Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.73 KB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC
GIÁO DỤC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC
GIÁO DỤC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ luật học đề tài: “Đầu tư nước ngoài trong
lĩnh vực giáo dục theo pháp luật Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân
tơi. Các phân tích, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy Trang


DANH MỤC CÁC

iểu đồ 1
iểu đồ 2
iểu đồ 3

iểu đồ 4

iểu đồ 5
iểu đồ 6

NG I U H NH V

ĐỒ THỊ

Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế
đã qua đào tạo phân theo trình độ chun mơn kỹ thuật
Tỷ lệ thất nghiệp đã qua đào tạo nghề/chuyên nghiệp
Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân
theo nghề nghiệp

Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2010 đến
2016
Dự báo cơ cấu nhu cầu nhân lực phân theo khu vực kinh tế giai
đoạn 2017 - 2020 đến năm 2025
Top 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành

iểu đồ 7

iểu đồ 8

iểu đồ 9

(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/4/2018)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục
và đào tạo giai đoạn từ 2014 đến 20/04/2018
Đầu tư nước ngoài trong lĩnh giáo dục đào tạo phân theo loại hình
cơ sở giáo dục tính đến hết tháng 2/2013


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ............................................................ 8
1.1. Tạo chất xúc tác cải thiện chất lượng giáo dục trong nước ...........................8
1.2. Nền giáo dục chưa hội nhập với các quốc gia trên thế giới ..........................12
1.3. Kết luận Chương 1 ...........................................................................................19
CHƯƠNG 2: HẠN CHẾ TRONG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐẾN THU
HÚT ĐẦU TƯ GIÁO DỤC CHẤT LƯỢNG CAO ..............................................22

2.1. Kết quả của các chính sách và mục tiêu đã đề ra..........................................22
2.2. Những lỗ hổng pháp lý ảnh hưởng đến thu hút đầu tư giáo dục chất lượng
cao trong thời gian qua ...........................................................................................26
2.2.1. Sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định chung và các quy định
chuyên ngành ......................................................................................................26
2.2.2.

Trình tự cho phép thành lập cơ sở giáo dục rườm rà, khơng khả thi ...35

2.2.3.

Mơ hình tổ chức quản lý chưa hoàn thiện ............................................47

2.2.4. Quy định về tổ chức lại, giải thể, chấm dứt hoạt động của các cơ sở
giáo dục có vốn đầu tư nước ngồi phức tạp .....................................................49
2.2.5. Yếu kém khung pháp lý nhằm ngăn chặn nhập khẩu dịch vụ giáo dục
kém chất lượng ...................................................................................................54
2.3. Kết luận Chương 2 ...........................................................................................64
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO HIỆU QU THU
HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC....................66
3.1. Tăng cường sự tương thích giữa các quy định pháp luật .............................66
3.2. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính về quy trình cho phép thành lập cơ
sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài ...................................................................67
3.3. Đưa ra các điều kiện đầu tư mang tính khả thi .............................................69
3.4. Hồn thiện mơ hình tổ chức quản lý cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước
ngoài..........................................................................................................................72
3.5. ổ sung và làm rõ các quy định về tổ chức lại giải thể chấm dứt hoạt động
...................................................................................................................................74
3.6. Tăng cường kiểm soát và đảm bảo ngăn chặn nhập khẩu dịch vụ giáo dục
kém chất lượng ........................................................................................................76



3.7. Kết luận Chương 3 ...........................................................................................78
KẾT LUẬN ..............................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KH O
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế, giáo dục và đào tạo
được coi là lợi thế, là sự kiến lập nền tảng tốt nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Có thể nói, thực chất cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia hiện nay là cạnh
tranh trong giáo dục và đào tạo.
Giáo dục luôn là sự quan tâm đầu tư của mọi người, mọi gia đình và xã hội.
Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục và đã có
nhiều chủ trương, chính sách, luật pháp nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho
mơi trường giáo dục phát triển. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) ngày 04/11/2013 về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế đã xác định rõ: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, phải được ưu tiên
đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”.
Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, vai trị của giáo dục ngày
càng tăng thì đầu tư vào giáo dục khơng cịn là cơng việc riêng của Nhà nước mà đã
trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Với
sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước và toàn dân, giáo dục ngày càng trở thành mảnh
đất màu mỡ, một lĩnh vực đầu tư tiềm năng cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài

nước. Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức
thương mại thế giới (“WTO”), với lộ trình cam kết mở cửa và hội nhập của mình,
Việt Nam sẽ phải có các chính sách phù hợp về cả luật pháp và kinh tế, xã hội để
mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào sân chơi giáo dục, một lĩnh vực
đầy tiềm năng và cũng khơng kém phần đặc biệt.
Tuy nhiên, có thể thấy chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với
giáo dục là rất nhiều nhưng quy định pháp luật để làm căn cứ triển khai và thực thi
lại chưa được quan tâm đúng mức và còn bất cập. Các văn bản pháp luật điều chỉnh
trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục còn


