Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.76 KB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
------------------

HUỲNH THỊ YẾN LINH

PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG
NHẬP KHẨU TÀU BIỂN ĐÃ QUA SỬ DỤNG ĐỂ PHÁ DỠ

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
------------------

HUỲNH THỊ YẾN LINH

PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG
NHẬP KHẨU TÀU BIỂN ĐÃ QUA SỬ DỤNG ĐỂ PHÁ DỠ

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƯU QUỐC THÁI

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu độc lập, khơng có sự sao chép từ
những cơng trình khác. Trong q trình hồn thiện bài viết, tác giả đã nghiên cứu
nhiều nguồn tài liệu khác nhau đồng thời sử dụng các dữ liệu tham khảo vào bài viết.
Mọi sự dẫn chiếu tài liệu từ nguồn viết khác, tác giả có trích dẫn nguồn một cách rõ
ràng. Bài viết là cơng trình của riêng tác giả, và nhận được sự hướng dẫn hoàn thiện
của Thầy Lưu Quốc Thái – Giảng viên Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Tơi xin cam đoan sẽ chịu mọi trách nhiệm với những nội dung đã viết trong bài nghiên
cứu này.
TÁC GIẢ

HUỲNH THỊ YẾN LINH


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. BVMTB: Bảo vệ môi trường biển
2. Bộ GTVT: Bộ Giao thông vận tải
3. Bộ/Sở TN&MT: Bộ/Sở Tài nguyên và Môi trường
4. Bộ NN&PT NT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
5. DWT: (Deadweight Tonnage) là đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu
thủy tính bằng tấn chiều dài. Một ví đơn vị DWT = 1.016 kg

6. EU (European Union): Liên Minh Châu Âu
7. EC (European Community) : Cộng đồng chung Châu Âu
8. GT: (Gross Tonnage): dung tích, dung tải tồn phần của tàu
9. HTQT: Hợp tác quốc tế
10. IMO (International Maritime Organization): Tổ chức Hàng Hải Thế giới
11. ICS (International Chamber of Shipping): Văn phòng Vận tải biển quốc tế

12. ILO (International Labour Organization): Tổ chức lao động quốc tế


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................
LỜI MỞ ĐẨU ..............................................................................................................
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
NHẬP KHẨU TÀU BIỂN ĐÃ QUA SỬ DỤNG ĐỂ PHÁ DỠ .............................1
1.1. Bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để
phá dỡ ......................................................................................................................... 1
1.1.1. Quan niệm, khái niệm về môi trường .............................................................1
1.1.2. Ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng ..........1
1.1.3. Bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng .............5
1.1.4. Kiểm sốt bảo vệ mơi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển......................7
1.2. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu tàu biển đã
qua sử dụng để phá dỡ .............................................................................................. 8
1.2.1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ
tàu biển đã qua sử dụng ...............................................................................................8
1.2.2. Các nguyên tắc bảo vệ môi trường khi nhập khẩu, phá dỡ tàu biển .............10
1.2.3. Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu,
phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng .................................................................................15
1.2.4. Vai trị của pháp luật đối với bảo vệ mơi trường trong hoạt động nhập khẩu,
phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng .................................................................................16


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TÀU BIỂN ĐÃ QUA SỬ
DỤNG ĐỂ PHÁ DỠ ................................................................................................19

2.1. Về chủ thể nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng và các loại tàu biển
được phép nhập khẩu để phá dỡ ........................................................................... 19
2.1.1. Chủ thể thực hiện hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng ...19
2.1.2. Các loại tàu biển đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ ..............22
2.2. Quy định liên quan đến nghĩa vụ lập kế hoạch phá dỡ tàu biển ................. 24
2.3. Bảo vệ môi trường, chế tài trong vi phạm quy định về bảo vệ môi trường
trong hoạt động nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng về phá dỡ ........................ 28
2.3.1. Yêu cầu, quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, phá dỡ tàu biển cũ
đã qua sử dụng...........................................................................................................28
2.3.2. Kiểm sốt bảo vệ mơi trường trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã
qua sử dụng ...............................................................................................................38
2.3.3. Chế tài trong vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập
khẩu tàu biển đã qua sử dụng về phá dỡ ...................................................................41
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN NHẬP KHẨU TÀU BIỂN ĐÃ
QUA SỬ DỤNG ĐỂ PHÁ DỠ ................................................................................44
3.1. Lợi ích, triển vọng của ngành công nghiệp phá dỡ tàu biển cũ ................... 44
3.2. Cơ sở của việc hồn thiện pháp luật bảo vệ mơi trường liên quan đến hoạt
động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng ............................................... 46
3.3. Những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện và tăng cường hiệu quả các quy


định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu
biển đã qua sử dụng ................................................................................................ 52
3.3.1. Về vấn đề nên hay không cho phép phá dỡ tàu biển cũng để phá dỡ ...........52
3.3.2. Về phương án phá dỡ tàu, về thủ tục hành chính để nhập khẩu, phá dỡ tàu
biển cũ .......................................................................................................................54
3.3.3. Về pháp luật liên quan đến hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển cũ .........56
KẾT LUẬN ..............................................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................



