1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thể dục thể thao là hoạt động không thể thiếu trong đời sống văn
hóa xã hội lồi người. Ngay từ khi mới ra đời TDTT là một bộ phận hữu cơ
của nền văn hóa xã hội và là một phương tiện giáo dục. TDTT cịn mang
đầy đủ tính lịch sử, giai cấp, tính bản sắc dân tộc. Vì vậy thơng qua TDTT
mà ta có thể đánh giá được sự phát triển của văn hóa thể chất ở mỗi địa
phương, dân tộc, quốc gia.
Trong những năm gần đây phong trào luyện tập TDTT phát triển
mạnh mẽ trong cả nước. Các cơ quan, doanh nghiệp, các địa phương... và
đặc biệt là trong các trường học trên toàn quốc ngày càng dành nhiều sự
quan tâm hơn tới vấn đề luyện tập TDTT của đơn vị mình. Cùng với sự phát
triển của xã hội các hình thức tập luyện TDTT cũng đa dạng, phong phú về
các mơn như: Bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lơng, điền kinh...
Trong hệ thống các mơn TDTT thì điền kinh là một trong những
mơn đựơc nhiều người ưa thích tập luyện bởi nó là bộ mơn rất gần gũi với
hoạt động hàng ngày của con người như đi, chạy, nhảy.... mặt khác nó là
một mơn cơ bản, dễ học, dễ tập luyện, cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện
không phức tạp... Tập luyện điền kinh khơng chỉ có tác dụng nâng cao sức
khỏe mà còn là phương tiện để phát triển tất cả các tố chất thể lực giúp con
người phát triển toàn diện. Điền kinh bao gồm nhiều mơn thi đấu trong đó
nhảy cao là một nội dung tập luyện và thi đấu phổ biến rộng rãi từ trung
ương tới địa phương.
Nhảy cao nói chung và nhảy cao kiểu nằm nghiêng nói riêng là một
trong những mơn học cơ bản trong chương trình đào tạo ở trường THPT,
phương tiện tập luyện đơn giản được đông đảo đối tượng học sinh sinh viên
tham gia tập luyện. Tuy nhiên thành tích nhảy cao nằm nghiêng của học
sinh - sinh viên so với khu vực và thế giới cịn nhiều hạn chế.
Nhảy cao có tác dụng nâng cao năng lực hoạt động của nội tạng, phát
triển các tố chất như sức bật, sức nhanh, sự khéo léo... Khơng chỉ vậy nhảy
cao nằm nghiêng cịn có tác dụng rèn luyện tinh thần dũng cảm, khắc phục
2
khó khăn vợt qua những chướng ngại vật. Phục vụ tốt yêu cầu của cuộc
sống hằng ngày, lao động sản xuất và chiến đấu.
Đối với học sinh THPT việc tập luyện mơn nhảy cao, trong đó có
nhảy cao nằm nghiêng giúp các em rèn luyện phát triển các tố chất như:
Sức nhanh, sức mạnh, độ mềm dẻo, tính linh hoạt. Vì vậy trong giảng dạy
áp dụng những bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao nằm nghiêng là
việc làm cần thiết, quan trọng và nó góp phần làm phong phú thêm phương
tiện giáo dục thể chất trong trường phổ thông.
Ở nước ta việc áp dụng các phương pháp, phương tiện tập luyện tiên
tiến vào giảng dạy và tập luyện cũng như việc nghiên cứu lựa chọn các bài
tập để ứng dụng vào tập luyện còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân
như: cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn, kỹ năng chuyên môn của giáo
viên chưa cao... Điều đó đã ảnh hưởng khơng tốt tới chất lượng giảng dạy
và tập luyện, làm cho chất lượng giáo dục thể chất ở trường phổ thơng cịn
gạp nhiều hạn chế.
Xuất phát từ thực tế nêu trên vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu đưa ra
một số bài tập phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao thành tích mơn
nhảy cao nằm nghiêng trong chương trình giảng dạy ở các trường phổ
thơng. Xuất phát từ mục đích nêu trên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao
nằm nghiêng cho nam học sinh lớp 10A1 trường THPT Hoàng Mai".
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá thực trạng sử dụng bài tập trong chương trình giảng dạy
kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng ở trường THPT Hoàng Mai.
2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập trong môn nhảy
cao nằm nghiêng cho nam học sinh lớp 10A1 trường THPT Hoàng Mai.
3
Chương 1:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về GDTC
Trong những năm gần đây phong trào tập luyện thể dục thể thao phát
triển mạnh mẽ. Đặc biệt là thế hệ trẻ học sinh - sinh viên. Là một nước xã
hội chủ nghĩa đang chuyển mình tồn diện về mọi mặt để phù hợp, thích
ứng với xu thế phát triển của nhân loại. Vì vậy, Đảng và Nhà nước rất quan
tâm đến sự phát triển thể chất cho mọi người, đặc biệt là học sinh - sinh
viên. Các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước luôn đánh giá “Công tác giáo
dục thể chất cho thế hệ trẻ là một mặt quan trọng không thể thiếu được
trong giáo dục và đào tạo”.
Ngày nay, với quan điểm giáo dục tồn diện về “Đức, trí, thể, mỹ”
trong đó giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ, là yêu cầu tất yếu, là nội
dung quan trọng của quá trình giáo dục thế hệ trẻ, bởi xét về góc độ nào đó
thì giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm nhằm tăng cường bảo vệ sức
khoẻ cho mọi người. Đặc biệt là học sinh THPT, những chủ nhân tương lai
của đất nước. Với chiến lược phát triển con người tồn diện thì việc tập
luyện thể dục thể thao chiếm vị trí quan trọng ở mỗi cấp học.
Theo chỉ thị 36/CT - TW ngày 24/3/1994 của Ban Bí thư TW Đảng
cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác thể
dục thể thao là hình thành nền thể dục thể thao phát triển và tiến bộ, góp
phần nâng cao sức khoẻ, thể lực đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của
nhân dân và phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong các hoạt động thể
thao quốc tế, trước hết là khu vực Đông Nam Á.
Đối với bộ môn điền kinh, trong các cuộc thi đấu thể thao đây là một
trong những môn thế mạnh của nước ta trên các đấu trường quốc tế, ở mỗi
4
nội dung chúng ta đều có những VĐV đạt nhiều huân huy chương như:
VĐV Thu Lan đạt HCV môn nhảy xa tại sea game 21, VĐV Trương Thanh
Hằng đạt huy chương vàng chạy 1500m nữ tại Sea game 24. Và ở môn
nhảy cao chúng ta cũng tự hào khi VĐV Bùi Thị Nhung đạt HCV nhảy
cao giải Điền kinh ngôi sao Châu Á, diễn ra tại Bhopal Ấn Độ năm 2009...
