Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo luật thương mại năm 2005 (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.71 KB, 93 trang )

RƯỜ

I H C KINH TẾ - LUẬT



B

ƯÝ

ƯỜNG THIỆT H I DO VI PH M HỢ
THEO LUẬ

LUẬ VĂ

TP. H

ƯƠ

Ă

C SỸ LUẬT H C

, Ă

2020

2005

NG



RƯỜ

I H C KINH TẾ - LUẬT



B

ƯÝ

ƯỜNG THIỆT H I DO VI PH M HỢ
ƯƠ

THEO LUẬ

ĂM 2005

Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107

LUẬ VĂ

ƯỜ

C SỸ LUẬT H C

Ư

M TRÍ HÙNG


TP. H

, Ă

2020

NG


LỜ
Tôi xin cam đoan rằng Luận văn này là kết quả của quá trình nghiên cứu và
tổng hợp của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ
Phạm Trí Hùng, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú
thích tài liệu tham khảo. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.

TÁC GIẢ



ƯÝ




STT
1

2


3

4

Chữ viết tắt
Bộ luật Dân sự
Luật Thương mại

CISG
BTTH

Á

ỮV Ế



Nội dung được viết tắt
Bộ luật Dân sự (Bộ luật số 91/2015/QH13)
ngày 24/11/2015
Luật Thương mại (Luật số 36/2005/QH11)
ngày 14/06/2005
Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế
năm 1980
Bồi thường thiệt hại


Ụ LỤ
LỜ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỤC LỤC
MỞ ẦU.......................................................................................................... 1
ƯƠ

1

ỮNG VẤ

Ề CHUNG VỀ CHẾ TÀI B

THIỆT H I DO VI PH M HỢ
Ă

NG THEO LUẬ

ƯỜNG
ƯƠ

I

2005...................................................................................................... 11

1.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại theo Luật hương mại 2005 ............ 11
1.1.1. Định nghĩa bồi thường thiệt hại theo Luật Thương mại 2005 .............. 11
1.1.2. Đặc điểm bồi thường thiệt hại theo Luật Thương mại 2005 ................ 14
1.1.3. So sánh chế định bồi thường thiệt hại theo Luật Thương mại 2005 và
Bộ luật Dân sự 2015 ....................................................................................... 24
1.2. Sự cần thiết của quy định bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo
Luật Thương mại 2005 ................................................................................... 28
ƯƠ


KẾT LUẬ
ƯƠ

2

1 ............................................................................. 33

ỰC TR

H I DO VI PH M HỢ
2005 V

Y

ỊNH VỀ B

NG THEO LUẬ

Ề XUẤT HOÀN THIỆN CHẾ TÀI B

H I DO VI PH M HỢ

ƯỜNG THIỆT
ƯƠ

M

Ă


ƯỜNG THIỆT

NG ................................................................ 34

2.1. Thực trạng quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
theo Luật hương mại 2005 ........................................................................ 34
2.1.1. Về cơ sở xác định bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo Luật
Thương mại 2005 ........................................................................................... 34


2.1.2. Về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo Luật Thương
mại 2005 ......................................................................................................... 42
22

ề xuất hoàn thiện chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

theo Luật hương mại 2005 ........................................................................ 50
2.2.1. Phương hướng hoàn thiện..................................................................... 50
2.2.2. Đề xuất cụ thể ....................................................................................... 53
KẾT LUẬ

ƯƠ

2 ............................................................................. 57

KẾT LUẬN ................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1

Ở Ầ
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật thương mại là yêu cầu cần thiết
trong việc thiết lập môi trường kinh doanh lành mạnh, nhằm thúc đẩy nền kinh tế
Việt Nam ngày càng phát triển theo xu hướng hội nhập quốc tế.
Theo số liệu thống kê, những vụ vi phạm hợp đồng thương mại do Tòa án
Việt Nam thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ thẩm trong 8 năm, từ năm 2006 (kể từ
khi Luật Thương mại 2005 có hiệu lực) đến năm 2014 có xu hướng gia tăng nhanh
chóng. Cụ thể, từ năm 2006 đến năm 2011 (5 năm) là 38077 vụ việc, nhưng từ năm
2012 đến năm 2014 (3 năm) là 48524 vụ việc1.
Trong các vụ kiện tranh chấp, đa số các bên trong hợp đồng yêu cầu được
bồi thường thiệt hại (BTTH). Theo báo cáo của Bộ Công thương về nghiên cứu khả
năng Việt Nam gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế (Công ước Viên 1980 – CISG) tháng 12/2014, các vụ tranh chấp được
khảo sát giai đoạn 2006 – 2014 liên quan đến chế tài BTTH do vi phạm hợp đồng
chiếm tỷ lệ khoảng 50%2. Tác giả cho rằng, một trong những nguyên nhân quan
trọng dẫn đến thực trạng này là do nhận thức, quy định và việc áp dụng quy định
pháp luật đối với các chế tài thương mại mà đặc biệt là chế tài BTTH do vi phạm
hợp đồng chưa hợp lý.
Để ngăn chặn hành vi vi phạm nêu trên, chúng ta có thể thực hiện bằng nhiều
hình thức khác nhau như: Đề cao đạo đức trong kinh doanh, nâng cao ý thức pháp
luật, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho các chủ thể kinh doanh. Trong đó, hiểu và
áp dụng đúng chế tài thương mại là biện pháp pháp luật đặc biệt, góp phần quan
trọng trong việc ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm. Vì vậy, trong các văn bản
pháp luật về thương mại trước đây như: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Luật
Thương mại 1997, Nhà nước ln có những quy định về chế tài thương mại do vi
1


