Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Pháp luật về nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực đồ uống không cồn tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.33 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

HUỲNH THỊ THU HIỀN

PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
TRONG LĨNH VỰC ĐỒ UỐNG KHÔNG CỒN TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

HUỲNH THỊ THU HIỀN

PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
TRONG LĨNH VỰC ĐỒ UỐNG KHÔNG CỒN TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÀNH QUỐC TUẤN

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Pháp luật về nhượng quyền thương mại trong


lĩnh vực đồ uống không cồn tại Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tơi, và khơng
có sự sao chép các cơng trình nghiên cứu khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm với cam đoan này.


TÁC GIẢ

HUỲNH THỊ THU HIỀN


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NQTM

Nhượng quyền thương mại

HĐNQTM

Hợp đồng nhượng quyền thương mại

BNQ

Bên nhượng quyền

BNhQ

Bên nhận quyền


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRANG
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài..............................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu...........................................4
4.1. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................4
4.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................5
5. Bố cục luận văn..................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG
QUYỀN THƯƠNG MẠI ĐỒ UỐNG KHÔNG CỒN ..........................................6
1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại đồ uống
không cồn ................................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm .....................................................................................................6
1.1.2. Đặc điểm .......................................................................................................10
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại
đồ uống khơng cồn.................................................................................................13
1.3. Khái niệm và vai trị của pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương
mại
đồ uống không cồn.................................................................................................19
1.3.1. Khái niệm pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại đồ uống khơng
cồn ..........................................................................................................................19
1.3.2. Vai trị của pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại đồ uống không
cồn ..........................................................................................................................20


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .....................................................................................22
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG
MẠI ĐỒ UỐNG KHÔNG CỒN TẠI VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ GĨP PHẦN
HỒN THIỆN PHÁP LUẬT...............................................................................23

2.1. Nội dung điều chỉnh của pháp luật hiện hành về hoạt động nhượng quyền
thương mại đồ uống không cồn tại Việt Nam......................................................23
2.1.1. Chủ thể trong nhượng quyền thương mại đồ uống khơng cồn ................... 23
2.1.2. Hình thức pháp lý trong nhượng quyền thương mại đồ uống không cồn.....31
2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại đồ
uống khơng cồn ......................................................................................................42
2.2. Hồn thiện pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại đồ uống
không cồn .............................................................................................................. 55
2.2.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại đồ
uống không cồn ......................................................................................................55
2.2.2. Kiến nghị cụ thể góp phần hồn thiện pháp luật về hoạt động nhượng quyền
thương mại đồ uống không cồn ..............................................................................58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .....................................................................................64
KẾT LUẬN

65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

69


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để có thể tham gia vào thị trường bang một thương hiệu hồn tồn mới là điều
khơng khó, nhưng xây dựng và phát triển được một thương hiệu mạnh, bền vững thì
quả là nan đề cho người kinh doanh. Nó địi hỏi mơ hình kinh doanh, cách thức quản lý,
sản phẩm, chất lượng, giá cả, thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng, hình ảnh quảng

bá thương hiệu, thủ tục pháp lý như thế nào và còn rất nhiều các vấn đề khác mà chủ
thể kinh doanh phải tìm hiểu và tạo dựng từ bước khởi đầu. Chính vì lẽ đó mà họ phải
đối mặt với vơ vàn khó khăn với rủi ro cao, còn chưa kể đến việc phải cạnh tranh với
những tên tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường.
Để tránh những rủi ro cũng như giảm bớt chi phí, nền kinh tế sản sinh ra một
phương thức kinh doanh mới, trong đó một bên cho một bên khác sử dụng thương hiệu
của mình, kể cả sản phẩm, bí mật kinh doanh và những yếu tố khác để họ tự kinh
doanh, tất nhiên rằng bên được sử dụng thương hiệu đó phải tuân thủ những điều kiện
đã được đặt ra trước và phải trả tiền cho việc sử dụng các yếu tố này. Phương thức kinh
doanh như thế gọi là nhượng quyền thương mại (sau đây gọi là NQTM).
Chỉ vừa mới xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 90 của thế kỉ XX, với sự tiên
phong mở đầu bởi Trung Nguyên, NQTM đồ uống không cồn ngày càng phổ biến, mở
rộng về cả số lượng và chất lượng thương hiệu, có thể kể đến một số cái tên tiêu biểu
như: Trung Nguyên, Highland, Effoc và các thương hiệu khác. Để tạo căn cứ pháp lý
cho hoạt động thương mại này, Việt Nam đã xây dựng và ban hành các văn bản pháp
luật để điều chỉnh gồm có: Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật An toàn vệ sinh thực
phẩm, Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác. Nhìn chung, dù là NQTM
trong bất cứ lĩnh vực nào thì trước hết cũng phải tuân thủ theo các quy định chung điều
chỉnh hoạt động NQTM trong Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn. Bên cạnh
đó, ở từng lĩnh vực có những điểm đặc trưng mà pháp luật có những điều chỉnh riêng
tương ứng với nó.
Tốc độ phát triển mạnh mẽ và độ phổ biến của NQTM đồ uống không cồn đã đặt
ra vấn đề cần phải nghiên cứu khung pháp lý điều chỉnh loại quan hệ này. Hiện nay,


2

việc tham gia của các chủ thể nước ngoài vào thị trường nhượng quyền thương mại tại
Việt Nam đang ngày càng đơng đảo, có thể kể đến những cái tên như: Coffee Bean &
Tea Leaf, KFC, Lotteria, Jollibee, Pizza Hut, Burger King, McDonald's, Domino's