LỜI MỞ ĐẨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ mơi trường từ lâu đã khơng cịn là chuyện riêng của cá nhân, một quốc
gia mà đã trở thành trách nhiệm của cả cộng đồng, của toàn nhân loại. Những biến
động xấu về môi trường liên tục diễn ra ở khắp nơi, như những hồi chuông cảnh tỉnh
cho sự vô tâm, vị kỷ quá đà của con người. Không ai có thể đứng ngồi cuộc hay
được miễn trách cho những vấn nạn ơ nhiễm mơi trường, biến đổi khí hậu hiện tại.
Điều đó thơi thúc chúng ta cần thay đổi, cần có sự nhìn nhận đúng đắn hơn về việc
bảo vệ môi trường.
Nếu như những thế kỷ trước, yêu cầu phát triển kinh tế được quan tâm hơn tất
thảy thì ngày nay kinh tế phải đi liền với việc bảo vệ môi trường. Đây là quan niệm
cho sự phát triển bền vững. Hơn bao giờ hết, khi nhịp sống đi lên, kinh tế phát triển
cao hơn thì ý muốn về môi trường trong lành thành một nỗi niềm rất lớn. Có phải
chăng, để có được hiện tại, mơi trường đã bị đem làm vật đánh đổi với những giá trị
vật chất? Làm sao để vừa phát triển được nền kinh tế mà vẫn có thể giữ gìn và thanh
lọc được mơi trường vốn dĩ đã q nhiều tổn thương chính là điềm băn khoăn của các
quốc gia muốn phát triển bền vững ngày nay. Thời gian qua, Việt Nam cũng đã chứng
tỏ là nhân tố tích cực trong việc bảo vệ môi trường. Bằng chứng là, chúng ta đã tham
gia rất nhiều điều ước quốc tế, là thành viên của tổ chức bảo vệ mơi trường và nội
luật hóa nhiều vấn đề môi trường về các cam kết đã ký. Tuy nhiên, tính hiệu quả của
các hành động này lại là một điều chưa được thỏa đáng.
Một vấn đề đang được quan tâm nhiều thời gian gần đây, chính là việc cho
phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng về để phá dỡ. Với giới kinh doanh, họ cho
rằng đó là một ngành siêu lợi nhuận, mang tính tái đầu tư cao; tuy nhiên, với người
dân và những ai quan tâm nhiều đến mơi trường thì lại lo lắng, bởi những nguy hại
mà hoạt động này gây ra nếu có sơ suất là vơ cùng lớn. Chính vì vậy, nghiên cứu về
pháp luật bảo vệ môi trường trong chế định này là rất cần thiết. Nếu một quy định
được nêu ra lại không được vận dụng là một điều trở ngại vì nó khơng mang tính khả

thi, vơ tình làm cồng kềnh cho việc quản lý và xử lý sự việc. Thực trạng môi trường
thời gian qua cùng hiệu quả của các quy định pháp luật là lý do cho vấn đề nghiên
cứu này. Nên hay không đánh đổi môi trường và với phát triển kinh tế bằng mọi giá?
Liệu sẽ ra sao nếu chúng ta không lường trước được mọi rủi ro về mơi trường và để
nó trở thành hiện thực. Đây hồn tồn khơng phải là những lo lắng vô căn cứ. Phải
đặt vấn đề môi trường một sự quan tâm nghiêm túc, đúng mực thì mới mong có thể
phát triển bền vững. Vì chúng ta có thể xây dựng kinh tế từ những đống tro tàn, tuy
nhiên có nhiều yếu tố giá trị mơi trường khơng tái tạo được nên không thể đánh đổi


và hi sinh.
Được biết Việt Nam là số ít các quốc gia Châu Á chọn cho mình cơng nghiệp
phá dỡ tàu cũ để tạo cơ hội phát triển kinh tế. Điều gì khiến cho các quốc gia tư bản
khơng tận dụng tiềm lực của mình cho “món hời” này mà nhường cho các nước châu
Á, trong khi ngành công nghiệp tàu biển của họ đi đầu và vẫn luôn là cường quốc trên
thế giới?
Tiếp nối với quy định cho phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng,
nhà nước ta cơ bản đã có những động thái tích cực, những bước đệm cho chế định
này. Cụ thể là xây dựng, triển khai Đề án phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; đưa vào
thực thi các quy định về hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển, kiểm sốt bảo vệ mơi
trường cho dự án, hoạt động phá dỡ tàu biển qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật.
Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động phá dỡ tàu
đã xây dựng được 02 luật và bộ luật: Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 và Luật Bảo
vệ môi trường 2014; 03 Nghị định, số 19/2015/NĐ-CP, 18/2015/NĐ-CP quy định về
đánh giá tác động môi trường và bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu; số
114/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở phá dỡ và nhập khẩu tàu
biển để phá dỡ; 02 Thông tư, số: 27/2015/TT-BTNMT hướng dẫn bảo vệ môi trường,
đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch
bảo vệ môi trường; 37/2015/TT-BGTVT Quy định thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu
tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ. Tuy nhiên đến nay vẫn còn 2 Thông tư và một số

văn bản liên quan đến môi trường và hướng dẫn các loại thuế liên quan chưa được
ban hành. Chính vì sự mới mẻ của chế định này và những quy định khác chưa được
hoàn thiện, chưa tạo được hiệu quả như kỳ vọng đã tạo động lực cho tác giả quyết
định nghiên cứu về đề tài “Pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt động
phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vào thời điểm thực hiên đề tài của mình, tác giả đã tham khảo các cơng trình
nghiên cứu liên quan của nhiều tác giả khác như: Luận án Tiến sỹ Luật học của tác
giả Lưu Ngọc Tố Tâm với đề tài " Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong
hoạt động hàng hải ở Việt Nam", năm 2012. Thơng qua luận án của mình tác giả Lưu
Ngọc Tố Tâm đã nghiên cứu các quy định của pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm biển
nhằm điều chỉnh các hoạt động hàng hải trong phạm vi xa nhất là tính từ vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam; kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường biển trong hoạt động
hàng hải bằng pháp luật. Nghiên cứu, làm rõ q trình hình thành và nội dung từng
bước hồn thiện hệ thống pháp luật với các đòi hỏi về phát triển kinh tế của đất nước,
đáp ứng các yêu cầu về an ninh chính trị, văn hố, an ninh quốc phòng... Nghiên cứu


các quy định cùng loại trong pháp luật môi trường của một số nước để rút ra những
kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc hoàn thiện pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi
trường biển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề về bảo vệ môi
trường trong hoạt động nhập khẩu tàu biển đã qua sử để phá dỡ chưa được đề cập
Hay, trong cơng trình Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt
động hàng hải đến môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng
biển Hải Phịng đến năm 2020” tác giả cơng trình cũng đã có những nghiên cứu sâu
sắc về ảnh hường của các hoạt động hàng hải đối với môi trường, tuy nhiên chưa bàn
luận nhiều về vấn đề nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Ngoài ra, tác giả cũng đã tham khảo các cơng trình nghiên cứu khác như cơng
trình nghiên cứu của Tiến sỹ Nguyễn Thị Tố Uyên, " Hoàn thiện pháp luật về trách
nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam” năm 2013 cùng nhiều