Tòa án nhân dân tối cao (2016), Báo cáo cơng tác triển khai Tịa án năm 2015, Hà Nội.
Trung tâm WTO (2014), “Báo cáo nghiên cứu MOIT”, truy cập ngày 08 tháng 12 năm 2018, tại
/>2


2

phạm hợp đồng thương mại. Hiện nay, quy định về chế tài thương mại nói chung và
chế tài BTTH do vi phạm hợp đồng nói riêng tiếp tục được khẳng định trong Luật
Thương mại 2005 (Luật Thương mại).
Như đã đề cập, trong các chế tài được quy định trong Luật Thương mại,
BTTH do vi phạm hợp đồng là một trong những loại chế tài phổ biến được lựa chọn
để áp dụng trong hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại. Khi
nghiên cứu các quy định về BTTH do vi phạm hợp đồng trong Luật Thương mại,
tác giả nhận thấy vẫn còn tồn tại một số bất cập, gây khó khăn trong cơng tác áp
dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp có liên quan. Các quy định về cơ sở xác
định BTTH do vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại; mức BTTH do vi phạm
hợp đồng theo Luật Thương mại… vẫn chưa được quy định rõ ràng và tồn tại nhiều
quan điểm trong giới nghiên cứu luật học. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu
quả áp dụng chế tài này trong thực tiễn – đặc biệt là trong công tác xét xử của các
cơ quan tài phán. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu để làm rõ và có những giải pháp
pháp lý nhằm khắc phục, hoàn thiện các quy định pháp luật về chế tài BTTH do vi
phạm hợp đồng theo Luật Thương mại là điều cần thiết.
Bởi các lẽ nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại do
vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại năm 2005” để nghiên cứu trong Luận
văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
BTTH do vi phạm hợp đồng khơng cịn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam, có
khá nhiều các cơng trình nghiên cứu về chế định này. Có thể kể đến một số cơng
trình tiêu biểu như sau:

Lê Thị Tuyết Hà (2016), “Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương
mại ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sỹ Luật học, Viện hàn lâm khoa học xã hội
Việt Nam, Học viện khoa học xã hội. Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận và
thực trạng pháp luật về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại tại


3

Việt Nam. Trên cơ sở đó, Luận án đã đưa ra một số định hướng và giải pháp hoàn
thiện các quy định về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại.
Trần Trung Hiếu (2014), “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo
Luật Thương mại Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã giải quyết những vấn đề lý luận chung về
BTTH theo Luật Thương mại trên cơ sở tham khảo, đối chiếu với Công ước Viên
1980, Bộ nguyên tắc UNIDROIT, Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng và kết hợp
với các bản án trong thực tiễn xét xử. Luận văn cũng đánh giá chế định BTTH trong
Luật Thương mại và thực tiễn áp dụng chế định này tại các cấp Tòa án để chỉ ra
những điểm hạn chế, bất cập của chế định này trong Luật Thương mại và đề xuất
các kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện chế định BTTH do vi phạm hợp đồng kinh
doanh thương mại nói riêng và Luật Thương mại nói chung.
Nguyễn Phú Cường (2009), “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong
kinh doanh – thương mại”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã nêu được bản chất và những vấn đề cơ bản
của chế tài BTTH do vi phạm hợp đồng, như: Các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm
BTTH, các trường hợp được miễn trách nhiệm BTTH, mối quan hệ giữa chế tài
BTTH với các hình thức chế tài khác. Từ đó, rút ra kiến nghị hoàn thiện trường hợp
miễn trách nhiệm theo thỏa thuận giữa các bên, trường hợp miễn trách nhiệm do
thực hiện quyết định của của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 294), nghĩa vụ
hạn chế tổn thất (Điều 305) và áp dụng hành vi vi phạm hợp đồng trước hạn vào chế
tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng (Điều 308) Luật Thương mại.

Tuy nhiên, đề tài trên tập trung vào việc phân tích các quy định của pháp luật
mà chưa làm nổi bật hết các vấn đề còn bất cập trong thực tiễn xét xử, nhất là phải
dựa vào đâu để xác định chính xác hành vi vi phạm; xác định chính xác phạm vi,
mức độ thiệt hại; xác định chính xác mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và
thiệt hại; nguyên tắc thiện chí, trung thực và tính dự đốn trước của thiệt hại trong
BTTH; chi phí cho luật sư của bên bị vi phạm có được xem là khoản tiền thiệt hại


4

hay không?
Nguyễn Bá Sơn (2014), ”Giá trị bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
trong hoạt động thương mại”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Kinh tế
- Luật. Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về giá trị BTTH theo hợp
đồng trong hoạt động thương mại. Luận văn cũng làm rõ thực trạng áp dụng pháp
luật Việt Nam về vấn đề này và kiến nghị một số giải pháp góp phần hồn thiện
pháp luật về giá trị BTTH theo hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.
Phạm Thị Hiền (2016), “Xác định thiệt hại trong chế định bồi thường thiệt
hại của Công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Luận
văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã
phân tích những điểm chưa rõ ràng trong quy định của CISG về xác định thiệt hại
trong chế định BTTH và vấn đề giải thích và áp dụng quy định trên thực tế. Từ việc
phân tích các quy định của CISG, các vụ kiện, tham khảo quan điểm của các học
giả, ý kiến của Ban tư vấn và Hội đồng tư vấn CISG, tác giả đưa ra quan điểm cá
nhân về việc hiện nay CISG đang được hiểu và áp dụng như thế nào về vấn đề xác
định thiệt hại. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật CISG vào thực
tiễn xét xử.
Khúc Thị Trang Nhung (2014), “Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ
Luật học, Trường Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn tập trung nghiên cứu những

vấn đề lý luận chung về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng,
các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng,
cũng như thực tiễn thực hiện trong những năm vừa qua. Luận văn nghiên cứu tập
trung chủ yếu trong phạm vi những quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 và
Luật Thương mại. Đặc biệt, luận văn tập trung chủ yếu ở việc nghiên cứu những
quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề hợp đồng nói chung và miễn trách
nhiệm BTTH nói riêng về những vấn đề liên quan đến hợp đồng thương mại được
quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Thương mại. Qua việc phân tích


