Tải bản đầy đủ (.docx) (132 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.27 KB, 132 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ VIỆT HÀ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG THỔ, TỈNH LAI
CHÂU

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Văn Đức

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Nội dung, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn tốt
nghiệp là trung thực và chưa được sử dụng.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa
luận đã được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc,
bài luận văn này là kết quả nỗ lực của cá nhân tôi.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Việt Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
đặc biệt trong thời gian thực hiện đề tài luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trước tiên, tôi xin cảm ơn chân thành tới tồn thể các thầy cơ giáo trong trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các thầy cô trong khoa KT & PTNT và bộ môn Kinh
tế, đặc biệt là TS.Trần Văn Đức đã luôn ân cần hướng dẫn, đôn đốc và giúp đỡ tơi trong
suốt q trình thực hiện luận văn và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các ông bà làm việc tại các cơ quan Ban Quản lý khu
kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng, chi cục Hải quan cửa khẩu Ma Lù Thàng, Đồn Biên
phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng, Kiểm dịch quốc tế cửa khẩu Ma Lù Thàng và các Doanh
nghiệp hoạt động xuất khẩu nông sản trên địa bàn cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong
Thổ, tỉnh Lai Châu đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt q trình thực tập, giúp
tơi hồn thiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bố mẹ, anh chị em, bạn bè và những người thân đã
hết sức giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần trong cả q trình học tập, rèn luyện, nghiên
cứu và hồn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trình độ, năng lực bản thân cịn hạn chế nên
trong báo cáo của tôi chắc chắn không tránh khỏi sai sót, kính mong các thầy giáo, cơ
giáo, các bạn học viên góp ý để nội dung nghiên cứu này hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Việt Hà

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................................... vi
Danh mục bảng.................................................................................................................................. vi
Danh mục sơ đồ, hình, hộp.............................................................................................................. x
Trích yếu luận văn............................................................................................................................. xi
Thesis abstract................................................................................................................................. xiii
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung................................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể................................................................................................................... 2


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn về lý luận và thực tiễn...................................... 3

1.4.1.

Về lý luận............................................................................................................................. 3

1.4.2.

Về thực tiễn......................................................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản.....4
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản...................................... 4


2.1.1.

Một số khái niệm liên quan............................................................................................. 4

2.1.2.

Vai trò của quản lý Nhà nước về xuất khẩu nông sản................................................ 6

2.1.3.

Đặc điểm của quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản........................................... 8

2.1.4.

Nguyên tắc của quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản........................................ 8

2.1.5.

Nội dung quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản................................................... 9

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về xuất khẩu nông sản................. 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn.................................................................................................................. 20

2.2.1.


Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản ở một số nước trên
thế giới............................................................................................................................... 20

iii


2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản tại Việt Nam.................22

2.2.3.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản ở một số cửa khẩu.......23

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong
Thổ, tỉnh Lai Châu.......................................................................................................... 26

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 28
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu........................................................................................ 28

3.1.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên......................................................................................... 28

3.1.2.


Khái quát về cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu...........32

3.1.3.

Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến quản lý
nhà nước về xuất khẩu nông sản.................................................................................. 34

3.2.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài............................................................................. 35

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu........................................................................... 35

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu........................................................................................ 36

3.2.3.

Phương pháp xử lý thơng tin và phân tích số liệu.................................................... 39

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu................................................................................. 41

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.............................................................................. 43
4.1.


Thực trạng công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn
huyện Phong Thổ............................................................................................................. 43

4.1.1.

Thực trạng ban hành, thực thi các văn bản pháp quy liên quan đến quản
lý nhà nước về Xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện
Phong Thổ......................................................................................................................... 43

4.1.2.

Thực trạng hệ thống quản lý, bộ máy Quản lý nhà nước về xuất khẩu
nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu............46

4.1.3.

Thực trạng xây dựng và thực thi chiến lược, kế hoạch về xuất khẩu nông
sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ.................................................. 49

4.1.4.

Thực trạng kiểm tra, thanh tra, giám sát xuất nhập khẩu nông sản tại cửa
khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ....................................................................... 54

4.1.5.

Kết quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất khẩu nông sản................57

4.1.6.


Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sẩn tại cửa khẩu
Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu..................................................... 60

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xuất khẩu nông
sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ.................................................. 68

iv


4.2.1.

Chính sách, pháp luật nhà nước.................................................................................... 68

4.2.2.

Hệ thống trang thiết bị cơ sở hạ tầng phục vụ cho quản lý.................................... 70

4.2.3.

Năng lực quản lý của bộ máy quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản............71

4.2.4.

Mối quan hệ, công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về
xuất khẩu nơng sản

72


4.2.5.

Thỏa thuận giữa các nước về chính sách xuất - nhập khẩu nơng sản.................. 74

4.2.6.

