Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 133 trang )

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀ NH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN BÁ THÀNH

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG
CAO NGÀ NH THƯƠNG MẠI TRONG HỘI NHẬP
KINH TẾ Q́C TẾ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60310102
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THI ̣NAM TRÂN

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
nêu trong Luận văn Thạc sỹ là trung thực và chưa từng được cơng bố trong các
cơng trình khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 05 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Bá Thành



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN …........…………..……………………………….......….…....... ii
MỤC LỤC …..………………………………………………………………….... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………......………………………….….. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU …......……………………………….…….….. viii
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………….….. 1
1. Tính cấ p thiế t của đề tài …..……………………………………......……….........1
2. Tổ ng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ..…………..…….................. 2
3. Mu ̣c tiêu nghiên cứu ……....……………………………………………............. 5
4. Câu hỏi nghiên cứu …….…….…......…………………………........................... 5
5. Đố i tươ ̣ng, nô ̣i dung và pha ̣m vi nghiên cứu …………...………………...…....... 6
6. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………..…. 6
7. Ý nghiã khoa ho ̣c và thực tiễn của luâ ̣n văn ……………....…………............…. 7
8. Kế t cấ u của luâ ̣n văn …………………………………………………………..... 8
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT
LƯỢNG CAO NGÀNH THƯƠNG MẠI TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ .............................................................................................................................. 9
1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ................................................................................. 9
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao ............. 9
1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao ............ 11
1.2. Khái niệm ngành thương mại và nguồn nhân lực ngành thương mại .............. 13
1.2.1 Khái niệm nguồn lực và nguồn nhân lực ngành thương mại .............. 13
1.2.1.1 Khái niệm ngành thương mại ................................................ 13
1.2.1.2 Nguồn lực thương mại .......................................................... 14
1.2.1.3 Phân loại nguồn lực ngành thương mại ................................ 15
1.2.1.4 Nguồn nhân lực ngành thương mại ....................................... 17
1.2.2 Vai trò nguồn nhân lực ngành thương mại ..........................................

19


iv

1.2.3 Tiêu chí đo lường nguồn nhân lực chất lượng cao ............................. 19
1.2.4 Tiêu chí đo lường nguồn nhân lực CLC ngành thương mại ............... 21
1.2.4.1 Số lươ ̣ng nguồ n nhân lực ...................................................... 21
1.2.4.2 Chấ t lươ ̣ng nguồ n nhân lực ................................................... 21
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL chất lượng cao ............. 23
1.2.5.1 Trình độ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước ................... 23
1.2.5.2 Giáo dục và đào tạo ............................................................... 24
1.2.5.3 Dân số ................................................................................... 25
1.2.5.4 Trình độ khoa học cơng nghệ ............................................... 25
1.2.5.5 Chính sách xã hội của nhà nước ........................................... 27
1.2.6 Các yế u tố ảnh hưởng đế n phát triển nguồ n nhân lực ......................... 27
1.2.6.1 Cầ u nhân lực ......................................................................... 27
1.2.6.2 Cung nhân lực ....................................................................... 28
1.3. Lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế ................................................................. 29
1.3.1 Khái niệm và đặc trưng cơ bản Hội nhập kinh tế quốc tế .................. 29
1.3.2 Yêu cầu đối với phát triển nhân lực chất lượng cao trong HNKTQT
.................................................................................................................................. 30
1.3.3 Vai trò của nguồn nhân lực chấ t lươ ̣ng cao ngành thương mại trong hội
nhập kinh tế quốc tế ................................................................................................ 31
1.3.3.1 Vai trò của nguồn lực đối với sự phát triển thương mại ....... 31
1.3.3.2 Vai trị đối với cơng tác hội nhập quốc tế ............................. 32
1.3.4 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nguồn nhân lực chất
lượng cao ngành thương mại ................................................................................... 33
1.4. Các lý thuyết đặt nền tảng khoa học cho phát triển nguồn nhân lực ............... 35
1.4.1 Lý thuyết về NNLCLC là yếu tố trực tiếp của quá trình sản xuất ...... 35

1.4.2 Lý thuyết về vốn nhân lực và tăng trưởng kinh tế .............................. 36
1.4.3 Lý thuyết về ích lợi của việc đầu tư vào vốn nhân lực ....................... 37
1.4.4 Lý thuyết về vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong hội nhập
quốc tế ..................................................................................................................... 37


v

Tiểu kết Chương I
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT
LƯỢNG CAO NGÀNH THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH
TẾ QUỐC TẾ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................... 40
2.1. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế và nguồn nhân lực TP.HCM trong
tiến trình hội nhập quốc tế của TP.HCM ................................................................ 40
2.1.1 Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của TP.HCM ..................... 40
2.1.2 Tổng quan về tình hình phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực
chất lượng cao ở TP.HCM từ 2011 đến 2017 ......................................................... 43
2.1.2.1 Quy mô nguồn lực lao động Thành phố ............................... 43
2.1.2.2 Cơ cấu cầu lao động theo khu vực kinh tế ............................ 44
2.1.2.3 Nhu cầu tuyển dụng nhân lực lao động trong các DN .......... 47
2.1.3 Vai trò nguồn nhân lực đối với phát triển ngành thương mại TP.HCM
.................................................................................................................................. 51
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao ngành thương
mại TP.HCM hiện nay ............................................................................................ 52
2.2.1. Quy mô ............................................................................................... 52
2.2.2. Về chất lượng ..................................................................................... 52
2.2.2.1 Xét về mặt thể lực ................................................................. 53
2.2.2.2 Về trí lực ............................................................................... 54
2.2.2.3 Biểu hiện về đạo đức của lực lượng lao động ngành thương
mại TP.HCM ........................................................................................................... 62