Pizza. Ngồi ra, tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới, trong đó Việt
Nam cũng gia nhập vào làn sóng khổng lồ đó bằng cách tham gia hàng loạt tổ chức
quốc tế, ký kết các điều ước quốc tế. Câu hỏi đặt ra là NQTM đồ uống không cồn ở
Việt Nam hiện nay được pháp luật điều chỉnh như thế nào?
Từ câu hỏi trên, học viên nghiên cứu hoạt động thương mại này qua luận văn với
đề tài “Pháp luật về nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực đồ uống không cồn tại
Việt Nam”. Thông qua luận văn, học viên muốn cung cấp cái nhìn bao quát khung pháp
lý mà Việt Nam điều chỉnh hoạt động NQTM đồ uống không cồn được thực hiện như
thế nào, từ khi hình thành đến quá trình hoạt động, cũng như đánh giá tình hình thực
hiện trên thực tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
NQTM đang ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng thương
hiệu cũng như tạo nền tảng kinh doanh ban đầu, điều này được thể hiện rất rõ ràng qua
ý nghĩa của hoạt động này. Chính vì vậy mà nó dần phổ biến trong nền kinh tế nên
khơng khó khăn để tìm thấy những thương hiệu đang thực hiện NQTM tại Việt Nam.
Thế nên việc nghiên cứu hoạt động NQTM dưới góc nhìn luật học được rất nhiều tác
giả quan tâm, thực hiện phân tích dưới nhiều khía cạnh.
Về luận văn thạc sĩ có các cơng trình sau:
- Về hợp đồng trong hoạt động NQTM có Đỗ Thị Tuyết Nhung với đề tài “Pháp
luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại” tại Hà Nội (năm 2009), nghiên
cứu tổng thể và chuyên sâu về các vấn đề pháp lý về hợp đồng nhượng quyền thương
mại (sau đây gọi là HĐNQTM).
- về mối quan hệ giữa NQTM với sở hữu trí tuệ, cạnh tranh có luận văn của
Trần Thị Hồng Thúy với đề tài “Kiểm soát hợp đồng nhượng quyền thương mại theo
quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ” tại Hà Nội (năm 2012),
phân tích mối quan hệ giữa NQTM với các hành vi cạnh tranh và nội dung về sở hữu trí


3


tuệ, từ đó đặt ra việc kiểm sốt các vấn đề này.
- Về tranh chấp trong hoạt động nhượng quyền có luận văn của Nguyễn Thanh
Long với đề tài “Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương
mại theo pháp luật Việt Nam” tại Hà Nội (năm 2014), nghiên cứu về các tranh chấp
phát sinh trong hoạt động NQTM và thực trạng giải quyết tranh chấp.
Về luận án tiến sỹ có các cơng trình sau:
- Luận án tiến sĩ của Vũ Đặng Hải Yến với đề tài “Những vấn đề lý luận và thực
tiễn về pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại tại Việt Nam” tại Hà Nội (năm
2009), nghiên cứu tổng thể pháp luật điều chỉnh hoạt động NQTM, và phân tích mối
quan hệ giữa NQTM với cạnh tranh và sở hữu trí tuệ.
- Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thị Tình với đề tài “Pháp luật hạn chế
cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay” tại Hà Nội
(năm 2015) nghiên cứu về các quy định, thực trạng hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
NQTM tại Việt Nam thông qua các đánh giá pháp luật điều chỉnh vấn đề này.
Về bài viết:
Có khá nhiều bài viết, bài nghiên cứu được đăng trên các báo, các tạp chí, ví dụ
như bài viết của tác giả Nguyễn Trọng Điệp với bài viết “Thực tiễn thi hành pháp luật
về nhượng quyền tại Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn tham chiếu với yêu cầu của các
hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới” trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia
Luật học số 2/2018 bàn về các quy định hiện hành của Luật Thương mại 2005 chưa bắt
kịp theo nội hàm quy định của các hiệp định thế hệ mới.
Tác giả Nguyễn Thị Tình với bài viết “Pháp luật điều chỉnh hành vi ấn định giá
bán lại tối thiểu trong quan hệ nhượng quyền thương mại và kinh nghiệm lập pháp của
Liên minh Châu Âu” được đăng trên Tạp chí luật học số 04/2014 bàn về pháp luật Việt
Nam và Châu Âu điều chỉnh quan hệ cạnh tranh trong NQTM như thế nào qua hành vi
ấn định giá bán lại tối thiểu.
Nhìn chung, các bài nghiên cứu trên đã phân tích từ những vấn đề tổng quan về
pháp luật điều chỉnh hoạt động NQTM đến nghiên cứu từng khía cạnh trong NQTM
như sở hữu trí tuệ, cạnh tranh. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về NQTM



4

trong lĩnh vực đồ uống không cồn, là một lĩnh vực cụ thể nên học viên sẽ nghiên cứu đề
tài này.
3. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu nhằm hướng đến các đối tượng sau:
- Nội dung của pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động NQTM đồ uống
không cồn tại Việt Namvà thực tiễn áp dụng; từ đó đánh giá ưu điểm và hạn chế của các
quy định này. Đồng thời xác định phương hướng phát triển của hoạt động thương mại
này trong tương lai.
- Đưa ra kiến nghị các giải pháp nhằm góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu
quả thực thi pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại đồ uống không cồn tại Việt
Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
4.1.

Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài luận văn này, học viên sẽ nghiên cứu trong phạm vi sau:
- Về không gian: học viên sẽ nghiên cứu pháp luật Việt Nam được áp dụng trên

lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Về thời gian: NQTM xuất hiện từ những năm 1975 và cũng có văn bản pháp
luật điều chỉnh hoạt động này, tuy nhiên đến năm 2005 mới được chính thức ghi nhận
vào Luật Thương mại dưới tư cách của một hoạt động thương mại độc lập. Vì vậy học
viên nghiên cứu hoạt động NQTM đồ uống không cồn chủ yếu kể từ khi Luật Thương
mại 2005 có hiệu lực và các văn bản pháp luật được ban hành sau năm 2005.
- Về đối tượng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu về pháp luật điều chỉnh hoạt
động NQTM đồ uống khơng cồn. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều cách hiểu cũng
như phân loại đồ uống khơng cồn. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác

giả chỉ nghiên cứu các loại đồ uống không cồn được pha chế trực tiếp tại thời điểm sử
dụng và không bao gồm đồ uống đóng chai hoặc chất lỏng đóng hộp.
4.2.

Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn này, học viên sẽ sử dụng kết hợp nhiều phương pháp,

trong đó có các phương pháp cơ bản sau: phân tích thống kê quy định để xem xét pháp


5

luật đã điều chỉnh hoạt động NQTM đồ uống không cồn dưới những khía cạnh nào;
phương pháp so sánh cho thấy những điểm đặc trưng của hoạt động thương mại này
cũng như sự khác biệt trong chủ thể kinh doanh là trong nước hay nước ngồi; phương
pháp phân tích, tổng hợp để rút ra nhận xét về tính hợp lý của pháp luật cũng như thực
trạng áp dụng pháp luật vào thực tế, nhằm đề xuất giải pháp, ngoài ra cịn có nhiều
phương pháp nghiên cứu khác.
5. Bố cục luận văn
Luận văn gồm có 2 chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại đồ
uống không cồn
Chương 2: Pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại đồ uống không
cồn tại Việt Nam và kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI ĐỒ UỐNG KHÔNG CỒN
1.1.