Trình độ hiểu biết, nắm bắt thông tin của các doanh nghiệp xuất khẩu
nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng........................................................................... 76

4.3.

Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản tại
cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ

4.3.1.

Giải pháp bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy đối với Quản lý
nhà nước về xuất khẩu nông sản

4.3.2.

78
78

Nâng cấp hệ thống trang thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ cho quản lý nhà
nước về xuất khẩu nơng sản.......................................................................................... 79

4.3.3.

Giải pháp về nâng cao trình độ, năng lực cán bộ quản lý...................................... 80


4.3.4.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu nông sản............84

4.3.5.

Tăng cường đối thoại với các Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản........................ 85

4.3.6.

Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các đơn vị thực hiện quản lý nhà nước
về xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu 86

4.3.7.

Tăng cường công tác đàm phán, thỏa thuận hợp tác quốc tế với Trung Quốc..87

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................... 88
5.1.

Kết luận.............................................................................................................................. 88

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................................... 89

5.2.1.

Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành.................................................................... 89


5.2.3.

Kiến nghị với UBND tỉnh Lai Châu............................................................................ 90

5.2.4.

Đối với Cục Hải quan Điện Biên................................................................................. 91

5.2.5.

Đối với các Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu nông sản..................................... 91

Tài liệu tham khảo........................................................................................................................... 92
Phụ lục................................................................................................................................................ 95

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

ACFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc

APEC


Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái bình dương

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

AT- VSTP

An tồn vệ sinh thực phẩm

ATTP

An toàn thực phẩm

BQL-KKT

Ban quản lý khu kinh tế

BVTV

Bảo vệ thực vật

CK-MLT

Cửa khẩu Ma Lù Thàng

CSHT

Cơ sở hạ tầng


DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNXK

Doanh nghiệp xuất khẩu

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức Lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc

HĐND

Hội đồng nhân dân

HS

Hệ thống hài hóa hóa mã số thuế

KKTCK


Khu kinh tế cửa khẩu

KTXH

Kinh tế xã hội

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QLNN

Quản lý nhà nước

SPS

Vệ sinh, kiểm dịch động thực vật

vi


TPP

Hiệp định đối tác xuyên thái bình dương

TRIMS

Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

TRIPS


Hiệp định Sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

Đô la mỹ

VAT

Thuế giá trị gia tăng

VNACCS/ VCIS

Hệ thống thơng quan hàng hóa tự động

VNĐ

Việt Nam đồng

VPCP

Văn phịng chính phủ

VPHQ

Vi phạm hải quan


WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XKNS

Xuất khẩu nông sản

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Cơ cấu lao động là

trong giai đoạn từ 2
Bảng 3.2.

Các đơn vị quản lý

Lù Thàng ..............
Bảng 3.3.

Kim ngạch xuất, nh

đoạn 2016 - 2019 ..
Bảng 3.4.


Bảng tổng hợp thuế

đoạn 2016 - 2019 ..
Bảng 3.5.

Nội dung thu thập t

Bảng 3.6.

Đối tượng và mẫu đ

Bảng 4.1.

Một số văn bản ban

Phong Thổ, tỉnh La
Bảng 4.2.

Mức thu phí đối vớ

cửa khẩu Ma Lù Th
Bảng 4.3.

Kế hoạch xuất khẩu

Lù Thàng ..............
Bảng 4.4.

Đánh giá thực hiện


năm 2018 tại cửa k
Bảng 4.5.

Tổng hợp số vụ vi

2016 - 2018 ...........
Bảng 4.6.

Thống kê các mặt h

Ma Lù Thàng ........
Bảng 4.7.

Nội dung quản lý ho

Bảng 4.8.

Các mặt hàng nông

Lù Thàng ..............
Bảng 4.9.

Sản lượng xuất khẩ

Phong Thổ giai đoạ
Bảng 4.10. Tổng kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu Ma Lù Thàng giai đoạn 2016

- 2018 ....................
Bảng 4.11. Số lượng Doanh nghiệp hoạt động tại cửa khẩu Ma Lù Thàng giai


đoạn 2016 -2019 ...

viii


Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ lãnh đạo các cơ quan quản lý đối với hoạt động
quản lý nhà nước về nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng

61

Bảng 4.13. Đánh giá của công chức, viên chức các cơ quan quản lý nhà nước về
nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng 63
Bảng 4.14. Đánh giá của các Doanh nghiệp, thương nhân hoạt động xuất khẩu
nông sản đối với hoạt động quản lý nhà nước về nông sản tại cửa khẩu
Ma Lù Thàng 66
Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ lãnh đạo, cơng chức về ảnh hưởng của chính
sách, pháp luật đến quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản

69

Bảng 4.16. Trang thiết bị phục vụ cho quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản tại
cửa khẩu Ma Lù Thàng