5

đối chiếu giữa qui định của pháp luật Việt Nam với quy định của các nước khác trên
thế giới, Luận văn cũng đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật
Việt Nam về vấn đề miễn trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng.
Ngồi ra, cịn có các cơng trình, bài viết khác liên quan đến đề tài như:
Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt
Nam, Nhà xuất bản Tư Pháp. Cơng trình nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, bản
chất hợp đồng, giao kết, thực hiện, sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng và trách nhiệm hợp
đồng, cơng trình cũng đã đề cập đến khái niệm vi phạm hợp đồng, các loại vi phạm
hợp đồng được quy định trong các văn bản pháp luật giữa các quốc gia như Cộng
hòa Liên Bang Đức, Pháp, Anh – Mỹ, CISG, Việt Nam. Công trình cũng phân tích
thực trạng áp dụng các quy định pháp luật (qua việc phân tích một số bản án trong
và ngồi nước). Từ đó, chỉ ra rằng quy định của Việt Nam về khái niệm vi phạm
hợp đồng, các loại vi phạm hợp đồng của Việt Nam khá tương đồng với quy định
của các quốc gia này. Tuy nhiên, cơng trình này đưa ra một số giải pháp là pháp luật
hợp đồng của Việt Nam nên quy định rõ ràng hơn về vi phạm trước thời hạn.
Nguyễn Thị Dung (2008), Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu
tư những vấn đề pháp lý cơ bản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Cơng trình chỉ ra
bốn căn cứ xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại

nhưng tùy thuộc vào từng loại loại trách nhiệm mà xác định từng nhóm căn cứ.
Cơng trình cũng cho rằng mức độ lỗi không là căn cứ để xác định mức tiền phạt
hoặc BTTH mà chỉ là căn cứ để xác định trách nhiệm, nghĩa là không phân biệt mức
độ lỗi cố ý hay vô ý trong khi áp dụng biện pháp trách nhiệm, mức độ tăng nặng
hay giảm nhẹ trách nhiệm.
Nguyễn Thị Hồng Trinh (2009), “Chế tài bồi thường thiệt hại trong thương
mại Quốc tế qua luật thương mại Việt Nam, Công ước CISG và Bộ nguyên tắc
UNIDROIT”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 22, tr. 14-20. Bài viết đã phân tích
các vấn đề chung về bồi thường như nghĩa vụ chứng minh thiệt hại, xác định các
khoản thiệt hại được đền bù trên cơ sở so sánh đồng thời ba văn bản CISG, pháp


6

luật Việt Nam và Bộ nguyên tắc UNIDROIT.
Đỗ Văn Đại (2010), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp
đồng trong pháp luật Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Đây là một cơng
trình nghiên cứu khá toàn diện về các biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi
phạm hợp đồng và BTTH do vi phạm hợp đồng. Tác giả đã đề cập tới các vấn đề:
Những vấn đề pháp lý cơ bản về các biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi
phạm hợp đồng; Các biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng
do pháp luật dự liệu (3) Các biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hợp
đồng do các bên thỏa thuận; (4) Thực tiễn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
của hành vi vi phạm hợp đồng ở Việt Nam hiện nay; và (5) Đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về các biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi
phạm hợp đồng.
Đỗ Văn Đại (2011), “Luật hợp đồng Việt Nam” – Bản án và Bình luận bản
án, tập 1, 2, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Cơng trình đã nghiên cứu về lý luận,
thực trạng pháp luật, thực trạng áp dụng pháp luật (phân tích một số bản án tại Việt
Nam), qua đó đã đề xuất một số giải pháp hồn thiện pháp luật về vi phạm hợp

đồng, các loại vi phạm hợp đồng. Nhà nghiên cứu cơng trình đã khơng sử dụng
thuật ngữ “vi phạm hợp đồng” mà sử dụng thuật ngữ “khơng thực hiện đúng hợp
đồng”; tuy nhiên Ơng lại khơng hồn tồn bác bỏ mà vẫn sử dụng thuật ngữ “vi
phạm hợp đồng” trong một số trường hợp.
Phan Thị Thanh Thủy (2014), “So sánh các quy định về trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 và Cơng ước Viên 1980”,
Tạp chí Luật học, tập 30, số 3, tr. 50-60. Bài viết tập trung so sánh những quy định
của Công ước Viên 1980 về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng để làm rõ điểm
tương đồng và sự khác biệt của hai văn bản này. Từ đó, rút ra những nhận định
nhằm giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan tài phán Việt Nam trong vấn đề
chọn luật áp dụng phù hợp khi ký kết, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Về khía cạnh cách thức xác định thiệt hại theo CISG, bài viết chỉ đề cập