Khái niệm và đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại đồ


Ạ 11

uống không cồn

1.1.1.

Khái niệm
Con người đã thực hiện hoạt động trao đổi, mua bán từ rất sớm, có thể nói đây là

hoạt động gần như là song hành cùng với sự phát triển của loài người. Qua thời gian, từ
những phương thức kinh doanh cổ điển, con người cũng sáng tạo ra những hình thức
kinh doanh mới để phù hợp với sự thay đổi của thời đại, NQTM được hình thành dựa
trên lý do đó. Ngày nay với sự xuất hiện ngày càng nhiều những tên tuổi được kinh
doanh dưới hình thức này như Lotteria, KFC, BBQ, Coffee Bean, Highland, Trung
Nguyên, Phở 24 và nhiều thương hiệu khác đã và đang ngày càng khẳng định vai trò
mà hoạt động thương mại này đóng góp cho nền kinh tế, vì thế địi hỏi phải hiểu pháp
luật điều chỉnh hoạt động này để áp dụng có hiệu quả.
Theo website của Bộ Cơng thương, từ năm 2009 đến nay đã có 122 thương hiệu
quốc tế đăng ký nhượng quyền vào nước ta1. Qua thời gian, con số này khơng ngừng
gia tăng và dần hình thành những tên tuổi được khách hàng công nhận trên thị trường
với đa dạng lĩnh vực, ngành nghề được nhượng quyền.
Trước hết là khái niệm NQTM, được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là một hình
thức kinh doanh mà một bên cho một đơn vị khác ngồi mình được quyền kinh doanh
sản phẩm của mình dưới tên tuổi của mình. Đây cũng là cách giải thích của từ điển
Webster của Anh: “NQTM được hiểu là một đặc quyền được trao cho một người để
phân phối hay bán sản phẩm của chủ thương hiệu 2”. Cách định nghĩa của từ điển chỉ
cho phép tiếp cận với một hình thức kinh doanh mới chứ khơng cung cấp cái nhìn tồn

diện cùng với những điểm đặc trưng để có thể hiểu một cách thấu đáo NQTM cụ thể là
như thế nào.
1Nguyễn Phi Vân (2016), Tổng quan về nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam,
truy cập ngày
25/3/2020.
2Lý Quý Trung (2006), Mua Franchise - Cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ,
Hồ Chí Minh, trang 6.


Mặt khác, Lý Quý Trung chỉ ra rang theo học giả Awalan Abdul Aziz trong
quyển "A guide to franchising in Malaysia" (Hướng dẫn nhượng quyền thương mại tại
Malaysia) cho rằng NQTM là một phương thức tiếp cận thị trường và phân phối sản
phẩm hay dịch vụ dựa trên mối quan hệ giữa hai đối tác, trong đó một bên được gọi là
BNQ và một bên được gọi là BNhQ. BNhQ được BNQ cấp phép sử dụng thương hiệu
của họ để kinh doanh tại địa điểm hay khu vực nhất định trong một khoảng thời gian
nhất định3.
Từ đây có thể rút ra nhận xét rằng NQTM là một cách thức để một bên thứ ba
tham gia vào hoạt động kinh doanh một thương hiệu với tư cách là bên bán các sản
phẩm được bên có thương hiệu đó cấp quyền kinh doanh. Tuy nhiên quyền kinh doanh
này chỉ giới hạn trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định. Việc xác định
phạm vi cấp quyền theo khu vực địa lý và thời gian được ấn định là một trong những
điểm phân biệt giữa bên cấp quyền và bên được cấp quyền. Lẽ đương nhiên rằng do bên
được cấp quyền, trong phạm vi được cho phép, chỉ được hoạt động trong nội vi đã được
quy định trước, nếu không tuân thủ sẽ bị xem là có hành vi vi phạm.
Trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của NQTM, các nước đã xây dựng các
quy định điều chỉnh hoạt động này, sau đây là một số khái niệm theo pháp luật của một
số quốc gia. Cụ thể, khái niệm NQTM của ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (The
US Federal Trade Commission - FFC) có xuất phát điểm từ hợp đồng, bao gồm quyền
và nghĩa vụ của bên giao quyền như sau:
(i) Hỗ trợ đáng kể cho bên nhận quyền (sau đây gọi là BNhQ) trong việc điều

hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của
bên nhận;
(ii) Li - xăng nhãn hiệu cho bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo
nhãn hiệu hàng hóa của bên giao; và
(iii) Yêu cầu bên nhận thanh tốn cho bên giao một khoản phí tối thiểu4.
Tương tự với khái niệm NQTM của ủy ban thương mại liên bang Hoa Kỳ, Bộ
3Lý Quý Trung (2006), tlđd (2), trang 6 - 7.
4Phan Thị Tuyết Hoa (2012), Pháp luật về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng
tại Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 14