Để có được kết quả rèn luyện giáo dục thể chất toàn dân, toàn diện phụ
thuộc vào sự cố gắng, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân đặc biệt là những nhà
khoa học, những người hoạt động trong công tác thể dục thể thao.
1.2. Cơ sở lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao
nằm nghiêng học sinh nam lớp 10 tại trường THPT Hoàng Mai
Trong tập luyện thể dục thể thao nói chung và tập luyện mơn nhảy
cao nằm nghiêng nói riêng thì vấn đề yếu tố thể lực được đặt lên hàng đầu
và giữ vai trò quan trọng. Nhảy cao nằm nghiêng là một hoạt động vừa có
tính chu kỳ và khơng có chu kỳ, có tác dụng nâng cao năng lực hoạt động
của cơ thể, phát triển các tố chất như sức nhanh, mạnh bền, khéo léo…
Trong tập luyện môn nhảy cao nằm nghiêng tố chất thể lực thể hiện rõ với
hoạt động dùng sức mạnh bột phát để đưa cơ thể đi cao nhất. Để làm được
điều đó việc huy động các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo léo trong từng
giai đoạn của nhảy cao nằm nghiêng là điều hết sức quan trọng. Nhưng yếu
tố cốt lõi cơ sở đầu tiên đặt nền móng cho kết quả thực hiện vẫn là việc
chuẩn bị thể lực, trong đó tố chất nhanh, mạnh, bền là những yếu tố quan
trọng nhất. Để đánh giá vai trị của các tố chất đó trong nhảy cao nằm
nghiêng chúng ta phải hiểu được bản chất của từng tố chất đó.
1.2.1. Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh
Sức mạnh là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài bằng sự căng cơ.
Sức mạnh mà cơ phát ra phụ thuộc vào:
- Số lượng đơn vị vận động (sợi cơ) tham gia vào căng cơ.
5
- Chế độ co của đơn vị vận động (sợi cơ) đó.
- Chiều dài ban đầu của sợi cơ trước lúc co.
Khi số lượng cơ là tối đa các sợi cơ đều co theo chế độ co cứng và
chiều dài ban đầu của sợi cơ là chiều dài tối ưu thì cơ sẽ co với lực tối đa,
lực đó gọi là sức mạnh tối đa. Sức mạnh tối đa của một cơ phụ thuộc và số
lượng sợi cơ và tiết diện ngang (độ dày) của các sợi cơ.
Thực tế sức mạnh cơ của con người được đo khi cơ co tích cực, tức
là có sự tham gia của ý thức. Vì vậy sức mạnh đó thực tế là sức mạnh tích
cực tối đa.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh
+ Các yếu tố trong cơ ở ngoại vi.
• Điều kiện cơ học của sự co cơ và chiều dài ban đầu của cơ học là
cácyếu tố kỹ năng của hoạt động sức mạnh, hoàn thiện kỹ thuật động tác là
tạo điều kiện cơ học và chiều dài ban đầu tối ưu cho sự co cơ.
• Độ dày (tiết diện nang của cơ): Khi độ dày của cơ tăng thì sức mạnh
cũng tăng. Tăng tiết diện ngang của cơ do tập luyện thể lực gọi là phì đại cơ.
• Đặc điểm các loại sợi cơ chứa trong cơ: tỷ lệ các loại sợi chậm
(nhóm I) và nhanh (nhóm II - A, II - B) chứa trong cơ.
+ Các yếu tố thần kinh trung ương điều khiển sự co cơ và phối hợp
giữa các sợi cơ và cơ trước tiên là khả năng, chức năng của nơron thần
kinh vận động, tức là mức độ phát xung động với tần số cao.
- Cơ chế cải thiện sức mạnh: Cơ sở sinh lý của phát triển sức mạnh là
tăng cường số lượng đơn vị vận động tham gia vào hoạt động, đặc biệt là các
đơn vị vận động nhanh, chứa các sợi cơ nhóm II có khả năng phì đại cơ lớn.
Nhiệm vụ trong giáo dục sức mạnh nói chung là phải phát triển toàn
diện các loại sức mạnh: Sức mạnh tuyệt đối, sức mạnh bột phát… sử dụng
6
hợp lý trong các điều kiện khác nhau. Vì thế, trong khi lựa chọn các bài tập hay
phương tiện khác để giáo dục sức mạnh thì phải tạo ra được sự căng cơ tối đa.
1.2.2. Cơ sở sinh lý của tố chất sức nhanh
- Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong khoảng thời gian
ngắn nhất. Nó là tố chất tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành là: Thời gian phản
ứng, thời gian của động tác riêng lẻ và tần số hoạt động.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới sức nhanh:
+ Độ linh hoạt của quá trình thần kinh: thể hiện biến đổi nhanh
chóng giữa hưng phấn và ức chế trong trung tâm thần kinh, ngoài ra độ linh
hoạt thần kinh còn bao gồm cả tốc độ dẫn truyền xung động trong các dây
thần kinh ở ngoại vi.
+ Tốc độ co cơ: phụ thuộc trước tiên vào tỷ lệ sợi cơ nhanh và sợi cơ
chậm trong cơ. Các cơ có tỷ lệ sợi cơ nhanh cao, đặc biệt là sợi cơ nhóm II
- A có khả năng tốc độ cao hơn.
- Cơ sở sinh lý để phát triển sức nhanh.
Trong TDTT để phát triển sức nhanh cần lựa chọn những bài tập
giúp tăng cường độ linh hoạt và tốc độ dẫn truyền hưng phấn ở trung tâm
thần kinh và bộ máy vận động, tăng cường phối hợp giữa các sợi cơ và các
cơ, nâng cao tốc độ thả lỏng cơ. Chọn những bài tập tần số cao trọng tải
nhỏ,thời gian nghỉ dài.
1.2.3. Cơ sở sinh lý của tố chất sức bền
- Sức bền là khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động nào đó hay
nói cách khác sức bền là một khái niệm chuyên biệt thể hiện khả năng thực
hiện lâu dài một hoạt động chuyên môn nhất định.
