Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Thừa kế thế vị trong pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT

PHẠM NGUYỄN KIM LONG

THỪA KẾ THẾ VỊ TRONG PHÁP LUẬT
DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP HỒ CHÍ MINH – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Phạm Nguyễn Kim Long

THỪA KẾ THẾ VỊ TRONG PHÁP LUẬT
DÂN SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Mã số: 60380103

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ĐÌNH HUY

TP HỒ CHÍ MINH – 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tôi tên là Phạm Nguyễn Kim Long, học viên lớp Cao học Luật khóa 18,
chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình
nghiên cứu của riêng tơi, được thực hiện với sự hướng dẫn của TS Nguyễn Đình Huy.
Những thơng tin tơi đưa ra trong luận văn là trung thực, có trích dẫn nguồn tham khảo
đầy đủ. Những phân tích, kiến nghị được tơi đề xuất dựa trên q trình tìm hiểu,
nghiên cứu của cá nhân và chưa từng được công bố trong các cơng trình trước đó.
Tác giả luận văn

Phạm Nguyễn Kim Long


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

HN&GĐ

Hơn nhân và gia đình

TANDTC

Tịa án nhân dân tối cao


TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ

7

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ

7

1.1.1 Khái niệm về thừa kế thế vị

7

1.1.2 Ý nghĩa của quy định về thừa kế thế vị

8

1.2 CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ THẾ VỊ


11

1.2.1 Thừa kế thế vị trong trường hợp thông thường

11

1.2.1.1 Cháu hưởng di sản của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại

11

1.2.1.2 Chắt hưởng di sản của cụ nội, cụ ngoại

12

1.2.2 Thừa kế thế vị trong một số trường hợp đặc biệt

13

1.2.2.1 Thừa kế thế vị có nhân tố con nuôi

13

1.2.2.2 Thừa kế thế vị trong trường hợp con riêng với bố dượng, mẹ kế

17

1.2.2.3 Thừa kế thế vị trong trường hợp con sinh ra theo phương pháp khoa học

18


1.3 ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ THẾ VỊ

21

1.3.1 Người thừa kế thế vị tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

22

1.3.2 Người thừa kế thế vị và người được thừa kế thế vị không từ chối nhận di sản

23

1.3.3 Người thừa kế thế vị và người được thừa kế thế vị khơng thuộc trường hợp
khơng có quyền hưởng di sản

25

1.3.4 Người thừa kế thế vị và người được thừa kế thế vị không bị truất quyền hưởng di
sản

27

1.3.5 Người được thế vị và người thừa kế thế vị phải là người cùng huyết thống, trực
hệ, bề dưới của người để lại di sản

28

1.3.6 Người được thế vị chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản

29


1.3.7 Thừa kế thế vị chỉ phát sinh giữa những người có quan hệ huyết thống hoặc nuôi
dưỡng

29

1.4 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THẾ
VỊ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

30


1.4.1 Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến năm 1990

31

1.4.2 Giai đoạn từ sau năm 1990 đến năm 2005

34

1.5 THỪA KẾ THẾ VỊ THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC

38

1.5.1 Thừa kế thế vị theo pháp luật của Cộng hòa Pháp

38

1.5.2 Thừa kế thế vị theo pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức


39

1.5.3 Thừa kế thế vị theo pháp luật của Hà Lan

40

Kết luận Chương 1

43

CHƯƠNG 2: NHỮNG VƯỚNG MẮC CỦA QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ
TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

44

2.1 CÁC TRƯỜNG HỢP HƯỞNG THỪA KẾ

44

2.1.1 Thừa kế thế vị có nhân tố con ni

44

2.1.2 Thừa kế thế vị của con riêng với cha dượng, mẹ kế

48

2.1.3 Thừa kế thế vị trong trường hợp con sinh ra theo phương pháp khoa học

51


2.2 VẤN ĐỀ THỪA KẾ THẾ VỊ KHI KHƠNG CỊN NGƯỜI THUỘC HÀNG
THỪA KẾ THỨ NHẤT

53

2.3 VIỆC MỞ RỘNG THẾ HỆ CON, CHÁU ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ THẾ VỊ
57
2.4 VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ ĐỐI VỚI PHẦN DI SẢN CỦA NGƯỜI THỪA KẾ
NHƯNG KHƠNG CĨ QUYỀN HƯỞNG DI SẢN, TỪ CHỐI QUYỀN HƯỞNG DI
SẢN

58

Kết luận Chương 2

63

KẾT LUẬN

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Pháp luật dân sự nói chung và các quan hệ về thừa kế nói riêng xuất hiện từ
thời kỳ sơ khai của xã hợi loài người. Trong đó, quyền sở hữu và quyền thừa kế
đã xuất hiện như một tất yếu khách quan và mang tính chất là một phạm trù kinh
tế, giữa chúng có mới liên quan ràng ḅc, qua lại với nhau1. Có thể nói sở hữu
phản ánh mới quan hệ giữa các chủ thể với nhau trong việc chiếm giữ những của
cải vật chất, từ đó khi chủ thể chết đi thì có sự dịch chuyển tài sản từ chủ thể đã
chết cho chủ thể khác còn sống vừa mang tính chất xã hợi, văn hoá, vừa mang
tính chất pháp lý. Hai mối quan hệ này gắn liền với nhau một cách chặt chẽ, sở
hữu là nhân tố đầu tiên, tiền đề cho thừa kế xuất hiện.
Chính từ lý do đó việc pháp luật ghi nhận quyền thừa kế bên cạnh nhóm
quyền sở hữu tài sản đã bảo vệ rất tốt cho quyền lợi của các chủ thể. Xây dựng
các quy định pháp luật nhằm bảo vệ quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là yêu
cầu tất yếu, là nhiệm vụ của bất kỳ Nhà nước nào trong q trình quản lý xã hợi.
Chính vì lý do đó, hoàn thiện các quy định pháp luật về chế định thừa kế là điều
cần thiết.
So sánh với quy định của Bộ luật Dân sự (sau đây viết tắt là BLDS) năm
2005, BLDS năm 2015 khơng có nhiều sự thay đổi trong chế định thừa kế, những
điểm sửa đổi về nội dung tương đới hạn chế, hầu như hướng đến hồn thiện về
mặt kỹ thuật. Trong chế định thừa kế, việc xác định người thừa kế theo pháp luật
hiện nay của BLDS năm 2015 vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Quy định về người
thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện nay dựa vào ba mới quan hệ, đó là quan hệ
hôn nhân gia đình, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh
những người thừa kế trong các hàng thừa kế. Các vấn đề về thừa kế thế vị, đặc
Phùng Trung Tập (2002), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Luận án
tiến sĩ Luật học, tr. 7.
1