luật dân sự Nga quy định bản chất pháp lý của hoạt động thương mại này dưới dạng
hợp đồng như sau: “Theo hợp đồng NQTM, một bên (bên có quyền) phải cấp cho bên
kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn hay khơng có thời hạn,
quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của bên sử dụng một tập hợp các
độc quyền của bên có quyền bao gồm quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại,
quyền đối với bí mật kinh doanh và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các độc
quyền khác5”.
Trong khi đó, khái niệm quyền thương mại của Cộng đồng chung Châu Âu EC
(nay là Liên minh Châu Âu EU) được thể hiện theo cách liệt kê các đối tượng mà một
bên (BNhQ) có thể sử dụng của bên kia (bên nhượng quyền- sau đây gọi là BNQ), cụ
thể theo Regulation 4087 188 (1988) of l35946 (Block Exemption For Franchise
Agreements), NQTM là một tổng thể các quyền sở hữu trí tuệ bao gồm nhãn hiệu, tên
thương mại, quyền tác giả, giải pháp hữu ích, bí mật kinh doanh hay sáng chế được xây
dựng chung cho một hệ thống và được khai thác nhằm mục đích bán hàng hay cung cấp
dịch vụ cho người tiêu dùng6.
Trên tinh thần học hỏi những tinh hoa pháp luật trên thế giới, Việt Nam đưa ra
quy định về NQTM tại Điều 284 Luật Thương mại năm 2005 như sau: “NQTM là hoạt
động thương mại, theo đó BNQ cho phép và yêu cầu BNhQ tự mình tiến hành việc mua
bán hàng hố, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ
chức kinh doanh do BNQ quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương
mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của
BNQ;
2. BNQ có quyền kiểm soát và trợ giúp cho BNhQ trong việc điều hành cơng
việc kinh doanh”.
Vấn đề tiếp theo cần tìm hiểu là đồ uống khơng cồn. Có hai cách định nghĩa đồ
uống khơng cồn, một là dựa vào tính chất, cịn hai là dựa vào thành phần. Nhắc đến đồ
5Phan Thị Tuyết Hoa (2012), tlđd (4), trang 14
6Phan Thị Tuyết Hoa (2012), tlđd (4), trang 15


uống khơng cồn thì đương nhiên sẽ có thuật ngữ đồ uống có cồn, như vậy ở đây sẽ nổi
bật lên tính chất có cồn hay khơng có cồn trong đó để phân loại. Dựa vào cách tiếp cận
này có thể thấy chỉ cần xác định cồn là gì thì sẽ hiểu được đồ uống có cồn hay khơng
cồn. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 94/2012/NĐ - CP của Chính phủ ban hành ngày 12
tháng 11 năm 2012 về sản xuất, kinh doanh rượu quy định: “Cồn thực phẩm” là hợp
chất hữu cơ có cơng thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học theo danh pháp quốc tế
IUPAC là Ethanol, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm”. Để cụ thể hơn cho quy
định về cồn thực phẩm này, Điều 3.1 của QCVN 6-3:2010/BYT về quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn, ghi rõ “Cồn thực phẩm là cồn ethanol
đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm, thu được bằng cách chưng cất từ dịch lên men có
nguồn gốc tinh bột và các loại đường. Như vậy, đồ uống không cồn là loại đồ uống
không chứa loại cồn thực phẩm trên.
Cách tiếp cận khái niệm đồ uống không cồn khác là dựa vào thành phần tạo nên
nó. Cụ thể tại Điều 1.3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7041:2009 về đồ uống không cồn Quy định kỹ thuật: “Đồ uống không cồn (soft drinks) là sản phẩm được pha chế từ
nước, các loại đường, phụ gia thực phẩm, có hoặc khơng bổ sung dịch quả và CO 2. Mặt
khác, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6-2:2010/BYT đối với các sản phẩm đồ
uống không cồn, bao gồm nước rau quả, nectar rau quả và đồ uống pha chế sẵn không
cồn. Trong đó:

“1.3.1. Nước rau quả: là sản phẩm có thành phần chủ yếu là dịch rau hoặc dịch
quả, có thể có một phần thịt rau hoặc thịt quả, có thể được cô đặc để tạo thành nước rau
quả cô đặc hoặc được lên men để tạo thành nước rau quả lên men.
1.3.2. Nectar rau quả: là sản phẩm được chế biến bằng cách nghiền mô rau hoặc
mô quả cùng với dịch bào, đường và các phụ gia khác7.
1.3.3. Đồ uống pha chế sẵn không cồn: là sản phẩm được pha chế từ nước với
các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, có thể có CO2 ”.
8

7Bộ Khoa học và Công nghệ (2008), Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7946:2008 (CODEXSTAN 247:2005)
về nước quả và nectar, công bố năm 2008
8Bộ Khoa học - Công nghệ (2009), TCVN 7041 : 2009 đồ uống không cồn - Quy định kỹ thuật, công bố
ngày 16/3/2009


Tóm lại, tính đến thời điểm hiện tại, pháp luật chỉ ghi nhận khái niệm NQTM và
đồ uống không cồn chứ chưa có quy định về khái niệm NQTM đồ uống không cồn.
1.1.2.

Đặc điểm
NQTM là một trong những hoạt động thương mại phổ biến hiện nay, nhìn chung

giữa các hình thức kinh doanh có một vài điểm tương tự nhau. Tuy nhiên mỗi hoạt động
đều mang trong mình những nét đặc trưng để có thể phân biệt chúng. Dù cho NQTM
trong bất cứ lĩnh vực nào thì trước hết nó cũng mang những đặc điểm chung của một
hoạt động nhượng quyền, và sau đó là những đặc điểm mang tính phân biệt của mỗi
ngành nghề khác nhau. Vì vậy NQTM đồ uống khơng cồn cũng khơng ngoại lệ, cũng
có các đặc điểm chung sau:
Thứ nhất, NQTM đồ uống không cồn là một hoạt động thương mại. Khoản 1
Điều 3 Luật số 36/2005/QH11 Luật Thương mại 2005, ban hành ngày 14 tháng 06 năm

2005 giải thích rằng: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao
gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Trên thực tế NQTM có thể bao gồm chỉ có một
hoặc một vài hoặc tất cả các hoạt động được liệt kê ở trên. Đương nhiên khi thực hiện
nhượng quyền cũng giống như các hoạt động thương mại khác, đều hướng tới mục đích
sinh lợi, ví dụ đại lý hay mơi giới thì hướng tới thù lao, cịn đối với nhượng quyền là
phí nhượng quyền, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, chủ thể của hoạt động nhượng quyền gồm có BNQ và BNhQ. Về địa vị
pháp lý của hai chủ thể này, xuất phát từ đối tượng nhượng quyền mà giữa họ có mối
quan hệ khi sử dụng các đối tượng này, còn về mặt hoạt động kinh doanh, tài chính, các
nghĩa vụ tài chính đối với cơ quan nhà nước hay nghĩa vụ với khách hàng thì hai chủ
thể này hồn tồn độc lập với nhau. Về mối quan hệ của hai chủ thể này, mặc dù mỗi
bên tự chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh của mình nhưng bởi hai bên đều sử
dụng chung thương hiệu cũng như các quyền thương mại khác, mà pháp luật cũng ghi
nhận quyền kiểm soát của BNQ đối với BNhQ trong nhiều mặt như hoạt động, sản
phẩm cung cấp, các hoạt động xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó, BNQ cũng phải giúp
đỡ, hỗ trợ cho BNhQ bằng việc cung cấp thông tin như các văn bằng bảo hộ đối với