70

Bảng 4.17. Trang thiết bị phục vụ cho xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng. 70
Bảng 4.18. Trình độ chun mơn năng lực, ngoại ngữ, tin học của bộ máy quản lý
nhà nước về xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng 71
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của Năng lực bộ máy quản lý đến quản lý nhà nước về
nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng 72

Bảng 4.20. Đánh giá tần suất phối hợp công việc của các đơn vị quản lý nhà nước
về xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng

73

Bảng 4.21. Ảnh hưởng của Mối quan hệ, công tác phối hợp giữa các cơ quan
quản lý đến quản lý nhà nước về nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng

74

Bảng 4.22. Khó khăn trong quản lý khi Trung Quốc thay đổi chính sách nhập khẩu.....75
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của Thỏa thuận giữa các nước về chính sách xuất - nhập khẩu
nông sản đến quản lý nhà nước về nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng

75

Bảng 4.24. Ảnh hưởng của Năng lực quản lý, khả năng sản xuất của các doanh
nghiệp đến quản lý nhà nước về nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng.........76
Bảng 4.25. Trình độ hiểu biết, nắm bắt thông tin của Doanh nghiệp xuất khẩu
nông sản tại cửa khẩu Ma Lù thàng....................................................................... 77

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, HỘP
Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản nước ta................................. 10
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổng quát quá trình lập kế hoạch phát triển xuất khẩu nông sản...........13
Sơ đồ 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản..............16
Sơ đồ 2.4. Tác động của chính sách pháp luật đến Quản lý nhà nước về xuất khẩu
nông sản........................................................................................................................ 17

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ bộ máy Quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu
Ma Lù Thàng............................................................................................................... 48
Hộp 4.1.

Ý kiến của Cán bộ quản lý....................................................................................... 56

Hộp 4.2.

Ý kiến của cán bộ Hải quan..................................................................................... 71

Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu..................................................... 28

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Việt Hà
Tên luận văn: “Quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện Phong
Thổ, tỉnh Lai Châu”.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu là một huyện biên giới phía Tây và Đơng Bắc
nước ta, có cửa khẩu Ma Lù Thàng giáp giới với cửa khẩu Kim Thủy Hà của Trung
Quốc. Hoạt động xuất khẩu nơng sản đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh
tế của huyện. Các mặt hàng nông sản có sự đa dạng, Kim ngạch xuất khẩu nơng sản
tăng đều, năm 2018 nơng sản xuất khẩu có kim ngạch 93,87 triệu USD (Chi cục Hải
quan cửa khẩu Ma Lù Thàng). Công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên

địa bàn huyện được quan tâm sát sao, ngày càng đổi mới và hoàn thiện. Bộ máy nhà
nước có tinh thần đồn kết, quyết tâm cao đưa hoạt động xuất khẩu nông sản và kinh tế
cửa khẩu ngày càng phát triển. Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn cịn tồn tại
những khó khăn, hạn chế như hệ thống trang thiết bị thiếu thốn. Đội ngũ cán bộ thực
hiện công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu nơng sản chun mơn, năng lực cịn hạn
chế, yếu kém.Các chính sách nước nhập khẩu thay đổi liên tục. Hiện nay, có rất ít tài
liệu nghiên cứu có liên quan đến Quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản. Vì vậy tơi
chọn đề tài “Quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện Phong
Thổ, tỉnh Lai Châu”.
Mục tiêu nghiên cứu cảu đề tài là đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh
Lai Châu, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về xuất khẩu nông sản
trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao
gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN về xuất khẩu nông sản (2)
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về xuất khẩu nông
sản trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện QLNN về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
trong thời gian tới.
Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm về Quản lý, quản lý nhà nước về xuất
khẩu nơng sản, xuất khẩu nơng sản, vai trị của quản lý Nhà nước về xuất khẩu nông sản,
đặc điểm, nguyên tắc quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản. Nội dung nghiên cứu đề tài
bao gồm: Ban hành và thực thi các văn bản pháp quy liên quan đến xuất khẩu nông sản, xây

xi


dựng hệ thống quản lý, bộ máy quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản; xây dựng, thực
thi chiến lược, kế hoạch về xuất khẩu nông sản; kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động
xuất khẩu nông sản Kết quả công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản;.
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp chọn

điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp, phương pháp xử lý
số liệu trên phần mềm Excel, word, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp thống
kê mô tả.
Nghiên cứu đánh giá, phân tích thực trạng tình hình quản lý nhà nước về xuất
khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng đạt được những kết quả sau: Các đơn vị quản
lý đã thực hiện đầy đủ, đúng quy trình, thủ tục theo các quy định của pháp luật về quản
lý hàng nông sản xuất khẩu. Công tác kiểm tra, giám sát hàng nông sản xuất khẩu
thường xuyên, đúng quy định. Ban quản lý khu kinh tế đã phối hợp với các đơn vị chức
năng tại cửa khẩu tiến hành thu các khoản phí, lệ phí minh bạch, đầy đủ, rõ ràng.. Tuy
nhiên, cịn tình trạng về hệ thống văn bản áp dụng cho hàng nông sản xuất khẩu trên địa
bàn. Xây dựng chiến lược, kế hoạch xuất khẩu nông sản chưa sát với thực tế. Năng lực
đội ngũ quản lý nhà nước tại cửa khẩu còn yếu kém, một số Doanh nghiệp xuất khẩu
nơng sản cịn chưa chủ động trong việc làm thủ tục xuất khẩu, thường xuyên có sai sót
trong khai báo hải quan.
Đề tài chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản
tại địa bàn nghiên cứu như: Chính sách, pháp luật của nhà nước; Hệ thống trang thiết bị,
cơ sở hạ tầng phục vụ cho quản lý; năng lực quản lý và công tác phối hợp của bộ máy
quản lý; Thỏa thuận giữa các nước về chính sách nhập khẩu nơng sản; Trình độ hiểu
biết, nắm bắt thông tin của các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu nơng sản.
Đề tài đã nêu ra những giải pháp hồn thiện quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản
tại địa phương bao gồm: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy đối với Quản lý nhà nước
về xuất khẩu nông sản;Nâng cấp hệ thống trang thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ cho quản lý;
Nâng cao trình độ, năng lực cán bộ quản lý; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt
động xuất khẩu nông sản;Tăng cường đối thoại với các Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản;
Tăng cường công tác đàm phán, thỏa thuận hợp tác quốc tế với Trung Quốc

xii


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Nguyen Thị Viet Ha
Thesis title: “State management on exporting agriproducts in Phong Tho district, Lai
Chau Province”.
Major: Economics management

Code: 8340410

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
Phong Tho District, Lai Chau Province is a border district in the West and
Northeast of our country, with Ma Lu Thang Border Gate adjacent to Kim Thuy Ha
Border Gate of China. Exporting agriproducts plays an important role in the district's
economic development. Agricultural products which have been exported through My Lu
Thang Border Gate have diversified, and its turnover has increased steadily. Accroding
to the Customs Department of Ma Lu Thang Border Gate, in the year 2018 in particular,
agriproducts exports’ turnover was of 93.87 million USD. This is because of the state
management on exporting agriproducts in the district has been paid close attention,
increasingly renovated and perfected. The state organization was solid and determinated
to develope the exporting of agriproducts and the border gate economy. Besides the
achievements, there has still many difficulties and limitations in the state management
such as lack of equipments system, limited and weak performance of state management
officials. Besides, policies relating to the agriproducts of imported countries are
constantly changing. At present, there are very few research papers related to state
management on agriproducts exports. Therefore, I conducted the research titled: "State
management on exporting of agriproducts in Phong Tho district, Lai Chau province"
The research objectives are assessing the situation and analyzing the factors
affecting the state management on exporting of agriproducts in Phong Tho district, Lai
Chau province, thereby proposing some solutions to improve those activities in the
study area in the near future. The specific objectives include: (1) Systematizing
theoretical and practical basis on state management on exporting of agriproducts in
general (2) Assessing the real situation and analyzing the factors affecting the state

management on exporting of agriproducts in Phong Tho district, Lai Chau province, (3)
Proposing some solutions to improve the state management on agricultural exports in
Phong Tho district, Lai Chau province in the near future.
The study discussed on the concepts of state management and state management
on exporting of agricultural products, the role of state management on exporting
agricultural products, characteristics and principles of state management on exporting of
agricultural products. Research topics include: Promulgating and enforcing legal

xiii


documents related to exporting of agricultural products, building management systems,
state management apparatus on exporting agriproducts; formulating and executing
strategies and plans on exporting of agricultural products; inspecting and supervising
agriproducts exporting activities and the results of agriproducts exports.
The thesis applied a number of research methods including: Methods of
selecting research areas, secondary and primary information collection methods, data
processing methods, and comparative, descriptive statistic methods.
The research results are follows: the state management units have fully and properly
carried out the process and procedures in accordance with the law on exporting agriproducts
management; the inspection and supervision of exported agricultural products have been
implemented regularly and in compliance with regulations; the management board of
Border gate economic zone has cooperated with the functional units to collect the fees,
administration fees in a transparent, complete and clear manner. However, the status of
regulation system applied for exporting agricultural products has not been regularly
updated. Developing strategies and plans for exporting of agricultural products has not been
close to the reality. The capacity of the state management units at the border gate is still
weak, some agriproduct exporting enterprises have not been proactive in carrying out export
procedures hence they are often have errors in customs declarations.