2


biệt là trường hợp thừa kế thế vị của con nuôi hiện gặp phải một số bất cập trong
thực tiễn và ngay cả dưới góc đợ lý luận cũng có nhiều quan điểm khác nhau.
Trong đó, việc xác định trường hợp nào được thừa kế thế vị có ảnh hưởng rất lớn
đến việc phân chia di sản của người chết và quyền lợi của những người thừa kế
khác.
Trong các vấn đề nói trên, tác giả đặc biệt quan tâm đến thừa kế thế vị, một
dạng thừa kế theo pháp luật, bởi những lý do sau:
Thứ nhất, thừa kế thế vị là một quy định được ghi nhận khá lâu đời trong
lịch sử hình thành chế định về thừa kế ở Việt Nam. Tuy nhiên, dường như quy
định này vẫn còn xa lạ với khá nhiều người. Vì vậy, việc nghiên cứu và làm rõ
quy định này là một việc làm cần thiết.
Thứ hai, quy phạm pháp luật điều chỉnh về thừa kế thế vị rất ít, hiện nay
vấn đề này chỉ được ghi nhận tại duy nhất Điều 652 BLDS năm 2015 và khơng có
bất kỳ văn bản nào hướng dẫn áp dụng cho điều luật này. Vì vậy, tác giả cho rằng
quy định này cần phải được nghiên cứu chun sâu và từ đó cần thớng nhất mợt
cách hiểu từ lý luận đến thực tiễn áp dụng luật.
Do vậy, từ những lý do trên mà tác giả cho rằng việc nghiên cứu và lựa
chọn “Thừa kế thế vị trong pháp luật Dân sự Việt Nam” để thực hiện đề tài luận
văn thạc sĩ cho bản thân là phù hợp và cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua nghiên cứu, tác giả được biết, các quy định về người thừa kế theo pháp
luật đã thu hút được sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu luật học, những
người làm công tác thực tiễn áp dụng pháp luật. Có thể phân loại các cơng trình
nghiên cứu này thành ba nhóm lớn như sau:
* Nhóm các khóa ḷn, ḷn văn: Các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu trong
nhóm này có: Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Chế Mỹ Phương Đài về chủ đề
Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, năm 1997 và Luận văn



3

thạc sĩ luật học của tác giả Lê Minh Hùng năm 2003, chủ đề Hoàn thiện chế định
quyền thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện hành, với đề tài này, các tác
giả đã nghiên cứu, hệ thống hóa các quy định thừa kế Việt Nam theo quá trình
hình thành và phát triển qua các thời kỳ để từ đó đánh giá nợi dung những quy
định về thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam. Hay luận án thạc sĩ luật
học: Thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005 của tác giả Nguyễn Thị Mỹ
Linh đã luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn của các quy định về thừa kế
thế vị qua các thời kỳ tại Việt Nam, tuy nhiên đề tài trên chỉ dừng lại ở việc phân
tích, bình luận các quy định về thừa kế thế vị
* Nhóm sách giáo trình, sách chun khảo: Trong nhóm này có thể kể đến
mợt sớ cơng trình tiêu biểu như:
+ Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân sự
Việt Nam, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Học viện Tư pháp (2007), Giáo trình Ḷt Dân sự, NXB Công an nhân
dân;
+ Phùng Trung Tập (2008), Luật Thừa kế Việt Nam, NXB Hà Nội, Hà Nội.
+ Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2012), Giáo trình
Tài sản, sở hữu, thừa kế, NXB Hồng Đức - Hợi Luật gia Việt Nam;
+ Hồng Thế Liên (Chủ biên) (2013), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự
năm 2005, tập 3, NXB Chính trị q́c gia, Hà Nội;
+ Đỗ Văn Đại (2013), Luật Thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận bản án
(Tập 1 và 2), Nhà x́t bản Chính trị q́c gia.
* Nhóm các bài viết trên các báo, tạp chí: Các cơng trình nghiên cứu tiêu
biểu trong nhóm này có: tác giả Phùng Trung Tập với bài viết “Về các quy định
thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự năm 1995: Những vướng mắc và giải
pháp hoàn thiện” đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 182 năm 2003; tác
giả Nguyễn Văn Đơng năm 2013 có bài viết “Cần sửa đổi một số quy định của



4

Bộ luật Dân sự về thừa kế theo pháp luật” đăng trên Tạp chí Kiểm sát sớ 22; tác
giả Phạm Thị Bích Phượng nghiên cứu chủ đề “Một số vấn đề về thừa kế thế vị
trong trường hợp con riêng với bố dượng, mẹ kế”; tác giả Nguyễn Viết Giang có
bài viết “Thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015” giới thiệu năm
2017 trên Tạp chí Nghề luật sớ 5.
Bên cạnh đó, các địa chỉ Website có vai trị khơng nhỏ trong việc cung cấp
những thông tin hỗ trợ, làm sáng tỏ các vấn đề quyền thừa kế và thừa kế thế vị nói
chung. Rất nhiều địa chỉ Website thuộc sự quản lý của Nhà nước Cợng hịa xã hợi
chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam có đợ tin cậy, sự chính xác, sự kiên định về mặt
chính trị rất thút phục. Ngồi ra, tác giả cỏn tổng hợp mợt sớ tài liệu nước ngồi
để tiến hành phân tích, so sánh tìm ra những kinh nghiệm học hỏi cho pháp luật
Việt Nam về thừa kế thế vị. Song song đó, đề tài luận văn thạc sĩ được tác giả
phân tích khơng chỉ dưới góc đợ lý luận mà còn dưới góc đợ thực tiễn xét xử
thơng qua việc sưu tầm và tổng hợp những bản án liên quan đến thừa kế thế vị.
Qua đó, tìm ra những khó khăn hạn chế và đưa ra những giải pháp hoàn thiện
pháp luật về thừa kế thế vị trong BLDS Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở những công trình đã được nghiên cứu cũng như tính cấp thiết
của đề tài, tác giả lựa chọn đề tài “Thừa kế thế vị trong pháp luật dân sự Việt
Nam” hướng đến mục tiêu xây dựng một công trình nghiên cứu so sánh giữa pháp
luật Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới, trong đó chỉ ra những điểm giớng
và khác, đồng thời nêu ra một số kiến nghị về lĩnh vực này.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Cụ thể, đề tài nghiên cứu, phân tích những vấn đề sau:
- Khái quát, phân tích cơ sở lý luận chung về thừa kế thế vị.
- Thông qua việc phân tích, đánh giá để nêu ra những vướng mắc trong quy