nhãn hiệu và các quyền sở hữu trí tuệ, hướng dẫn các phương thức quản lý về nhân sự,
kinh doanh như thế nào9.
Thứ ba, tính thống nhất trong hoạt động nhượng quyền. NQTM là một trong
những hình thức kinh doanh quan trọng có thể dễ dàng mở rộng thị trường. Bởi lẽ việc
kinh doanh trong nhượng quyền dù là BNQ hay BNhQ cũng đều mang chung thương
hiệu, vì vậy địi hỏi sự nhất quán về mọi mặt cho cả hệ thống các cơ sở kinh doanh.
Mặc dù mỗi bên tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình nhưng do dùng chung đối
tượng thương mại nên ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cả hệ thống
nhượng quyền, đặc biệt là theo hướng tiêu cực. Vì lẽ đó mà thông thường BNQ sẽ áp
đặt các điều khoản trong việc sử dụng những đối tượng nhượng quyền theo đúng mục
đích mà họ mong nuốn, cũng như biện pháp xử lý trong trường hợp BNhQ vi phạm; và

điều khoản này thường rất được chú trọng để đảm bảo tính thống nhất10.
Thứ tư là đối tượng nhượng quyền. Đối tượng nhượng quyền trong hoạt động
nhượng quyền là những tài sản vô hình, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu cơng
nghiệp như nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, kiểu dáng cơng nghiệp và các đối tượng khác
như mơ hình kinh doanh, quản lý hoạt động, đào tạo nhân viên. Nói cách khác, các bên
trong hoạt động nhượng quyền đều sử dụng chung các đối tượng trên, trong đó BNhQ
được quyền sử dụng các đối tượng trên dựa trên căn cứ là sự cho phép của BNQ thông
qua HĐNQTM với những giới hạn cụ thể, và đương nhiên BNhQ chỉ được sử dụng các
đối tượng nhượng quyền trong phạm vi các giới hạn đó11.
Ngồi những đặc điểm chung của hoạt động nhượng quyền, lĩnh vực đồ uống
không cồn cũng mang những điểm đặc trưng để phân biệt các lĩnh vực với nhau.
Bởi vì đồ uống khơng cồn là một loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ăn uống
của con người, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng giống như các loại thực phẩm
khác, vì vậy đương nhiên khi tiến hành kinh doanh sản phẩm này cần tuân thủ các quy
định pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm, bên cạnh pháp luật thương mại. Đây là
9Phạm Tấn Ánh (2018), Pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại tại
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Huế, trang 11.
10Phạm Tấn Ánh (2018), tlđd (9), trang 12.
11Phạm Tấn Ánh (2018), tlđd (9), trang 13.


nghĩa vụ không chỉ bắt buộc BNQ phải tuân thủ, mà cả BNhQ cũng phải thực hiện.
Điều này được thể hiện qua các quy định về điều kiện cơ sở kinh doanh, người đứng
đầu cơ sở kinh doanh, người trực tiếp sản xuất, chế biến và các điều kiện khác.
Bên cạnh đó, xuất phát từ sự khác biệt về thành phần cấu tạo nên sản phẩm mà
pháp luật cũng quy định về các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như quy chuẩn quốc gia khác
với các tiêu chí khác nhau cho từng loại. Cụ thể, đối với đồ uống không cồn có Tiêu
chuẩn Việt Nam TCVN 7041:2009 về đồ uống khơng cồn - Quy định kỹ thuật và Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6-2:2010/BYT đối với các sản phẩm đồ uống khơng
cồn; cịn đối với đồ uống có cồn có Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8898:2012 về Đồ uống

có cồn - Xác định hàm lượng các chất dễ bay hơi - Phương pháp sắc kí khí và QCVN 63:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn.
Mặt khác, trong NQTM nói riêng và trong kinh doanh nói chung, đối với đồ
uống khơng cồn cũng có sự khác biệt rõ rệt với đồ uống có cồn. Sự khác biệt này có
nguồn gốc từ tính cồn có trong sản phẩm. Với tác dụng thường thấy của cồn lên con
người như ức chế và làm chậm q trình dẫn truyền các tín hiệu lên não bộ, dẫn đến
khả năng tập trung giảm sút, khả năng phán đốn kém. Ngồi ra cồn cịn khiến cho con
người bị kích động, nhận thức và phản ứng chậm, thị lực giảm và ghi nhớ kém, và còn
hàng loạt các tác hại khác12 nên nhà nước có một số quy định riêng khi kinh doanh đồ
uống có cồn. Lấy ví dụ như Khoản 4 Điều 20 Nghị định số 40/2008/NĐ-CP, Nghị định
về sản xuất, kinh doanh rượu, ban hành ngày 07 tháng 4 năm 2008 quy định không
được bán bia rượu cho người dưới 18 tuổi, hoặc khoản 3 điều 7 Luật Quảng cáo 2012
quy định khơng quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên. Đặc biệt là trong bối cảnh
Luật phòng chống tác hại rượu bia được Quốc hội khóa 14 thơng qua ngày 14 tháng 06
năm 2019, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, việc kinh
doanh loại sản phẩm này cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Trong khi đó, đồ uống không cồn
không bị ràng buộc các quy định trên. Đây là một số điểm đặc trưng khi thực hiện
NQTM đồ uống không cồn.
12Cồn thực phẩm tàn phá sức khỏe con người (2015), truy cập
ngày 25/3/2020