- Sức bền đặc trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động thể lực
kéo dài liên tục từ 2 - 3 phút trở lên, với sự tham gia của một khối lượng cơ
7
bắp lớn (từ 1/2 toàn bộ cơ bắp của cơ thể) nhờ sự hấp thụ O 2 để cung cấp
năng lượng cho cơ chủ yếu hoặc hoàn toàn bằng con đường ưa khí. Như
vậy, sức bền trong thể thao là khả năng thực hiện lâu dài hoạt động cơ bắp
toàn thân hồn tồn hoặc chủ yếu mang tính chất ưa khí.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới sức bền: Sức bền không chỉ phụ thuộc
vào tiềm lực năng lượng của con người mà còn phụ thuộc vào việc biết
cách dự trữ năng lượng một cách tiết kiệm.
- Cơ chế cải thiện sức bền: Cơ sở của phương pháp huấn luyện sức
bền hệ cơ là phát triển sức bền trong sự phát triển lực của hệ cơ. Vì thế phát
triển sức mạnh của cơ bắp có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao thành
tích những mơn thể thao địi hỏi sức bền hệ cơ.
Biện pháp nhằm làm tăng sức bền:
+ Cần loại bỏ co cơ thừa không năng suất và sự căng thẳng.
+ Cần giảm bớt động tác thừa, không hiệu quả.
+ Sử dụng năng lượng được hồi phục.
+ Phải lựa chọn cường độ vận động tối ưu về mặt tiết kiệm.
+ Cần thực hiện sự chuyển đổi vận động tối ưu.
1.3. Các yếu tố quyết định đến thành tích nhảy cao
Theo cơ học, độ cao khi bay của một vật được bắn trong không gian hợp
với mặt phẳng nằm ngang một ngang một góc α . Được tính theo cơng
thức:
H=
V02 sin 2 α
2g
Trong đó : V0 : Tốc độ bay ban đầu
α : Góc độ bay
g : Gia tốc rơi tự do
H : Độ cao
8
Trong thực tế môn nhảy cao, để đưa cơ thể vượt qua xà ở mức độ nào đó
thì độ cao của trọng tâm cơ thể được tính theo cơng thức trên. Qua công thức
trên, ta thấy độ cao của tổng trọng tâm cơ thể khi bay ở tỷ lệ thuận với độ lớn của
giá trị V0 và sin 2 α và tỷ lệ nghịch với gia tốc rơi tự do g ( g là hằng số không
đổi ) cho nên hai yếu tố V0 và α quyết định trọng tâm của cơ thể khi bay, độ cao
này quyết định đến thành tích lần nhảy. Ngồi ra độ cao của trọng tâm cơ thể khi
bay còn phụ thuộc vào độ cao của trọng tâm cơ thể trước khi bay dẫn đến sự thay
đổi của trọng tâm cơ thể khi bay. Độ cao đó được tính theo cơng thức sau :
H=
V02 sin 2 α
+ h0
2g
ho : Độ cao trọng tâm cơ thể trước khi bay
Như vậy khi chọn VĐV nhảy cao, ta phải xét về mặt di truyền, giải
phẫu cơ thể của VĐV là bước đầu, h0 càng lớn thì càng có lợi cho thành tích
lần nhảy bởi vì h0 là cái có sẵn của VĐV. Nếu cùng một chiều cao h0 đó mà
VĐV vận dụng Vo và sin 2 α kém thì hiển nhiên thành tích của lần nhảy là thấp.
Như vậy, trong nhảy cao các yếu tố V0 và α , độ cao của trọng tâm cơ thể
trước khi bay là yếu tố ảnh hưởng đến độ cao của tổng trọng tâm cơ thể khi
bay. Song hai yếu tố tốc độ bay ban đầu và góc bay ban đầu là hai yếu tố quyết
định đến độ cao của quỹ đạo bay trọng tâm cơ thể cũng như quyết định đến
thành tích lần nhảy. Trong bốn giai đoạn của kỹ thuật nhảy cao thì giai đoạn
giậm nhảy đóng vai trị quan trọng nhất quyết định đến thành tích lần nhảy.
Trên đây là những cơ sở khoa học để chúng tôi đi sâu hơn và có
phương pháp nghiên cứu triệt để trong quá trình nghiên cứu đề tài.
9
Chương 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 30 học sinh nam lớp 10A1 trường THPT Hồng Mai. Chia 2 nhóm:
+ 15 học sinh thuộc nhóm đối chứng.
+ 15 học sinh thuộc nhóm thực nghiệm.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Khi xác định hướng nghiên cứu mảng đề tài này chúng tơi tìm hiểu,
thu thập các tài liệu có liên quan. Qua đó chúng tơi chắt lọc, ghi chép, đánh
dấu những nội dung cần thiết để đưa ra các giả định hay kết luận quan
trọng giúp chúng tơi tìm hiểu hoàn thành đề tài.
2.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm
Trong q trình thực tập tại trường, chúng tơi sử dụng phương pháp
quan sát sư phạm, dự giờ của các thầy cô giáo trong môn điền kinh, đặc
biệt là quá trình học nhảy cao nằm nghiêng. Qua đó, chúng tơi rút ra những
kinh nghiệm thực tiễn kết hợp với lý luận để xác định áp dụng bài tập hợp
lý nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn nhảy cao nằm nghiêng.
2.2.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Trong quá trinh nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều
tra phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, giáo viên thể dục, huấn luyện viên
các sở TDTT, học sinh... Từ đó bổ sung thêm các dữ liệu cần thiết loại bỏ
10
những vấn đề chưa phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi, xác định hiện trạng
vấn đề nghiên cứu.
2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm được tiến hành theo hình thức thực nghiệm song song
trên 2 nhóm đối tượng:
+ Nhóm thực nghiệm ( nhóm TN ): gồm các học sinh được tập luyện
theo giáo án do chúng tôi xây dựng
+ Nhóm đối chứng (nhóm ĐC): gồm các học sinh được tập luyện
theo giáo án bình thường của trường THPT.
2.2.5. Phương pháp dùng bài thử
Đối với phương pháp này chúng tôi sẽ sử dụng các bài thử nhằm
kiểm tra đánh giá các chỉ số thể chất đặc trưng của đối tượng nghiên cứu
trong thời điểm cần thiết. Chúng tôi sử dụng các Test sau:
Test 1: Bật xa tại chỗ
- TTCB: Hai chân đứng rộng bằng vai, 2 mũi bàn chân hướng về phía
trước thân người đứng thẳng tự nhiên.