2.3. Ưu và nhược điểm về phát triển nguồn nhân lực ngành thương mại TPHCM
hiện nay ................................................................................................................... 66
2.3.1 Ưu điểm ............................................................................................... 66
2.3.2 Nhược điểm ......................................................................................... 70
2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực chất lượng cao ngành thương
mại ở TP.HCM ........................................................................................................ 72
Tiểu kết Chương II


vi

CHƯƠNG III: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH THƯƠNG MẠI
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030……………………......... 76
3.1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực TP.HCM đến năm 2020 ..................... 76
3.2. Quan điểm, chủ trương phát triển nguồn nhân lực của TP.HCM đến năm 2020
..................…………………………………………………..…..………………... 77
3.3. Dự báo về nhu cầu phát triển NNL CLC của ngành thương mại đến năm 2020
tầm nhìn đến năm 2030 ........................................................................................... 78
3.3.1 Về cầu NNL CLC ngành thương mại TP.HCM ................................. 78
3.3.2 Về khả năng cung ứng NNL CLC ngành thương mại TP.HCM ….... 79
3.4. Đề xuất các giải pháp để nâng cao NNL CLC ngành thương mại TP.HCM đến
năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 ……………………...................…................... 80
3.4.1 Các giải pháp mang tính đặc thù của TP.HCM .................................. 80
3.4.2 Các giải pháp đối với các DN thương ma ̣i TP.HCM …..........…........ 88
3.4.3 Các giải pháp đối với cá nhân …......................................................... 90
3.5. Một số khuyến nghị ……..............………………...................…..................... 96
3.5.1 Các chính sách để nâng cao số lượng và chất lượng nhân lực ngành
thương mại đối với TP.HCM ................................................................................ 96

3.5.2 Các chính sách đối với các DN ngành thương ma ̣i TP.HCM
…..................................................................................................................…...... 100
Tiểu kết Chương III
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHIẾU KHẢO SÁT
KẾT QUẢ KHẢO SÁT


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương
2. CMKT : Chuyên môn kỹ thuật
3. CNH, HĐH : Cơng nghiệp hố, hiện đại hố
4. CNKT : Công nhân kỹ thuật
5. CSDN : Cơ sở dạy nghề
6. ĐH : Đại học
7. GD-ĐT : Giáo dục đào tạo
8. KCX-KCN : Khu chế xuất, khu công nghiệp
9. NCKH : Nghiên cứu khoa học
10. NNL: Nguồn nhân lực
11. NNLCLC : Nguồn nhân lực chất lượng cao
12. PT NNL CLC : Phát triển Nguồn nhân lực chất lượng cao
13. HN : Hội nhập
14. HNKTQT : Hội nhập kinh tế quốc tế
15. TM : Thương mại
16. TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp
17. THCS : Trung học cơ sở
18. THPT : Trung học phổ thơng
19. TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

20. TW : Trung ương
21. ILO: Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization)
22. VNL: Vốn nhân lực


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các chỉ tiêu về lao động tại TP. Hồ Chí Minh năm 2011 - 2017
Bảng 2: Cơ cấu cầu lao động theo khu vực kinh tế năm 2011 - 2017
Bảng 3: Cơ cấu cầu lao động theo trình độ chun mơn kỹ thuật năm 2011 -2017
Bảng 4: Cơ cấu của LLLĐ trong các khu vực trên địa bàn TPHCM chia theo trình
độ và khu vực kinh tế tính trung bình từ 2011 đến 2017
Bảng 5: Quy mô lao động ngành thương mại tại TP. Hồ Chí Minh năm 2011 - 2017
Bảng 6: Khảo sát của tác giả về sức khỏe của lực lượng lao động trong ngành
thương mại TP.HCM (thời điểm tháng 5 năm 2018)
Bảng 7: Khảo sát của tác giả về môn tập luyện của lực lượng lao động trong ngành
thương mại TP.HCM (thời điểm tháng 5 năm 2018)
Bảng 8: Khảo sát của tác giả về trình độ học vấn của lực lượng lao động trong
ngành thương mại TP.HCM (thời điểm tháng 5 năm 2018)
Bảng 9: Khảo sát của tác giả về ngành đào tạo của lực lượng lao động trong ngành
thương mại TP.HCM (thời điểm tháng 5 năm 2018)
Bảng 10: Khảo sát của tác giả về có tham gia học nghiệp vụ ngành thương mại của
lực lượng lao động trong ngành thương mại TP.HCM (thời điểm tháng 5 năm 2018)
Bảng 11: Khảo sát của tác giả về thời gian học nghiệp vụ ngành thương mại của lực
lượng lao động trong ngành thương mại TP.HCM (thời điểm tháng 5 năm 2018)
Bảng 12: Khảo sát của tác giả về khả năng nắm bắt thị trường của lực lượng lao
động trong ngành thương mại TP.HCM (thời điểm tháng 5 năm 2018)
Bảng 13: Khảo sát của tác giả về khả năng ứng phó với biến động thị trường của lực
lượng lao động trong ngành thương mại TP.HCM (thời điểm tháng 5 năm 2018)