bài luận khác. Có thể nhận thấy đề tài môi trường được sự quan tâm của nhiều người,
trong đó có rất nhiều cơng trình rất uy tín và có giá trị cao. Tuy nhiên, vì Bộ luật Hàng
hải 2015 vừa mới có hiệu lực gần đây, Luật Bảo vệ môi trường 2014 cũng vận hành
chưa lâu cùng hệ thống văn bản điều chỉnh liên quan đến đề tài nhập khâu tàu biển
đã qua sử dụng chưa thực sự hồn thiện. Vì vậy tác giả tin tưởng chọn đề tài "“Pháp
luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng”
để nghiên cứu là đảm bảo tính mới và mang quan điểm cá nhân tác giả, không bị
trùng lắp với các cơng trình nghiên cứu đã có.
3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Qua q trình học tập và nhận thức, tác giả có sự quan tâm đặc biệt đến các
vấn đề môi trường. Đồng thời nhận thấy pháp luật Việt Nam đối với các vấn đề môi
trường chưa được quy định thông nhất, minh bạch, chưa hợp lý và chưa mang tính
khả thi cao. Với quy định cho phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng đế phá dỡ, tác
giả nhận thấy có rất nhiều quan điểm trái chiều giữa giới chun mơn và người dân.
Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài "Pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt
động nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ - Lý luận và thực tiễn " với mong
muốn được tiếp cận sâu sắc hơn vấn đề và đưa ra quan điểm nghiên cứu cá nhân,
nhằm góp phần hồn thiện các quy định pháp luật liên quan.
3.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài các quy định của pháp luật hiện hành của
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt động
nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ theo quy định của Luật Bảo vệ môi


trường số 55/2014/QH13 ngày 13/6/2014 và Bộ luật Hàng hải 2015.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được tác giả giới hạn trong phạm vi các quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá
dỡ được điều chỉnh bởi Nghị định số 114/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 của Chính

phủ về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, 18/2015/NĐ-CP quy định về đánh giá tác động môi
trường và bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu. Thông tư, số: 27/2015/TTBTNMT hướng dẫn bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; 37/2015/TT-BGTVT
Quy định thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
4. Các phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm
phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp lôgic, phương
pháp hệ thống.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Đề tài có ý nghĩa trong việc tạo ra một cái nhìn tổng quát về các quy định của
pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng, thực hiện các quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường trong về nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ..
Đề tài có giá trị tham khảo để góp phần hồn thiện các quy định của pháp luật về
bảo vệ mơi trường nói chung và quy định của pháp luật về nhập khẩu tàu biển đã qua
sử dụng để phá dỡ nói riêng.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài các phần danh mục từ viết tắt, mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo vệ môi trường trong về
nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Chương 2. Thực trạng quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong về nhập
khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Chương 3. Kiến nghị về giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường
trong về nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.


1

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP
KHẨU TÀU BIỂN ĐÃ QUA SỬ DỤNG ĐỂ PHÁ DỠ
1.1. Bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu tàu biển đã qua sử
dụng để phá dỡ
1.1.1. Quan niệm, khái niệm về môi trường
Môi trường từ lâu được hiểu là tất cả những gì bao quanh, phục vụ, và có tác
động đến đời sống con người. Đi sâu hơn một chút, về quan niệm khoa học, chúng ta
nhìn thấy rằng “Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh
con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con
người như: khơng khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội lồi người và các thể chế.”1.
Nói về mơi trường, Luật Bảo vệ Mơi trường 2014 có định nghĩa như sau: “Môi
trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn
tại và phát triển của con người và sinh vật.”2
Như vậy, hoạt động của con người được diễn ra trong môi trường và nhờ vào
môi trường mà những hoạt động ấy mang lại hiệu quả. Một cách nói khác là để thực
hiện những hoạt động mong muốn của mình, mơi trường đóng một vai trọng – vừa là
cơ sở để thực hiện hoạt động và là nơi chịu tác động bởi những hành động và kết quả
của hành động đó.
1.1.2. Ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử
dụng
Như đã đề cập trước đó, bất kỳ hoạt động nào của con người đều có thể gây
ảnh hưởng nhất định đến mơi trường, hoặc là tốt hoặc là xấu. Từ những hoạt động

1

Theo Bách khoa toàn thư mở ()

2

Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2014



2

thiếu sự tính tốn cẩn thận và trách nhiệm của con người có thể làm xấu đi tình trạng
của mơi trường, và việc ô nhiễm môi trường là một trong những điều gây quan ngại
sâu sắc từ nhiều thập niên trở lại đây.
Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu
đến con người và sinh vật.3
Như vậy, xuất phát từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hay từ những hoạt động
đời thường đều có thể gây ơ nhiễm môi trường. Tuy nhiên cường độ tác động dẫn đến
ô nhiễm môi trường từ hoạt động thường nhật phục vụ sinh hoạt thì khơng cao, và
điều làm cho mơi trường bị thay đổi xấu nhanh chóng và nặng nề chính là hậu quả từ
các hoạt động kinh tế. Đứng trước những cuộc cách mạng công nghiệp, những ngọn
cờ đề cao khẩu hiệu phát triển kinh tế, mọi công dân của các quốc gia đều hăng hái
ghi tên mình vào những thành tích, con số đáng nể. Tuy nhiên, sức khỏe của môi
trường trong một vài giai đoạn lịch sử đã bị bỏ quên, dẫn đến những hệ lụy nghiêm
trọng.
Trước tình hình đó, u cầu nghiêm ngặt về việc bảo vệ môi trường bên cạnh
phát triển kinh tế là điều hết sức cần thiết. Với những hoạt động có tác động mạnh
đến môi trường, cần tiên lượng những vấn đề xấu nhất và đưa ra những phương án
tầm soát, phục dựng hiện trạng môi trường một cách hiệu quả nhất. Làm sao để đảm
bảo được mục tiêu phát triển bền vững.
Một vấn đề tạo được nhiều sự quan tâm rất nhiều hiện nay chính là việc quy
định của pháp luật cho phép nhập khẩu tàu biển cũ đã qua sử dụng để phá dỡ. Vấn đề
trên tuy mới nhưng không mới. Bởi quy định này đã từng được bàn luận trong Luật
Bảo vệ môi trường 2005, cũng đã được thảo luận ở nhiều diễn đàn luật, và sôi nổi kể
cả đời sống thường nhật. Câu chuyện tưởng chừng như đã được giải quyết khi văn