- Cách thực hiện: Từ tư thế chuẩn bị người tập khuỵu gối hạ thấp trọng
tâm, góc giữa đùi và cẳng chân 1200 -1300, thân người gập ở khớp hông,
người hơi đổ về trước, trọng tâm dồn đều vào 2 chân, 2 tay vung ra sau. Sau
đó, duỗi các khớp hơng, khớp gối, cổ chân tác dụng xuống mặt đất với 1 lực
lớn nhất nhanh chóng bật ra trước, lên cao. Khi chuẩn bị chạm đất với dài 2
chân ra phía trước đồng thời đánh tay từ trên xuóng dưới, từ trước ra sau.
- Cách đánh giá: Thành tích tính bằng khoảng cách từ điểm bật đến điểm
rơi gần nhất của cơ thể. Bật 2 lần lấy lần có thành tính cao nhất. Đơn vị đo: cm
11
Test 2: Bật cao tại chỗ
+ TTCB: Người đứng thẳng sát với bờ tường khơng kiễng gót và đưa
tay giơ lên cao rồi đánh dấu ở điểm tay với cao nhất vào bờ tường.
+ Cách thực hiện: Từ tư thế chuẩn bị người tập khuỵu gối hạ
thấp trọng tâm, góc độ giữa đùi và cẳng chân từ 110 – 120 độ, thân
người gập ở khớp hông, người hơi ngả về trước, trọng tâm dồn đều
vào 2 chân, 2 tay đưa ra sau. Sau đó nhanh chóng nhanh chóng bật
lên cao vươn tay với tới điểm cao nhất có thể trên bờ tường.
+ Cách đánh giá: Thành tích được tính bằng khoảng cách từ điểm tay
với được trước lúc bật nhảy đến điểm tay với được sau khi bật nhảy đã được
đánh dấu vào bờ tường, đơn vị (cm) thực hiện 2 lần lấy thành tích cao nhất.
Test 3: Chạy 30m xuất phát cao
- TTCB: Đứng chân trước chân sau, thân người hơi đổ về trước, trọng
tâm cơ thể dồn vào chân trước.
- Cách thực hiện: Khi nhận được tín hiệu người tập nhanh chóng
chạy hết cự ly 30m với tốc độ tối đa.
- Cách đánh giá: Thành tích tính bằng thời gian chạy hết cự ly trên
đơn vị giây, chạy 1 lần và lấy thành tích.
Test 4: Thực hiện tồn bộ kỹ thuật nhảy cao.
- TTCB: Đứng tư thế chân trước chân sau người hơi ngã về sau, trọng
tâm dồn về chân sau.
- Cách thực hiện: Chạy với tốc độ hợp lý giậm nhảy qua xà cao.
- Cách đánh giá: Cho đối tượng nghiên cứu nhảy tới mức xà cao nhất
có thể, mỗi mức xa nhảy 3 lần. Lấy thành tích cao nhất.
2.2.6. Phương pháp tốn học thống kê
Trong q trình nghiên cứu chúng tơi sử dụng phương pháp này để
xử lý số liệu, đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng các bài tập mà chúng tôi
lựa chọn gồm các công thức:
12
n
- Cơng thức tính trung bình cộng:
X
∑
1
X = i=
n
i
Trong đó: X là số trung bình cộng
Xi là giá trị khảo sát của i
n: là số cá thể
δx = δx2
- Công thức tính độ lệch chuẩn:
n
δ x2 =
∑ (X
i =1
i
n < 30
n −1
n
δ x2 =
− X )2
∑ (X
i =1
i
− X )2
n > 30
n
CV =
- Cơng thức tính hệ số biến sai:
δx
100%
x
(CV < 10% thành tích tương đối đều)
-
Cơng thức so sánh sự khác biệt:
T =
X A −X B
2
δA
nA
+
2
δB
nB
Trong đó: X A Là giá trị trung bình của nhóm đối chứng
X B Là giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm
nA, nB là số người của 2 nhóm
- Nếu Ttính > Tbảng thì sự khác biệt có ý nghĩa
- Nếu Ttính < Tbảng thì sự khác biệt khơng có ý nghĩa
2.3. Địa điểm nghiên cứu
- Trường THPT Hoàng Mai – Quỳnh Lưu – Nghệ An.
- Trường Đại Học Vinh.
13
2.4. Thiết kế nghiên cứu
Với đề tài này trước hết tơi tìm hiểu quan điểm của Đảng, nhà nước về
TDTT và thực trạng về vấn đề mà mình đang tìm tịi, nghiên cứu. Sau đó
chúng tơi sẽ xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực, bài tập bổ trợ kỹ
thuật nhằm nâng cao thành tích mơn nhảy cao nằm nghiêng và xây dựng
được kế hoạch giảng dạy cụ thể cho từng tháng, từng tuần và từng tiết học.
Để đánh giá được hiệu quả của việc làm trên chúng tơi đã có những test
kiểm tra đánh giá trước và sau thực nghiệm đối với cả 2 nhóm đối chiếu và
thực nghiệm để khẳng định hiệu quả của công việc mà chúng tơi đặt ra
trước đó. Từ kết quả thu được trước và sau thực nghiệm giúp chúng tơi có
cơ sở rút ra được những kết luận kiến nghị hợp lý và thiết thực.
Và trình tự xây dựng đề tài đựơc trình bày chi tiết qua mơ hình sau:
HS nam trường THPT Hoàng Mai
Test kiểm tra
Test 1: Bật xa tại
chỗ
Test 2: Bật cao tại
chỗ
Test 3: chạy 30m
xuất phát cao.
Test 4: thực hiện
tồn bộ kỹ thuật
nhảy cao
Nhóm ĐC
(n = 15)
Nhóm TN
(n = 15)
Mục tiêu nghiên cứu
Chương 3:
14
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Giải quyết mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sử dụng bài tập trong
chương trình giảng dạy kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng ở trường
THPT Hồng Mai
Để có thể tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác giảng dạy kỹ
thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho hoc sinh lớp 10 tại trường THPT
Hồng Mai chúng tơi đã sử dụng hai phương pháp sau.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
3.1.1. Thực trạng giáo dục thể chất ở trường THPT Hoàng Mai
Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục tồn diện trong nhà trường
phổ thơng, nó có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khoẻ thể
lực cho học sinh, chuẩn bị cho người lao động trong tương lai đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố đất nước.