Bảng 14: Khảo sát của tác giả về khó khăn khi chuyển sang cơ chế thị trường của
lực lượng lao động trong ngành thương mại TP.HCM (thời điểm tháng 5 năm 2018)


ix

Bảng 15: Khảo sát của tác giả về lo ngại khi hội nhập kinh tế thế giới của lực lượng
lao động trong ngành thương mại TP.HCM (thời điểm tháng 5 năm 2018)
Bảng 16: Khảo sát của tác giả về mục đích kinh doanh biểu hiện ở việc thu lợi
nhuận và thu nhập của lực lượng lao động trong ngành thương mại TP.HCM (thời
điểm tháng 5 năm 2018)
Bảng 17: Khảo sát của tác giả về hiểu biết về cách mạng công nghiệp 4.0 của lực
lượng lao động trong ngành thương mại TP.HCM (thời điểm tháng 5 năm 2018)
Bảng 18: Khảo sát của tác giả về sự chuẩn bị để đáp ứng yêu cầu cách mạng công
nghiệp 4.0 khi được ứng dụng vào ngành thương mại của lực lượng lao động trong
ngành thương mại TP.HCM (thời điểm tháng 5 năm 2018)
Bảng 19: Khảo sát của tác giả về ảnh hưởng cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành
thương mại của lực lượng lao động trong ngành thương mại TP.HCM (thời điểm
tháng 5 năm 2018)
Bảng 20: Khảo sát của tác giả về khi cách mạng cơng nghiệp 4.0 được triển khai thì
số lượng nhân lực lao động ngành thương mại TP.HCM sẽ như thế nào (thời điểm
tháng 5 năm 2018)
Bảng 21: Khảo sát của tác giả về phẩm chất của người hoạt động trong ngành
thương mại TPHCM về cơng việc của mình (thời điểm tháng 5 năm 2018)
Bảng 22: Khảo sát của tác giả về nắm bắt pháp luật lao động thương mại của lực
lượng lao động trong ngành thương mại TP.HCM (thời điểm tháng 5 năm 2018)
Bảng 23: Khảo sát của tác giả về động cơ tham gia vào hoạt động ở ngành thương
mại của lực lượng lao động trong ngành thương mại TP.HCM (thời điểm tháng 5
năm 2018)
Bảng 24: Khảo sát của tác giả về đã bao giờ buôn bán, tiêu thụ, sản xuất hàng kém

chất lượng của lực lượng lao động trong ngành thương mại TP.HCM (thời điểm
tháng 5 năm 2018)


x

Bảng 25: Khảo sát của tác giả về vì lợi nhuận buôn bán hàng cấm, hàng kém chất
lượng của lực lượng lao động trong ngành thương mại TP.HCM (thời điểm tháng 5
năm 2018)
Bảng 26: Khảo sát của tác giả về nếu gặp hàng kém chất lượng hay không đảm bảo
tiêu chuẩn quy định của Nhà nước anh, chị xử lý thế nào của lực lượng lao động
trong ngành thương mại TP.HCM (thời điểm tháng 5 năm 2018)
Bảng 27: Khảo sát của tác giả về nợ thuế Nhà nước của lực lượng lao động trong
ngành thương mại TP.HCM (thời điểm tháng 5 năm 2018)
Bảng 28: Khảo sát của tác giả về xử lý những người trốn thuế của lực lượng lao
động trong ngành thương mại TP.HCM (thời điểm tháng 5 năm 2018)
Bảng 29: Khảo sát của tác giả về khu vực làm việc ngành thương mại (thời điểm
tháng 5 năm 2018)
Bảng 30: Khảo sát của tác giả về lĩnh vực làm việc trong ngành thương mại (thời
điểm tháng 5 năm 2018)
Bảng 31: Khảo sát của tác giả về công việc đang làm trong ngành thương mại (thời
điểm tháng 5 năm 2018)
Bảng 32: Khảo sát của tác giả về tuổi làm việc trong ngành thương mại (thời điểm
tháng 5 năm 2018)
Bảng 33: Khảo sát của tác giả về thời gian làm việc trong ngành thương mại (thời
điểm tháng 5 năm 2018)
Bảng 34: Khảo sát của tác giả về giới tính làm việc trong ngành thương mại (thời
điểm tháng 5 năm 2018)
Bảng 35: Khảo sát của tác giả về thường trú hay tạm trú tại TP.HCM làm việc trong
ngành thương mại (thời điểm tháng 5 năm 2018)

Biểu đồ 1: Nhu cầu tuyển dụng tính TB từ 2011 đến 2017 theo cơ cấu trình độ


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, khi chuyển sang nền kinh tế
phát triển theo chiều sâu chủ yếu dựa vào tri thức, chúng ta càng nhận thức rõ
hon về vai trò quyết định của nguồn nhân lực trong phát triển, đặc biệt là nguồn
nhân lực chất lượng cao. Đối với nước ta, khi chuyển sang cơ chế thị trường,
đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức, đặc biệt là quá trình tái cấu trúc
nền kinh tế, nhân tố con người là vốn quý, quan trọng nhất quyết định sự phát
triển của đất cước.
Đảng ta luôn xem: "con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát
triển". Tiếp tục khẳng định quan điểm này, trong Chiến lược phát triển kinh tế
xã hội 2011 - 2020, Đảng ta đã khẳng định: "Phát triển và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, nhất 1à nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến
lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ
cấu lại nền kinh tế ... bảo đảm cho sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền
vững". Do đó, trong q trình phát triển và hội nhập quốc tế, Việt Nam muốn
phát triển nhanh, mạnh và bền vững thì địi hỏi nguồn nhân lực phải bảo đảm
được cả yêu cầu về chất lượng cũng như số lượng. Trong tiến trình đó, việc phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu hết sức cấp bách, chỉ có nguồn
nhân lực chất lượng cao mới có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác
(vốn, khoa học - công nghệ, tài nguyên thiên nhiên) trở thành động lực trong quá
trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thành phớ Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất trong cả
nước cũng là đầu mối giao thương quốc tế, có vị trí, vai trị quan trọng đối với sự

phát triển chung của cả nước. Năm 2017, tổng thu ngân sách TP.HCM là 347.986 tỉ
đồng trong đó ngành thương mại là ngành có số lượng cơ sở hoạt động nhiều nhất,
tạo ra giá trị tăng thêm cao nhất với số thu ngân sách là 138.264 tỷ, chiếm tỷ trọng