3

Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2014


3

bản luật 2005 không cho phép nhập khẩu để phá dỡ những chiếc tàu biển cũ, thì đến
Luật Bảo vệ môi trường 2014 lại gây xôn xao khi như khẳng định việc nhập khẩu tàu
biển cũ để phá dỡ là khả dĩ, quy định nay không cấm nữa. Giữa 02 văn bản dường
như có sự đối nghịch, câu hỏi đặt ra là “vì sao lại có sự thay đổi này?”, “đây là một
tín hiệu tốt hay xấu?” và “tốt hay xấu cho điều gì” ?
Chắc hẳn là, khi muốn bắt đầu một dự thảo kinh tế, thay đổi một chương trình
pháp luật, chúng ta đã có sự cân nhắc, đo lường, dự đoán được những mặt lợi hại của
vấn đề, và cả tiên tri được khả năng ảnh hưởng đến môi trường của đề án. Một điều
tối quan trọng là nếu đã tiên lượng được những mặt tiêu cực có thể xảy ra đó, việc
mà chúng ta cần chuẩn bị ngay bây giờ chính là một hệ thống pháp luật chỉnh chu và
hiệu quả về các phương án bảo vệ môi trường trong vấn đề này. Khi đứng trên quan
điểm cần đầu tư và phát triển hơn nữa ngành công nghiệp đóng tàu, sau khi đã cân
nhắc những lợi – hại, thiệt – hơn, bài học giá trị nhất mà chúng ta cần khắc ghi chính
là khơng nên và cũng đừng bao giờ để môi trường rơi vào trạng thái bị đánh cược. Vì
như một điều đã được kiểm chứng từ xa xưa, riêng với môi trường nếu chúng ta chấp
nhận đánh đổi thì sẽ khơng thể nào phục hồi được tính chất ban đầu. Nếu thẳng thắn
nhìn về hiện trạng môi trường hiện tại so với thuở sơ khai, chúng ta thừa luận cứ cho
quan điểm này.
Trở lại câu chuyện về phá dỡ tàu biển cũ đã qua sử dụng được nhập về từ nước
ngoài, cần làm rõ những băn khoăn: Liệu rằng việc cho phép nhập khẩu tàu biển cũ
đã qua sử dụng để phá dỡ có mang lại những lợi ích kinh tế vĩ mơ mà chúng ta ngồi
phương án đó, khơng cịn cách nào khác? Và câu hỏi bất di bất dịch rằng: liệu chúng
ta đã giải quyết triệt để bài tốn bảo vệ mơi trường trong hoạt động kinh doanh này?

Sau khi trả lời được hai câu hỏi trên, chúng ta cần đi đến kết luận sau cùng – nhập
khẩu tàu biển cũ đã qua sử dụng về phá dỡ, có nên hay khơng?
Vì sao lại đặt ra câu hỏi về môi trường khi chấp nhận hoạt động phá dỡ tàu
biển cũ? Bởi bên cạnh lợi ích khơng thể bàn cãi về kinh tế, hoạt động phá dỡ tàu biển
cũ thực sự mang nhiều nguy cơ gây tổn thất cực kỳ lớn cho môi trường. Vấn đề về


4

chất thải từ tàu lan vào biển, lịng đất, khơng khí, và quan ngại hơn cịn là sự ảnh
hưởng đến sức khỏe cho những người trực tiếp thực hiện hoạt động phá dỡ. Một con
tàu biển có tuổi thọ trung bình từ khoảng từ 25-30 năm. Tuy nhiên qua quá trình sử
dụng, do hao mịn tự nhiên cũng như ảnh hưởng từ bên ngoài, những con tàu dần già
đi và nảy sinh nhiều bệnh, những chất liệu tốt trong tàu có khi trở thành nguồn nguy
hiểm. Nếu khơng kiểm sốt tốt sự thay đổi của các thành phần cấu tạo đó, thì nguy
cơ khi phá vỡ, những thành phần này trở thành kẻ thù của môi trường, và đe dọa cả
sức khỏe, tính mạng con người. Mặt khác, việc ảnh hưởng của con tàu đến xung
quanh còn bị phụ thuộc vào q trình sử dụng, bảo quản con tàu đó ra sao, một giả
thiết hợp lý được đặt ra là, nếu chiếc tàu ấy từng chở dầu, từng bị loang dầu, các chất
hóa học thì tỷ lệ rất cao là cịn tồn tại nhiều tạp chất hóa học trên tàu. Khi phá hủy
tàu, những hóa chất này len vào đất, hịa vào nước và khơng khí cũng gây triệu chứng
cho sức khỏe môi trường vốn đã yếu dần sức đề kháng của chúng ta. Tất cả những
lập luận trên nhằm minh chứng một điều rằng, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của
hoạt động phá dỡ tàu biển không đúng quy trình, quy chuẩn sẽ là tất yếu, khơng thể
chối cãi. Và điều chúng ta cần làm tiếp theo đó là tìm ra phương hướng khắc phục,
bảo vệ mơi trường trong hoạt động kinh doanh đầy tiềm năng và cũng lắm những
nguy cơ này.
Nói về quy định cho phép nhập khẩu tàu biển cũ để phá dỡ được quy định
trong Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã được thông qua và đang được vận hành; quan
điểm này khi được khẳng định trong pháp luật bảo vệ môi trường đã tạo ra nhiều nghi

vấn về vấn đề sức khỏe môi trường. Sợ rằng với hồi bão thịnh hóa ngành cơng nghiệp
đóng tàu đang dần bế tắc của quốc gia, chúng ta sẽ hi sinh lợi ích của mơi trường.
Quan ngại với việc cho phép phá dỡ tàu biển cũ từ nhiều quốc gia khác nếu khơng
tỉnh táo thì việc cứu vãn kinh tế đóng tàu quốc gia là xa vời và cũng khiến chúng ta
trở thành bãi rác công nghiệp của những nước lớn.
Thực tế cho thấy, chỉ riêng với những con tàu lênh đênh trên biển khi có sự cố
tràn dầu hay đắm tàu xảy ra, ngoài những thiệt hại vật chất, về con người, cũng cần
kể đến sự nguy hại của các chất loang ra từ đó đến mơi trường. Những chất hóa học