The thesis addresses the factors affecting the state management on agricultural
product exporting in the study area such as: policies and laws; equipments and
infrastructure for management; management capacity and coordination of management
apparatus; Agreement between countries on policies of importing agricultural products;
Level of acknowledge, and information catching of agriproducts exporting enterprises.
The thesis has proposed some solutions to perfect the state management on
agricultural product exporting in the locality, including: Improving the system of
regulation documents; Upgrading the equipment and infrastructure system for state
management; Improve the qualifications and capacity of state management officials;
Strengthening inspection and supervision of agriproducts exporting activities;
Enhancing dialogue with agriproducts exporting enterprises; Strengthening international
cooperation, negotiations and agreements with China.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, nhờ có cơng tác quản lý của nhà nước hoạt
động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nơng sản nói riêng đã có những bước tiến
rõ rệt. Giai đoạn 2013 - 2018 kim ngạch xuất khẩu bình quân tăng khoảng 8 10%/năm, năm 2018 đạt kỷ lục 40,02 tỷ USD (Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thơn, 2019). Ngồi việc tham gia các hiệp định thương mại song phương,
đa phương nhà nước còn định hướng và có những chính sách ưu đãi, khuyến
khích hoạt động xuất khẩu nông sản phát triển. Công tác quản lý nhà nước về
xuất khẩu nơng sản ngày càng đổi mới, hồn thiện từ việc ban hành các văn bản
pháp luật chính sách đến công tác kiểm tra, giám sát. Tạo lập được môi trường
kinh doanh năng động, thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên,trong thời kỳ kinh tế hội
nhập, hoạt động quản lý nhà nước cũng cần có sự thay đổi linh hoạt, chủ động để
đối phó với những khó khăn, phát sinh trong q trình quản lý.

Huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu là một huyện biên giới phía Tây và Đơng
Bắc nước ta, có cửa khẩu Ma Lù Thàng giáp giới với cửa khẩu Kim Thủy Hà của
Trung Quốc. Hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nơng sản nói
riêng đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế của huyện. Mặt hàng
nông sản có sự đa dạng, Kim ngạch xuất khẩu nơng sản tăng đều qua các năm,
năm 2018 nông sản xuất khẩu có kim ngạch 93,87 triệu USD (Chi cục Hải quan
cửa khẩu Ma Lù Thàng). Công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên
địa bàn huyện được quan tâm sát sao, ngày càng đổi mới và hoàn thiện. Bộ máy
nhà nước có tinh thần đồn kết, quyết tâm cao đưa hoạt động xuất khẩu nông sản
và kinh tế cửa khẩu ngày càng phát triển.
Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn cịn tồn tại những khó khăn, hạn
chế đối với quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản. Hệ thống trang thiết bị, cơ
sở hạ tầng còn đơn sơ, thiếu thốn. Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà
nước về xuất khẩu nông sản chun mơn, năng lực cịn hạn chế, yếu kém. Doanh
nghiệp thiếu chủ động, thiếu thông tin thị trường; các chính sách nước nhập khẩu
thay đổi liên tục... Đặc biệt hơn địa bàn nằm ở huyện vùng cao biên giới đặc biệt
khó khăn, nhiều điều kiện sinh sống, làm việc của các cán bộ cũng gặp trở ngại
không nhỏ.

1


Hiện nay, có rất ít tài liệu nghiên cứu có liên quan đến Quản lý nhà nước
về xuất khẩu nông sản, nhất là nghiên cứu về lý luận và thực tiễn cho Quản lý
nhà nước về xuất khẩu nông sản. Đặc biệt tại các địa bàn biên giới vùng sâu,
vùng xa đặc biệt khó khăn, cụ thể Quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản tại
cửa khẩu Ma Lù Thàng chưa được đề cập tới và quan tâm nghiên cứu. Vì vậy tơi
chọn đề tài “Quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện
Phong Thổ, tỉnh Lai Châu”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà
nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện QLNN vềxuất khẩu nông sản trên địa
bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN về xuất khẩu nơng sản
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về

xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
- Đề xuất một số giải phápnhằm hoàn thiện QLNN về xuất khẩu nông sản

trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động xuất khẩu nông sản của

huyện Phong thổ. Tuy nhiên đề tài chỉ tập trung nghiên những vấn đề lý luận và
thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma
Lù Thàng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu (bao gồm cơ quan quản lý nhà nước
về xuất khẩu nông sản, các Doanh nghiệp, thương nhân xuất khẩu nông sản).
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Phản ánh thực trạng công tác quản lý nhà nước về xuất

khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu (Chủ
yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc).
+ Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu ở phạm vi cửa khẩu Ma Lù

Thàng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.