2

39,73% trong tổng thu ngân sách TP.HCM năm 2017 [9]. Cơ cấu kinh tế Thành phố
đã và đang chuyển dịch đúng hướng, giai đoạn sắp tới tiếp tục đẩy nhanh tốc độ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, phát triển bền vững để
hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế quốc tế đặc biệt là ngành thương mại. Do đó,
phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao là yêu cầu cần thiết khách quan trọng
xây dựng và phát triển Thành phố nói chung và ngành thương mại nói riêng.
Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới của đất nước, chất lượng
nguồn nhân lực nói chung và chất Iượng nguồn nhân lực ngành thương mai nói
riêng của Tp. Hồ Chí Minh có nhiều cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ
nhiều hạn chế và yếu kém. Trước hết nhìn theo góc độ nội địa như cơ cấu lao động,
nguồn nhân lực theo ngành nghề chưa hợp lý, nguồn nhân lực qua đào tạo còn thấp,
chất lượng nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn yếu về kỹ
năng mềm, về tác phong cơng nghiệp ... Trong đó, kỹ năng yếu nhất là kỹ năng hợp
tác, kỹ năng phản biện, kỹ năng sáng tạo, năng lực thực hành và kỹ năng sử dụng
thành thạo ngoại ngữ ...
Với ý nghĩa đó, tơi quyết định chọn Đề tài: “Phát triể n nguồ n nhân lực chấ t
lượng cao ngành thương ma ̣i trong hội nhập kinh tế quố c tế ở Thành phố Hồ
Chí Minh” làm đề tài luâ ̣n văn Tha ̣c sỹ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Tổ ng quan các công trin
̀ h nghiên cứu có liên quan:
* Đánh giá chung về các cơng trình đã nghiên cứu:
Tác giả Nguyễn Bá Ngọc và Trần Văn Hoan (2002) cho rằng q trình tồn
cầu hố có tính chất hai mặt, vừa tạo ra cơ hội, vừa đặt ra những thách thức đối với

các nước đang phát triển. Lao động Việt Nam có trở thành nguồn lực quyết định sự
thành công trong tham gia hội nhập quốc tế hay trở thành rào cản trong tiến trình
đuổi kịp các nước tiên tiến, đều tùy thuộc vào ý chí vươn lên của dân tộc Việt Nam.
Tác giả cũng đề cập đến tác động của tồn cầu hóa đối với lao động, việc làm, với
vấn đề phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam như: di chuyển lao động trên thị
trường lao động trong nước và quốc tế; biến đổi lao động và thất nghiệp dưới tác


3

động của tồn cầu hố kinh tế; tác động đến cải cách thể chế, quan hệ lao động, điều
kiện lao động và các vấn đề xã hội của lao động ở Việt Nam.
Tác giả Phạm Thị Thu Hằng (2008) và Hồng Văn Châu (2009) đều đánh giá
tổng quan về mơi trường kinh doanh của Việt Nam 2007, phân tích các hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên 4 khía cạnh: lao động, tài chính, cơng
nghệ và tiếp cận thị trường trong 6 ngành (dệt may, xây dựng, du lịch, ngân hàng,
bảo hiểm, sản xuất chế biến thực phẩm) bị ảnh hưởng nhiều nhất của việc Việt Nam
gia nhập WTO từ các vấn đề lao động và phát triển nguồn nhân lực. Các tác giả
nhận định thị trường lao động Việt Nam sẽ tiếp tục thiếu hụt và khan hiếm nguồn
nhân lực cao cấp quản lý trở lên. Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính qua đi, khi các
doanh nghiệp tiến hành tái cấu trúc và nhu cầu nhân lực có chất lượng cao tăng lên
thì chắc chắn sự mất cân đối cung - cầu trên thị trường lao động sẽ diễn ra ngày
càng trầm trọng hơn nếu như Việt Nam khơng có những biện pháp hữu hiệu giải
quyết vấn đề này. Nguyên nhân của việc này là do các doanh nghiệp thiếu thông tin
về thị trường lao động và chưa tiếp cận một cách hiệu quả được với các dịch vụ đào
tạo; nhiều doanh nghiệp chưa tích cực tham gia vào các chương trình đào tạo; các
sinh viên đã không được định hướng tốt trong việc chọn trường, chọn ngành nghề
theo học.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Liên (2011, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao - một khâu đột phá ở TP.HCM. Kỷ yếu hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng

đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học”, TP.HCM) đã đánh giá những điểm mạnh
của TP.HCM trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là tập trung nhiều
trường ĐH, CĐ danh tiếng của cả nước; là địa phương làm tốt công tác dự báo
nguồn nhân lực và sàn giao dịch việc làm; Nhiều trường ĐH, CĐ trong thành phố
như ĐH Bách Khoa, ĐH Sư phạm Kỹ thuật, CĐ Lý Tự Trọng đã hợp tác liên kết
với doanh nghiệp trong và ngoài nước về nhu cầu lao động. Đồng thời tác giả cũng
phân tích những hạn chế của TP.HCM là cung lao động vẫn chưa đáp ứng nhu cầu
cả về số lượng và chất lượng, trong đó thiếu hụt mạnh là khu vực ngoại thành. Tác
giả bài viết cho rằng nguyên nhân chính của vấn đề là mối quan hệ giữa nhà trường