5

định pháp luật Việt Nam về thừa kế thế vị.
- Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện về quy định thừa kế thế vị
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quy định hiện hành về
thừa kế theo pháp luật và một số công trình nghiên cứu cũng như một vài vụ việc
cụ thể có liên quan đến thừa kế thế vị.
Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả sẽ tập trung
nghiên cứu các vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật Việt Nam về thừa kế
thế vị, trọng tâm quy định tại BLDS năm 2015. Ngoài ra, tác giả nghiên cứu các
quy định trong pháp luật của một số quốc gia về thừa kế thế vị; có sự so sánh, đới
chiếu với pháp luật thừa kế của Việt Nam, qua đó tham khảo, học hỏi, tiếp thu có
chọn lọc những điểm phù hợp để bổ sung, hoàn thiện các quy định thừa kế thế vị
tại BLDS năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp như:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: đây là phương pháp chủ yếu được tác
giả sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. Phương pháp này được tác giả sử
dụng để phân tích và tổng hợp các cơ sở lý luận, việc áp dụng các quy định pháp
luật về thừa kế thế vị trong quy định của pháp luật cũng như trên thực tiễn của
Việt Nam và các nước được lựa chọn trong đối tượng nghiên cứu. Phương pháp
này sẽ được sử dụng ở các chương của đề tài.
- Phương pháp lịch sử: phương pháp này được vận dụng để tìm hiểu lịch sử
hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về thừa kế thế vị theo pháp luật
của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Các quy định hiện hành của BLDS
năm 2015 không mang tính chất nhất thời, mà là sự kế thừa có chọn lọc các văn
bản trước đây. Do vậy, việc nghiên cứu lịch sử phát triển các quy định này là hồn

toàn có giá trị nhằm phần nào lý giải được sự khác biệt trong quy định của pháp


6

luật Việt Nam và pháp luật các nước về đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này
được tác giả sử dụng trong những nội dung chính yếu trong Chương 1.
- Phương pháp so sánh: dùng để so sánh quy định của BLDS năm 2015 về
thừa kế thế vị với quy định của các văn bản ban hành trước đó, các văn bản pháp
luật khác của Việt Nam và các nguồn tài liệu có liên quan, cũng như kinh nghiệm
pháp lý của một số nước về quy định thừa kế thế vị theo pháp luật. Phương pháp
này được tác giả sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. Đồng thời, phương pháp
này cũng được sử dụng để so sánh các quy định trong BLDS năm 2015 với quy
định của pháp luật các nước được chọn trong đề tài nhằm làm rõ hơn các nợi dung
có liên quan. Phương pháp này được tác giả sử dụng trong những nội dung chính
yếu trong Chương 1.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn: dựa trên các quy
định của pháp luật hiện hành, đối chiếu với thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế
thế vị theo quy định của pháp luật trong BLDS năm 2015 và các nước khác để từ
đó đưa ra được sự nghiên cứu so sánh cũng như phân tích ưu nhược điểm của từng
chế định của các q́c gia. Pháp luật chỉ có giá trị khi được vận dụng hiệu quả vào
thực tế, do vậy tác giả ý thức việc nghiên cứu các vấn đề phát sinh từ thực tiễn để
làm rõ các bất cập tồn tại trong quy định pháp luật. Phương pháp này sẽ được sử
dụng xuyên suốt trong Chương 1 và 2 của đề tài.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu đề tài gồm 2
chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về thừa kế thế vị.
Chương 2. Những vướng mắc của quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân
sự năm 2015 và kiến nghị hoàn thiện.



7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ
1.1.1 Khái niệm về thừa kế thế vị
Hiện nay, trong quy định pháp luật chỉ liệt kê về các trường hợp thừa kế thế vị
mà chưa định nghĩa thế nào là thừa kế thế vị. Vậy thì thế vị là gì và thừa kế thế vị là gì?
Theo nghĩa Hán - Việt thì từ “thế” có nghĩa là thay vào, từ “vị” có nghĩa là ngơi thứ,
ngơi vị, vị trí. Vậy “thế vị” có nghĩa là thay thế vào vị trí. Theo “Từ điển giải thích
thuật ngữ luật học” định nghĩa: “Thừa kế thế vị là thừa kế bằng việc thay thế vị trí để
hưởng thừa kế”2. Tức là, khi một người đáng lẽ được hưởng khoản thừa kế nhưng vì lý
do gì đó mà họ khơng thể hưởng được thì pháp luật cho phép một chủ thể khác (là con
hoặc cháu của người đó) thay vào vị trí để nhận thừa kế.
Thừa kế thế vị được quy định và đảm bảo thực hiện ở nước ta từ rất lâu. Mục
đích của thừa kế thế vị là bảo vệ lợi ích của các cháu, chắt của người để lại di sản trong
trường hợp người con chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản3. Bắt
đầu từ Thông tư số 1742/BTP ngày 18/9/1956 của Bộ Tư pháp, Thông tư số
594/TANDTC ngày 27/8/1968 của Tịa án nhân dân tới cao, Thơng tư sớ 81/TANDTC
ngày 24/7/1981 của Tịa án nhân dân tới cao; Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và BLDS
các năm 1995, 2005, 2015. Các quy định này đều thể hiện mợt ngun tắc chung đó là
nếu người thừa kế khơng còn vào thời điểm người để lại di sản thừa kế chết thì con của
người thừa kế sẽ thế vào vị trí người thừa kế để hưởng di sản thừa kế từ người để lại di
sản thừa kế. Người thừa kế này có thể là con hoặc cháu của người để lại di sản thừa kế
và người thế vào vị trí để được hưởng thế vị có thể là cháu hoặc chắt của người để lại
di sản thừa kế. Mặc dù mang các điều kiện chung nói trên nhưng mỗi văn bản pháp luật
Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, NXB. Cơng an nhân dân, tr. 290.