2


+ Về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2016 đến 2018. Đề tài được

thực hiện từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 10 năm 2019.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN
1.4.1. Về lý luận
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý nhà
nước về xuất khẩu nơng sản trên các khía cạnh: khái niệm về Quản lý, quản lý
nhà nước về xuất khẩu nông sản, xuất khẩu nơng sản, vai trị , đặc điểm của quản
lý nhà nước về xuất khẩu nông sản. Nội dung của quản lý nhà nước về xuất khẩu
nông sản và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xuất khẩu nơng sản.
Từ đó vận dụng và nghiên cứu hoàn thiện quản lý nhà nước về xuất khẩu nông
sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn kết hợp nhiều tài liệu, số liệu minh chứng đã chỉ ra các nội dung
liên quan đến quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản, cơ sở thực tiễn về quản lý
nhà nước về xuất khẩu nông sản tại Việt Nam cũng như thực tiễn quản lý nhà
nước về xuất khẩu nông sản tại một số cửa khẩu ở Việt Nam và một số nước trên
thế giới, bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn quản lý nhà nước về xuất khẩu
nông sản cho cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ. Từ những nội dung trên
Luận văn đi đến phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản tại
cửa khẩu Ma Lù Thàng theo các mặt cịn tồn tại,hạn chế và ngun nhân; phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản tại cửa
khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp
nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về xuất khẩu nơng sản với tính thực
tiễn và khả thi cao.


3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU
NÔNG SẢN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Quản lý và quản lý nhà nước, Nông sản và xuất khẩu nông sản
a. Quản lý
Quản lý là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến
khách thể quản lý một cách hợp lý, quy luật nhằm đạt được mục tiêu chung.
Quản lý là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với
nhau trong tổ chức. Đó là q trình tạo nên sức mạnh gắn liền các hoạt động của
các cá nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung.
“Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra” (Nguyễn
Minh Đạo, 1997).
“Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu
quả thơng qua q trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn
lực của tổ chức” (Đoàn Thị Thu Hải, 2011).
Quản lý bao gồm các yếu tố: Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác
động và đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý
và các khách thể khác chịu các tác động gián tiếp từ chủ thể quản lý. Tác động có
thể liên tục nhiều lần.
Muốn quản lý thành công, trước tiên cần phải xác định rõ chủ thể, đối
tượng và khách thể quản lý. Điều này đòi hỏi phải biết định hướng đúng. Chủ thể
quản lý phải thực hành việc tác động và phải biết tác động. Vì thế chủ thể phải
hiểu đối tượng và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả. Chủ thể có thể là
một người, một nhóm người; cịn đối tượng có thể là con người (một hoặc nhiều

người), giới vô sinh hoặc giới sinh vật.
b. Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ

4


quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo
những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. Chủ thể quản lý hành chính
nhà nước là các cơ quan, cán bộ, cơng chức hành chính nhà nước trong hệ thống
hành chính từ Trung ương đến cơ sở. Bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy
nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống
nhất do cơ quan hành pháp thực hiện đảm bảo bằng sức mạnh cường chế của nhà
nước (Thư viện pháp luật).
Có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang
tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh các hành vi
của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong
bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người,
duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
2.1.1.2. Nông sản và xuất khẩu nông sản
 Nông sản

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế,
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nông thôn khái
niệm nông sản được quy định cụ thể: “Nông sản là sản phẩm của các ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp”.
Theo FAO: “Hàng nông sản là tập hợp nhiều nhóm hàng hóa khác nhau
bao gồm: nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới (chè, ca cao, cà phê, tiêu...), nhóm
hàng sữa và các sản phẩm từ sữa (bơ, phomat...),nhóm hàng thịt và các sản phẩm
từ thịt (thịt bị, thịt lợn, thịt gia cầm...) nhóm hàng nơng sản ngun liệu (bơng,

đay, sợi, cao su thiên nhiên)..., nhóm hàng rau quả (các loại rau, củ, quả). Nhóm
hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu (các loại hạt có dầu như đậu tương, hướng
dương...và các loại dầu thực vật)”.
Theo WTO: Hàng hóa được chia thành 2 nhóm chính là nông sản và phi
nông sản. Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp là tất cả các sản
phẩm được liệt kê từ chương I đến chương XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và một
số sản phẩm thuộc các chương khác trong hệ thống thuế mã HS (hệ thống hài hịa
hóa mã số thuế.” Nơng sản bao gồm các loại hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động
nơng nghiệp như:
- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mì, bột mỳ, sữa,

động vật sống, cà phê, hồ tiêu, chè, rau quả tươi...

5


- Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt...
- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản

phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu bia, thuốc lá, da động vật thơ...
- Các sản phẩm cịn lại trong hệ thống mã HS được xem là sản phẩm công

nghiệp.
 Xuất khẩu nơng sản

Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hố được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực
hải quan riêng theo quy định của pháp luật. (Điều 28 Luật Thương mại, 2005)
Như vậy có thể hiểu xuất khẩu nông sản là một loại xuất khẩu hàng hóa, là
việc bán hàng nơng sản cho nước ngồi nhằm đạt được các lợi ích kinh tế, xã hội.