5

độc hại chưa kịp qua xử lý đã tràn vào mơi trường biển, làm thay đổi tính chất mơi
trưởng, ảnh hưởng đến sức khỏe hệ sinh thái biển và quan trọng hơn chính là việc có
những hậu quả về mơi trường không thể khắc phục được. Đại dương của chúng ta
vốn mênh mơng, việc khắc phục sự cố đắm chìm tàu chỉ là giải pháp tình thế khi có
sự cố xảy ra, và giải pháp đó khơng hồn tồn hứa hẹn sẽ trả cho chúng ta tình trạng
như ban đầu trước khi có sự cố. Cịn đối với phá dỡ những con tàu biển thì sao? Điều
gì khiến giới chuyên môn cũng như người dân quan ngại về việc sẽ phải đánh đổi sức
khỏe môi trường?
1.1.3. Bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử
dụng
Điều được cân nhắc nhiều nhất khi thống nhất cho phép nhập khẩu tàu biển cũ
để phá dỡ chính là về mơi trường. Có thể nói, theo thời gian mức độ quan tâm về tình
hình mơi trường ngày càng nghiêm túc và sâu sắc hơn. Và việc cho phép nhập khẩu
tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ cũng cần những biện pháp hiệu quả để bảo vệ môi
trường và kiểm soát tốt hoạt động này.
Trên cơ sở nghiên cứu khoa học, chuyên gia về môi trường kết luận các
phương tiện tàu biển là nguồn gây ô nhiễm rất lớn đối với môi trường, đặc biệt tại các
thành phố cảng và ven biển do chúng sử dụng nhiên liệu nhựa đường kém chất lượng,

có lượng lớn các khí thải độc hại như nitơ oxit (NO), lưu huỳnh dioxit (SO2), các khí
thải này có thể tạo ra mưa axit và những hạt bồ hóng nhỏ li ti trong khơng khí.
Từ một góc nhìn khác, hoạt động của tàu biển (bao gồm cả tàu cá và tàu hàng)
cũng là một trong những nguồn nhân tạo đóng góp đáng kể vào sự ơ nhiễm khơng
khí. Theo số liệu thống kê của Mỹ, các phương tiện tàu biển là thủ phạm gây ra 2/3
lượng khí thải SO2 trong ngành giao thơng vận tải năm 2002, việc thiếu các biện pháp
kiểm soát sẽ khiến tỷ lệ này có thể lên tới 98% vào năm 20204. Chính vì thế, Chính

4

Theo chun trang mơi trường Giao thơng vận tải (Cổng thông tin Bộ GTVT) bài viết : Ngăn ngừa


6

phủ Mỹ đã đặt ra những tiêu chuẩn mới về khí thải đối với các tàu biển cỡ lớn. Cụ
thể là từ năm 2015, các tàu biển mới sẽ phải giảm 96% lượng SO2 so với hiện nay.
Tương tự, các tàu biển được đóng sau năm 2016 sẽ phải cắt giảm 80% lượng khí thải
NO. Xem xét về tác động của các khí này, có thể khẳng định là những nguy hại đối
với con người và sức khỏe môi trường. Theo báo cáo của Liên minh Châu Âu (EU)
về đánh giá tác động của khí thải tàu biển đối với sức khỏe cho thấy, lượng khói thải
độc hại từ các loại tàu biển đang giết chết khoảng 39.000 người mỗi năm ở châu Âu,
trong đó Anh chịu thiệt hại nặng nề nhất vì có đường biển dài và cũng là nơi giao
thương tấp nập, tàu bè qua lại nhộn nhịp. Ngồi ra, nghiên cứu cũng cho thấy, tuổi
thọ trung bình của cư dân vùng biển phía Tây của nước Anh sẽ bị giảm đi từ 20 - 30
tháng tính từ năm 2020.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Cục Hàng Hải Việt Nam, có khoảng 1850
tàu chở hàng (chưa kể tàu có quốc tịch nước ngồi) với tổng trọng tải khoảng 7.3 triệu
DWT 5. Năm 2017, số lượng tàu cá của Việt Nam khoảng 111.000 tàu6, tương ứng
với lượng nhiên liệu xăng dầu tiêu thụ khoảng gần 4 triệu tấn/năm. Có thể nói, đây

chính là nguồn gây ra ơ nhiễm cho vùng biển, ven biển và nhiều nơi, tác động nghiêm
trọng đến hệ sinh thái biển, hủy hoại các nguồn tài nguyên biển, gây nguy hiểm cho
sức khỏe con người. Chất lượng của tàu biển Việt Nam thường không cao, nhiều
phương tiện đã quá cũ, lạc hậu, hiệu suất đốt cháy nhiên liệu thấp và chưa có hệ thống
xử lý khí thải… nên đã phát thải nhiều khí độc như: SO2, CO2, CO, NO2, CxHy….7
Chính vì điều đó, khi bàn đến việc phá dỡ một con tàu, làm sao để vẫn vừa

ô nhiễm từ tàu biển, chất thải phát sinh do hàng hải” ngày 21/12/2016 ( />5

Theo Thạc sỹ Trần Thị Thu Hương – “ Những bất cập của đội tàu biển Việt Nam”

6

Theo thống kê của Bộ NN&PT NT trong báo Kinh tế đô thị, bài viết ngày 15/06/2017

7 Theo chuyên trang môi trường Giao thông vận tải (Cổng thông tin Bộ GTVT) bài viết : Ngăn ngừa
ô nhiễm từ tàu biển, chất thải phát sinh do hàng hải” ngày 21/12/2016 ( />

7

phá dỡ và vẫn bảo đảm được không gây thiệt hại đến mơi trường xung quanh. Và làm
sao để có thể đánh giá đúng đắn tác động môi trường của việc phá dỡ chiếc tàu biển
cũ, những rủi ro có thể gặp, hướng khắc phục, tiên lượng trường hợp xấu nhất ra sao
và cơ hội phục hồi sức khỏe môi trường khi gặp tình huống xấu như thế nào,… Một
chiếc tàu biển cũ, có thể gọi nơm na là một con tàu đã toan về già. Khi hết thời gian
được sử dụng để thực hiện những cuộc hành trình viễn dương thì được neo đậu bãi
bến nào đó hoặc là lênh đênh khắp đại dương và chờ ngày được phá dỡ. Trên thân
một chiếc tàu biển cũ khi đó là những hóa chất, những biến đổi mà tiềm ẩn rất nhiều
khả năng nguy hại cho con người và cho môi trường. Tuy nhiên, vì chúng đã được sử
dụng quá lâu, cần được thay thế bằng những con tàu mới và cũng không thể lênh đênh