Với mục tiêu “Khoẻ để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “khoẻ
để chinh phục đỉnh cao tri thức” giáo dục thể chất đã góp phần trang bị cho
học sinh những kiến thức, kỹ năng để rèn luyện sức khoẻ, góp phần giáo
dục đạo đức, ý chí và xây dựng lối sống lành mạnh, đồng thời giúp học
sinh giải toả những căng thẳng do thiếu vận động tạo nên. Song công tác
giáo dục thể chất học đường nói chung và giáo dục thể chất trong trường
THPT nói riêng vẫn còn là mối day dứt, lo âu của nhiều nhà khoa học
chuyên ngành. Thực tế thấy rằng từ trước đến nay giáo dục thể chất vẫn
được xem là mơn phụ ở các trường phổ thơng. Bởi nó khơng thuộc các mơn
văn hóa và khơng phải là mơn thi tốt nghiệp. Sự quan tâm và đầu tư đối với
giáo dục thể chất cũng chưa đầy đủ và thiết bị phục vụ giảng dạy và tập
luyện vẫn còn nhiều thiếu thốn. Hiện nay, hầu hết tất cả các trường học
trong cả nước học sinh học mơn thể dục ngồi sân. Nếu mưa các em phải
nghỉ vì điều kiện sân bãi chưa thực sự tốt và được đầu tư đúng mức. Hơn
15
thế nữa việc đầu tư trang thiết bị phục vụ cho học tập và tập luyện còn
thiếu thốn.
Đánh giá về thực trạng giáo dục thể chất trong trường học các tác giả
Vũ Đức Thu, Nguyễn Kỳ Anh nhận xét "Công tác giáo dục trong nhà
trường cịn chưa có nề nếp, nhà trường còn chưa tiến hành giảng dạy theo
đúng chương trình, hiện tượng bỏ giờ, cắt xén nội dung và thời gian cịn
mang tính phổ biến thường xẩy ra ở nhiều trường. Hoạt động thể dục thể
thao quần chúng còn nghèo nàn, thiếu kế hoạch, chưa lôi cuốn được học
sinh tham gia".
Trường THPT Hồng Mai có tổng cộng 7 giáo viên giảng dạy bộ
môn GDTC và 100% đều là giáo viên tốt nghiệp các trường đại học chính
quy trong nước. Phần lớn giáo viên bộ mơn GDTC trường THPT Hồng
Mai đều có tuổi đời cịn trẻ cụ thể:
+ Từ 40 - 45 tuổi: 1 giáo viên, chiếm: 14,3%
+ Từ 35 - 39 tuổi: 1 giáo viên, chiếm: 14,3%
+ Từ 30 - 34 tuổi: 2 giáo viên, chiếm: 28,6%
+ Từ 25 - 30 tuổi: 3 giáo viên, chiếm: 42,8%
Qua thời gian tìm hiểu nghiên cứu chúng tơi nhận thấy rằng cơng tác
giảng dạy GDTC tại trường THPT Hồng Mai cịn tồn tại nhiều bất cập khi
chưa bố trí hợp lý giữa học tập các mơn văn hóa và mơn thể dục, khi chỉ
đưa ra 2 tiết học thể dục trong 1 tuần, tỷ lệ 2 tiết trong 1 tuần quả là quá ít
so với nhu cầu vận động ở lứa tuổi các em. Hơn thế nữa thời gian các em
được phân bố lịch học cũng chưa hợp lý. Thay vì nên xếp lịch vào 1 buổi
riêng thì đa số các trường THPT lại xếp lịch học xen với học văn hóa. Thiết
nghĩ rằng, nếu các em học thể dục 1tiết, 2 tiết đầu thì tiết văn hóa sau các
em sẽ khó hoặc khơng thể tiếp thu được vì q mệt mỏi. Nếu các em phải
học thể dục vào 2 tiết cuối khi các em đã mệt mỏi và đói thì hiệu quả học
tập sẽ ra sao khi các em thiếu năng lượng cho sự vận động.
16
3.1.2. Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn trong
giảng dạy kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng ở trường THPT
Để tìm hiểu thực trạng và quan điểm sử dụng hệ thống bài tập bổ trợ
chuyên môn trong giảng dạy nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh lớp 10
trường THPT Hồng Mai. Chúng tơi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 15 thầy
cô giáo có thâm niên trong và ngồi trường. Nội dung phỏng vấn như sau:
- Quan điểm của thầy (cô) về việc sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn
trong giảng dạy nhảy cao kiểu nằm nghiêng.
- Đánh giá của thầy (cô) về thực trạng sử dụng bài tập chuyên môn
trong giảng dạy nhảy cao kiểu nằm nghiêng.
Kết quả phỏng vấn cho thấy: Có tổng số 13/15 giáo viên chiếm
86,67% cho rằng việc sử dụng bài tập bổ trợ chun mơn cịn chiếm tỷ lệ
nhỏ hơn so với bài tập bổ trợ chung, các dạng bài tập bổ trợ cịn ít tận dụng
hết phương tiện tập luyện, các bài tập bổ trợ chuyên môn cần phải sử dụng
một cách hệ thống... Chỉ có 2/15 giáo viên chiếm 13,33% cho rằng các bài
tập bổ trợ chuyên môn như hiện nay là phù hợp, không cần thiết phải sửa đổi...
Từ những kết quả đã đạt được chúng tôi nhận xét về thực trạng
việc sử dụng hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ
thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh THPT như sau:
- Tỷ lệ sử dụng hệ thống bài tập bổ trợ chun mơn cịn ít, lượng vận
động của các bài tập còn thấp, mật độ còn thưa, cường độ còn thấp, tỷ lệ
bài tập bổ trợ chuyên mơn cịn nhỏ so với bài tập bổ trợ chung.
- Các bài tập phát triển thể lực chun mơn cịn đơn điệu, chưa tạo
được hiệu quả phát triển sức mạnh, sức nhanh cần thiết cho học sinh.
- Các bài tập bổ trợ trong giảng dạy chưa đủ để dẫn dắt và tạo cảm
giác cho người tập về không gian, thời gian ... trong quá trình thực hiện động
tác.
17
- Các bài tập chun mơn cịn chưa đa dạng, chưa tận dụng được
quy luật chuyển hoá kỹ năng của các kỹ năng khác nhau, chưa tận dụng
được các phương pháp tập luyện.
3.1.3. Đặc điểm môn nhảy cao và thực trạng giảng dạy kỹ thuật nhảy
cao nằm nghiêng tại trường THPT Hồng Mai
Trong học tập và thi đấu TDTT nói chung và mơn nhảy cao kiểu nằm
nghiêng nói riêng địi hỏi người tập phải có sự nỗ lực lớn về cơ bắp do đó
đã tạo nên sự căng thẳng thần kinh. Vì thế mà quá trình tập luyện giúp cho
người tập phát triển tồn diện cơ thể. Tập luyện mơn nhảy cao kiểu nằm
nghiêng có tác dụng phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là sức mạnh bột
phát. Do đó q trình giảng dạy cần áp dụng những bài tập bổ trợ chuyên
môn để phát triển sức mạnh bột phát nhằm nâng cao thành tích và góp phần
làm phong phú thêm phương tiện GDTC trong nhà trường THPT.