Phạm Thị Bích Phượng (2014), “Một số vấn đề về thừa kế thế vị trong trường hợp con riêng với bớ dượng, mẹ
kế”, Tạp chí Tồ án nhân dân, số 15, tr. 20.
2
3


8

trong từng thời kỳ lại có những đặc điểm cho phù hợp với điều kiện xã hợi, văn hóa
của thời kỳ đó. Do vậy, các văn bản khi quy định về thừa kế thế vị có những điểm khác
nhau trong việc xác định cụ thể các trường hợp được hưởng thừa kế thế vị. Nhưng đến
quy định trong BLDS năm 2005, năm 2015 thì đã xác định thêm một trường hợp có
thừa kế thế vị xảy ra đó chính là trường hợp con/cháu của người để lại di sản chết cùng
thời điểm với người để lại di sản. Lúc này cháu/chắt sẽ thế vào vị trí và hưởng di sản
thế vị (Điều 677 BLDS năm 2015). Điểm mới của thừa kế thế vị được quy định trong
BLDS năm 2005, năm 2015 đã giải quyết thỏa đáng quyền thừa kế thế vị của
cháu/chắt, những người được thế vị khi cha, mẹ mình chết cùng thời điểm với người để
lại di sản thừa kế. Quy định này được đánh giá phù hợp về mặt thực tế mà còn phù hợp
về mặt bản chất của thừa kế thế vị. Đến quy định trong BLDS năm 2015 về thừa kế thế
vị thì khơng có sự thay đổi so với quy định trong BLDS năm 2005. Thừa kế thế vị là
thừa kế khơng theo trình tự các hàng thừa kế do pháp luật quy định. Các hàng thừa kế
do pháp luật quy định chỉ có ý nghĩa để giúp xác định sự phát sinh quan hệ thừa kế thế
vị. Những người được hưởng di sản thừa kế thế vị chỉ được hưởng chung một suất thừa
kế mà đáng lý ra nếu cha, mẹ của người đó nếu cịn sớng sẽ được hưởng.
Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội do
Nhà xuất bản Công an Nhân dân xuất bản năm 1999 đã định nghĩa: “Thừa kế thế vị là
thừa kế bằng việc thay thế vị trí để hưởng thừa kế”. Như vậy thừa kế thế vị là việc các
con (hoặc cháu) được thay thế vị trí của bớ, mẹ (hoặc ông, bà) để hưởng di sản của ông
bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố, mẹ (hoặc ông, bà) chết trước hoặc chết cùng thời
điểm ông, bà (hoặc cụ).

1.1.2 Ý nghĩa của quy định về thừa kế thế vị
Thứ nhất, quy định thừa kế thế vị góp phần bảo vệ tối đa quyền hưởng di sản
của con, cháu trực hệ cho dù con chết trước cha, mẹ; cháu chết trước ông bà. Với quy
định cho phép cháu, chắt hưởng thừa kế thế vị trong di sản của ông, bà hoặc cụ khi cha,
mẹ của cháu, chắt chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc cụ đã góp phần


9

củng cố sự yêu thương giữa các thế hệ con cháu trực hệ với nhau. Quy định này cho
thấy cháu, chắt có vị trí rất quan trọng trong thừa kế đối với ông, bà hoặc cụ. Đặc biệt,
ngay cả khi cha, mẹ của cháu, chắt chết trước ông, bà thì khơng có nghĩa ơng, bà hoặc
cụ sẽ chấm dứt sự quan tâm dành cho những thế hệ con cháu tiếp nối của người đã
chết; điều này thể hiện thông qua việc người để lại di sản sẽ dành một phần tương ứng
với suất hưởng của người con đã mất cho các con, cháu trực hệ của họ được hưởng
thay phần di sản đó.
Thứ hai, quy định về thừa kế thế vị dành đặc quyền hưởng di sản cho những
người thừa kế có quan hệ nợi tợc, hút thớng bề dưới của người để lại di sản. Suất
hưởng thừa kế thế vị là suất hưởng chủ yếu dành cho thế hệ con, cháu nội tộc, cùng
huyết thống với người để lại di sản. Điều 651 BLDS năm 2015 quy định ba hàng thừa
kế theo pháp luật và trong hàng thừa kế thứ nhất thì người người thừa kế có thể là cha,
mẹ, vợ, chồng, con của người để lại di sản. Ngoài ra, Điều 613 BLDS năm 2015 quy
định “Người thừa kế là cá nhân phải là người cịn sớng vào thời điểm mở thừa kế hoặc
sinh ra và cịn sớng sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để
lại di sản chết”. Như vậy, giả sử các đối tượng là cha, mẹ, vợ, chồng của người để lại di
sản nếu chết trước người để lại di sản thì sẽ khơng được hưởng thừa kế theo pháp luật
đối với di sản của người để lại di sản. Tuy nhiên, nếu con của người để lại di sản mà
chết trước người để lại di sản thì cháu, chắt của những người con đã chết sẽ thế vị để
hưởng di sản của người để lại di sản. Quy định trên cho thấy giữa người để lại di sản
với các thế hệ con, cháu trực hệ có mới quan hệ thừa kế ưu tiên hơn bất kỳ người thừa

kế khác có mới quan hệ thân tḥc với người để lại di sản.
Thứ ba, quy định về thừa kế thế vị bảo đảm sự công bằng và bình đẳng như
nhau giữa những người được thế vị và giữa những người hưởng thừa kế thế vị. Suất
hưởng thừa kế thế vị được tính theo chi, mà không tính theo đầu người. Điều này có
nghĩa cháu, chắt được hưởng trong di sản của ông, bà hoặc cụ. Do vậy, nếu những
người được thế vị cùng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì


10

các cháu, chắt là những người thừa kế thế vị sẽ cùng hưởng di sản thay người được
thừa kế thế vị mà không phân biệt là con gái hay con trai, cháu nội hay cháu ngoại và
suất hưởng là chia đều giữa người thừa kế thế vị trên cùng một chi.
Thứ tư, quy định về thừa kế thế vị góp phần duy trì và củng cớ quyền tư hữu đới
với tài sản của cá nhân, họ tộc. Quyền sở hữu chỉ hoàn thành được vai trò động lực
phát triển kinh tế nếu nó chuyển giao bằng con đường thừa kế và đặc biệt trong thừa kế
thế vị còn là việc bảo vệ quyền sở hữu của chính con cháu trực hệ của người để lại di
sản. Thật vậy, về mặt tâm lý cá nhân chỉ cảm thấy được thỏa mãn nếu quyền sở hữu
vẫn tiếp tục tồn tại sau khi chủ sở hữu chết. Giả sử chủ sở hữu phải đối mặt với việc
giao trả lại tài sản của mình cho nhà nước khi họ chết, thì họ sẽ khơng quan tâm chăm
sóc tài sản hiện có mà lại tiêu dùng hoang phí và bản thân trở nên lười biếng, thờ ơ với
lao đợng, với hoạt đợng sáng tạo. Vì vậy, pháp luật về thừa kế nói chung và quyền thừa
kế thế vị nói riêng ở nước ta, trước hết nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động,
thành quả lao động của bản thân họ được tôn trọng, khi người có tải sản chết thành quả
đó được chuyển sang cho những người thừa kế trực hệ của họ. Cụ thể, thông qua thừa
kế thế vị của cải của một người được chuyển dịch xuôi xuống con, cháu trực hệ từ đời
này qua đời khác, điều này góp phần củng cố quyền sở hữu chính đáng của mọi cá
nhân, bảo toàn và gia tăng tích lũy của cải cho xã hội. Như vậy, cháu, chắt trực hệ sẽ
được hưởng di sản của ơng, và hoặc cụ mất, điều này góp phần đảm bảo tài sản từ ông,
bà hoặc cụ sẽ ưu tiên để lại cho cháu, chắt trực hệ hưởng trước những người thừa kế có

mới quan hệ thân tḥc khác với người để lại di sản.
Tóm lại, với quan điểm từ xa xưa của ông cha ta là cha truyền con nối, gắn kết
tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình thì quy định về thừa kế thế vị đã đạt
được mục đích của mình. Ơng, bà chết đi đáng lý ra tài sản sẽ để lại cho cha, mẹ hoặc
cháu; nhưng do cha, mẹ hoặc cháu chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại
di sản thừa kế nên cháu/chắt sẽ thế vào vị trí để hưởng di sản thừa kế. Từ đó, sẽ tránh


11

tình trạng di sản khơng rơi vào tay của những người thừa kế trực hệ được hưởng mà
những người khác lại có thể được hưởng di sản thừa kế.
1.2 CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ THẾ VỊ
1.2.1 Thừa kế thế vị trong trường hợp thông thường
1.2.1.1 Cháu hưởng di sản của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại:
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời
điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu
được hưởng nếu cịn sớng. Đới với trường hợp này cháu sẽ được thế vào vị trí cha, mẹ
để hưởng di sản thừa kế.
Ví dụ: A là ông, B là bố, C là con. Do A, B chết cùng thời điểm hoặc B chết
trước A nên C sẽ thế vào vị trí của B để hưởng di sản thừa kế từ A.
Từ quy định tưởng chừng đơn giản này thì cần xem xét đến mới quan hệ của A,
B, C. Bởi lẽ như đã phân tích trên phần điều kiện để hưởng thừa kế thế vị; khi mối
quan hệ giữa những người này chỉ là quan hệ huyết thống như A đẻ ra B rồi B lại đẻ ra
C, việc xác định có thừa kế thế vị sẽ là đương nhiên. Tuy nhiên, nếu kèm thêm mối
quan hệ ni dưỡng thì việc xác định tư cách sẽ là khác và lúc này cần cân nhắc xem
có nên có thừa kế thế vị khơng.
Trong trường hợp khi mới quan hệ giữa người để lại di sản thừa kế và người
thừa kế là mối quan hệ huyết thống nhưng sau đó người thừa kế lại nhận ni dưỡng
mợt người khác thì liệu rằng người con này có được thế vào vị trí của cha, mẹ mình để

hưởng di sản thừa kế không. Tác giả cho rằng quy định tại Điều 652 BLDS năm 2015
chỉ sử dụng từ “cháu” thế vào vị trí cha hoặc mẹ để được hưởng di sản thừa kế. Do vậy
cháu với ông bà sẽ là những người có mới quan hệ như thế nào? Xét về nguyên tắc
chung khi một người nhận con nuôi thì đứa trẻ đó sẽ là con ni của mình người đó mà
khơng đương nhiên trở thành con ni của người khác. Do vậy, đứa trẻ được nhận nuôi
không đương nhiên trở thành cháu của cha mẹ người nhận ni. Vì thế, trong trường
hợp này khơng có xảy ra thừa kế thế vị.