mãi trên biển mà cần phải phá dỡ. Chính vì thế, làm thế nào để bảo vệ môi trường
trong hoạt động phá dỡ tàu biển là rất cần thiết. Việc xẻ thịt một chiếc tàu không hề
đơn giản, đặc biệt là để bảo vệ môi trường. Hoạt động này quy mô từ tầm to lớn của
chiếc tàu, phải lập kế hoạch phá dỡ ra sao, đề xuất các phương án phá dỡ đối với từng
con tàu cụ thể, nhân công huy động được đào tạo bài bản về môi trường, công nghệ
đầu tư, cơ sở phá dỡ và thời gian hợp lý để có thể hồn tất thanh lý nó. Như vậy, việc
bảo vệ mơi trường khi thực hiện phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng được quy định như
thế nào?
1.1.4. Kiểm soát bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển
Để đi đến quyết định cho phép nhập khẩu tàu biển cũ để phá dỡ, Việt Nam đã
có những tiên lượng cũng như hoạch định những giải pháp nhằm ngăn ngừa, khắc
phục những tác động xấu đến môi trường bởi hoạt động phá dỡ tàu biển. Đồng thời
có thể nói Việt Nam đang từng ngày, từng bước nỗ lực bảo vệ môi trường trong hoạt
động hàng hải. Ngoài việc đề ra những phương án nhằm ứng phó, khắc phục sự cố
về mơi trường (nếu có) trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển cũ. Cần có một
cơ chế nhằm bảo đảm, giám sát thực thi đúng các quy định về bảo vệ môi trường.
Phát triển bền vững là mục tiêu mà nhân loại đều đang hướng tới trong thời buổi hiện
đại, gắn nghĩa vụ bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai với mục tiêu phát triển đất
nước. Để mục tiêu ấy được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả thì rất cần những cơ chế


8

giám sát việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là hoạt động kinh doanh, với việc nhập
khẩu tàu biển cũ để phá dỡ thì càng phải cần như thế. Bởi vì, một con tàu mang quốc
tịch nước ngồi, được đóng tại nước ngoài và lênh đênh hàng chục năm trên biển cả,
bản thân nó đã mang những tác động tiêu cực về môi trường nên việc phá dỡ chúng
phải cần những phương án, kế hoạch rõ ràng cụ thể, đồng thời phải có khâu kiểm tra,
giám sát chặt chẽ, nhằm tránh đi những hệ lụy đáng tiếc.
Để cho việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển được vận hành trôi chảy trong yêu cầu

đảm bảo chất lượng môi trường. Chúng ta cũng đã xây dựng cơ chế kiểm tra, thanh
gia, giám sát, hậu kiểm tất cả những vấn đề về môi trường liên quan đến hoạt động
này. Thực tế cho thấy Việt Nam chưa thật sự làm tốt công tác bảo vệ mơi trường và
phần kiểm sốt hoạt động bảo vệ mơi trường chưa có những điểm nhấn về tính hiệu
quả. Vì thế, việc xây dựng hành lang pháp lý nhằm kiểm sốt bảo vệ mơi trường cần
dựa trên cơ sở tham khảo những điểm nổi bật đáng học hỏi của các điều ước, quy
định quốc tế về môi trường cũng như là vận hành hợp lý vào hoàn cảnh cụ thể của
Việt Nam.
Ngoài ra, riêng đối với việc cho phép nhập khẩu tàu biển để phá dỡ, pháp luật
Việt Nam cũng cơ bản đã có những văn bản quy định về chất lượng của tàu biển được
nhập khẩu, quy định đối với tổ chức thực hiện nhập khẩu tàu biển, quy định với cả cơ
sở thực hiện phá dỡ tàu biển – những yêu cầu về chất lượng nhân sự, u cầu về cơng
nghệ, sự đảm bảo trong q trình phá dỡ và hậu phá dỡ. Có thể nói, pháp luật Việt
Nam cũng đã có những yêu cầu thiết thực cũng như sự chuẩn bị tươm tất cho quá
trình đầu tư vào một ngành công nghiệp mới – nền công nghiệp phá dỡ tàu biển như
nhiều nước châu Á đã và đang thực hiện.
1.2. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu tàu biển
đã qua sử dụng để phá dỡ
1.2.1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập
khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã


9

qua sử dụng chính là các quy phạm pháp luật điều chỉnh xử sự của các chủ thể khi
tham gia quan hệ pháp luật liên quan đến nhập khẩu, phá dỡ tàu biển cũ đã qua sử
dụng.
Các quy phạm pháp luật này đưa ra các chuẩn mực xử sự để theo đó các chủ
thể có những hành vi phù hợp, góp phần tuân thủ pháp luật đồng thời thực hiện được

sứ mệnh phát triển đất nước, bảo vệ môi trường.
Cụ thể của pháp luật bảo vệ môi trường trong nhập khẩu tàu biển đã qua sử
dụng để phá dỡ là các quy phạm về chủ thể nhập khẩu tàu biển, yêu cầu về tàu biển
cũ được nhập khẩu để phá dỡ, chủ thể phá dỡ tàu biển, các chủ thể có nghĩa vụ, trách
nhiệm với mơi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển kể cả trước, trong và sau khi
phá dỡ. Yêu cầu về tàu biển cũ là quy định về loại tàu biển cũ nào được phép nhập
khẩu, những tiêu chuẩn quy chuẩn của con tàu như thế nào mới được nhập khẩu để
phá dỡ, tiêu chuẩn của cơ sở dùng để phá dỡ tàu quy định về điều kiện kỹ thuật, nhân
công thực hiện phá dỡ, thời gian neo đậu, hồ sơ thủ tục cần có để thực hiện phá dỡ.
Tựu trung lại, những quy định ấy sẽ là hành lang pháp lý và là hình mẫu, thước
đo cho quy định về nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ được thực thi hiệu
quả. Từ tất cả những quy định về yêu cầu, chuẩn mực của chủ thể, đối tượng và hành
vi được phép cũng như không cho phép đã thể hiện được tư tưởng đề cao tính bảo vệ
mơi trường trong hoạt động kinh tế nhiều tiềm năng nhưng tiềm ẩn khơng ít rủi ro
này. Cũng đồng thời cho thấy sự nghiêm túc của pháp luật Việt Nam với mong muốn
xây dựng một ngành phá dỡ tàu biển lành mạnh và hiệu quả cả về kinh tế lẫn môi
trường.
Để làm rõ cho luận điểm trên, người viết nhận thấy rằng, bên cạnh việc chính
thức quy định cho phép nhập khẩu tàu biển cũ đã qua sử dụng để phá dỡ, pháp luật
Việt Nam cũng có các quy định nhằm bảo vệ mơi trường trước tác động của hoạt
động phá dỡ tàu biển cũ. Minh chứng cho khẳng định này là việc chúng ta cơ bản đã
có những văn bản điều chỉnh về hoạt động này, cụ thể là nghị định số 19/2015/NĐCP, nghị định 114/2014/NĐ-CP; thông tư số 37/2015/TT-BGTVT, Văn bản hợp nhất