1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương
Ạr Ạ
___• -»Ạ Ạ 11^

mại đồ uống không cồn
Franchise là thuật ngữ dùng để chỉ hoạt động NQTM, đây là một từ Pháp cổ có
nghĩa là đặc quyền hoặc tự do. Từ này bắt nguồn từ nước Anh thời trung cổ để chỉ các
đặc quyền mà một số người có chức vị quan trọng được các lãnh chúa, các vị vua hoặc
nhà thờ trao cho, ví dụ như: quyền thu thuế, quyền khai thác các vùng đất mới, quyền tổ

chức các phiên chợ và hội chợ, quyền điều hành bến phà địa phương, quyền đi săn
trong lãnh thổ của mình, quyền thực hiện các hoạt động thương mại khác như xây dựng
đường sá và sản xuất rượu bia13. Từ đây có thể thấy “franchise” trong thời kỳ này có ý
nghĩa rất khác so với ý nghĩa của nó được sử dụng ngày nay, rõ ràng trong thời kì này
“franchise” mang ý nghĩa với màu sắc chính trị nhiều hơn, đơn giản đây là các đặc
quyền mà bên có quyền (nhà vua hoặc lãnh chúa) cho phép một ai đó độc quyền thực
hiện một số hoạt động trong một phạm vi địa lý định trước.
Hoạt động NQTM đầu tiên được thực hiện ở đâu và việc xác định ai là người
đầu tiên thực hiện nhượng quyền cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên đa
phần mọi người đều đồng ý với quan điểm rằng việc nhà sản xuất máy may Singer cấp
quyền phân phối sản phẩm máy may của mình được thực hiện bởi Issac Singer là hoạt
động NQTM đầu tiên. Trước tiên ông cấp phép bảo dưỡng và sửa chữa máy may Singer
cho các thương gia địa phương trên khắp cả nước, và sau đó là cung cấp quyền phân
phối sản phẩm cho những người này trong vùng của họ. Và đương nhiên rằng các bản
hợp đồng cấp quyền của Singer là các mẫu HĐNQTM đầu tiên14.
Trong thời gian tiếp theo đó, NQTM bắt đầu được mở rộng áp dụng sang các
ngành nghề khác như lọc dầu, sản xuất xe ô tô. Đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ hai,
NQTM phát triển mạnh ở lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Hiện tượng này được giải thích
là do sự gia tăng dân số sau chiến tranh bởi nhiều nguyên nhân, điều này đồng nghĩa
với việc gia tăng nhu cầu, đặc biệt là nhu cầu ăn uống, nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch
13Carl Reader (2018), Nhượng quyền kinh doanh con đường ngắn nhất ra biển lớn (The Franchiseing
Handbook), do Tạ Thanh Hải dịch, Nhà xuất bản Cơng thương, Hồ Chí Minh, trang 16
14Carl Reader (2018), tlđd (13), trang 16.


vụ.
Sau khi chiến tranh kết thúc, người ta mới có điều kiện để tập trung mọi nguồn
lực vào phát triển đất nước, đặc biệt là về kinh tế. Bên cạnh đó, việc dân cư di chuyển
từ địa phương này sang địa phương khác, thậm chí từ quốc gia này đến quốc gia khác
cũng thuận tiện và dễ dàng hơn. Điều này đã giúp cho các thương nhân lúc bấy giờ có

cơ hội tiếp cận được những thương hiệu tiềm năng, các hoạt động thương mại hiệu quả,
cũng như các sản phẩm chất lượng để xây dựng nên những công ty của riêng mình. Sau
khi đã khẳng định được danh tiếng của mình, họ muốn mang tên tuổi của mình đến với
những vùng đất mới với cùng hình ảnh và chất lượng tại các cơ sở kinh doanh khác
nhau. Chính vì vậy mà các nhà kinh doanh này đã chọn NQTM, vừa có thể huy động
vốn vừa đảm bảo quyền kiểm sốt hoạt động và chất lượng sản phẩm. Mc's Donald
chính là minh chứng thành công nhất cho con đường NQTM nói chung và trong ngành
ăn uống nói riêng.
Bên cạnh đó, lí do thứ hai để NQTM ra đời là do khi q trình lưu chuyển hàng
hóa, dịch vụ từ vùng này sang vùng khác diễn ra ngày càng phổ biến, đặt ra vấn đề gia
tăng chi phí vận chuyển và lưu trữ bảo quản 15. Người ta tìm ra rằng việc vận chuyển,
bảo quản đối với một sản phẩm hoàn chỉnh sẽ gây tốn kém hơn là đối với nguyên vật
liệu. Tuy nhiên nếu chỉ có các nguyên vật liệu thì lại khơng đảm bảo được các sản phẩm
được tạo ra tại những nơi khác nhau sẽ có chất lượng giống nhau, cũng như khả năng
kiểm soát việc sử dụng thương hiệu và sản phẩm cũng không được đảm bảo. Vì vậy
NQTM ra đời nhằm giải quyết các vấn đề trên một cách hiệu quả, điển hình là việc
NQTM của Coca Cola.
Năm 1889, Coca Cola bắt đầu thực hiện NQTM. Bởi lẽ trong khoảng thời gian
trước đó, các sản phẩm của thương hiệu này chưa được chứa với dung tích lớn, đồng
thời chi phí vận chuyển, lưu trữ đắt đỏ khiến giá thành sản phẩm bị ảnh hưởng, không
đảm bảo cho sự vận hành và lợi nhuận tốt nhất cho cả cơng ty, chính vì thế mà Coca
Cola quyết định phát triển hệ thống nhượng quyền. Cách thức mà họ sử dụng ở đây là
công ty Coca Cola chỉ sản xuất nước siro đậm đặc, sau đó được bán cho cho các nhà
đóng chai trên khắp thế giới, những người nắm giữ độc quyền kinh doanh trên từng
15Carl Reader (2018), tlđd (13), trang 17.


lãnh thổ. Ngày nay hoạt động NQTM của Coca Cola được mở rộng ra khi cho phép
người nhận nhượng quyền sẽ được thêm cacbonat và nước vào nước si rô đậm đặc,
trong khi công thức si rô này cực kỳ bí mật và vẫn chỉ được điều chế tại trụ sở chính