12

Trong trường hợp mối quan hệ giữa người để lại di sản thừa kế và người thừa kế
là mối quan hệ nuôi dưỡng nhưng con của người thừa kế là con ruột. Thì lúc này người
con của người thừa kế sẽ là cháu của người để lại di sản thừa kế. Trường hợp này sẽ có
thừa kế thế vị xảy ra.
Ví dụ: L có ba người con là N, G, T. T có ba người con là T1, T2, T3. Vì T chết
trước L, nên khi L chết và khơng để lại di chúc thì di sản của L sẽ chia cho N (1/3), G
(1/3) và ba con của T là T1, T2, T3 mỗi người được hưởng 1/9 di sản của L.
1.2.1.2 Chắt hưởng di sản của cụ nội, cụ ngoại:
Trong trường hợp nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng mợt thời điểm với người
để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu
cịn sớng. Đới với trường hợp này chắt sẽ thế vào vị trí của cha, mẹ của chắt để hưởng
di sản thừa kế. Việc xác định chắt là người có những mới quan hệ như thế nào với
những người cha/mẹ, ơng bà sẽ khó khăn hơn trường hợp đầu tiên.
Ví dụ A (cụ), B (ơng), C (cha) và D (con). Nếu mối quan hệ của A, B, C, D đều
là mối quan hệ huyết thống thì đương nhiên thừa kế thế vị sẽ có thể xảy ra. Nhưng nếu
có đan xen mới quan hệ ni dưỡng và mới quan hệ hút thớng thì việc xác định
người thế vị trí để hưởng thừa kế thế vị sẽ khó hơn. Sẽ có rất nhiều trường hợp có thể
xảy ra khi có sự đan xen các mới quan hệ huyết thống và mối quan hệ nuôi dưỡng giữa
các thế hệ từ ơng bà cho đến hàng chắt. Qua đó, trong trường hợp thừa kế thế vị của

chắt ruột cần lưu ý những điểm sau:
Thứ nhất, chắt phải cịn sớng vào thời điểm cụ chết hoặc sinh ra sau khi cụ chết
hoặc sinh ra sau khi cụ chết nhưng đã thành thai trước khi cụ chết mới là người thừa kế
thế vị di sản của cụ.
Thứ hai, các chắt được hưởng chung phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được
hưởng nếu không chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản tương tự
như trường hợp chắt được thừa kế thế vị cha, mẹ hưởng di sản của ông, bà.


13

Việc ghi nhận quyền thừa kế thế vị của chắt trong BLDS năm 2015 giống BLDS
năm 2005 là điểm tiến bộ so với BLDS năm 1995 về quyền thừa kế thế vị. Do BLDS
năm 1995 chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền thừa kế thế vị của cháu thay chay mẹ
nhận di sản của ông bà khi cha, mẹ của cháu chết trước ông bà mà chưa ghi nhận
quyền thừa kế thế vị của chắt đối với di sản của các cụ.
Ví dụ: X có ba người con là M, N, O. N có hai con là N1, N2. N2 có hai con là
Y và Z. N chết vào tháng 3/2018, còn N1 và N2 chết vào năm 2019. Khi X chết vào
tháng 4 năm 2020 thì di sản của X sẽ chia cho M (1/3), O (1/3) và N1, N2 mỗi người
nhận (1/6).
1.2.2 Thừa kế thế vị trong một số trường hợp đặc biệt
1.2.2.1 Thừa kế thế vị có nhân tớ con ni
Như phân tích tại nợi dung mục 1.2.1, khi một người nhận con nuôi thì người
con nuôi không đương nhiên trở thành con, cháu của người khác. Do vậy dù có nhiều
trường hợp có thể xảy ra nhưng chỉ có trường hợp mới quan hệ giữa người cháu của
người để lại di sản thừa kế và người thừa kế là mối quan hệ huyết thống; và mối quan
hệ giữa người cháu với người chắt cũng phải là mới quan hệ hút thớng. Lúc này mới
có thể có thế vị xảy ra. Cịn lại tất cả những trường hợp khác thì đều không xảy ra thừa
kế thế vị. Do vậy, không phải người con, người cháu nào cũng là người có thể được
thừa kế thế vị. Mà chỉ những người con, người cháu có mới quan hệ hút thớng với

người thừa kế mới có thể thế vị được. Cịn những người con, cháu có mới quan hệ ni
dưỡng với người thừa kế thì sẽ khơng được thừa kế thế vị.
Có quan điểm cho rằng: Trong trường hợp con nuôi chết trước cha nuôi, mẹ
nuôi thì con đẻ của người con nuôi (tức cháu của cha nuôi, mẹ nuôi của người chết
trước) được hưởng phần di sản mà đáng lẽ cha mẹ của cháu cịn sớng vào thời điểm mở
thừa kế được hưởng (đây là trường hợp con đẻ của con nuôi được thừa kế thế vị)... và


14

con nuôi của con nuôi không được thừa kế thế vị4. Có quan điểm cho rằng: “Việc sửa
đổi điều luật này tránh được cách hiểu khác nhau về con nuôi hay con đẻ được hưởng
thừa kế thế vị, xác định rõ chủ thể thừa kế thế vị của người con nuôi chỉ là con đẻ của
người con nuôi”5. Quan điểm khác thì cho rằng quy định “con của người con nuôi” thì
sẽ bao gồm cả con đẻ và con nuôi, không nên phân biệt con đẻ hay con nuôi cũng như
con của người con đẻ với con của người con nuôi. Hơn nữa, vấn đề ở đây chủ yếu là
đứa con ni thế vị vị trí của cha ni hưởng phần di sản mà lẽ ra cha nuôi được hưởng
nếu cịn sớng chứ khơng phải là trực tiếp hưởng thừa kế của cha mẹ người mà mình
làm con ni6. Do đó, vấn đề thừa kế thế vị của con ni phải được hướng dẫn rõ ràng
để thuận tiện trong việc áp dụng7. Một người nhận nuôi một đứa trẻ thì đương nhiên
đứa trẻ sẽ là con ni của người đó và đương nhiên được hưởng di sản ở hàng thừa kế
thứ nhất của người đó và ngược lại. Nhưng đứa trẻ này không đương nhiên sẽ trở thành
cháu của cha, mẹ người nhận nuôi (người mà đứa trẻ gọi là ông, bà). Mặc dù vậy cũng
có trường hợp ông, bà và đứa trẻ này vẫn có sự thương yêu, quan tâm, chăm sóc, khăng
khít với nhau, khơng có mợt sự phân biệt nào cả. Xét về hàng thừa kế thì đứa trẻ này và
ông, bà không được hưởng di sản theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ hai của nhau.
Nhưng khi xét đến vấn đề thừa kế thế vị có nên cho đứa trẻ này được hưởng thừa kế
thế vị không? Tác giả cho rằng nếu chứng minh được có sự yêu thương, chăm sóc lẫn
nhau thì nên cho đứa trẻ này được thừa kế thế vị di sản của ơng, bà. Từ đó, đặt ra vấn
đề liệu hàng cháu, chắt ni có nên được thừa kế thế vị hay không? Thiết nghĩ thừa kế