2

khá hạn chế, nhiều thiếu sót và chồng chéo lẫn nhau. Từ khi gia nhập WTO đến
nay, Việt Nam mới chỉ ban hành Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/09/2012
quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục (“NĐ
73/2012”); Thông tư số 34/2014/TT-BGDĐT ngày 15/10/2014 để hướng dẫn thi
hành một số điều của NĐ 73/2012 (“TT 34/2014”), bên cạnh một luật chuyên ngành
là Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
38/2005/QH11 ngày 14/06/2005 (“Luật Giáo dục 2005”) và một luật chung là Luật
Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (“Luật Đầu tư 2005”).
Năm 2014 đã đánh dấu một bước cải cách mới đối với môi trường kinh
doanh và doanh nghiệp bởi sự ra đời của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13
ngày 26/11/2014 (“Luật Doanh nghiệp 2014”), Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày
26/11/2014 (“Luật Đầu tư 2014”) được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 với
nhiều cải cách đáng kể, trao quyền tự chủ nhiều hơn cho doanh nghiệp, sửa đổi bổ
sung những quy định mới nhằm tháo gỡ những bất cập, hạn chế của luật cũ, phù
hợp với xu hướng chung của thế giới.
Tuy nhiên, giữa những thay đổi tích cực của Luật Đầu tư nhằm tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho nhà đầu tư thì Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành

vẫn “dậm chân tại chỗ”, khó tránh khỏi tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo lẫn nhau
trong việc hướng dẫn thi hành. Khơng những thế, ngay cả trong chính các quy định
của Luật Giáo dục 2005 và nhất là NĐ 73/2012 cũng cịn tồn tại nhiều bất cập, gây
khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư vào Việt Nam. Điều này
dẫn đến một thực tế là mặc dù chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư nước
ngoài của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục rất nhiều nhưng kết quả thực thi trên
thực tế lại hạn chế. Môi trường pháp lý trong lĩnh vực giáo dục vẫn là rào cản lớn
nhất khiến nhà đầu tư trăn trở và e ngại.
Chính vì vậy, Luận văn lựa chọn đề tài: “Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực
giáo dục theo pháp luật Việt Nam” nhằm phân tích sự cần thiết của việc thu hút
đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, phân tích những điểm cịn hạn chế của
các quy định pháp luật đang trực tiếp là rào cản ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước


3

ngồi trong lĩnh vực giáo dục để từ đó đưa ra những kiến nghị, hướng giải quyết
góp phần hồn thiện chính sách pháp luật để đưa các chính sách ưu đãi đầu tư trong
lĩnh vực giáo dục được thực thi hiệu quả trên thực tiễn, tạo một môi trường cạnh
tranh và cởi mở cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm tham gia
đầu tư lâu dài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nước và hội nhập, tương
thích với nền giáo dục quốc tế.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trước sự quan tâm đặc biệt của tồn xã hội, Đảng và Nhà nước đã có rất
nhiều chính sách, chủ trương để kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong nước, đặc biệt là
các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào phát triển dịch vụ giáo dục. Tuy nhiên, như đã
nói, mặc dù chủ trương chính sách rất nhiều, nhưng quy định pháp luật trên thực tế
cịn lỏng lẻo, thiếu sót và chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau, chưa thực sự được chú
trọng và quan tâm. Điển hình là số lượng văn bản quy định chi tiết về đầu tư nước
ngoài trong lĩnh vực giáo dục cịn nhiều thiếu sót, những cơng trình nghiên cứu

khoa học về pháp luật trong lĩnh vực đầu tư giáo dục cịn rất hạn chế. Một số ít các
nghiên cứu liên quan đến đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục có thể kể đến
như: Hồ Tú Bảo, Trần Văn Thọ, Vũ Quang Việt, Trần Nam Bình, Hà Dương
Tường, Trần Hữu Dũng (2006), “Sử dụng trí thức Việt kiều để xây dựng giáo dục
đại học chất lượng cao tại Việt Nam: Một đề án”, Tạp chí Thời đại mới số 9;
PGS.TS Nguyễn Phú Tụ (giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM) (tháng 12/2012), “Hội nhập WTO và giáo dục đại học của Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và
Hội nhập số 2 (12); ThS. Nguyễn Thanh Sơn (giảng viên Trường Đại học Yersin,
Đà Lạt) (2015), “Phát triển chương trình đào tạo đại học theo định hướng đáp ứng
chuẩn đầu ra”, Tạp chí khoa học Trường Đại học An Giang số 5 (1), 50-54.
Tuy nhiên, những nghiên cứu kể trên chỉ mới nói đến những vấn đề liên quan
đến việc thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, ở một vài khía cạnh,
như là giáo dục đại học. Cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về đầu tư nước ngoài, thu
hút đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực khác nhau nhưng khó có thể tìm thấy đề
tài trong lĩnh vực giáo dục. Và mặc dù rất nhiều bài báo, diễn đàn và hội nghị được


4

tổ chức để phản ánh các bất cập của pháp luật đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo
dục, kêu gọi sự thay đổi, điều chỉnh của Nhà nước nhưng cho đến nay, chưa thể tìm
thấy một nghiên cứu khoa học nào đi sâu vào phân tích các quy định pháp luật về
đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, chỉ ra những điểm hạn chế, thiếu sót
trong các quy định pháp luật để làm cơ sở điều chỉnh các quy định pháp luật hiện
hành, cải cách thủ tục hành chính góp phần tạo điều kiện thuận lợi và yên tâm hơn
cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư phát triển mơi trường giáo dục trong
nước, góp phần hội nhập với nền giáo dục quốc tế. Nhất là từ khi Luật Đầu tư 2014
ra đời trong khi Luật giáo dục 2005 và NĐ 73/2012, TT 34/2014 hướng dẫn về hợp
tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục lại chưa được sửa đổi cho phù hợp.
Vừa qua, ngày 06 tháng 06 năm 2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định số
86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục

(“NĐ 86/2018”) thay thế NĐ 73/2012, có hiệu lực vào ngày 01/08/2018. Với một
quy định vừa mới được ban hành, chưa có thời gian áp dụng trên thực tế cùng với
những quy định cũ nhiều bất cập, chúng ta cần có những cơng trình nghiên cứu
chun sâu để phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh góp phần chỉ ra những điểm
cịn hạn chế, bất cập, thiếu sót của pháp luật hiện hành nhằm hoàn thiện hệ thống
pháp luật trong nước nói chung cũng như phát triển nền giáo dục trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế nói riêng.
Do vậy, luận văn có thể nói là một trong những cơng trình nghiên cứu chuyên
sâu đầu tiên đi sâu vào phân tích, bình luận những quy định pháp luật, đánh giá mặt
tích cực và hạn chế của các chính sách pháp luật hiện hành trong việc thu hút đầu tư
nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Qua đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn
thiện các quy định pháp luật về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, tinh giản
gọn nhẹ các thủ tục hành chính, để các chính sách và chủ trương của Đảng, Nhà nước
được đưa vào triển khai trên thực tế một cách dễ dàng, mở ra một môi trường kinh
doanh mới sôi động, đầy tiềm năng, thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư nước
ngồi. Có chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát
triển dịch vụ giáo dục, góp phần nâng cao dân trí, cung cấp cho đất nước nguồn nhân


5

lực có trình độ cao, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước, nâng vị
thế nước ta lên một tầm cao mới.
3. Mục tiêu của đề tài
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ các quy định pháp luật hiện hành về
đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam hiện nay. Thơng qua các
phương pháp so sánh, phân tích luật để chỉ ra được ưu điểm và hạn chế của các quy
định pháp luật hiện hành, những điểm bất cập cịn tồn tại trong các chính sách pháp
luật của nhà nước đã và đang thiếu sự tương thích, thiếu tính khả thi gây khó khăn
trở ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư vào phát triển lĩnh vực

giáo dục tại Việt Nam. Qua đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị, góp phần bổ sung ý
kiến đóng góp đối với NĐ 86/2018 vừa mới được ban hành. Điều này khơng chỉ góp
phần phát triển kinh tế đất nước nói chung mà cịn là tiền đề để nâng cao chất lượng
giáo dục, đưa giáo dục Việt Nam vươn xa ra quốc tế, đáp ứng được các tiêu chuẩn
của nền giáo dục thế giới nói riêng. Đồng thời, hy vọng rằng sau đề tài này, các nhà
làm luật cũng sẽ có các chính sách pháp luật phù hợp trong thu hút đầu tư nước ngoài
trong lĩnh vực giáo dục, nhằm làm cho môi trường pháp lý đầu tư giáo dục được phù
hợp, chặt chẽ hơn, tương thích hơn với các quy định liên quan trong nước cũng như
các Điều ước quốc tế, các Hiệp định, Công ước mà Việt Nam là thành viên.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài đặt ra câu hỏi nghiên cứu: Một trong những giải pháp để cải thiện
chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém và chưa hội nhập được với nền giáo dục
thế giới của Việt Nam hiện nay là phải tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư
nước ngồi. Như vậy thì, các quy định pháp luật hiện hành hiện nay đã đáp ứng
và giúp đạt được yêu cầu này hay chưa? Để làm rõ và trả lời được câu hỏi nghiên
cứu này, luận văn sẽ đi sâu giải quyết từng câu hỏi: sự cần thiết của việc thu hút đầu
tư nước ngồi trong lĩnh vực giáo dục? Những hạn chế cịn tồn tại trong các quy
định pháp luật tạo ra sự e ngại, là rào cản làm cản trở các nhà đầu tư nước ngoài vào
đầu tư tại Việt Nam là gì? Với những hạn chế như vậy, cần có phương hướng khắc
phục và hoàn thiện như thế nào?


6

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn của
thủ tục đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục theo pháp luật Việt Nam hiện nay
trong phạm vi các quy định cụ thể của Luật đầu tư 2014, Luật Giáo dục 2005, Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009, Hiến pháp 2013, NĐ
73/2012, NĐ 86/2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trong phạm vi đề tài, luận văn cũng sẽ chỉ đi sâu vào phân tích quy định
pháp luật hiện hành về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nguồn vốn tư nhân
trong lĩnh vực giáo dục để thành lập cơ sở giáo dục mà không đề cập nhiều đến việc
hợp tác, liên kết đào tạo; phân tích, đánh giá các điểm cịn tồn tại trong các quy định
pháp luật về đầu tư, thành lập, hoạt động của các cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt
Nam. Qua đó, so sánh với các quy định của NĐ 73/2012 vừa mới được thay thế để
thấy được những điểm đổi mới và những hạn chế vẫn còn tồn tại trong NĐ 86/2018.
Từ đó đưa ra ý kiến nhằm bổ sung thêm, góp phần hồn thiện chính sách pháp luật
đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục trong thời gian tới.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp để làm sáng tỏ về mặt khoa học của
lý luận và thực tiễn của đề tài trong từng nội dung cụ thể; đó là các phương pháp
như: các phương pháp lý luận logic, phương pháp phân tích, phương pháp lý giải,
phương pháp đánh giá được sử dụng nhiều trong nghiên cứu các vấn đề lý luận về
thủ tục hành chính, quy định pháp luật trong việc đầu tư vào lĩnh vực giáo dục; các
phương pháp bình luận, đối chiếu, so sánh, thống kê, hệ thống, phương pháp chứng
minh, phương pháp phân tích được sử dụng nhiều trong nghiên cứu về thực trạng
pháp luật về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam hiện nay.
7. Đóng góp của đề tài
Luận văn phản ánh cái nhìn khách quan về các quy định pháp luật hiện
hành, trình tự thủ tục hành chính để đầu tư, thành lập, hoạt động cơ sở giáo dục có
vốn đầu tư nước ngoài. Luận văn chỉ ra những điểm mới của Luật Đầu tư, NĐ
86/2018, hay những vấn đề còn tồn tại trong NĐ 86/2018 thông qua việc so sánh