4

và doanh nghiệp chưa thật sự chặt chẽ, và sự đầu tư cho quá trình chuyển đổi của
thành phố chưa theo kịp nhu cầu xã hội. Từ đó tác giả các giải pháp là tái cấu trúc
nhân lực thành phố, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho trường học theo hướng
hiện đại, tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp đồng thời nâng cao
vai trò quản lý của nhà nước về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tác giả Võ Thị Kim Loan (2014, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở TP.HCM. Luận án Tiến sỹ Kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM). Về phương diện lý thuyết, luận án góp phần làm
rõ hơn các tiêu chí đo lường lao động chất lượng cao là: thể lực, trí lực, nhân cách
và năng động xã hội. Luận án giúp người đọc nhận thức đầy đủ, rõ ràng hơn lý luận
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở hai khía cạnh cung và cầu lao động
trong bối cảnh HNKTQT ở TP.HCM. Về phương diện thực tiễn, luận án cho thấy
thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao của TP.HCM, từ đó đề xuất một số giải
pháp trọng tâm làm cơ sở cho việc hoạch định và nâng cao hiệu quả việc phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM trong thời kỳ HNKTQT.
Tác giả Nguyễn Phan Thu Hằng (2017, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao tại Tập đồn dầu khí Việt Nam đến năm 2025. Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Trường

Đại học Kinh tế-Luật - Đại học quốc gia TP.HCM). Về phương diện lý thuyết, luận
án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về phát triển NNL CLC; đóng góp
một nghiên cứu thực nghiệm chứng minh vai trò của phát triển NNL đối với hiệu
năng tổ chức; bổ sung thang đo các tiêu chí cấu thành chất lượng NNL CLC; xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NNL CLC. Về phương diện thực tiễn, luận
án giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách có cách nhìn đầy đủ
và tồn diện hơn về cách thức tiếp cận đối với phát triển NNL CLC. Nhận thức đầy
đủ, rõ ràng hơn về thực trạng phát triển NNL CLC tại PVN; tác động của phát triển
NNL CLC tới hiệu năng của PVN; các yếu tố tác động đến sự phát triển NNL CLC
tại PVN. Từ đó đề xuất các giải pháp làm cơ sở cho việc hoạch định và nâng cao
chất lượng phát triển NNL CLC tại PVN hiện nay và định hướng đến năm 2025.


5

* Những vấn đề đặt ra cho Luận văn Thạc sỹ:
Riêng nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành thương
mại ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu nên
tôi chọn Đề tài: “Phát triển nguồ n nhân lực chấ t lượng cao ngành thương ma ̣i
trong hội nhập kinh tế quố c tế ở Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn
Thạc sỹ Kinh tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Hê ̣ thố ng hóa những vấ n đề lý luâ ̣n về nguồ n nhân lực và ng̀ n nhân lực
chất lượng cao.
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói
chung và nguồn nhân lực chất lượng cao ngành thương ma ̣i trong bối cảnh hô ̣i nhâ ̣p
kinh tế quố c tế ở TP.HCM.
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ngành thương ma ̣i ở khía cạnh cung-cầu lao động.
Đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

thương ma ̣i trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của TP.HCM đế n năm 2020 tầm
nhìn 2030.
4. Câu hỏi nghiên cứu:
Nhằ m giải quyế t các mu ̣c tiêu nghiên cứu đề ra, Luâ ̣n văn thực hiê ̣n thông
qua những câu hỏi nghiên cứu sau:
Đánh giá nguồ n nhân lực chấ t lươ ̣ng cao ngành thương ma ̣i ở TP.HCM trong
giai đoa ̣n 2011-2017 thì cầ n xem xét ở những mă ̣t nào ?
Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ngành thương ma ̣i ở khía cạnh cung-cầu lao động ?
Những giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành thương ma ̣i
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của TP.HCM đế n năm 2020 tầm nhìn 2030.


6

5. Đối tượng, nô ̣i dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực thương
ma ̣i trên địa bàn TP.HCM.
Khách thể nghiên cứu: nguồn nhân lực trong liñ h vực thương ma ̣i của
TP.HCM trong bố i cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
5.2. Nô ̣i dung vấ n đề nghiên cứu:
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ngành thương ma ̣i đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ở TP.HCM.
5.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: từ năm 2011 đến năm 2017 và phương hướng đế n năm 2030.
- Về khơng gian: Ngành thương mại Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu:
6.1 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luâ ̣n văn thực hiê ̣n dựa trên phương pháp luận biê ̣n

chứng duy vâ ̣t và duy vâ ̣t lich
̣ sử của Chú nghiã Mác- Lênin để phân tić h, đánh giá
thực tra ̣ng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành thương ma ̣i đáp ứng yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế ở TP.HCM.
Trong luận văn, tác giả sử dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định
tính và định lượng:
* Nghiên cứu định tính được sử dụng để xác định các yếu tố tác động đến sự
phát triển của NNL CLC ngành thương mại tại TP.HCM; các yếu tố cấu thành nên
chất lượng của NNL CLC ngành thương mại tại TP.HCM.
* Nghiên cứu định lượng đo lường sự tác động của phát triển NNL CLC đến
ngành thương mại tại TP.HCM; lượng hóa sự tác động của từng yếu tố (được xác


7

định trong nghiên cứu định tính) đến sự phát triển của NNL CLC ngành thương mại
tại TP.HCM.
Phương pháp phân tić h và tổ ng hơ ̣p: Phân tić h, đánh giá thực tra ̣ng phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ngành thương ma ̣i đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế ở TP.HCM.
6.2 Nguồn số liệu
Nguồn số liệu Luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp:
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài liệu, các báo cáo, tổng kết của
Sở Công thương TP.HCM, Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị
trường lao động TP.HCM; số liệu từ Cục Thống kê Thành phố, Niên giám thống kê
và các nguồn tài liệu đáng tin cậy.
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng hỏi, phỏng vấn 300 mẫu:
Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không xác suất. Mẫu
được chọn để khảo sát: Tổng số: 300 người (mẫu) chiếm tỷ lệ 0,01 % trong ngành
thương mại, trong đó: nam: 170 người chiếm tỷ lệ 56,67 %; nữ: 130 người chiếm tỷ