7

CISG quy định thiệt hại bao gồm những tổn thất, khoản lợi đáng lẽ được hưởng (lợi
tức bị mất) cũng được tính là tổn thất, những thiệt hại phi tiền tệ bắt nguồn từ nỗi
đau thể chất hoặc tinh thần trong đó có thiệt hại do mất uy tín thì Cơng ước Viên
khơng có quy định cụ thể về loại thiệt hại này. Bài viết không đề cập và phân tích
thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng CISG về cách thức xác định thiệt hại cụ thể.
Trần Thị Nhật Anh (2016), “Hoàn thiện quy định về chế tài bồi thường thiệt
hại theo Luật Thương mại 2005”, Tòa án nhân dân tối cao, số 05, tr.14. Bài viết đã
nghiên cứu về căn cứ chấp nhận thỏa thuận BTTH cố định trong hợp đồng kinh
doanh thương mại. Cụ thể, bài viết đã chỉ ra sự mâu thuẫn giữa Luật Thương mại và
Bộ luật Dân sự về các căn cứ này; phân tích nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận
trong hoạt động thương mại; tính tất yếu trong việc điều chỉnh để phù hợp với pháp
luật quốc tế. Ngoài ra, bài viết cũng đưa ra các kiến nghị liên quan đến việc xác
định giá trị BTTH dựa trên kinh nghiệm của pháp luật một số nước và các điều ước
quốc tế, chẳng hạn: Kiến nghị chấp nhận thỏa thuận của các bên về một mức BTTH

cố định tại thời điểm ký kết hợp đồng; thỏa thuận về mức BTTH cố định sẽ bị tun
vơ hiệu nếu việc dự liệu có dấu hiệu cho thấy nhằm mục đích trừng phạt bên vi
phạm hợp đồng khi quy định khoản tiền quá lớn.
Lê Văn Tranh (2018), Luận giải về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại theo
Luật Thương mại Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp. Tác giả đã trình bày một cách
có hệ thống các vấn đề liên quan đến chế tài phạt vi phạm và BTTH theo Luật
Thương mại Việt Nam.
Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018), “Mối quan hệ nhân quả và vấn đề giới hạn
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật thương mại”, Khoa học pháp lý, số
04 (116), tr. 25. Bài viết nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và
thiệt hại thực tế - một căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH từ góc độ là phương pháp
giới hạn trách nhiệm BTTH trong pháp luật thương mại. Bài viết phân tích, đánh giá
quy định của pháp luật thương mại Việt Nam về mối quan hệ nhân quả đặt trong bối
cảnh nghiên cứu sự phát triển của các học thuyết pháp lý chủ yếu về vấn đề này,


8

nhằm làm rõ các vấn đề pháp lý: (i) Cách thức xác định mối quan hệ nhân quả; (ii)
Việc giới hạn thiệt hại từ hành vi bù trừ lợi ích xét từ góc độ mối quan hệ nhân quả.
Đồng thời, bài viết cũng nghiên cứu quy định của Công ước Viên 1980 về
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế về BTTH đối với những thiệt hại gây ra bởi
hành vi vi phạm nhằm cung cấp một góc nhìn khác về cách thức giới hạn trách
nhiệm BTTH.
Ngồi những cơng trình khoa học nêu trên, cịn có rất nhiều cơng trình
nghiên cứu khác có liên quan đến loại chế tài này. Trên nền tảng nghiên cứu của các
học giả đi trước, tác giả lấy đó làm kinh nghiệm, học hỏi và tiếp tục nghiên cứu.
Qua đó, sẽ giúp mình có một tầm nhìn khác hơn, sâu hơn về chế định BTTH do vi
phạm hợp đồng theo Luật Thương mại.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài nhằm chỉ ra những điểm còn
bất cập giữa lý luận và thực tiễn của các quy định về chế tài BTTH do vi phạm hợp
đồng theo Luật Thương mại, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy
định này.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ những vấn đề chung về chế tài BTTH do vi phạm hợp đồng theo
Luật Thương mại: Khái niệm BTTH theo Luật Thương mại và sự cần thiết của quy
định BTTH do vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại.
Phân tích thực trạng quy định BTTH do vi phạm hợp đồng theo Luật Thương
mại về cơ sở xác định BTTH và mức BTTH do vi phạm hợp đồng theo Luật
Thương mại.
Trên cơ sở đó, đưa ra phương hướng hồn thiện cũng như các đề xuất cụ thể
để hoàn thiện chế tài BTTH do vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại.


9

4.

ối tượng và phạm vi nghiên cứu

ối tượng nghiên cứu: Là các quy định của pháp luật về BTTH do vi phạm
hợp đồng trong Luật Thương mại và thực tiễn áp dụng các quy định đó.
Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ luận văn này, phạm vi nghiên cứu
của đề tài được giới hạn như sau:
Về không gian: Luận văn được giới hạn trong việc nghiên cứu quy định của
pháp luật Việt Nam về BTTH do vi phạm hợp đồng trong Luật Thương mại. Thực
tiễn áp dụng pháp luật thông qua việc đánh giá các vụ việc phát sinh trên thực tế.
Bên cạnh đó, trong q trình thực hiện đề tài, luận văn cũng có sự so sánh với một
số quy định của Bộ luật Dân sự 2015 (Bộ luật Dân sự) và một số văn bản pháp lý

liên quan.
Về thời gian: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu từ năm 2005 trở về đối
với văn bản pháp luật. Đối với thực tiễn áp dụng pháp luật cũng là thực tiễn áp dụng
quy định pháp luật về BTTH do vi phạm hợp đồng từ khi Luật Thương mại có hiệu
lực đến nay.
Về nội dung: Luận văn chủ yếu nghiên cứu chế tài BTTH do vi phạm hợp
đồng theo Luật Thương mại.
5.

hương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phối hợp các phương pháp phân tích,
tổng hợp và so sánh.
Chương 1 của luận văn tập trung phân tích, tổng hợp các vấn đề cơ bản mang
tính chất lý luận về BTTH do vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại và nêu ý
kiến của tác giả trong các bài viết xoay quanh chế định này. Đồng thời, luận văn
cũng so sánh, đối chiếu chế định này trong Luật Thương mại với các quy định
chung là Bộ luật Dân sự. Phương pháp so sánh này được áp dụng xuyên suốt ở hầu
hết các mục của luận văn.