7

trực tiếp với NĐ 73/2012. Vì NĐ 86/2018 chưa có thời gian áp dụng nhiều trên
thực tiễn. Trong khi đó, kết quả của việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua lại chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ NĐ

73/2012. Chính vì vậy, để thấy hết được những bất cập cũng như điểm tiến bộ của
NĐ 86/2018, luận văn được nghiên cứu theo hướng phân tích các quy định của
NĐ 73/2012, từ đó so sánh, đánh giá điểm mới, điểm tương đồng và mặt hạn chế
còn tồn tại của NĐ 86/2018 một cách rõ nhất và cụ thể nhất. Luận văn cũng chỉ ra
những mục tiêu phải đẩy mạnh đầu tư và thu hút đầu tư cho lĩnh vực giáo dục
nhằm nâng cao chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh của nền giáo dục trong
nước, thu hẹp khoảng cách và tạo sự tương thích cho nền giáo dục trong nước
trong mơi trường quốc tế. Từ những phân tích đó, luận văn sẽ đưa ra một số ý kiến
đóng góp đề xuất để hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm đóng góp một phần
nhỏ trong cơng cuộc nghiên cứu, cải cách thủ tục hành chính để hồn thiện pháp
luật trong nước, tương thích hơn với quy định pháp luật quốc tế, đóng góp một
phần vào các nghiên cứu nhằm xã hội hóa, quốc tế hóa lĩnh vực giáo dục, một
trong những lĩnh vực chủ chốt để phát triển con người, phát triển kinh tế đất nước
nhằm hội nhập quốc tế và vẫn đảm bảo giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng như
phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp ngàn đời của cha ông.
8. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm ba phần:
Phần mở đầu
Chương 1: Sự cần thiết của việc thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực
giáo dục
Chương 2: Hạn chế trong các quy định pháp luật đến thu hút đầu tư giáo dục
chất lượng cao
Chương 3: Kiến nghị khắc phục và nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước
ngoài trong lĩnh vực giáo dục
Kết luận


8

CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC

NGOÀI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC
1.1. Tạo chất xúc tác cải thiện chất lượng giáo dục trong nước
Việc cần thiết tạo chất xúc tác cải thiện chất lượng giáo dục trong nước phần
nhiều bởi hai lý do chính sau:
Thứ nhất, chất lượng giáo dục tại Việt Nam hiện nay chưa cao.
Tại Việt Nam, giáo dục đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã
hội. Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong thập niên 90 chủ yếu từ tăng năng suất
lao động là kết quả của quá trình dịch chuyển lao động từ ngành sản xuất nông
nghiệp năng suất thấp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp có năng suất cao hơn.
Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo ở nước ta đã có những chuyển
biến tích cực và góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên,
bên cạnh những thành tựu ban đầu vẫn còn những tồn tại, bất cập. Sau nhiều năm
đổi mới, “chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp, nhiều vấn đề hạn chế, yếu kém
chậm được khắc phục”1. Tính độc lập, sáng tạo trong tư duy và kỹ năng thực hành
của học sinh, sinh viên còn yếu; giáo dục chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển
kinh tế, chưa theo kịp xu thế tồn cầu hố và xu thế cạnh tranh ngày càng quyết liệt,
chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống kinh tế hiện đại. Theo báo cáo của Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, sau nhiều năm đổi mới, chất lượng giáo
dục và đào tạo còn thấp, nhiều vấn đề hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục.
Trong đó có nhiều nguyên nhân chẳng hạn như: đào tạo chưa theo kịp với yêu cầu
xã hội, yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước; cơ sở vật chất của các trường học
trong hệ thống giáo dục của nước ta còn rất thấp so với các nước, nhất là cơ sở vật
chất của các trường đại học, cao đẳng và các trường phổ thông ở vùng sâu, vùng xa;
thời gian đào tạo quá dài, chương trình đào tạo nặng về lý thuyết, trùng lắp, không
gắn với thực tiễn và thiếu thực hành; chưa có các trường với các ngành mũi nhọn để
tập trung nghiên cứu chuyên sâu, thu hút học sinh nước ngoài tham gia đào tạo và
1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006,


tr.170.