Nhưng thực trạng ở các trường THPT cho thấy việc giảng dạy
môn điền kinh chưa được chú trọng, cơ sở vật chất cịn thiếu thốn,
dụng cụ tập luyện thơ sơ, hệ thống bài tập đơn giản chưa đáp ứng được
yêu cầu phát triển thể lực cho học sinh. Vì vậy thành tích tập luyện của
các em chưa cao, đặc biệt là trong môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng.
Qua khảo sát thực tế tại trường THPT Hồng Mai, chúng tơi thấy có
một số nguyên nhân chính sau đây làm giảm thành tích của các em:
+ Chưa có sự đầu tư, quan tâm đúng mức của các cấp và của nhà trường.
+ Do sự hạn chế của người dạy như: trình độ chuyên mơn cịn hạn chế...
+ Do các điều kiện bên ngồi như: dụng cụ, sân bãi...
+ Do các yếu tố chủ quan của người học như: thể lực, tâm lý..
Trong đó, nguyên nhân sâu xa là do người làm công tác giảng dạy chưa
chú ý phát triển các tố chất thể lực chun mơn đúng mức.
Vì vậy, trong q trình giảng dạy nội dung nhảy cao kiểu nằm
nghiêng cần quan tâm đến việc phát triển các tố chất thể lực chuyên
18
môn trong giờ học. Sử dụng hệ thống bài tập một cách khoa học để
phát triển sức mạnh bột phát nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu
nằm nghiêng cho học sinh lớp 10.
3.2. Giải quyết mục tiêu 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả
bài tập trong môn học nhảy cao nằm nghiêng cho nam học sinh lớp
10A1 Trường THPT Hoàng Mai
3.2.1. Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích mơn
nhảy cao nằm nghiêng cho nam học sinh lớp 10A1 trường THPT Hoàng
Mai
a. Các yêu cầu khi lựa chọn bài tập bổ trợ chun mơn trong q
trình giảng dạy kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng:
Để xác định được những yêu cầu khi lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên
môn cho học sinh khi học kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng chúng tôi
tiến hành như sau:
Xác định các yêu cầu qua tham khảo và tổng hợp tài liệu. Bằng việc
đọc và tham khảo các tài liệu như: Điền kinh, lý luận và phương pháp
TDTT, học thuyết huấn luỵên, tâm-sinh lý TDTT... chúng tôi đã tổng hợp
được một số yêu cầu cần đạt được của hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn
nhăm nâng cao khả năng tiếp thu kỹ năng cho học sinh khi giảng dạy kỹ
thuật nhảy cao nằm nghiêng sau đây:
1. Bài tập bổ trợ chuyên môn phải trực tiếp giúp cho ngưòi học nắm
được các khâu riêng lẻ cũng như hoàn chỉnh của kỹ thuật.
2. Bài tập bổ trợ chuyên môn phải mở rộng được kỹ năng kỹ xảo cho
người tập.
3. Bài tập bổ trợ chuyên môn phải giúp khắc phục các yếu tố
ảnh hưởng tới việc nắm bắt kỹ thuật và nâng cao thành tích như: các
tố chất thể lực, tâm lý...
19
4. Cần đa dạng hố các hình thức tập luyện triệt để, lợi dụng các phương
tiện tập luyện để giúp cho quá trình chuyển đổi và liên kết kỹ năng tốt hơn.
5. Các bài tập phải hợp lý , vừa sức và được nâng cao dần độ khó,
đặc biệt chú ý đến khâu an toàn để tránh xảy ra chấn thương.
Sau khi xác định được 5 yêu cầu trên, để tăng thêm độ tin cậy chúng
tôi đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia và các thầy cô giáo trong và
ngồi bộ mơn. Tổng số người được phỏng vấn là 15 người, kết quả phỏng
vấn được trình bày ở bảng 3.1:
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn về yêu cầu lựa chọn bài tập bổ trợ (số
người phỏng vấn n = 15)
Các yêu cầu
Yêu cầu 1
Yêu cầu 2
Yêu cầu 3
Yêu cầu 4
Yêu cầu 5
Số lượng
15/15
13/15
14/15
12/15
14/15
Tỷ lệ %
100%
86,67%
93,33%
80%
93,33%
Như vậy 5 yêu cầu chúng tôi đã xác định để lựa chọn hệ thống bài tập
bổ trợ chuyên môn cho học sinh lớp 10 trường THPT Hoàng Mai khi học
nhảy cao nằm nghiêng đã được sự đồng ý với tỷ lệ rất cao từ 80% đến 100%.
Vì vậy, chúng tơi sử dụng 5 u cầu này để tham khảo, đối chiếu trong khi
lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn cho học sinh.
b. Lựa chọn hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn
Dựa vào các yêu cầu và các cơ sở lựa chọn đối với bài tập bổ trợ
chuyên môn được chúng tôi nêu ở trên. Kết hợp tham khảo các tài liệu
chuyên môn, các kết quả khảo sát công tác huấn luyện và giảng dạy ở một
số trường THPT. Từ đó chúng tơi đã bước đầu xác định được hệ thống bài
tập bổ trợ chuyên môn cho học sinh khi học kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm
nghiêng gồm 2 hệ thống: bài tập bổ trợ kỹ thuật và bài tập bổ trợ thể lực,
các bài tập dược thể hiện cụ thể như sau:
20
* Hệ thống bài tập bổ trợ kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng
- Nhóm I: Bài tập bổ trợ kỹ thuật giậm nhảy:
Bài tập 1: Chạy đà nhảy cao tự do để xác định chân giậm nhảy.
Bài tập 2: Đứng chân giậm nhảy trước (sát mép hố cát) chân lăng
sau. Tạo đà và giậm nhảy qua xà thấp (tiếp đất bằng chân giậm nhảy). Khi
tạo đà và giậm nhảy cần phối hợp với đánh mạnh 2 tay từ trước ra sau, về
trước dừng đột ngột.
Bài tập 3: Đi 3 bước giậm nhảy thực hiện động tác bước bộ.
- Nhóm II : Bài tập bổ trợ kỹ thuật chạy đà kết hợp giậm nhảy:
Bài tập 4: Chạy chậm 3, 5, 7 bước giậm nhảy thực hiện động tác
bước bộ.
Bài tập 5: Chạy đà chính diện giậm nhảy đá lăng qua xà thấp.