thế vị là một trường hợp rất đặc biệt của việc chia thừa kế theo pháp luật. Bình thường
di sản thừa kế khi được chia theo pháp luật cứ căn cứ vào các hàng thừa kế để xác định
những người được hưởng di sản thừa kế ở hàng thứ nhất, lần lượt đến hàng thừa kế thứ
4

Hồng Thế Liên (2010), Bình ḷn khoa học BLDS 2005 tập 3, Nxb. Chính trị q́c gia Hà Nợi, tr. 114 - 115.
Nguyễn Viết Giang – Nguyễn Đình Anh (2014), “Thừa kế thế vị theo quy định của BLDS năm 2005 – Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tịa án nhân dân kỳ 1, sớ 3 (2 – 2014), tr. 28.
6
Chế Mỹ Phương Đài (2009), “Quyền thừa kế của con nuôi”, Tài liệu hội thảo “Pháp luật Thừa kế ở Việt Nam từ
thế kỷ XV đến nay”, tháng 09/2009.
7
Lê Thị Hồng Vân, “Quy định về thừa kế theo pháp luật trong Dự thảo BLDS sửa đổi”, Hội thảo Chế định thừa
kế trong Dự thảo BLDS sửa đổi – Trường ĐH Luật TPHCM, tháng 5/2015.
5


15

hai, hàng thừa kế thứ ba. Tuy nhiên, khi xảy ra các điều kiện đặc biệt thì sẽ linh hoạt để
chia thêm cho người thế vào vị trí của người thừa kế để hưởng di sản thừa kế. Từ đó,
khi xem xét đến việc cháu, chắt ni có nên được thừa kế thế vị hay không tác giả nghĩ
rằng nên có sự vận dụng linh hoạt để đảm bảo đúng ý nghĩa của quy định thừa kế thế
vị.
Tham khảo các văn bản liên quan điều chỉnh đến vấn đề thừa kế thế vị của cháu,
chắt nuôi qua các giai đoạn quy định tương đối khác nhau. Cụ thể tại Thông tư sớ
81/TAND ngày 14/7/1981 của Tịa án nhân dân tới cao (TANDTC) quy định:“Người
đang làm con nuôi của người khác không được thừa kế theo luật đối với di sản của bớ
mẹ đẻ”, nên trong thời kỳ này thì con của người đang làm con nuôi của người khác sẽ
không được thừa kế thế vị để hưởng di sản của ông, bà dù cha hoặc mẹ đã chết trước

ông, bà. Tại Nghị quyết số 02/1990/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán
Tịa án nhân dân tới cao hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 ghi nhận
trường hợp thừa kế thế vị của cháu, chắt nuôi, cụ thể: “Trong trường hợp con nuôi chết
trước cha nuôi, mẹ nuôi, thì con của người ni (tức là cháu của cha nuôi, mẹ nuôi)
được hưởng phần di sản mà đáng lẽ cha, mẹ của chắt được hưởng nếu cha, mẹ của chắt
cịn sớng vào thời điểm mở thừa kế”. Bên cạnh đó, tại Điều 678 BLDS năm 2005 quy
định “Con ni và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế
di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này”. Và hiện nay, Điều 653
BLDS năm 2015 quy định: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của
nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật
này”. Nhìn chung, các quy định trên theo thời gian cho thấy pháp luật hiện hành đã và
đang thừa nhận quyền hưởng thừa kế thế vị của con nuôi. Tuy nhiên, cần xác đinh
không phải trường hợp nào con nuôi cũng hưởng thừa kế thế vị, cụ thể về mặt lý luận
đa phần có quan điểm thớng nhất giữa các tác giả8 về các trường hợp cơ bản sau:
Lê Minh Hùng (chủ biên) (2012) “Giáo trình pháp luật tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thưa kế”,NXB
Hồng Đức – Hợi Luật gia Việt Nam, tr.380; Hồng Thế Liên (chủ biên) (2013), “Bình luận khoa học Bộ luật Dân
8


16

Trường hợp thứ nhất, nếu giữa các đời đều là quan hệ nuôi dưỡng (X nhận nuôi
Y và Y nhận nuôi Z) thì đương nhiên thế vị không được đặt ra trong mọi trường hợp.
Trường hợp thứ hai, nếu quan hệ giữa đời thứ nhất và đời thứ hai là nuôi dưỡng
nhưng quan hệ giữa đời thứ hai với đời thứ ba lại là huyết thống (X nhận nuôi Y và Y
sinh ra Z) thì được thừa kế thế vị.
Trường hợp thứ ba, nếu quan hệ giữa đời thứ nhất và đời thứ hai là huyết thống
nhưng quan hệ giữa đời thứ hai với đời thứ ba lại là nuôi dưỡng (X sinh ra Y và Y nhận
nuôi Z) thì không đương nhiên được thừa kế thế vị. Điều này được lý giải theo hướng:
“Con nuôi của một ngưởi không đương nhiên trở thành cháu của cha, mẹ người nuôi