9

nghiên cứu, học tập; thiếu đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục giỏi, có
chun mơn, ngoại ngữ để tham gia giảng dạy, làm việc và nghiên cứu tại các tổ
chức quốc tế, nghiên cứu khoa học với các trường và các viện trong khu vực và trên
thế giới.
Xuất phát từ thực trạng này, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế một cách
hợp lý và bền vững trong điều kiện hiện nay và cả trong những năm tới, tại Hội nghị
Trung ương 9, khoá X, Đảng ta đã xác định: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo
dục - đào tạo toàn diện, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp
hố, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa”2.
Đặc biệt, trong bối cảnh tồn cầu hóa và xu hướng tăng cường tham gia vào
các hiệp định mậu dịch tự do song phương – đa phương, những cơ hội luôn song
hành cùng thử thách. Các cam kết mở cửa nền kinh tế, việc dần loại bỏ các biện
pháp bảo hộ trong nước tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Nền kinh tế
thị trường hiện đại đòi hỏi ngày càng cao đối với chất lượng nguồn lao động. Bên
cạnh chuyên môn kỹ thuật, người lao động cần phải không ngừng cập nhật kiến
thức, cập nhật thông tin, bồi dưỡng văn hóa, tri thức, kỹ năng để khơng bị đào thải
khỏi lực lượng sản xuất trong thị trường lao động.
Trước những yêu cầu mới của thời đại, chất lượng giáo dục cần phải được
nâng cao, nhất là trong suốt thời gian dài mơ hình đào tạo nặng về lý thuyết, với
phương pháp thầy đọc trị ghi, hạn chế tính độc lập, sáng tạo trong tư duy và kỹ
năng thực hành của học sinh, sinh viên; giáo dục với định hướng, kết nối nghề
nghiệp còn thiếu chặt chẽ. Để làm được điều này, một trong những giải pháp tất yếu
là chúng ta phải không ngừng học tập khoa học công nghệ tiên tiến của các nước,
tiếp thu tinh hoa trong giáo dục của họ để áp dụng và thực hành sao cho phù hợp và
đạt hiệu quả cao nhất.

Trong tham luận tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2015, TS. Bùi Sỹ Lợi, Phó
chủ nhiệm y ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận định chất lượng lao động
2

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khố X, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội, 2009, tr.180.


10

là thách thức lớn đối với Việt Nam. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất
lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp
hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á. Trong khi Hàn Quốc đạt
6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Malaysia đạt 5,59 điểm. Đánh giá này cũng cho
biết nhân lực nước ta yếu về chất lượng, thiếu năng động và sáng tạo, tác phong lao
động công nghiệp. Chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực của Việt Nam hiện mới chỉ đạt
3,39 trên 10 điểm3. Cũng theo Tạp chí Times Higher Education vừa cơng bố bảng
xếp hạng đại học tốt nhất châu Á năm 2017 với 300 trường ở 24 nước. Nhật Bản
đứng đầu với 69 đại học lọt vào bảng xếp hạng, Trung Quốc đứng thứ hai với 54 đại
học, Ấn Độ xếp thứ ba với 33 trường. Việt Nam khơng có đại học nào góp mặt
trong danh sách này4. Theo các số liệu của Tổng cục thống kê, lao động trong độ
tuổi của Việt Nam chủ yếu làm việc và tập trung cao nhất trong các khối ngành
nghề giản đơn; nông, lâm, ngư nghiệp; thợ thủ công và lắp ráp. Cụ thể, năm 2010
trong nhóm ngành nghề giản đơn, cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên là 19130.8
nghìn người; năm 2011 là 20305.5 nghìn người; đến năm 2016 là 20247.8 nghìn
người. Một tỷ lệ rất cao. Trong khi đó, các khối ngành địi hỏi trình độ trí thức cao,
tay nghề và chất lượng cao như nhân viên văn phòng, chuyên mơn kỹ thuật bậc cao
thì con số này lại rất thấp5. Thấp nhất trong các nhóm ngành thống kê. Phần nào có
thể thấy, mặc dù chúng ta vẫn đang cố gắng rất nhiều để cải thiện chất lượng giáo

dục, nâng cao trình độ dân trí và tay nghề của người lao động nhưng thực tế cho đến
nay kết quả mà chúng ta đạt được vẫn chưa mấy khả quan.
Thứ hai, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được các đòi hỏi và yêu cầu của xã
hội.
Không chỉ chất lượng giáo dục chưa cao mà nguồn nhân lực của Việt Nam
còn vấp phải tình trạng khơng đáp ứng được địi hỏi và yêu cầu của xã hội. Vài năm
trở lại đây, không chỉ ở đối tượng thanh niên nông thôn mà cả cử nhân đại học, cao

3

Xem tại />
4

Xem tại />
5

Xem phần Phụ lục Biểu đồ 3 (Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo nghề nghiệp).


11

đẳng khi ra trường khơng tìm được việc làm hoặc phải làm việc trái với ngành, nghề
đào tạo đã không còn là chuyện hiếm thấy. Nghịch lý ở chỗ, lực lượng lao động dồi
dào và tỷ lệ cần giải quyết việc làm ở mức cao nhưng các doanh nghiệp, nhất là các
doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ, có vốn đầu tư nước ngồi cần
trình độ kỹ thuật cao vẫn luôn thiếu thốn trầm trọng nguồn nhân lực. Không chỉ
thiếu thốn nguồn lao động chất lượng cao, nguồn lực lao động nhìn chung cịn chưa
bắt kịp được với tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam nói riêng cũng như tồn thế
giới nói chung. Tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm
trên 80% trong cơ cấu người lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo phân theo

trình độ chun mơn kỹ thuật. Trong khi đó, trình độ đại học, cao đẳng lại rất thấp 6.
Thế nhưng đi ngược lại với các con số thống kê này, tỷ lệ người lao động thất
nghiệp đã qua đào tạo nghề có trình độ cao đẳng, đại học trở lên lại rất cao, cao nhất
trong bảng số liệu thống kê7. Nghịch lý này rõ ràng là do nguồn nhân lực mà chúng
ta đào tạo ra vẫn không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đồng thời,
người lao động còn thiếu các kỹ năng cần thiết như làm việc nhóm, giải quyết vấn
đề, kỹ năng ngoại ngữ, tin học, đạo đức nghề nghiệp chưa cao, thiếu ý thức trách
nhiệm, chậm thích nghi với môi trường làm việc mới8.
Báo cáo vừa phát hành của VietnamWorks cho biết trong 6 tháng đầu năm
2017, nhu cầu tuyển dụng và cung nguồn lực đã tăng thêm so với cùng kỳ năm
ngoái lần lượt là 20% và 14%. Điều này cho thấy nguồn cung và nhu cầu trong
tuyển dụng vẫn có sự chênh lệch nhất định. VietnamWorks cũng đã thống kê lại 10
ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong thời gian vừa qua như cơng nghệ thơng
tin (IT), hành chính/thư ký, kế tốn, dịch vụ khách hàng 9. Theo dự báo cơ cấu nhu
6

Xem Phụ lục Biểu đồ 1 (Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo trình

độ chun mơn kỹ thuật).
7

Xem Phụ lục Biểu đồ 2 (Tỉ lệ thất nghiệp đã qua đào tạo nghề/chuyên nghiệp).

8

Theo Ông Simon Matthews, CEO ManpowerGroup tại thị trường Việt Nam, Thái Lan và Trung Đơng chia sẻ nhận định

của mình tại hội thảo "Nguồn nhân lực và công nghệ cho kỷ nguyên số tại Việt Nam" diễn ra trong ngày 14/11. Xem tại
/>9


Xem tại />

12

cầu nhân lực trong giai đoạn từ 2017 đến 2025 tới đây, tỷ trọng người lao động làm
việc trong các khối ngành dịch vụ và cơng nghiệp, địi hỏi trình độ chun mơn cao
ngày càng gia tăng, trong khi đó các khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp sẽ giảm
đáng kể nhu cầu đối với người lao động xuống chỉ còn dưới 2%10. Tuy nhiên thực tế
theo các số liệu thống kê cho đến thời điểm năm 2016, tỷ trọng người lao động làm
việc trong khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm cao nhất trong ba khu vực
kinh tế, trên 40%11. Các con số này dự kiến cho thấy sẽ tiếp tục là giai đoạn khó
khăn để chúng ta đảo ngược tình hình, đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được địi
hỏi của xã hội trong thời gian tới.
Tóm lại, có thể thấy chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cịn có khoảng
cách lớn so với các nước trong khu vực. Một bộ phận không nhỏ người lao động
chưa được tập huấn về kỹ luật lao động công nghiệp, tùy tiện về giờ giấc và hành
vi, thiếu kỹ năng làm việc, kỹ năng xã hội như làm việc theo nhóm, hợp tác và gánh
chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Các hạn chế
và yếu kém này có một phần hậu quả tất yếu của nền giáo dục chưa đáp ứng yêu
cầu của thời đại mới.
Vì vậy, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục là cơ hội để
công dân Việt Nam tiếp cận với các phương pháp giảng dạy, nghiên cứu, học tập
tiến bộ, rèn luyện tác phong công nghiệp, phương thức tư duy và giải quyết vấn đề
nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực trong xã hội hiện nay.
1.2. Nền giáo dục chưa hội nhập với các quốc gia trên thế giới
Mặc dù, chất lượng giáo dục đại học ngày càng được cải thiện nhưng cũng
tồn tại nhiều bất cập, hạn chế, chưa thật sự tiệm cận với các nền giáo dục tiên tiến
trên thế giới cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế sâu
rộng. Trên hành trình hội nhập, giáo dục Việt Nam mấy năm gần đây có những cố
gắng nhất định. Nhưng cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, giáo dục Việt Nam


10

Xem Phụ lục Biểu đồ 5 (Dự báo cơ cấu nhu cầu nhân lực phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2017 - 2020 đến năm

2025).
11

Xem Phụ lục Biểu đồ 4 (Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2010 đến 2016).


13

đang đứng trước nguy cơ bị “cơ lập” và khó hoà nhập được với các trào lưu giáo
dục lớn trên thế giới bởi một số nguyên nhân sau: (1) Ngôn ngữ: Thứ ngơn ngữ
giảng dạy chính là tiếng Việt. Đây là tiếng mẹ đẻ của người Việt chúng ta, nhưng
đồng thời ctrong hệ thống giáo dục42.
Thứ năm, một vấn đề lớn mà hệ thống kiểm định chất lượng gặp phải ở các
nước là sự cồng kềnh của toàn bộ quá trình đánh giá (giấy tờ, quy trình, thủ tục…).
Để giải quyết vấn đề này, hệ thống kiểm định chất lượng của Úc đã có cải tiến quan
trọng là xóa bỏ khâu tự đánh giá và viết báo cáo tự đánh giá trong quy trình, theo
đó, các trường chỉ phải tập hợp minh chứng gửi cho TEQSA, nhờ vậy khối lượng