của cơng ty, đồng thời được phân phối từ nơi này, để được đóng chai và bán tại các địa
phương16.
Trên đây là hai thương hiệu tiêu biểu cho sự thành công của NQTM tầm quốc tế
trong hàng loạt các thương hiệu đã và đang khẳng định vị thế của mình nhờ vào hoạt
động thương mại này. Trong khi đó, là đất nước nổi danh bởi tinh thần ham học hỏi và
cần cù lao động, Việt Nam cũng nhanh chóng gia nhập sân chơi NQTM trong nhiều
ngành, đặc biệt là lĩnh vực đồ uống không cồn, tạo ra thị trường sơi động và đa dạng.
Cà phê Trung Ngun chính là đại diện cho sự thành công của NQTM đồ uống khơng
cồn của Việt Nam.
Cà phê Trung Ngun chính thức ra đời vào năm 1996 tại Bn Mê Thuột, sau
đó 02 năm đã mở quán cà phê tại Thành phố Hồ Chí minh và bắt đầu con đường phát
triển mở rộng bằng hình thức NQTM. Năm 2000, Trung Nguyên đánh dấu mốc quan
trọng khi bắt đầu thực hiện NQTM ra nước ngồi, mà đầu tiên là Nhật Bản, tiếp theo đó
là Mỹ, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc17.
Lịch sử cho thấy nhà hàng ăn uống là lĩnh vực được phát triển dưới hình thức
NQTM sớm nhất và nhiều nhất. Theo thống kê của Vụ thị trường trong nước và Viện
nghiên cứu thương mại, trong khoảng thời gian từ 15/01/2007 đến 15/7/2015, có 137
thương nhân và 148 thương hiệu/nhãn hiệu được cấp phép vào Việt Nam. Trong đó lĩnh
vực nhà hàng chiếm 43,7% gồm có 42 thương hiệu như các nhà hàng bán thức ăn
nhanh, bánh, cà phê, đồ uống, nhà hàng lẩu nướng; đây là lĩnh vực được thực hiện
NQTM chiếm tỷ trọng lớn nhất, các lĩnh vực khác chiếm tỷ trọng với khoảng cách khá
xa như thời trang chiếm 19,3%, giáo dục đào tạo chiếm 14,1%...18.
16Carl Reader (2018), tlđd (13), trang 17.
17Lịch sử phát triển cà phê Trung Nguyên, truy cập
ngày 21/2/2020
18Gần 150 thương hiệu nhượng quyền vào Việt Nam trong 8 năm qua (2015),
/>truy cập ngày 25/2/2020


Mặc dù NQTM là hoạt động thương mại có quá trình phát triển hơn 100 năm

trên thế giới nhưng đối với Việt Nam vẫn là “sinh sau đẻ muộn” khi xuất hiện chỉ thời
gian gần đây - những năm 90 của thế kỷ XX. Với bề dày lịch sử chỉ mới hơn 20 năm
nhưng pháp luật Việt Nam cũng tạo ra được những quy định để điều chỉnh hoạt động
thương mại này ngay từ những ngày đầu nó mới xuất hiện. Đó hồn tồn là do sự học
hỏi, tiếp thu kinh nghiệm pháp luật của các quốc gia khác, đồng thời vận dụng những
hiểu biết rút ra từ tình hình NQTM Việt Nam diễn ra trên thực tế.
Lần đầu tiên thuật ngữ franchise xuất hiện trong pháp luật Việt Nam là tại điều
4.1.1a Thông tư 1254/1999/TT - BKHCNMT ngày 12 tháng 7 năm 1999 của Bộ Khoa
học công nghệ môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 45/1998/NĐ - CP ngày 01
tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ, với tên
gọi hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh được mô tả như sau: “hợp đồng với nội
dung cung cấp li xăng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa kèm theo các bí quyết sản xuất, kinh
doanh được chuyển giao từ nước ngồi vào Việt Nam có giá trị thanh tốn cho một hợp
đồng trên 30.000 USD (hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh - tiếng anh gọi là
franchise)”. Rõ ràng tại thời điểm đó, nhà lập pháp xem xét NQTM là một hình thức
của chuyển giao cơng nghệ với điều kiện đính kèm là chuyển giao bí quyết sản xuất,
kinh doanh, vì thế NQTM bị nhầm lẫn với chuyển giao công nghệ trong một khoảng
thời gian đến khi xuất hiện các văn bản pháp luật sau đó. Điều này cho thấy hiểu biết về
NQTM về mặt pháp lý lẫn thực tế vào cuối thế kỷ XX vẫn còn sơ sài và chưa được nhìn
nhận như một hoạt động chuyên biệt, khác hẳn với chuyển giao cơng nghệ.
Sau đó, thuật ngữ cấp phép đặc quyền kinh doanh tiếp tục xuất hiện trong Nghị
định 11/2005/NĐ - CP của Chính phủ ngày 02 tháng 02 năm 2005 quy định chi tiết về
chuyển giao công nghệ (sửa đổi), cụ thể tại Khoản 6 Điều 4 như một trong những nội
dung chuyển giao công nghệ như sau: “cấp phép đặc quyền kinh doanh, theo đó bên
nhận sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa và bí quyết của bên giao để tiến hành
hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại. Thời hạn cấp phép đặc quyền
kinh doanh do hai bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật”. Từ quy định này cho
thấy nhà làm luật đã có cái nhìn rộng hơn về NQTM so với thời điểm năm 1999 nhưng



vẫn chưa thoát ra khỏi quan hệ với hoạt động chuyển giao công nghệ.
Cũng trong năm 2005, dưới tác động của việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới WTO, cùng với hàng loạt các lĩnh vực cần có sự điều chỉnh về mặt pháp lý mà
Luật Thương mại 2005, Luật Sở hữu trí tuệ ra đời chính thức ghi nhận franchise là
NQTM, cùng với chuyển giao công nghệ là hai hoạt động độc lập, tách biệt nhau, cũng
như có những quy định cụ thể cho từng hoạt động. Đối với NQTM bao gồm các quy
định tại Mục 8 chương VI từ Điều 281 đến Điều 291 Luật Thương mại 2005, từ đây
NQTM mới được xem xét theo đúng bản chất của nó mà khơng cịn nhầm lẫn là một
hoạt động trong chuyển giao công nghệ.
Phân loại NQTM đồ uống không cồn
NQTM là hoạt động thương mại được phát triển đa dạng về cách thức vận hành
và quản lý, do vậy có nhiều tiêu chí để phân loại chúng. Sau đây là một số cách phân
loại nhượng quyền phổ biến.
Nếu xét theo tiêu chí lãnh thổ có thể chia NQTM thành ba loại là nhượng quyền
từ nước ngoài vào Việt Nam 19, nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, nhượng
quyền trong nước20. Cách phân loại này cho phép đánh giá được vị thế của Việt Nam
trên thị trường quốc tế, và phân tích sức hút của thị trường NQTM đối với nhà đầu tư
nước ngoài cũng như nhà đầu tư trong nước.
Nếu xét theo tiêu chí hoạt động kinh doanh, phân loại theo tác giả Dave Thomas
và Michal Seid trong quyển “Franchise for Dummies” sẽ có 2 loại là nhượng quyền sử
dụng công thức kinh doanh và nhượng quyền phân phối sản phẩm. Cả hai hình thức này
đều là BNQ cấp quyền sử dụng các quyền thương mại, bao gồm một hoặc một số đối
tượng sở hữu công nghiệp. Điểm khác biệt lớn nhất của hai hình thức nhượng quyền
này ở chỗ BNQ sẽ chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, công thức điều hành và quản lý,
huấn luyện nhân viên cho BNhQ đối với nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh,
trong khi nhượng quyền phân phối sản phẩm thì khơng có nội dung này 21. Tại Việt
19Chính phủ (2006), Điều 17 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt
động nhượng quyền thương mại, ban hành ngày ngày 31/03/2006
20Chính phủ (2011), Điều 17a Nghị định số 120/2011/NĐ - CP sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại
một số nghị định của chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại, ban hành ngày 16/12/2011