10

Chương 2 của luận văn tập trung chủ yếu vào phương pháp phân tích và
đánh giá thực tiễn áp dụng chế định này. Với những gì đã phân tích ở Chương 1 và
Chương 2, tác giả tổng hợp những bất cập còn tồn tại của quy định pháp luật để từ
đó đưa ra những đề xuất hồn thiện pháp luật về chế định BTTH do vi phạm hợp
đồng theo Luật Thương mại.
6.


Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn bao gồm hai chương:
Chương 1. Những vấn đề chung về chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng theo Luật Thương mại năm 2005
Chương 2. Thực trạng quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
theo Luật Thương mại năm 2005 và đề xuất hoàn thiện chế tài bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng.


11

ƯƠ

DO V
1.1.

VẤ




VỀ

1


E


L Ậ

B

ƯỜ
ƯƠ


Ă

2005

hái niệm bồi thường thiệt hại theo Luật hương mại 2005

1.1.1. Định nghĩa bồi thường thiệt hại theo Luật Thương mại 2005
Pacta sunt servanda3 được ghi nhận là một trong những nguyên tắc quan
trọng của hoạt động giao lưu thương mại. Theo đó, các bên được tự do tự nguyện
giao kết, thực hiện một cách thiện chí và đầy đủ các cam kết, chịu trách nhiệm pháp
lý đối với những hành vi vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng của các bên.
Nếu như xác lập hợp đồng là quá trình các bên thỏa thuận, thống nhất với
nhau về các điều khoản hợp đồng và việc giao kết hợp đồng được thực hiện trên cơ
sở cân bằng lợi ích của những người tham gia ký kết, thì thực hiện hợp đồng lại là
quá trình các bên hướng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ mà họ đã tự nguyện
cam kết trong các điều khoản hợp đồng đã thỏa thuận.
Khi một bên nào đó vi phạm nghĩa vụ đã được cam kết trong hợp đồng và
gây thiệt hại cho phía bên kia, điều này có nghĩa là có sự mất cân bằng trong lợi ích
của các bên. Để thiết lập lại sự mất cân bằng mà các bên muốn đạt được ban đầu,
pháp luật buộc bên vi phạm phải có sự đền bù thích đáng cho bên bị vi phạm4.
Để khắc phục hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi vi phạm hợp đồng của bên
có nghĩa vụ mang lại, luật hợp đồng các quốc gia trên thế giới cũng như pháp luật

dân sự Việt Nam nói chung và Luật Thương mại nói riêng đều đã dự liệu các biện
3

Trong tiếng La-tinh, “Pacta” là những điều giao ước; “sunt” là thì; “servanda” là cần phải được giữ. Cụm
thuật ngữ này được hiểu là những điều đã giao ước thì phải được tn giữ; nói cách khác là phải tơn trọng
những nội dung mình đã giao ước.
Ngày nay, ngun tắc này đã được ghi nhận trong các nhiều điều ước quốc tế. Tại Công ước Viên về Luật
Điều ước quốc tế cũng ghi nhận nguyên tắc này như sau: “Điều 26. Pacta sunt servanda. Mọi điều ước đã có
hiệu lực ràng buộc các bên tham gia và phải được các bên thi hành với thiện chí”.
4

Dương Anh Sơn (2010), “Hoãn thực hiện hợp đồng hay vi phạm hợp đồng chưa đến thời hạn thực hiện –
Lựa chọn giải pháp nào?”, Tài liệu hội thảo khoa học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 58.


12

pháp để bên bị thiệt hại khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng. Theo đó,
khi một bên trong hợp đồng thương mại có hành vi vi phạm hợp đồng, bên cịn lại
có quyền áp dụng các biện pháp pháp lý nhằm yêu cầu bên vi phạm chịu trách
nhiệm đối với hành vi vi phạm của mình. Việc áp dụng biện pháp pháp lý nhằm bù
đắp tổn thất vật chất cho bên bị vi phạm, làm cho hành vi vi phạm trở nên vô hại về
mặt vật chất đối với bên bị vi phạm được hiểu là BTTH5.
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, BTTH thường được chia thành BTTH do vi
phạm hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng6. Khác với BTTH ngồi hợp đồng có căn
cứ phát sinh khi người nào đó có hành vi vi phạm nghĩa vụ ngoài hợp đồng do pháp
luật quy định; xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, BTTH do
vi phạm hợp đồng được hiểu là một loại chế tài có căn cứ phát sinh trên cơ sở một
trong các bên có hành vi vi phạm hợp đồng (hợp đồng được thiết lập trước đó giữa
các bên) và hành vi vi phạm hợp đồng đó gây ra tổn thất cho bên còn lại.

Với những quy định về BTTH theo Luật Thương mại tại Điều 292, Điều 302
đến 307, có thể nói, BTTH theo Luật Thương mại là dạng BTTH do vi phạm hợp
đồng. BTTH được quy định trong Luật Thương mại với tư cách là một chế tài
thương mại độc lập bên cạnh các chế tài thương mại khác.
Bộ luật Dân sự tại Điều 360 quy định “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm
nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường tồn bộ thiệt hại, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Với quy định này, Bộ luật Dân sự
đã ghi nhận một cách khái quát trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ mà không
định nghĩa cụ thể về “BTTH do vi phạm hợp đồng” hay “BTTH ngồi hợp đồng”.
Bên cạnh đó, Điều 360 Bộ luật Dân sự còn chỉ rõ nguyên tắc BTTH của trách
nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ.
Khác với Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại đưa ra định nghĩa BTTH tại
5

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và
dịch vụ: Tái bản lần 1, có sửa đổi bổ sung, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 467.
6
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng – Tái bản lần thứ 1, có sửa đổi và bổ sung, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt
Nam, tr. 326.


