quy định tại Điều
46 của Luật đấu giá tài sản năm 2016 quy định “Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá,
phê duyệt kết quả đấu giá tài sản”.
1. Kết quả đấu giá tài sản là căn cứ để các bên ký kết hợp đồng mua bán tài
sản đấu giá hoặc cơ sở để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được ký kết giữa người có tài sản đấu
giá với người trúng đấu giá hoặc giữa người có tài sản đấu giá, người trúng đấu giá


và tổ chức đấu giá tài sản nếu các bên có thỏa thuận, trừ tường hợp pháp luật có quy
định khác. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp
luật về dân sự.
3. Người trúng đấu giá được coi như chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán
tài sản đấu giá kể từ thời điểm đấu giá viên công bố người trúng đấu giá, trừ trường
hợp người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá tại khoản 3, Điều 44 của Luật
này hoặc từ chối kết quả trúng đấu giá quy định tại Điều 51 của Luật này. Kể từ thời

điểm này, quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo quy định của pháp luật
về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản được thực
hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
1.2.5. Bàn giao tài sản trúng đấu giá
Người có tài sản đấu giá có nghĩa vụ giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến
tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng
mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật.
Việc bàn giao tài sản thi hành án đấu giá cho người mua được tài sản là bước
cuối và rất quan trọng để hoàn thành một cuộc bán đấu giá tài sản THADS. Đây là
một cơng việc khó khăn và phức tạp xuất phát từ nhiều phía, nhiều nguyên nhân.
Thực tế rất ít trường hợp người phải thi hành án tự nguyện giao tài sản mà phải bị tổ
chức cưỡng chế để bàn giao tài sản thi hành án cho người mua được tài sản đấu giá
theo Điều 103, từ Điều 114 đến Điều 117 của Luật THADS 2008, Điều 103 được sửa
đổi, bổ sung trong Luật THADS năm 2014.
1.2.6. Chuyển quyền sở hữu cho người mua được tài sản đấu giá
Người mua được tài sản đấu giá được nhận tài sản đấu giá và có quyền sở hữu
đối với tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật. Đồng thời được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đấu
giá đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của
pháp luật và Điều 48 Luật đấu giá tài sản năm 2016.
Đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử


dụng tài sản thì việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đấu giá cho người
mua được tài sản do người mua được tài sản đấu giá thực hiện. Do đó, người mua
được tài sản bán đấu giá phải tự đi làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, sử dụng và
phải chịu tồn bộ các chi phí làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức (người mua được tài sản đấu giá) có yêu cầu và
được tổ chức đấu giá tài sản cung cấp dịch vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu,

quyền sử dụng tài sản, quản lý tài sản và dịch vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá
thì phải trả chi phí dịch vụ cho tổ chức đấu giá tài sản theo thỏa thuận giữa cá bên
theo quy định tại Điều 67 của Luật đấu giá tài sản năm 2016.
1.2.7. Thanh lý hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản
Việc thanh lý hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản do người có tài sản đấu giá và
tổ chức đấu giá tài sản thực hiện sau khi các bên thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ
theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản do các bên ký kết thì tiến hành thanh lý hợp
đồng dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định pháp luật.
Kết luận chương 1
Đấu giá tài sản nói chung và tài sản thi hành án nói riêng là một trong những
hoạt động pháp lý có ý nghĩa quan trọng, góp phần cho sự phát triển đất nước, được
xã hội ngày càng quan tâm và pháp luật luôn điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn
trước việc xã hội hóa hoạt động đấu giá tài sản trên cả nước như hiện nay.
Luật đấu giá tài sản được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày
17/11/2016, là dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện, thống nhất khung pháp lý
điều chỉnh hoạt động đấu giá tài sản trên cơ sở thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng,
Bộ luật dân sự năm 2015. Qua đó nhằm tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất cho
hoạt động đấu giá tài sản, khắc phục những bất cập, hạn chế và phù hợp với pháp
luật khác như Hiến pháp. Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật THADS, Bộ Luật Tố
tụng dân sự, luật doanh nghiệp hiện hành, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt
động đấu giá tài sản theo hướng chuyên nghiệp hóa, xã hội hóa, góp phần hồn thiện
thể chế kinh tế thị trường, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ
đổi mới, thời kỳ hội nhập quốc tế. Luật đấu giá tài sản năm 2016 có nhiều nội dung


×