2.1.1.3. Quản lý xuất khẩu nông sản, quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản
Từ những khái niệm trên về quản lý, quản lý nhà nước có thể hệ thống
khái niệm về quản lý xuất khẩu nông sản và quản lý nhà nước về xuất khẩu nông
sản như sau:
a. Quản lý xuất khẩu nơng sản
Là một q trình quản lý trong đó chủ thể quản lý là các cơ quan nhà nước
và đối tượng quản lý là hàng hóa nông sản xuất khẩu. Chủ thể tác động lên đối
tượng quản lý nhằm tổ chức,theo dõi, kiểm soát hoạt động xuất khẩu nông sản.
b. Quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản
Quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản là hoạt động thực thi quyền lực
nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện thông qua những quan điểm,
nguyên tắc, chủ trương, hệ thống các luật, chính sách chung đặc thù có liên quan
đến lĩnh vực xuất khẩu nông sản, chiến lược cụ thể phát triển xuất khẩu nơng sản.
Các chính sách hướng tới các mục tiêu cụ thể như nâng cao năng lực cạnh
tranh, hiệu quả và tính bền vững của hoạt động xuất khẩu nơng sản
2.1.2. Vai trò của quản lý Nhà nước về xuất khẩu nơng sản
Quản lý nhà nước có vai trị quan trọng trong phát triển hoạt động xuất
khẩu nói chung và xuất khẩu nơng sản nói riêng. Một số vai trị chủ yếu của quản
lý nhà nước về xuất khẩu nông sản là:
Thứ nhất là vai trò định hướng. Nhằm khai thác tối đa lợi thế xuất khẩu

6


nông sản và thúc đẩy sự phát triển kinh thế theo hướng hội nhập. Trên cơ sở đánh
giá tình hình, thực trạng của xuất khẩu nông sản nước nhà đề ra các mục tiêu cho
từng giai đoạn. Quản lý nhà nước định hướng xuất khẩu nông sản phù hợp với
từng giai đoạn, thời kỳ phát triển. Từ đó Doanh nghiệp xuất khẩu nơng sản và
người sản xuất định hình được hướng phát triển chính xác hơn.
- Định hướng phát triển ngành hàng: Phát triển như thế nào về năng suất,


chất lượng và giá trị của hàng nông sản xuất khẩu?. Khoa học kỹ thuật, bảo quản
và chế biến ?
- Định hướng phát triển thị trường: Thị trường nào tiềm năng, cơ cấu các thị

trường theo giai đoạn như thế nào? Thị phần, phân phối hàng hóa như thế nào?
- Định hướng xuất khẩu nông sản: Mặt hàng nào, sản lượng bao nhiêu,

xuất khẩu sang thị trường nào?
Thứ hai là giúp nhà nước quản lý tốt hàng hóa nơng sản xuất khẩu.
Nhà nước theo dõi, quản lý sản lượng, chất lượng và giá trị nơng sản xuất
khẩu. Từ đó phát triển xuất khẩu hàng hóa nơng sản, có các biện pháp kiểm soát,
hạn chế thấp nhất các rủi ro của thị trường đến người sản xuất và các doanh
nghiệp xuất khẩu nông sản.
Thứ ba là tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các nhà sản xuất, các
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Quản lý nhà nước
thực hiện vai trị này thơng qua các hiệp định thương mại song phương và đa
phương. Các chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực
xuất khẩu nông sản.
Thứ tư là điều tiết hoạt động xuất khẩu nông sản: Nhà nước điều tiết hoạt
động xuất khẩu nơng sản thơng qua chính sách thuế và chính sách phi thuế quan
kết hợp với hạn ngạch xuất khẩu. Vai trò điều tiết thể hiện qua việc điều chỉnh cơ
cấu các mặt hàng nông sản, cơ cấu kinh tế, sản lượng nông sản...
Thứ năm là đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác thương mại giữa các nước Quản
lý nhà nước về xuất khẩu nông sản giúp trao đổi, thiết lập các cơ chế hợp tác, kênh
thông tin kết nối giao thương với các nước bạn. Những hoạt động giao thương góp
phần tăng cường hiểu biết, hợp tác thương mại quốc tế tạo tiền đề cho xuât khẩu
hàng hóa nói chung và xuất khẩu nơng sản nói riêng có các bước tiến rõ rệt.

7



2.1.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản
Đối tượng của quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản là các cá nhân, Doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Việc quản lý hoạt động xuất
khẩu nông sản được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt để tránh tình trạng
gian lận thương mại, buôn lậu và vi phạm trong xuất khẩu nông sản theo các quy
định của luật pháp Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên. Quản lý
phải bảo đảm minh bạch, cơng khai, bình đẳng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cá nhân, Doanh nghiệp.

Công tác quản lý hoạt động xuất khẩu nống sản rất phức tạp do danh mục
hàng hóa nơng sản được xuất khẩu rất phong phú, đa dạng. Người kinh doanh
luôn muốn đạt được lợi nhuận cao nhất từ việc kinh doanh nên ln tìm cách lợi
dụng các kẽ hở của các quy định, chủ trương nhằm kinh doanh bất hợp pháp và
không tuân thủ đầy đủ các yêu cầu trong hoạt động xuất khẩu nông sản.
Công tác quản lý hoạt động xuất khẩu nông sản luôn cần linh hoạt và mềm
dẻo do tính chất thay đổi thường xuyên của các mặt hàng nông sản được phép
xuất khẩu, hoạt động quản lý cần nhanh chóng do tính chất hàng hóa nông sản dễ
hỏng, dập nát, không bảo quản được lâu.
2.1.4. Nguyên tắc của quản lý nhà nước về xuất khẩu nơng sản
Theo Luật quản lý ngoại thương năm 2017, chính thức có hiệu lực từ ngày
01/01/2018, nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương được quy định tại
Điều 4 Luật quản lý ngoại thương.
Một là, Nhà nước quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật Việt
Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên (khoản 1 Điều 4).
Hai là, Bảo đảm minh bạch, cơng khai, bình đẳng, đơn giản hóa thủ tục
hành chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, thương nhân
thuộc các thành phần kinh tế; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và xuất

khẩu, gắn với quản lý nhập khẩu (khoản 2 Điều 4).
Ba là, Bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử
quốc gia trong hoạt động ngoại thương theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế
mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên(khoản 3 Điều 4).

8


Theo đó, nguyên tắc của quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản được hệ
thông thành 4 nguyên tắc như sau:
Đảm bảo quản lý hoạt động xuất khẩu nông sản theo quy định của pháp
luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên
Bảo đảm minh bạch, công khai, bình đẳng, đơn giản hóa thủ tục hành
chính về xuất khẩu nơng sản; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước,
thương nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào xuất khẩu nông sản; thúc
đẩy phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu.
Bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử
quốc gia trong hoạt động xuất khẩu nông sản theo pháp luật Việt Nam và điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Cơ chế quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản phải phù hợp với quy luật
kinh tế thị trường, Kết hợp hài hòa giữa các lợi ích: Lợi ích quốc gia dân tộc và
lợi ích các nước đối tác.
2.1.5. Nội dung quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản
2.1.5.1. Ban hành và thực thi các văn bản pháp quy liên quan đến Xuất khẩu
nông sản
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành
hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy
định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu

lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ
xã hội.công cụ hữu hiệu để quản lý nhà nước (Luật Quốc Hội, 2008).
a. Vai trò, ý nghĩa của các văn bản pháp quy về xuất khẩu nông sản
Hướng dẫn các cá nhân, tập thể hoạt động xuất khẩu nông sản hiểu và
tuân thủ các quy định của pháp luật trong nước và quốc tế về xuất khẩu nông sản.
Quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân có
liên quan đến hoạt động xuất khẩu nơng sản.
Nâng cao kết quả, hiệu quả xuất khẩu, quản lý nơng sản xuất khẩu cho
quốc gia.
Tạo điều kiện, khuyến khích các cá nhân, tập thể tham gia hoạt động xuất

9


khẩu nơng sản.
b. Nội dung chính của các văn bản pháp quy về xuất khẩu nơng sản
Nhóm văn bản liên quan đến các cá nhân, tổ chức sản xuất nông sản xuất
khẩu: Quy định đối tượng, phạm vi áp dụng, nội dung về chính sách hỗ trợ người
sản xuất nơng sản xuất khẩu. Quy định đối tượng, phạm vi áp dụng, nội dung về
chế biến, bảo quản nông sản xuất khẩu. Thơng tin, hướng dẫn quy trình sản xuất
nơng sản xuất khẩu đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), bao bì, nhãn mác, truy
xuất nguồn gốc theo chính sách quốc tế của các nước nhập khẩu.
Nhóm văn bản liên quan đến các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức hoạt
động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản: Quy định đối tượng, phạm vi áp dụng,
nội dung về thủ tục, điều kiện để xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Quy định đối
tượng, phạm vi áp dụng, nội dung về các chính sách, ưu đãi cho các doanh
nghiệp, thương nhân hoạt động về xuất khẩu nông sản. Thông báo các nội dung
thay đổi về chính sách, pháp luật nhập khẩu nơng sản của nước nhập khẩu.
Nhóm văn bản liên quan đến cơ quan quản lý xuất khẩu nông sản: Các
quy chế quản lý về xuất khẩu nông sản. Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn của cơ quan quản lý. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các chương trình
phát triển xuất khẩu nông sản.
2.1.5.2. Xây dựng hệ thống quản lý, bộ máy Quản lý nhà nước về xuất khẩu
nông sản

Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản nước ta
Nguồn: Tổng hợp tài liệu (2019)

10


×