21Nguyễn Thanh Long (2014), Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương
mại theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học , Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 17-18


Nam, NQTM đồ uống khơng cồn hoạt động dưới hình thức nhượng quyền sử dụng
công thức kinh doanh phổ biến hơn cả, là hoạt động nhượng quyền được điều chỉnh
trong Luật Thương mại 2005 cũng như là đối tượng nghiên cứu của luận văn.
Nếu xét theo tiêu chí quy mơ và tính phân quyền có thể chia thành: nhượng
quyền đơn lẻ là hình thức nhượng quyền cơ bản giữa BNQ và BNhQ, theo đó BNhQ
được mở một đơn vị kinh doanh và không được thực hiện nhượng quyền lại cho bên
khác; tái nhượng quyền là hình thức cho phép BNhQ được nhượng quyền lại cho bên
thứ ba trong phạm vi cho phép của BNQ ban đầu về số lần tái nhượng quyền và khu
vực lãnh thổ nhượng quyền, nói cách khác ở hình thức tái nhượng quyền này, BNhQ
ban đầu trở thành BNQ thứ cấp; nhượng quyền khu vực là hình thức mà BNhQ được
lập một số đơn vị kinh doanh trong khu vực nhất định và không được tái nhượng
quyền22. Ngồi ra cịn có nhượng quyền có hoặc khơng tham gia đầu tư vốn của BNQ,
hoặc nhượng quyền có hoặc không sự tham gia quản lý của BNQ23.
Việc phân loại hoạt động NQTM thành các nhóm theo nhiều tiêu chí là kết quả
của sự so sánh các mặt của NQTM góp phần nắm rõ bản chất của hoạt động thương mại
này, tạo cơ sở để vận dụng hiệu quả vào kinh doanh, cũng như có thể phát triển và sáng
tạo NQTM ở những khía cạnh mới, tạo sự đa dạng cho thị trường NQTM.
1.3. Khái niệm và vai trò của pháp luật về hoạt động nhượng quyền
thương Ạ r

___• -»Ạ Ạ 11^

mại đồ uống không cồn
1.3.1.

Khái niệm pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại đồ


uống không cồn
Nguyễn Minh Hải đã chỉ ra rằng Pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền
thương mại là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm
điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức ký kết và thực hiện
hợp đồng nhượng quyền thương mại24. Từ đó có thể hiểu pháp luật NQTM được hiểu là
tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều
22Nguyễn Thanh Long (2014), tlđd (24), trang 15
23Nguyễn Thanh Long (2014), tlđd (24), trang 15
24Nguyễn Minh Hải (2016), Hợp đồng nhượng quyền thương mại và thực tiễn áp dụng của các doanh


chỉnh trực tiếp các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các thương nhân tiến hành
hoạt động NQTM.
Với tư cách là hoạt động NQTM đồ uống không cồn, nên từ cách hiểu về pháp
luật điều chỉnh quan hệ NQTM có thể suy ra áp dụng cho NQTM đồ uống không cồn,
vốn là một lĩnh vực cho hoạt động NQTM được tiến hành, cho nên cũng có thể hiểu
theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Vì mục đích điều chỉnh trực tiếp các quan hệ cơ bản
trong NQTM đồ uống không cồn, thiết nghĩ pháp luật về NQTM đồ uống khơng cồn
nên được hiểu theo nghĩa hẹp, có thể diễn giải rằng: pháp luật NQTM đồ uống không
cồn là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm
điều chỉnh trực tiếp các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các thương nhân tiến
hành hoạt động NQTM đồ uống khơng cồn.
1.3.2.

Vai trị của pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại đồ

uống khơng cồn
Vì pháp luật về hoạt động NQTM đồ uống không cồn là một bộ phận thuộc hệ
thống pháp luật nên nó cũng đóng những vai trị mà pháp luật đảm nhiệm, cụ thể như

sau:
Pháp luật tạo hành lang pháp lý để cho các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành
phần kinh tế tự do, bình đẳng trong sản xuất kinh doanh, đồng thời Nhà nước là chủ thể
quản lý cũng dựa vào chuẩn mực đó mà điều chỉnh các quan hệ kinh tế 25. Bởi sự tham
gia của nhiều chủ thể như các nhân, tổ chức, hộ gia đình, doanh nghiệp, mà mỗi chủ thể
sẽ có những ưu thế khác nhau, dễ dàng dẫn đến việc lợi dụng ưu thế này để gây bất lợi
cho bên còn lại trong quan hệ thương mại này. Vì vậy pháp luật về NQTM đồ uống
không cồn tạo cơ sở pháp lý quan trọng giúp định hướng cũng như xử lý các mối quan
hệ trong NQTM đồ uống không cồn, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ của các bên và khi
giải quyết tranh chấp26.
Pháp luật về NQTM đồ uống không cồn là sự thể hiện của đường lối, chủ trương
của Đảng và công cụ quản lý của Nhà nước đối với NQTM đồ uống không cồn 27. Các
25nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, trang 22.
26Lê Minh Tâm, Nguyễn Minh Đoan, Lê Hồng Hạnh (2009), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật,
Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, trang 33 -36
27Lê Minh Tâm, Nguyễn Minh Đoan, Lê Hồng Hạnh (2009), tlđd (28)


×