con nuôi và quan hệ thừa kế theo pháp luật chỉ phát sinh giữa cha, mẹ nuôi với con
nuôi mà không phát sinh quan hệ thừa kế giữa con nuôi với những người thân trong gia
đình cha, mẹ nuôi nên người con ni khơng được thay vào vị trí của cha, mẹ ni của
mình mà nhận thừa kế thế vị di sản thừa kế từ cha, mẹ ruột của cha mẹ ni mình. Vì
vậy, con ni của mợt người khơng được thừa kế thế vị di sản cha ruột, mẹ ruột người
đó”9.
Mặc khác, Điều 652 BLDS năm 2015 còn đặt ra vấn đề thừa kế thế vị của con
của cháu nuôi (chắt ni). Hiện có nhiều quan điểm trái chiều nhau về vấn đề này, có
quan điểm cho rằng chắt phải là chắt ruột (tức là tất cả các quan hệ theo chiều dọc đều
phải là quan hệ hút thớng) thì mới được thừa kế thế vị di sản của các cụ10. Quan
điểm khác cho rằng chỉ trong một số trường hợp thì chắt ni mới được thừa kế thế vị
của các cụ. Bên cạnh đó, có quan điểm khác cho rằng đã là cháu, chắt thì đều được
hưởng thừa kế thế vị của ông bà, các cụ mà không phân biệt cháu ruột hay cháu nuôi,
chắt ruột hay chắt nuôi bởi lẽ việc thừa kế thế vị không phải là người thế vị nhận trực
sự năm 2005”, NXB Chính trị Q́c gia và Nguyễn Minh T́n (2014), Bình ḷn khoa học Bộ luật Dân sự nước
CHXHCN Việt Nam, NXB Tư pháp, tr.895.
9
Lê Minh Hùng (chủ biên) (2012), “Giáo trình pháp luật tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thưa kế”,NXB
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.380.
10
Phạm Văn Tuyến (2007), Thừa kế - quy định của pháp ḷt và thực tiễn áp dụng, NXB Chính trị q́c gia, Hà
Nội, tr.101.


17

tiếp di sản của người chết mà họ chỉ thay vào vị trí của cha, mẹ mình để nhận phần di
sản trên. Vì vậy, nếu cha mẹ của người thừa kế thế vị có quyền hưởng di sản của ơng,
bà hoặc cụ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông bà hoặc cụ thì con của họ sẽ
được thay vào vị trí của họ để nhận di sản của ông bà hoặc cụ mà không phân biệt con

riêng hay con con ni. Ngồi ra, việc mợt người đã là con ni của người khác thì
quan hệ thừa kế thế vị giữa người con ni đó với gia đình gớc tức cha, mẹ ruột và ông
bà ruột cũng được quan tâm. Việc thừa nhận quyền thừa kế của người con đối với gia
đình cha, mẹ ruột đã đảm bảo cho quyền thừa kế thế vị của các cháu không phụ tḥc
vào việc cha, mẹ của cháu có đang là con nuôi của người khác hay không. Như vậy,
một người mặc dù đã được người khác nhận nuôi, nhưng họ vẫn được thừa kế thế vị di
sản của ông, bà nội, ông, bà ngoại trong trường hợp cha, mẹ ruột chết trước hoặc chết
cùng thời điểm với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại11 theo quy định tại Điều 651 và
Điều 652 BLDS năm 2015.
1.2.2.2 Thừa kế thế vị trong trường hợp con riêng với bố dượng, mẹ kế
Điều 654 BLDS năm 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố
dượng, mẹ kế như sau: “Con riêng và bớ dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, ni
dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế
di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bợ luật này”.
Bên cạnh đó, Khoản 1, Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) năm
2014 quy định:
“1. Bớ dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc,
giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều
69, 71 và 72 của Luật này.
2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng bố dượng, mẹ kế
cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này”.
Mai Hồng Điệp (2015), “Thừa kế thế vị theo dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)”, Tài liệu Hội thảo góp ý hồn
thiện các quy định trong Bộ ḷt dân sự phần thừa kế, Trường Đại học Luật TPHCM, tr.101.
11


18

Như vậy, theo quy định như trên thì giữa con riêng và cha đượng, mẹ kế đều có
quyền và nghĩa vụ trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc nhau khi cùng chung sống. Chỉ

khi giữa họ thể hiện được mối quan hệ như cha - con, mẹ - con thì mới được quyền
thừa kế theo pháp luật của nhau ở hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật và thừa kế thế
vị. Vì thế, quy định tại Điều 654 BLDS năm 2015 xuất phát từ thực tiễn và đạo lý
khuyến khích những người trong gia đình quan tâm giúp đỡ và có trách nhiệm với
nhau. Căn cứ để xác định thừa kế thế vị giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế khi họ qua
đời chỉ dựa trên điều kiện thực tế là giữa họ có quan hệ chăn sóc, ni dưỡng nhau như
cha con, mẹ con. Việc bố dượng, mẹ kế được thừa kế di sản của con riêng và ngược lại
với điều kiện ni dưỡng, chăm sóc nhau như cha con, mẹ con làm cho mối quan hệ
giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế không đơn thuần thể hiện về mặt tình cảm mà cao
hơn còn ghi nhận bằng nghĩa vụ pháp lý. Điều kiện để con riêng và bố dượng, mẹ kế
được thừa kế theo pháp luật của nhau chính là họ đã thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, ni
dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Những căn cứ trên được xác định khi con riêng của
vợ, của chồng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với bớ dượng, mẹ kế thì con của
người con riêng đó được thừa kế thế vị như những người con, người cháu khác của
người để lại di sản theo quy định tại Điều 652 BLDS năm 2015.
1.2.2.3 Thừa kế thế vị trong trường hợp con sinh ra theo phương pháp khoa học
Việc con sinh ra theo phương pháp khoa học hiện nay có thể hiểu là việc sinh
con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ớng nghiệm) và
mang thai hợ vì mục đích nhân đạo. Vấn đề cần xem xét và nghiên cứu là quyền hưởng
thừa kế thế vị của trẻ sinh ra thông qua kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hợ vì mục
đích nhân đạo. Do việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ là hai
biện pháp kỹ thuật khác nhau nên vấn đề thừa kế thế vị cũng nên được phân tích riêng
biệt nhằm làm sáng tỏ vấn đề.
Đối với việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Theo quy định tại khoản 21
Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014: “Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh


×