10

số 08/VBHN-BGTVT đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã
qua sử dụng; quy định về các chế tài đối với các trường hợp gây tác động xấu đến
môi trường trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ; đặc biệt là việc quy định về hoạt động
nhập khẩu tàu biển cũ để phá dỡ được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường mà

không quy định thêm ở các luật hàng hải hay luật thương mại, vì chúng ta đã xác định
điều cốt yếu của hoạt động này nên được thảo luận trong các văn bản về mơi trường,
nghĩa là vấn đề về mơi trường mới chính là cốt yếu nhất đối với hoạt động kinh tế
này. Động thái này giúp chúng ta hiểu được rằng vấn đề về bảo vệ môi trường đang
được quan tâm nghiêm túc và đúng mực trong nhập khẩu, phá dỡ tàu biển cũ thay vì
quy định chồng chéo, rải rác và nhiều mâu thuẫn như trước đây. Và những phân tích
sau sẽ làm rõ cho chúng ta về lý luận này.
1.2.2. Các nguyên tắc bảo vệ môi trường khi nhập khẩu, phá dỡ tàu biển
Bất kể hoạt động nào cũng cần đi theo những nguyên tắc nhất định. Việc thiết
lập nguyên tắc giúp cho hoạt động diễn ra vừa đạt được mục đích đề ra và là luật chơi
cho những ai tham gia vào q trình đó. Với nhập khẩu, phá dỡ tàu biển cũ đã qua sử
dụng thì đề ra nguyên tắc bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết và rất quan trọng.
Lý do là bởi hoạt động này vì tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hại cho môi trường nên đã
từng bị từ chối cho phép thực hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, đứng trước những tiến
bộ vượt bậc của công nghệ phá dỡ tàu thế giới cùng hiện trạng cần xử lý những con
tàu cũ của quốc gia, Việt Nam đã cho phép nhập khẩu và phá dỡ tàu biển cũ. Tuy
nhiên, nỗi lo về môi trường vẫn là điều không thể xoa dịu. Và trên hết việc bảo vệ
môi trường cần được hệ thống thành chuỗi các nguyên tắc để các chủ thể khi tham
gia cần tuyệt đối tuân thủ, hoặc là sẽ bị các chế tài. Theo đó, nguyên tắc nhập khẩu,
phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng gồm 06 nguyên tắc như sau:8

8

Điều 4 Nghị định 114/2014/NĐ-CP; Điều 4 Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BGTVT đối tượng,

điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng


11


Một là: Việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải bảo đảm an toàn
hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe con người và môi
trường.
Hai là: Việc phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng chỉ được thực hiện tại cơ sở phá
dỡ tàu biển đã được phép hoạt động theo quy định.
Ba là: Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải thuộc các
trường hợp quy định tại Điều 8 của Nghị định này; người nhập khẩu tàu phải có bản
kê khai danh mục vật liệu trên tàu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo
Nghị định 114/2014/NĐ-CP.
Bốn là: Tàu biển đã qua sử dụng nhập khẩu để phá dỡ không được hốn cải,
nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng và không được chuyển nhượng, mua, bán lại.
Năm là: Tàu biển đã qua sử dụng nhập khẩu để phá dỡ phải được đưa vào cơ
sở phá dỡ trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan nhưng
khơng vượt q 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày tàu đến cảng biển đầu tiên của Việt
Nam; thời gian phá dỡ tàu biển không được kéo dài quá 180 (một trăm tám mươi)
ngày kể từ ngày đưa tàu vào cơ sở phá dỡ.
Sáu là: Tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ khơng trong tình trạng thế chấp
hoặc khiếu nại hàng hải.
Thông qua các nguyên tắc được đề ra tại Điều 4 Nghị định 114/2014/NĐ-CP;
Điều 4 Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BGTVT đối tượng, điều kiện được phép nhập
khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng, chúng ta có thể đưa ra vài nhận xét về các
nguyên tắc này như sau:
Về chủ thể thực hiện: Đối với các doanh nghiệp đã đăng ký phá dỡ tàu biển cũ
mới được phép phá dỡ tàu biển. Đây là hoạt động kinh doanh có điều kiện, chủ thể
được đề cập ở đây là các doanh nghiệp Việt Nam, khi đủ điều kiện theo quy định sẽ
được cấp phép phá dỡ tàu biển.
Về đối tượng thực hiện: Chỉ phép nhập khẩu những con tàu biển được quy


12


định. Và đi kèm với những con tàu được phép nhập khẩu là chứng từ chứng minh
tình trạng thực tế của con tàu khi được nhập khẩu – bảng kê danh mục các vật liệu đi
kèm. Liên hệ về thẻ “hộ chiếu xanh” – thẻ này sẽ ghi nhận và cập nhật kịp thời tình
hình của chiếc tàu kể từ khi sinh ra đến ngày hoạt động thương mại cuối cùng và đi
theo con tàu đến địa điểm phá dỡ. Theo đó, những lần sửa chữa, thay đổi của con tàu
đều phải được đề cập trong chiếc hộ chiếu này. Và nếu điều này được thực hiện
nghiêm túc và chân thực, việc phá dỡ tàu biển cũ sẽ được nhiều thuận lợi hơn.
Địa điểm thực hiện: Chỉ được thực hiện tại những cơ sở phá dỡ tàu biển đã
được phép hoạt động theo quy định. Vì bản chất hoạt động phá dỡ tàu biển cũ mang
lại nhiều rủi ro về môi trường, đe dọa làm thay đổi, biến chất, suy thối và ơ nhiễm
mơi trường rất cao bởi hoạt động này khơng chỉ ảnh hưởng đến cả đất, nước, khơng
khí. Đặc biệt hơn, đối với các nhân công thực hiện phá dỡ tàu thì việc tiếp xúc nhiều,
trong thời gian dài và trực tiếp với con tàu bị phá dỡ, hiểm họa về các căn bệnh, biến
chứng sức khỏe lạ là một điều đã được thời gian chứng minh. Do vậy, việc phá dỡ
tàu rất cần được thực hiện tại một địa điểm mà nơi đó có cơng nghệ, tiêu chuẩn đáp
ứng được yêu cầu đề ra. Điều này nhằm đảm bảo sức khỏe cho nhân công, cũng nhằm
tạo điều kiện cho hoạt động phá dỡ được bài bản, chỉnh chu và mang tính cơng nghệ
hơn tính tự phát đã từng.
Thời gian: Vì tính chất đặc biệt của đối tượng cũng như bản thân hoạt động
này, nên việc nhập khẩu và phá dỡ tàu biển cũ cũng phải tuân thủ những yêu cầu nhất
định về thời gian. Quy định này là một điều dễ hiểu, bởi bản thân việc một con tàu cũ
chìm nổi trên mặt nước qua nhiều nắng mưa cũng mang trong mình nhiều mầm mống
bệnh, những chất, vật liệu trong tàu cũng thay đổi sau nhiều năm được sử dụng. Cho
nên bản chất của việc phá dỡ một chiếc tàu biển cũ là chấm dứt tình trạng “đe dọa”
nguy hại từ chính con tàu đó cho mơi trường và con người. Chính vì thế mà quy định
trong khoảng thời gian bao lâu một con tàu sau khi nhập khẩu phải được pháp đưa
vào bãi phá dỡ và đến khi nào phải hoàn tất phá dỡ tàu sau khi nó được đưa đến nơi
“an nghỉ”