lệ 43,33 %. Khu vực phỏng vấn: Quận 1, Quận 3, Quận 5, Quận 10, Quận 11, Quận
Tân Bình. Dựa trên quy mơ: doanh nghiệp lớn (10 mẫu); doanh nghiệp trung bình
(20 mẫu) và doanh nghiệp nhỏ (20 mẫu). Mỗi Quận 50 mẫu x 06 Quận = 300 mẫu.
7. Ý nghiã khoa ho ̣c và thực tiễn của luâ ̣n văn:
* Ý nghĩa lý luận:
Đề tài hy vo ̣ng kế t quả nghiên cứu góp phầ n làm sáng tỏ những cơ sở lý luận
trong nghiên cứu nguồn nhân lực chất lượng cao có thể làm tài liệu tham khảo cho
sinh viên chuyên ngành và giúp các doanh nghiê ̣p ngành thương ma ̣i TP.HCM có
đinh
̣ hướng xây dựng và thực hiê ̣n các chính sách để phát triể n tố t nguồ n nhân lực
ngành thương ma ̣i.
* Ý nghĩa thực tiễn:


8

Góp phầ n giúp các trường đào ta ̣o chuyên ngành thương ma ̣i ở TP.HCM
nâng cao chấ t lươ ̣ng đào ta ̣o, nâng cao chấ t lươ ̣ng cung ứng nguồ n nhân lực ngành
thương ma ̣i trong bố i cảnh hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quố c tế .
Góp phầ n nâng cao năng lực ca ̣nh tranh của thi ̣ trường ngành thương ma ̣i ở
TP.HCM, đảm bảo doanh nghiê ̣p hoa ̣t đô ̣ng ổ n đinh
̣ và phát triể n bề n vững trong
bố i cảnh hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quố c tế .
8. Kế t cấu của luâ ̣n văn:
Ngoài phầ n mở đầ u và kế t luâ ̣n, kế t cấ u luâ ̣n văn gồ m có 3 Chương:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀ NH THƯƠNG MẠI TRONG HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO NGÀ NH THƯƠNG MẠI TRONG HỘI NHẬP KINH

TẾ QUỐC TẾ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
CHƯƠNG III: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀ NH
THƯƠNG MẠI TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.


9

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀ NH THƯƠNG MẠI TRONG HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao
Có nhiều khái niệm đưa ra về nguồn nhân lực:
- Theo GS. Chu Hảo: Nói nhân lực là nói về mặt lực lượng sản xuất, lực
lượng lao động, lực lượng hoạt động xã hội, chứ không phải là về mặt lực lượng sản
xuất theo nghĩa kinh tế. Hiểu khác đi sẽ trở nên phiến diện và thiếu đồng bộ, không
biện chứng xa rời thực tế trong chiến lược phát triển cơ cấu nhân lực. [37]
Thông thường chúng ta phân loại nguồn nhân lực theo phân loại thứ bậc ta
có: i) nhân lực lao động phổ thơng; ii) nhân lực lao động có tay nghề; nhân lực chất
lượng thấp, trung bình, cao. [37]
Như vậy khái niệm về nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng
và chất lượng con người với tổng hòa các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm
chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã,
đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã
hội. [37]
Về khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao cũng có nhiều khái niệm:
- Theo GS. Chu Hảo: “Nguồn nhân lực chất lượng cao là những người có

năng lực thực tế hồn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc nhất, sáng tạo
và có đóng góp thực sự hữu ích cho cơng việc của xã hội”. [37]
- Theo GS.TS Phạm Mạnh Hạc cho rằng: “Nguồn nhân lực chất lượng cao là
đội ngũ nhân lực có trình độ và năng lực cao, là lực lượng tiếp nhận, chuyển giao
công nghệ tiên tiến, thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng vào điều kiện nước ta, là
hạt nhân đưa lĩnh vực của mình vào cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được mở rộng


10

theo kiểu vết dầu loang bằng cách dẫn dắt những bộ phận có trình độ, năng lực
thấp hơn, đi lên với tốc độ nhanh hơn”. [37]
Theo TS. Hồ Bá Thâm “Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực
mà ở đó nhân lực phải có 1) sức bền của thể lực - tâm lực trong lao động; 2) có
trình độ học vấn, tay nghề, kỹ năng cao; 3) có sự nhạy bén, sáng tạo, thích nghi
nhanh với sự thay đổi và hiệu quả; 4) có đạo đức nghề nghiệp cao; 5) có cống hiến
xuất sắc với những sản phẩm có giá trị chất xám, có hiệu quả kinh tế - xã hội - mơi
trường - văn hóa thẩm mỹ - có sức hấp dẫn mới”. [37]
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII thì “Nguồn
nhân lực chất lượng cao đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành
thạo, có phẩm chất tốt đẹp được đào tạo bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo
dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại ”. [16]
- Đại hội XI của Đảng ta đã nhận định:“Phát triển, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố
quyết định sự phát triển nhanh và bền vững đất nước”. [16]
Trong luận văn này tác giả dựa trên khái niệm sau để phân tích vấn đề:
Nguồn nhân lực chất lượng cao: NNLCLC là một bộ phận nhân lực có sức
khoẻ đáp ứng yêu cầu, được đào tạo dài hạn, có chun mơn kỹ thuật cao, có phẩm
chất đạo đức tiêu biểu, có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của công
nghệ, biết vận dụng sáng tạo những tri thức những kỹ năng đã được đào tạo vào

quá trình lao động sản xuất, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội một cách
hiệu quả nhất. [37]
Theo định nghĩa trên, chất lượng NNLCLC được thể hiện qua bốn tiêu chí:
Tiêu chí về thể lực; Tiêu chí về trí lực; Tiêu chí về nhân cách; Tiêu chí về năng
động xã hội.
Các tiêu chí này cũng được thể hiện rõ trong nhu cầu của các nhà tuyển
dụng. Theo kết quả điều tra tháng 12 năm 2017 của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân


11

lực và thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh, khi yêu cầu nhà tuyển
dụng nêu ra các tiêu chí để đánh giá chất lượng của người lao động, kết quả thu
được cho thấy có 3 tiêu chí được nhiều sự đồng thuận nhất: trình độ chun môn
nghiệp vụ, khả năng xử lý thực tế: 40%; kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm: 30%; có
kỷ luật đạo đức: 20%; trình độ văn hóa và kiến thức cơ bản: 10%. Dựa vào kết quả
khảo sát trên, có thể xây dựng 3 tiêu chí để đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao
là: có khả năng thích ứng trong thời gian nhanh nhất với môi trường lao động và với
tiến bộ khoa học cơng nghệ mới; có tác phong kỷ luật và đạo đức trong cơng việc;
hai tiêu chí trước là điều kiện cần để đánh giá chất lượng lao động, còn điều kiện đủ
là khả năng tư duy đột phá trong cơng việc, hay cịn gọi là tính sáng tạo. Đây là một
động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển, đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức
ngày nay. Đứng yên nghĩa là đang thụt lùi, nếu khơng liên tục có những ý tưởng
sáng tạo thì hoạt động của các tổ chức nói riêng và suy rộng ra là đất nước sẽ không
thể phát triển, và ngày càng bị trì trệ. Tiêu chí này được xem như điều kiện đủ và là
tiêu chí cao nhất.
1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao
Theo như trên, việc phát triển NNL, NLCLC là một nhu cầu thiết yếu của
quá trình phát triển. Do vậy theo UNESCO, phát triển NNL là làm cho toàn bộ sự
lành nghề của dân cư luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ với sự phát triển của đất

nước. Quan niệm này gắn phát triển NNL với phát triển sản xuất; do đó, phát triển
NNL giới hạn trong phạm vi phát triển kỹ năng lao động và thích ứng với yêu cầu
về việc làm. [53]
Theo ILO (trích dẫn bởi Sriyan de Silva 1997), phát triển NNL là quá trình
tăng lên của kiến thức, kỹ năng và năng lực của tất cả mọi người trong xã hội.
Trong lĩnh vực kinh tế, nó được mơ tả như sự tích lũy của VNL (vốn nhân lực).
Quan điểm này của ILO cho rằng, phát triển NNL khơng chỉ là sự chiếm lĩnh trình
độ lành nghề bao gồm ngay cả vấn đề đào tạo nói chung, mà còn là phát triển năng
lực và sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có được việc làm hiệu quả,


12

cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề được hồn
thiện khơng chỉ nhờ q trình đào tạo, bồi dưỡng mà cịn cả sự tích lũy kinh nghiệm
trong cuộc sống và làm việc của người lao động. [53]
Kunio Yoshihara (1989) cho rằng phát triển NNL là các hoạt động đầu tư
nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân. [53]
Theo định nghĩa của McLean and McLean’s (2001): phát triển NNL là bất kỳ
quá trình hay hoạt động nào, hoặc ngắn hạn hoặc dài hạn, có tiềm năng trong việc
thúc đẩy phát triển kiến thức nơi làm việc, chuyên mơn, năng suất và sự hài lịng
của một cá nhân hay một nhóm người, hay là vì lợi ích của một tổ chức, cộng đồng,
quốc gia, nhân loại. [53]
Như vậy Phát triển nguồn nhân lực: là quá trình phát triển thể lực, trí lực,
khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức tay nghề, tính năng động xã hội và sức
sáng tạo của con người; nền văn hoá; truyền thống lịch sử v.v. Từ góc độ xã hội,
phát triển nguồn nhân lực là quá trình tăng lên về mặt số lượng (quy mô) nguồn
nhân lực và nâng cao về mặt chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra cơ cấu nguồn nhân
lực ngày càng hợp lý. Với góc độ cá nhân, phát triển nguồn nhân lực là quá trình

làm cho con người trưởng thành, có năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và
tính năng động xã hội cao. [53]
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nhiệm vụ phát triển NNL CLC như
là một phương hướng cụ thể của phát triển NNL. Trong NNL, chất lượng đóng vai
trò quyết định trong sự phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, phát triển NNL CLC sẽ là
động lực thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. Phát triển NNL CLC cũng gắn với
phát triển NNL của xã hội nhưng tập trung khai thác NNL ở khía cạnh lao động
chất xám, với trình độ tay nghề cao, có khả năng đáp ứng được yêu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế. [53]
Do đó cũng có thể xem phát triển NNL CLC là quá trình thay đổi về số
lượng, cơ cấu, chất lượng của bộ phận nhân lực có CLC nhằm đáp ứng yêu cầu của


13

nền kinh tế cả trong hiện tại và tương lai, đồng thời nâng cao trình độ nghề nghiệp,
cải thiện hiệu quả làm việc của nhân lực và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. [53]
Do đó, Phát triển NNLCLC: là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và
chất lượng nguồn nhân lực biểu hiện ở sự hình thành và hồn thiện từng bước về
thể lực, kiến thức kỹ năng, thái độ và nhân cách nghề nghiệp đáp ứng những nhu
cầu hoạt động, lao động của cá nhân và sự phát triển xã hội. Phát triển NNLCLC
cũng gắn với phát triển nguồn nhân lực của xã hội nhưng tập trung khai thác nguồn
nhân lực ở khía cạnh lao động chất xám, với trình độ tay nghề cao, có khả năng
đáp ứng được u cầu cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế. Quá trình phát triển nguồn nhân lực là quá trình làm biến đổi về số lượng, chất
lượng và cơ cấu nguồn nhân lực để ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền
kinh tế. [53]
1.2 Khái niệm ngành thương mại và nguồn nhân lực ngành thương mại
1.2.1. Khái niệm nguồn lực và nguồn nhân lực ngành thương mại
1.2.1.1 Khái niệm ngành thương mại