13

khoản 1 Điều 302 “BTTH là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi
vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”. Theo quy định này, khi có hành vi vi
phạm hợp đồng (một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật
Thương mại)7, một trong những biện pháp có thể được áp dụng nhằm khắc phục
hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng là BTTH. Nghĩa là, bên có hành vi vi phạm

hợp đồng có trách nhiệm BTTH cho bên bị vi phạm tổn thất phát sinh do hành vi
của mình gây ra.
Cơng ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG) – là một
trong những văn bản quốc tế quan trọng về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
mặc dù khơng có định nghĩa thế nào là BTTH nhưng tại Điều 74 cũng đã quy định
về căn cứ và cơ sở xác định BTTH “Tiền BTTH xảy ra do một bên vi phạm hợp
đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải
chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Tiền BTTH này không thể cao hơn tổn
thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào
lúc ký kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính
đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết”. Theo đó, BTTH cũng được
áp dụng khi một bên có hành vi vi phạm hợp đồng và hành vi đó gây ra thiệt hại cho
bên cịn lại.
Với những quy định nêu trên, có thể thấy: Mặc dù có sự khác biệt nhất định
về cách quy định nhưng pháp luật trong nước và điều ước quốc tế đều nhìn nhận
bản chất của BTTH là một phương thức bù đắp cho bên bị thiệt hại tổn thất mà bên
bị thiệt hại phải gánh chịu do hành vi vi phạm các cam kết trong hợp đồng của bên
vi phạm hợp đồng gây ra, nhằm đưa bên bị thiệt hại vào vị trí mà bên này đáng lẽ
đạt được nếu hợp đồng được thực hiện đúng.
Trên những cơ sở phân tích nêu trên, tác giả đưa ra khái niệm BTTH theo
Luật Thương mại như sau: BTTH theo Luật Thương mại là một loại chế tài nhằm
7

Khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại 2005.


14

bảo đảm cho các cam kết trong hợp đồng được thực hiện bằng cách bù đắp những
tổn thất là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng do bên vi phạm hợp đồng gây ra

cho bên bị vi phạm. Nói cách khác, BTTH theo Luật Thương mại I hướng đến mục
đích quan trọng nhất là bồi hồn, bù đắp, khơi phục lợi ích vật chất bị thiệt hại cho
bên bị vi phạm. Đây có thể xem là chế tài quan trọng và cơ bản nhất nhằm đảm bảo
lợi ích của các bên khi hợp đồng bị vi phạm.
1.1.2. Đặc điểm bồi thường thiệt hại theo Luật Thương mại 2005
Là một loại chế tài thương mại, BTTH theo Luật Thương mại có đầy đủ
những đặc điểm của một chế tài thương mại nói chung: Đó là hình thức trách nhiệm
của một bên trong quan hệ hợp đồng thương mại đối với bên kia của hợp đồng;
được thể hiện trong các văn bản vi phạm pháp luật thương mại…8 BTTH theo Luật
Thương mại cịn có những đặc điểm riêng phản ánh bản chất của chế tài được pháp
luật ghi nhận, cụ thể như sau:
1.1.2.1. Bồi thường thiệt hại theo Luật Thương mại 2005 là loại chế tài mang
tính tài sản
BTTH là hình thức trách nhiệm do khơng thực hiện hay thực hiện khơng
đúng nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được tất cả các hệ thống pháp
luật trên thế giới áp dụng9. Với tư cách là một trong số các chế tài mang tính vật
chất nhằm khơi phục và bù đắp thiệt hại cho bên bị vi phạm10, có thể nói, BTTH
chính là loại chế tài mang tính tài sản khi bù đắp cho bên bị vi phạm những lợi ích
mà lẽ ra họ được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm hợp đồng.
Tại khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại quy định: “BTTH là việc bên vi
phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi
phạm”. Như vậy, Điều 302 cũng đã xác định rõ tính chất của việc BTTH đó là việc
8

Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Tư pháp,
tr. 286.
9
Trường Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr. 54.
10

Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd (8), tr. 290.


15

bên vi phạm phải bồi thường cho bên bị vi phạm những tổn thất do hành vi của
mình gây ra. Đây chính là việc bù đắp lợi ích vật chất do vi phạm nghĩa vụ theo hợp
đồng.
1.1.2.2. Bồi thường thiệt hại theo Luật Thương mại 2005 chỉ được áp dụng
khi thỏa mãn căn cứ nhất định
Như đã đề cập ở trên, BTTH mang tính chất tài sản nên sẽ tác động đến lợi
ích của các chủ thể hợp đồng nếu được áp dụng. Vì thế, việc áp dụng chế tài này
phải được xem xét cẩn thận hơn so với các chế tài thương mại khác, nghĩa là, BTTH
theo Luật Thương mại chỉ được áp dụng khi thỏa mãn những căn cứ luật định.
Nghiên cứu việc áp dụng biện pháp BTTH do vi phạm hợp đồng, có thể nhận
thấy các hệ thống pháp luật ở các mức độ khác nhau đều dựa trên những căn cứ nhất
định như: Hành vi vi phạm hợp đồng, thiệt hại xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi vi phạm hợp đồng với thiệt hại xảy ra11. Với pháp luật thương mại Việt
Nam, ngoại trừ trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định tại Điều 294 Luật
Thương mại, chế tài BTTH theo Luật Thương mại cũng chỉ phát sinh khi đáp ứng
đầy đủ ba yếu tố: Có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại thực tế; hành vi vi
phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại12.
Thứ nhất, có hành vi vi phạm hợp đồng: Đó là hành vi của một bên đã xử sự
trái với những cam kết trong hợp đồng hoặc trái với quy định của pháp luật nếu
trong trường hợp pháp luật không quy định13.
Như đã biết, bản chất của hợp đồng thương mại là được hình thành trên cơ sở
tự nguyện, thống nhất ý chí của các chủ thể thương mại để từ đó làm phát sinh
quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Việc giao kết và tuân thủ các cam kết
đã thỏa thuận trong q trình thực hiện hợp đồng chính là cách thức đơn giản nhất
để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như chủ thể khác trong quan