13

Mục đích của hoạt động nhập khẩu tàu biển cũ đã qua sử dụng để phá dỡ:
Đúng như tên gọi của hoạt động này, việc nhập khẩu tàu biển cũ chỉ phục vụ một mục
đích duy nhất - chính là phá dỡ. Việc làm rõ này không là dư thừa, bởi điều gây lo
lắng khi cho phép phá dỡ tàu biển cũ được nhập khẩu chính là việc Việt Nam trở
thành bãi rác công nghiệp của thế giới. Khi nền công nghiệp phá dỡ tàu biển cũ được
dịch chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, những phế phẩm
từ đó cũng theo dịng mà chuyển về các quốc gia này nhiều hơn. Khơng phủ nhận mặt
tích cực của điều này là tạo cơ hội về việc làm, nguyên liệu, công nghệ cho các quốc
gia tiếp nhận, nhưng quan ngại sâu sắc chính là tình trạng xử lý các chất thải cơng
nghiệp tại những quốc gia cịn loay hoay định hình nền kinh tế này. Việt Nam ta cũng
không ngoại lệ, chúng ta cũng là nước nghèo so với họ, cũng cần cơ hội để phát triển
thêm cơng nghiệp đất nước. Tuy nhiên, tại sao nói phá dỡ tàu biển cũ là một nên công
nghiệp bạc – tức mang lại nhiều lợi nhuận thì những nước phát triển phương Tây lại
nhường cho các quốc gia châu Á? Thiết nghĩ rằng điều này khơng hồn tồn xuất
phát từ sự hỗ trợ, giúp đỡ các nước nghèo của những quốc gia đang phát triển. Mà
hẳn rằng cũng có ẩn ý. Việc phá dỡ tàu biển cũ ở Châu Âu đã diễn ra từ sau khi thế
chiến thứ hai chấm dứt, thời gian đó, sau chiến tranh các quốc gia thiếu hụt nguồn sắt
thép để phục hồi nền kinh tế, do vậy công nghiệp phá dỡ tàu biển cũ cũng từ đó hình
thành và phát triển. Tuy nhiên, đến thế kỷ XX, khi
Yêu cầu khi phá dỡ - “việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải
bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an tồn lao động, bảo vệ sức khỏe con
người và mơi trường”. Đây là điều được nêu lên đầu tiên, và là yếu tố tối quan trọng.
Trên hết, hoạt động này cần đảm bảo an toàn và an ninh cho hàng hải và cho con
người, cho môi trường. Dẫu rằng chúng ta là người đi sau những bước tiến của quốc
gia khác, cho phép thực hiện phá dỡ và nhập khẩu tàu biển cũ về phá dỡ chậm hơn so
với nhiều nước, nhưng điều này cho thấy sự nhìn nhận khách quan vấn đề này cũng
đã hợp lý hơn rất nhiều. Tuy nhiên việc lo lắng về môi trường khi miếng bánh thơm

ngon béo bở này được các quốc gia tiên tiến nhường lại là điều đáng để thận trọng và
rất nhiều lần được lên tiếng. Sở dĩ như thế bởi ngồi lợi ích có thể ước tính được thì


14

nếu sơ suất chúng ta sẽ trả giá rất đắt về mơi trường và có thể, khơng thể mua lại được
bằng kinh tế. Đây là một quy định vừa mang tính thời đại, thời sự và vẫn rất đỗi nhân
văn. Bên trong câu chuyện phá dỡ tàu biển cũ, còn là niềm đắn đo về phát triển bền
vững. Làm thế nào được vẹn trọn lợi ích kinh tế - mơi trường và thế hệ công dân hiện
tại – sau này được an tồn và phát triển. Quy định này nói lên được quan điểm đó.
Luật Bảo vệ mơi trường 2014 quy định trách nhiệm về bảo vệ môi trường trong
hoạt động phá dỡ tàu biển như sau.
Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng có trách nhiệm: 9
1. Lập kế hoạch thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh từ
hoạt động phá dỡ đối với từng tàu biển hoặc phải có hợp đồng với doanh nghiệp được
phép kinh doanh dịch vụ này về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh
từ hoạt động phá dỡ từng tàu biển.
2. Bố trí các khu vực để lưu giữ an tồn các loại chất thải phát sinh từ hoạt
động phá dỡ tàu biển trước khi xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường.
3. Xây dựng phương án khắc phục sự cố về môi trường xảy ra trong hoạt động
phá dỡ tàu biển.
4. Áp dụng kịp thời, hiệu quả các biện pháp khắc phục sự cố môi trường xảy
ra trong hoạt động phá dỡ tàu biển và phải báo cáo đến các cơ quan có thẩm quyền
để phối hợp xử lý.
5. Mua bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường
thiệt hại về môi trường liên quan đến hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển.
6. Thực hiện các quy định khác có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi
trường.


9

Điều 5 Nghị định 114/2014/NĐ-CP


×