42

/>

78

cơng việc các trường phải hồn thành giảm đi đáng kể. Đây là một gợi ý cho kiểm

định chất lượng của Việt Nam trong bối cảnh chúng ta có tới gần 450 trường trong
phạm vi kiểm định chất lượng, chưa kể hàng ngàn chương trình đào tạo cấp bằng,
mà chỉ có bốn trung tâm kiểm định chất lượng.
Thứ sáu, tổ chức rà soát và xây dựng các quy định pháp luật tương thích với
quy định pháp luật quốc tế cũng như đảm bảo tính khả thi trên thực tiễn. Giữa một
hệ thống các văn bản pháp quy dày đặc điều chỉnh các hoạt động kiểm định chất
lượng trong giáo dục đại học đã được ban hành liên tiếp vào các năm, chúng ta đang
tỏ rõ sự lúng túng và thiếu ổn định. Điều này cần phải được khắc phục triệt để trong
thời gian tới nhằm tạo một hệ thống cơ sở pháp lý chặt chẽ để công tác kiểm định
chất lượng giáo dục được thực thi hiệu quả trên thực tiễn.
Bên cạnh việc sửa đổi, điều chỉnh các quy định về kiểm định chất lượng giáo
dục như đã trình bày, tác giả thiết nghĩ việc quản lý chất lượng giáo dục, hạn chế tối
đa việc nhập khẩu các dịch vụ giáo dục kém chất lượng vào Việt Nam cần thiết phải
được các cơ quan ban ngành có thẩm quyền chú trọng hơn nữa công tác thanh tra,
kiểm tra xử lý vi phạm. Bởi lẽ, kiểm định chất lượng là điều kiện cần thì thanh tra,
kiểm tra thường xuyên liên tục sẽ mới là điều kiện đủ để đảm bảo công tác hậu
kiểm được trơi chảy, có hiệu quả, đảm bảo được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo
dục mà chúng ta đã đề ra.
3.7. Kết luận Chương 3
Khi đón làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngồi vào giáo dục cũng có nghĩa là
nền giáo dục trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Chính sự cạnh
tranh này buộc nền giáo dục trong nước sẽ phải có những thay đổi nhất định để
không bị tụt hậu như chuyển qua chế độ học tín chỉ; cải tổ tồn bộ cách dạy ngoại
ngữ trong trường, giáo viên chủ yếu nói tiếng Anh trong giờ học. Và, để có thể tự
tin trong cạnh tranh với các đối tác nước ngoài, thì một trong những yêu cầu bắt
buộc là phải quốc tế hóa đội ngũ giáo viên giảng dạy, gia tăng đội ngũ nguồn nhân
lực từ nước ngồi vào khơng chỉ trong giảng dạy, mà cịn trong cơng tác quản lý.
Đây là cơ hội giúp chất lượng giảng dạy của Việt Nam tăng cao so với trước đó.



79

Cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo trong nước đồng thời không ngừng học
hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực, có nền giáo dục phát triển và văn
hóa tương đồng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia. Tham khảo phương
pháp đẩy mạnh đầu tư giáo dục của Hàn Quốc như việc tập trung nguồn ngân sách
chính phủ đầu tư phát triển nhân lực ở cấp tiểu học và trung học cơ sở, những mầm
mống tương lai của đất nước. Từ đó trải đều ngân sách cho giáo dục Đại học, dạy
nghề cho khu vực đầu tư tư nhân. Như vậy, không những đảm bảo đủ ngân sách tập
trung phát triển giáo dục tốt nhất mà còn mở rộng “sân chơi” cho các nhà đầu tư tư
nhân vào khai thác. Đảm bảo vẫn giữ gìn nguyên nét truyền thống văn hóa đậm đà
bản sắc Á Đơng bằng việc ưu tiên tập trung giáo dục cho các cấp mầm non, tiểu học
và trung học nhưng vẫn hội nhập tương đồng với thế giới và khu vực bằng việc kích
thích nhu cầu đầu tư đối với giáo dục bậc cao, nguồn lực trực tiếp sẽ tham gia vào
phát triển kinh tế đất nước43.
Chúng ta đều biết đầu tư cho giáo dục là khơng có giới hạn và là sự nghiệp
của tồn dân, vì thế việc đầu tư này không thể chỉ do nhà nước đảm nhận. Trên thực
tế, nếu nhận thức được nguồn đầu tư cho giáo dục cũng đem lại lợi nhuận như các
ngành khác thì chắc chắn các cá nhân và các hộ gia đình sẽ tự đầu tư. Hàn Quốc đã
thành công trong phương pháp này, chính phủ chỉ đầu tư cho cấp tiểu học và trung
học, còn ở cấp cao học và đại học thì vốn của khu vực tư nhân tăng dần lên, gấp 1,5
lần vốn của nhà nước trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Tuy nhiên, vai trị của
Chính phủ là rất quan trọng trong việc tuyên truyền động viên khu vực tư nhân
tham gia đầu tư cho giáo dục. Chúng ta cần học tập hơn nữa các quốc gia có nền
văn hóa, thể chế chính trị, pháp luật tương đồng để tạo ra các quy định tương thích
với Việt Nam nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao khi thực thi trên thực tế. Thu hút đầu
tư cho giáo dục cần được chú trọng về mọi mặt, cả lộ trình và mục tiêu. Pháp luật
ban hành phải làm sao để mục tiêu đặt ra đạt được hiệu quả. Chúng ta cần khắc
phục ngay các chính sách hiện tại, để các nhà đầu tư có điều kiện thuận lợi hơn,
43


Xem tại />

80

khơng chỉ cịn tập trung đầu tư vào các mảng ngoại ngữ, đào tạo ngắn hạn như hiện
tại mà còn quan tâm hơn đến đầu tư vào hệ thống giáo dục liên cấp, hệ thống đào
tạo đại học – mảng đầu tư chủ yếu góp phần quan trọng, thiết thực nhất trong việc
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Việt Nam. Tuy nhiên, tăng cường thu hút
đầu tư không có nghĩa là thu hút khơng chọn lọc. Bên cạnh việc thu hút đầu tư,
chúng ta còn phải tăng cường kiểm soát được chất lượng của các cơ sở giáo dục có
vốn đầu tư nước ngồi đang hoạt động, đảm bảo khâu “hậu kiểm” chất lượng giáo
dục được tốt nhất, một phần đảm bảo các dịch vụ giáo dục được nhập khẩu là tiên
tiến hàng đầu, một phần duy trì chất lượng giáo dục đã nhập khẩu. Có như vậy mới
đáp ứng được các chính sách và mục tiêu mà chúng ta đã đề ra.