11

Bùi Thị Thanh Hằng (2018), “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng”, Luận án Tiến sỹ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 64.
12
Điều 303 Luật Thương mại 2005.
13
Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd (8), tr. 301.


16

hệ hợp đồng.
Tầm quan trọng của hợp đồng nói chung và hiệu lực của hợp đồng nói riêng
đã được triết gia Hy Lạp cổ đại lừng danh Aristotle chỉ ra trong tác phẩm
“Rhetorics”: “Nhìn chung, luật là một dạng của hợp đồng vì vậy hành vi khơng tn
thủ hay vi phạm hợp đồng cũng chính là hành vi vi phạm luật. Hơn nữa hầu hết các
giao dịch thông thường và các giao dịch được xác lập trên cơ sở tự nguyện đều
được thực hiện dựa trên cơ sở hợp đồng, vì vậy nếu hiệu lực của hợp đồng bị phá
hủy thì mối quan hệ giữa con người với con người cũng sẽ bị phá hủy”14.
Nhìn chung, luật hợp đồng của các quốc gia cũng như quốc tế đều chịu ảnh
hưởng của nguyên tắc Pacta sunt servanda - nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện
cam kết. Nghĩa là, khi một hợp đồng được xác lập thì hợp đồng đó sẽ có hiệu lực
bắt buộc đối với các bên đã xác lập hợp đồng, hay nói cách khác là sẽ áp đặt nghĩa
vụ lên các bên (trong hợp đồng song vụ) hoặc áp đặt nghĩa vụ lên một bên (trong
hợp đồng đơn vụ). Do đó, hành vi khơng tơn trọng các cam kết trong hợp đồng là
hành vi sai trái.
Để chỉ đến hành vi khơng thực hiện đúng những gì mà các bên đã tự nguyện
cam kết khi xác lập hợp đồng, các hệ thống pháp luật trên thế giới sử dụng các thuật
ngữ khác nhau như “không thực hiện hợp đồng”, “vi phạm hợp đồng” hay “vi phạm

nghĩa vụ”.
Có thể nhận thấy hai thuật ngữ được sử dụng phổ biến để chỉ đến trường hợp
không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng mà các bên đã tự nguyện cam kết trước đó
là “vi phạm hợp đồng” và “khơng thực hiện hợp đồng”, “vi phạm hợp đồng” là
thuật ngữ chủ yếu được sử dụng trong hệ thống Common law, trong khi thuật ngữ
“không thực hiện hợp đồng” lại được biết đến rộng rãi hơn trong hệ thống Civil law
nhưng nhìn chung trong các hệ thống pháp luật, thuật ngữ “không thực hiện hợp
đồng” và “vi phạm hợp đồng” được xem là hai thuật ngữ đồng nghĩa và được sử
14

Alain Bresson (2016), “The making of the ancient Greek economy (translated by Steven Rendall)”,
Princeton University press, p. 232.


17

dụng thay thế cho nhau15 và đều chỉ đến cùng một nội hàm là bao hàm mọi hành vi
không thực hiện đúng hợp đồng, cho dù là không thực hiện một phần, khơng thực
hiện tồn bộ, chậm thực hiện hay có khiếm khuyết trong việc thực hiện hợp đồng.
CISG sử dụng thuật ngữ “vi phạm hợp đồng (breach of contract)” để nói về
hành vi khơng thực hiện đúng cam kết. CISG cũng phân biệt hành vi vi phạm thành
“vi phạm cơ bản” (fundamental breach) và “vi phạm không cơ bản” (nonfundamental breach) dựa trên mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.
Khác với hệ thống pháp luật trên thế giới, pháp luật hợp đồng Việt Nam sử
dụng cả thuật ngữ “vi phạm” và “không thực hiện” để chỉ đến hành vi không thực
hiện đúng hợp đồng. Trong khi Bộ luật Dân sự lại sử dụng nhiều thuật ngữ như “vi
phạm”, “không thực hiện hoặc thực hiện không đúng”, “không thực hiện đúng”16;
Luật Thương mại sử dụng thống nhất thuật ngữ “vi phạm hợp đồng” để chỉ mọi
hành vi không thực hiện hợp đồng, cho dù là không thực hiện một phần, khơng thực
hiện tồn bộ, chậm thực hiện hay có khiếm khuyết trong việc thực hiện hợp đồng17.
Định nghĩa “vi phạm hợp đồng” trong Luật Thương mại được ghi nhận trực

tiếp tại khoản 12 Điều 3, theo đó, vi phạm hợp đồng là việc một bên “không thực
hiện”, “thực hiện không đầy đủ” hoặc “thực hiện không đúng hợp đồng” thỏa thuận
giữa các Bên hoặc theo quy định của Luật Thương mại. Có thể nói, bản chất của
việc “khơng thực hiện”, “thực hiện không đầy đủ” hợp đồng là những trường hợp
của “thực hiện không đúng hợp đồng”. Như vậy, vi phạm hợp đồng với tư cách là
một trong những điều kiện tiền đề để làm phát sinh trách nhiệm BTTH theo Luật
Thương mại có thể hiểu là hành vi không thực hiện đúng hợp đồng thương mại của
bên có nghĩa vụ.
Thứ hai, có thiệt hại thực tế: BTTH là chế tài mang tính vật chất nhằm khơi
phục và bù đắp thiệt hại cho bên bị vi phạm, vì thế, một trong những điều kiện để áp
15