Thương mại là ngành đảm nhận khâu lưu thơng hàng hóa.
Vì vậy, kinh doanh thương mại là ngành mà bất kỳ khâu nào từ sản xuất đến
bán hàng cũng cần thiết, là ngành sẽ quản lý khâu tồn kho, khảo sát mua hàng, nhập
kho, quản lý kho để đảm bảo hàng hóa ln có sẵn để đáp ứng ngay cho khách hàng
đảm báo cân đối sản phẩm. Một công việc rất quan trọng trong ngành thương mại là
bán hàng.
Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền
tệ ... giữa hai hay nhiều đối tác và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thơng
qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng
đổi hàng (barter).


14

Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ
... cho người mua, đổi lại người mua sẽ trả cho người bán một giá trị tương đương
nào đó.
Thương mại tồn tại vì nhiều lý do. Ngun nhân cơ bản của nó là sự chun
mơn hóa và phân cơng lao động, trong đó nhóm người nhất định nào đó chỉ tập
trung vào việc sản xuất để cung ứng các hàng hóa hay dịch vụ thuộc về một lĩnh
vực nào đó để đổi lại hàng hóa hay dịch vụ của nhóm người khác ...
Ngành thương mại bao gồm rất nhiều khâu: từ quản trị thương mại,
marketing, kế tốn thương mại, quản trị tài chính, nghiên cứu thị trường, quản trị
xuất nhập khẩu, hành vi khách hàng, kinh doanh thương mại. Ngành này đòi hỏi
phải thực hiện được các nhiệm vụ cơ bản từ quản trị bán hàng, quản trị bán lẻ, các
phương pháp bán hàng hiệu quả ở rất nhiều điểm từ chuỗi cung ứng, chuỗi bán lẻ ...
Tóm lại, những người làm kinh doanh thương mại là người phải có khả năng
quản trị bán hàng, tổ chức, điều hành hoạt động bán lẻ, nắm được tâm lý và hành vi
của khách hàng, tổ chức hoạt động bán hàng hiệu quả, xây dựng hệ thống chuỗi
cung ứng, nắm bắt được các vấn đề liên quan đến môi trường kinh doanh quốc tế,

sự năng động và thay đổi nhanh chóng của mơi trường, từ đó nhận dạng và định vị
hoạt động kinh doanh sao cho thích ứng với môi trường.
1.2.1.2 Nguồn lực thương mại được hiểu là tất cả các yếu tố tài nguyên
thiên nhiên, vốn, công nghệ và nhân lực là những yếu tố và điều kiện khách quan để
tạo ra các yếu tố và những điều kiện cần thiết đảm bảo hoạt động mua bán, trao đổi
hàng hoá và dịch vụ ở phạm vi vi mơ cũng như q trình tổ chức và quản lý hoạt
động thương mại trong nền kinh tế diễn ra trên thị trường một cách liên tục, thông
suốt và ngày càng phát triển. [55]
Các yếu tố trên do nhiều nguồn hình thành, nhưng suy cho cùng là do thiên
nhiên “ban tặng” và con người tạo ra, do nội lực và các nguồn lực từ bên ngoài tạo
nên. Các quốc gia trên thế giới đều coi đó là tài sản, nguồn lực của nền kinh tế và


15

cần phải khai thác sử dụng hợp lý để đáp ứng yêu cầu của đời sống kinh tế - xã hội
và phát triển bền vững.
Nguồn lực thương mại là một bộ phận hợp thành nguồn lực của toàn bộ nền
kinh tế, bao gồm: (1) các nguồn tài nguyên rừng, biển, sơng ngịi, đất đai, nước, khí
hậu, khoảng khơng, vị trí địa lý được khai thác vào mục đích thương mại; (2) các
nguồn vốn và nguồn lực khoa học - công nghệ phục vụ cho quá trình tái sản xuất
các hoạt động trao đổi (bao gồm ở các khâu mua, bán, vận chuyển, dự trữ kho
hàng,…); (3) nguồn nhân lực sử dụng trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh
thương mại, dịch vụ.
Theo nghĩa rộng, nguồn lực thương mại còn bao gồm các nguồn lực của nền
kinh tế được khai thác, sử dụng nhằm phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý nhà
nước trên tầm vĩ mô đối với lĩnh vực thương mại. Như vậy, nguồn lực thương mại
cũng chính là những bộ phận của sức sản xuất xã hội được đưa vào sử dụng trong
lĩnh vực lưu thông và cung ứng dịch vụ trên thị trường.
1.2.1.3 Phân loại nguồn lực ngành thương mại

Có nhiều cách phân loại nguồn nhân lực thương mại.
Phân loại các nguồn lực thương mại có ý nghĩa quan trọng trên tầm vĩ mơ đối
với quản lý nhà nước cũng như trên tầm vi mô đối với các nhà kinh doanh và người
tiêu dùng.
Trên tầm vĩ mô, nhà nước cần xây dựng các chiến lược, chính sách bảo vệ,
phát triển và khai thác các nguồn lực sử dụng trong nền kinh tế, trong thương mại
một cách đúng đắn, nhằm phát triển kinh tế đi đôi với cải thiện đời sống dân cư,
đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội, đồng thời bảo vệ được môi trường bền vững.
Trên tầm vi mô, các chủ thể hoạt động thương mại kết hợp sử dụng tối ưu
các nguồn lực của quốc gia, quốc tế và nguồn lực tự tạo ra để nâng cao hiệu quả
cũng như sức cạnh tranh trong kinh doanh thương mại. Người tiêu dùng với tư cách


×