Bài tập 6: Chạy đà đúng góc độ giậm nhảy đá lăng qua xa thấp.
Bài tập 7: Chạy đà 5, 7, 9 bước giậm nhảy đá lăng chạm vào vật
chuẩn treo trên cao (chạm vật chuẩn bằng chân lăng).
- Nhóm II: Bài tập bổ trợ kỹ thuật giai đoạn trên không và tiếp đất:
Bài tập 8: Đứng tại chỗ đá lăng xoay mũi bàn chân.
Bài tập 9: Tập mô phỏng chân lăng giai đoạn trên không.
Bài tập 10: Chạy đà giậm nhảy bằng chân giậm nhảy thực hiện động
tác trên khơng và tiếp đất (có xoay người)
Bài tập 11: Tập mô phỏng động tác chân giậm nhảy giai đoạn
trên không.
Bài tập 12: Chạy đà đúng góc độ giậm nhảy đá lăng cao thu nhanh
chân giậm nhảy rồi tiếp đất tại chỗ (xà để ở mức cao, chú ý không nhảy
qua xà).
- Nhóm IV: Bài tập hồn thiện kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng:
21
Bài tập 13: Chạy 3-5 bước đà thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy
cao nằm nghiêng.
Bài tập 14: Chạy 5-7 bước đà thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật
nhảy cao nằm nghiêng.
Bài tập 15: Chạy đà thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy cao
năm nghiêng.
* Hệ thống bài tập nhằm phát triển thể lực:
Bài tập 1: Nhảy dây.
Bài tập 2: Chạy đạp sau 25m.
Bài tập 3: Chạy nâng cao đùi 20m.
Bài tập 4: Ngồi xổm trên chân giậm nhảy, chân lăng duỗi về trước,
đứng lên ngồi xuống.
Bài tập 5: Chạy 30m xuất phát thấp.
Bài tập 6: Bật cao tại chỗ.
Bài tập 7 : Chạy đà bật nhảy bằng hai chân với tay chạm vật cố định trên cao
Bài tập 8: Chạy lò cò tiếp sức bằng chân trụ.
Bài tập 9: Ke cơ bụng gập chân vng góc với thân người.
Bài tập 10: Đi vịt.
Bài tập 11 : Bật cóc liên tục 20m.
Bài tập 12: Gánh tạ đứng lên ngồi xuống với trọng lượng tạ vừa phải.
Bài tập 13: Ngồi xổm trên một chân, chân kia duỗi thẳng phía trước,
2 tay chống hông, bật nhảy đổi chân.
Bài tập 14: Đứng lên ngồi xuống bằng 2 chân.
Bài tập 15: Chạy đuổi, mỗi đợt chạy gồm 2 nhóm, mỗi nhóm 2 - 5
học sinh, đứng ở tư thế xuất phát cao 2 nhóm đứng cách nhau 4 - 5m, trong
từng nhóm có người này cách người kia 1,5m. Sau khi nghe lệnh các em
đồng loạt cùng xuất phát, em sau đuổi em trước với đoạn đường 25 - 30m.
Sau khi xây dựng được nhóm bài tập, để lựa chọn được những bài
tập tối ưu nhất chúng tơi đã phỏng vấn 30 người đó là các thầy cô giảng
22
dạy thể dục trường chúng tôi trực tiếp nghiên cứu, một số VĐV và huấn
luyện viên bộ môn điền kinh có kinh nghiệm.
Kết quả thu được thể hiện rõ qua bảng 3.2
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn hệ thống bài tập bổ trợ kỹ thuật (số người
phỏng vấn n = 30)
Nhóm
Bài tập
Bài tập 1: Chạy đà nhảy cao tự do để xác định chân giậm nhảy.
Nhóm
Bài tập 2: Đứng chân giậm nhảy trước (sát mép hố cát) chân
I
lăng sau. Tạo đà và giậm nhảy qua xà thấp (tiếp đất bằng
chân giậm nhảy). Khi tạo đà và giậm nhảy cần phối hợp với
đánh mạnh 2 tay từ trước ra sau, về trước dừng đột ngột.
Bài tập 3: Đi 3 bước giậm nhảy thực hiện động tác bước bộ.
Nhóm Bài tập 4: Chạy chậm 3, 5, 7 bước giậm nhảy thực hiện
II
động tác bước bộ.
Bài tập 5: Chạy đà chính diện giậm nhảy đá lăng qua xà thấp
Bài tập 6: Chạy đà đúng góc độ giậm nhảy đá lăng qua xa thấp.
Bài tập 7: Chạy đà 5, 7, 9 bước giậm nhảy đá lăng chạm vào
vật chuẩn treo trên cao (chạm vật chuẩn bằng chân lăng).
Bài tập 8: Đứng tại chỗ đá lăng xoay mũi bàn chân.
Nhóm
Bài tập 9: Tập mơ phỏng chân lăng giai đoạn trên không.
III
Bài tập 10: Chạy đà giậm nhảy bằng chân giậm nhảy thực
hiện động tác trên khơng và tiếp đất (có xoay người)
Bài tập 11: Tập mô phỏng động tác chân giậm nhảy giai
đoạn trên không.
Bài tập 12: Chạy đà đúng góc độ giậm nhảy đá lăng cao thu
nhanh chân giậm nhảy rồi tiếp đất tại chỗ (xà để ở mức cao,
chú ý không nhảy qua xà)
Bài tập 13: Chạy 3-5 bước đà thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy
Nhóm cao nằm nghiêng.
IV
Bài tập 14: Chạy 5-7 bước đà thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy
cao nằm nghiêng.
Bài tập 15: Chạy đà thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy cao
năm nghiêng.
Đồng Tỷ lệ
(%)
ý
30
100
30
100
27
90
23
76,6
30
27
100
90
21
70
29
27
97
90
27
90
21
70
30
100
21
70
23
76,6
30
100
23
Qua bảng 3.2 trên ta thấy, đối với việc lựa chọn bài tập bổ trợ kỹ thuật
thì bài tập 1, 2, 3, 5, 6, 8, 9, 10,12,15 là được lựa chọn nhiều và có tỉ lệ % cao
nhất chiếm 90% trở lên. Điều đó một phần khẳng định tính tối ưu của bài
tập được lựa chọn.
Từ kết quả phỏng vấn trên (bảng 3.2) tôi thu được 10 bài tập để áp
dụng cho nhóm thực nghiệm tập luyện nhằm bổ trợ kỹ thuật nhảy cao. Cụ
thể là các bài tập sau:
- Nhóm I: Bài tập bổ trợ kỹ thuật giậm nhảy:
Bài tập 1: Chạy đà nhảy cao tự do để xác định chân giậm nhảy.