Chengwei Liu (2003), “Remedies for Non-performance: Perspectives from CISG, UNIDROIT Principles
& PECL”, p. 59, truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2019, tại
/>16
Xem thêm khoản 1 Điều 351, khoản 5 Điều 3, Điều 342… Bộ luật Dân sự 2015.
17
Xem thêm khoản 12 Điều 3, Điều 40, Điều 61, Điều 294, Điều 295… Luật Thương mại 2005.


18

dụng chế tài BTTH theo Luật Thương mại là phải có thiệt hại phát sinh trực tiếp từ
sự vi phạm hợp đồng 18. Nói cách khác, BTTH được áp dụng nhằm mục đích bù đắp
những thiệt hại đã xảy ra, vì thế, tồn tại thiệt hại thực tế là điều kiện tất yếu để bên
bị vi phạm được bồi thường.
Trên thế giới có hai hệ thống pháp luật lớn và điển hình đó là hệ thống pháp
luật Châu Âu lục địa và hệ thống pháp luật Anh – Mỹ19. Nếu như hệ thống pháp luật
Châu Âu lục địa sử dụng chủ yếu chế tài phạt vi phạm để yêu cầu bên vi phạm thực
hiện trách nhiệm hợp đồng, thì hệ thống pháp luật Anh – Mỹ lại khơng chấp nhận

hình thức phạt hợp đồng đối với hành vi vi phạm. BTTH trong hệ thống pháp luật
Anh – Mỹ bao gồm BTTH ấn định trước và BTTH không ấn định trước. Trong đó,
đối với BTTH ấn định trước, Tịa án sẽ căn cứ vào khoản thiệt hại do các bên dự
liệu trước (có thể bằng một khoản tiền xác định hoặc một khoản bồi thường được
tính bằng một cơng thức cụ thể) để xác định thiệt hại và đối với BTTH khơng ấn
định trước, Tịa án sẽ căn cứ vào thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm gây ra để xác
định thiệt hại20.
Luật Thương mại tại Điều 302 ghi nhận giá trị BTTH bao gồm giá trị tổn thất
thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi
trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm.
Theo đó, Luật Thương mại hiện hành dường như khơng có quy định về trường hợp
thỏa thuận trước mức BTTH, mà mức BTTH được xác định trên cơ sở giá trị tổn
thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi
phạm hợp đồng.
Ngồi ra, BLDS 2015 mới bổ sung quy định: “Trường hợp có thiệt hại do vi
phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường tồn bộ thiệt hại, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Quy định này chỉ rõ

18

Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd (8), tr. 290, tr. 302.
Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật So sánh, Nhà xuất bản cơng an nhân dân, tr. 88.
20
Đinh Diệp Tuyền (2018), “Cơ sở lý luận và thực tiễn của quy định bồi thường thiệt hại ấn định trước”,
Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr. 9.
19


19


trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phát sinh khi có các yếu tố sau: có thiệt hại; có
hành vi vi phạm nghĩa vụ; có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vi
phạm nghĩa vụ; có lỗi. Theo đó, Các loại thiệt hại được bồi thường do vi phạm
nghĩa vụ trong hợp đồng cũng được xác định cụ thể, đầy đủ và rõ ràng, hợp lý hơn
so với trước đây.
Điều 419 BLDS 2015 quy định: 1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm
nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13
và Điều 360 của Bộ luật này. 2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại
cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền
cịn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do khơng hồn thành
nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà
hợp đồng mang lại. 3. Theo u cầu của người có quyền, Tịa án có thể buộc người
có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường
do Tịa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.
Điều 419 đã thể hiện được các điểm mới quan trọng: Các thiệt hại được bồi
thường không chỉ là các thiệt hại thực tế, hiện hữu như trước đây BLDS 2005 đã
quy định mà còn cả các thu nhập bị bỏ lỡ (khoản lợi mà đáng lẽ ra trong điều kiện
bình thường thì bên bị thiệt hại sẽ có được nhưng do hành vi vi phạm của bên kia
mà mình đã khơng thu được). Điều 419 quy định thêm một loại thiệt hại được bồi
thường, đó là các chi phí mà bên bị vi phạm đã phải gánh chịu trong quá trình thực
hiện hợp đồng.
Theo Khoản 3 Điều 419 thì người vi phạm có thể phải bồi thường thiệt hại về
tinh thần cho người bị hại trong đó có các pháp nhân thương mại (doanh nghiệp).
Đây cũng là một điểm mới liên quan đến các loại thiệt hại được bồi thường mà
trước đây được quy định cịn mập mờ, khơng rõ ràng, gây tranh chấp khơng đáng
có.
Về nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại: BLDS 2015 quy định việc ngăn
chặn, hạn chế thiệt hại trở thành một xử sự bắt buộc của bên có quyền, cụ thể, Điều



×