81

KẾT LUẬN
Tri thức con người không phải tự nhiên mà có; trái lại, phải thơng qua giáo
dục và đào tạo mới có được. Chức năng của giáo dục và đào tạo là biến những giá
trị văn hóa của xã hội thành tài sản của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Từ những
tài sản riêng đó, mỗi người lại góp phần nhân lên những tài sản văn hóa của xã hội,
nâng cao trình độ trí tuệ cho cả cộng đồng. Chính vì thế mà có thể nói rằng, giáo
dục và đào tạo là khuôn đúc con người, là nguyên nhân trực tiếp quyết định chất
lượng nguồn lực con người, là nguyên nhân sâu xa làm gia tăng hàm lượng chất
xám trong cơ cấu giá trị sản phẩm của lao động. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và
phát triển nguồn lực con người là yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế - xã
hội.

Trong bối cảnh hiện nay, phát triển giáo dục và đào tạo được coi là bí quyết
của thành cơng, là con đường ngắn nhất để đi tắt, đón đầu trong cơng cuộc cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Vấn đề đặt ra là phát triển giáo dục và đào tạo
như thế nào để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế tri thức. Phải chăng, phát triển
giáo dục và đào tạo phải vừa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước,
vừa phải chú trọng đến xu hướng hiện đại, cập nhật với tiêu chuẩn khu vực và quốc
tế. Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau đây:
Về mặt lý luận, đề tài đã chỉ ra được sự cần thiết của việc thu hút đầu tư
nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục; đưa ra được một số quy định hiện hành, yêu
cầu cũng như thủ tục, trình tự đối với việc đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực giáo dục;
so sánh, phân tích làm rõ mặt hạn chế tồn tại của các quy định pháp luật hiện hành
ảnh hưởng đến chính sách và thực tiễn việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào
Việt Nam.
Thơng qua việc tìm hiểu, phân tích số liệu, phân tích quy định pháp luật cũng
như dựa trên việc thu thập thông tin từ các nguồn ý kiến thực tiễn của các nhà đầu
tư, đề tài cho thấy nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực giáo dục trong bối cảnh hiện nay của
các nhà đầu tư nước ngoài là vô cùng lớn. Tuy nhiên, thời gian qua lại đang vấp
phải khơng ít rào cản ảnh hưởng đến quyết định đầu tư từ chính các quy định pháp


82

luật. Chính vì vậy, dù đã có nhiều chính sách thu hút tạo điều kiện nhưng hiệu quả
nhiều năm qua cho thấy chúng ta đạt được khơng cao, cần nhìn nhận và kịp thời sửa
đổi trong thời gian tới. Qua đó, đề tài đã đưa ra những đề xuất kiến nghị cho việc
xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh đối với việc đầu tư nước ngoài
trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam bằng việc xác định những nguyên tắc định
hướng, những kiến nghị về nội dung và hình thức điều chỉnh pháp luật đối với các
quy định pháp luật hiện hành; góp một phần ý kiến để hoàn thiện hơn nữa các quy
định pháp luật về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam

hiện nay.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KH O
A.

Sách Tạp chí khoa học

1.

Ban đặc trách dự án hỗ trợ thương mại đa biên (Mutrap II) (2006), Cẩm nang
cam kết thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO, Hà Nội.

2.

Hoàng Việt Luật Lệ (Bộ Luật Gia Long) (1994), bản dịch tập 1, NXB Văn hóa
Thơng tin.

3.

Hồng Văn Châu (2011), Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Việt
Nam, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, Hà Nội.

4.

Hội đồng Quốc gia giáo dục Việt Nam (2006), Cơ hội, thách thức và giải
pháp đối với giáo dục đại học Việt Nam khi gia nhập WTO, Hà Nội.

5.


Hồ Tú Bảo, Trần Văn Thọ, Vũ Quang Việt, Trần Nam Bình, Hà Dương Tường
và Trần Hữu Dũng (2006), “Sử dụng trí thức Việt kiều để xây dựng giáo dục
đại học chất lượng cao tại Việt Nam: Một đề án”, Tạp chí Thời đại mới, số 9.

6.

PGS.TS Nguyễn Phú Tụ (giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM) (tháng
1-2/2012), “Hội nhập WTO và giáo dục đại học của Việt Nam”, Tạp chí Phát
triển và Hội nhập, số 2 (12).

7.

ThS. Nguyễn Thanh Sơn (giảng viên Trường Đại học Yersin, Đà Lạt) (2015),
“Phát triển chương trình đào tạo đại học theo định hướng đáp ứng chuẩn đầu
ra”, Tạp chí khoa học Trường Đại học An Giang, số 5 (1), 50-54.

8.

Nguyễn Thị Kim Dung và Lê Văn Phùng (tháng 8/2002), “Dự báo nhu cầu
vốn đầu tư và phương hướng chủ yếu thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư
cho giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2000-2020”, Tạp chí tin học và điều
khiển học, số 2, 175-181.

9.

Bùi Đức Thiệp (2005), “Giáo dục Trung Quốc và tiến trình gia nhập
WTO”, Tạp chí phát triển giáo dục, số 7.

10. Risti Permani (2009), The Role of Education in Economic Growth in East
Asia: ASurvey, Asian-Pacific Economic Literature, từ

< />

×