Bài tập 2: Đứng chân giậm nhảy trước (sát mép hố cát) chân lăng
sau. Tạo đà và giậm nhảy qua xà thấp (tiếp đất bằng chân giậm nhảy). Khi
tạo đà và giậm nhảy cần phối hợp với đánh mạnh 2 tay từ trước ra sau, về
trước dừng đột ngột.
Bài tập 3: Đi 3 bước giậm nhảy thực hiện động tác bước bộ.
- Nhóm II : Bài tập bổ trợ kỹ thuật chạy đà kết hợp giậm nhảy:
Bài tập 5: Chạy đà chính diện giậm nhảy đá lăng qua xà thấp.
Bài tập 6: Chạy đà đúng góc độ giậm nhảy đá lăng qua xa thấp.
- Nhóm II: Bài tập bổ trợ kỹ thuật giai đoạn trên không và tiếp đất:
Bài tập 8: Đứng tại chỗ đá lăng xoay mũi bàn chân.
Bài tập 9: Tập mô phỏng chân lăng giai đoạn trên không.
Bài tập 10: Chạy đà giậm nhảy bằng chân giậm nhảy thực hiện động
tác trên không và tiếp đất (có xoay người)
Bài tập 12: Chạy đà đúng góc độ giậm nhảy đá lăng cao thu nhanh chân
giậm nhảy rồi tiếp đất tại chỗ (xà để ở mức cao, chú ý khơng nhảy qua xà)
- Nhóm IV: Bài tập hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng:
Bài tập 15: Chạy đà thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy cao năm nghiêng.
Tương tự như trên, chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn các thầy cô,
VĐV, huấn luyện viên gồm 30 người với nhóm bài tập nhằm phát triển thể
lực để góp phần nâng cao thành tích mơn nhảy cao nằm nghiêng cho học sinh
lớp 10A1 trường THPT Hoàng Mai. Kết quả được trình bày qua bảng sau:
24
Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn hệ thống bài tập phát triển thể lực (số
người phỏng vấn n = 30)
TT
Bài tập
1
2
3
Bài tập 1: Nhảy dây.
Bài tập 2: Chạy đạp thẳng chân sau 25m.
Bài tập 3: Chạy nâng cao đùi 20m.
Bài tập 4: Ngồi xổm trên chân giậm nhảy, 2 tay chống
4
5
6
7
hông, chân lăng duỗi về trước, đứng lên ngồi xuống.
Bài tập 5: Chạy 30m xuất phát thấp.
Bài tập 6: Bật cao tại chỗ.
Bài tập 7: Chạy đà bật nhảy bằng hai chân với tay
chạm vật cố định trên cao
8 Bài tập 8: Chạy lò cò tiếp sức bằng chân trụ..
9 Bài tập 9: Ke cơ bụng gập chân vng góc thân người.
10 Bài tập 10: Đi vịt.
11 Bài tập 11: Bật cóc liên tục 20m.
Bài tập 12: Gánh tạ đứng lên ngồi xuống với trọng
12
lượng tạ vừa phải.
Bài tập 13: Ngồi xổm trên một chân, chân kia duỗi
13
thẳng phía trước, 2 tay chống hông, bật nhảy đổi chân.
14 Bài tập 14: Đứng lên ngồi xuống bằng 2 chân.
Bài tập 15: Chạy đuổi, mỗi đợt chạy gồm 2 nhóm,
Số người
Tỷ lệ
chọn
22
30
29
(%)
73,3
100
97
30
100
28
27
93,3
90
23
76,6
29
20
27
30
97
66,7
90
100
21
70
26
86,6
25
83,3
18
60
mỗi nhóm 2 - 5 học sinh, đứng ở tư thế xuất phát
15
cao 2 nhóm đứng cách nhau 4 - 5m, trong từng
nhóm có người này cách người kia 1,5m. Sau khi
nghe lệnh các em đồng loạt cùng xuất phát, em sau
đuổi em trước với đoạn đường 25 - 30m
Qua bảng (3.3) trên tôi nhận thấy bài tập (theo số thứ tự) 2, 3, 4, 5, 6,
8, 10, 11, 13, 14 được thầy cô, các VĐV và HLV lựa chọn nhiều hơn cả
chiếm 83,3% trở lên. Điều đó một phần khẳng định tính tối ưu trong việc
phát triển thể lực của hệ thống bài tập được lựa chọn.
25
Từ kết quả phỏng vấn trên (bảng 3.3) tôi thu được 10 bài tập để áp
dụng tập luyện cho nhóm thực nghiệm nhằm phát triển thể lực. Nhóm bài
tập đó được trình bày cụ thể như sau:
Bài tập 2: Chạy đạp sau 25m.
Bài tập 3: Chạy nâng cao đùi 20m.
Bài tập 4: Ngồi xổm trên chân giậm nhảy, chân lăng duỗi về trước,
đứng lên ngồi xuống.
Bài tập 5: Chạy 30m xuất phát thấp.
Bài tập 6: Bật cao tại chỗ.
Bài tập 8: Chạy lò cò tiếp sức bằng chân trụ.
Bài tập 10: Đi vịt.
Bài tập 11 : Bật cóc liên tục 20m.
Bài tập 13: Ngồi xổm trên một chân, chân kia duỗi thẳng phía trước,
2 tay chống hơng, bật nhảy đổi chân.
Bài tập 14: Đứng lên ngồi xuống bằng 2 chân.
Khi đã lựa chọn được nhóm bài tập, để đảm bảo tính hiệu quả trước
khi áp dụng vào đối tượng học sinh lớp 10A 1 Trường THPT Hồng Mai
chúng tơi đã tiến hành kiểm tra bước đầu nhằm đánh giá về thể lực và
thành tích liên quan đến nhảy cao đối với 2 nhóm đối chứng và thực
nghiệm. Chúng tơi tiến hành qua 4 test kiểm tra:
* Test 1: Bật xa tại chỗ (đánh giá sức mạnh chân)
* Test 2: Bật cao tại chỗ
* Test 3: Chạy nhanh 30m xuất phát cao (đánh giá thể lực)
* Test 4: Thực hiện toàn bộ kỹ thuật nhảy cao theo kiểu bất kì (đánh
giá ban đầu về thành tích nhảy cao)
3.2.2. Kiểm tra thành tích trước thực nghiệm
Test 1: Bật xa tại chỗ (đánh giá sức mạnh chân)
Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.4: